Xu Hướng 3/2023 # 10 Cách Nấu Các Loại Xôi Từ Bắc Vào Nam # Top 5 View | Raffles-hanoi.edu.vn

Xu Hướng 3/2023 # 10 Cách Nấu Các Loại Xôi Từ Bắc Vào Nam # Top 5 View

Bạn đang xem bài viết 10 Cách Nấu Các Loại Xôi Từ Bắc Vào Nam được cập nhật mới nhất trên website Raffles-hanoi.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Cách nấu CÁC LOẠI XÔI từ Bắc vào Nam. Xôi là món ăn rất phổ biến khắp cả nước, thường xuất hiện trong các bữa ăn sáng tiện lợi đỡ mất thời gian cho tới tiệc tùng đám giỗ…

📌 Nguyên liệu:

– Nếp dẻo 300 gr – Khoai môn 200 gr – Lá cẩm 100 gr – Dừa non – Đậu phộng rang Mè trắng, muối, đường

📌 Cách làm:

Nếp vo sạch, để ráo. Khoai môn cắt hạt lựu. Cho lá cẩm vào nồi nấu với khoảng 0,7l nước cho ra màu tím, chắt lấy nước. Luộc qua khoai môn với 1/2 phần nước lá cẩm.

Cho nếp vào phần nước lá cẩm còn lại, thêm chút muối vào nấu sôi lên. Nước vừa sôi là chắt hết nước và đổ phần nếp này và khoai môn vào chõ nồi cơm điện nấu chín.

Dừa non nạo sợi mỏng. Đậu phộng rang giã nhỏ; mè trắng rang vàng, trộn với đậu phộng và đường. Rắc dừa non lên xôi, ăn cùng muối mè đậu phộng. Ăn nóng sẽ ngon hơn.

2. XÔI LÁ DỨA ( LÁ CƠM NẾP)

📌 Nguyên liệu:

– 250g gạo nếp – 10 lá dứa (lá nếp) – 50g dừa nạo sợi – 20g vừng (mè) -30g đường.

📌 Cách làm:

Gạo nếp vò sạch. Lá dừa rửa sạch, thái nhỏ, đem xay với ít nước lọc cho nhuyễn.

Lược bỏ xác lấy nước, giữ lại một bát nhỏ, còn lại đem ngâm gạo nếp 8 – 10 tiếng.

Sau đó đổ xôi cho chín mềm.

Vừng rang chín, giã giập.

Xôi chín lấy ra, trộn vào xôi phần nước lá dứa để lại với dừa nạo sợi, vừng rang và đường cho đều.

Dùng nước đun sôi để nguội để xay lá dứa vì phần nước này sẽ được giữ lại để trộn xôi, vì thế không nên dùng nước lã, và lá dứa phải được rửa thật sạch

3. XÔI TRẮNG ĂN KÈM VỚI RUỐC – LẠP XƯỞNG – SƯỜN XÀO CHUA NGỌT

📌 NGUYÊN LIỆU :

– Gạo nếp : 1 kg ( cho 5 người ăn ) – Sườn non : 0.5 kg – Lạp xưởng : 2 cây , ruốc mua sẵn – Tương ớt chin su : 3 thìa – Đường : 2 thìa – Bột canh : 2 thìa – Mắm : 1 thìa – Hành khô : 3 cử – Dấm : 2 thìa – Ít muối hạt

📌 THỰC HIỆN :

XÔI TRẮNG ĂN KÈM VỚI RUỐC – LẠP XƯỞNG – SƯỜN XÀO CHUA NGỌT thì còn gì bằng ạ4. XÔI NGŨ SẮC

📌 Nguyên liệu làm xôi ngũ sắc cho 4 người:

– 1,5kg gạo nếp – 1 bó lá cẩm – 1 bó lá dứa – ½ quả gấc – 100g nghệ tươi – 5 thìa cà phê muối – Rượu trắng – 3 thìa cà phê đường – 3 thìa canh nước cốt dừa

Cách làm xôi ngũ sắc cho 4 người:

Sơ chế nguyên liệu làm xôi ngũ sắc:

– Trước hôm nấu vo sạch gạo nếp rồi ngâm với nước để qua đêm.

Ngâm gạo nếp làm xôi ngũ sắc

– Rửa sạch các loại lá cẩm, lá dứa và nghệ. – Giã nhuyễn nghệ tươi.

📌 Các bước làm xôi ngũ sắc:

– Bước 1: Nghệ tươi sau khi giã nhuyễn đổ thêm khoảng 1lít nước lọc, lọc lấy nước vàng và bỏ bã đi.

Lá cẩm cắt thành khúc rồi cho vào nồi, thêm 1lít nước lọc và đun sôi trong khoảng 10 phút. Khi đó nước sẽ nhuộm màu tím của lá cẩm, lọc lấy phần nước màu tím còn bỏ lá đi.

Lá dứa cho vào máy xay sinh tố xay nhuyễn, đổ vào 1 lít nước lọc, lọc lấy nước cốt màu xanh qua rây, bỏ bã đi.

– Bước 2: Lấy 1 bát đựng gấc, thêm chút rượu trắng vào, dùng tay đeo bao ni long bóp thật kỹ đến khi tách hết phần thịt gấc ra khỏi hạt, bỏ hạt đi.

– Bước 3: Chia phần gạo nếp đã ngâm qua đêm làm 5 phần. Cho mỗi phần ngâm vói một loại nước (nước lá cẩm, nước lá dứa, nước nghệ), 1 thìa canh nước cốt dừa, 1 thìa cà phê đường và 1 thìa cà phê muối. Ngâm trong khoảng 3 giờ thì ta được 3 loại màu.

Còn một phần trộn đều với thịt gấc thêm 1 thìa cà phê muối trộn đều, một phần giữ nguyên và cũng thêm muối.

– Bước 4: Sau khi ngâm, cho gạo nếp vào nồi đồ xôi, để lửa lớn để hạt gạo nếp được nở chín đều. Sau 30 phút dùng đũa để xới tơi, nếu thấy xôi có vẻ khô thì có thể rưới thêm chút nước lên trên.

Lưu ý khi làm xôi ngũ sắc:

– Bạn có thể không sử dụng nước cốt dừa, nhưng khi ngâm gạo với nước cốt dừa thì xôi sẽ dẻo bùi, mùi vị còn tuyệt hơn nữa đấy.

📌 Nguyên liệu làm xôi mít lá cẩm:

– 8-10 múi mít to – 1 bát con gạo nếp – Muối, đường – 200ml nước cốt dừa, 1 thìa nhỏ muối, 1 thìa nhỏ đường cát trắng, 1 thìa nhỏ bột ngô – 1 mớ lá cẩm để tạo màu tím – Dừa bào sợi, vừng rang chín – Nếu không dùng lá cẩm, bạn có thể xay nhuyễn lá nếp để tạo màu xanh.

📌 Cách làm xôi mít lá cẩm:

– Lá cẩm rửa sạch, để ráo. Cho lá cẩm vào nồi, thêm nước lạnh, đun sôi để lá cẩm ra màu, đun khoảng từ 7-10 phút thì vớt ra bỏ lá, giữ lại phần nước màu lá cẩm, để nguội.

– Gạo nếp đãi sạch, ngâm gạo nếp vào âu nước lá cẩm, khi ngâm gạo hòa lẫn nửa thìa nhỏ muối, ngâm gạo nếp qua đêm.

– Gạo nếp sau khi ngâm qua đêm, cho vào chõ hấp xôi, nấu chín, thỉnh thoảng dùng đũa xới đều, thêm muối, đường cho vừa ăn. Không nêm quá ngọt vì bạn sẽ dùng kèm với mít đã ngọt sẵn.

– Mít ăn kèm với xôi thì bạn nên lựa mít chín, múi to, đầy đặn, dùng dao xẻ một đường ở thân múi mít, lấy bỏ hạt mít.

– Vừng rang chín, giã vừng, thêm muối, đường cho vừa ăn.

– Dừa bào sợi đổ ra bát để riêng.

– Cho nước cốt dừa, muối, đường, bột ngô, bắc lên bếp, vừa đun vừa khuấy đến khi phần nước cốt dừa đặc lại thì tắt bếp, để nguội.

– Múi mít sau khi xẻ thì dùng thìa múc một ít xôi cho vào giữa, tiếp theo bên trên rắc một ít dừa bào sợi, thêm muối vừng và rưới một ít nước cốt dừa.

6. XÔI GÀ NẤM HƯƠNG

200g thịt gà, 30g nấm hương khô, 300g gạo nếp, gia vị, nước mắm, hành khô, dầu ăn, hành lá.

📌 Cách làm:

Thịt gà bỏ xương thái lát. Hành khô bóc vỏ đập dập, băm nhỏ.

Nấm hương ngâm nước sôi, rửa sạch, thái chỉ.

Gạo nếp ngâm khoảng 3-4 tiếng.

Bắc chảo lên bếp, cho dầu ăn vào phi thơm hành khô, cho thịt gà vào xào cùng gia vị.

hành khô bóc vỏ thái mỏng, phi hành khô ròn vàng đều thì vớt ra. Mỡ vừa phi hành cho hành lá thái vào để cả mỡ. xòn xối mỡ hành lá lên trên xôi.

Khi thịt gà chín, cho nấm vào xào.

Chia thịt gà đã xào làm 2 phần. Trộn đều 1 phần gà nấm với gạo nếp đã ngâm, cho lên chõ, đồ xôi.

Khi xôi chín, xới xôi ra bát, cho gà nắm, hành hoa xào mỡ , hành khô chiên giòn lên trên xôi

📌 Nguyên liệu:

– 1 kg gạo nếp – Đỗ xanh: 200 g – Hành khô (mua loại thái sẵn nhưng chưa phi) – Bột nghệ: 1 thìa nhỏ – Muối tinh: 1 thìa nhỏ – Dầu ăn: 100 ml.

📌 Cách làm:

– Gạo nếp vo sạch. Ngâm gạo ít nhất 8 tiếng cùng với 1 thìa bột nghệ hoặc ngâm qua đêm, sáng hôm sau dậy chỉ cần cho gạo vào đồ. Nếu không có thời gian hoặc đột xuất nhà có việc thì các bạn có thể ngâm với nước ấm.

– Đỗ xanh cũng ngâm bằng thời gian với gạo nếp

– Rửa qua hành với nước, để ráo, trộn cùng chút bột chiên giòn rồi đợi mỡ nóng già thì cho hành vào phi. Cách này sẽ giúp hành phi được giòn và không bị cháy. Khi thấy hành ngả màu hơi vàng thì tắt bếp luôn, để một lúc hành sẽ vàng hơn. Phần mỡ thừa do phi hành đổ ra bát nhỏ.

– Đỗ xanh sau khi ngâm nở thì trộn với ít muối, đem đồ chín.

– Giã bông đỗ khi đỗ còn nóng rồi cho vào khăn sạch nắm đậu thành viên tròn.

– Xôi đồ chín, khi ăn múc xôi ra bát, thái đỗ thành lát mỏng lên trên, rưới một chút mỡ hành đều lên xôi, rắc hành phi.

– Xôi xéo có thể ăn kèm cùng thịt kho, ruốc hoặc lạp xưởng chiên.

Công thức bánh cho 15 khúc vừa miệng (nhỏ nhỏ giống bánh khúc ngon tuyệt ở chợ Con, Hàng kênh)

1. Công thức vỏ:

– Gạo nếp: 1kg

– Bột nếp: 400 g (nên chọn bột nếp loại mới, vì để lâu, bột bị có mùi

– Một mớ rau cải cúc, (lá khúc, lá nếp, rau chân vịt)

– 1 thìa canh gia vị/ hạt nêm

2. Công thức nhân

– 200 g đỗ xanh

– 1.5 lạng ba chỉ thái hạt lựu, mỏng vừa

– 70 g mỡ phần, thái hạt lựu

– Hạt tiêu: (nhiều một chút cho thơm)

– hành phi

– mỡ hành phi

– dầu ăn

– gia vị/hạt nêm

3. Cách làm

a. Nhân bánh

– Đỗ xanh: Ngâm khỏang 3h với một chút muối, đồ lên cho chín, giã nhuyễn (1)

– Trộn (1) với 1 thìa hạt nêm, hành phi (khoảng 2 thìa canh), tiêu bắc, mỡ hành phi, mỡ từ thịt xào, đánh cho hỗn hợp thật mịn, chia thành 15 viên tròn.

– Chia thịt thành 15 phần và cho vào giữa cục nhân đỗ

b. Vỏ bánh

– Rau cải cúc xay ra, lọc lấy khoảng 300ml nước. Đun sôi nước rau

– Trộn bột nếp vào nước rau, nhào thật mịn (hơi nóng nên nhào cẩn thận không bỏng tay). Thêm một chút dầu ăn vào và nhào đến khi hỗn hợp đều mịn.

– Chia bột thành 15 phần bằng nhau, vo tròn và cho nhân đỗ vào giữa ( giữ tay ướt để khỏi dính bột). (3)

– Gạo nếp ngâm 8h, để ráo nước

– Cho (3) vào lăn qua gạo thành một lớp và xếp ra đĩa

c. Cách hấp:

– Dùng một cái khăn lót dưới đáy nồi

– Đổ 1/2 gạo vào nồi, xếp hết bánh vào nồi, mỗi bánh cách nhau khoảng 1-2 cm

– Đổ tiếp gạo lên.

– Đậy một cái khăn ẩm khác lên bánh. Đậy vung

– Đặt đồng hồ hấp trong 60-90 phút

– Bánh dùng nóng (có thể làm nhiều, cất trữ trong tủ lạnh, khi nào đem ra dùng thì hấp lại hoặc cho vào lò vi sóng quay lại)

– Bánh ăn kèm muối vừng ngọt, hành phi, dừa tươi rất ngon.

Chúc cả nhà ngon miệng

9. XÔI SẦU RIÊNG MIỀN TÂY

– Gạo nếp: 1kg – Đỗ xanh: 0,3kg – Nước cốt dừa đóng hộp: 1 chén – Muối đường – Sầu riêng: 2 múi

📌 Cách làm:

Gạo nếp ngâm trong nước lạnh qua đêm, sau đó vo sạch để ráo. Lấy chút muối trắng trộn vào gạo cho gạo đậm, trộn thêm một nhúm đậu xanh rồi cho gạo nếp vào nồi đồ xôi đồ chín. Trong quá trình đồ xôi thi thoảng mở nắp rưới 2 thìa cafe nước cốt dừa vào xôi sau đó dùng đũa xới đều và đồ tiếp. Làm như thế 2 lần tới khi xôi chín.

Đậu xanh cũng cho vào nước lạnh ngâm trước. Cho toàn bộ số đậu xanh đã ngâm vào nồi cơm điện đổ lấp xấp nước cho 1/2 chén nước cốt dừa và một chút muối nấu chín như nấu cơm.

Đậu xanh nấu đến khi nở mềm và rút cạn nước thành hỗn hợp sền sệt, dùng muỗng tán đều cho thêm đường và nêm nếm cho vừa khẩu vị của gia đình. Tiếp đó, lấy sầu riêng bỏ hột và dùng muỗng hoặc tay xé nhỏ trộn chung với hỗn hợp đậu xanh.

Xôi chín bắc ra cho một chút đường vào và trộn đều.

Xới xôi ra đĩa, múc hỗn hợp đậu xanh và sầu riêng phủ lên bề mặt xôi là món ăn hoàn tất

10. XÔI GÀ BÓ LÁ SEN

Làm nước sốt: – 20ml xì dầu – 2.5g hạt tiêu – 15ml dầu hào – 2.5g ngũ vị hương – 15g gừng băm nhỏ – 15ml rượu trắng .

Các nguyên liệu khác: – 4 đùi gà đã lọc xương; cắt thành các miếng nhỏ – 4 bát gạo nếp – ; dầu ăn – 6 cái nấm hương – hành lá thái nhỏ – 5g muối trắng – 5 chiếc lá sen, ngâm trong nước ấm khoảng 1 giờ, rửa sạch, cắt đôi .

Bước đầu tiên bạn cần làm là trộn thịt gà và các nguyên liệu trong một bát lớn. Sau đó cho vào tủ lạnh.

Bạn ngâm gạo trong 2 giờ, để ráo, trộn gạo với xì dầu. Sau đó để sang một bên.

Tiếp theo, bạn làm nóng chảo, thêm 30ml dầu ăn vào chảo, khi dầu nóng gần như bốc khói thì thêm một nửa chỗ nấm vào xào cho đến khi nấm chín vàng, mềm. Tắt bếp, để sang một bên. Làm tương tự như vậy với chỗ nấm còn lại. (Bạn lưu ý chia nấm làm 2 lần xào rồi như vậy để nấm không ra quá nhiều nước). Để nấm sang một bên.

Sau đó, bạn đun nóng chảo trên lửa vừa rồi thêm 1 muỗng canh dầu. Cho gà vào xào. Trộn nấm, hành lá, muối vào rồi đổ vào chảo gà xào một vài phút cho các nguyên liệu quyện vào với nhau.

Bạn trộn hỗn hợp thịt gà với gạo ngâm. Trải dầu ăn lên bề mặt lá sen sau đó cho một lượng vừa đủ hỗn hợp gạo nếp vào, gói lá sen lại thành hình chữ nhật.

Đặc Sản Mắm Rươi Loại Nước Mắm Ngon Nổi Tiếng Bắc Bộ Vào Thu

Mắm rươi là một trong những loại mắm ngon nổi tiếng của người dân Hà Nội một thời, thường dùng để chấm các món ăn như các loại rau, thịt ba chỉ luộc, tôm he, ruốc bông…

Ngoài các món ăn được làm từ rươi như: rươi nấu măng, rươi rán, rươi kho, lẩu rươi… Mắm rươi có đặc điểm riêng là được chế biến thành một loại nước chấm đặc biệt mang mùi thơm dịu của rươi.

Nước mắm rươi được dùng làm nước chấm với những món như thịt ;uộc, hải sản,… Mắm rươi pha chế rất đơn giản bằng cách vắt thêm ít chanh, dầm thêm ớt hoặc gia vị tùy thích là có thể dùng nước chấm cho rất nhiều món ăn: thịt luộc, các món tái, hấp, vịt quay, chả cuốn, các loại rau củ, cơm nóng… Mắm rươi lạ loại nước chấm ngon trong những món ăn hằng ngày của người miền Bắc

Khác với loài rươi vùng khác như ở Hải Phòng, Thái Bình, Thanh Hóa, Vinh… rươi Tứ Kỳ, Hải Dương là rươi nước ngọt nên béo, to, nhiều bột hơn. Đặc biệt, chỉ có ở An Thanh, Tứ Kỳ mới làm ra được loại mắm rươi không đâu sánh bằng. Cách làm mắm rươi khá kỳ công, đòi hỏi người làm phải cẩn trọng trong từng khâu từ chọn nguyên liệu đến chế biến.

Đầu tiên là chuẩn bị nguyên liệu, đây được xem là khâu quan trọng bởi vì nếu không chuẩn bị kỹ thì mắm sẽ không được ngon. Nguyên liệu làm mắm rươi bao gồm: rươi tươi, xôi trắng, muối sạch, đỗ tương với công thức gia truyền và do người có kinh nghiệm vài chục năm thực hiện. Rươi làm mắm còn đòi hỏi kỹ hơn cả rươi rán chả, rươi đặc sánh không bị ngâm nhiều nước, vại sành đựng mắm phải rửa sạch phơi khô từ trước đó nhiều ngày. Mọi công đoạn đều phải đòi hỏi sự sạch sẽ, người làm phải tỉ mỉ, cầu kỳ. Rươi sống được đánh bắt ngoài việc làm nước chấm có thể làm những món như: rươi nấu măng, rươi rán, rươi kho, lẩu rươi… Ảnh: ZingCác gia vị cần thiết là: bột vỏ quýt, bột thính gạo nếp, bột gừng, muối hạt to rang khô giã nhỏ, hũ sành có nắp. Ngoài ra, khi chọn rươi làm mắm ta phải chọn loại rươi to, có màu hồng hoặc màu đỏ, không mua những con rươi có màu xanh vì ít bột, khi làm mắm sẽ kém ngon.

Sau khi sơ chế sạch rươi, cho rươi và muối rang giã nhỏ vào bát khuấy đều rồi cho vào hũ sành đã được chuẩn bị, sau đó mang ra ngoài phơi nắng. Tháng 9, đầu tháng 10, mùa rươi lại về như một thứ lộc trời thiên nhiên ban cho nhiều miền quê Bắc Bộ. Và mắm rươi cũng chỉ làm vào những lúc này, thường vào vụ rươi cuối năm. Mắm rươi làm phải đến ngoài 3 tháng mới đủ ngấu và ăn được. Do không để được lâu, mắm rươi ăn theo mùa chứ ít bán quanh năm như mắm tôm mắm tép.

Theo Doanhnhan+

Cách Pha Các Loại Nước Chấm Việt Nam Phổ Biến Nhất

Một tác giả nước ngoài viết về ẩm thực, hiện đang sinh sống tại Hà Nội – Mark Lowerson đã viết: “Tôi không rõ liệu có nền ẩm thực nào khác trên thế giới có được đặc trưng trội bật về các loại nước chấm như tại xứ sở này”. Không chỉ có nước mắm, các địa phương Việt Nam còn rất nhiều loại nước chấm khác nhau.

Tỷ lệ khi pha nước chấm chua ngọt cho từng món ăn

+ Cách pha nước chấm chua ngọt ăn chả giò theo tỷ lệ 1 nước mắm nguyên chất: 3 nước sôi để nguội: 2 đường: 3 nước cốt chanh: 1 tỏi ớt băm.

+ Cách pha nước chấm thịt nướng, bánh cuốn, bánh ướt theo tỉ lệ 1 nước mắm nguyên chất: 4 nước sôi để nguội: 3 – 4 nước cốt chanh: 2 đường: 1 tỏi ớt băm.

+ Cách pha nước chấm ốc bạn pha theo tỉ lệ 2 nước mắm nguyên chất: 1 nước sôi để nguội: 2 đường: 1 tỏi ớt băm nhuyễn: ½ nước cốt chanh và thêm ½ chén con gừng giã nhuyễn. Tuy nhiên, khi pha nước chấm ốc thì bạn hòa nước mắm với nước sôi để nguội và đường trước, đun cho sôi, để nguội. Sau đó mới cho gừng, tỏi, ớt, vắt chanh và có thể thêm lá chanh thái chỉ vào nữa.

+ Nước chấm thịt vịt pha theo tỷ lệ 3 nước mắm: 3 nước sôi để nguội: 1 nước cốt chanh: ½ đường: 1 gừng băm nhuyễn. Nếu muốn tăng thêm độ cay thì cho thêm ớt dằm hoặc băm nhuyễn vào.

Các loại mắm – Đặc sản địa phương hấp dẫn

Nước mắm là nước chấm nổi tiếng nhất ở Việt Nam. Nói về mắm thì còn rất nhiều loại khác nữa. Từ cua, còng, mực, tôm, tép… đều có thể được dùng làm mắm. Mỗi vùng miền lại có những loại mắm đặc sản khác nhau.

Mắm tôm: được làm từ tôm, tép và đặc biệt là moi lên men trong suốt 6 – 12 tiếng. Nhiều người cho rằng mắm tôm khó dùng, nhưng ai lỡ nghiện thì mê vô cùng.

Mắm cái: cùng nguyên liệu là cá cơm như mắm nước, song mắm cái hay mắm cá cơm không chắt lọc nước từ thân cá mà được tẩm, ướp theo cách khác để sử dụng cả xác cá. Cá cơm là đặc sản nổi tiếng của miền Trung và được dùng nhiều nhất ở Quảng Ngãi.

Mắm nhum: Mắm nhum là một trong những đặc sản thú vị của Bình Định. Cách ủ mắm như sau: nhum đen bắt về, rửa sơ, cắt một vòng nhỏ trên đầu rồi, khoét lấy ruột, ủ cùng gia vị. Mắm nhum ngon là loại mắm lên màu đẹp cùng hương thơm đặc trưng.

Mắm ruốc: Là món mắm gần như đặc trưng của Huế, mắm ruốc tham gia hầu như tất cả các món ăn của vùng đất này. Song song với món mắm ruốc có màu nâu cánh gián thường thấy, vào mỗi vụ ruốc, người dân địa phương cũng không quên chuẩn bị cho mình một hũ mắm ruốc chua. Mắm ruốc chua khác mắm ruốc mặn ở ruốc được ủ với tỏi và ớt.

Mắm mực: mắm mực được làm từ những con mực còn tươi nguyên, chế biến ngay trên tàu. Mắm mực có màu hơi đenMắm sò: được là từ sò huyết. Tuy nhiều nơi có sò huyết, song chỉ có có sò huyết Lăng Cô (Huế) mới có thể chuyển mình thành món mắm có hương thơm độc đáo, dịu nhẹ cùng vị cay quyện trên đầu lưỡi.

Mắm cá: là một đặc sản vô cùng đặc biệt của vùng Tây Nam Bộ, đặc biệt là vào mùa nước nổi. Đa số các loại cá sông tươi ở đây đều làm mắm được nhưng ngon nhất phải kể đến các loại cá có sớ như cá lóc, cá sặc, cá linh, cá trèn, cá chốt. Không chỉ mê hoặc hương thơm đặc trưng vị ngon khó cưỡng, các loại mắm cá trên còn gắn với những món ăn đặc trưng của vùng đất này như mắm kho, bún mắm, bún cá, bún khèn…

Mắm thái: bao gồm hai nguyên liệu chính là cá lóc và đu đủ xanh (cả hai đều được xắt nhuyễn, nhiều giả thuyết cho rằng vì lý do này mà loại mắm này có tên như thế). Có nhiều cách thưởng thức mắm thái nhưng ngon nhất là một mâm đầy đủ với bún tươi, rau xanh, thịt luộc, bánh tráng.

Mắm rươi: Nếu miền Bắc có món chả rươi nổi tiếng thì tại Trà Vinh, nhất là các xã Trường Long Hòa, Dân Thành, Đông Hải, Long Toàn, Long Vĩnh thuộc huyện Duyên Hải, Trà Vinh thì lại nức tiếng với món mắm rươi tươi ngon, đậm đà. Cũng như cách thưởng thức cơ bản nhất của họ mắm, mắm rươi ngon nhất là cuốn chấm với thịt luộc, rau xanh.

Mắm cua đồng: những con cua đồng nhỏ được nướng chín vàng, tách mai, tách yếm, bỏ ngoe càng, giã nhỏ, rồi quyết nhuyễn cùng với ớt đỏ, lá é xanh. Cuối cùng trộn đều với mắm, bột ngọt tạo thành một hỗn hợp xanh um, thơm phức, được gọi là mắm cua đồng.

Mắm ba khía: Ba khía là một loài họ cua có càng to, đặc trưng ở vùng Nam bộ, sống tập trung ở vùng nước lợ, mặn, trải từ Cần Thơ đến Sóc Trăng, Cà Mau, nhiều nhất ở U Minh. Do có ba gạch ở trên lưng nên được đặt tên ba khía. Mỗi năm ba khía chỉ tập trung một lần vào 3 – 4 đêm của tháng 10. Mắm ba khía thường ăn cơm kèm khế chua, gừng và rau thơm.

Nước chấm mắm me – Nước chấm tuyệt vời cho nhiều món ăn

Nước chấm me hay mắm me là thứ gia vị “thần thánh” cho các món như trứng vịt lộn xào me, cá kèo nướng, khô nướng… Vị chua chua lẫn với vị ngọt ngọt tạo nên một chén nước chấm sền sệt, hấp dẫn lạ kỳ. Pha nước mắm me không quá khó. Bạn áp dụng công thức như sau:

+ Cho 60gram me vắt (cục me thường được bán sẵn) dầm vào 1 chén nước ấm. Dầm cho me tơi ra thì lược bỏ xác và hột me đi.

+ Cho me vào nồi nấu, thêm 3 – 4 muỗng canh đường, 3 muỗng canh nước mắm ngon, 1 chút ớt và tỏi bằm, khuấy với lửa liu riu cho nước chấm sệt lại rồi tắt bếp.

Cách Nấu Bún Riêu Cua Ngon Phong Cách Miền Bắc Và Miền Nam

Theo nhiều nghiên cứu món bún riêu cua đồng có xuất xứ từ miền Bắc nước ta. Hiện nay, món ăn này được ưa chuộng sử dụng làm bữa sáng. Thế nhưng, không phải ai cũng có thể chế biến được bát bún riêu chuẩn vị Bắc. Cách nấu bún riêu cua đồng miền Bắc hơi kỳ công, tuy nhiên mọi công đoạn sẽ trở nên đơn giản hơn nên bạn nắm được công thức chế biến chuẩn.

Cách nấu bún riêu cua theo phong cách miền Bắc

Nguyên liệu nấu bún riêu cua miền Bắc

1kg bún tươi

400g cua đồng

100g thịt xay

50g tôm khô

2 quả trứng gà

3 bìa đậu

4 quả cà chua

Các loại gia vị khác: hành khô, hành lá, tỏi, giấm bỗng, mắm tôm, muối, dầu ăn…

Cách nấu bún riêu cua miền Bắc

Bước 1: Sơ chế nguyên liệu

Đầu tiên, bạn rửa sạch đậu phụ, thái nhỏ thành từng miếng nhỏ vừa ăn, để ráo hoặc dùng khăn giấy thấm khô, rồi cho vào chảo dầu ráng vàng. Đồng thời, bạn cũng rửa sạch và thái hành lá thành khúc ngắn. Với cà chua, bạn thái thành hình múi cau, xào sơ qua với ít dầu trên lửa to.

Tiếp theo, hòa 1 thìa muối, ½ thìa hạt nêm, 1 thìa đường vào nước cua vừa lọc rồi đặt lên bếp đun sôi. Dùng thìa hoặc đũa khuấy nhẹ để riêu cua kết tủa và nổi lên trên. Lúc này, bạn vớt riêu ra để trong bát lớn. Bấy giờ, bạn cho cà chua đã được xào vào nồi nước cua, nêm lại bằng gia vị một lần nữa và thêm 1 thìa nhỏ mắm tôm, đun thêm khoảng 5 phút nữa.

Bước 2: Sơ chế cua đồng

Tiếp theo đó, bạn tiến hành sơ chế cua đồng, đây là bước quan trọng trong cách nấu bún riêu cua miền Bắc bạn cần chú ý. Bạn rửa sạch cua đồng mua về, bóc bỏ yếm cua, tách mai cua để riêng. Sau đó, dùng que nhỏ tách phần gạch của ở mai ra bát. Kế đó, bạn xay hoặc giã nhuyễn thân cua cùng một ít muối hạt. Tiếp theo, bạn cho cua vào bát cùng một ít nước, dùng tay bóp trực tiếp, gạn lọc đổ cả phần thịt và nước vào nồi. Thực hiện thao tác này trong khoảng 2 lần, đến khi trong bát chỉ còn phần vỏ cứng.

Bước 3: Chế biến nước dùng

Sau đó, bạn cho tôm khô đã được ngâm trong nước vào máy xay để xay nhuyễn. Trộn đều tôm xay, thịt xay, trứng gà, hành tỏi băm và hạt nêm để làm chả. Bạn dùng thìa múc từng phần nhỏ hỗn hợp cho vào nồi nước riêu đang sôi. Khi chả tôm nổi lên, bạn cho đậu phụ đã chiên vàng vào nồi. Đến lúc gần ăn, bạn cho giấm bỗng vào, nêm vừa ăn để hoàn thiện nước dùng của bún riêu cua miền Bắc.

Bước 4: Thưởng thức

Cuối cùng, bạn phi thơm hành khô, cho gạch cua vào xào sơ qua. Sau đó, bạn cho bún, hành lá, chan nước riêu cua, gạch cua đậm hương vị miền Bắc. Để ngon miệng hơn, bạn nên ăn kèm với các loại rau sống tươi (đã được rửa sạch với nước muối pha loãng).

Cách nấu bún riêu cua theo phong cách miền Nam

Nguyên liệu cần chuẩn bị để thực hiện cách náu bún riêu cua miền Nam

500g cua đồng

300g xương ống heo hoặc xương hom

3 bìa đậu phụ

Vài cây dọc mùng, 300g cà chua

Rau sống ăn kèm: xà lách, rau chuối, tía tô,kinh giới, hoa chuối

Gia vị : Hành khô, hành lá, mùi tàu, dầu ăn, mỳ chính, giấm bỗng, muối, mắm tôm.

Thực hiện cách nấu bún riêu cua miền Nam ngon

Bước 1: Chế biến cua đồng

Đổ bát nước cua vào nồi đun lửa nhỏ, đến khi nước cua sôi và thịt cua nổi đóng bánh thì tắt bếp.

Bước 2: Sơ chế nguyên liệu

Đậu phụ thái miếng vuông nhỏ vừa ăn.Rồi chúng ta cho vào chảo dầu rán vàng sau đó vớt ra bát để riêng.

Hành khô bóc vỏ , rửa sạch, đập nhỏ rồi thái mỏng và cho vào chảo dầu phi thơm sau đó vớt ra bát, để riêng. Hành lá, mùi tàu thái nhỏ. Rau sống rửa sạch để ráo nước.

Cà chua thái nhỏ và đem xào chín cùng gia vị bằng chính dầu ăn vừa phi hành. Khi cà chua đã chín nhuyễn thì bạn cho gạch cua vào xào cùng đến khi gạch tan ra hết.

Xương heo cho vào nồi nước đun sôi để loại bỏ chất bẩn. Tiếp đó chúng ta lấy xương heo ra rửa sạch, cho vào nồi xào chung với ít gia vị. Xào cho tới khi xương có mùi thơm thì đổ nước vào ninh, hớt bọt nếu có để nước dùng được trong hơn.

Bước 3: Chế biến nước dùng

Nồi cua sau khi vừa đun xong, chúng ta đổ tiếp nước hầm xương ở bước 2 và cà chua xào ở bước trên vào sau đó bật bếp đun tiếp.Tiếp theo từ từ cho giấm bỗng vào đến khi đạt độ chua như ý vừa ăn thì dừng lại. Nêm nếm lại gia vị vừa ăn và thả dọc mùng đã chuẩn bị, đậu rán vào đun đến khi nước sôi trở lại là được.

Bước 4: Thưởng thức

Thế là chúng ta đã hoàn thành toàn bộ cách nấu bún riêu cua miền Nam ngon rồi. Chỉ với vài bước đơn giản bạn đã có ngay một bữa sáng hấp dẫn, hay một bữa chính nhẹ nhàng, đổi vị cho bữa ăn hàng ngày không bị nhàm chán cho cả gia đình.

Như vậy, bạn đã hoàn thành các công đoạn của cách nấu bún riêu cua miền Bắc và cách nấu bún riêu cua miền Nam. Với công thức thực hiện này, bạn hoàn toàn có thể tự tin chế biến món ăn này để làm bữa sáng dinh dưỡng cho cả nhà mà không phải lo ngại vấn đề an toàn thực phẩm rồi đúng không nào.

Cập nhật thông tin chi tiết về 10 Cách Nấu Các Loại Xôi Từ Bắc Vào Nam trên website Raffles-hanoi.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!