Xu Hướng 5/2023 # 10 Món Ngon Ẩm Thực Cà Mau Hấp Dẫn Nhất # Top 12 View | Raffles-hanoi.edu.vn

Xu Hướng 5/2023 # 10 Món Ngon Ẩm Thực Cà Mau Hấp Dẫn Nhất # Top 12 View

Bạn đang xem bài viết 10 Món Ngon Ẩm Thực Cà Mau Hấp Dẫn Nhất được cập nhật mới nhất trên website Raffles-hanoi.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Ốc len là loại nhuyễn thể, sống phổ biến ở rừng ngập mặn và là một món ăn đặc sản, nổi tiếng của tỉnh Cà Mau. Thịt ốc len có hương vị rất đặc biệt, vừa thơm, vừa ngọt, vừa béo. Thường người ta có hai cách chế biến là xáo nước cốt dừa và xào sả ớt.

Ốc len rửa sạch, dùng dao chặt bỏ phần nhọn của đuôi ốc, vắt nước cốt của dừa khô cho vào nồi cùng với ốc len, nêm nếm từ từ. Đến khi chín người ta chỉ cần hút nhẹ là thịt ốc len sẽ dồn vào miệng, vừa thơm ngon, vừa béo ngậy, thật hấp dẫn vô cùng. Nếu ai không thích nước cốt dừa thì xào sả ớt, hoặc luộc nước dừa tươi cũng thơm ngon không kém.

Để làm ra sản phẩm chuối khô, người ta thường chọn những buồng chuối xiêm già vừa mới thu hoạch. Chuối được “giú” kín (cho vào lu, khạp đậy kín). Đến khi chín, chuối được lột sạch vỏ, để nguyên trái phơi nắng cho “rỏ mật” và cũng để sau khi ép, chuối khô được dai, dẻo và ngọt.

Chuối sau khi phơi được cho vào khuôn ép mỏng và xép lên vỉ tre, vỉ sậy hoặc vỉ lưới để phơi. Khuôn được thiết kế hình tròn, với đường kính từ 20 đến 30 cm, mỗi lần ép từ 3 đến 5 trái chuối, tùy theo khuôn lớn hoặc nhỏ. Chuối ép xong được phơi khoảng 2 đến 3 ngày nắng tốt là bắt đầu khô và chuyển sang màu vàng sậm, tươm mật ngọt, dẻo và có thể cho vào keo, túi ni lon để bảo quản.

Nói đến cá kèo thì khó có nơi nào trên dải đất Việt Nam này có thể sánh bằng cá kèo vùng Đất Mũi Cà Mau. Cá kèo nơi đây thường sống trên những tuyến sông lớn, những đầm tôm và những vùng đất bãi bồi ven biển.

Ở những nơi này, nguồn nước không bị ô nhiễm, nguồn thức ăn dồi dào nên cá kèo thường mập ú, to con, thịt săn chắc và béo ngậy.Cá kèo có thể chế biến được nhiều món ăn ngon như nấu canh chua, nấu cháo, chiên giòn, kho gừng, kho tộ, làm khô… nhưng có lẽ ngon nhất và hấp dẫn nhất là món cá kèo nướng muối ớt. Món ăn này vừa mang đậm vị ngọt, vị béo của cá và vị mặn mặn, cay cay của rừng, của biển.

Để chế biến được món cá kèo nướng muối ớt, trước hết nên chọn những con cá kèo to, mập. Trước khi chế biến, cá kèo cần được rửa sạch, để ráo nước. Bước tiếp theo là cho gia vị gồm ớt, bột ngọt, muối hột giã mịn rồi ướp cá khoảng 10 đến 15 phút cho thấm rồi dùng que nhỏ như nan tre, sống dừa để xiên cá kèo vào. Sau đó, cứ việc để cá kèo trên bếp than hồng khoảng 10 đến 15 phút là cá chín. Lưu ý, cá kèo nướng muối ớt chỉ ăn ngon khi nướng cá vừa chín tới để cá không bị khô và cháy khét. Thịt cá kèo nướng muối ớt rất thơm, ngọt, béo và có vị mặn mặn của muối, vị cay cay của ớt nên nhiều người ăn hoài mà không thấy chán. Cá kèo nướng muối ớt thường ăn kèm với rau thơm, húng lủi, quế, hẹ sống, dưa leo… và chấm với nước ớt xanh hoặc nước mắm tỏi ớt hay nước mắm me cay thì thật là tuyệt.

Dưa bồn bồn một sản phẩm đặc thù, một món ăn dân dã, mang hương vị của đồng quê. Từ lâu, dưa bồn bồn đã làm nên “thương hiệu” của vùng đất Cà Mau và không lẫn vào các loại dưa khác.Khi mùa sa mưa, nước ngập trên những cánh đồng, cây bồn bồn bắt đầu sinh sôi, nẩy nở thì cũng chính là mùa làm dưa bồn bồn bắt đầu.

Để làm dưa bồn bồn, người ta thường chọn những cây bồn bồn non, thân lớn. Bồn bồn nhổ về, được lột bỏ bẹ già, lấy phần thân non, rồi dùng sợi chỉ chẻ đôi cho vào một cái hủ và được đậy kỹ bằng lá chuối tươi. Sau đó, lấy nước cơm vo đã cho lên men chua đổ vào. Bằng cách làm này, chỉ khoảng vài ba ngày là dưa bồn bồn có thể đem ra ăn được. Từ dưa bồn bồn, người ta có thể chế biến được nhiều món ăn ngon miệng khác như dưa bồn bồn xào tép, xào vọp, dưa bồn bồn chấm ba khía, thịt kho tàu hay cá rô kho tộ…Nếu trước đây bồn bồn chỉ là món ăn dân dã của người nghèo, sống ở vùng nông thôn thì ngày nay dưa bồn bồn trở thành món ăn cao cấp tại các nhà hàng, quán ăn của giới thượng lưu. Nhờ đó, dưa bồn bồn đã nổi tiếng và trở thành đặc sản của Cà Mau.

Miệt rừng tràm U Minh Hạ Cà Mau nổi tiếng với nghề gác kèo ong của Tập đoàn Phong Ngạn. Ngoài việc lấy mật, lấy tàn ong để nấu sáp, người gác kèo ong còn lấy nhộng ong để chế biến nhiều món ăn ngon, hấp dẫn, mang đặc trưng của cư dân miệt rừng như nấu cháo, làm mắm. Trong đó, hấp dẫn nhất là lấy nhộng ong để làm món gỏi ong non.Để chế biến được món gỏi ong non, trước tiên cần có các nguyên liệu như nhộng ong mật non, bắp chuối (hoặc sọ dừa non), đậu phộng rang, nước cốt dừa, sả, tương hột, rau thơm, gia vị…

Cách chế biến: bắp chuối (hoặc sọ dừa non) thái mỏng, trộn giấm đường. Cho tương hột xay, sả băm, đậu phộng rang vàng, giã mịn cho vào chung nước cốt dừa để làm nước chấm. Nhộng ong mật non để nguyên con, cho chảo dầu lên bếp phi tỏi vàng, thơm rồi cho nhộng ong non vào xào đều và nêm nếm gia vị cho vừa ăn. Khi nhộng ong non vừa chín tới, cho vào đĩa (phía dưới có để bắp chuối hoặc sọ dừa non thái mỏng đã trộn giấm đường). Chỉ đơn giản thế thôi là đã có món ngon gỏi ong non.

Món gỏi ong non thường ăn kèm với rau răm, rau thơm, quế. Và khi đã một lần được thưởng thức thì khó có du khách nào mà quên được món ăn mang đậm hương vị đồng quê của miệt rừng tràm U Minh Hạ Cà Mau.

Về Cà Mau khi vào các quán hải sản tươi sống thực khách có thể gọi món mực tua (bạch tuộc) nhúng nước dừa để thưởng thức vị tươi ngon của món ăn này. Khi ăn món mực tua nhúng nước dừa, thực khách sẽ được trải nghiệm cảm giác giống như ở ngoài biển khơi khi tự tay bỏ những con mực còn sống vào trong nồi nước dừa đang sôi.

Muốn có nồi nước dừa ngon để nhúng mực, chúng ta pha chế theo công thức: 7 phần nước dừa tươi, 3 phần nước lã. Để nồi nước thơm ngon hơn, phải cho vào một ít tỏi sấy, gừng, củ hành tây hoặc củ hành tím, sả dập vào, sau đó nêm nếm cho vừa ăn thì bỏ mực vào.Mực nhúng nước dừa chấm với nước mắm mặn hoặc muối tiêu chanh, tùy theo sở thích của từng người. Chúng ta có thể nhúng kèm theo cải xanh, hành lá, rau cần tàu, tần ô… để món ăn tăng thêm phần hấp dẫn.

7. Mắm tép Cà Mau

Mắm tép (hay còn gọi là mắm tôm) là một trong những loại đặc sản và là món ăn gần như có mặt ở hầu khắp gia đình của người dân ở Cà Mau. Với màu đỏ tươi rói của tép trộn thêm một ít đu đủ giòn rụm, một chút cay cay của ớt và gừng, cộng thêm vị chua nhè nhẹ tạo thành một hương vị hết sức đặc trưng của mắm tép Cà Mau.

Trước khi chế biến, tép được lựa chọn và rửa sạch, ngâm trong nước muối loãng khoảng 10 phút. Vớt ra rổ cho ráo nước, lột bỏ đầu và gạch. Sau đó rửa lại thật sạch với nước, tiếp tục cho rượu trắng vào rửa lại một lần nữa. Rửa đến khi nước trong veo là được và vớt ra để ráo.Sau đó ướp tỏi và ớt vào tép, thêm 30ml rượu trắng, trộn đều đem đi phơi nắng khoảng 30 phút. Sau đó, xếp tép cùng với tỏi, ớt, gừng, riềng thái mỏng vào keo và cho nước mắm cùng với đường đã đun sôi, để nguội vào cho đến khi xâm xấp là được. Trên mặt đậy một ít lá ổi hay lá chùm ruột để tép không bị mốc và đen. Cuối cùng, đậy kín nắp keo lại và phơi mắm tép ngoài nắng khoảng 5 đến 7 ngày. Khi ấy mắm tép sẽ chuyển màu đỏ trông rất đẹp mắt và có thể ăn được. Để càng lâu thì mắm tép càng chua. Do đó, nếu để lâu thì nên để vào ngăn mát tủ lạnh để bảo quản.

Món mắm tép có thể dùng ăn kèm với thịt luộc, làm gỏi đu đủ, chấm cá lóc nướng trui hoặc luộc cơm mẻ, có thể ăn với cơm hay bún đều rất ngon.

8. Gỏi xoài khô cá bổi

Cá bổi là loài cá nước ngọt, đặc sản của đồng đất Cà Mau. Cá bổi có nhiều cách thưởng thức từ chế biến cá tươi như nướng, chiên, nấu canh, kho lạt…. Tuy nhiên, hấp dẫn nhất vẫn là món cá khô bổi làm gỏi xoài. Món ăn đơn giản chỉ gồm cá khô bổi nướng và xoài chua sắc mịn nhưng làm không ít thực khách phương xa phải nhớ mãi.

Nguyên liệu làm món gỏi xoài khô cá bổi gồm: xoài chua, cá khô bổi, tỏi, ớt, nước mắm, đường và rau răm hoặc rau thơm, rau hún lủi.

Khô cá bổi nướng trên bếp than cho chín đều rồi tách kỹ lấy hết xương và xé nhỏ cho vừa ăn. Xoài để làm gỏi thường là xoài xanh và còn sống. Xoài sống có vị chua thì làm gỏi mới ngon. Gọt bớt phần vỏ ngoài, để nguyên trái, dùng dao mỏng băm dọc đều tay hoặc bào sợi. Để làm nước sốt cho món gỏi cần có đường, nước mắm ngon, tỏi, ớt bằm pha với nhau cho vừa ăn. Trộn xoài với nước sốt cho thấm đều rồi để cá khô bổi lên trên và sau cùng cho thêm 1 ít rau răm hoặc rau thơm, rau hún lủi.

Hương vị đậm đà của món khô cá bổi lẫn mùi thơm của rau thơm kết hợp cùng xoài chua trộng nước mắm đường chua chua, ngọt ngọt khiến món ăn đậm chất miền quê dân dã càng trở nên ấn tượng.

9. Bánh tầm cay

Bánh tầm gà cay là món ngon của người dân Cà Mau. Nhắc đến bánh tầm, có bánh tầm xíu mại, bánh tầm bì. Tuy nhiên, bánh tầm gà cay lại được nhiều thực khách trong và ngoài tỉnh ưa chuộng vì nó có hương vị đặc trưng riêng mà nhiều người ăn hoài vẫn không thấy ngán. Để có món bánh tầm gà cay, người Cà Mau kết hợp bánh tầm với món cà ri gà cay. Cái dai dai của miếng thịt gà kết hợp với sợi bánh tầm cùng vị cay của nước cà ri và giá, rau thơm đã tạo nên món cà ri gà cay đặc trưng của vùng đất Cà Mau.

Để làm món cà ri gà cay, nguyên liệu đầu tiên phải kể đến là gà. Gà làm món này phải là gà nòi hoặc thả vườn hơi già, thì thịt mới dai và ngọt. Nguyên liệu để tạo nên hương vị riêng cho món cà ri gà cay được làm từ bột cà ri, lá cà ri, hoa hồi, quế, bột ớt, hạt điều, sả, hành tím. Gà làm sạch, chặt miếng hơi to. Sau đó ướp gà với bột ớt, bột cà ri, tỏi băm, sả, đường, hạt nêm để 30 phút cho thấm gia vị. Các nguyên liệu quế, hoa hồi đem nướng, lá cà ri đem sao vàng cho có mùi thơm. Bắc dầu nóng cho gà đã ướp cho vào chảo xào đến khi thịt gà săn lại thì cho quế, hoa hồi, lá cà ri vào. Xào khoảng 5 phút cho nước vào. Muốn cho nước dùng đậm đà, thì nên cho vào nồi thịt gà một ít đường phèn. Nấu đến khi gà vừa chín, thì cho ít bột bắp vào tạo cho nước dùng có độ sánh và nêm lại cho vừa ăn rồi tắt bếp. Khách đến quán thưởng thức món bánh tầm gà cay Cà Mau sẽ được dọn ra một đĩa bánh tầm với một phần thịt gà, mề gà và huyết gà cùng nước cà ri sền sệt thêm giá sống, rau thơm và một ít cải xà lách. Tùy khẩu vị, mà thực khách có thể ăn cay vừa hoặc thật cay.

10. Rắn ri tượng hầm sả với nước dừa tươi

Rắn ri tượng hay còn gọi là rắn ri voi là một đặc sản của đồng đất Cà Mau. Rắn ri tượng có thể chế biến được nhiều ăn ngon và hấp dẫn như nấu cháo đậu xanh, xào rau ngổ, xào lăn… nhưng món rắn ri tượng hầm sả với nước dừa tươi mới là ngon tuyệt.Để chế biến món rắn ri tượng hầm sả với nước dừa tươi trước tiên phải chọn rắn còn sống, mập ú và rắn càng lớn thì chất lượng thịt càng ngon.

Rắn được làm sạch, để ráo nước và cho vào luộc với nước dừa tươi. Khi luộc để thêm một ít sả đập dập, cắt khúc để tạo mùi thơm. Lúc rắn sắp chín vớt ra cắt khúc cho vừa ăn. Sau đó, cho rắn vào nồi lẩu, bỏ thêm ít gừng, tỏi củ, tiêu hột, củ cải trắng, nấm rơm và nêm nếm cho vừa ăn. Lưu ý, khi nấu không nên để rắn quá dai hoặc quá mềm. Khi ăn có thể nhúng thêm các loại cải xanh, rau má, mồng tơi, mướp, gốc hành… và ăn kèm với gỏi bắp chuối trộn rau răm. Rắn ri tượng hầm sả với nước dừa tươi chấm với nước mắm sả, ớt hoặc muối tiêu chanh.Về Cà Mau hầu như mùa nào du khách cũng có thể thưởng thức được món ngon rắn ri tượng hầm sả với nước dừa tươi.

Đặc Sản Cà Mau Là Gì? Top 15 Đặc Sản Cà Mau Ngon Nhất

TOP 15 đặc sản Cà Mau ngon nhất

#1 Ba khía Rạch Gốc – Đặc sản Cà Mau ngon hấp dẫn

Đã đến với vùng đất mũi Cà Mau mà bỏ qua món ba khía Rạch Gốc là điều vô cùng thiếu sót của bạn đấy. Những con ba khía sau khi được bắt về sẽ đem làm sạch và muối trong vòng từ 5 ngày đến 7 ngày, sau đó thưởng thức với món gỏi.

Nếu không bạn có thể thưởng thức món ba khía luộc chấm cùng với nước mắm sả pha theo cách riêng nơi đây, thịt ba khía ngọt và có mùi thơm rất hấp dẫn.

#2 Gỏi nhộng ong rừng U Minh – Đặc sản Cà Mau ngon

Để chế biến món gỏi nhộng ong rừng ngon đúng điệu, ong sau khi được bắt về sẽ đem rang chín cùng với gia vị, khi ăn trộn đều với rau thơm và chuối xanh, hương vị chắc chắn sẽ làm bạn mãi nhớ đấy.

#3 Ốc móng tay chúa nướng mỡ hành

Ốc móng tay chúa nướng mỡ hành, được xem là một món ngon đúng điệu của Cà Mau. Ốc móng tay làm sạch đặt lên bếp than nướng cùng với mỡ hành sẽ tỏa ra mùi hương thơm phức, khi thưởng thức rải ít đậu phộng rang lên và chấm cùng nước chấm pha sẵn là cực kỳ đã miệng.

#4 Tôm khô Rạch Gốc

Cà Mau nổi tiếng với đặc sản tôm khô Rạch Gốc, tôm ở đây thuộc loại tôm đất được bắt từ tự nhiên nên có vị ngọt và dai. Bạn có thể mua về làm quà tặng người thân hoặc để dành nấu những món ngon như: Bún tôm khô, tôm kho rim cùng thịt,…

#5 Chả trứng mực Đất Mũi

Chả trứng Đất Mũi, món ngon nổi tiếng tại Cà Mau được làm từ những con mực có trứng. Trứng của mực sẽ được lấy ra bên ngoài 1 cách khéo léo rồi đem bỏ vào chảo dầu để chiên lên, đến khi trứng có màu vàng đậm thì cho ra đĩa.

Khi thưởng thức bạn hãy cắt thành các miếng vừa ăn xếp vào trong bánh tráng cùng với rau thơm rồi chấm vào nước chấm, mùi thơm cùng với vị béo của trứng mực sẽ làm bạn không khỏi xuýt xoa.

#6 Cháo cá kèo rau đắng Cà Mau

Sẽ rất tiếc cho những ai đã từng đặt chân đến du lịch Cà Mau mà chưa thưởng thức món cháo cá kèo rau đắng. Đây là món ngon mang đậm hương vị miền quê sông nước, vị đắng từ rau đắng mọc sau nhà cùng với vị ngọt của cá kèo tươi sống.

Buổi sáng ngủ dậy hít thở khí trời trong mát thưởng thức tô cháo cá kèo rau đắng thì chẳng còn gì bằng nữa.

#7 Lẩu mắm U Minh – đặc sản Cà Mau làm quà ngon

Khi thưởng thức sẽ ăn kèm với một số loại rau đặc trưng của miền sông nước như: Rau đắng, bông súng, bắp chuối, rau muống,… hương vị đậm đà của nước lẩu vùng với độ ngon của các nguyên liệu, sẽ làm bạn mãi nhớ sau 1 lần thưởng thức.

#8 Mắm cá sơn – đặc sản lừng danh Cà Mau

#9 Cua đá rang muối Cà Mau

Cà Mau xưa nay vẫn nổi tiếng với món cua đá rang muối, đây là loại cua chỉ sống ở đầm lầy và không thể nào nuôi được, chính vì thế mà thịt của nó rất là ngon. Cua đá có 2 chiếc càng rất to nhiều thịt, phần thân thường chỉ bằng lòng bàn tay trong.

Cua đá sau khi được rang với muối có màu đỏ rất đẹp, khi ăn bạn dùng kềm để tách lấy thịt ra và chấm vào muối tiêu chanh, vị ngọt và mùi thơm của thịt cua sẽ cho bạn cảm giác thật đã.

#10 Vọp nướng chấm muối tiêu

Vọp thường có màu rêu hoặc xanh đen, có kích thước lớn gấp 2 lần so với nghêu, thịt rất nhiều và được chế biến thành nhiều món khác nhau.

Món ngon nhất vẫn là nướng rồi chấm muối tiêu, thịt vọp khi nướng lên có mùi thơm, dài và ngọt, đem đi chấm muối tiêu ăn kèm với rau răm là ngon hết sẩy.

#11 Cá lóc nướng trui – đặc sản Cà Mau ngon

Đã nói đến đặc sản Cà Mau thì chắc hẳn ai cũng sẽ nghĩ ngay đến món cá lóc nướng trui, món ngon nổi tiếng của vùng sông nước miền Tây.

Cá lóc sau khi được bắt về sẽ đem đắp đất sét lên xung quanh rồi nướng trong bếp rơm, đến khi nghe mùi thơm thì cho ra đĩa.

Món cá lóc nướng trui này ngon nhất khi ăn cùng bánh tráng, rau sống (bắp chuối, rau đắng, xà lách, lá cóc non,…), sau khi cuốn chúng lại với nhau, bạn hãy chấm vào chén nước chấm pha sẵn, đảm bảo vị ngon sẽ không thể nào tìm thấy ở bất kỳ món nào khác.

#12 Bánh tằm Cà Mau

Bánh tằm hay còn được gọi là bánh tầm, món bánh ngon nức tiếng của Cà Mau khiến bao thực khách phải liêu xiêu ngay lần đầu thưởng thức.

Đĩa bánh tằm nóng hổi được người bán đem ra có mùi thơm phức, lấy đũa gặp cục xí mại hay thịt gà chấm vào chén muối tiêu chanh, thưởng thức từ từ vị ngọt béo và hơi cay ở đầu lưỡi sẽ vô cùng kích thích dạ dày của bạn đấy.

#13 Rùa rang muối Cà Mau

Có thể nói chẳng có nơi nào có rùa tự nhiên nhiều như ở Cà Mau, nào là rùa vàng, rùa dém, rùa hôi,… chính vì thế mà nó được người dân nơi đây chế biến thành nhiều món ngon khác nhau.

#14 Mật ong rừng U Minh Hạ

Giá tiền của mật ong rừng không quá đắt nhưng lại là món quà ý nghĩa để bạn dành tặng cho người thân và bạn bè.

#15 Dưa bồn bồn Cà Mau

Được xem là món ngon nổi trứ danh của vùng đất Cà Mau – Dưa bồn bồn, loại cây được trồng rất nhiều tại vùng đất đầm lầy này. Bạn có thể mua dưa bồn bồn về làm quà hoặc chế biến thành nhiều món ăn khác nhau cho thực đơn gia đình như: Dưa bồn bồn, canh chua bồn bồn, gỏi bồn bồn,…

#16 Tôm tít nướng

Khi tôm vừa chín tới lấy xuống bóc đi lớp vỏ và lấy thịt chấm vào nước chấm pha sẵn rồi thưởng thức là ngon tuyệt, vị ngọt cùng với thịt tôm vừa chín tới sẽ làm bạn lưu luyến bước chân.

#17 Cháo cá kèo rau đắng

Vị ngọt của thịt cá kèo kết hợp cùng với vị đắng đến từ rau đắng sẽ cho bạn có được 1 tô cháo đậm vị. Cho thịt cá ra đĩa và chấm cùng với nước mắm nhĩ, ăn kèm với mớ rau đắng là ngon đúng điệu.

#18 Đuông Chà Là

Nếu như đuông dừa là linh hồn ẩm thực Bến Tre thì đuông chà cũng sẽ là linh hồn âm thực đặc sắc Cà Mau. Đây là món ăn được lòng rất nhiều du khách, mặc dù có vẻ ngoài không quá nổi bật.

Món đuông chà là tẩm nước mắm là ngon nhất, bạn chỉ cần dùng đũa gắp lên cho vào miệng và cắn nhẹ để cảm nhận được hết vị béo, thơm và đậm đà hương vị của nó, ngoài ra còn có món đuông chà là lăn bột chiên cũng rất ngon.

#19 Lẩu cá lăng chua Cà Mau

Nồi lẩu cá lăng chua tại Cà Mau sẽ níu bước chân của bạn không nỡ rời đi, mùi thơm tỏa ra nức mũi khi còn đặt trên bếp.

Cá lăng sau khi được bắt về làm sạch đầu và thân rồi đem nấu lẩu chua với măng chua, giá và cà chua, điểm tô thêm ít rau thơm.

Nước lẩu có độ chua vừa phải, đậm vị cùng với thịt cá dai và ngọt làm bạn mê ngay. Món lẩu cá lăng chua ngon nhất khi thưởng thức cùng với bún hoặc là món mồi nhậu cho các bạn nam.

Đặc sản Cà Mau có thể mang về làm quà?

Đến Cà Mau bạn có thể lựa chọn mua một số đặc sản Cà Mau sau về làm quà cho những người thân của mình:

Tham khảo ẩm thực miền tây: Đặc sản Tây Ninh có gì ngon?

Mắm cá sơn Ông Quyền

Mật ong rừng U Minh Hạ

Dưa bồn bồn

Tôm khô Rạch Gốc

Khô cá sặc U Minh

Hấp Dẫn Ẩm Thực Xứ Mường

Mỗi địa danh, địa phương trên mảnh đất Mường Hòa Bình đều có những sản phẩm, ẩm thực đặc trưng riêng. Vùng trung du đồi thấp Lương Sơn có thịt trâu lá lồm; vùng núi đá vôi Kim Bôi, Lạc Sơn có gà thả đồi; mênh mông lòng hồ sông Đà nổi tiếng với nhiều loại cá ngon và vùng núi cao Mai Châu phong phú các loại rau lá rừng… Điểm đặc biệt là vẫn với những thực phẩm tưởng như rất đỗi thân quen ấy, nhờ cách chế biến khéo léo đã tạo nên những món ăn đậm chất Hòa Bình.

Cũng giống như các tỉnh vùng Tây Bắc khác, điểm đặc trưng đầu tiên của ẩm thực xứ Mường chính là việc bữa ăn không thể thiếu cơm nếp. Nhưng độc đáo hơn cả ngoài cách chế biến thông thường là đồ chín gạo nếp thành xôi thì bà con xứ Mường lại chọn thứ gạo nếp nương thơm dẻo, bỏ vào ống nứa, nướng chín ống cơm trên than hồng.

 Chị Bùi Thị Thủy, xóm Chanh, xã Vĩnh Đồng, huyện Kim Bôi – người đã có “thâm niên” gần chục năm nay bán cơm lam ở cổng Khu du lịch suối khoáng Kim Bôi cho biết: Ngày nay, cách làm cơm lam đã có đôi chút khác so với trước, chúng tôi không làm cơm lam để “cho qua bữa” nữa mà cơm lam đã trở thành một sản phẩm du lịch để người ta ăn “chơi”. Ống cơm lam của người Hoà Bình thường nhỏ hơn và có mùi vị khác với cơm lam của các dân tộc khác…Tuy cơm lam Hoà Bình không có hạt lạc, đậu trong đó nhưng nhờ chọn lựa được gạo nếp ngon, cộng thêm với ống nứa tươi bánh tẻ sẽ tạo nên “troóng” cơm lam thơm dẻo gạo nếp nương, phảng phất hương nứa của núi rừng.

 Cũng từ nguyên liệu là gạo nếp, bà con dân tộc Mông xã Hang Kia, Pà Cò (huyện Mai Châu) lại có cách chế biến độc đáo là đồ gạo nếp chín thành xôi rồi cho vào cối giã nhuyễn thành bánh dày. Như vậy, chỉ từ nguyên liệu ban đầu là gạo nếp mà nhờ cách chế biến độc đáo mà bà con các dân tộc Hòa Bình đã tạo ra được những cách thưởng thức rất riêng.

Một trong những đặc trưng khác của ẩm thực xứ Mường là các món ăn thường được chế biến chủ yếu bằng hai hình thức là: nướng và đồ. Từ cá sông nướng, gà đồi nướng… cho đến cá đồ măng, rau đồ đều giúp cho thực khách cảm thấy vừa miệng, thơm ngon mà không bị ngấy, béo; thức ăn cũng giữ nguyên được vị thơm, ngon, ngọt, đậm đà.

Ngoài cơm lam thơm dẻo, thức ăn ngon vừa miệng, nhắc đến ẩm thực Hòa Bình không thể không nhắc đến rượu cần. Đây cũng là một loại rượu được chế biến theo cách đặc biệt. Không phải chưng cất như những loại rượu thông thường khác, rượu cần được ủ từ men lá rừng trong vò kín khi uống chỉ cần thêm nước. Cách chế biến tưởng chừng giản đơn như vậy nhưng rượu cần uống rất ngon, dễ uống, thơm và đặc biệt là cảm giác êm say vô cùng dễ chịu, ai đã từng thưởng thức sẽ khó quên.

 Rượu cần được sử dụng trong gia đình, khi tiếp khách, uống trong các cuộc vui… Ngày nay, rượu cần đã trở thành đặc sản của Hòa Bình, có mặt trong đời sống sinh hoạt, trong các dịp lễ, Tết của nhân dân các dân tộc Hòa Bình.

Hấp dẫn gia vị những món ăn xứ Mường

Nhắc đến ẩm thực Hòa Bình, không thể bỏ qua món ăn nổi tiếng đất Mường là thịt gà đồi nấu với măng chua. Từng miếng từng miếng gà khi bày ra đều có mùi thơm đặc trưng, vị ngon là quyện hòa của thịt gà, măng chua, dổi vừa béo, vừa bùi, lại ngọt và thanh, khó diễn tả hết được bằng lời. Hạt dổi chính là một loại gia vị đặc biệt, làm nên mùi thơm trong các món ăn của đồng bào dân tộc Mường. Hạt dổi được sử dụng trong món thịt gà nấu măng chua, ướp thịt nướng, cho vào muối chấm thịt luộc…

Có thể nói, một trong những nét đặc trưng của ẩm thực người Mường yêu thích chính là vị chua. Ngoài thịt gà nấu măng chua thì thêm một món chua khác của người Mường Hòa Bình cũng được người dân và du khách đặc biệt yêu thích là thịt trâu nấu lá lồm. Thưởng thức món thịt trâu nấu lá lồm khi còn nóng sẽ cảm thấy vị ngọt thơm của thịt trâu, vị chua thanh của lá lồm, mùi hương của gừng, tỏi. Nếu ai đã từng đến Hòa Bình và thưởng thức món thịt trâu nấu lá lồm thì không thể nào quên được.

Sử dụng những nguyên liệu, gia vị sẵn có ngay trong vườn nhà, tưởng chừng rất đắng, khó ăn như lá bưởi nhưng bà con dân tộc Mường đã làm nên món ăn “trứ danh” là thịt cuốn lá bưởi nướng. Khi ăn lá bưởi có vị thơm giòn, gẫy mảnh lẫn vào thịt săn vàng làm tiêu tan sự ngấy và có đắng tê tê đầu lưỡi. Từ xa xưa, người Mường đã sử dụng món thịt nướng lá bưởi vào mâm cỗ trong các ngày lễ, Tết,… Hiện nay, khách du lịch khi đến Hòa Bình đều rất thích ăn món thịt nướng lá bưởi.

Người Mường thường sử dụng hạt dổi để tạo vị thơm đặc trưng cho món ăn. Trò chuyện với chúng tôi, ông Bùi Văn Dền, người trực tiếp chế biến mâm cỗ truyền thống của người Mường Bi, huyện Tân Lạc trong Liên hoan ẩm thực và trình diễn nghề truyền thống tỉnh Hòa Bình năm 2019 cho biết: Hạt dổi tạo nên hương vị đặc trưng trong các món ăn của người Mường Hòa Bình. Có rất nhiều món ăn của người Mường không thể thiếu món hạt dổi như: măng chua nấu thịt gà, thịt nướng. Hạt dổi còn được nướng chín cùng với than củi, giã nhỏ, trộn cùng với muối trắng cũng được rang chín, giã nhỏ để làm muối chấm cho các món luộc sẽ mang đến vị thơm, ngon đậm đà cho món ăn. Thiếu hạt dổi, các món ăn của người Mường sẽ thiếu đi mất một nửa vị thơm, ngon đặc trưng.

Sau khi được chế biến độc đáo bằng những gia vị riêng thì điều làm nên “vị ngon rất Hòa Bình” cho ẩm thực xứ Mường chính là cách bày biện, trang trí mâm cỗ rất độc đáo mang tên – cỗ lá. Chỉ cần một “nang” (phần ngọn – PV) tàu lá chuối xanh mướt được cắt vừa vặn với chiếc mâm tròn là những đầu bếp xứ Mường có thể “trình diễn” mâm cỗ lá truyền thống. Màu trắng của thịt luộc, màu vàng của da gà đồi, chút trắng của lòng non, vàng sậm của thịt nướng, xanh non của rau thơm, thêm bát canh loóng chuối có lá lốt xanh điểm xuyết, giữa mâm là bát muối trắng hạt dổi… Tất cả tạo nên mâm cỗ lá màu sắc, hấp dẫn, ngon từ thị giác đến khứu giác, vị giác… Nhằm tôn vinh nét ẩm thực độc đáo này, trong Tuần Văn hóa – Du lịch tỉnh Hòa Bình được tổ chức vào đầu tháng 12/2019, xứ Mường Hòa Bình đã có mâm cỗ lá được trao bằng chứng nhận Xác lập kỷ lục mâm cỗ lá truyền thống của người Mường ở Hòa Bình lớn nhất Việt Nam.

Trên đất Mường Hòa Bình, mỗi món ăn dù là dân dã hay cầu kỳ cũng đều chứa đựng trong đó cả một câu chuyện về văn hóa, đời sống, phong tục tập quán của người dân địa phương. Đến với Hòa Bình, du khách đừng bỏ lỡ cơ hội thưởng thức ẩm thực nơi đây, để thêm hiểu, thêm yêu, thêm lưu luyến mảnh đất Hòa Bình xinh đẹp và mến khách này!

Món Ngon Từ Đẻn Cà Mau

Cà Mau là vùng đất trù phú, giàu có về sản vật địa phương vì thế nơi đây có rất nhiều món ăn đặc trưng cho vùng miền. Đẻn là một trong những loài vật để chế biến các món ngon cho người dân. Hương vị độc đáo, lạ lẫm của nó đã làm thu hút thêm nhiều thực khách.

Đẻn có hình dáng như con rắn nhưng nhỏ hơn, trên lưng có sọc đen, da nhám và có vảy cứng. Có 2 loại là đẻn biển (rắn biển) và đẻn vuông (sống trong vuông tôm). Những món ăn từ đẻn được mọi người nhận xét là ngon, lạ và độc đáo.

Ở Cà Mau người dân thường bắt đẻn là lúc phơi đầm tôm. Vào buổi tối có thể soi bắt hoặc cấm câu. Đẻn có thể được chế biến với nhiều cách khác nhau, mỗi món ăn mang một hương vị riêng khác nhau không lẫn vào đâu được. Buổi tối ngồi lai rai với bạn bè trước tiên bạn hãy gọi món cháo đẻn. Đẻn đem rút xương nấu cháo với đậu xanh thêm chút hành, chút tiêu ăn nóng thì quá tuyệt vời.

Ấm bụng rồi thì có thể gọi thêm vài món từ từ thưởng thức khác như đẻn xào sả ớt cay cay. Món đẻn hấp lá nhàu ăn rất tốt cho sức khỏe vì lá nhàu thường chữa các bệnh đau nhức lưng. Đẻn xào rau ngổ, rau ngổ là một món ăn rất quen thuộc với người dân. Dồi đẻn là món nướng thơm lừng hấp dẫn.

Để thưởng thức thêm nhiều món ngon từ đẻn du khách có thể ghé lại quán Sông Biển phường 5, thành phố Cà Mau, đối diện quán Bia thế kỷ. Quán chuyên phục vụ các món ăn được chế biến từ đẻn rút xương, ngoài ra còn một số món ăn khác.

Hiện nay, đẻn đã trả thành đặc sản trong các nhà hàng quán nhậu. Có dịp về xứ biển Cà Mau du khách nhớ thưởng thức bằng được những món đẻn lạ, ngon đến bất ngờ.

Cập nhật thông tin chi tiết về 10 Món Ngon Ẩm Thực Cà Mau Hấp Dẫn Nhất trên website Raffles-hanoi.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!