Bạn đang xem bài viết 10 Món Ngon Ngày Tết Việt Nam Mà Du Khách Không Thể Bỏ Qua được cập nhật mới nhất trên website Raffles-hanoi.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Với những vị khách nước ngoài, Tết Việt Nam sẽ mang đến những trải nghiệm vô cùng thú vị. Dưới đây là những món ngon ngày tết đậm đà bản sắc dân tộc mà bất cứ ai đến với Việt Nam cũng đều luôn nhớ mãi. 1. Bánh chưngBánh chưng là món ăn có lịch sử lâu đời trong văn hóa ẩm thực Việt Nam. Dù chỉ sử dụng một vài nguyên liệu đơn giản như gạo nếp, đỗ xanh, thịt lợn… thế nhưng món ăn này lại mang đến hương vị vô cùng đặc biệt. Với màu xanh ngắt của lá, mùi thơm của gạo nếp, bánh chín mềm, thơm luôn để lại ấn tượng cho người lần đầu thưởng thức.
2. Bánh tét
Cùng với bánh chưng, bánh tét là một trong những món ăn không thể vắng mặt trong ngày đầu năm. Với người miền Nam, bánh tét thường sử dụng hai loại nhân khác biệt là nhân mặn (tương tự bánh chưng), hoặc nhân ngọt (nhân chuối hoặc nhân đậu xanh).
3. Mứt trái cây
Là một đất nước nhiệt đới với các loại hoa quả vô cùng phong phú, mứt trái cây hay trái cây sấy khô là một món ăn không thể thiếu được trong ngày Tết của người Việt Nam. Khi đến thăm một gia đình vào những ngày Tết, bạn sẽ đều được mời thưởng thức, nhâm nhi món ăn thú vị này.
4. Tôm chua
Tôm chua là một đặc sản nổi tiếng của Huế và cũng chính là món ăn đặc trưng trong ngày Tết tại vùng đất này. Tôm chua thường được ăn kèm với thịt ba chỉ, rau sống, chuối xanh thái lát.
5. Măng hầm giò heo
Trong mâm cỗ ngày Tết miền Bắc không thể thiếu được canh măng hầm giò heo. Món ăn này là sự kết hợp tuyệt vời giữa sự giòn, bùi của măng và vị béo của chân giò khiến cho món ăn ngon mà không ngán.
6. Canh khổ qua nhồi thịt
Nếu như trong mâm cỗ của người miền Bắc không bao giờ thiếu canh măng hầm giò heo thì với người miền Nam không thể thiếu canh khổ qua nhồi thịt. Món ăn này có ý nghĩa xua tan mọi khó khăn, khổ cực của năm cũ, mang lại 1 niềm vui và lạc quan, may mắn cho năm mới. Đây là món ăn tốt cho sức khỏe và mang hương vị rất riêng.
7. Giò nạc, giò thủ
Với người Việt Nam, trong mâm cỗ ngày Tết không thể thiếu được một đĩa giò hoặc chả. Giò thường được thái theo khoanh, bày lên đĩa và trang trí kèm là một vài cánh hoa cà rốt. Giò cũng có rất nhiều loại khác nhau như giò nạc, giò thủ.
8. Thịt kho trứng
Thịt kho trứng cũng là món ăn truyền thống của người Việt Nam. Món ăn này thường dùng thịt ba chỉ, kho cùng trứng luộc rồi ăn kèm với dưa chua và cơm trắng.
9. Thịt đông
Thịt đông là món ăn đặc trưng của người miền Bắc. Món này được làm từ thịt ba chỉ, kết hợp cùng thịt gà, móng giò… rồi tất cả cho vào ninh nhừ. Thịt đông ăn kèm với dưa hành sẽ mang đến những ngày Tết chuẩn vị.
10. Dưa món, củ kiệu, dưa hành
Với mỗi miền lại có một món dưa đặc trưng khác nhau, mang đến những hương vị khác nhau. Với người miền Bắc, dưa hành là món ăn không thể thiếu được trong dịp Tết. Trong khi đó, người miền Trung luôn có dưa món và người miền Nam là củ kiệu. Những món ăn này có cách thực hiện khá đơn giản, tuy nhiên đều phải thực hiện trước Tết từ 5-10 ngày để có thể sử dụng được.
10 Món Ngon Miền Tây Mà Bạn Không Thể Bỏ Qua
Cập nhật vào 22/08
Miền Tây Nam Bộ hay theo cách gọi ngắn gọn của người dân Việt Nam là miền Tây. Đến với miền Tây các bạn không chỉ được du ngoạn các cảnh đẹp nơi đây, mà các bạn còn có thể được thưởng thức các món ăn ngon ở nơi đây. Hôm nay, monngonnambo xin giới thiệu với các bạn những món ngon miền Tây mà bạn phải thưởng thức qua khi đến nơi đây.
1. Bún cá – món ngon miền Tây
Bún cá là món ăn cực kỳ nổi tiếng của người dân miền Tây Nam Bộ. Bún cá có rất nhiều phiên bản khác nhau như: bún cá Châu Đốc, bún cá Kiên Giang, bún cá Sóc Trăng…Ngoài miền Trung cũng có bún cá, tuy nhiên món ăn ở hai miền sẽ có những điểm khác nhau. Ở miền Trung, người ta chế biến bún cá bằng các loại cá đánh bắt từ biển. Còn ở đây, người dân dùng các loại cá đồng như cá rô, cá lóc…
2. Cơm tấm – món ngon miền Tây
Theo đánh giá của du khách khi đến miền Tây, cơm tấm chính là món ăn mà bạn không thể bỏ qua. Nếu như chưa ăn cơm tấm thì coi như bạn chưa đặt chân đến đây. Sự đơn giản của món ăn xuất phát từ nguyên liệu, cách chế biến, cùng những nguyên liệu phụ đi kèm. Tất cả làm nên một món ăn tuyệt vời của vùng đất nơi đây.
3. Cháo cá lóc – món ngon dân dã miền Tây
Cháo cá lóc là một món ăn dân dã của nơi đây, cực kỳ phổ biến trong dân gian. Người dân chế biến và sử dụng món ăn này thường xuyên. Đây cũng là món ăn được đem ra để đãi du khách khi đến đây. Cách làm cháo cá lóc khá đơn giản. Cá lóc được đánh bắt ngoài sông, ruộng đồng đem về. Sơ chế sạch. Sau đó luộc chín. Lóc lấy thịt. Ăn kèm với cháo nấu nhừ. Trong các món ngon miền Tây được nhắc đến trong bài viết này đây là món yêu thích của tôi.
4. Lẩu mắm – món ngon miền Tây
Nếu có dịp đến miền Tây, đặc biệt là vào mùa lạnh thì bạn sẽ biết độ phổ biến của món ăn này đến mức nào. Ai đã từng được thưởng thức qua món ăn này đều đánh giá rằng, đây là một trong những món ăn ngon nhất của vùng sông nước Nam bộ.
5. Lẩu cua đồng
Thêm một món lẩu đến từ miền Tây. Tùy từng nơi mà bạn sẽ được nếm những loại lẩu cua đồng có sự biến tấu về nguyên liệu. Có thể là cua đồng, tôm, ghẹ, các loại chúng tôi nhiên, dù có như thế nào thì món lẩu cua đồng cũng không mất đi sự đậm đà, thanh mát, thơm ngon đặc trưng của mình.
6. Lẩu cá linh điên điển
Hoa điên điển là loại hoa cực kỳ đặc trưng, nổi bật của của miền Tây. Một món ăn cực kỳ dân dã như chính con người nơi đây. Nó chinh phục du khách từ màu sắc, hương vị. Thịt cá linh thơm, ngọt, béo, dậy mùi chính là một điểm nhấn của món ăn.
7. Bánh xèo
Bánh xèo là món ăn thành danh ở miền Tây. Dù hiện nay nó có cực kỳ nhiều phiên bản khác nhau. Tuy nhiên bánh xèo miền Tây vẫn là món được mọi người chú ý nhiều nhất. Cách làm nó cũng cực kỳ đơn giản. Trước tiên, ta lựa loại gạo ngon, ngâm qua đêm cho mềm, rồi cho vào cối xay thành bột. Sau khi xay xong, dùng vải mỏng lược bỏ tạp chất, sẽ cho ra một loại bột thật mịn. Dùng bột nghệ pha với bột cho có màu vàng hấp dẫn. Sau đó cho vào bột một ít nước cốt dừa.
8. Bánh pía
Bánh pía là một món quà vặt đến từ mảnh đất Sóc Trăng. Vị ngọt hòa lẫn với vị béo trong từng chiếc bánh. Tuy nhiên tất cả đều vừa phải. Mang lại cho người dùng cảm giác hòa quyện trong mỗi miếng bánh. Một món quà tặng không thể tốt hơn dành cho những người ở nhà.
9. Bánh canh
Bánh canh miền Tây được chế biến từ nhiều nguyên liệu khác nhau để phù hợp với từng vùng. Đây cũng là một món ăn truyền thống, được dùng hằng ngày của những người dân nơi đây.
10. Hủ tiếu
Hủ tiếu được đánh giá là một trong những món ăn được ưa chuộng nhất ở đây. Từ những nguyên liệu đơn giản dễ kiếm. Cộng thêm cách làm không quá đặc biệt cầu kỳ. Chỉ sau một thời gian ngắn chuẩn bị, bạn đã có được một tô hủ tiếu thơm ngon, nức mùi. Đây có thể coi là món ngon miền Tây được nhiều người yêu thích nhất và được biết đến rộng rãi nhất. Món hủ tiếu có rất nhiều nơi làm, mỗi nơi có cách chế biến khác nhau, có thể kể đến như hủ tiếu Mỹ Tho…
Top #5 Đặc Sản Gò Công Du Khách Không Thể Bỏ Qua
Những đặc sản Gò Công như món mắm tôm chà, sơ ri Gò Công, bánh vá Gò Công, cháo cá dứa là các món ăn du khách không thể bỏ qua khi đến với vùng đất này. Gò Công còn có những danh lam thắng cảnh như lăng Hoàng Gia, đền thờ Trương Định, biển Tân Thành, làng nghề tủ thờ Gò Công.
5 đặc sản Gò Công ăn ngon hết xẩy
Mắm tôm chà Gò Công
Mắm tôm chà là đặc sản Gò Công nổi tiếng nhất của vùng đất này. Trong quá khứ món ăn này từng được chọn làm vật phẩm để tiến vua. Nguyên liệu chính của món ăn này là con tôm đất có nhiều gạch son.
Tôm được làm sạch rồi ướp gia vị, cho vào cối quết nhuyễn. Người ta cẩn thận cho tôm giã nhuyễn vào rổ và chà mạnh để vỏ tôm tách khỏi thịt. Sau đó, phơi nắng tôm vài ngày tùy kỹ thuật gia truyền từng nhà. Sau đó chà qua rây (lưới lỗ li ti) để ép lấy phần thịt tôm, cho gia vị vào, đem phơi nắng tiếp độ mười ngày nửa tháng tùy con nắng có tốt không, lại để tiếp trong mát chừng nửa tháng nữa thì ăn được.
Mắm tôm chà có thể ăn kèm với bánh tráng cuốn, thịt heo luộc hoặc chấm rau sống đều rất hấp dẫn.
Sơ ri Gò Công
Đồng bằng sông Cửu Long là nơi nổi tiếng với nhiều loại trái cây thơm ngon, hấp dẫn như ổi, bưởi, quýt, sầu riêng…tuy nhiên có một loại trái cây với số lượng lớn và tập trung tại khu vực Gò Công đó chính là sơ ri. Trái Sơ ri khi chín có màu đỏ, căng tròn, bóng lưỡng trông rất bắt mắt và hấp dẫn.
Nghêu Gò Công
Gò Công là một trong những nơi ở đồng bằng sông Cửu Long có bờ biển dài, tuy biển ở đây không đẹp như những nơi khác bởi lượng phù sa bồi đắp quá lớn, nước biển có màu đục. Chính vì vậy mà Gò Công lại là nơi rất nổi tiếng với con nghêu, một loại đặc sản Gò Công rất nổi tiếng đối với du khách.
Nghêu được nuôi rất nhiều tại bãi biển Tân Thành, thịt nghêu ở đây trắng phau, giòn, vịt ngọt đậm đà, cách ăn ngon nhất vẫn là món ngêu hấp sả. Cắn một miếng nghêu chấm với nước mắm ớt cay xè, húp một tí nước sả nóng hổi thì còn gì tuyệt vời hơn.
Bánh vá Gò Công
Bánh vá (giá) Chợ Giồng là món ăn đặc sản Gò Công nức tiếng từ xưa tới nay bởi hương vị độc đáo của nó. Bánh giá là món ăn đơn giản, không cầu kì, có thể dùng vào bất kì thời gian nào trong ngày. Bánh được làm từ bột gạo, giá, tôm lột vỏ sau đó được chiên qua một chảo dầu sôi cho tới khi bánh có màu vàng rộm là đã chín.
Món bánh giá này ngon không chỉ do bánh mà còn phải kể đến món nước chấm đi kèm. Nước mắm tỏi ớt được pha theo một công thức nhất định dạy mùi rất hấp dẫn. Ăn kèm với nó là rau sống, dưa leo, bún làm cho món ăn bớt ngán. Đến Gò Công là phải thưởng thức bánh giá nếu không thì thật là đáng tiếc cho du khách.
Dòng sông chạy dọc theo hai tỉnh Tiền Giang, Long An là nơi sản sinh ra nhiều sản vật độc đáo như cá dứa, cá chìa vôi, tôm càng xanh…những nguyên liệu hấp dẫn để chế biến ra nhiều món ăn tuyệt ngon. Về Gò Công du khách có thể thưởng thức món cháo cá dứa của người dân nơi đây. Vịt ngọt đậm đà của thịt cá kèm với chút mặn, cay nồng của món nước chấm, bên cạnh đó là chén cháo nấm rơi nóng hổi. Trong cái không gian lộng gió của dòng sông được thưởng thức món cháo cá dứa thì thật khó có gì mô tả được.
Những Món Ăn Truyền Thống Ngày Tết Không Thể Bỏ Qua
Ý nghĩa các món ăn ngày tết
Tết là ngày mà cả gia đình, bạn được sum vầy quây quần chia sẻ những kết quả trong công việc, học tập trong năm cũ và những định hướng, phát triển của năm mới.
Giới thiệu các món ăn truyền thống ngày tết 3 miền
Món ăn ngày tết miền Bắc
Bánh chưng (Steamed Rice Cake)
Bánh chưng là món ăn không thế thiếu được trong mâm cỗ cổ truyền trong ngày lễ tết của người miền Bắc từ xưa đến nay. Hiện nay những dân thành phố khi tết đến thường lựa chọn cách nhanh gọn đặt mua ở ngoài chợ, cửa hàng. Nhưng không ít một số người sẽ chọn tự tay gói bánh chưng cùng con cháu, bạn bè để tận hưởng không khí gắn kết đoàn tụ trọn vẹn.
Lá dong chọn loại lá bánh tẻ đặc biệt không quá non hay quá già. Được rửa sạch chăm chút cẩn thận trước khi gói giúp bánh có màu xanh đẹp mắt.
Gạo nếp được sử dụng để gói bánh chưng thường là gạo nếp cái hoa vàng được ngâm đủ độ đem hương thơm đặc trưng, thơm lâu, vị ngọt đậm đà khi thưởng thức.
Ngoài ra phần nhân gồm đậu xanh tạo ngọt bùi, thịt mỡ béo ngậy giúp bánh đủ độ dính kết hợp với vị tiêu cay nhẹ một thứ bánh ngon tròn vị vào ngày tết.
Bánh chưng mang ý nghĩa văn hóa rất lớn. Bánh được gắn liền với sự tích thời vua Hùng mang giá trị tinh thần giúp tưởng nhớ tới ông cha ta đã có công dựng nước. Ngoài ra cũng tỏ lòng biết ơn tạo hóa cho mùa màng bội thu, đem lại cuộc sống ấm no, hạnh phúc.
Dưa hành (Pickled onion)
Hẳn trong mỗi người dân Việt Nam không còn xa lạ câu cao dao quen thuộc
“Thịt mỡ dưa hành câu đối đỏ
Cây nêu, tràng pháo, bánh chưng xanh”
Dưa hành được nhắc tới trong câu ca dao nói lên đây là món ăn ngày tết Việt Nam. Dưa hành là món ăn chế biến khá đơn giản từ việc chế biến cho tới lên men.
Món ăn tưởng trừng dân dã nhưng lại có hương vị vô cùng đặc biệt với vị chua, cay dịu nhẹ sẽ giúp người thưởng thức đỡ ngán khi ăn các món thịt kho, thịt đông hay bánh chưng và dịp tết.
Dưa hành được bán rất nhiều tại các siêu thị các cửa hàng ngoài chợ được rất nhiều người tiêu dùng tin tưởng lựa chọn đặc biết bảo quản dễ dàng trong tủ lạnh với thời gian dài trong tết.
Thịt đông (Jellied meat/ Aspics)
Món thịt đông là một món ăn vô cùng tuyệt vời đối với những ngày tết se lạnh tại miền Bắc. Chỉ với vài bước trong khâu chuẩn bị và chế biến sẽ có được món ăn tuyệt vời để thưởng thức cùng bạn bè và người thân.
Đối với mỗi một vùng sẽ chế biến từ những nguyên liệu khác nhau như thịt lợn, thịt gà,…Phần nhiều đa số thường làm từ thủ lợn, mũi, tai thêm chút mộc nhĩ, nấm hương, hạt tiêu được nấu kỹ
Sau khi được nấu kỹ đổ ra bát và cất trong tủ lạnh giúp ăn dần trong dịp tết có thể kết hợp với cơm và dưa hành. Theo truyền thống ngày xưa nồi thịt đông được bắc khỏi bếp đặt ra ngoài trời để lấy thêm hương cái rét đất trời trong dịp tết giúp tăng thêm hương vị món ăn
Món ăn này thể hiện sự giàu sang phú quý, nếu thiếu món thịt đông sẽ mất đi phong vị, tinh tế của tết
Giò (Vietnamese pork sausage)
Giò chả không còn quá xa lợi với đời sống hàng ngày. Đĩa giò trong ngày tết đem tới sự đặc biệt thể hiện biếu tượng cho phúc lộc đem tới cho gia đình. Thông thường giò chả thường được cắt miếng bày thành hoa rất đẹp mắt được xếp trên đĩa và xếp vị trí trung tâm mâm cơm ngày tết.
Giò đem tới hương vị hấp dẫn với mùi thơm của thịt kết hợp các loại gia vị, mắm muối. Khi ăn kèm với dưa muối càng tăng thêm mùi vị đậm đà giúp hương vị tết thêm tình nghĩa cùng gia đình và người thân
Cỗ Tết có 3 loại giò quen thuộc: giò bò, giò lụa và giò xào. Đặc biệt nhất là món giò xào đây là món ăn xuất hiện nhiều nhất quan trọng trong ngày tết.
Món ăn ngày tết miền Trung
Thịt bò kho (braised beef)
Thịt bò kho cũng là một món ăn luôn hiện diện trên mâm cỗ sum vầy mỗi dịp tết. Món thịt bò kho miền trung với hương vị tuyệt vời và điểm nhấn khó phai đối với ẩm thực miền Trung
Để chế biến món thị bò kho bước chuẩn bị nguyên liệu vô cùng quan trọng. Phần thịt nạm bò được ướp vô cùng khéo léo cùng với vị thơm của gia vị mắm muối buộc lại bằng lạt rồi chiên sơ qua và đặc biệt thêm 1 chút nước cốt tỏi giúp thịt mềm khi ăn.
Phần thịt được chế biến qua cho vào nồi nước đã nấu sôi được nêm sẵn tương và gia vị và một ít gừng, quế. Đun nhỏ lửa đến khi thịt chín mềm, gỡ lạt và cắt thịt thành khoanh. Bày và trang trí trên đĩa.
Dưa món
Đặc trưng của người miền bắc là dưa hành thì món ăn không thể thiếu trong mâm cơm người miền Trung đó là dưa món. Món ăn được chế biến khá cầu kỳ và tốn rất nhiều thời gian để tạo được đầy sắc
Nguyên liệu sử dụng rất dễ dàng tìm là sử dụng như củ cải, cà rốt, dưa leo, đu đủ, củ kiệu,… kết với với các loại gia vị đặc biệt tạo nên món ăn ngon hấp dẫn
Khi thưởng thức những lát bánh tét dẻo mềm mà kết hợp thêm với món dưa món giòn giòn, chua chua và vị cay cay đem tới hương vị riêng chỉ có tại Miền Trung thân thương.
Nem chua (fermented pork roll)
Nem chua một món ăn không còn quá xa lạ với mỗi người dân Việt Nam trên khắp mọi vùng miền. Khi tới tới đối với mỗi người dân miền Trung món ăn này không thể thiếu trong mâm cơm ngày tết.
Phần nguyên liệu được chọn lựa kỹ lưỡng cẩn thận đảm bảo vệ sinh an toàn với sức khỏe.
Nem chua được làm từ thịt heo, bì heo, ướp muối, tiêu, ớt xắt, gói trong lá ổi, thêm thính gạo, để chua trong tầm vài hôm tùy vào điều kiện thời tiết có thể sử dụng được.
Nem chua miền Trung thường có hình dáng mịn màng, hương vị dịu nhẹ và đặc biệt với vị cay đặc trưng của người miền Trung.
Xôi gấc (steamed momordica glutinous rice)
Theo quan niệm của người miền Trung xưa màu đỏ là màu của may mắn, màu của hạnh phúc lứa đôi. Món xôi gấc thường xuất hiện nhiều trong các dịp lớn như ngày rằm, ngày lễ, ngày Tết.
Phần chuẩn bị gạo được chú ý đặc biệt cần lựa chọn những hạt gạo nếp ngon và được trộn với gấc tươi rồi cho vào nồi hấp cho đến kih
Sau khi được đun chín thì xôi sẽ có màu đỏ tươi rất đẹp và hấp dẫn với màu đỏ của gấc. Ngoài ra với hương thơm từ gạo nếp dẻo cùng vị thơm của gấc giúp người ăn lôi quấn đặc biệt không thể rời mắt
Món ăn ngày tết miền Nam
Bánh tét (Cylindric glutinous rice cake)
Bánh chưng là bánh đặc trưng của người miền bắc thì miền nam đặc trưng là món bánh tét vào dịp lễ tết.
Bánh tét trong miền có nhiều loại khác nhau có thể là bánh tét chay, bánh tét mặn, bánh tét thập cẩm,…đối khi kết hợp với lạp xưởng và trứng muối tạo thêm nhiều hương vị khác nhau.
Nguyên liệu truyền thống để gói cũng giống như bánh chưng chỉ khác nhau là chiếc bánh tét được gói theo dạng dài giống chiếc giò và khi thưởng thức sẽ cắt thành từng lát và thưởng thức cùng kiệu chua để tăng thêm hương vị đặc biệt.
Thịt kho nước dừa (Braised pork in coconut juice with eggs)
Ở miền Bắc món thịt đông được coi là món ăn không thể thiếu thì món thịt kho trong miền nam là mó không thể thiếu trong mâm cỗ ngày Tết. Ý nghĩa món thịt kho biểu hiện hài hòa cho tính hài hòa âm dương, sự vuông tròn cho cả năm.
Bước lựa chọn nguyên liệu vô cùng quan trọng nên lựa chọn miếng thị ba chỉ có cả phần mỡ và thịt tạo độ mềm, ngậy khi thưởng thức.
Thường để nồi thịt kho được thơm ngon người cho thêm hột vịt (trứng vịt) để tăng hấp dẫn. Nước dừa tạo vị ngọt bùi cho miếng thịt tạo hương vị đặc biệt. Đun nhỏ lửa cho đến khi nước dùng săn và miếng thịt cùng trứng có màu vàng nâu là được
Nồi thịt nước dừa thấm đẫm với màu vàng óng giúp ăn dần trong tết ăn kèm với cơm, bánh tráng và kiệu muối trong ngày tết tạo hương vị khó quên.
Canh khổ qua (pork stuffed bitter cucumber)
Canh khổ một món ăn với vị thanh mát được rất nhiều người miền Nam. Món canh với ý nghĩa cầu mong mọi cơ cực và khó khăn đi qua và mong đợi điều thuận lợi may mắn một năm mới đối với gia đình.
Tuy món ăn này có vị hơi đắng nhưng cực kỳ tốt với sức khỏe với khả năng giảm cholesterol và giúp điều trị bện tin mạch và cung cấp thêm các Vitamin, chất xơ trong những ngày Tết.
Canh khổ qua được chế biến dễ dàng chỉ cần lựa chọn những trái khổ qua tươi lấy hết hạt bên trong ruột sau đó dùng hỗn hợp thịt băm nhuyễn trộn cùng nấm mộc nhĩ, bún tàu và các loại gia vị khác được nhồi bên trong. Sau đó được nấu chín cùng nước xương hầm và múc ra bát tô làm tô điểm cho mâm cơm ngày tết.
Một số tên gọi khác các món ăn ngày tết bằng Tiếng Anh
Mứt: Dried candied fruits.
Củ kiệu: Pickled small leeks.
Chả nem: Spring rolls.
Canh măng: Dried bamboo shoot soup.
Lạp xưởng: Chinese sausage.
Chân giò lợn: Pig trotter.
Mứt: Dried candied fruits.
Mứt gừng: Ginger jam.
Chúc mọi người có một dịp tết vui vẻ hạnh phúc bên gia đình!
Cập nhật thông tin chi tiết về 10 Món Ngon Ngày Tết Việt Nam Mà Du Khách Không Thể Bỏ Qua trên website Raffles-hanoi.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!