Bạn đang xem bài viết 11 Món Ăn Cho Quý Ông Mắc Bệnh “Khó Nói” được cập nhật mới nhất trên website Raffles-hanoi.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Yếu sinh lý là tình trạng khá phổ biến hiện nay ở nam giới, nhất là lứa tuổi trung niên. Điều này không chỉ ảnh hưởng đến tâm lý của các quý ông mà còn đe dọa hạnh phúc gia đình. Vậy làm thế nào để đem lại sự mạnh mẽ, tự tin cho phái mạnh và đảm bảo hạnh phúc gia đình, giúp nâng cao chất lượng cuộc sống của họ?
Cá chạch kho: cá chạch 200g, mổ bỏ ruột, kho với gia vị, ăn liền trong nửa tháng. Công dụng: chữa liệt dương, xuất tinh sớm.
Lươn sấy khô: lươn hấp chín, sấy khô, tán bột viên thành hoàn. Công dụng: ôn vị tráng dương, chữa liệt dương, yếu sinh lý.
Cá chạch nấu canh chua: cá chạch 200 – 300g, cà chua 100 – 150g. Cá làm sạch nhớt, bỏ ruột, rán qua. Cà chua rửa sạch thái miếng. Phi thơm hành, cho cà chua vào đảo đều, thêm nước, gia vị, nước sôi cho cá vào nấu canh. Ăn trong bữa cơm. Hoặc có thể thay bằng kho, nướng với gia vị thích hợp. Món này rất tốt cho người liệt dương, yếu sinh lý.
Canh tôm cá chạch: cá chạch 200g, tôm tươi bóc vỏ 100g, thêm gia vị và nước vừa đủ. Đun to lửa cho chín, sau đun nhỏ lửa đến nhừ. Ăn vào bữa cơm tối. Dùng thích hợp cho nam giới di tinh, liệt dương.
Ngài tằm: 7 con, bỏ đầu, chân, cánh, sao vàng. Tôm he bóc vỏ 20g. Hai thứ giã nát, trộn đều với 2 quả trứng gà rồi rán hoặc hấp, ăn thường xuyên. Ngài tằm vị mặn, tính ấm, bổ thận, tráng dương, cường tinh, dùng cho người liệt dương, di tinh, tiểu đêm.
Hến xào lá hẹ: thịt hến 300g, lá hẹ 100g, dầu ăn 50ml, gia vị vừa đủ. Hến luộc lấy phần thịt. Lá hẹ rửa sạch thái khúc. Đổ dầu vào chảo, đun nóng, cho hến vào xào, thêm gia vị rồi cho lá hẹ vào, đảo đều với hến trong 5 phút, bắc ra ăn nóng. Công dụng: chữa dương nuy, ít tinh.
Cháo địa hoàng: địa hoàng khô 50g, gạo tẻ 100 – 150g. Cho gạo vo sạch và địa hoàng vào nồi, đổ nước nấu cháo, cháo chín thêm dấm và mật, khuấy đều để nguội ăn. Công dụng: bổ huyết sinh tính, tốt cho người dương nuy, ít tinh.
Yến sào tây dương sâm: tây dương sâm 3g, yến sào 3g. Hầm cách thủy ăn. Dùng cho nam giới suy nhược cơ thể, phế hư cửu khái, mồ hôi trộm, di tinh.
Bột liên nhục, long cốt, ích trí nhân: liên nhục, long cốt, ích trí nhân liều lượng bằng nhau. Tất cả tán thành bột min, trộn đều. Mỗi lần uống 6g khi đói, uống với nước cháo loãng. Dùng cho người hoa mắt chóng mặt, đánh trống ngực, tim không đều, mỏi mệt, di tinh di niệu.
Cháo thịt bò: thịt bò thái lát mỏng 100g, gạo tẻ 100g, gừng tươi một lát giã dập, hành hoa, bột gia vị, mắm muối tiêu vừa đủ. Gạo vo sạch cho vào nồi, đổ nước vừa đủ nấu cháo, cháo chín cho thịt bò vào đun thêm một lát, cho gừng tươi, hành hoa, mắm muối hạt tiêu vào đảo đều, ăn nóng. Dùng tốt cho nam giới suy nhược cơ thể, đau lưng mỏi gối, sinh lý kém.
Vỏ hến nung, hoàng bá sao: Đem 2 nguyên liệu với liều lượng bằng nhau tán bột mịn, ngày uống 2 lần, mỗi lần 10 – 15g. Công dụng: chữa di tinh, đái đục.
4 Món Ăn Tốt Cho Người Mắc Bệnh Viêm Xoang
Bệnh viêm xoang ngày càng phổ biến ở nước ta, bệnh gây nên những triệu chứng khó chịu làm ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày của người bệnh. Ngoài việc điều trị bằng thuốc, chúng ta có thể sử dụng các món ăn – bài thuốc để hỗ trợ điều trị cũng như phòng bệnh viêm xoang. Cùng tham khảo 4 món ăn sau đây:
1. Món canh táo đỏ trị viêm xoang
Từ xa xưa món canh táo đỏ đã được sử dụng để điều trị viêm xoang. Nhờ thành phần có nhiều protein, canxi, sắt và các loại vitamin như A, C, B1, B2, carotene. Những thành phần này giúp bổ khí huyết, hồi phục sức khỏe, chống dị ứng, bổ máu, thông mũi nhanh…
Cách chế biến: Bạn chuẩn bị 10 quả táo đỏ thêm vào một lượng nước vừa đủ rồi đun sôi, chắt lấy nước uống. Mỗi ngày chia làm 3 lần uống, các triệu chứng viêm xoang sẽ giảm hẳn sau khi bạn uống đều đặn khoảng vài tuần.
2. Cháo tía tô tốt cho người bị viêm xoang
Để giảm triệu chứng bệnh viêm xoang, người bệnh nên bổ sung vào chế độ ăn cháo tía tô. Vì theo Đông y, lá tía tô và hạt tía tô có tác dụng trị ho, nghẹt mũi và cảm mạo rất tốt.
Cách làm: Đầu tiên chúng ta cần làm sạch cá, bỏ ruột và cho vào nồi đun sôi khoảng 10 phút thì vớt cá ra. Vò gạo thật sạch rồi cho gạo vào nước cá để nhỏ lửa ninh nhừ gạo. Phần cá thì lọc lấy thịt bỏ xương, sau đó phi thơm hành và cho thịt cá vào đảo đều sao cho thịt cá thật thơm và hơi vàng. Khi cháo đã nhừ thì bạn cho cá vào khuấy đều và cho gia vị vừa ăn. Khi cháo đã sôi lại thì bạn cho lá tía tô đã thái nhỏ vào và ăn khi đang còn nóng.
3. Canh gừng trị viêm xoang
Theo y học cổ truyền, gừng là dược liệu có tính ấm, hơi cay, giúp các triệu chứng viêm xoang như ho, nghẹt mũi, rát cổ thuyên giảm nhanh chóng. Ngoài ra, gừng còn giúp cơ thể tăng cường sức đề kháng chống lại bệnh tật.
Để điều trị viêm xoang bằng món canh gừng, chúng ta cần thực hiện như sau: Dùng 10 gam gừng sấy khô và 20 gam cam thảo đem sắc lấy nước uống. Mỗi ngày dùng 1 thang, chia làm 2 lần uống vào buổi sáng và buổi tối.
Ngoài ra, bạn cũng có thể dùng gừng và hành củ giã nhuyễn, lọc lấy nước và trộn chung với nhau rồi dùng nước này nhỏ mũi. Mỗi ngày nhỏ đều đặn 3-5 lần và nhỏ liên tiếp trong vòng 1-2 tuần các triệu chứng bệnh viêm xoang sẽ giảm đi trông thấy.
Món bồ câu hầm thuốc bắc sử dụng các vị thuốc Đông y nên có tác dụng giúp bổ khí, trừ hàn, làm thông thoáng lỗ mũi, rất tốt cho người bị viêm mũi, viêm xoang có thể chất hư nhược, phong tà xâm nhập. Để trị viêm xoang bằng món bồ câu hầm thuốc bắc bạn có thể thực hiện theo cách sau:
Chuẩn bị: Chim bồ câu 1 con, Hoàng kỳ 60g, tân di 9g, bạch truật 9g, đại táo 12g, gừng tươi và gia vị vừa đủ.
Chế biến: Chim bồ câu làm sạch chặt từng miếng vừa ăn; tân di gói trong túi vải; đại táo bỏ hạt; các vị còn lại rửa sạch, thái phiến nhỏ vừa. Cho tất cả nguyên liệu đã chuẩn bị vào nồi hầm kỹ, thêm gia vị, ăn nóng trong ngày.
Ngoài việc bổ sung những món ăn trị viêm xoang nói trên, người bệnh cần lưu ý bổ sung thêm nhiều nước, thực phẩm giàu vitamin C, thực phẩm chứa chất béo omega-3… Đồng thời, nói không với rượu bia, các đồ uống có ga cafe và một số chất kích thích khác; Tránh các thực phẩm có thể gây dị ứng như thịt bò, cua, tôm, nghêu, sò…
Các món ăn nói trên đều rất bổ dưỡng và có tác dụng hỗ trợ điều trị chứng viêm mũi, viêm xoang hiệu quả. Tuy nhiên để điều trị dứt điểm bệnh, người bệnh vẫn cần sử dụng đúng thuốc phù hợp với từng giai đoạn bệnh khác nhau.
10 Món Cháo Thơm Ngon, Bổ Dưỡng Giúp Cho Quý Ông Luôn “Vui”
Cháo tắc kè tươi: tắc kè sống (còn đủ đuôi) 5 con, gạo tẻ 200 – 300g. Tắc kè làm sạch dùng rửa lại bằng rượu bỏ đầu, băm vụn, thêm rượu dầu ăn muối, hành sống, bột tiêu; ướp đậy kín để 20 phút. Gạo tẻ nấu cháo chín nhừ. Cho tắc kè đã ướp vào, khuấy đều, đậy vung, đun sôi 5 – 10 phút là được. Tác dụng bổ thận định suyễn ích tinh tráng dương Dùng cho các trường hợp hen suyễn di tinh liệt dương, thiểu năng dục tính.
Cháo nhục dung thịt dê: nhục thung dung 10 – 15g, thịt dê 80g, gạo tẻ 100g. Nhục thung dung hãm sắc lấy nước; thịt dê băm nhỏ, nấu với gạo thành cháo với nước nhục dung. Khi cháo chín nhừ cho thêm hành tươi thái lát gừng tươi đập dập băm nhỏ và các gia vị thích hợp khác, chia ăn vài lần trong ngày. Dùng cho các trường hợp thận dương hư, di tinh liệt dương…
Cháo thỏ ty tử: thỏ ty tử 30 – 60g, gạo tẻ 100g. Thỏ ty tử sắc hãm lấy nước, bỏ bã. Gạo nấu cháo với nước sắc thỏ ty tử thêm nước cho vừa đủ; khi cháo được thêm đường. Dùng cho các trường hợp thận hư đau lưng liệt dương di tinh di niệu
Cháo sơn thù: sơn thù du 20g, gạo tẻ 100g, nấu cháo, khi cháo chín nhừ thêm đường trắng khuấy tan đều. Dùng cho các trường hợp ù tai hoa mắt chóng mặt di tinh di niệu, tự hãn.
Cháo hải mã: cá ngựa 2 – 6 con, gạo tẻ 60 – 80g. Nấu thành cháo, thêm gia vị thích hợp. Dùng cho các trường hợp liệt dương.
Cháo hải cẩu thận: hải cẩu thận 30g, gạo tẻ 50g. Hải cẩu thận thái lát, đem nấu cháo cùng với gạo tẻ; khi cháo được thêm mắm muối gia vị. Cho ăn vào bữa điểm tâm sáng. Dùng cho các trường hợp liệt dương vô sinh
Cháo chim sẻ: chim sẻ 5 con, kê 200 – 300g. Chim sẻ làm sạch nướng chín, thái nhỏ, đem nấu với kê thành cháo. Khi cháo chín, cho thêm 3 củ hành sống (đã thái mỏng), gia vị muối tiêu đảo đều. Cho ăn khi đói. Dùng cho người suy nhược cơ thể đau lưng mỏi gối, di tinh liệt dương…
Cháo hẹ: hẹ tươi 60g, gạo tẻ 100g. Trước tiên nấu cháo gạo tẻ, cháo được cho hẹ, muối khuấy đều. Dùng cho bệnh nhân liệt dương di tinh.
Cháo hạt hẹ: hạt hẹ 200g gạo lứt 300g. Nấu cháo, lọc gạn lấy nước, chia 3 lần uống trong ngày. Dùng cho bệnh nhân mệt mỏi suy nhược, di tinh di niệu.
Cháo thận hươu: thận hươu 1 đôi nhục thung dung 60g, gạo tẻ 200g. Thận hươu bỏ màng mỡ thái nhỏ; nhục thung dung tẩm rượu để qua 1 đêm, cạo bỏ các nếp vỏ, cắt lát. Đem gạo nấu cháo, khi cháo chín cho lộc hươu, nhục thung dung, hành, muối tiêu, gia vị tiếp tục nấu chín nhừ. Tác dụng bổ nguyên dương ích khí tăng lực. Dùng cho các trường hợp suy nhược cơ thể thiểu năng dục tính.
Món Ăn Rẻ Tiền, Dễ Làm Là ‘Thần Dược’ Cho Quý Ông ‘Yếu Pin’
Chất lượng chuyện tình dục đóng vai trò rất quan trọng đối với hạnh phúc lứa đôi. Tuy nhiên, với áp lực công việc và các nguyên nhân khác đã khiến nhiều quý ông bị yếu sinh lý dẫn đến “cuộc yêu” không được như ý.
Khi bị yếu sinh lý, bên cạnh luyện tập thể dục thể thao thường xuyên, sinh hoạt điều độ thì nam giới cần chú ý đến dinh dưỡng trong bữa ăn hàng ngày. Cụ thể, bữa ăn phải đảm bảo đủ các dưỡng chất để quý ông trở nên sung mãn hơn.
Có rất nhiều thực phẩm tốt để cải thiện tình hình sinh lý cho quý ông như: trai, giá đỗ, hàu, lươn, thịt ngỗng…
Canh thịt vịt nấu nấm hương
Những món ăn như thịt gà, thịt bò, đặc biệt là thịt vịt rất giàu hormone có thể thúc đẩy phân chia tế bào, gia tăng chất lượng tinh trùng ở mức tối ưu, cải thiện tình trạng yếu sinh lý ở nam giới.
Đem xào săn miếng thịt, rồi cho các nguyên liệu khác vào nồi hầm trong 30 phút cho mềm. Có thể ăn canh riêng hoặc ăn với cơm hàng ngày. Món ăn này có tác dụng bổ thận tráng dương cho phái nam, cải thiện rõ rệt tình trạng yếu sinh lý.
Món tôm nõn xào lá hẹ
Tôm có chứa rất nhiều chất dinh dưỡng và vitamin, kết hợp xào cùng lá hẹ có tác dụng tán ích, hành khí, bổ dương, tăng cường sinh lực cho đàn ông.
Dùng dầu vừng xào tôm nõn to lửa, đảo cho tôm chín đều, khi chín cho thêm gia vị mắm muối vừa đủ và cuối cùng cho rau hẹ đã thái nhỏ. Món này thích hợp ăn chung với cơm hàng ngày. Cần ăn liên tục 7 ngày.
Theo Đông y , hến có tên gọi là nghiên nhục, thịt hến có vị ngọt mặn, tính hàn, không độc. Người thường xuyên ăn hến sẽ giúp nhuận tràng, mát gan, thanh nhiệt, giải độc, lợi tiểu… Đặc biệt với quý ông có vấn đề về sinh lý thì hến là thực phẩm giúp lấy lại bản lĩnh phái mạnh.
Hẹ rửa sạch, hến luộc chín gỡ lấy thịt, lọc lấy nước luộc hến,bỏ vỏ.
Cà chua thái nhỏ, rau răm rửa sạch thái nhỏ.
Hến xào với một chút hành khô đã thái nhỏ, sau đó cho thêm cà chua, dứa vào xào qua cùng hến, nêm gia vị vừa ăn.Thêm khoảng 1 bát nước (500ml) vào đun sủi, cho rau răm và hẹ thái nhỏ vào canh sau khoảng 1 phút thì tắt bếp.
Món canh hến nên ăn với cơm, ăn liên tục khoảng 2-3 lần một tuần trong vòng 2 tháng để có kết quả tốt nhất.
Thịt ngỗng trắng ninh với câu khởi tử và quả dâu:
tư âm giáng hỏa, dưỡng huyết bổ huyết, làm chắc thận, bồi bổ tinh tủy: ngỗng trắng 1 con, cẩu khởi tử 50g, quả dâu 50g, các gia vị gừng, hành, muối gia vị, rượu, mỗi thứ lượng vừa đủ. Làm thịt ngỗng, moi bỏ nội tạng, rửa thật sạch, rửa sạch cẩu khởi tử và quả dâu, chặt thịt ra thành miếng vuông khoảng 3cm, cho vào nồi sành cùng với các gia vị. Đem ninh nhừ thịt là được. Ăn với rau ghém.
Cháo thịt ngỗng phục linh:
liệt dương, xuất tinh sớm, kinh nguyệt không điều hòa, lãnh đạm tình dục: thịt ngỗng quay 100g, phục linh 20g, nấm hương đã ngâm nở 25g, chân giò hun khói đã chín 15g, nước luộc thịt ngỗng 1.000g, gạo nếp 100g. Các gia vị gừng sống, bột hành, rượu, muối gia vị, dầu vừng, bột hồ tiêu, mỗi thứ lượng vừa đủ: thịt ngỗng thái nhỏ, phục linh nghiền thành bột, nấm hương thái nhỏ, thịt chân giò hun khói cũng thái nhỏ.
Gạo nếp đem vo sạch để ráo nước, cho vào trong nồi sành, đổ nước luộc thịt ngỗng vào khi cháo chín cho thịt ngỗng, nấm hương, chân giò hun khói và các gia vị trên vào nấu thành cháo, lại tưới dầu vừng vào, rắc bột hạt tiêu lên là được, mỗi lần ăn 1 bát, chia ra mấy lần ăn hết trong ngày.
Lươn nấu gân bò
Lươn chà xát với muối hạt hoặc cát để sạch chất nhớt. Sau đó, rạch dọc phần bụng, tách bỏ phần ruột. Rửa lươn với nước, để ráo rồi xắt thành khúc khoảng 5-6cm. Gân bò rửa sạch, xắt khúc vừa ăn.
Cho gân bò, đương quy, đảng sâm vào nồi đất, nấu khoảng 20 phút. Tiếp đến, cho lươn và một ít gia vị vào nấu đến khi vừa chín tới là món ăn hoàn thành.
Thưởng thức món ăn ngay khi còn nóng sẽ thơm ngon hơn. Món lươn nấu gân bò có tác dụng bổ thận, tráng dương, mạnh gân cốt,… giúp quý ông tăng cường sinh lực cho “chuyện ấy” thêm mặn nồng.
Món lươn nấu gân bò có tác dụng bổ thận, tráng dương, mạnh gân cốt,… giúp quý ông tăng cường sinh lực cho “chuyện ấy” thêm mặn nồng. Ảnh: Internet
Lươn nấu sữa
Xương gà rửa sạch với nước muối pha loãng, cho vào xoong và thêm nhiều nước. Hầm xương gà khoảng 30 phút rồi lọc lấy nước.
Lươn làm sạch với muối hạt hoặc cát để khử hết chất nhớt và mùi tanh. Sau đó, rạch dọc bụng lươn, tách bỏ ruột, rửa sạch lần nữa rồi xắt thành khúc vừa ăn; khoai tây gọt vỏ, rửa sạch, xắt miếng dày.
Xào lươn nhanh chóng với bơ. Sau đó, cho lươn và khoai tây vào nước hầm gà, nấu đến khi nguyên liệu mềm thì nêm nếm gia vị vừa ăn. Cuối cùng, cho sữa vào và nấu thêm 2 phút nữa là món ăn hoàn thành. Lưu ý: Không nên nấu quá lâu, sữa sẽ bị nổi bọt.
Múc lươn ra tô, rắc rau mùi lên trên và thưởng thức ngay khi còn nóng sẽ ngon miệng hơn. Món ăn có tác dụng bổ khí huyết, tốt cho người bị rối loạn cương dương do thận hư, cơ thể suy nhược.
Oải Hương (t/h)
Cập nhật thông tin chi tiết về 11 Món Ăn Cho Quý Ông Mắc Bệnh “Khó Nói” trên website Raffles-hanoi.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!