Xu Hướng 6/2023 # 20 Món Ngon Mỗi Ngày Cho Bà Bầu Không Thể Thiếu # Top 9 View | Raffles-hanoi.edu.vn

Xu Hướng 6/2023 # 20 Món Ngon Mỗi Ngày Cho Bà Bầu Không Thể Thiếu # Top 9 View

Bạn đang xem bài viết 20 Món Ngon Mỗi Ngày Cho Bà Bầu Không Thể Thiếu được cập nhật mới nhất trên website Raffles-hanoi.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Đây là món ngon mỗi ngày cho bà bầu an thai, giúp da em bé trắng hồng.

Nguyên liệu:

Cách làm:

Bước 1: Phi thơm hành khô bằm nhỏ, cho lá ngải đã rửa sạch và ráo nước vào xào nhanh tay, nêm gia vị cho vừa miệng.

Bước 2: Khi ngải đã tái cho thêm ½ bát ăn cơm nước vào đợi nước sôi trở lại.

Bước 3: Đập trứng gà vào nồi ngải, đảo đều tay cho trứng quyện với lái ngải tầm 5 phút.

Bước 4: Bạn cho ra đĩa và dùng ngay khi nóng.

2. Trứng gà hấp lá mơ

Món ngon cho bà bầu này giúp nhuận tràng, ổn định men tiêu hóa trong dạ dày.

Nguyên liệu:

2 quả trứng gà ta.

1 nắm lá mơ.

2 miếng lá chuối tươi to bằng tờ giấy A4.

Gia vị cần thiết.

Cách làm:

Đầu tiên bạn rửa sạch lá mơ, thái nhỏ cho vào bát, trộn cùng trứng gà, thêm chút hạt nêm Knorr.

Tiếp theo bạn có thể làm theo 2 cách:

Cho vào bát, hấp vào nồi cơm lúc vừa nảy sang nút warm hoặc hấp cách thủy.

Bắc chảo lên bếp cho ráo nước, trải miếng lá chuối thứ nhất xuống chảo, dàn đều trứng trộn lá mơ lên rồi úp miếng lá chuối thứ 2 lên trên, đậy vung, đun nhỏ lửa cho trứng chín om là ăn được

Cả 2 cách chế biến này đều không dùng đến dầu ăn hay mỡ, rất tốt cho bà bầu vì bà bầu nên hạn chế bớt dầu mỡ.

3. Cật lợn áp chảo – Món ngon mỗi ngày cho bà bầu bổ thận, giảm nguy cơ phù nề cho thai nhi

Nguyên liệu:

1 quả cật lợn khoảng 300 gram.

1 củ gừng.

Hành lá, đường, nước mắm, hạt nêm, muối…

Tiếp theo, bạn làm sạch phần màng trắng phía bên trong quả cật rồi dùng dao có mũi nhọn để khứa những đường xéo nhẹ trên bề mặt quả cật. Sau đó cho cật vào nước lạnh pha muối để rửa lại cho sạch.

Bước 2: Pha một bát nước muối+ gừng rồi cho cật lợn vào ngâm trong khoảng 10 phút để khử mùi hôi của cật và tạo độ giòn cho món ăn. Sau 10 phút thì vớt ra và để cho ráo nước.

Bước 3: Gừng rửa sạch, thái chỉ. Nếu bạn để cả vỏ gừng sẽ thơm hơn.

Bước 4: Sau đó, bạn nhồi gừng vào bên trong quả cật và ướp cật cùng với nước mắm, hạt nêm, đường.

Bước 5: Bắc chảo lên bếp, chảo nóng thì bạn thêm vào 1 chút dầu ăn. Đun sôi dầu rồi thả cật vào,bạn rán cho đến khi quả cật vàng đều 2 mặt.

Bước 6: Sau khi đã áp chảo vàng quả cật thì đổ nước cho ngập quả cật, đun sôi thì vặn lửa nhỏ. Trong lúc đun, thỉnh thoảng bạn lấy thìa hớt bọt rồi nêm thêm vào khoảng nửa thìa đường, tiếp tục đun cho cật cháy cạnh lần nữa và tắt bếp.

7. Gấc hấp đường – Món ngon mỗi ngày cho bà bầu, giúp hình thành thị lực cho bé

Nguyên liệu:

Cách làm gấc hấp đường ngon cho mẹ bầu:

Bước 1: Gấc bạn đem bổ đôi, dùng thìa inox hoặc đeo bao tay nilon cào hết phần hạt gấc bên trong quả gấc ra cái bát tô to rồi cho khoảng 3 thìa canh rượu trắng vào ngâm trong vòng 1h.

Bước 2: Hết thời gian ngâm rượu thịt gấc sẽ nhờ cái nóng của rượu mà tở hết khỏi hạt gấc, lúc này bạn dùng tay đảo và bóp nhẹ lại lần nữa thì thịt gấc sẽ ra sạch sẽ hết.

Bước 3: Khi có thịt gấc bạn đem trộn với 1/2 thìa muối , 2 thìa canh đường vào rồi dùng đũa đánh đều cho đường và muối tan ra hoàn toàn.

8. Canh cua nấu rau mùng tơi

Bạn nên thêm vào thực đơn món ngon mỗi ngày cho bà bầu kiểu này bởi nó phù hợp cho các mẹ bầu muốn giải nhiệt và bổ sung canxi trong thai kỳ.

Nguyên liệu:

300 gram cua đồng.

1 mớ rau mùng tơi.

1 gói bột canh tôm.

Cách chế biến:

Bước 1: Cua làm sạch, giã nhỏ cùng 1 củ hành khô nhỏ và chút muối, lọc lấy nước.

Bước 2: Rau rửa sạch thái nhỏ.

Bước 3: Nước lọc cua nêm thêm bột canh tôm, hạt nêm, đun lửa vừa, vừa đun vừa lấy muôi khuấy nhẹ đến khi gần sôi thì mở vung, đợi nước sôi thì hạ lửa nhỏ, lấy muôi rưới nước cua nóng lên gạch cua cho gạch được cứng và đóng thành bánh rồi thả rau.

Bước 4: Nấu tới khi rau chín mềm là có thể ăn được.

9. Miến cua biển xào

Thường thì các mẹ chọn cho mình những loại thực phẩm giàu dinh dưỡng, nhiều chất canxi như cua, sò, ốc, hến … nhưng ăn nhiều quá sẽ cảm thấy ngán ngẫm với chúng. Đừng lo vì món ngon cho bà bầu này sẽ giúp bạn lấy lại khoái cảm ban đầu bằng sự kết hợp một cách tài tình giữa miến với cua biển.

Nguyên liệu:

1 con cua biển.

1 cuộn miến.

Nấm hương: 1 cái, Mọc nhĩ: 2 cái to.

Các loại rau như: rau răm, rau mùi + Hành khô, hành tươi.

Gia vị cần thiết.

Cách làm món ngon mỗi ngày cho bà bầu từ cua biển và miến:

Bước 1: Bạn đem cua bể rửa thật sạch vỏ, sau đó luộc chín, tách phần thịt cua và nước cua để riêng.

Bước 2: Những vỏ cua cứng không thể mở lấy thịt, ta đun sôi lọc khoảng 2-3 lần, rồi lọc lấy phần thịt còn lại.

Bước 3: Nấm hương + mộc nhĩ ngâm khoảng độ 2h trong trong nước cho đến khi nở hẳn, sau đó vớt ra rá thái mỏng (đều tay).

Bước 4: Đối với miến: ta ngâm trong nước khoảng 30 phút cho mềm, rồi thái nhỏ.

Bước 5: Đem rửa sạch sau thơm.

Bước 6: Đặt chảo lên bếp, phi hành cho mùi thơm bốc lên rồi xào thịt cho thấm dầu, đảo đều tay, sau đó bạn cho lần lượt mộc nhĩ, nấm hương sau khi thái nhỏ vào.

Để có thể xào miến cua mà không bị nát các mẹ nên dùng miếng lót cầm tay nắm ở quai chão xốc nhẹ. Sau khi đun sôi nước luộc cua, rồi đổ vào chảo đun sôi trộn cùng với miến cua.Vậy là đã hoàn thành xong món miến cua bể rồi.

10. Ớt Đà Lạt chua ngọt

Món ngon mỗi ngày cho bà bầu này có cả vị chua, ngọt, cay và mặn. Ớt chứa nhiều vitamin C, đồng thời có tác dụng chống ung thư, kích thích sự thèm ăn. Món này thích hợp cho thai phụ dùng trong thời kỳ đầu.

Nguyên liệu:

500g ớt Đà Lạt.

30g dầu mè.

35g giấm gạo.

40g dầu thực vật, đường, muối, mỗi thứ lượng thích hợp.

Cách làm:

Bước 1: Ớt Đà Lạt rửa sạch, để khô, cắt miếng hình chữ nhật.

Bước 2: Cho dầu vào chảo đun nóng, cho ớt Đà Lạt vào xào chín, cho muối và đường vào xào thêm vài phút, thêm giấm vào trộn đều.

Bước 3: Cuối cùng bạn cho dầu mè vào để món ăn được thơm hơn.

11. Cá chim chua ngọt

Đây là món ngon mỗi ngày dành cho bà bầu có màu sắc đẹp mắt, thịt cá ngon mềm. Cá chim chứa nhiều dinh dưỡng. Ngoài ra, món ăn còn có công hiệu bổ khí, bồi bổ tinh thần. Thai phụ ăn nhiều có lợi cho sức khỏe và sự phát triển của thai nhi.

Nguyên liệu:

500g cá chim tươi.

50g đậu xanh.

50g cà rốt.

50g măng.

50g dầu thực vật.

40g rượu gia vị.

50g hành.

Bột năng hoặc bột bắp hòa nước, đường, giấm, xì dầu, mỗi thứ lượng thích hợp.

Cách làm:

Bước 1: Cá chim bỏ tạp chất, rửa sạch, 2 bên thân cắt thành hình hoa, phết xì dầu và rượu gia vị lên, ướp 30 phút.

Bước 2: Cà rốt, măng tươi rửa sạch, cắt thành hình quân cờ cùng cho vào trong nước sôi với đậu xanh, vớt ra. Lấy hành nhặt, rửa sạch, để khô, cắt nhỏ.

Bước 3: Cho dầu vào chảo, đợi dầu thật nóng, cho cá chim đã ướp vào, chiên đến vàng óng thì lấy ra, để ráo. Dầu còn lại trong nồi cho hành vào phi thơm, đổ nước sôi vào.

Bước 4: Sau khi nấu sôi, cho đường, giấm, cà rốt, măng, đậu xanh vào trộn đều, khi sôi, lấy nước rưới lên cá.

12. Cá diếc hầm – Món ngon mỗi ngày cho bà bầu khỏe manh, bé phát triển toàn diện

Nguyên liệu cần chuẩn bị:

200 gram cá diếc tươi.

50 gram măng khô trắng.

50 gram nấm hương.

40 grạm mỡ heo chín.

20 gram hành và 25 gram gừng

Một ít muối, một chút tiêu hột.

Cách làm:

Bước 1: Cá diếc bỏ vảy, nội tạng, sau đó rửa sạch. Nấm hương dùng nước ngâm cho nở ra, bỏ cuống, rửa sạch, cắt sợi. Măng khô cắt sợi.

Bước 2: Cho mỡ vào nồi đun nóng, chiên sơ 2 mặt cá.

Bước 3: Cho nước sạch vào trong nồi nấu sôi; cho cá, nấm hương, măng khô trắng, hành, gừng vào; dùng lửa lớn nấu sôi; sau đó hạ lửa nhỏ hầm cho đến khi canh trắng, nêm muối, bột ngọt vào.

13. Cá chép chua ngọt

Thêm một món ngon mỗi ngày cho bà bầu có màu sắc tươi sáng, vị chua ngọt, chứa nhiều protein, chất khoáng và vitamin. Phụ nữ mới mang thai ăn món này có thể thu được chất dinh dưỡng toàn diện.

Nguyên liệu:

350 gram thịt cá chép tươi

1 quả trứng gà

50 gram tương cà chua

30 gram dầu mè

40 gram rượu gia vị

20 gram tỏi băm

20 gram hành cắt khúc

25 gram gừng băm

50 gram dầu thực vật

Đường, muối, bột mì, giấm, bột năng hoặc bột bắp.

Cách làm:

Bước 1: Thịt cá chép tươi, nắn thành dạng viên ngói, thêm muối, rượu, gia vị vào trộn đều, ướp 5 phút.

Bước 2: Đập trứng gà vào bát, thêm bột năng hoặc bột bắp và một lượng thích hợp bột mì vào trộn đều thành dạng hồ, đổ lên trên viên cá.

Bước 3: Cho đường, giấm, tương cà chua, hành khúc, gừng, tỏi băm, bột năng hoặc bột bắp và một lượng nước thích hợp vào trong bát, hòa đều thành dung dịch chua ngọt.

Bước 4: Cho dầu vào chảo, đun dầu nóng lên, cho viên cá vào chiên cho đến khi cá vàng óng, hạ nhỏ lửa chiên, chín, vớt ra.

Bước 5: Cho tiếp hỗn hợp chua ngọt đã pha chế vào đun sôi.

Bước 6: Cho viên cá đã chiên chín vào, thêm lượng thích hợp dầu nóng vào xào qua, rồi rưới dầu mè lên.

Bước 7: Trưng cá ra ra đĩa và trang trí theo ý thích với món ngon mỗi ngày cho bà bầu này.

14. Gỏi gà và giá đậu

Đây là món ăn ngon cho bà bầu có màu sắc bắt mắt, hấp dẫn và thơm ngon.

Nguyên liệu cần thiết:

250 gram thịt gà chín bỏ xương.

100 gram giá đậu xanh.

15 gram tỏi giã nhuyễn, xì dầu, đường, muối, giấm, bột ngọt, mỗi thứ lượng thích hợp.

30 gram tương ớt.

Cách làm:

Bước 1: Thịt gà cắt sợi. Giá đậu rửa sạch, ngắt bỏ 2 đầu, dùng nước sôi chần qua.

Bước 2: Sau đó vớt ra, thêm một ít muối trộn đều, trải ra cho nguội, cho vào bát lớn, xếp thịt gà lên mặt. Xì dầu, tương ớt, tỏi giã nhuyễn, giấm, bột ngọt, đường… hòa thành nước gia vị. Sau đó, rưới lên thịt gà.

15. Canh gà hạt sen món ăn dinh dưỡng cho bà bầu

Nếu thai phụ thường bị sinh non, khi mang thai có hiện tượng không muốn ăn, đau lưng hoặc bụng dưới trì xuống, nặng nề, có thể ăn loại canh này để bổ máu, an thai.

Nguyên liệu:

16. Cơm nấu nước trái cây thập cẩm

Món ngon mỗi ngày cho bà bầu này cung cấp dinh dưỡng toàn diện, chứa nhiều loại chất như protein, vitamin A, vitamin B1, vitamin B2, vitamin D, vitamin C, canxi, phốt pho, sắt…

Nguyên liệu:

250 gram gạo.

250 gram sữa bò.

Một lượng đường thích hợp.

100 gram táo cắt thành hình quân cờ, 25 gram dứa cắt hình quân cờ.

25 gram mứt táo cắt hình quân cờ.

25 gram nho khô, 25 gram quả mơ xanh cắt hình quân cờ.

25 gram hạt đào nghiền vụn, 15 gram sốt cà chua, 15 gram bột ngô.

Cách làm:

Bước 1: Gạo vo sạch, thêm sữa bò và lượng nước thích hợp vào nấu thành cơm nhão, rồi cho lượng đường thích hợp vào trộn đều.

Bước 2: Sốt cà chua, táo, mứt táo, dứa, nho khô, mơ xanh, hạt đào tất cả cho vào nồi, thêm đường, lượng nước thích hợp vào, nấu sôi, dùng bột năng hay bột bắp trộn đều, chế thành sa tế thập cẩm.

Bước 3: Cơm cho vào trong bát, úp vào trong đĩa lớn, rưới sa tế thập cẩm lên.

17. Gà nấu lạc rang – Món ngon mỗi ngày cho bà bầu không thể bỏ qua

Nguyên liệu:

250 gram thịt ức gà.

100 gram nhân lạc rang.

Một ít muối.

20 gram hành cắt nhuyễn.

50 gram ớt Đà Lạt ngâm.

50 gram mỡ heo chín.

40 gram rượu gia vị, đường, giấm, xì dầu, bột năng hoặc bột bắp hòa nước nước dùng, mỗi thứ lượng thích hợp.

Cách thực hiện:

Bước 1: Thịt gà thái miếng vừa ăn, thêm muối, bột năng hoặc bột bắp hòa nước vào trộn đều để riêng.

Bước 2: Đường, giấm, xì dầu, rượu gia vị, bột năng hoặc bột bắp hòa nước, muối, canh thịt hòa thành chất hỗn hợp.

Bước 3: Đun nóng dầu, cho gà vào xào, cho ớt Đà Lạt ngâm đã cắt nhỏ vào.

Bước 4: Khi có mùi thơm, đổ chất nước hỗn hợp vào, rắc hành hoa, nhân lạc vào đảo đều vài phút.

18. Thịt bò xào dưa chua thực đơn dinh dưỡng cho bà bầu

Thịt bò mềm thơm, giàu dinh dưỡng. Phụ nữ ở thời kỳ mới mang thai ăn có thể thu được chất dinh dưỡng toàn diện, nhất là có lợi cho sự phát triển các cơ quan như: hệ thần kinh, xương của thai nhi.

Nguyên liệu:

250g thịt bò.

250g dưa chua.

50g dầu thực vật, đường, xì dầu, bột năng hoặc bột bắp nước, muối, mỗi thứ lượng thích hợp.

Cách làm:

Bước 1: Thịt bò rửa sạch, băm nhuyễn, thêm xì dầu, bột năng hoặc bột bắp và dầu vào trộn đều.

Bước 2: Dưa chua rửa sạch, vắt hết nước, cắt nhỏ để sẵn. Cho dầu vào trong chảo, nấu nóng lên, cho thịt bò vào xào chín, vớt ra đĩa.

Bước 3: Cho dầu vào chảo đun nóng, cho dưa chua vào xào, thêm đường và một ít muối. Cho thịt bò vào trộn đều.

19. Trứng cút mộc nhĩ trắng

Mộc nhĩ trắng có công hiệu bổ âm, bổ dạ dày, bổ phổi, bổ não… trứng cút bổ khí, lợi máu, thân, bổ não, hạ mỡ, hạ huyết áp, 2 loại này hợp lại có tác dụng bồi bổ cơ thể ở thời kỳ mới mang thai, có lợi cho sự phát triển của thai nhi.

Nguyên liệu:

Để nấu món ăn ngon cho bà bầu này bạn cần thực hiện:

Bước 1: Mộc nhĩ trắng ngâm nước, lặt bỏ cuống, cho vào bát, đổ nước sạch vào, đem hấp. Còn trứng cút luộc chín, bóc vỏ.

Bước 2: Cho nước sạch, đường phèn vào nồi nấu sôi, sau khi đường phèn tan hết cho mộc nhĩ trắng, trứng cút vào, vớt bỏ bọt là có thể dùng.

20. Trứng gà xào đậu non thực đơn cho bà bầu

Món ngon mỗi ngày cho bà bầu này gồm trứng có tác dụng bổ âm, làm tươi nhuận, bồi dưỡng máu…Củ năng có tác dụng thanh nhiệt. Thai phụ ở thời kỳ đầu ăn sẽ thu được chất dinh dưỡng toàn diện và có lợi cho sự hình thành, phát triển các cơ quan của bào thai.

Nguyên liệu:

200g trứng gà.

50g đậu Hà Lan non.

50g củ năng.

30g jambon chín.

300g cánh gà.

40g dầu thực vật.

30g rượu gia vị, bột năng hoặc bột bắp, bột ngọt, muối, mỗi thứ một lượng thích hợp.

Cách làm:

Bước 1: Đậu Hà Lan non nhặt, rửa sạch, trần sơ nước sôi, để nguội; jambon cắt nhuyễn, củ năng bỏ vỏ, cắt miếng vừa ăn, muối, rượu gia vị, bột năng hoặc bột bắp, canh gà vào cùng rồi đánh đều.

Bước 2: Đun dầu thật nóng, cho dung dịch trứng đã đánh vào xào nhanh.

Bước 3: Khi món ăn đã có dạng hồ, thêm bột ngọt. Sau đó đổ tất cả ra đĩa, rải jambon, đậu Hà Lan non lên.

Chúc mẹ và các mẹ thật nhiều sức khỏe!

Thực Đơn Cho Bà Bầu Thiếu Máu: Nhanh

Phụ nữ trong giai đoạn sinh sản có nguy cơ thiếu máu rất cao. Khi mang thai, nhu cầu sắt còn tăng lên gấp đôi nhằm cung cấp cho bào thai phát triển. Mỗi ngày mẹ bầu cần cung cấp khoảng 30mg sắt/ngày. Nếu không đủ hàm lượng tiêu chuẩn trên bầu sẽ mắc chứng thiếu máu, ảnh hưởng đến sức khỏe của cả thai nhi.

Đối với các mẹ bầu được xác định thiếu máu do lượng sắt ít sẽ được chỉ định bổ sung 50 – 100mg/ngày. Mẹ có thể bổ sung sắt thông qua viên uống sắt và thực phẩm giàu chất sắt.

Vậy thực đơn cho bà bầu thiếu máu cần bổ sung các loại thực phẩm giàu sắt, đó là những loại nào?

Bà bầu thiếu máu có thể bổ sung các loại thực phẩm giàu sắt như: Các loại thịt có màu đỏ đậm (thịt bò, thịt lợn, thịt cừu,..); Tim, gan; Cá, nghêu, hàu, sò ốc, chai; Lòng đỏ trứng; Các loại đậu, ngũ cốc; Các loại rau màu xanh đậm (súp lơ, bí ngô, cải xoong, cải xanh, mồng tơi, tần ô,…) và trái cây khô.

Trong đó sắt từ động vật hấp thu tốt hơn sắt từ thực vật. Tuy nhiên, không vì vậy mà mẹ bầu chỉ ăn thực phẩm từ động vật mà phải kết hợp cả 2.

Bên cạnh việc bổ sung sắt thì mẹ nên bổ sung axit folic và vitamin C để việc hấp thu chất dinh dưỡng và quá trình tạo máu tốt hơn.

Thực đơn cho bà bầu thiếu máu trong 3 ngày

Lưu ý: Tùy theo nhu cầu và mức ăn của mẹ mà lượng cơm ăn của mỗi người là khác nhau.

Thực đơn cho bà bầu thiếu máu ngày thứ 1

Bữa sáng: Cháo bột yến mạch

Mẹ có thể ăn một bát cháo bột yến mạch giá thành khá cao nhưng sử dụng nhanh, tác dụng tuyệt vời với sức khỏe, cho mẹ nguồn năng lượng dồi dào cho cả ngày. Mỗi sáng chỉ cần 2, 3 thìa bột yến mạch pha với nước sôi mẹ đã có bữa sáng đầy dinh dưỡng, đảm bảo một phần hàm lượng chất sắt cho cơ thể.

Bữa phụ buổi sáng có thể ăn thêm 1 quả chuối hoặc kiwi, đu đủ,…

Bữa trưa: Thịt bò xào súp lơ, canh cá chép

Các mẹ đều biết thịt bò và súp lơ là 2 thực phẩm giàu chất sắt nên có trong bữa chính. Cá là nguồn cung cấp nguồn omega 3 giúp phát triển trí não cho trẻ.

Bữa phụ trong thực đơn cho bà bầu thiếu máu có thể ăn vặt bằng các loại hạt hay trái cây khô cũng khá dồi dào chất sắt.

Bữa tối: Trứng gà luộc, cánh bí đỏ nấu thịt băm

Bữa tối, mẹ có thể ăn uống nhẹ nhàng hơn và đi ngủ sớm:

Trứng gà luộc: 2 quả

Canh bí đỏ nấu thịt băm: 1 bát

Trái cây tùy thích: 300 – 500gr

1 ly sữa nóng trước khi ngủ 1 – 2 tiếng.

Thực đơn cho bà bầu thiếu máu ngày thứ 2

Bữa sáng: Bún/phở

Tùy vào khẩu vị của mỗi người mà chọn ăn bún hay ăn phở, nếu có thời gian mẹ nên tự chế biến tại nhà để đảm bảo vệ sinh. Nếu ăn ngoài thì nên ăn ở các hàng quán sạch sẽ, an toàn vệ sinh thực phẩm.

Phở bò, phở gà, bún chả, bún mọc, bún riêu đều có thể ăn và cung cấp hàm lượng sắt cho cơ thể. Tuyệt đối không nên nhịn bữa sáng.

Bữa trưa:

Bữa xế chiều: Vài miếng cam và hạt khô

Bữa tối

Bữa phụ 1 quả chuối và cốc sữa.

Thực đơn cho bà bầu thiếu máu ngày thứ 3

Bữa sáng Bữa trưa

Bữa phụ: 1 cái bánh bao mặn hoặc ngọt + 1 cốc sữa

Bữa tối

Sau khi ăn 1 – 2 tiếng nên uống 1 cốc sinh tố hoa quả và 1 hộp sữa chua.

Nguồn: chúng tôi

10 Món Ngon Ngày Tết Miền Tây Không Thể Thiếu

Gà sau khi cúng xong sẽ được mang xuống để gia đình cùng nhau thưởng thức, thường thì người ta chỉ cần chặt nhỏ ra rồi chấm với muối tiêu là đủ ngon. Cầu kì hơn, các chị các mẹ sẽ đem chế biến thành món gỏi gà chua chua ngọt ngọt tạo nên hương vị độc đáo của mâm cơm ngày Tết. Thịt gà luộc xé nhỏ, trộn đều với các gia vị, bắp chuối, hành ngò… khiến ai ăn vô cũng đều thích mê.

Các bạn vào xem các video về miền Tây tại youtube của bọn mình

Một món ngon ngày Tết đã được lưu truyền rất lâu mà hễ cứ đến Tết Nguyên đán thì nhà ai cũng có một nồi thật to để ăn. Thịt kho tàu có rất nhiều cái tên khác nhau như thịt kho rịu, thịt kho trứng, thịt kho hột vịt hay thịt kho nước dừa. Và hương vị ở miền Tây thì sẽ đậm đà hơn các vùng miền khác do bàn tay nêm nếm điêu luyện của các mẹ các dì.

Cũng như cái tên, nguyên liệu chính của món ăn này là thịt ba rọi ngon, hột vịt, nước dừa cùng các nguyên phụ khác. Một nồi thịt kho tàu chất lượng là có thịt mềm, không bở, màu cánh gián đẹp mắt. Nước kho sóng sánh trong, không bọt, không đục, độ mặn ngọt vừa phải. Nhìn tô thịt kho phải bắt mắt, món này ngon nhất là ăn với cơm trắng cùng các món dưa ngày Tết.

Miếng thịt vuông cùng hột vịt tròn mang ý nghĩa cầu mong một năm mới mọi sự đều vẹn toàn, vuông tròn. Các thành viên trong gia đình gắn kết, hòa thuận yêu thương nhau.

Canh khổ qua nhồi thịt cũng là một món nhất định không thể thiếu trong mâm cơm ngày Tết miền Tây. Theo quan niệm của ông bà, ăn canh khổ qua vào 3 ngày đầu năm sẽ giúp xua tan xui rủi của cũ, mong cho mọi điều khổ đều qua đi, một năm mới may mắn, tươi sáng hơn sẽ đến, gia đạo được bình an và như ý.

Những trái khổ qua được lựa chọn phải thật tươi xanh, cạo bỏ ruột rồi nhồi thịt xay cùng gia vị vào bên trong. Nấu với nước hầm xương cho đến khi phần vỏ mềm vừa ăn. Gắp miếng khổ qua kèm thịt cho vào miệng, sẽ cảm nhận được vị đắng đắng hòa cùng vị ngọt béo của thịt. Cũng bởi cái vị đắng mà món này bị kén người ăn, tuy nhiên nó giúp giải nhiệt rất tốt cũng như giúp bớt ngán khi ăn nhiều các món thịt mỡ trong mấy ngày Tết.

Nếu bánh chưng là món đặc trưng của ngày Tết miền Bắc thì bánh tét chính là món ngon ngày Tết miền Tây. Chiếc bánh tròn, chắc nịch tượng trưng cho sự ấm no đầy đủ của gia chủ. Ngoài ra, bánh tét được làm từ các lúa nếp cùng các nguyên liệu do người dân trồng được nên nó mang ý nghĩa cảm ơn thần nông đã phù hộ cho bà con có mùa màng bội thu, gia đình ấm no.

Bánh tét thường được gói trước nửa tháng để kịp cúng ông bà tổ tiên hay đem tặng người thân, bạn bè. Ngày nay bánh tét được gói với rất nhiều loại như bánh tét mỡ, bánh tét chuối, bánh tét lá cẩm, bánh tét mật cật, bánh tét chay… loại nào cũng thơm ngon và đẹp mắt.

Khi ăn người ta sẽ cắt bánh thành những khoanh nhỏ vừa ăn, nhìn những khoanh bánh tròn xoe, phần nếp dẻo thơm, phần nhân hấp dẫn khiến ai nấy đều thèm thuồng. Bánh tét sẽ được ăn kèm cùng thịt kho tàu, dưa cải, củ kiệu tôm khô, các nguyên liệu hòa vị với nhau khiến ai ăn rồi đều phải tấm tắc khen ngon.

Để cho các món ăn trong những ngày Tết bớt ngán, người miền Tây thường làm thêm chả giò để ăn kèm. Những chiếc chả giò với nhân thịt, rau củ, phần vỏ được chiên vàng giòn rụm khiến ai thưởng thức cũng phải tấm tắc khen ngon. Nhất là bọn con nít thì chắc chắn sẽ rất thích món này, mỗi lần mẹ chiên là lủm ngay vài cái chạy vòng vòng nhà ăn chơi.

Ngoài ra cũng có những chiếc chả giò chay chỉ toàn rau củ ăn vào thì thơm ngon, đậm đà không kém gì những chiếc bánh nhân thịt, ăn hoài không ngán.

Chả lụa thì rất dễ ăn, lại để được lâu ngày nên thường Tết đến nhà nào nhà nấy cũng trữ vài cây chả lụa trong tủ lạnh để ăn dần, đãi khách đến chơi nhà hay mang đi biếu tết. Chả lụa có thể tự chế biến tại nhà nhưng để nhanh gọn lẹ thì các mẹ thường ra chợ mua ngay mang về. Vào những ngày gần Tết thì những cửa hàng bán chả lụa lúc nào cũng đông đúc, tấp nập người mua.

Chả lụa xắt thành từng miếng nhỏ vừa ăn, trang trí thành bông hoa hay các hình thù khác nhau làm cho mâm cơm thêm nhiều màu sắc đẹp mắt. Chả lụa chấm kèm với tương ớt hoặc muối tiêu chanh, còn nếu thích đổi món thì có thể đem chiên, luộc… đều rất ngon và bớt ngán.

Lạp xưởng cũng chính là món ngon ngày Tết miền Tây lúc nào cũng có trong tủ lạnh. Với hương vị thơm ngon, đậm đà lại chế biến rất nhanh nên lạp xưởng trở thành một món ăn hấp dẫn trong dịp Tết. Lạp xưởng có hai loại đó là lạp xưởng tươi và lạp xưởng khô, mỗi loại đều có hương vị khác nhau và rất được ưa chuộng.

Nhân lạp xưởng thì cũng rất đa dạng như lạp xưởng heo, lạp xưởng bò, lạp xưởng tôm, lạp xưởng cá,… Nổi danh ở miền Tây là lạp xưởng ở các tỉnh Sóc Trăng, Long An, An Giang… nếu có dịp ghé các tỉnh miền Tây mùa giáp Tết bạn có thể chọn mua lạp xưởng mang về để làm quà. Lạp xưởng chế biến cũng không có gì quá cầu kì, có thể đem chiên, nướng, luộc vừa dễ ăn lại nhiều chất dinh dưỡng.

Cứ gần giáp tết, cứ đi đến bất kì khu chợ nào ở miền Tây bạn cũng sẽ nhìn thấy bà con bán kiệu rất nhiều. Củ kiệu cũng giống như củ hành nhưng nhỏ và trắng hơn. Bà con miền Tây thường làm dưa kiệu để ăn dần trong những ngày Tết, giống như một món truyền thống bắt buộc phải có vậy. Kiệu tươi được mua về, làm sạch, ngâm nước tro cho trắng, phơi nắng cho khô ráo rồi đem ngâm chua.

Dưa kiệu sẽ được ăn kèm với các món chính, đặc biệt là tôm khô. Vị dưa kiệu chua ngọt cay cay, ăn kèm với tôm khô sẽ cho ra gia vị hài hòa giòn giòn dai dai, chút hăng cay nồng giúp ấm bụng. Tuy chỉ là một món ăn bình dị nhưng củ kiệu tôm khô lại mang ý nghĩa cầu mong một năm mới phát lộc phát tài cho gia chủ.

Vài tháng trước khi đến Tết, bà con miền Tây sẽ bắt đầu lên luống trồng cải để làm ngâm dưa chua ăn Tết. Cải thu hoạch rửa cho sạch rồi trụng nước muối, để nguyên cây cùng các gia vị rồi cho vô keo sành hay vại lớn để ủ chua.

Dưa cải chua đạt chất lượng sẽ có màu vàng nghệ rất đẹp mắt, chua thanh. Khi ăn lấy ra xắt nhỏ ăn ngay hoặc có thể trộn đều với gia vị tỏi, ớt, đường, để cho thấm là ngon. Dưa cải chua ăn kèm với thịt kho tàu, bánh tét, chả lụa,… sẽ làm cho các món bớt ngán hơn. Đây cũng là một món ăn ưa thích trong những này tết.

Ngoài dưa kiệu, dưa cải chua, bà con miền Tây cũng làm dưa giá để ăn trong những ngày Tết về. Dưa giá có vị chua thanh, giòn ngon và cũng rất được ưa thích, có tính mát nên giúp giải nhiệt.

Dưa giá có thể ăn kèm với cơm, thịt kho tàu và nhiều món khác, món nào kết hợp cũng đều ngon và dễ ăn. Thành phần của một keo dưa giá ngoài giá sẽ có hẹ, cà rốt, củ hành nên rất tốt cũng như làm ấm bụng trong những ngày Tết.

Hoài Nguyễn Ảnh: Internet

3 Món Ăn Không Thể Thiếu Vào Mỗi Dịp Tết Trung Thu

Tết Trung Thu xuất hiện ở các nước Đông Á và Đông Nam Á như Trung Quốc, Việt Nam, Nhật Bản, Triều Tiên, Đài Loan, Singapore. Ở các quốc gia như Đài Loan, Bắc Triều Tiên và Hàn Quốc thì đây còn là ngày nghỉ lễ Quốc gia.

Ở Việt Nam, Tết Trung Thu được diễn ra vào Rằm tháng 8 hằng năm. Ngày lễ này còn được biết đến với nhiều tên gọi khác nhau như Tết trông Trăng hay Tết hoa đăng. Rằm tháng 8 không chỉ là ngày của Tết thiếu nhi mà còn là ngày của tết đoàn viên, ngày của báo hiếu và lòng biết ơn. Vậy nên, dịp lễ này đã trở thành một trong những dịp Tết lớn trong năm của người Việt.

Vào tết Trung thu, người ta tổ chức bày cỗ và trông trăng.Vậy nên, người lớn có dịp được sum họp để chuyện trò quanh những mâm cỗ, còn trẻ em thì được vui đùa thỏa thích bên trong các khu trại Trung thu, vừa múa hát vừa ngắm trăng phá cỗ khi trăng lên cao, sáng và tròn nhất. Ở nhiều vùng, miền người dân còn thường tổ chức múa lân, múa sư tử, múa rồng khiến cho con trẻ cảm thấy vô cùng vui và thich thú không ngừng.

Bánh Trung thu

Khi nhắc đến dịp lễ đặc biệt này thì không thể không nhắc đến món bánh đặc trưng đó chính là bánh Trung thu.

Hình dáng của những chiếc Bánh trung thu thường là hình tròn với đường kính khoảng 10 cm trở lên hay ở nhiều nơi còn có hình vuông với chiều dài các cạnh khoảng 8-10 cm và chiều cao từ 5 cm trở lên. Thậm chí ở nhiều lễ hội như Lễ hội bánh trung thu, người ta còn làm nên những chiếc bánh trung thu lớn với kích cỡ khổng lồ thậm chí còn lập các kỉ lục Guiness.

Bánh trung thu bao gồm hai thành phần cơ bản là vỏ bánh thường được làm bằng bột mì và nhân bánh phổ biến như nhân truyền thống gồm đậu xanh, mứt, xá xíu, lạp xưởng, trứng muối, đường, dầu ăn, mỡ lợn, hạt sen, hạt dưa,… Tùy theo cách chế biến bằng cách làm chín bằng lò nướng hay không, bánh trung thu thường được 2 loại: bánh nướng và bánh dẻo.:

Ngày nay, để đáp ứng nhu cầu và khẩu vị của người thưởng thức, bánh Trung thu được biến tấu với các hình dáng vô cùng đa dạng như lợn mẹ và đàn lợn con hay cá chép,… Nhân của 2 loại bánh này cũng trở nên vô cùng đa dạng như nhân trà xanh, nhân socola, nhân khoai môn,… thay vì nhân thập cẩm như xưa.

Đây cũng là một ăn vô cùng đặc biệt vào mỗi dịp lễ Rằm tháng 8 hàng năm. Món ăn này không chỉ dễ làm mà hương vị cũng vô cùng tuyệt vời và rất khác lạ.

Còn một điều rất đặc biệt nữa, ngoài việc có thể chế biến thành những món ăn đặc sắc như gỏi bưởi thì chúng ta có thể tận dụng vỏ bưởi để làm nên những chiếc đèn lồng bưởi độc, lạ cho trẻ em chơi hoặc đặt vào trong bếp để trang trí và tạo mùi thơm cho căn bếp của gia đình bạn.

Cốm

Ở miền Bắc, Cốm được coi là một trong những món ăn đặc trưng nhất ở mỗi dịp tết Trung thu. Tương truyền kể lại rằng, Cốm được phát hiện ra bởi một nạn đói hoành hành ở một ngôi làng. Vì vụ lúa chưa sẵn sàng cho thu hoạch, nên người dân không còn gì để ăn. Một nông dân do đói bụng đã thử rang những hạt gạo chưa chín để ăn. Người dân làng Vòng thấy rằng bằng cách rang gạo trong một cái bình bằng đất sét và đập vỡ nó để loại bỏ vỏ trấu, họ có thể tạo ra một món ăn ngon, được gọi là Cốm. Khi những tin đồn về món ăn mới được lan truyền rộng rãi, Nhà vua đã yêu cầu trưởng làng nộp món ăn mới lên. Nhà vua đã rất thích thú với món ăn này, do đó, vào mỗi mùa thu hàng năm, người dân làng Vòng đều dâng Cốm lên Nhà vua thưởng thức.

Cốm được làm từ những hạt lúa nếp được sàng cho tách hết vỏ trấu rồi rang đều tay và có thể cho thêm đường hoặc ăn không. Món ăn đặc biệt này rất phổ biến trong ẩm thực của đồng bằng Bắc Bộ, đặc biệt là thủ đô Hà Nội.

Tết Trung thu trùng với mùa thu hoạch của lúa nếp nên cốm được người Việt ví như một món quà quý giá mà trời đất đã ban tặng cho con người vào dịp lễ này.

Cập nhật thông tin chi tiết về 20 Món Ngon Mỗi Ngày Cho Bà Bầu Không Thể Thiếu trên website Raffles-hanoi.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!