Xu Hướng 6/2023 # 20 Món Ngon Sơn La + Kèm Địa Chỉ Quán Ăn Sơn La Ngon Nhức Nách # Top 10 View | Raffles-hanoi.edu.vn

Xu Hướng 6/2023 # 20 Món Ngon Sơn La + Kèm Địa Chỉ Quán Ăn Sơn La Ngon Nhức Nách # Top 10 View

Bạn đang xem bài viết 20 Món Ngon Sơn La + Kèm Địa Chỉ Quán Ăn Sơn La Ngon Nhức Nách được cập nhật mới nhất trên website Raffles-hanoi.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

1. Nhà hàng Sơn Lẩu

Đây là địa chỉ quán ăn ngon ở Sơn La chuyên phục vụ các món lẩu ngon, món lẩu đặc sản của địa phương từ đặc sản của vùng rừng núi cho đến đặc sản đồ biển. Đặc biệt các đặc sản của nhà hàng đều là đồ tươi mới nên hương vị của những món lẩu được làm ra rất thơm, ngon ăn một lần là nhớ mãi.

Địa chỉ của nhà hàng: số 38 Lò Văn Giá, Chiềng Lề, Tp Sơn La.

Đã du lịch Sơn La thì nhất định không thể bỏ qua món đặc sản núi rừng Tây Bắc là thịt trâu rừng, mà địa chỉ nhà hàng ngon ở Sơn La bạn càng không thể bỏ qua là nhà hàng 75 – Trâu Tây Bắc nằm ở Tô Hiệu, Đông Sang, Mộc Châu, Sơn La.

Quán có không gian đúng với tinh thần, đậm chất Tây Bắc quyện cùng gam màu gỗ trầm, ấm cùng những đệm ngồi bằng thổ cẩm một loại vải đặc trưng của vùng Tây Bắc, khiến cho không gian quán trở nên gần gũi, ấm cúng.

Menu của quán thì có rất nhiều món ăn ngon được chế biến từ thịt trâu ngon, lưu luyến vị giác mãi không thôi như món nộm da trâu, trâu nướng, lẩu trâu, thịt trâu nhúng, xôi nướng, rau su su xào…Ngoài ra quán còn bán đồ ăn sáng với các món phở và một rượu đặc trưng của vùng Tây Bắc đó là rượu Mộc Sa.

Đi Sơn la ăn gì? Hãy ghé quán 64 tại khu tại AH13, Phiêng Luông, Mộc Châu, Sơn La để thưởng thức những đặc sản núi rừng của Tây Bắc Nhé !

Quán chuyên bán các món ăn ngon về đặc sản Mộc Châu như bê chao, canh trâu lá nồm, thịt bò viên… đặc biệt bạn đừng quên bỏ qua món thịt nướng lá móc mật được ướp rất vừa miệng. Giá cả đồ ăn ở đây cũng rất hợp lý, vừa túi tiền, một điều lưu ý nhỏ cùng bạn là quán rất đông khách vào buổi trưa, có khi những khách đến sau sẽ không còn chỗ để ngồi.

Địa chỉ quán ăn ngon ở Sơn La tiếp theo mà bài viết muốn giới thiệu cùng bạn là quán Xuân bắc 181 thuộc địa phận huyện Mộc Châu, tọa lạc tại số AH13, quốc lộ 6, Mộc Châu, Sơn La.

Quán chuyên về các món ăn đặc sản cá suối nướng và bê chao. Bê chao của quán phải nói là ngon đúng điệu với thịt bê được ướp với sả thơm nồng chao qua dầu, thịt rất mềm đảm bảo bạn ăn là sẽ bị ghiền luôn. Ngoài ra, thực đơn của quán còn khoai môn hầm sườn ga, gà tẩm sả và mật ong đem chiên giòn, rau cải mèo luộc chấm cùng với trứng dầm nước tương rất ngon và thanh mát cơ thể.

Nói đến quán ăn ngon ở Sơn La, không thể không nhắc đến quán 70 Nam Hưng tại tiểu khu Chiềng Đi, thị trấn Nông Trường, Mộc Châu, Sơn La.

Quán cũng nổi tiếng với món bê chao, nhưng bê chao ở đây được chấm cùng với nước chấm rất đặc biệt, rất ngon làm nên đặc trưng riêng của quán đó là nước chấm tương riêng của vùng. Quán còn có món cải mèo luộc, đậu hũ sốt cà chua, cá suối chiên giòn, dưa cải cơm canh. Không gian quán rộng rãi, có chỗ để xe hơi đậu và được rất nhiều du khách đánh giá là quán ăn ngon và giá rẻ.

Đây là nhà hàng ngon ở Sơn la nổi tiếng với không gian quán sạch sẽ, rộng rãi, giá cả thì bình dân. Quán có thực đơn với những món ăn gần gũi với bữa cơm của người Việt như cơm gia đình. Còn nếu bạn muốn thưởng thức đặc sản của núi rừng thì quán có món bê chao dầu rất ngon rất bổ tốt cho sức khỏe của bạn.

Không gian của quán rất rộng rãi và sạch sẽ, giá cả thì rất bình dân.

Nhà hàng được đặt tại tiểu khu 8, thị trấn Nông Trường, Mộc Châu, Sơn La.

Quán nổi tiếng với ẩm thực Sơn La về các món ăn được chế biến từ cá hồi gỏi cá hồi sống, cá hồi cuốn cải, cá hồi hun khói, lẩu cá hồi, cháo nóng cá hồi…Đến với quán bạn sẽ được thưởng thức một nền ẩm thực phong phú, đa dạng được chế biến từ thực phẩm tươi sống.

Ngoài cá hồi, quán còn có món cá tầm được chủ quán nuôi tại quán để phục vụ nhu cầu ăn uống của các du khách khi đến với quán.

Địa chỉ quán ăn ngon ở Sơn La này tại Vườn đào, Phiêng luông, Mộc Châu, Sơn la.

Cá nướng và gỏi cá nướng là một trong những món ngon đặc sản trả lời cho câu hỏi đi Sơn La ăn gì ? Địa chỉ ngon không thể bỏ lỡ là quán nằm ven hồ rừng thông Bản Áng, Đông Sang, Mộc Châu, Sơn La.

Thực đơn của quán chuyên về các món nướng như gà nướng, cá nướng, trâu gác bếp, thịt heo xiên nướng, lạp xưởng…Đồ ăn ở đây có giá vừa rẻ lại vừa ngon chắc chắn sẽ làm hài lòng khi bạn đến với quán.

Ẩm thực Sơn La vốn đã nổi tiếng với các mún ăn được chế biến từ sữa bò của Mộc Trâu. Để có thể được thưởng thức nhũng món chè và sữa chua ngon bạn hãy tìm đến nông trường Mộc Châu, Sơn La.

Với món sữa chua nếp cẩm dẻo quyện cùng sữa chua thơm nức mùi sữa ăn là phát mê, cho đến những món sữa chua nóng lạ miệng vừa ngon lại vừa bổ lại còn có thể mua về làm quà cho người thân thì còn gì bằng phải không các bạn.

Quán ăn ngon ở Sơn La này có địa chỉ tại 37 TK4, Mộc Châu, Sơn La.

Menu đồ ăn của quán khá là phong phú, ngay cả những món rau cũng đủ độ đặc sắc và được lấy từ những vườn rau ở gần quán nên về độ tươi ngon thì không phải bàn cãi gì nữa.

Những món đặc sản của quán phải nói đến là sườn bò, nầm bò, bò cuộn nấm kim châm… những món ăn được những đầu bếp tài hoa tẩm ướp gia vị rất đậm đà và đủ độ thấm rồi mới đem nướng nên khi nướng dậy mùi thơm sực nức làm khơi dậy mọi vị giác của bạn.

Quán được biết đến với món cá kẹp đem nướng thơm nức mũi với những con cá được tẩm ướp hương vị đậm đà đem nướng cùng lá mắc mật khi ăn vị ngọt của thịt cá quyện cùng mùi thơm của lá mắt mật khiến cho bất kỳ ai nếm thử không khỏi ấn tượng về nó.

Ngoài món cá kẹp, quán còn có món lạp sườn hun khói và món thịt lợn hun khói ăn kèm với xôi nếp cẩm màu tím rất đẹp mắt, và món măng luộc chấm chéo thì phải nói là tuyệt đỉnh cú mèo.

Địa chỉ quán : ngã tư tiểu khu Bó Bun, thị trấn Nông Trường Mộc Châu

Đây là nhà hàng Sơn La có những món ăn rất bình thường nhưng được nhà hàng chế biến theo cách riêng của mình, tạo ra được sự lạ miệng cho những thực khách khi đến đây.

Sở dĩ quán có được những món ăn như vậy là do chủ của nhà hàng là người gốc Thái có sự am hiểu rất sâu rộng về ẩm thực của dân tộc. Đặc biệt, khi đến đây bạn đừng quên thưởng thức món cá Dầm xanh, đây là loại cá tiến vua mà lần đầu tiên có ở Mộc Châu.

Chỉ riêng với món cá này đã được nhà hàng chế biến thành 6 món ăn chủ đạo vô cùng đặc sắc là món gỏi, món lẩu, món cháo, hấp với rau rừng, món canh đắng và nướng.

Nhà hàng Hương núi nằm ở dốc 75, tiểu khu 3, thị trấn Mộc Châu, Sơn La

Đây là nhà hàng Sơn La ngon nằm ở vị trí rất đắc điạ, tại tiểu khu 64, thị trấn nông trường Mộc Châu, Sơn La chỉ cách trung tâm khoảng 4km. Nhà hàng được rất nhiều du khách xem như điểm đến quen thuộc của mình khi đến với Mộc Châu.

Bởi khi đặt chân đến đây bạn sẽ có cảm giác rất thư thái, như được hòa mình vào thiên nhiên do nhà hàng có không gian rất rộng rãi lại trong lành và yên tĩnh.

Tên tuổi của nhà hàng được tạo dựng nên bởi những món ăn ngon từ cá, có hơn trên dưới 10 món ngon được nhà hàng chế biến từ cá tươi nguyên, thịt cá thì thơm ngọt tạo nên nét đặc trưng riêng vô cùng phong phú cho nhà hàng.

Đến đây, ngoài việc được thưởng thức món ngon bạn còn được thư giãn ngồi câu cá tại ao chắc chắn sẽ mang đến cho bạn những trải nghiệm lý thú khi một lần đến với nhà hàng.

Nghe tên thôi thì cũng đủ tạo cho người ta sự tò mò, nhưng không chỉ là hư danh món phở ở đây chỉ có thể miêu tả bằng những cụm từ phở ngon, lạ miệng, sạch sẽ và bổ dưỡng mà giá lại rẻ.

Phở lõi là loại phở được ăn cùng với thịt bò được lấy từ những lõi ngon nhất như thịt ở bắp, nạm, gầu tạo nên hương vị ngọt thanh đúng điệu một bát phở tuyệt hảo.

Địa chỉ quán ăn ngon ở Sơn La này ở 89, Giảng Lắc, phường Quyết Thắng, Sơn La.

Bánh cuốn của quán được nổi danh khắp miền bởi những chiếc bánh cuốn được chế biến từ những chiếc bánh tráng vừa mỏng lại vừa đều từng lớp đem cuốn với nhân thịt, ăn cùng với hành khô thơm lừng, béo ngậy vô cùng hấp dẫn.

Bánh cuốn đã ngon như vậy, phần nước chấm của quán lại càng ngon gấp bội đã góp phần làm nên tên tuổi cho quán được đặt trên từng bàn trong chai thủy tinh để thực khách có thể tùy ý rót dùng theo ý thích.

Đây là quán ăn chuyên về món ngon Sơn La là món cháo lòng. Quán nằm gần ban QLDA ở tổ 3 Chiềng Lề, Sơn La. Đến đây bạn sẽ được thưởng những tô cháo lòng nóng hổi vừa thổi vừa ăn dậy mùi thơm, đặc sánh pha lẫn với đỗ xanh thanh mát và rất lạ miệng. Bạn có thể ăn cháo kèm với lòng luộc hoặc lòng rán dai, giòn.

Quán là địa chỉ quán ăn ngon ở Sơn La chuyên về món ăn của người dân tộc Thái, rất ngon, rất bổ. Đặc biệt, quán có món cơm ăn cùng với Pa pỉnh tộp ăn một lần là nhớ mãi. Đây là món cá nướng bằng cách gập đôi cá lại rất lạ mắt, các loại cá đem nướng là cá chép, cá trắm hoặc cá trôi.

Sau đó đem cá gập đôi lại dùng que tre kẹp chặt cá rồi nướng cá trên than củi hồng, hãy cứ tưởng tượng mùi cá thơm nồng, cay cay, vàng rộm ăn vào thì còn gì tuyệt hơn nữa.

Hãy ghé địa chỉ quán từ cầu bản cá vào hướng Mla khoảng 3km để thưởng thức những món ngon của quán.

Đi Sơn La ăn gì, hãy ghé nhà hàng Đông Hải nằm ngay tại thị trấn Mộc Châu, Sơn La. Đây là nơi được nhiều du khách đánh giá là có món ăn ngon và gái cả rất phải chăng.

Không gian nhà hàng rộng rãi, được trang trí với những bộ bàn ghế bằng gỗ tạo nên vẻ bình dị, gần gũi mà không kém phần sang trọng cho nhà hàng.

Thực đơn món ăn của nhà hàng rất đa dạng, bạn có thể thưởng thức những món ăn đặc sản của Mộc Châu như dê núi, lợn cắp nách, bê chao, cá suối… cho tới những món nướng, ẩm thực của người Thái như gà nướng mắc khén, thịt băm gói lá nướng, lợn bảng nướng tản…đặc biệt là món lẩu bê sữa là món ngon nhất, nổi bật nhất của nhà hàng bởi sự hòa quyện hoàn hảo giữa nước dùng với các loại quả đặc trưng của Mộc Châu như dâu tây, chanh leo, quả chua…

Nhà hàng có không gia rộng rãi, thoáng mát. Đến đây, bạn có thể ngồi ghế hoặc ngồi đệm theo phong cách vùng Tây bắc để thưởng thức món ăn tùy thích.

Nhà hàng chuyên phục vụ các món ăn truyền thống dân tộc như món cơm lam, gà nướng, cá nướng, thịt hun khói…Đặc biệt, những đầu bếp ở đây đều là những người Thái chính gốc, am hiểu sâu sắc những món ăn giàu bản sắc dân tộc luôn tâm huyết với từng món ăn làm ra chắc chắn sẽ làm hài lòng cả những thực khách khó tính nhất.

Địa chỉ nhà hàng Sơn La này ở tiểu khu 32, thị trấn nông trường Mộc Châu, Sơn La.

Quán nằm gần khách sạn Sơn La lên dốc tỉnh đội. Đây là quán có nhiều món ngon Sơn La chuyên về lẩu trâu – đặc sản của vùng Tây Bắc như trâu gác bếp, trâu xào lăng, ngon nhất là món lẩu trâu. Còn gì tuyệt bằng khi được ngồi nhâm nhi nhúng từng miếng thịt trâu đã được tẩm ướp thấm vị đậm đà vào nồi lẩu nghi ngút khói bên gia đình và bạn bè phải không các bạn.

Tú Trinh

Các Món Ăn Ngon Tại Sơn La

Sơn La là vùng đất gồm nhiều dân tộc anh em cùng sinh sống. Không chỉ thu hút du khách với vẻ đẹp mơ màng của cao nguyên Mộc Châu và những ruộng bậc thang trải dài. Sơn La còn có nền ẩm thực phong phú với những món ăn độc đáo mang nét văn hóa của người dân tộc. Hiện nay, một số món ăn của người dân tộc tỉnh Sơn La đã trở thành các sản phẩm để giới thiệu tại các nhà hàng, khách sạn, phục vụ khách du lịch đến Sơn La và được quảng bá ở một số tỉnh, thành phố trong cả nước.

Ăn gì khi đi du lịch Sơn La ?

Mình vừa đi phượt Sơn La về nên đã lưu lại được địa chỉ những quán ăn ngon, bổ, rẻ ở Sơn La muốn chia sẻ cho mọi người. Sơn La tầm này đi du lịch là tuyệt nhất nên sau hành trình vui chơi, tham quan mệt mỏi thì nhớ tới các quán ăn đặc sản nổi tiếng ở Sơn La này thử nha.

Xôi ngũ sắc

Món xôi ngũ sắc để lại ấn tượng trong lòng thực khách ngay từ cái nhìn đầu tiên bởi 5 màu sắc hấp dẫn của xôi. Xôi được đồ từ gạo nếp nương thơm ngon có hạt gạo to, mẩy, bóng, không bị lép, không lẫn với gạo tẻ. Gạo được trộn với các loại lá cây rừng để nhuộm màu, tùy thuộc vào mỗi loại lá và cách pha chế để tạo ra 5 màu khác nhau, tạo ra sản phẩm xôi thơm ngon vô cùng hấp dẫn.

Gỏi cá Sơn La

Gỏi cá cũng được coi là món ăn đặc biệt và chủ đạo trong các món thường để đem ra thết đãi khách quý của đồng bào dân tộc Thái, thể hiện sự hiếu khách của gia chủ. Từ xưa người Thái đã có câu “Xép nhứa cin nhứa ma, xép pa cin pa cỏi”, nghĩa là “Thèm thịt thì ăn thịt chó, thèm cá thì ăn cá gỏi”.

Ngày nay, món cá gỏi đã được chế biến phổ biến và có mặt trong thực đơn của các nhà hàng, tạo nên thương hiệu riêng của món ăn này. Món gỏi cá của đồng bào dân tộc Thái đã trở thành món ăn đặc sắc và mang đậm nét văn hóa ẩm thực riêng biệt trong bữa cơm của mọi gia đình từ xưa đến nay, nhất là trong những ngày lễ, ngày tết.

Thịt trâu gác bếp

Thịt trâu gác bếp là món ăn đặc sản của người dân tộc Thái. Thịt bắp trâu được lóc dọc thớ thành từng miếng dài bằng bàn tay, tẩm ướp với các gia vị khác như ớt, gừng, đặc biệt là mắc khén – một loại hạt tiêu rừng của người dân tộc thiểu số vùng cao Tây Bắc, rồi hun bằng khói than củi từ các núi đá.

Thịt trâu gác bếp Sơn La là thanh thịt trâu gác bếp bên ngoài khô nhưng bên trong ngọt mềm và vẫn giữ nguyên được mùi vị đặc trưng, khi ăn có vị ngọt tươi quện với vị cay nồng của mắc khén phảng phất mùi khói thơm của than củi. Khi ăn thịt trâu gác bếp người ta xé nhỏ dọc theo thớ, ăn ngay hoặc nướng qua trên bếp, dùng làm món nhậu.

Cơm lam người Thái

Không biết món cơm độc đáo này ra đời từ khi nào mà chỉ biết rằng người dân miền núi thường phải đi rừng nên họ luôn mang theo một chút gạo để khi đói sẽ chặt lấy ống tre, ống nứa bên đường, bỏ chút gạo và chút nước suối để nướng những ống cơm ăn qua bữa. Cũng bởi dễ làm thế mà không ngờ nay đã được tôn lên thành một món ăn đặc sản của núi rừng – đó là món cơm lam. Món cơm lam có rất ở nhiều nơi khu vực Tây Bắc từ người Tày, Thái, Nùng, Mông, Mường, … đều có loại cơm này. Tuy nhiên ở Hoà Bình là nổi tiếng hơn cả vì nơi đây có loại gạo nương thơm lại độc.

Ngày nay, cách làm cơm lam đã có đôi chút khác so với trước, con người không làm cơm lam để “cho qua bữa” nữa mà cơm lam đã trở thành một sản phẩm du lịch để người ta ăn “chơi” . Tuy nhiên, chúng ta vẫn dễ dàng nhận ra giá trị truyền thống của món ăn độc đáo này, nó vẫn mang đầy đủ dáng dấp của một nền văn hoá bản địa. Để thêm phần phong phú thì cơm lam có thể ăn chung cùng với thịt gà, thịt nước, măng chua…nhưng ngon nhất vẫn là cơm lam chấm muối vừng.

Xôi sắn

Nếu ai đã từng có dịp đến với núi rừng Tây Bắc chắc hẳn sẽ không thể quên được món ăn dân giã nhưng vô cùng hấp dẫn, đó là xôi sắn. Xôi sắn là là món ăn quen thuộc của người Thái vùng Tây Bắc. Mặc dù chỉ là món bình dân thường ngày những người Thái luôn tự hào về món ăn này. Thực tế từ nhiều năm nay, xôi sắn trở thành món ăn phổ biến không chỉ của người Thái mà còn của các dân tộc khác. Dù vậy, người Thái vẫn tự hào bởi họ biết cách kết hợp các sản vật tự nhiên để tạo nên hương vị món ăn, do đó xôi sắn của người Thái giữ được hương vị và nét đặc trưng riêng không thể nhầm lẫn.

Pa Pỉnh Tộp

Món cá nướng Pa Pỉnh Tộp bắt nguồn từ người dân tộc Thái, chủ yếu sống ở Lai Châu. Có thể áp dụng nướng cho nhiều loại cá khác nhau như cá Chép, cá Rô Phi, cá Trim….. nhưng ngon nhất phải là cá Vược vì cá Vược có đặc tính thịt thơm, chắc và dai rất phù hợp với món nướng. Đây cũng là loại cá mà Trần Luận và Chợ Sạch nướng và bán cho khách hàng.

Cũng là món cá nướng, nhưng Pa Pỉnh Tộp hấp dẫn bởi cách tẩm ướp cầu kỳ và các loại gia vị. Ngoài những gia vị không thể thiếu trong quá trình tẩm ướp như muối, mì chính, bột canh thì Pa Pỉnh Tộp sử dụng các loại rau gia vị như Hành củ, hành lá, rau húng, sả, ớt…và đặc biệt là Mắc Khén, đây là một loại gia vị đặc trưng của người dân tộc Thái, vị gần giống như tiêu nên nhiều người quen gọi là hạt tiêu rừng. Nếu thiếu Mắc Khén thì chỉ là cá nướng thông thường chứ không gọi là Pa Pỉnh Tộp nữa.

Nậm Pịa

Đặc sản làm từ phân – Nậm Pịa, một món ăn kinh điển của dân tộc Thái chỉ có ở vùng Tây Bắc,dac san lam tu phan nam pia mot mon an kinh dien cua dan toc thai chi co o vung tay bac

Là một vùng núi cao được thiên nhiên bao bọc, đi kèm với tính đa dạng về hệ sinh thái là sự phong phú trong chế biến ẩm thực, đậm chất núi rừng. Thêm vào đó phải nói tới một món ăn đặc sản kinh điển – Phân non Nậm Pịa “Nhìn vào bên trong thì nước đục một màu, ngửi thì nồng lên tận mũi, ngậm thì đắng hăng tận cổ, chưa kể còn sền sệt như vướng ở họng khi nuốt”.

Nhưng nếu đã ăn Nậm Pịa đến miếng thứ hai thì “Ngon từ cái, ngọt từ nước, thơm nồng mùi mắc khén”, lúc này vị đắng đã dịu dần, chạy từ cổ họng ngược lên cuống lưỡi, hình thành ra những tiếng âm thanh “Nhẹp nhẹp trong mồm nghe rất tỉ tê”.

Miêu tả một chút về nó như thế chắc cũng đã đủ, vậy Nậm Pịa là gì mà tại sao nó lại dị hình đến thế. Nếu hiểu từ tiếng Thái sang tiếng quốc ngữ thì Nậm chính là canh, còn Pịa lại là thứ dịch nhầy sền sệt trong ruột non của động vật ăn cỏ và có chức năng làm tiêu hóa thức ăn. Nhưng vì thức ăn chưa được tiêu hóa hoàn toàn nên người ta gọi đây là “Phân non của động vật ăn cỏ”.

Cháo mắc nhung

Lên Sơn La mùa này chẳng sợ giá buốt vì có bao nhiêu đặc sản ngon nức tiếng, trong đó có một món cháo làm từ loại quả chỉ có ở vùng Tây Bắc. Cứ sau mỗi mùa gặt, những quả mắc nhung được gieo trồng ở trên nương bắt đầu chín. Người dân vùng Sơn La bắt đầu hái về rồi rửa sạch, sau đó chế biến thành nhiều món ăn, nổi tiếng trong đó là món cháo mắc nhung.

Quả mắc nhung có màu xanh, cùng họ với cà chua nhưng lại chỉ bé bằng hạt đu đủ chín. Vị xen lẫn giữa đắng pha trộn với ngọt và cay the. Tuy nhiên, để có được một nồi cháo mắc nhung ngon thì cũng phải tốn khá nhiều công đoạn thực hiện.

Ngày nay, cháo mắc nhung dần đã trở thành một món ăn được nhiều người ưa chuộng. Nhiều người thích món cháo này không chỉ bởi giá trị ẩm thực độc đáo mà còn nhờ bàn tay khéo léo, cẩn thận của người chế biến. Vào những ngày mùa đông giá rét, người dân Sơn La chỉ cần nấu một nồi cháo mắc nhung, ngồi quây quần bên bếp than đỏ lửa, múc ra từng bát cháo, xì xụp với gia đình, vừa thổi vừa ăn. Chỉ nghĩ thôi cũng chẳng còn cảm giác buốt giá, khắc nghiệt của mùa đông nữa.

Nộm da trâu

Mảnh đất Tây Bắc dễ níu chân du khách nhờ vẻ đẹp còn nguyên sơ, tình người nồng hậu, và hơn hết là nét ẩm thực độc đáo rất riêng của vùng cao. Nhờ sự sáng tạo cùng chút khéo léo của đôi tay người phụ nữ, từ nguyên liệu tưởng như rất đỗi bình thường nhưng vẫn tạo nên món ngon lạ miệng. Nộm da trâu của người Thái là một trong những món như vậy.

Da trâu rất khó lấy vì trâu bị lọc toàn bộ da, sau đó được chuyển ngay cho các mối làm trống. Nhưng cũng vì vậy người Thái ở Sơn La đã biến da trâu trở thành đặc sản không thể thiếu trên mâm cơm những dịp đặc biệt.

Người Kinh ở miền xuôi thường lấy da trâu làm mặt trống, thì dân tộc Thái lại tạo ra đặc sản của riêng mình. Nộm da trâu không quá khó khăn khi chế biến, nhưng đòi hỏi sự kiên nhẫn, khéo léo. Ngoài nguyên liệu chính là da trâu, người Thái sử dụng rất nhiều gia vị khác nhau, khiến món ăn đậm cả sắc lẫn vị, tạo ra trải nghiệm ấn tượng khi lần đầu thưởng thức.

Cốm nếp Mường Tấc

Đến Mường Tấc (Phù Yên) chắc các bạn sẽ tò mò với hương nếp cốm với những hạt xôi căng ngậy, dẻo thơm được đồ trên bếp than củi. Từ nhiều đời nay, trên mảnh đất này bà con đồng bào dân tộc Thái ở thung lũng Mường Tấc, Mường Va đã trồng được giống nếp thơm, dẻo, rồi chế biến ra món xôi nếp cốm độc đáo, làm cho thực khách bị lôi cuốn ngay từ lần đầu thưởng thức.

Trong “Lễ hội Tết xíp xí” hằng năm của đồng bào dân tộc Thái trắng Phù Yên, mâm cỗ không thể thiếu bánh ít, xôi cốm, xôi ngũ sắc, thịt gà, vịt, cá, các món măng, rau tự trồng được bà con dân bản chuẩn bị cầu kì, bày biện đẹp mắt, để dâng tạ, kính lễ tổ tiên, thần đất, nước đã phù hộ cho bà con có mùa màng bội thu, no ấm, đồng thời, cầu xin vụ mùa mới mưa thuận gió hòa để nhờ đất, nhờ trời mang lại mùa màng tốt tươi, cho hạt cơm thơm, dẻo. Nếp thơm Mường Tấc theo đó mà bay xa, lan rộng.

Ăn xôi nếp cốm đúng độ thu về, thấy ngon lạ lùng. Hạt xôi bóng mẩy, căng ngậy, thoang thoảng hương thơm của lúa mới, của vị cám gạo xay. Du khách đặt chân đến Phù Yên, mà chưa được thưởng thức món xôi nếp cốm thì coi như chưa đến Phù Yên.

Gân bò xé Phù Yên

Gân bò xé được ví như món mực khô vùng cao (Ảnh sưu tầm)

Chưa rõ ai là người chế tác ra công thức làm món này nhưng chỉ biết nó đã có trên bàn tiệc của bà con vùng Mường Tấc (Phù Yên) nhiều năm rồi.

Ban đầu chỉ chế biến đủ ăn trong gia đình nhưng sau do nhu cầu thưởng thức, món này bỗng lên ngôi và và trở thành món “mực khô phố núi” đến nay đã hiện diện ở nhiều các quán, nhà hàng ẩm thực.

Về cách thức làm thì gân bò được lọc sạch, luộc vừa đủ xong vớt ra rửa sạch, cắt thành từng khúc, lấy chày đập cho tơi ra rồi ướp các loại gia vị trộn đều và để ngấm khoảng 30 phút mang ra chiên qua dầu ăn là có ngay món nhậu phố núi.

Khoai sọ Nậm Lầu

Theo các cụ cao niên trong xã Nậm Lầu, đã từng có một thời, khoai sọ ở đây được coi là thứ lương thực cứu đói mùa giáp hạt. Thế nên, loại củ này vẫn luôn gắn bó với người nông dân cho đến nay, dù cuộc sống đã đủ đầy, no ấm. Khoai sọ trồng ở Nậm Lầu đặc biệt thơm, ngon khiến người từ xa đến chỉ ăn một lần cũng nhớ mãi. Tiếng lành đồn xa, khoai sọ Nậm Lầu đã trở thành đặc sản thu hút khách, được người dân nơi đây mở rộng diện tích trồng để đáp ứng nhu cầu thị trường và đem lại nguồn thu nhập cho gia đình.

Mùa thu hoạch khoai sọ ở Nậm Lầu từ tháng 10 dương lịch đến Tết Nguyên Đán. Hằng ngày, từng tốp xe máy ngược xuôi vào Nậm Lầu, đến từng nhà dân để mua khoai sọ đưa ra thị trường. Ngày trước, khoai sọ ở đây chủ yếu bán cho thương lái ở thị trấn Thuận Châu. Mấy năm gần đây, số lượng khoai nhiều nên đã được mở rộng thị trường tiêu thụ cả trong và ngoài tỉnh. Những ngày này, khoai sọ Nậm Lầu được chất thành đống, xếp vào từng chiếc rọ nhỏ bày bán tại các khu chợ của Thuận Châu hay những hàng quán ven quốc lộ 6. Không chỉ có người trong tỉnh tìm mua mà những du khách qua đường cũng tìm mua vài rọ khoai mang về làm quà.

Bánh Dày người Mông ở Hồng Ngài

Theo tiếng Mông, bánh dày được gọi là “Pé- Plẩu”. Để có món bánh dày ngon như ý, cần chuẩn bị sẵn cối giã bánh, cối giã bánh dày của người Mông được làm bằng thân cây gỗ chắc, thớ mịn, có mùi thơm và khoét rỗng ruột; chày giã bánh cũng được làm bằng cá loại gỗ cứng và nặng; vừng rang sẵn và mấy lòng đỏ trứng gà đã được luộc chín để xoa tay và xoa các dụng cụ nặn bánh không bị dính. Khi ăn, bà con nướng bánh trên than củi. Bánh dẻo, thơm mùi nếp quện với mùi thơm gỗ, vị ngọt của nếp nương thật quyến rũ.

Lên miền núi phía Bắc, du khách không chỉ được trải nghiệm những sinh hoạt văn hóa truyền thống đặc sắc của bà con các dân tộc Mông, Dao mà còn được thưởng thức món bánh dày, đặc sản ẩm thực của người Mông.

Vịt Chiềng Mai

Vịt Chiềng Mai (Ảnh sưu tầm)

Khác với các loại vịt thông thường, vịt Chiềng Mai có trọng lượng không lớn, trung bình chỉ từ 1,5-1,7 kg, xương nhỏ, da có màu vàng đặc trưng, thịt thơm, vị ngọt, thịt vịt mềm nhưng không bở, béo nhưng không ngán. Trò chuyện với anh Bùi Đức Duy, chủ nhà hàng vịt Chiềng Mai, phường Quyết Tâm (Thành phố), anh cho biết: Nhà hàng hoạt động được 3 năm nay, mỗi tháng tiêu thụ từ 500-600 con vịt Chiềng Mai. Nhà hàng chúng tôi lựa chọn những con vịt đạt tiêu chuẩn để chế biến các món quen thuộc như: Vịt luộc, vịt hấp, vịt nướng than hoa, vịt om sấu, vịt nấu măng… Ngoài ra, còn chế biến thêm các món phù hợp với trẻ em và người cao tuổi, như: xôi vịt, cháo vịt, vịt xào xả ớt, vịt rang riềng. Khách hàng sau khi thưởng thức đều hài lòng và tin tưởng sử dụng.

Bê chao Mộc Châu

Những miếng thịt bê xắt con chì, tẩm ướp gia vị, gừng, sả chuẩn bị sẵn, bếp được vặn to lửa cùng chảo dầu nóng sôi sùng sục đang sẵn sàng để cho ra mẻ bê chao đầu tiên. Tiếng thìa đảo, cay nồng của gừng, mùi thơm lừng của thịt, tỏa lan “điếc mũi” khiến bạn không thể cầm lòng được.

Thịt vàng, mềm và ngọt khó tả. Phần bì ngoài miếng thịt phồng lên lấm tấm trắng, khẽ cắn vào thì thấy giòn tan, nhưng nhai kỹ thì thấy chút dai vương vấn. Thi thoảng nhâm nhi thêm những lát gừng, lát sả, vàng ruộm trong đĩa, không cay xè mà lại thơm ngon lạ kì.

Ốc đá Suối Bàng Mộc Châu

Ốc đá Suối Bàng thường chỉ xuất hiện tháng 4 – 8, tức mùa mưa, khi thời tiết ẩm ướt. Những con ốc đá ở đây có hình dáng khác với loại thường thấy. Mỗi con có kích thước trung bình bằng hai đốt tay, miệng loe. Ốc này thường ít chế biến kiểu xào vì sẽ ra nhiều nhớt, ăn không ngon, chủ yếu dùng để nấu canh hoặc đơn giản nhất là luộc với sả chấm mắm ớt.

Những con ốc đá ở đây có hình dáng khá giống ốc núi bà Đen ở Tây Ninh. Chúng không phát triển theo chiều dọc như ốc nhồi, ốc bươu vàng mà theo chiều ngang, mình dẹp, to trung bình bằng hai đốt ngón tay, miệng loe ra có màu trắng sữa.

Ốc bắt về, người ta không xào ốc vì khi xào ốc ra nhiều nhớt ăn không ngon, mọi người thường nấu canh, hoặc đơn giản nhất là luộc với xả, ớt chấm mắm ớt. Con ốc khều ra quệt qua tí nước chấm bỏ vào miệng thấy cay cay đầu lưỡi, ốc chạm vào răng lại thấy giòn giòn, vị ngọt mát lan dần xuống cuống họng. Cái ngon ngọt, mát giòn của ốc đá là thế, không tanh mà còn có vị hăng, thơm của lá rừng…

Đặc sản Sơn La mua về làm quà

Chè Tà Xùa

Trà Shan Tuyết cổ thụ Tà Xùa là đặc sản nổi tiếng của vùng núi cao Tây Bắc Việt Nam. Shan Tuyết là loại trà đặc biệt với những sợi trà phủ lông tơ trắng như sương tuyết. Những búp trà to mập, ngậm sương, trên bề mặt búp phủ một lớp óng ánh bạc. Màu nước chè từ khi pha tới vài nước sau vẫn giữ được nguyên màu xanh lơ đỏ. Khi uống chè, cảm giác đầu tiên là vị đắng chát, sau đó dần chuyển sang ngọt, hương vị chè thơm đặc biệt khác lạ so với các dòng chè khác.

Chè Tà Xùa xuất xứ từ xã Tà Xùa, Sơn La với những con đường rừng núi cheo leo. Cây chè ở đây rất đặc biệt, có búp trắng cánh vàng tạo một hương vị đặc trưng riêng mà không nơi nào có được. Trà cổ thụ Tà Xùa mọc ở nơi quanh năm mây phủ, độ ẩm cao và khí hậu trong lành, mát lạnh nên búp trà Tà Xùa phủ tuyết đậm và có vị đặc biệt hơn so với các vùng trà cổ khác.

Mật ong Sơn La

Mật ong Sơn La từ lâu đã nổi tiếng thơm ngon và có uy tín trên thị trường. Chất lượng mật ong nơi đây được giữ nguyên hương vị từ trong thiên nhiên, hàm lượng chất dinh dưỡng cao. Được lợi thế từ sự ưu đãi của thiên nhiên dành cho Sơn La, với khí hậu ôn hòa, hoa trái quanh năm, diện tích hàng nghìn hecta cây ăn quả, cây công nghiệp, cùng những cánh rừng bạt ngàn các loại hoa cỏ tự nhiên cho mật và phấn hoa có chất lượng tốt giúp cho mật ong Sơn La thơm ngon đặc biệt

Mận hậu Sơn La

Mận hậu được biết đến là thứ quả đặc trưng mùa hè của núi rừng phía Bắc, giống mận này được trồng nhiều ở các tỉnh Sơn La, Lào Cai, Lạng Sơn. Ở mỗi nơi mận lại có hương vị khác nhau nhưng có lẽ mảnh đất Sơn La được thiên nhiên ưu ái nhiều điều kiện thuận lợi đặc biệt thích hợp cho sự phát triển của cây mận nên đã tạo thành thương hiệu mận Sơn La.

Vẻ ngoài nhỏ nhắn, vỏ xanh ròn, vị hơi chát nhưng lại khiến bất cứ ai cũng phải mê mẩn chính là trái mận Hậu hay còn được biết đến là mận Mộc Châu. Cứ vào mỗi dịp đợt lạnh cuối cùng của mùa đông, những trái mận ròn ròn với vị chua hơi chát lại khiến người ta phải “ứa nước miếng” vì chúng.

Đào Sơn La

Đào là giống cây ưa mát và lạnh, hợp với thổ nhưỡng ở Sơn La, đặc biệt là Mộc Châu vì thế từ lâu đào đã được biết tới là sản vật đặc trưng của mảnh đất này. Vào vụ tầm tháng 4, tháng 5 hàng năm là mùa đào chín, lúc này những con đường lên Sơn La đâu đâu cũng hồng rực sắc màu của đào. Quả đào là món quà tuyệt vời mà thiên nhiên ban tặng cho con người. Đào Sơn La có đặc điểm vỏ xanh và phớt hồng những chỗ rám nắng, bên ngoài phủ một lớp lông tơ, ăn giòn tan, dóc hạt, có vị chua ngọt rất ngon.

Na dai Mai Sơn

Na dai Mai Sơn ăn rất ngon miệng (Ảnh sưu tầm)

Nếu so sánh Mộc Châu nổi tiếng với mận, đào, Yên Châu có niềm tự hào là xoài tròn thì na dai là sản vật đã trở thành thương hiệu của vùng đất Mai Sơn. Đây cũng là món quà quen thuộc du khách thập phương dừng chân mua về khi đi qua Mai Sơn mỗi độ sang thu. 

Na dai Mai Sơn có vỏ mềm, màu xanh, thịt màu trắng lại ít hạt, vị ngọt sắc, mùi thơm đặc biệt, ăn rất ngon miệng. Na dùng làm sinh tố, kem ăn cũng rất ngon. Mỗi năm vào dịp tháng 8 là thời điểm thu hoạch na, dọc 2 bên đường quốc lộ 6 đoạn qua Mai Sơn na được bày bán rất nhiều tạo nên một không khí mua bán nhộn nhịp.

Táo mèo Sơn La

Một loài cây ưa khí hậu lạnh, nó có mặt ở hầu hết các vùng đồi núi cao ở huyện Bắc Yên. Nhờ có địa hình cao và có một mùa đông lạnh nên đây là điều kiện rất thích hợp cho loài cây này phát triển. Diện tích trồng cây táo mèo này ngày càng được nhân rộng vì lợi ích kinh tế ngày càng cao. Hồi trước người ta chỉ biết đến táo mèo là để ăn tươi ngay lúc mới hái.

Có hai loại táo mèo: loại tươi (có thể dùng để ngâm rượu, ngâm siro, làm giấm) và loại đã được phơi khô (dùng để ngâm rượu hoặc sắc lấy nước uống).

Xoài trứng Yên Châu

Xoài trứng Yên Châu có đặc điểm là chín sớm, ngay từ đầu tháng 5 dương lịch là lác đác chín và rộ hẳn từ cuối tháng 5 đến tháng 6. Quả xoài trứng chỉ to hơn quả trứng vịt, có hình trái tim. Khi chín thì vỏ vàng ươm, thịt ngọt lịm và hương rất thơm.

Rượu chuối Yên Châu

Rượu chuối từ lâu đã nổi tiếng là đặc sản của vùng đất Yên Châu và được bà con nơi đây trưng cất theo phương pháp thủ công truyền thống. Chuối hột có tác dụng giải độc, lương huyết, dân gian hay dùng chữa đau lưng, nhức mỏi, sạn thận, sạn bàng quang. Vì vậy, chuối hột khi được ngâm với rượu thì nhiều thành phần hoạt chất có trong chuối hột sẽ được chiết xuất và khuếch tán trong rượu.

Rượu chuối hột rừng Yên Châu trong dân gian được dùng để trị bệnh sỏi thận, đau dạ dày, kích thích tiêu hóa, bổ thận lợi tiểu, chữa đau lưng mệt mỏi, trị biếng ăn, mất ngủ, cảm sốt, táo bón, hắc lào… Điều đặc biệt, loại rượu này còn có tác dụng tăng cường sinh lý phái mạnh.

Tỏi tía Phù Yên

Phù Yên có cách đồng Mường Tấc với đặc sản gạo tẻ thơm ngon. Nơi đây, người dân còn duy trì được sản phẩm tỏi tía… Nhiều nông dân thoát được nghèo, làm giàu từ nghề trồng tỏi… Tuy nhiên, phương thức trồng tỏi còn hạn chế, dẫn đến chất lượng tỏi chưa cao, diện tích trồng manh mún nên việc xây dựng thương hiệu cho “tỏi tía Phù Yên” gặp khó khăn.

Phù Yên có trên 6.400 ha đất nông nghiệp và được chia làm 4 tiểu vùng. Trong đó, vùng trọng điểm lúa có diện tích gần 1.500 ha. Khu vực này có trên 1.300 ha trồng lúa 2 vụ, diện tích còn lại chỉ trồng được 1 vụ.

Dưa Mèo Sơn La

Dưa mèo được người Mông gieo hạt, trồng xen canh cùng lúa nương, cây bò tự do trên mặt đất, trên các mỏm đá chứ không cần phải làm giàn cho leo như dưa chuột. Hạt thường  được gieo vào tháng 3, 4 hàng năm; đến tháng 6, 7 bắt đầu cho thu quả, đầu tháng 8 hết mùa.

Khi đến Sơn La vào hè tầm tháng 6, dọc tuyến QL 6 các bạn sẽ bắt gặp cảnh bà con đồng bào dân tộc Mông bày bán dưa mèo tại các lán tạm ven đường. Dưa mèo được biết đến là thực phẩm sạch không thuốc sâu, ngon, ăn giòn, vị ngọt mát nên được nhiều người ưa thích.

Dâu Tây Mộc Châu

Cách khu vực bản Áng chừng vẻn vẹn 1km, có một khu vực mà tại đó vườn hoa lan và dâu tây hấp dẫn được ươm trồng thử nghiệm và cho ra trái từ vài năm nay. Dâu tây đến nay nó đã khẳng định được chỗ đứng của mình trên thị trường. Đây cũng là loại quả không còn là cái tên mới lạ với người tiêu dùng Hà Nội. Đến mùa trái chín, thứ quả thơm ngon của cao nguyên Mộc Châu thường xuất hiện ở các cửa hàng trái cây, cửa hàng thực phẩm sạch hay ở một vài hệ thống siêu thị.

Số lượng dâu bán không cố định bởi còn phụ thuộc vào lượng dâu chín mà các nhà vườn thu hái được ít hay nhiều. Đặc biệt, nếu năm nào thời tiết thuận lợi thì dâu được mùa, trái chín đỏ mọng, ngọt thơm nên rất hút khách.

Chè Mộc Châu

Có nhiều và lịch sử lâu đời thế, nhưng phải đến năm 1958, cây chè mới trở thành giống cây trồng chủ lực đem lại hình ảnh nổi tiếng cho Mộc châu. Chè đã được cán bộ chiến sĩ Nông trường Quân đội” đưa vào trồng thử nghiệm đầu tiên tại cao nguyên Mộc Châu ở khu vực 66, Chè Đen bây giờ. Sau gần 60 năm, cây chè ở Mộc Châu được phát triển thành vùng nguyên liệu tập trung rộng lớn, với nhiều giống chè năng suất, chất lượng cao.

Chè tại mộc châu chủ yếu là giống chè shan tuyết, chiếm tới 2500ha trên diện tích của hai huyện Mộc Châu và Vân Hồ. Cây chè shan tuyết mang lại  thu nhập ổn định cho người dân, giúp nhiều hộ gia đình nghèo khó vươn lên làm giàu. Chè shan tuyết có nhiều dòng, được sản xuất bởi nhiều công ty khác nhau như Trà sen Mộc Châ, Trà thế kỷ Mộc Châu, trà Tùng Hạc…, nhưng ngon nổi tiếng và đang có khả năng cạnh tranh với trà Thái Nguyên thì chỉ có trà Chi Chơ Lông, được sản xuất, chế biến từ những cây chè cổ thụ 200 năm tuổi của vùng đất Chờ Lồng.

Các sản phẩm làm từ sữa bò Mộc Châu

Với số lượng bò sữa lớn được nuôi ngay trên nông trường, các sản phẩm làm từ sữa là một trong những sản phẩm đặc biệt các bạn nên thử khi đặt chân tới Mộc Châu. Nếu có cơ hội hãy tận hưởng 1 ly sữa tươi nguyên chất đun nóng ngay khi vừa được vắt. Những sản phẩm làm từ sữa bò khác mà bạn cũng nên mua về làm quà như là sữa chua nếp cẩm, sữa bò tươi…

Khoai sọ Mán Mộc Châu

Khoai sọ Mán Mộc Châu (Ảnh sưu tầm)

Thoạt nhìn, thấy khoai sọ mán Mộc Châu giống củ giong giềng, có các mấu chứ không tròn ung ủng hoặc thon thon như các loại khoai khác. Mỗi củ khoai có khi nặng từ 300g-1kg đủ cho một bữa ăn cả gia đình.

Lạ thứ hai, khoai gọt xong có màu vàng như nhuộm bằng nghệ, chế biến xong có khi lại vàng hơn nữa. Miếng khoai thường được chị em xắt miếng bao diêm rồi hấp trong nồi cơm chấm vừng ăn chơi, hoặc nấu canh xương cho thêm ít rau thì là, hành hoa.

Cái ngon tuyệt của khoai sọ mán Mộc Châu (khoai sọ vàng Mộc Châu) là sự hòa quyện của vị ngọt, bùi, thơm với cái dẻo mềm ăn dính dính răng nhưng mà không dứt ra được. Nhất là cái mùi thơm khi nấu xong, đảm bảo ngồi trên nhà đức lang quân nào cũng phải chạy ngay xuống bếp xem cái gì thơm hấp dẫn thế.

Khoai sọ mán thường được bà con dỡ bán vào khoảng từ tháng 9 đến tháng 10, tháng 11, và cũng phải tiêu thụ cho nhanh, giống này không cất lâu để dành như khoai sọ bình thường được.

Các Món Ăn Ngon Tại Sơn La (Cập Nhật 01/2021)

Các món ăn ngon tại Sơn La

Cùng Phượt – Sơn La là vùng đất sinh sống lâu đời của 12 dân tộc anh em, mỗi dân tộc đều có những bản sắc văn hóa riêng, độc đáo và tương đồng có lẽ vậy mà các món ăn ngon tại Sơn La mang những hương vị không trộn lẫn, có từ ngàn đời nay. Do có cộng đồng người Thái sinh sống đông nhất cả nước, ẩm thực Sơn La mang nhiều nét đặc trưng của dân tộc Thái. Hiện nay, một số món ăn của người Thái đã trở thành các sản phẩm để giới thiệu tại các nhà hàng, khách sạn, phục vụ khách du lịch đến Sơn La và được quảng bá ở một số tỉnh, thành phố trong cả nước.

Xôi ngũ sắc của người Thái ở Sơn La là nét văn hóa ẩm thực độc đáo. Gạo nếp được chọn thường là gạo nếp tan Mường Chanh hoặc nếp thơm Mường Tấc, đem ra lựa chọn bỏ hạt gãy, nhỏ… sau đó ngâm vào nước lá cây “Khảu Cắm” tạo thành các màu xôi khác nhau: trắng, tím, đỏ, vàng, xanh, tượng trưng cho âm, dương, ngũ, hành, tình đoàn kết các dân tộc anh em. Món xôi ngũ sắc hấp dẫn du khách bởi hương vị đặc biệt vừa thơm, dẻo cùng với màu sắc hòa quyện hấp dẫn. Xôi ngũ sắc dùng trong dịp lễ, tết hay khi nhà có khách quý.

Làm khô là cách dự trữ thức ăn rất phổ biến của đồng bào Thái. Thịt trâu khô là một trong những cách dự trữ ấy nhưng hương vị đặc biệt lại khiến nó trở nên hấp dẫn có tiếng. Không phải lúc nào đồng bào Thái ở Sơn La cũng có thể chế biến thịt trâu khô, mà trong dịp tết hay lễ cúng lớn, gia đình có mổ trâu thì người ta mới để lại một ít để làm món này.

Để làm thịt trâu khô, người Thái thường lựa thịt ở bắp, ít gân, thớ thịt đều, đẹp. Thịt trâu lọc bỏ gân, thái miếng dài khoảng 15cm, rộng 7 – 8cm, dày khoảng 2 – 3 cm, rồi đem ướp gia vị. Gia vị để ướp khá phức tạp, gồm nhiều thứ: ngoài muối, đường, mỳ chính, còn có ớt, sả, tỏi, gừng, mắc khén (loại gia vị chỉ có ở vùng núi), tất cả được đem giã nhỏ, trộn đều rồi ướp với thịt trong khoảng 2 – 3 tiếng cho ngấm. Sau đó, dùng que xiên thịt rồi đem phơi nắng hoặc để trên gác bếp. Khi thịt đã khô thì đồ lại trong khoảng hơn một tiếng để thịt chín đều. Có thể ăn ngay hoặc treo trên gác bếp để dùng dần.

Khi ăn, thịt trâu khô có thể đem nướng trên than hồng hoặc đồ lại cho thịt mềm, dễ ăn. Món này hấp dẫn bởi hương vị đặc biệt, có vị cay của ớt, vị nồng của tỏi, vị ngọt của thịt và nhất là mùi ngai ngái của khói bếp, mùi thơm không trộn lẫn cùng vị tê tê nơi đầu lưỡi khi ăn của hạt mắc khén.

Gỏi cá được đánh giá là món ăn ngon, chủ đạo trong các món thường để đem ra thết đãi khách quý của đồng bào dân tộc Thái, thể hiện sự hiếu khách của gia chủ. Từ xưa người Thái đã có câu “Xép nhứa cin nhứa ma, xép pa cin pa cỏi”, nghĩa là “Thèm thịt thì ăn thịt chó, thèm cá thì ăn cá gỏi”. Ngày nay, món cá gỏi không chỉ có đồng bào dân tộc Thái chế biến và thưởng thức mà đã có mặt trong thực đơn của các nhà hàng, tạo nên thương hiệu riêng của món ăn này.

Cơm lam là một món ăn đặc trưng của vùng Tây Bắc đặc biệt là dân tộc Thái, Cơm lam được chế biến rất đơn giản từ gạo nếp, theo phong tục của người Thái ngày xưa thì Cơm lam chỉ được làm sau khi thu hoạch xong vụ lúa mới đặc biệt là người ta thích nấu bằng gạo nếp nương, gạo nếp được ngâm ủ qua đêm cho vào từng ống tre mà bà con gọi là may khâu (Lam Pa Ngà), thêm nước vừa đủ và nút lại bằng lá chuối hoặc lá dong rồi đưa lên bếp củi đốt cho đến khi vỏ ống nứa cháy sém lan tỏa mùi thơm từ gạo, ống nứa không còn nước là chín.

Sau đó chẻ tách từng phần cật chỉ còn lại lớp lụa mỏng bó chặt từng cây cơm trắng nõn bạn phải thật khéo khi chẻ ống cơm lam nếu không chẻ khéo không giữ được lớp lụa mỏng thì coi như cơm lam đã mất đi một nửa giá trị, Trên lớp vỏ lụa trắng mỏng ấy có thoáng chút mặn, chút hương của rừng và của khói làm cho miếng cơm dẻo thật sự thăng hoa, cơm lam thường được chấm muối hoặc vừng tùy theo từng sở thích của mỗi người, cũng có những vùng người dân ăn cơm lam với chẳm chéo món chấm đặc trưng của dân tộc Thái, Chẩm Chéo được chế biến từ muối, ớt tươi nướng, rau mùi…, đặc biệt không thể thiếu loại trái rừng có tên là mắc khén, tất cả được giã nhuyễn. Không có mắc khén không làm ra chẩm chéo, không có chẩm chéo không thành bữa cơm lam. Cơm lam Sơn La thường được bán vào mùa đông. Vì loại ống nứa để nướng cơm lam mùa này mới có.

Xôi sắn là là món ăn quen thuộc của người Thái vùng Tây Bắc. Sắn bà con đào từ nương về bóc vỏ, rửa sạch rồi nạo thành từng sợi nhỏ trộn lẫn với gạo nếp cho vào chõ đồ lên.

Để xôi dẻo, nắm tay không dính, lâu thiu, bà con không dùng các loại chõ sành, chõ kim loại vì có nhược điểm thường gây ra “ướt xôi” không ngấm nước. Cái chõ này được làm bằng những khúc gỗ có đường kính nhỏ, gỗ mềm đem về cắt khúc, cưa rỗng giữa, tạo dáng đẹp như một đài hoa, thon nhỏ từ dưới lên trên, đáy chõ có hai thanh tre nhỏ để đặt tấm đan thưa đỡ gạo khi cho gạo vào chõ xôi. Phần chõ lại được đặt trên một cái ninh đồng, thay cho nồi. Dùng loại chõ gỗ có ưu điểm gỗ hút hơi nước lên, xôi chín dẻo, khô. Khi xôi chín bà con đổ xôi ra mâm, dàn mỏng dùng quạt, quạt cho xôi nguội nhanh. Rồi cho xôi vào các “giỏ” đan bằng mây có nắp đậy, có quai treo lên cột nhà. Đến bữa đem ra dùng hoặc đem đi làm nương ăn rất tiện. Thức ăn chỉ cần là gói muối ớt, hoặc con cá nướng.

Người Thái gọi món cá nướng là món Pa pỉnh tộp. Đây là món ăn cổ truyền, để chế biến được món cá pỉnh tộp thì bạn phải có đầy đủ gia vị đặc trưng như: mắc khén, gừng, xả, ớt tươi, rau mùi, rau thơm, hành tươi, húng…Tiếp đến là chọn cá, cần chọn có chép, trắm hoặc trôi khoảng từ 2 – 4 lạng nhưng thường thì người dân địa phương chọn cá chép nuôi trong ao hoặc cá chép sông là ngon nhất, mổ dọc sống lưng để nguyên nội tạng, bỏ mật và nhồi vào bụng cá cùng các loại gia vị gập đôi lại, luồn đôi qua vòng miệng. Sau khi đã tẩm ướp gia vị ngấm đều ta cho cá vào híp (đoạn tre tươi vừa đủ để kẹp chặt cá, chẻ đôi hay chẻ ba) nướng trên than củi đã hồng, pa pỉnh tộp phải được nướng đều trên than hồng mới không bị ám khói mà vẫn giữ được hương vị tự nhiên của cá. Cá nướng đã vàng đều lan tỏa mùi thơm từ gia vị mùi cay cay của má khen mùi thơm của cá thưởng thức miếng thịt cá vàng rộm, thơm lừng với cơm xôi dẻo ta mới thấy hết cái vị ngọt béo của cá, vị cay của ớt của các loại gia vị, cơm xôi mà ăn với pa pỉnh tộp của người Thái cũng được ví như cơm tám nấu niêu đất ăn với cá kho của người miền xuôi vậy.

Đây là một món ăn rất lạ, nguyên liệu làm món ăn này là tiết bò hoặc tiết dê để đông, đuôi, dạ dày, cuống tim và không thể thiếu một thứ nước sền sệt từ bên trong ruột non của con bò, gọi nó là “pịa”.

Người ta chọn một đoạn ruột non ngon để lấy pịa, ninh xương và lục phủ ngũ tạng lên để lấy nước, sau đó họ đổ pịa vào, có nơi còn cho thêm chút mật bò vào pịa. Phần ruột non sau khi lấy phải buộc chặt hai đầu, sau đó cắt thành khúc, trộn kèm rau thơm, bột mắc khén (hạt tiêu rừng), tỏi, ớt, mùi tàu…tất cả các gia vị được băm nhỏ rồi đun sôi lên. Nồi pịa đặt trên bếp lửa đun đến khi nồi pịa sánh, sền sệt lại là được. Món nậm pịa ăn kèm với rau chuối và bạc hà. Ban đầu chưa quen, chưa dám ăn thì món nậm pịa quả thật là rất khó ăn.

Món nậm pịa được múc ra bát có màu nâu, nước sền sệt, ban đầu khi nếm thử ta sẽ thấy vị đắng và mùi hơi khó ngửi. Có nhiều người mới đầu khi trông thấy bát nậm pịa, ngửi thấy mùi đã không ăn được. Nhưng khi đã nếm đôi ba miếng, bỏ qua những cảm nhận ban đầu về mùi và vị, thì những miếng tiếp theo, ta sẽ cảm nhận được mùi thơm của mắc khén, một loại gia vị của núi rừng. Vừa ăn nậm pịa, vừa nhấm nháp chén rượu thơm, ta lại thấy miếng nậm pịa đắng nơi đầu lưỡi và ngọt nơi cuống lưỡi. Món nậm pịa tuy vậy nhưng lại rất an toàn cho những ai yếu bụng.

Trong tiếng Thái, “nậm” có nghĩa là canh, “pịa” là chất sền sệt ở trong ruột non của bò. Món có tên đơn giản là nậm pịa, tùy theo cách hiểu của mỗi người. Nậm pịa chỉ có ở vùng núi Tây Bắc từ Mộc Châu đến Sơn La, đây là món ăn truyền thống có từ rất lâu đời và được đồng bào dân tộc Thái rất yêu thích.

Cháo mắc nhung (hay còn gọi là cháo đắng Phù Yên), một món ăn được chế biến từ một thứ quả màu xanh cùng họ với cà chua nhưng chỉ bé bằng hạt đu đủ chín, có vị cay cay, đắng ngọt.

Sau mùa gặt, quả mắc nhung gieo vãi trên nương bắt đầu chín mọng, bà con hái đem về rửa sạch, thêm gừng xả, trộn với gạo tấm, tưới ít nước đủ chín, túm vào lá chuối buộc chặt vùi trong tro bếp nóng, hoặc đồ xôi, chỉ 30 phút sau sẽ có ngay một món ăn sền sệt, ngăm ngăm đắng, thơm cay là lạ đầy hấp dẫn và chấm với xôi rất hợp khẩu vị.

Da trâu rất khó lấy vì trâu bị lọc toàn bộ da, sau đó được chuyển ngay cho các mối làm trống. Ấy thế nhưng người Thái ở Sơn La đã biến da trâu trở thành đặc sản không thể thiếu trên mâm cơm những dịp đặc biệt.

Những người phụ nữ Thái đảm đang đã không ngại khó khăn để làm mềm hóa sự dai và cứng của da trâu bằng cách hơ qua lửa rồi ngâm với nước lã. Sau khi đủ độ, với con dao thật sắc, họ dùng hết sức để thái mỏng miếng da dầy đó.

Thật lạ, miếng da trâu đen xì, dầy bịch ban đầu, qua vài công đoạn tưởng như giản đơn đó lại biến thành món cực hấp dẫn từ ánh nhìn. Khi thái mỏng tang, miếng da trâu giờ có màu vàng của quả chanh Tây, bên trong là màu vàng nhạt, trong trong, cắn thử lại sần sật, giòn giòn, là lạ.

Cũng như nhiều món nộm khác của người Thái, nộm da trâu cần gia giảm thêm nhiều gia vị và rau thơm như lạc, mùi ta, mùi tàu, chút hạt mắc khén đặc trưng.

Đặc biệt, cái làm nên thứ quyến rũ của nộm da trâu chính là vị chua của nước măng chua, chứ không phải của chanh hay giấm. Đó là vị chua thơm, thanh thanh. Nước măng chua muốn ngon phải ngâm bằng thứ măng củ tươi, nước suối và thêm những gia vị cần thiết. Măng cũng phải có thời gian để “ngấu” tiết ra thứ nước chua thanh mát mới đúng điệu để trộn món nộm này.

Đến Mường Tấc (Phù Yên) chắc không thể quên được hương nếp cốm với những hạt xôi căng ngậy, dẻo thơm được đồ trên bếp than củi. Bao đời nay, trên mảnh đất của vựa lúa lớn thứ tư vùng Tây Bắc này, nhờ núi khau rua che chở, cùng dòng suối Tấc tưới mát quanh năm, bà con đồng bào dân tộc Thái ở thung lũng Mường Tấc, Mường Va đã trồng được giống nếp thơm, dẻo, rồi chế biến ra món xôi nếp cốm độc đáo, làm cho thực khách phải lòng ngay từ lần đầu thưởng thức.

Nguồn gốc, cũng như ai nghĩ ra cách chế biến món này thì chưa thể khẳng định, chỉ biết nó đã có trên bàn tiệc của bà con vùng Mường Tấc (Phù Yên) nhiều năm rồi. Ban đầu chỉ chế biến đủ ăn trong gia đình, sau do nhu cầu thưởng thức, “đặc sản” này bỗng lên ngôi và theo quy luật “cung – cầu”, món “mực khô phố núi” đã hiện diện ở nhiều các quán, nhà hàng ẩm thực.

Gân bò mua về lọc sạch, luộc khoảng 15 phút, vớt ra rửa sạch, cắt thành từng khúc, lấy chày đập cho tơi ra, ướp các loại gia vị trộn đều, để ngấm khoảng 30 phút mang ra chiên qua dầu ăn là có ngay món “mực khô phố núi”.

Những ngày mùa đông giá lạnh, đến Thuận Châu được mời món khoai sọ hầm xương nóng hổi, cảm nhận vị ngọt, bùi, thơm ngậy lạ thường. Khoai sọ trồng ở Nậm Lầu đặc biệt thơm, ngon khiến người từ xa đến chỉ ăn một lần cũng nhớ mãi.

Bánh Dày người Mông ở Hồng Ngài

Nếp mới sau khi được đồ chín thì đượm nồng ngọt ngào vì ngấm cái nắng, cái gió vùng cao. Xôi nếp được đổ vào chiếc cối to làm bằng nửa thân cây gỗ. Công việc giã bánh dầy là khá nặng nhọc, phải do những người đàn ông khoẻ mạnh đảm nhiệm. Theo nhịp chày hạ xuống, xôi nếp trong cối quện quánh, tan vào nhau.

Tiếp đó là công việc của những người phụ nữ. Từng vắt bánh nóng hổi tròn trịa dần dưới bàn tay các mẹ các chị. Năm nào thời tiết khắc nghiệt, mùa màng kém, bánh dầy hơi đen và không dẻo. Năm nào mưa thuận gió hòa, bánh ngon và giã quánh, đỡ vất vả hơn. 6 cặp bánh đầu tiên được gói nhanh, gói đẹp để dâng lên trời đất và vị thần mùa màng của dân bản. 6 cặp bánh gồm 12 chiếc tượng trưng cho 12 tháng trong năm. Những chiếc bánh còn lại xếp vào một hộp gỗ pơ mu đậy kín lại để ăn.

Khi ăn, bà con nướng bánh trên than củi. Bánh dẻo, thơm mùi nếp quện với mùi thơm gỗ, vị ngọt của nếp nương thật quyến rũ.

Từ lâu giống vịt Chiềng Mai, xã Chiềng Mai (Mai Sơn) nổi tiếng thơm ngon, được người tiêu dùng ưa chuộng. Loài vịt này có trọng lượng không lớn, trung bình chỉ từ 1,5-1,7 kg, xương nhỏ, da có màu vàng đặc trưng, thịt thơm, vị ngọt, thịt vịt mềm nhưng không bở, béo nhưng không ngán.

Cao nguyên Mộc Châu, nơi cửa ngõ Tây Bắc với thảo nguyên xanh rộng hàng chục nghìn héc ta tuyệt đẹp, được trời phú cho kiểu khí hậu cận ôn đới để trở thành nơi có đàn bò lấy sữa lớn nhất cả nước. Hiện nay, ở Mộc Châu có khoảng 10.000 con bò sữa. Ở đây, bê cái luôn được giữ lại nuôi lớn để cho sữa, còn bê đực được chế biến thành đặc sản bê chao nức tiếng.

Nguyên liệu để làm bê chao ngon nhất là bê sữa khoảng một tuần tuổi, chưa từng ăn cỏ, nên miếng thịt bê có vị thơm và cái mềm ngọt mà bê già tuổi hơn không thể nào có được. Trong số những món bê thường thấy như xào lăn, hấp sả, tái chanh… thì bê chao có lẽ là món ăn được chế biến đơn giản nhất, nhưng hương vị lại thuộc hàng đặc sản. Có lẽ bởi bê non đã sẵn cái ngon, cái ngọt, cái thơm, nên càng bớt cầu kỳ lại càng tôn hương vị đó lên trọn vẹn.

Bê phải chao trên lửa to để thịt không ngấm mỡ. Lửa to thì dầu phải ngập miếng thịt để tránh “sống trong, chín ngoài. Mùi thơm lựng của thịt, mùi cay nồng của gừng, sả tỏa lan “điếc mũi”. Độ chín của gừng, sả ướp cùng thịt bê cũng là một yếu tố để đánh giá tay nghề đầu bếp. Bê chín, gừng, sả cũng vừa vàng ươm, thơm nức mà không khét, cháy.

Bê chao phải ăn nóng. Trút ra đĩa, mỡ vẫn còn riu riu sôi trên những miếng thịt. Chấm thịt ấy vào bát tương sánh vàng, điểm thêm chút gừng bằm nhỏ. Thịt vàng hườm, mềm và ngọt khó tả. Phần bì phồng lên lấm tấm trắng, khẽ cắn vào thì thấy giòn, nhưng nhai kỹ vẫn có một chút dai vương vấn. Thi thoảng lại có thêm những lát gừng mỏng, vàng ruộm, không cay xè mà thơm đến ứa nước miếng.

Ốc đá ở Suối Bàng thường chỉ xuất hiện từ tháng 4 đến cuối tháng 8, tức là vào mùa mưa, khi thời tiết ẩm ướt. Những tháng còn lại chúng vùi mình trong những lớp lá dày hoặc nằm im dưới đất.

Về đến nhà, những con ốc được rửa sạch và đưa lên bếp luộc. Con ốc khều ra quệt qua tí nước chấm bỏ vào miệng thấy cay cay đầu lưỡi, ốc chạm vào răng lại thấy dòn dòn, vị ngọt mát lan dần xuống cuống họng. Cái ngon ngọt, mát dòn của ốc đá là thế, không tanh nhưng có vị hăng, thơm của lá rừng. Ăn ốc đá nên nhai chậm và kỹ mới thấm được vị mát lành, vị thơm độc đáo. Và cũng chỉ ăn theo kiểu thưởng thức, không nên vì ngon, lạ mà háo hức “ăn lấy no” như nhiều món khác.

Đặc sản Sơn La mua về làm quà

Chè Shan tuyết Tà Xùa có búp màu trắng, cánh vàng, lá to được bà con lại chăm bón tự nhiên, không sử dụng hóa chất, việc thu hái, sao chế tuân thủ đúng theo kinh nghiệm cha ông để lại nên chè khi uống có vị thơm, ngọt thanh, mát dịu. Màu nước chè từ khi pha tới vài nước sau vẫn giữ được nguyên màu xanh lơ đỏ. Khi uống chè, cảm giác đầu tiên là vị đắng chát, sau đó dần chuyển sang ngọt, hương vị chè thơm đặc biệt khác lạ so với các dòng chè khác.

Mật ong là món quà quý giá mà thiên nhiên đã ban tặng cho con người, không những là thức uống bổ dưỡng mà còn có nhiều công dụng trong lĩnh vực y học và chăm sóc sắc đẹp. Đặc biệt nhận được sự ưu đãi của thiên nhiên dành cho Sơn La, với khí hậu ôn hòa, hoa trái quanh năm, diện tích hàng ngàn hecta cây ăn quả, cây công nghiệp cùng những cánh rừng bạt ngàn các loại hoa cỏ tự nhiên cho mật và phấn hoa có chất lượng tốt giúp cho Mật Ong Sơn La thơm ngon đặc biệt.

Mận hậu được biết đến là thứ quả đặc trưng núi rừng phía Bắc, được trồng nhiều ở các tỉnh Sơn La, Lào Cai, Lạng Sơn. Ở mỗi nơi mận lại có hương vị khác nhau, và có lẽ mảnh đất Sơn La được thiên nhiên ưu ái nhiều điều kiện thuận lợi đặc biệt thích hợp cho sự phát triển của cây mận nên mận hậu Sơn La khá ngon và nổi tiếng.

Chắc hẳn ai đã một lần đến Sơn La vào dịp đầu xuân sẽ rất ấn tượng, thích thú với sắc hồng của hoa đào ngập tràn khắp núi rừng nhưng vườn đào không chỉ đẹp khi ra hoa mà nó còn rất đẹp khi vào mùa thu hoạch. Những trái đào căng mọng, rám nắng, ửng hồng như đôi má thiếu nữ dưới ánh nắng le lói lọt qua những kẽ lá chiếu xuống như mời gọi thưởng thức khiến du khách mê mẩn. Đào là giống cây ưa lạnh, hợp với thổ nhưỡng ở Sơn La, đặc biệt là Mộc Châu vì thế từ lâu đào đã được biết tới là sản vật đặc trưng của mảnh đất này và biến nơi đây thành vựa đào của vùng Tây Bắc. Tầm tháng 4, tháng 5 hàng năm là mùa đào chín, lúc này những con đường lên Sơn La đâu đâu cũng hồng rực sắc màu của đào.

Nếu như Mộc Châu nổi tiếng với mận, đào, Yên Châu có niềm tự hào là xoài tròn thì na dai là sản vật đã trở thành thương hiệu của vùng đất Mai Sơn, là món quà quen thuộc du khách thập phương dừng chân mua về khi đi qua Mai Sơn mỗi độ vào thu. Na dai Mai Sơn có vỏ mềm, màu xanh, thịt màu trắng lại ít hạt, vị ngọt sắc, mùi thơm đặc biệt, ăn rất ngon miệng.

Cây táo mèo mọc tự nhiên, xen lẫn cây rừng trên những dãy núi cao từ 1500-2000m (so với mực nước biển) ở các huyện vùng cao của tỉnh Sơn La như: huyện Bắc Yên, huyện Mường La, huyện Thuận Châu. Táo mèo ra hoa vào cuối mùa xuân tầm tháng 3 tháng 4 và có quả vào mùa thu từ tháng 8 tới tháng 10. Vào vụ thu hoạch, bà con rủ nhau mang gùi lên rừng hái táo rồi bán cho các thương lái hoặc đem xuống chợ bán. Quả táo mèo ngon là quả không quá to, có màu vàng trong hoặc hồng phấn.

Lần đầu tiên nhìn thấy, có thể bạn sẽ lặc đầu chê, xoài gì mà vừa bé vừa xấu. Ấy thế mà ai đã ăn một lần là sẽ nhớ vị thơm vị ngọt của nó. Xoài Yên Châu ngọt, thơm khác hẳn loại xoài ở các vùng khác. Khi chín xoài có mầu vàng, tỏa mùi thơm hấp dẫn, đến mức rửa tay rồi, hương thơm của xoài vẫn vấn vít, thoang thoảng. Cái ngọt của xoài Yên Châu cũng hơi khác, ngọt đậm nhưng lại thanh mát cho nên không có cảm giác khé cổ bởi ngọt quá.

Đặc biệt ngon là những quả xoài bản địa được trồng tại Sặp Vạt, Chiềng Pằn, Viêng Lán,……của vùng đất Yên Châu. Trọng lượng từ 200 – 250g, nhựa quả trắng, trong, nhựa cây dạng sữa đục ngà, vỏ quả xanh nhạt, có các đốm lấm tấm, hạt dẹt nhiều xơ.

Rượu chuối từ lâu đã nổi tiếng là đặc sản của vùng đất Yên Châu (tỉnh Sơn La) và được bà con nơi đây trưng cất theo phương pháp thủ công truyền thống. Để có được rượu chuối ngon thì trước tiên phải lựa chon loại chuối phải thật chín, thái mỏng rồi đem phơi nắng cho thật khô. Rượu ngâm phải dùng loại rượu cốt nguyên chất, cứ 1 kg chuối hột thì ngâm khoảng 2-2,5 lít rượu nguyên chất. Đồ ngâm rượu phải là dùng lọ thủy tinh, rửa sạch. Bỏ chuối vào,chuôi chiếm 1/3 lọ, rượu chiếm 2/3 lọ rồi đậy nắp kỹ, ngâm 100 ngày sau là sử dụng được.

Tỏi cô đơn là một loại tỏi quí được trồng trên đất Phù Yên. Tỏi này có mùi vị và công dụng rất đặc biệt. Ngoài việc dùng để ăn Tỏi cô đơn còn dùng ngâm rượu để trong nhà làm thuốc gia truyền chữa và phòng ngừa được nhiều bệnh. Tỏi nổi tiếng nhất được trồng là ở xã Gia Phù, huyện Phù Yên.

Dưa mèo là giống dưa chuột quả to đến mức kỷ lục: quả to nhất cân được 2,1kg, quả nhỏ nhất cũng nặng tới 500g. Giống có vỏ quả trơn bóng, màu xanh sáng xen lẫn những vết sọc xanh mờ, đặc trưng của dưa chuột. Quả dài 25-30cm, đường kính quả to nhất đo được 8,5cm, ruột trắng, cùi dày, nhiều hạt. Nhiều người được mời nếm thử đều tỏ ra thích thú. Giống dưa mèo ăn giòn, ngọt mát có mùi thơm đặc trưng của dưa chuột.

Dưa mèo là giống dưa chuột địa phương quả to do bà con dân tộc người H’Mông thuộc các tỉnh vùng cao Tây Bắc như Sơn La, Lai Châu, Điện Biên…gây trồng và giữ giống từ lâu đời. Tại Sơn La, loại dưa này do bà con người Mông ở xã Vân Hồ, huyện Mộc Châu trồng xen trong các nương ngô, nương lúa vừa để lấy rau ăn, vừa đem bán cho khách du lịch ven quốc lộ hoặc các khách sạn, nhà hàng để tăng thêm nguồn thu. Thường trồng vào đầu mùa mưa, tháng 2-3 để thu hoạch cùng với ngô tháng 6-7, mỗi cây dưa mèo cho 2-3 quả, mỗi sào thường cho sản lượng 200-300 kg.

Cách khu vực bản Áng chừng một km, có một khu vực mà tại đó vườn hoa lan và dâu tây hấp dẫn được ươm trồng thử nghiệm và cho ra trái từ vài năm nay. Dâu tây dược trồng thử nghiệm ở Mộc Châu cách đây đã 4-5 năm, đến nay nó đã khẳng định được chỗ đứng của mình bởi phù hợp với chất đất, khí hậu. Nhiều nhà vườn hiện đang mở rộng diện tích trồng để xuất về các thành phố và chế biến thành mứt, rượu…

Dâu tây được ươm trồng thử nghiệm tại Mộc Châu trong vài năm nay và thu hoạch được kết quả khả quan do phù hợp với chất đất cao nguyên cùng khí hậu miền núi mát mẻ quanh năm. Giống với thời tiết ở Đà Lạt nhưng ít mưa hơn, cao nguyên Mộc Châu đã bước đầu cho ra những trái dâu ngon lành nhưng chưa được bày bán nhiều.

Hiện nay, huyện Mộc Châu có khoảng 3.000 ha chè các loại khác nhau. Những đồi chè mơn man, bát ngát đã biến Mộc Châu trở thành một viên ngọc xanh thơ mộng. Và cây chè cũng ngày càng gắn bó với cuộc sống của các dân tộc nơi đây. Đến nay, loại cây này là một trong những biểu tượng của cao nguyên Mộc Châu.

Bên cạnh đó, khách du lịch còn được thưởng thức hương vị các loại trà nổi tiếng nhất của cao nguyên Mộc Châu. Đó là San Tuyết – loại trà được chế biến từ cây chè vài trăm tuổi ở đây. Ngoài ra còn có trà Ô Long, trà Kim Tuyên… mỗi loại đều vị khác nhau nhưng không thể lẫn với các loại chè khác trong cả nước

Các sản phẩm làm từ sữa bò Mộc Châu

Với hàng trăm con bò sữa được nuôi ngay trên nông trường, các sản phẩm làm từ sữa là một trong những thứ bạn nên thử khi đặt chân tới Mộc Châu. Nếu có cơ hội hãy tận hưởng 1 ly sữa tươi nguyên chất đun nóng ngay khi vừa được vắt. Những sản phẩm làm từ sữa bò khác mà bạn cũng nên thử là sữa chua (không phải loại đóng hộp bán trong siêu thị), bơ hoặc váng sữa … bạn có thể mua những sản phẩm này trong bất kỳ nhà hàng nào trên đường vào Thị trấn.

Gọi là Khoai sọ mán bởi nó được người Dao trồng, và cũng chỉ có mảnh đất có người Dao sống loại củ này mới ngon. Khoai sọ mán có nguồn gốc, hình thù, màu sắc không giống các loại khoai khác.Có khi đó là nét làm nên sự đặc sắc. Theo nhiều người thì có mua khoai về trồng cũng không có củ, chỉ người Dao Mộc Châu trồng mới được, và cũng chỉ người Dao một số nơi như: Chiềng Sại, Chiềng Chung… trồng mới năng suất. Chả biết phải thế không mà đi nhiều nơi, nhìn thấy và ăn nhiều loại khoai sọ, chẳng đâu thấy khoai sọ mán giống ở Mộc Châu. Nó không tròn, nhỏ như khoai bon, không có màu tim tím tròn trĩnh như khoai môn. Khoai sọ mán liệt vào loại củ dị dạng được. Nó chẳng có hình thù nào mà gọi tên. Các mầm củ cứ đẻ ra lộn xộn thành những u, những mấu và to dần lên.

Tìm trên Google:

các món ăn ngon ở Sơn La

đặc sản Sơn La làm quà

ăn gì khi du lịch Sơn La

các quán ăn ngon ở Sơn La

đến Sơn La nên ăn gì

địa điểm ăn uống Sơn La

ẩm thực Sơn La

Cách Làm Sườn Bò Nướng Hàn Quốc Thơm Nhức Nách (La Galbi)

LA galbi – 엘에이 갈비 là một trong những loại BBQ Hàn Quốc luôn khiến Hanyori khó cưỡng lại bởi vẻ đậm đà của miếng thịt đầy màu sắc lôi cuốn từ khi mới tẩm ướp gia vị cho đến khi chín mềm. thường xuất hiện trên bàn ăn của người Hàn vào những dịp lễ tết, các bữa party hoặc dã ngoại.

Tại sao lại gọi là LA galbi?

Theo bách khoa toàn thư Hàn Quốc, có hai giả thiết về nguồn gốc của cái tên LA galbi.

Cộng đồng người nhập cư Hàn Quốc ở Los Angeles (Mỹ) sử dụng loại sườn thái mỏng ở đó để nướng BBQ và cách thái loại sườn này được đưa ngược trở lại Hàn Quốc rồi từ đó người Hàn đặt cho nó cái tên là LA galbi.

Dù có bao nhiêu giả thiết về cái tên LA galbi đi chăng nữa thì có một điều chắc chắn là người Hàn đã biết tạo nên một món ăn đậm đà hương vị và bản sắc của quê hương xứ sở, khiến cho người ta nhớ mãi màu sắc và hương vị của món ngon ngay từ cú chạm lưỡi đầu tiên.

Sự khác nhau giữa LA galbi và Galbi truyền thống?

Bạn có thể dễ dàng phân biệt được và truyền thống Hàn Quốc thông qua hình dạng miếng sườn bằng cách quan sát như sau:

Galbi truyền thống được cắt theo một mắt xương sườn dày, rồi người ta lạng mỏng thịt sườn theo khuôn của miếng sườn đó.

LA galbi được cắt qua xương sườn với chiều dài đủ ba mắt xương sườn.

Galbi truyền thống có thể được ướp với nước sốt hoặc không ướp và được nướng trực tiếp trên than hoa sau đó ăn kèm sốt chấm hoặc muối để cảm nhận độ tươi ngon của thịt. LA galbi thì thường được ướp cho ngấm gia vị rồi mới mang đi chế biến.

Mời bạn ấn vào Đây để thao dõi fanpage của Hanyori và cập nhật thường xuyên những món ăn mới nha.

Cách làm sườn bò nướng Hàn Quốc – LA galbi tại nhà

Nguyên liệu:

LA galbi: 1kg ( loại sườn này bạn có thể dễ dàng order được tại các của hàng bán thịt bò nhập khẩu, hoặc trong siêu thị)

Lê: 1/2 quả

Táo: 1/2 quả

Hành tây: 1/2 củ

Gừng: một nhánh nhỏ bằng đầu ngón tay cái

Tỏi: 2 củ băm nhỏ

Hành boa rô: 1/2 cây thái nhỏ

Xì dầu Hàn Quốc: 130 ml

Rượu nấu ăn: 40 ml

Đường: 40 gram ( tương đương 3 thìa canh đầy)

Dầu vừng Hàn Quốc: 1 thìa canh

Tiêu xay: 1/2 thìa canh

Sườn ngâm vào nước lạnh khoảng 30 phút đến 1 tiếng để loại bỏ máu tanh, rồi rửa lại vài lần qua nước cho thật sạch.

Cho 1/2 quả lê, 1/2 quả táo, 1/2 củ hành tây và 1 nhánh gừng nhỏ vào máy xay, xay nhuyễn rồi dùng vải hoặc rây lấy phần nước và bỏ phần bã đi.

Cho phần nước lê, táo, hành tây ra bát to thêm vào 130 ml xì dầu, 40 ml rượu nấu ăn, 40 gram đường, tỏi băm, dầu vừng, tiêu xay và hành boa rô thái nhỏ. Trộn đều hỗn hợp.

Cho sườn đã rửa sạch vào hộp đổ hỗn hợp nước sốt vào ướp ít nhất 3 tiếng , nếu có thời gian bạn nên ướp khoảng 1 ngày thì khi ăn sẽ ngon hơn.

Sau khi ướp nước sốt đủ thời gian bạn có thể nướng trên than hoa hoặc áp chảo. Để tiện lợi và nhanh chóng thì Hanyori thường áp chảo, làm nóng chảo, cho sườn vào thêm 1 chút nước sốt đun lửa nhỏ và lật thường xuyên để sườn không bị cháy, khi sốt cạn lật thêm 2 lần nữa thì cho sườn ra.

Miếng sườn áp chảo hơi cháy cạnh, ngấm gia vị đậm đà, cắt nhỏ ăn kèm với rau xà lách, tương samjang…. hoặc các loại rau ăn kèm ưa thích của gia đình bạn.

Một số món ăn khác từ sườn bò theo công thức của Hanyori

Cách nấu canh sườn bò Hàn Quốc ngon bổ dưỡng vị đậm đà

Ingredients

Nguyên liệu:

LA galbi: 1kg ( loại sườn này bạn có thể dễ dàng order được tại các của hàng bán thịt bò nhập khẩu, hoặc trong siêu thị)

Lê: 1/2 quả

Táo: 1/2 quả

Hành tây: 1/2 củ

Gừng: một nhánh nhỏ bằng đầu ngón tay cái

Tỏi: 2 củ băm nhỏ

Hành boa rô: 1/2 cây thái nhỏ

Xì dầu Hàn Quốc: 130 ml

Rượu nấu ăn: 40 ml

Đường: 40 gram ( tương đương 3 thìa canh đầy)

Dầu vừng Hàn Quốc: 1 thìa canh

Tiêu xay: 1/2 thìa canh

Instructions

Notes

Thời gian ướp trên 3 tiếng, ướp càng lâu sườn càng ngon

Xin chào! Mình là Hanyori một người đam mê nấu nướng và yêu thích ẩm thực Hàn Quốc. Đó cũng chính là lý do mình xuất hiện ở đây. Với mong muốn giao lưu, chia sẻ, lan tỏa niềm đam mê ẩm thực Hàn Quốc đến tất cả mọi người. Tìm hiểu thêm về mình

Cập nhật thông tin chi tiết về 20 Món Ngon Sơn La + Kèm Địa Chỉ Quán Ăn Sơn La Ngon Nhức Nách trên website Raffles-hanoi.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!