Xu Hướng 5/2023 # 3 Món Ăn Ngon Từ Khoai Môn Tím Bỏ Qua Sẽ Tiếc # Top 8 View | Raffles-hanoi.edu.vn

Xu Hướng 5/2023 # 3 Món Ăn Ngon Từ Khoai Môn Tím Bỏ Qua Sẽ Tiếc # Top 8 View

Bạn đang xem bài viết 3 Món Ăn Ngon Từ Khoai Môn Tím Bỏ Qua Sẽ Tiếc được cập nhật mới nhất trên website Raffles-hanoi.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Nguyên liệu:

Cách Làm

Khi khoai đã chín mềm, vớt ra rổ và lấy thìa nghiền cho nát. Các bạn nghiền lúc còn nóng sẽ dễ hơn, sau khi nghiền các bạn cho 1 chút gia vị vào rồi trộn kỹ lại.

Thoa chút dầu ăn lên tay để nặn khoai cho đỡ dính, nặn khoai thành những viên tròn hoặc oval, sau đó nhúng vào bát trứng gà, và cuối cùng lăn lại lên bột chiên xù.

Sau khi nặn bánh, các bạn để cả khay vào tủ lạnh 45-60 phút để phần khoai môn được săn lại, tránh bị nát khi khoai còn nóng mà lại tiếp tục chiên trong dầu nóng

Đổ nhiều dầu lên chảo và đun nóng, thả từng miếng khoai đã nặn và lăn bột vào chảo chiên cho tới khi chín vàng giòn.

Vậy là bạn đã có món khoai môn lệ phố thơm ngon, đây là món ăn tuyệt vời khi tụ tập bạn bè đấy. Các bạn có thể chấm ăn cùng sốt mayonnaise và tương ớt cực kì ngon và dễ chế biến phải không.

2. Khoai môn tím kho chay thập cẩm

Nếu bạn muốn ăn chay, đang ăn kiêng hay đơn giản là muốn chế biến một món rau thơm ngơn, lạ miệng đổi vị cho gia đình thì khoai môn tím kho chay thập cẩm là món ăn vô cùng tuyệt vời đấy.

Nguyên Liệu

Cách Làm

Sơ chế, làm sạch tất cả các nguyên liệu

Thái vuông quân cờ tất cả rau củ

Chiên đậu cho vàng

Chiên khoai môn sau khi chiên đậu phụ

Phi thơm hành cùng 2 thìa canh dầu và cho cà rốt vào đảo trước hoặc luộc qua cà rốt thì lúc kho sẽ cho các thành phần vào cùng luôn

Sau đó cho tất cả gia vị và ớt vào, đảo nhẹ tay để cho khoai môn tím không bị nát.

Nhỏ lửa và đun cho đến khi ngấm và mềm các loại nguyên liệu

Cho một thìa dầu hào vào cho mượt mà món kho chay. Vậy là dọn ra bàn ăn cùng cơm nóng.

Khoai môn tím kho chay thập cẩm là sự kết hợp tinh tế giữa các màu sắc tím của khoai môn, đỏ của cà rốt, trắng, đen của nấm, vàng ươm của đậu,… Đó là món ăn tinh tế với sự pha trộn màu sắc tuyệt vời.

Một trong những món ngon từ khoai môn tím là chè cốm. Những ngày ẩm ương, oi bức hay mệt mỏi mà có cốc chè cốm khoai môn tím để thưởng thức thì còn gì bằng.

Nguyên Liệu

Cách Làm

Xay lá dứa và lọc lấy nước, đun sôi sau đó cho cốm vào đun cùng đến khi sôi lại là được.

Khoai môn tím thái và hấp chín rồi ướp với đường trong khoảng 5p. Lưu ý: khoai môn rất nhanh chín nên canh xem khoai chín tới là được

Sau khi ướp thì cho vào nồi chè cốm và đun sôi là được. Bột sắn ta cho ra chén, thêm vài thìa nước lọc và cho từ từ vào nồi chè trước khi cho khoai môn.

Múc ra chén, rắc thêm dừa nạo sẽ rất ngon và thơm.

Hotline: 1900986865 Cơ sở chính : 683 đ.Giải Phóng, phường Giáp Bát, q.Hoàng Mai, Tp. Hà Nội Chi Nhánh: A11, Ngõ 100, Đường Trung Kính, P.Yên Hòa, Q.Cầu Giấy.

10 Món Ăn Ngon Nhất Từ Dê Núi Ninh Bình Không Thử Sẽ Tiếc Hùi Hụi

Ngày: 25/03/2019 lúc 13:21PM

Có thể nói đây chính là một món ăn mà bất gì ai khi ghé tới Ninh Bình cũng muốn được thưởng thức một lần hương vị của món ăn truyền thống này. Hơn nữa, đây còn là sự kết hợp đặc biệt giữa hai món đặc sản cực kì nổi tiếng của mảnh đất cố đô nữa đó!

Ngoài việc chế biến cơm cháy với độ giòn tan béo ngậy thì sức hút của món ăn này chính là phần sốt dê. Để có thể chế biến món sốt dê ngon, người đầu bếp lại lựa chọn từ những miếng thịt dê mềm sau đó băm nhỏ rồi phi thơm cùng hành và tỏi băm nhuyễn. Sau đó đem xào cùng với hành tây, cà rốt và su hào thái sợi khiến cho nước sốt thêm phần đậm đà và ngọt hơn.

Khi ăn bạn sẽ lấy phần cơm cháy chấm vào cùng với sốt dê, vị giòn tan béo ngậy của sốt dê hòa cùng với độ sánh đậm đà thơm lừng của sốt dê chắc chắn sẽ khiến bạn phải tấm tắc khen ngon cho xem!

là một trong những món đặc sản nhất định phải thử khi đặt chân tới đây. Cơm cháy ngon nhất có lẽ phải được ăn cùng với sốt dê sánh mịn và thơm lừng. Ngoài ra, bạn cũng có thể mua cơm cháy để đem về làm quà cho người thân của mình nữa đó!

2. Dê tái chanh

Nếu như ghé tới Ninh Bình mà bạn không được thưởng thức món dê tái chanh thì quả thực sẽ vô cùng thiếu sót. Để món ăn được thơm ngon và hấp dẫn cũng như thịt có vị đậm đà thì đòi hỏi người làm phải lựa chọn thịt dê núi ninh Bình tươi ngon nhất, đặc biệt là được mổ trong ngày là tốt nhất bởi như vậy thì thịt dê mới có hương vị ngon nhất.

Dê phải được lựa chọn từ những miếng thịt nạc và có cả phần bì sau đó cắt thành những lát mỏng rồi nhúng qua nước sôi cho dê tái. Điều đặc biệt của món ăn này chính là thịt dê không được chín quá kĩ mà quan trọng chính là thịt dê Ninh Bình phải hơi tái một chút sau đó thêm chút bóp cùng với nước cốt chanh và thêm một số loại gia vị khác như gừng, tỏi, ớt và hạt tiêu.

Món dê tái chanh khi ăn thường cuốn cùng với chuối xanh, sả, quả sung sau đó chấm cùng với tương bần, thịt dê chua chua hòa cùng vị chan chát của chuối xanh và sung lại hợp nhau đến kì lạ.

3. Nóng hổi với món dê xào sả ớt

Dù vào mùa đông hay mùa hè thì việc thưởng thức hương vị nóng hổi cay cay của món dê xào sả ớt cũng đủ để đánh thức tâm hồn ẩm thực của mọi du khách chính vì vậy mà trong menu của bất kì nhà hàng nào ở Ninh Bình cũng không thể thiếu vắng món ăn ngon từ dê núi Ninh Bình này được.

Thịt dê thường được lựa chọn từ thịt đùi và phần thịt nạc sau đó thái miếng mỏng vừa rồi đem ướp cùng tỏi, sả, ớt và xào qua trong lửa to. Thịt được xào ngấm gia vị đậm đà nên thơm lừng. Khi xào bắt đầu tái tái thì cho thêm ớt chuông cùng ớt quả sau đó rắc thêm vừng trắng ở bên trên. Thịt dê có mùi thơm của sả, vị cay của ớt chắc chắn sẽ khiến bạn nghĩ tới thôi cũng sẽ thấy thòm thèm cho xem!

4. Dê ủ trấu

Không ngoa khi nói rằng nền ẩm thực của mảnh đất Ninh Bình vô cùng đa dạng và đặc sắc. Chỉ với một món từ thịt dê núi Ninh Bình thôi cũng có vô số các món ăn ngon hấp dẫn khác rồi. Một trong số đó chắc chắn phải kể đến món dê ủ trấu vừa đặc biệt lại vừa hấp dẫn.

Thịt dê sau khi được làm sạch sẽ được ướp cùng các loại gia vị sau đó đồ nhồi xả vào bên trong bụng và phủ rơm lên toàn thân đốt rơm để ủ. Dê sau khi ủ trấu sẽ có lớp da ngoài thơm nức mũi, phần thịt bên trong không bịn khô mà ngược lại vẫn giữ được độ mềm và ngọt. Khi ăn, thịt sẽ được thái lát xoăn thành từng lọn để dễ thưởng thức.

5. Lạ miệng với món dê nhúng mẻ

Mặc dù không phải là một món ăn truyền thống thế nhưng món dê nhúng mẻ lại luôn hấp dẫn du khách. Điều tạo nên sức hút cho món ăn này chính là phần mẻ bởi mẻ được chế biến ngon sẽ khiến cho thịt dê thêm thơm ngon mà không có mùi hôi khó chiu. Mẻ được đun cùng với hành phi, cà chua và nêm nếm gia vị sao cho vừa ăn.

Khi thưởng thức bạn sẽ nhúng từng miếng thịt dê thái mỏng sau đó thưởng thức, ăn tới đâu nhúng tới đó thì thịt mới nóng hổi và thơm. Để tăng thêm sức hấp dẫn, các nhà hàng ở Ninh Bình thường phục vụ thêm bún tươi và bánh tráng, khế, chuối xanh rau sống cho thực khách cuốn cùng thịt dê nhúng mẻ.

6. Dê nướng ngũ vị

Một trong những món dê núi Ninh Bình ngon tiếp theo mà chúng mình muốn giới thiệu cho các bạn chính là dê nướng ngũ vị. Nếu như những món thịt lợn nướng thường khá khô và không có nhiều đặc biệt thì ngay khi được thưởng thức món dê núi nướng chắc chắn bạn sẽ phải ngạc nhiên bởi độ tươi ngon thấm trong từng thớ thịt.

Thịt dê sau khi được làm sạch đem cắt thành những miếng vuông nhỏ vừa ăn và ướp với ngũ vị hương cùng các loại gia vị bí quyết của từng nhà hàng. Để thịt nướng được thơm ngon, thịt dê núi được rửa sạch bằng rượu trắng để át hết mùi hôi sau đó ướp gia vị và dem xiên nướng sao cho thịt dê được săn lại.

Đặc biệt, để có hương thơm đặc trưng của món thịt nướng, nhà hàng sẽ phải nướng bằng than hoa sẽ giúp cho thịt đậm đà cũng như giữ nguyên được độ tươi ngon của từng miếng thịt.

7. Lẩu dê Ninh Bình

Nhắc đến những món ăn ngon về dê chắc chắn sẽ không thể không nhắc đến món lẩu dê Ninh Bình hảo hạng. Có lẽ sẽ chẳng còn gì tuyệt vời hơn nếu như vào một ngày se se lạnh bạn được ngồi quây quần cùng với bạn bè, gia đình của mình bên nồi lẩu dê nghi ngút khói, chỉ cần nghĩ đến thôi đã cảm thấy thòm thèm rồi phải không nào?

Điều đặc biệt trong nồi lẩu dê chính là phần nước dùng ngọt thanh sau khi được ninh từ xương dê trong nhiều giờ đồng hồ. Lẩu dê Ninh Binh thường có vị cay cay tê tê ở đầu lưỡi, thơm mùi hành sả và có những hương vị riêng từ những loại gia vị bí quyết. Thịt dê núi được làm sạch sau đó đem nhúng hoặc thả vào bên trong nồi lẩu nóng hổi.

Món lẩu dê thường được ăn kèm cùng với đậu phụ, ngó sen, các loại rau và váng đậu giòn tan. Chỉ cần được húp thử một chút nước dùng và nhâm nhi cùng chén rượu đặc sản Kim Sơn cay nồng cũng đủ cảm thấy vô cùng hấp dẫn rồi phải không nào?

8. Chân dê núi Ninh Bình hầm thuốc bắc

Một trong những điều đặc biệt của thịt dê núi chính là chúng thường rất chắc và có những phần còn khá dai chính vì vậy mà khi chế biến các nhà hàng thường thái mỏng và chế biến cùng các loại nguyên liệu khác nhau giúp cho thịt được mềm và nhừ hơn. Không những vậy, ở Ninh Bình còn có món đặc sản chân dê hầm thuốc bắc không những ngon mà còn rất có lợi cho sức khỏe nữa đó!

Chân dê sau khi được làm sạch, đem chặt thành từng miếng vừa ăn rồi ninh nhừ cùng với các loại gia vị đặc trưng như hành tím và các loại thuốc bắc. Ngoài ra, một số nhà hàng cầu kì hơn, trước khi đem ninh họ còn nướng qua cho phần bì được giòn và thơm hơn.

Món dê hầm thuốc bắc này thường được ăn kèm cũng bún hoặc bánh mì nhất là trong những ngày mưa hay thời tiết se se lạnh đảm bảo ngon không cưỡng lại được!

9. Dê hấp

Sau khi đã thưởng thức hương vị của những món dê nướng hay dê xào, bạn cũng đừng quên rằng dê núi Ninh Bình còn được yêu thích với món dê hấp vô cùng lạ miệng và hấp dẫn này nữa đó!

Khi ăn sẽ chấm với tương bần và cuốn cùng với quả sung, khế, chuối xanh, món ăn đặc biệt này vô cùng thích hợp để bạn thưởng thức trong những ngày hè nắng nóng đó!

10. Nhất định phải thưởng thức món dồi dê chiên

Dồi dê có lẽ là một món ăn dân dã và là một món khoái khẩu trong thực đơn những món nhậu của cánh màu râu. Cách chế biến món dồi dê này hoàn toàn khác biệt so với dồi lợn và đòi tài năng cũng như sự khéo léo của người đầu bếp.

Dồi dê thường không có tiết canh mà cũng chẳng cho các loại nội tạn g khác. Cái khó nhất khi chế biến món ăn này chính là lòng dê thường rất mỏng và nhỏ do vậy việc nhồi các nguyên liệu vào bên trong quả thực cần phải thực sự tỉ mỉ. Dồi dê được tẩm ướp các loại gia vị như giềng xay, đường, hạt lựu, mì chính, tương, mắm tôm…trộn cùng với thịt dê xay nhỏ sau đó đem luộc qua rồi chiên vàng.

Miếng dồi dê đúng chuẩn là có màu vàng sẫm, chắc, và thơm nồng của hương vị lá mơ, đinh lăng, vị beo béo nhưng không ngán của đậu xanh cùng với đó là thoang thoảng mùi mẻ,mắm tôm. Dồi khi ăn phải giòn, dai và bùi hấp dẫn, ăn kèm với quả sung muối thì quả thực ngon “chà bá”

Các Món Ăn Ngon Của Nước Nhật Nếu Không Thử Sẽ Tiếc Cả Đời

Sushi lên men

Đứng đầu trong danh sách này tất nhiên chính là sushi rồi. Món sushi khá lạ miệng giúp bạn “đổi gió” khi thưởng thức ẩm thực Nhật. Đó chính là funazushi – món sushi lên men làm nên thương hiệu của tỉnh Shiga.

Cách ăn funazushi là thái thành nhiều lát mỏng; ăn cùng với cơm ngâm giấm mà không thêm bất cứ gia vị hay món kèm nào khác hoặc chiên giòn; chấm với nước tương hay sốt gừng. Vì món ăn này khá đặc trưng nên bạn chỉ có thể tìm thấy nó trong thực đơn của một số ít nhà hàng “thuần Nhật” tại Việt Nam.

Matcha

Cũng là một thức uống tốt cho sức khỏe. Matcha có chứa chất chống oxy hóa như catechin nên thức uống này thường được phục vụ sau bữa ăn chính của người Nhật.

Soba

Nhắc đến Nhật Bản ta luôn nhớ đến những tô mì ramen hay udon nhưng quên mất một loại mì cũng làm nên giá trị ẩm thực của đất nước này chính là soba. Khác với ramen có sợi như mì tôm hay udon sợi dài và to, mì soba có độ dai vừa phải và mang màu nâu sẫm được làm từ kiều mạch và bột mỳ.

Soba cũng đặc biệt hơn hai món mì trên vì thực khách thường ăn lạnh, chấm với nước tương, củ cải mài, rong biển, mù tạt và hành lá. Người Nhật Bản ăn mì soba trong tết truyền thống với phần nước dùng thanh ngọt từ cá ngừ hầm, ăn kèm với trứng và rong biển.

Sake

Nếu Hàn Quốc có soju thì Nhật Bản có sake. Người Nhật rất thích uống rượu để làm nóng người trong các bữa ăn; và sake là một lựa chọn. Đối với người dân Nhật Bản, rượu sake không đơn thuần chỉ là một loại đồ uống trong bữa ăn mà nó còn mang ý nghĩa văn hóa – tôn giáo đặc biệt.

Trà sữa

Mặc dù nơi nổi tiếng sản sinh ra trà sữa là Đài Loan. Nhưng người Nhật cũng sớm cập nhật xu hướng; “cả thế giới đều nói về trà sữa” trong văn hóa ẩm thực nước mình. Các loại trà sữa Nhật tuy không có trân châu; nhưng là trà sữa dạng hòa tan đậm vị chát của lá trà tươi; vị béo thơm của sữa cùng các loại hương thiên nhiên vô cùng hài hòa.

Yakitori

Thịt nướng là một món ăn không mới mẻ trong ẩm thực các nước. Song yakitori xứng đáng có mặt trong danh sách này. Bởi gia vị tẩm ướp vô cùng đặc biệt của nó. Dùng nguyên liệu chính là thịt gà nhưng phần sốt ướp thịt mới làm nên sự tinh túy của món ăn này. Với nước tương, mirin, rượu sake và đường – Một công thức chế biến tạo sự cân bằng giữa độ mặn và độ ngọt. Phần nước sốt này đặc trưng đến nỗi người ta đặt tên cho hỗn hợp này là “tare”.

Cà phê sữa

Là một thức uống nổi tiếng của phương Tây. Nhưng cà phê qua tay người Nhật cũng trở nên đặc biệt vô cùng. Người Nhật rất chuộng cà phê, cà phê sữa hòa tan. Nên Blendy cà phê sữa sẽ là “best choice” khi bạn muốn tìm hiểu cà phê Nhật có vị đặc trưng như nào.

Sukiyaki

Nhắc đến Nhật Bản người ta nhớ đến sushi là thứ nhất thì thịt bò chính là thứ hai. Đây là một trong các món ăn ngon của nước Nhật. Thịt bò Nhật đặc trưng và đắt đỏ bởi phần mỡ màu trắng của miếng thịt (gọi là sashi) nằm xen kẽ giữa các lớp thịt đỏ. Giúp miếng thịt mang màu sắc lấp lánh như cẩm thạch. Và sukiyaki là món lẩu từ thịt bò bạn nên thử để hiểu được tinh túy trong từng miếng thịt bò của người Nhật.

Món lẩu này lấy nguyên liệu chính là thịt bò rib eye; cùng đa dạng các loại nấm thiên nhiên. Khi nấm và các nguyên liệu khác trong nồi bắt đầu chín; nhúng thịt bò được cắt lát theo kiểu “sukiyaki” đến độ chín vừa đủ tùy theo khẩu vị của mỗi người. Sẽ tạo nên một món lẩu ngon nhất trần đời mà bạn từng thử.

Nguồn: Kênh 14

Comments

Cách Làm Chao Khoai Môn Và 10 Món Ngon Với Chao Khoai Môn Thơm Ngon Tại Nhà

“Chao” – Nét tinh túy ẩm thực Việt Nam

Chao là một loại nước chấm có nguồn gốc từ đậu nành giã nhỏ, cho lên men và sử dụng. Có nhiều người dùng chao như một món ăn riêng lẻ, nhưng đa phần đều sử dụng nước chấm hoặc gia vị trong chế biến món ăn.

Có người ví chao giống như một tác phẩm nghệ thuật, còn người làm ra chao là một nghệ nhân. Bởi không giống như làm nước mắm, xì dầu hay bất kì một loại nước chấm nào khác, riêng chao phải nấu sao cho giữ được vị béo vừa đủ, ủ men đúng cách, chao phải nổi trong nước chứ không được nát hay chìm xuống đáy,… Và muôn vàn các quy định khác để đánh giá một hũ chao có đạt yêu cầu hay không.

Hiện nay có rất nhiều loại nước chấm chao được biến tấu phục vụ nhu cầu của người thưởng thức, từ chao đậu hũ, chao cay, chao thịt cho đến chao chay (dùng trong Chùa hoặc cho người ăn chay đủ chất ),…

Một loại chao phổ biến nổi tiếng thuộc khu vực Bến Tre, Tây Ninh và các tỉnh miền Nam Sài Gòn đó là chao khoai môn được chế biến với sự kết hợp của đậu nành truyền thống và khoai môn tạo nên một món chao thơm ngon hấp dẫn hơn. Món ăn này phổ biến bởi độ béo, ngọt và bùi của khoai môn cũng như những lợi ích về mặt sức khỏe mà chao khoai môn đem lại.

Củ khoai môn không chứa cholesterol mà vẫn chứa các thành phần chất béo tự nhiên rất tốt cho cơ thể phù hợp với những người ăn chay hay người đang kiêng chất béo. Cùng với đó khoai môn chứa hàm lượng sodium thấp và rất giàu vitamin, chất xơ và các khoáng chất cần thiết cho cơ thể.

Tuy rằng cách làm chao khoai môn cao truyền thống có đôi chút cầu kì và rắc rối nhưng chỉ cần bạn bỏ chút thời gian và tâm huyết chắc chắn sẽ hoàn thành món ăn này một cách xuất sắc nhất. Cùng Massageishealthy bắt tay từng bước vào làm món nước chấm độc đáo này thôi nào !!!

Cách làm chao khoai môn cao ngon đậm đà

Có 2 cách làm chao khoai môn khác nhau đó là chao khoai môn nước và chao khoai môn khô. Chao khoai môn nước có giàu giá trị dinh dưỡng bởi trong quá trình ủ lên men, chao tiết ra các loại axit amin có lợi cho đường ruột và tiêu hóa. Còn chao lên men không qua quá trình tiếp xúc với nước được gọi là chao khô, khi ăn thường cứng, có vị đậm và béo và nặng mùi hơn chao nước.

Nhìn chung 2 cách làm này đều đem lại món ăn rất thơm ngon và dinh dưỡng. Tuy nhiên để hợp với khẩu vị của nhiều người, thì hôm nay, chúng mình sẽ giới thiệu cho các bạn cách làm chao khoai môn nước được lên men từ rượu và muối.

Nguyên liệu làm chao khoai môn cao

Khoai môn cao : 600-700g. ( Hay còn gọi là khoai môn tím, khoai môn sáp. Cách chọn khoai môn ngon đó là nhìn vào lớp vỏ bên ngoài của khoai có các đường vạch đều đặn, vỏ màu nâu đất, không sần sùi. Tránh chọn khoai đã mọc mầm bởi có tính độc. )

Rượu gạo : 150ml. Nên chọn rượu nếp có nồng độ từ 20-25 độ, không nên chọn rượu quá mạnh chao sẽ không lên men được

Nước lọc : 200ml

Ớt bột : 40g. Có thể thêm bớt độ cay tùy sở thích

Hũ đựng chao. Các bạn có thể dùng hũ đựng bằng thủy tinh, nhựa, sứ,… tuy nhiên nếu có điều kiện hãy sử dụng hũ bằng đất hoặc sành, hạn chế ủ bằng hũ nhựa bởi trong quá trình chao lên men sẽ tiết ra các chất axit trong môi trường nhựa và kim loại sẽ không tốt cho sức khỏe người dùng.

b : 1 thìa cà phê. Muối : 50g. Gia vị : hạt nêm, đường, dầu hào

Các bước chế biến chao khoai môn

– Bước 1 : Khoai môn các bạn mua về gọt vỏ, ngâm với nước muối loãng từ 1-2 phút rồi rửa sạch, để ráo. Cắt khúc khoai môn theo hình quân cờ vừa ăn. Đặt nồi nước lên bếp, luộc sơ qua khoai môn khoảng 3 phút sau đó vớt ra, để nguội.

– Bước 2: Rửa sạch đậu hũ và luộc trong khoảng 2 phút. Sau đó nhẹ nhàng vớt đậu hũ ra đặt lên một lớp khăn sạch rồi dùng khăn thấm cho bớt nước. Đậu hũ cắt miếng vuông vừa ăn.

– Bước 3: Bắc chảo lên bếp, sau đó cho muối, ớt bột vào rang khô. Cho một nửa phần muối và ớt bột đã rang vào bát. Sau đó lăn đậu hũ và khoai môn cắt khúc với hỗn hợp này.

– Bước 4: Sử dụng một cái bát tô, hoặc một cái âu lớn để xếp đậu hũ và khoai môn tẩm muối ớt thành từng lớp đều nhau. Sau đó phủ lên trên một lớp vải màn mỏng hoặc lá chuối sẽ giúp giữ kín hơi của đậu và khoai.

– Khi tắt nắng thì đem đậu vào góc tối trong nhà hoặc góc bếp, liên tiếp như thế trong vòng 3-4 ngày tới khi hỗn hợp lên men.

– Bước 5: Hòa phần muối và ớt rang còn lại với nước sôi sau đó khuấy đều, dùng rây để lọc cặn, chỉ lấy phần nước đã lọc.

– Xếp phần đậu và khoai đã lên men vào hũ làm chao, từ từ đổ nước muối và rượu, có thể dùng 1 lớp vải màn bọc trên miệng trước khi đậy kín nắp.

– Đặt hũ chao ở nơi thoáng mát từ 10 – 15 ngày, khi thấy chao nổi lên lúc này bạn có thể dùng được.

– Càng để lâu chao sẽ càng ngon, mùi vị chao lúc này sẽ dịu đi, bớt hăng thêm vào đó là độ từng miếng chao đều được ngấm đẫm hương vị đặc trưng.

Để thưởng thức chao khoai môn đúng điệu, bạn chỉ cần gắp chao cho vào bát, múc thêm nước chao rồi khuấy tan cùng một chút đường, vắt chanh và giằm ớt tươi sau đó trộn đều lên.

Cách này dùng để chấm các món luộc, rau hoặc trộn với cơm trắng cũng rất hấp dẫn. Vị chua nhẹ kết hợp với cay, béo trong từng miếng chao chắc chắn khiến ai một lần ăn thử cũng phải xuýt xoa.

Những món ngon được làm với chao khoai môn tại nhà

Không chỉ dùng làm nước chấm hay ăn sống, chao khoai môn còn được dùng để chế biến các món ăn địa phương cũng vô cùng tuyệt vời. Cùng điểm qua một vài món ăn được nấu cùng chao khoai môn và đưa vào danh sách các món ăn dành cho gia đình thôi nào.

Vịt nấu chao đã không còn xa lạ bởi đây là một món ăn nổi tiếng của mảnh đất Bến Tre thân thương. Chao khoai môn nấu với vịt quả là một sự kết hợp tài tình, chao vừa giúp khử mùi của vịt vừa là gia vị tuyệt vời cho món ăn này.

Vịt rửa sạch luộc chín đem ướp cùng chao khoai môn, ninh với nước luộc vịt lẫn nước dừa cho mềm nhừ, sau đó ăn cùng với bún, rau cải và nấm mới thưởng thức hết hương vị ẩm thực nhất vô nhị này.

Tôm sú rửa sạch, bóc vỏ ướp cùng hạt nêm, tiêu và một thìa chao khoai môn đậm vị xào cùng với đậu bắp, cải non, bắp non cho săn lại. Chao khoai môn cũng đem đun kĩ với hành tỏi phi thơm thành hỗn hợp nước sốt sền sệt thơm ngon.

Bày tôm ra đĩa rồi từ từ đổ nước sốt chao lên, ăn kèm với rau củ và cơm trắng. Món ăn này giúp thay đổi bữa cơm hàng ngày thêm hấp dẫn hơn, ngại gì bạn không thử để dành cho bạn bè và người thân thưởng thức.

Màu chao hơi đỏ cùng hương vị hơi nồng đem đến cho bạn nguyên liệu ướp thịt gà rất lý tưởng. Chắc chắn món thịt nướng của bạn sẽ lạ miệng thơm ngon và hấp dẫn vô cùng đấy!

Thay vì ướp mật ong hay ướp bơ, bạn hãy biến tấu món ăn với hương vị đậm đà, hơi béo của chao nhằm đổi vị cho các thành viên trong gia đình.

Rau muống giòn, điểm xuyến thêm mùi thơm và vị hơi béo của chao lẫn với tỏi khiến bữa cơm dường như ngon miệng hơn hẳn. Vừa đơn giản mà lại ngon nữa nè!

Món ăn lạ miệng, mang phong cách Malaysia với vị béo ngậy của khoai môn và thịt ba chỉ hòa quyện cùng hương vị đặc trưng của chao sẽ rất đáng để bạn làm thử. Đặc biệt món kho này chỉ cần hấp thôi nè.

Vịt thơm đặc trưng của chao, quyện lẫn với thịt vịt ngọt, dùng làm món đãi bạn bè khi nhà có tiệc, vừa lạ miệng mà lại không quá phức tạp.

Với cách làm trứng cút rim chao này, từng quả trứng có lớp vỏ dai dai, thấm gia vị nên có vị cay – mặn – ngọt đậm đà, ăn với cơm rất ngon. Không những vậy, món này cũng rất thích hợp để ăn vặt cùng bạn bè.

Cách chọn khoai môn ngon dễ dàng nhất

Để có được củ khoai môn ngon và nhiều bột, bạn hãy chọn mua những quả có kích thước vừa phải.

Quan sát màu sắc ruột khoai môn

Những của khoai khi bổ ra sẽ có màu trắng đục, nhiều vân tím thì đó chính là củ khoai môn thơm ngon nhiều dưỡng chất nhất đấy.

Chọn mua khoai theo mùa là ngon nhất

Những đồ ăn, rau củ quả nếu đúng mùa vụ thì nó sẽ rất tươi ngon và bổ dưỡng, còn nếu bạn mua những thứ đó trái mùa thì nguy cơ bị ngộ độc là rất cao bởi vì những thực phẩm đó thường phải dùng đến hóa chất. Khoai môn không chỉ được dùng trong nấu ăn mà nó còn có công dụng chữa bệnh rất tốt đấy.

Tác dụng của khoai môn đến sức khỏe

Chữa bệnh đái tháo đường

Do trong khoai môn chứa hàm lượng đường thấp nên nó được dùng cho những bệnh nhân bị bệnh tiểu đường rất phù hợp. Ngoài ra, Khoai còn cung cấp lượng vitamin A lớn cho người bệnh giúp ổn định nồng độ đường trong máu rất hiệu quả.

Khoai chữa bệnh viêm khớp, u hạch

Công thức chế biến thức ăn vô cùng tốt cho bệnh u hạch, viêm khớp đó là sự kết hợp tuyệt vời của cá quả tươi, khoai môn, rau cần, rau ngổ. Bạn chỉ cần nấu chúng thành món canh ăn thường xuyên sẽ giúp hỗ trợ chữa bệnh viêm khớp và u hạch rất hiệu quả đấy

Khoai môn hỗ trợ điều trị bệnh thận

Theo các chuyên gia sức khỏe thì bệnh nhân bị thận nên ăn mỗi bữa trung bình từ 200 đến 300 gram khoai môn để hỗ trợ điều trị bệnh tốt nhất. Vì trong khoai môn có chứa calorie giúp cung cấp năng lượng cao.

Khoai môn giàu vitamin và dưỡng chất.

Những món ăn được chế biến từ khoai môn luôn giàu vitamin như vitamin C, E, B6… Ngoài ra khoai môn cũng là nguồn cung cấp chất xơ và những khoảng chất tốt cho sức khỏe tim mạch và huyết áp như: magnesium, phosphorus, potassium (kali). Potassium.

Cập nhật thông tin chi tiết về 3 Món Ăn Ngon Từ Khoai Môn Tím Bỏ Qua Sẽ Tiếc trên website Raffles-hanoi.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!