Bạn đang xem bài viết 3 Món Ăn Ngon Và Lạ Với Hành Tây được cập nhật mới nhất trên website Raffles-hanoi.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Đến nay, giá trị dinh dưỡng của hành tây và giá trị chữa bệnh của hành tây vẫn chưa dừng lại. Ở nhiều nước châu Âu và châu Mỹ hành tây được coi là “nữ hoàng của các loại rau”. Đó là bởi hành tây rất giàu chất dinh dưỡng tự nhiên. Không chỉ giàu kali, vitamin C, axit folic, kẽm, selenium, chất xơ và chất dinh dưỡng khác, mà còn chứa hai chất dinh dưỡng đặc biệt – quercetin và A. prostaglandin. Nhờ đó, hành tây có nhiều lợi ích sức khỏe mà các thực phẩm khác không thể thay thế.Bằng chứng thực nghiệm và lâm sàng cho thấy rằng disulfua allyl propyl có trong hành tây chịu trách nhiệm cho hiệu ứng giảm lượng đường trong máu bằng cách tăng lượng insulin miễn phí có sẵn. Các nhà nghiên cứu cũng cho thấy hành tây và các thực phẩm họ nhà hành khác có thể giúp ngăn ngừa và kiểm soát các bệnh ung thư khác nhau. Tác dụng chống ung thư của hành là nhờ nó có chứa các thành phần giàu selen và quercetin. Selenium là một chất chống oxy hóa, có thể kích thích phản ứng miễn dịch của cơ thể, do đó ức chế tế bào ung thư phân chia và tăng trưởng, giảm độc tính của chất gây ung thư. Hành tây nướng rượuNguyên liệu: Để ướp: 1 ly nước; 1 chén rượu vang đỏ; 2 muỗng canh đường nâu; 1 muỗng cà phê hương thảo tươi xắt nhỏ; 1/2 muỗng cà phê muối; 1/4 muỗng cà phê tiêu đen, 1 nhúm ớt đỏ khô; 4 củ hành tây lớn. Để nấu: 4 muỗng canh bơ; 1 muỗng cà phê hương thảo tươi xắt nhỏ. Cách làm: Trộn các thành phần ướp trong bát nhỏ. Hành tây cắt đôi theo chiều ngang, để nguyên lớp da bên ngoài, đổ nước sốt lên để ướp. Ướp qua đêm trong tủ lạnh. Làm nóng lò ở 400 ° F. Xếp ngửa hành tây trên vỉ nướng. Trên mỗi củ hành đặt với 1/2 muỗng bơ và rắc đều muỗng cà phê hương thảo còn lại. Nướng trong lò nướng trong 1 giờ hoặc cho đến khi chuyển màu vàng nâu. Lấy ra khỏi lò, tưới nốt chỗ nước sốt còn lại và rắc rau mùi tây hoặc hương thảo tươi xắt nhỏ. Loại bỏ lớp da hành tây bên ngoài trước khi ăn và phục vụ. Hành tây nhồi thịt nướngNguyên liệu: Hành tây: 3 củ. Thịt bò xay nhỏ: 500 gr. Trứng gà: 1 quả. Thịt xông khói ba chỉ : 50 gr. Sốt BBQ: 2 muỗng canh. Nấm hương: 10 gr. Ngò rí: 5 gr.
Cách làm: Bóc vỏ hành tây, cắt bỏ hai đầu và lấy lớp hành ở phía ngoài cùng, phần trong đem xắt nhỏ để trộn với thịt bò xay. Nấm ngâm nở thái nhỏ. Ngò rí rửa sạch thái nhỏ. Bạn trộn đều thịt bò với gia vị, nấm, ngò rí và hành tây với nhau. Nhồi thịt bò đã trộn gia vị vừa làm xong vào những miếng hành tây, sau đó dùng thịt ba chỉ xông khói quấn quanh ở bên ngoài. Đặt vào lò nướng, nướng trong vòng 40 phút ở nhiệt độ 220 độ. Khi viên thịt tròn xoe đã ngả màu vừa đẹp thì bạn lấy ra và quét nước sốt lên rồi rắc ngò rí phía trên. Ăn nóng kèm rau ngò rí và tương cà chua. Hành tây nhồi cá thát látNguyên liệu: 2 củ hành tây, 100g cà rốt, 200g cá thát lát, 1 thìa súp nước mắm, 1/2 thìa cà phê tiêu. Nước sốt: 1 thìa súp dầu hào, 1 thìa súp tương cà, 1 thìa súp tương ớt, 100ml nước dùng, bột năng. Cách làm: Hành tây cắt ngang khoảng 1/4 phần núm trên, lấy bớt ruột. Cá thát lát quết dẻo với nước mắm, tiêu. Cho cà rốt thái hạt lựu vào trộn đều làm nhân. Dùng thìa nhỏ múc nhân vào ruột củ hành, phết chút dầu ăn lên củ hành rồi cho vào xửng hấp cách thủy 15 phút. Đun sôi các nguyên liệu làm sốt, rưới lên củ hành hấp chín.
3 Món “Tuyệt Chiêu” Từ Rắn Hổ Hành Miền Tây
Nói đến các món ăn từ rắn, nhiều người sẽ nghĩ ngay đến vùng sông nước miền Tây. Khi các loài rắn quý hiếm như: rắn hổ đất, rắn hồ ri… dần khan hiếm thì đến lượt rắn hổ hành “lên ngôi”. Loài rắn này có giá bình dân nhưng lại là món “khoái khẩu” với người sành ăn.
Rắn hổ hành có nhiều ở vùng sông nước miền Tây. (Ảnh: sieuthicontrung)
Từ khoảng tháng 7 đến tháng 11 hằng năm, miền Tây vào mùa nước nổi, loài rắn không còn nơi trú ngụ nên buộc phải di chuyển ra ngoài. Đây cũng là khoảng thời gian cho các thợ săn đi bắt rắn. Giá tiền rắn hổ hành tầm vài trăm ngàn một kg nên nhiều người nhờ vào loài rắn này mà tăng thu nhập.
Rắn hổ hành thường di chuyển nhanh vào ban đêm. Mỗi con rắn lớn nặng tầm 800g, da có sọc đen trắng. Rắn đi đến đâu là có mùi hành đi theo đó nên được người dân gọi luôn là hổ hành.
Rắn hổ hành sau khi sơ chế có thể chế biến thành nhiều món đặc sản. (Ảnh: Internet)
Từ con rắn hổ hành kiếm được, người dân vùng sông nước miền Tây chế biến thành nhiều món ăn “thượng hạng” làm cho thực khách phải tấm tắc gật đầu. Thông thường, người ta chỉ chọn con rắn chừng nửa kg là vừa ăn, nếu lớn quá thịt sẽ dai, mất đi mùi vị.
Rắn hổ hành nấu cháo đậu xanh
Để làm mất đi mùi hành, trước khi chế biến, người ta chà xát chanh tươi vào thịt rắn. Sau khi chặt khúc, bắc nồi cháo gạo rang lên, cho hỗn hợp thịt rắn và đậu xanh bóc sạch vỏ vào, chỉ cần đợi đến khi cháo nhừ là dùng được.
Cháo rắn thích hợp ăn trong những ngày đông. (Ảnh: dacsanmientay)
Muốn cháo ngon hơn, người đầu bếp sẽ cho thêm nước cốt dừa vào nồi cháo. Khi thấy cháo đã nở, ngay lập tức trút thịt rắn đã xào và nước cốt dừa vào rồi dùng muôi to hoặc đũa trộn cho đều. Công đoạn cuối cùng, chỉ cần để lửa to cho cháo sôi lên lần nữa rồi nhắc xuống.
Múc cháo ra tô, rắc ngò rí, hành lá đã xắt nhỏ, tiêu sọ giã nhỏ hay ớt bằm. Ai thích ăn mặn thì chan thêm chút nước mắm ngon (nước mắm mặn để nguyên chất). Mùi cháo, mùi đậu xanh hòa với hành, ngò, tiêu,… bốc khói thơm phức. Thịt rắn vừa ngọt vừa mềm, da rắn dai dai giòn giòn, đậu xanh, nước cốt dừa cho vị bùi và béo. Thật là một thứ đặc sản tuyệt vời khó quên của vùng sông nước.
Dân nhậu miền Tây thường hầm sả rắn hổ hành để dùng với ruợu đế miệt vườn. Món ăn này chế biến vừa nhanh chóng, lại vừa giữ được vị ngọt thơm trong từng miếng thịt rắn.
Sau khi đã qua công đoạn sơ chế, chỉ cần bắc nồi sả thơm phức lên bếp, nêm nếm gia vị rồi cho thịt rắn vào nồi, đợi rắn mềm là có thể mang ra dùng được. Khi chín, mùi thơm của sả đã làm mất đi mùi hành đặc trưng của rắn nên thịt rắn béo ngậy, đậm đà ăn hoài mà không biết ngán.
Rắn hổ hành hầm sả ớt không quá phức tạp. (Ảnh: danviet)
Được thưởng thức món rắn hổ hành hầm sả ớt ở mé sông mới thực sự là cái thú. Vị thơm ngọt của rắn hoà lẫn vào mùi đặc trưng của sả làm cho người thưởng thức cứ ngây ngất đến tận cùng. Có người nói vui rằng, món rắn này chính là “lộc trời” của vùng rốn lũ.
Người miền Tây thường chế biến rắn hổ hành thành các món để lai rai rượu đế với bạn bè. Tuy nhiên, loại rắn này khi xào với lá cách có sẵn ở vườn nhà thì cả phụ nữ lẫn trẻ em đều có thể dùng được. So với các cách chế biến khác, món ăn này đòi hỏi cầu sự kỳ hơn nên cũng tạo được dư vị khó quên.
Món thịt rắn xào lá cách thơm ngon, bổ dưỡng. (Ảnh: amthucvungmien)
Thịt rắn sau khi làm sạch thì cắt bỏ hết phần xương, lấy thịt băm nhuyễn rồi ướp muối, nước mắm, sa tế, đường, tỏi… để gia vị ngấm đều. Bắc chảo lên bếp, xào thịt rắn đến khi sực nức mùi thơm thì cho lá cách xắt nhuyễn vào, đảo trên lửa lớn đến khi lá cách xèo xuống là được.
Thịt rắn thơm ngọt cộng với hương thơm của gia vị và đặc biệt là cái đắng thơm dịu rất tinh tế của lá cách càng làm món ăn thêm ngon đặc biệt. Lá cách vốn có thể đi với nhiều món nhưng riêng với rắn thì hợp lạ lùng. Món rắn này có hương vị vô cùng quyến rũ, đảm bảo sẽ làm thực khách nhớ hoài về một món ăn mang đậm chất sông nước miền Tây.
Món Ngon Tây Ninh, Độc Đáo Và Ngon Lạ Kì
Tây Ninh là nơi trồng mãng cầu (miền Bắc gọi là quả na) lớn nhất nước. Điểm độc đáo của mãng cầu Tây Ninh nói chung và mãng cầu Bà Đen nói riêng là có thể cho trái theo ý muốn. Theo một người dân, nếu như ngày trước, mỗi năm mãng cầu chỉ cho 1 vụ trái cố định vào khoảng tháng 7 – 8 âm lịch, thì khoảng hơn 10 năm trở lại đây, nhà vườn đã chủ động cho mãng cầu ra trái vào bất cứ thời điểm nào trong năm bằng việc…tuốt lá để kích thích cây ra hoa. Được biết, kỹ thuật lạ lùng này được một nông dân trồng mãng cầu tình cờ phát hiện và nhanh chóng được nhiều người ứng dụng thành công.
Trái mãng cầu Bà Đen có hình khối cầu dạng trái tim tròn, trước khi chín có màu xanh lục, khi chín màu xanh sáng hơi vàng. Vỏ ngoài trái có nổi nhiều múi núm chỏm hoặc lì, giữa các núm có khe, khi chín thì nở lớn ra thành các rãnh màu trắng. Mỗi trái có đường kính trung bình trên dưới 7,8 cm, trọng lượng trung bình trên dưới 179,6 g. Đặc biệt về hương vị mãng cầu Bà Đen có hương thơm hoa hồng và được trồng theo tiêu chuẩn VietGap.
Hiện mãng cầu Bà Đen đã xuất khẩu sang một số nước như Pháp, Malaysia, Campuchia…
Bánh tráng phơi sương cuốn thịt (bánh tráng Trảng Bàng)
Được xem là món đặc sản của người dân Trảng Bàng, bánh tráng phơi sương có quy trình chế biến công phu, cầu kỳ và tinh tế. Bánh phải được làm từ gạo ngon, không pha trộn. Khi xay gạo sẽ cho thêm một lượng muối để tạo vị mặn. Bánh đem đi tráng cũng có hai lớp, dày hơn so với các loại khác. Quy trình làm bánh đòi hỏi sự khéo léo và tỉ mỉ, khi bánh chín sẽ được đem đi phơi nắng, nướng trên một cái lò đặc biệt đến khi bánh chuyển màu và tiếp đó được đem phơi sương trong khoảng thời gian nhất định.
Bánh tráng phơi sương thường ăn kèm với rau sống, thịt heo luộc và chấm với nước mắm pha chế công phu. Bánh tráng mềm dẻo với lát thịt tươi ngon hòa cùng nước chấm đậm đà, cùng vị chát, chua của các loại rau tạo nên món ăn tuyệt hảo đầy lôi cuốn.
Muối tôm
Nhắc đến Tây Ninh không thể bỏ qua món muối tôm, đặc sản độc đáo của địa phương. Công dụng của muối chỉ dùng để chấm các loại trái cây như cóc, ổi xoài… nhưng lại cuốn hút rất nhiều thực khách. Du khách đến đây thường tìm mua hũ muối đem về để dành hoặc tặng bạn bè, người thân.
Nguyên liệu của món chấm đặc biệt này gồm: muối, tôm, thịt, tỏi, cải đỏ, ớt… Các nguyên liệu được tính toán tỉ mỉ theo liều lượng nhất định sau đó đem xay đều rồi rang qua lửa và phơi nắng cho muối dậy mùi thơm.
Bánh canh Trảng Bàng
Nhắc đến thị trấn Trảng Bàng, trong lòng thực khách xa gần đều nghĩ đến món bánh canh gắn liền với nơi đây. Tô bánh canh đặc sản Tây Ninh đặc trưng với giò heo, huyết và những cọng hành xanh tươi, tuy đơn giản nhưng thực khách ngay lập tức bị cuốn hút khi thưởng thức qua.
Khói của tô bánh canh bốc nghi ngút, lăn tăn mỡ hoa nóng bỏng khi húp thử. Bạn sẽ cảm nhận được vị thơm của hành, vị cay của tiêu, vị ngọt của nước lèo xương hầm hay vị mềm của những lát thịt phía trên.
Bánh tráng bơ
Bánh tráng bơ là món “đặc sản” có mùi vị lạ miệng. Đây là một trong những biến tấu từ bánh tráng của vùng đất Trảng Bàng Tây Ninh. Hương vị độc đáo này là từ sự kết hợp giữa bánh tráng ớt cuốn kèm với sốt bơ có vị béo, cay cay của vị muối ớt Tây Ninh trứ danh thêm chút bùi của tỏi sấy và đậu phộng, con ruốc đã thu hút nhiều thực khách khác nhau bởi hương vị độc đáo riêng.
Cùng với những loại bánh tráng đã nổi tiếng từ lâu như bánh tráng phơi sương, bánh tráng me, bánh tráng muối, bánh tráng ớt và vô số loại bánh tráng không tên khác, bánh tráng bơ đã góp phần làm phong phú thêm nét đa dạng về đặc sản có nguồn ngốc từ vùng đất Trảng Bàng Tây Ninh.
Món ăn chay Tây Ninh
Theo tục lệ xa xưa, tháng giêng là tháng ăn chay đối với người theo đạo Cao Đài. Phần đông dân cư Tây Ninh là tín đồ đạo Cao Đài do đó tháng ăn chay và nghề nấu món chay gia truyền rất được coi trọng và nổi tiếng. Giáo dân Cao Đài, nhiều người ăn chay “trường”, nhiều gia đình ăn chay 1/3 tháng hoặc cả tháng giêng.
Nấu mặn có sẵn thực phẩm động vật “thứ thiệt”, lại đầy đủ gia vị để “lên món”, chỉ cần định lượng thành phần nguyên liệu, hiểu cách sơ chế cắt thái tẩm ướp là đã có thể bắt tay ngay vào việc thực hiện nấu, nhưng nấu chay đều là “đồ giả”: gà lợn giả, lươn cua tôm cá giả chỉ có rau quả là thật.
Nguyên liệu phù trợ rau củ quả có bắp cải, súp lơ, cà chua, su su, củ đậu và các loại nấm, mộc nhĩ cùng đỗ hạt, miến, kim châm và nước dừa tươi. Cách thể hiện nguyên liệu gia cầm gia súc giả rất phong phú. Có thể nói bên “mặn” có món gì thì bên “chay” có món ấy. Nấm xào, cũng gà rán gà quay, vịt tiềm, tôm chạo, cua hấp cua rang đủ cả nhưng không phải là thực phẩm động vật. Mọi thứ đều “chay”.
Bò tơ Củ Chi
Bò tơ Củ Chi từ lâu đã trở thành niềm tự hào của người dân vùng đất này. Giống bò được chăn thả với số lượng lớn trên những cánh đồng cỏ nơi đây mang đến hương vị đầy khác biệt. Những chú bò non tơ (còn gọi là con bê) được chế biến thành rất nhiều món ngon đặc sản, nhưng ngon nhất vẫn phải kể đến món bò tơ nướng. Miếng thịt được tẩm ướp vừa vị nướng trên bếp than hoa tỏa mùi thơm nghi ngút khiến bạn phải cồn cào ngồi đợi và thỏa mãn khi thưởng thức.
Sau khi lấy nguyên con bò từ lò về, việc đầu tiên là thui lông. Đây là công đoạn bắt buộc vì bò tơ ưu thế hơn bê ở chỗ lớp da dày hơn, ngon hơn, phải thui lông vừa tới sao cho lớp da vàng ươm, khi nấu thành món mùi thơm của thịt mới bốc ra được và nhất là lớp da săn giòn nhai mới đã miệng.
Mắm chua Tây Ninh
Món ăn ngon đặc sắc khác của cư dân Tây Ninh mà chỉ những người ở Nam Bộ lâu năm mới quen ăn và “mê” nhất, đó là mắm chua. Cách chế tạo mắm chua có lẽ phần nào chịu ảnh hưởng ở người Khơmer, nó được cải tiến đôi chút cho phù hợp với khẩu vị người Việt.
Vào khoảng tháng 9 thán 10 âm lịch là mùa cá con xuống sông, suối theo nước đổ, người ta đi xúc hoặc là sa để bắt tép, cá nhỏ (cá lòng tong, rễ tren, cá đỏ đuôi) làm mắm chua. Cách làm là cá rửa sạch ướp với muối hột rang giả nhuyển, sau đó trộn thính và đường tán, sau từ 15 đến 20 ngày mắm có thể ăn được. Khi ăn trộn thêm đường cát, tỏi, ớt, hạt tiêu còn tươi cho mắm dịu lại. Mắm chua ăn chung với rau sống, trái đậu rồng non. Tùy theo sở thích người ta có thể ăn với cơm hoặc với bún, bánh tráng thịt heo luộc.
Ốc xu núi Bà
Có hình dạng gần giống ốc bươu nhưng có mình dẹt và nhỏ hơn, người dân nơi đây cho rằng ốc xu núi Bà không những ngon đặc trưng mà còn có tác dụng chưa nhức mỏi khá tốt. Ốc bắt về được chế biến thành nhiều món hấp dẫn như nướng, hấp xả, xào me, xào tỏi… Thịt ốc có vị dai, giòn, vị ngọt thanh và có chút hương thuốc quý.
Để cảm nhận vị ngon đặc biệt của ốc, người dân địa phương khi bắt ốc núi về thường cho cơm dừa nạo nhuyễn vào rồi hấp với xả hay gừng và gia vị chấm đi kèm là muối tiêu chanh.
Thằn lằn núi Bà Đen
Được xem là “đệ nhất ẩm thực” ở xứ Tây Ninh, thằn lằn núi là món nhậu cuốn hút cánh mày râu. Món ăn này luôn được nhiều thực khách săn đón khi đến Tây Ninh.
Thằn lằn núi được chế biến thành nhiều món như băm nhỏ xào với tiêu xanh ăn kèm bánh tráng và lá lốt. Ngon nhất phải kể đến là thằn lằn núi chiên giòn ăn kèm xà lách, rau thơm và mắm me.
Nem vỏ bưởi
Nem vỏ bưởi là món ăn chơi phổ biến của người dân Tây Ninh. Nem vỏ bưởi có vị chua, mặn, ngọt, vị cay của ớt, tiêu và một hương thơm đặc trưng làm thành món nem lạ lẫm và đầy dư vị hấp dẫn.
Nguyên liệu chính của món ăn này là vỏ bưởi, đu đủ xanh bào nhuyễn phơi khô kết hợp các phụ liệu như khế chua, ớt hiểm, tiêu, lá chùm ruột, lá chuối… Nem chín có màu hồng hào, có độ dai vừa phải và phải hội tụ đủ các vị chua, mặn, ngọt, cay, thơm…tất cả tạo nên một hương vị đặc biệt quyến rũ nhiều thực khách.
Bánh tráng me
Trong hàng chục món bánh tráng thuộc về nhóm quà vặt xuất xứ từ Tây Ninh, bánh tráng me thuộc loại có sức hấp dẫn không cưỡng được nếu đã một lần nếm qua.
Nó không quá đơn giản như chiếc bánh tráng muối ớt cay xé lưỡi hay quá lộn xộn như món bánh tráng trộn, vốn luôn được gia giảm nguyên liệu rất… tùy hứng của các lò bánh, mà đã được người chế biến nâng cấp thành một loại quà rong khá thanh cảnh mà cũng cầu kỳ nhất hạng.
Túi bánh tráng me gồm có một ít bánh tráng đã phơi sương cho dẻo, gấp xếp vuông vắn, vài gói gia vị nho nhỏ gồm muối ớt, bột tôm rang, ớt bột, hành phi, lạc rang giã đôi và chủ lực là một chút nước me sền sệt, chua chua ngọt ngọt. Trông cầu kỳ và lích kích như một gói mì ăn liền cao cấp.
Cách Làm Gỏi Gà Hành Tây Cà Rốt Ngon Và Đơn Giản Nhất
Gỏi gà hành tây cà rốt là món ăn quen thuộc với nhiều gia đình. Ưu điểm của món ăn này là vị ngon thanh, màu sắc bắt mắt và dễ thực hiện. Tuy nhiên, để một món ăn đơn giản như gỏi gà hành tây cà rốt chinh phục người thưởng thức, thì bạn cũng cần đến một số lưu ý không thể bỏ qua, nếu không món ăn này cũng rất dễ khiến bạn thất bại.
Gỏi gà hành tây cà rốt – món ăn chua cay đủ vị
Món gỏi gà hành tây cà rốt với các nguyên liệu chủ yếu là thịt gà, hành tây giòn thơm, cà rốt nạo sợi là gợi ý tuyệt vời trong những ngày hè. Hương vị chua cay, giòn ngon, thơm ngọt vô cùng hấp dẫn sẽ khiến người thưởng thức không thể dừng đũa cho đến gắp cuối cùng.
Sự kết hợp giữa vị chua của chanh, chút ngọt của đường, chút cay cay của ớt lại đầm đậm của nước mắm lại càng khiến cho món ăn tròn vị và hấp dẫn hơn. Nếu đang băn khoăn về các làm món này như thế nào chinh phục người thưởng thức thành công, mời bạn xem qua cách làm chi tiết ngay sau đây.
Công thức làm gỏi gà hành tây cà rốt
Chuẩn bị các nguyên liệu
Thịt đùi gà: 300 gram
Hành tây: 1 củ vừa
Cà rốt: 1 củ
Rau răm: 1 mớ nhỏ
Giá đỗ: 150 gram
Ớt: 1 quả
Chanh: 1 quả
Tỏi: 1 củ
Lạc rang: 100 gram
Gia vị khác: đường (3 thìa), nước mắm (3 thìa), hạt tiêu (2 thìa cà phê), muối (30 – 50 gram)
Lưu ý là bạn có thể tùy ý lựa chọn phần thịt gà để làm gỏi, tuy nhiên phần thịt đùi là ngon nhất vì ức gà và lườn gà có thể có chứa nhiều dinh dưỡng nhưng khi trộn gỏi dễ bị khô.
Các bước thực hiện
Bước 1: Sơ chế các nguyên liệu
Thịt gà bạn đem rửa cùng nước muối pha loãng hoặc xát chút muối lên thịt gà rồi rửa lại với nước và để ráo. Tiếp theo, bạn đem luộc chín thịt gà với nước có chút muối, hành tím và gừng để khử hết mùi hôi. Sau đó vớt gà cho nguội rồi xé sợi, để riêng.
Hành tây đem lột bỏ lớp vỏ khô già, sau đó rửa sạch với nước và cắt thành sợi chỉ. Tiếp đến, bạn ngâm hành với nước muối pha loãng có đá khoảng 15 phút rồi lại vớt ra để ráo. Hoặc bạn cũng có thể trộn hành với chút giấm đường và để tủ lạnh, hành sẽ giòn, ngấm vị.
Rau răm bạn nhặt sạch, rửa với nước muối pha loãng rồi thái nhỏ và để riêng. Cà rốt đem gọt bỏ vỏ, rửa sạch lại với nước và bào sợi nhỏ thật đều tay. Ớt thì rửa sạch, cắt cuống và thái lát hoặc thái khoanh tròn. Còn giá đỗ bạn đem ngâm với nước muối pha loãng chừng 10 phút rồi vớt ra để cho ráo.
Bước 2: Làm nước trộn gỏi
Để món gỏi gà hành tây cà rốt được thơm ngon đúng điệu, bạn cần pha nước trộn theo công thức sau: 2 thìa nước mắm ngon + 1 thìa đường kính + 1 thìa hạt tiêu (bạn có thể giảm tiêu còn 1/2 hoặc 1/3 thìa cà phê nếu không thích nhiều tiêu) + 1 thìa nước cốt chanh + 1 chút mì chính (bột ngọt) nếu gia đình bạn hay sử dụng bột ngọt + 1 thìa tỏi và ớt băm. Tất cả bạn khuấy đều cho tan đều hết. Sau đó nêm nếm lại cho vừa ăn.
Bước 3: Tiến hành trộn gỏi gà
Bạn chuẩn bị một chiếc chậu lớn rồi cho thịt gà xé sợi, hành tây, cà rốt, rau răm, giá đỗ cùng phần nước mắm đã pha vào trộn đều. Sau đó, bạn chờ cho hỗn hợp ngấm gia vị trong khoảng 5 phút thì nêm nếm lại một lần nữa. Cuối cùng trút gà ra đĩa và trang trí thêm lạc rang cho đẹp mắt là có thể thưởng thức.
Những lưu ý khi chế biến gỏi gà hành tây
Khi xé sợi thịt gà bạn nên dùng tay để xé, không dùng dao hoặc kéo vì như vậy sẽ khiến món gỏi kém ngon.
Hành tây bạn cần thái khéo để hành không quá mỏng cũng không quá dày.
Cà rốt bào sợi nên đều tay để món gỏi được đẹp mắt.
Bạn có thể thêm một chút hành phi vào gỏi để tăng thêm vị thơm hấp dẫn cho món gỏi.
Bạn có thể dùng nước mắm đường đã sên để trộn gỏi, món gỏi sẽ khô hơn.
Món gỏi gà hành tây cà rốt dễ làm như thế và cũng không quá khó để làm cho món gỏi thật ngon chinh phục được cả những người khó tính. Ngay cả lúc bận rộn nhất, với cách làm và lưu ý Mâm Cơm Việt đã gợi ý, chỉ cần một chút thời gian, chắc chắn bạn cũng có thể làm được món gỏi gà ngon như ý để cả nhà thưởng thức.
Cập nhật thông tin chi tiết về 3 Món Ăn Ngon Và Lạ Với Hành Tây trên website Raffles-hanoi.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!