Bạn đang xem bài viết 4 Cách Chế Biến Rau Mầm Siêu Bổ Dưỡng, Chữa Trị Bệnh được cập nhật mới nhất trên website Raffles-hanoi.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Cách chế biến rau mầm rất đa dạng để tạo thành các món ăn đem lại nguồn dinh dưỡng dồi dào. Rau mầm là loại rau sạch, có giá trị dinh dưỡng cao gấp 5 lần so với các loại rau thường. Hơn nữa, rau mầm không chứa các mầm bệnh và vi sinh vật gây hại cho sức khỏe của con người.
Rau mầm là loại loại rau non và sạch nên hàm lượng dinh dưỡng có trong rau mầm cao gấp 5 lần rau thông thường. Rau mầm được canh tác bằng các loại hạt giống thông thường như: Củ cải, cải bẹ xanh, cải ngọt, cải tần ô, rau muống, hành tây, đậu xanh, đậu đỏ… Mùi vị của rau mầm thơm ngon hơn các loại rau khác.
Rau mầm có thời gian canh tác ngắn, từ 4-15 ngày tuổi là có thể thu hoạch. Rau mầm được chia làm 2 loại rau mầm trắng và rau mầm xanh:
– Rau mầm trắng: Tạo thành khi hạt phát triển trong điều kiện không có ánh sáng nên có thân trắng và lá mầm nhỏ màu hơi vàng, phổ biến nhất là: giá đỗ xanh, giá đậu tương, mầm cỏ linh lăng…
– Rau mầm xanh: Tạo thành khi hạt phát triển trong điều kiện có ánh sáng nên thân hơi xanh và lá mầm xanh như rau mầm các loại cải, một số loại đậu, đỗ…
Rau mầm có nhiều mùi vị khác nhau: cay, nồng, ngọt tùy theo loại. Mỗi thứ có vị ngon riêng nhưng rau mần cải củ được chọn nhiều hơn vì giá rẻ có vị cay nồng rất hấp dẫn có thể ăn nhiều không chán, dễ tiêu và có cảm giác ấm bụng. Rau mầm được sử dụng trong việc chế biến thành các món ăn đa dạng như xào, lẩu, súp, các món cuộn, trộn salad hay ăn kèm cùng các loại bánh, thịt, hải sản, …
Rau mầm có hàm lượng dinh dưỡng cao nhưng không phải rau mầm nào cũng tốt, cũng vô hại. Một số loại rau mầm không được sử dụng như: Mầm cây sắn, mầm khoai lang, mầm khoai tây, mầm đậu ván, đậu mèo, đậu kiếm, đậu trứng chim vì chúng có hàm lượng lớn glucozid sản sinh axít cyanhydric khiến cơ thể dễ bị nhiễm độc. Vì thế, khi chọn mua rau mầm bạn nên chọn mua loại có nguồn gốc, uy tín, bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm.
2. Thành phần dinh dưỡng và tác dụng của rau mầm với sức khỏe?
Trong rau mầm có các vitamin cần thiết cho sức khỏe như A, B, C, E, Canxi, các loại khoáng chất (Fe++, Zn++), các axit amin, đạm dễ tiêu, giàu chất xơ và protein … giúp cơ thể tăng sức đề kháng. Ví dụ, trong 1 chén giá đậu xanh cung cấp cho chúng ta 32 calo năng lượng, 0,84 gam chất xơ và 21-28% protein. Đồng thời, rau mầm cũng chứa các enzym tiêu hóa và một số thành phần của chất chống oxy hóa. Với chỉ 1 chén rau mầm thì nó đã cung cấp tới 119% vitamin C mà cơ thể chúng ta cần thiết để hoạt động trong 1 ngày. T rong rau mầm cải củ, hàm lượng vitamin C cao gấp 29 lần trong sữa, vitamin A cao gấp 4 lần và hàm lượng Canxi cao gấp 10 lần trong khoai tây.
Đặc biệt, rau mầm còn có nhiều tác dụng rất tốt cho sức khỏe có thể chúng ta chưa biết như sau:
Như vậy, mình đã giới thiệu cho các bạn những kiến thức mới về loại rau mầm này. Mình tin rằng, sau khi đọc bài viết trên các bạn sẽ vô cùng ngạc nhiên về những tác dụng không ngờ của rau mầm. Và một điều quan trọng không kém nữa là cách chế biến rau mầm thành những món ăn bổ dưỡng chăm sóc sức khỏe cho cả gia đình.
3. Các cách chế biến rau mầm thành món ăn siêu Bổ Dưỡng.
3.1. Cách chế biến rau mầm Salad trộn thịt bò.
Cách chế biến rau mầm Salad trộn thịt bò
Rau mầm Salad trộn thịt bò là 1 cách chế biến rau mầm giúp bạn có 1 món ăn rất bổ dưỡng, giàu vitamin và mang lại cảm giác rất ngon miệng. Vào những ngày thời tiết nóng bức, khi ăn nhiều rau sẽ giúp bạn bổ sung vitamin, tăng sức đề kháng cũng như giải nhiệt cho cơ thể. Cách chế biến món ăn này cũng đơn giản dễ thực hiện, mời các bạn cùng theo dõi.
– 150g thịt bò phi-lê. – 01 củ cà rốt. – 100g rau mầm. – 150g bông cải xanh hoặc cải trắng (bông cải hay còn gọi là súp lê). – 01 quả cà chua, 03 củ hành tím. – Gia vị: giấm, đường, bột nêm, dầu trộn xà lách, tỏi xay, dầu ăn.
Bước 1 – Sơ chế nguyên liệu: Các bạn rửa sạch thịt bò, để nguyên miếng rồi ướp thịt bò với 1 thìa lớn bột nêm và 1 thìa lớn dầu ăn. Rau mầm mang đi rửa sạch rồi để ráo, cà rốt gọt vỏ rồi bào mỏng, hành tím ta cắt khoanh tròn, cà chua thái thành hình múi cau, bông cải ta cắt miếng vừa ăn và chần sơ qua nước sôi cho sạch.
Bước 2 – Pha chế nước trộn: Ta cho 4 thìa lớn nước giấm, 2 thìa lớn đường, 2 thìa cà phê bột nêm, 1 thìa lớn dầu trộn xà lách và 2 thìa cà phê tỏi xay vào tô. Dùng đũa khuấy đều thành 1 loại nước hỗn hợp gọi là nước trộn.
Bước 3 – Cách nấu: Cho thịt bò đã ướp gia vị vào lò nướng hoặc vào chảo chiên đến chín tái. Sau đó, lấy thịt bò đã chín tái thái thành miếng mỏng vừa ăn là được. Tiếp theo, ta trộn chung rau mầm, bông cải, cà rốt, cà chua, hành tím đã chế biến sẵn ở trên cùng với nước trộn thật đều làm thành món salad (trộn như làm gỏi vậy nha các bạn). Cuối cùng, ta trình bày salad ra đĩa rồi xếp thịt bò đã thái mỏng lên trên phần salad.
3.2. Cách chế biến rau mầm xào thịt bò.
Cách chế biến rau mầm xào thịt bò
– 300g rau mầm. – 300g thịt bò. – 01 củ hành tây, 01 quả cà chua, một ít ngò rí, – 02 củ tỏi. – Gia vị: dầu hàu, xì dầu (nước tương), bột nêm, bột ngọt, muối, dầu ăn.
Chú ý: tùy thuộc vào khẩu phần của mỗi gia đình mà các bạn có thể ước chừng để tăng thêm rau mầm hoặc thịt bò. Có thể linh hoạt với rau nhiều hay thịt bò nhiều tùy vào ý thích của mỗi người và gia đình. Rau mầm để xào thì nên chọn loại có thân không quá nhuyễn và mỏng mà nên chọn loại rau mầm có thân to và dài như rau mầm củ cải, rau muống mầm, rau mầm hạt hướng dương.
Bước 1 – Sơ chế nguyên liệu: Thịt bò rửa sạch rồi thái thành từng lát mỏng. Rau mầm rửa sạch rồi để cho ráo nước. Hành tây bóc vỏ, cắt thành từng lát chẻ sợi dọc hoặc cắt thành khoanh tròn tùy ý. Cà chua rủa sạch rồi cắt thành khoanh hay tép tùy ý. Tỏi bóc vỏ rồi băm nhuyễn khoản chừng 3 thìa cà phê.
Bước 2 – Ướp gia vị : Cho thịt bò vào tô cùng với 1 thìa cà phê tỏi băm, 1/2 thìa cà phê dầu hàu, 1 thìa cà phê xì dầu (nước tương), 1/2 thìa cà phê bột nêm, 1/2 thìa cà phê bột ngọt và 1/2 thìa cà phê muối ăn rồi trộn đều với nhau, để khoảng 15-20 phút cho thịt bò thấm gia vị.
Bước 3 – Cách nấu: Bật lửa cho chảo nóng rồi cho khoảng 5 thìa cà phê dầu ăn vào chảo, đợi cho dầu nóng và bắt đầu xuất hiện các bong bóng thì ta cho phần tỏi băm nhuyễn còn lại vào. Nhanh tay đảo đều tỏi băm đến khi tỏi có màu vàng và có mùi thơm thì ta tiếp tục cho phần thịt bò đã ướp vào rồi đảo nhanh. Sau đó, nhanh tay cho hành tây vào rồi tiếp tục đảo đều đến khi thấy thịt bò vừa chín tái thì tắt bếp (nếu để thịt bò chín quá thì thịt sẽ bị dai) và nêm lại gia vị tùy theo mỗi người. Vẫn để chảo trên bếp, ta cho tiếp phần rau mầm vào rồi đảo đều trong khoảng 1-2 phút thì ta có thể cho ra đĩa để dùng. Xếp cà chua cùng với ngò rí lên đĩa thịt bò xào để trang trí cho món ăn thêm phần đẹp mắt. Có thể dùng chung với nước tương ớt.
3.3. Cách chế biến Salad thịt gà và mầm đậu hà lan.
Cách chế biến Salad thịt gà và mầm đậu hà lan
– 100g đậu Hà Lan. – 100g rau mầm (giá đỗ). – 150g thịt lườn gà. – 50g bắp cải tím. – 01 củ hành tây, 1/2 củ cà rốt, 1/2 cây xà lách. – Gia vị: giấm, đường, muối, bột nêm, tỏi, dầu ăn.
Bước 1 – Sơ chế nguyên liệu: Đậu hà lan cắt làm đôi, rửa sạch rồi để cho ráo nước. Rau mầm (giá đỗ) rửa sạch và ngâm nước muối loãng. Thịt lườn gà làm sạch sau đó đem nướng hoặc luộc chín rồi thái lát mỏng. Bắp cải tím, cà rốt rửa sạch rồi thái sợi. Xà lách rửa sạch, để ráo nước rồi thái vừa ăn là được. Hành tây thái lát rồi ngâm giấm cho bớt hăng.
Bước 2 – Pha nước trộn : Cho 4 thìa cà phê giấm, 2 thìa cà phê đường, 2 thìa cà phê bột nêm và 4 tép tỏi vào chén rồi khuấy đều để tạo thành hỗn hợp nước trộn.
Bước 3 – Cách trộn: Cho tất cả các nguyên liệu gồm thịt gà, rau mầm, đậu hà lan, bắp cải tím, hành tây, cà rốt, xà lách vào chảo rồi trộn đều. Sau đó, đổ nước trộn đã pha chế sẵn vào và đảo đều đến khi các nguyên liệu thấm đều nước trộn thì có thể bày ra đĩa để dùng.
3.4. Cách chế biến rau mầm cuộn cá.
Cách chế biến rau mầm cuộn cá
Với cách chế biến rau mầm cuộn cá này sẽ làm phong phú thêm các món ăn trong bữa ăn gia đình, vừa đơn giản dễ thực hiện, vừa cung cấp nhiều chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể trong một món ăn. Cách chế biến như sau, mời các bạn theo dõi.
– 100g rau mầm củ cải trắng hoặc củ cải đỏ. – 200g cá lóc phi-lê. – 100g bông hẹ tươi. – 01 củ gừng. – 01 cà rốt. – Gia vị: mắm, đường, bột nêm, nước cốt chanh, tỏi xay, ớt xay, tương ớt.
Bước 1 – Sơ chế nguyên liệu: Cá lóc phi-lê cắt thành những miếng dài, đun sôi nước và cho vào một miếng gừng đập dập cùng với 1 thìa cà phê bột nêm, sau đó cho cá vào luộc vừa chín rồi vớt ra để ráo. Rau mầm rửa sạch rồi để ráo nước. Bông hẹ rửa sạch rồi chần sơ qua nước nóng. Cà rốt gọt vỏ cắt thành que dài.
Bước 2 – Làm nước sốt : Trộn đều theo công thức 2 thìa lớn nước mắm với 3 thìa lớn đường, 2 thìa lớn nước cốt chanh, 1 thìa cà phê tỏi xay, 1/2 thìa cà phê ớt xay, 1 thìa lớn tương ớt.
Bước 3 – Cách cuộn: Xếp 1 miếng cá, 1 miếng cà rốt, 1 nhúm rau mầm, rồi lấy bông hẹ buộc lại ở giữa các nguyên liệu để thành cuộn. Trình bày các cuộn cá ra đĩa để thưởng thức cùng với nước sốt chua cay đã pha chế sẵn.
Món Ăn Ngon Từ Rau Ngót Chữa Bệnh
Món ăn ngon từ rau ngót chữa bệnh
Rau ngót còn gọi là bồ ngót, bù ngót, hắc diện thần (Trung Quốc). Tên khoa học Sauropus androgynus(L)Merr. Thuộc họ Thầu dầuEuphorbiaceae. Cây nhỏ nhẵn, có thể cao tới 1,5 – 2m. Có nhiều cành mọc thẳng, vì người ta hái luôn cho nên thường chỉ cao 0,9 – 1m.
Theo một số nghiên cứu về thành phần hóa học của rau ngót cho thấy: trong 100g rau có 6,5g đạm, 0,08g chất béo, 9g đường, 503mg kali, 15,7mg sắt, 13,5mg mangan, 0,45mg đồng, 23.300UI betacaroten, 85mg sinh tố C, 0,033mg B 1, 0,88mg B 2. Qua đây thấy rau ngót (so với các rau lá khác) nhiều đạm, chất sắt, mangan và tiền sinh tố A. Rau ngót cũng khá nhiều magiê, đồng, kali, sinh tố C và PP. Về axít amin thì trong 100g rau ngót có 0,34 threonin, 0,25g phenylalanin, 0,24g leucin, 0,23g isoleucin, 0,16g lysin, 0,13g methionin, 0,05g tryptophan.
Với chất lượng đạm thực vật cao như vậy nên rau ngót được khuyên dùng thay thế đạm động vật để hạn chế những rối loạn chuyển hóa canxi gây loãng xương và sỏi thận.
Rau ngót được khuyên dùng cho người giảm cân và người bị bệnh đường huyết cao. Ngoài ra, rau ngót là một trong giới thực vật hiếm có chứa vitamin K. Theo American of clinical nutri tion 1/1999 và tài liệu của Trường đại học Berkeley 7/1999, ăn rau có vitamin K thiên nhiên làm giảm nguy cơ gãy xương ở người già, do nó bảo vệ cấu trúc khung sụn chống lại sự bào mòn… Từ năm 1973, Pareira và Ifafar phát hiện trong rau ngót nhiều papaverin là chất từ trước chỉ tìm thấy trong cây thuốc phiện. Trong điều trị dùng papaverin để giãn cơ trơn của mạch máu làm giảm cơn đau phủ tạng, hạ huyết áp và gây cương cứng dương vật. Cứ 100g rau ngót có 580mg papaverin cho nên nếu ăn quá nhiều rau ngót trong một bữa cơm thì về lý thuyết có thể gặp các phản ứng phụ do papaverin gây ra.
Món ăn ngon từ rau ngót chữa bệnh
Những công dụng
Theo YHCT, rau ngót tính mát lạnh (nấu chín sẽ bớt lạnh), vị ngọt. Có công năng thanh nhiệt, giải độc, lợi tiểu, tăng tiết nước bọt, hoạt huyết hóa ứ, bổ huyết, cầm huyết, nhuận tràng, sát khuẩn, tiêu viêm, sinh cơ. Lá rau ngót ngoài công dụng nấu canh, còn là một vị thuốc nhân dân dùng làm chữa sót nhau và chữa tưa lưỡi. Cách dùng như sau:
Chữa sót nhau: hái độ 40g lá rau ngót rửa sạch giã nát. Thêm ít nước đã đun sôi để nguội vào, vắt lấy chừng 100ml nước. Chia làm hai lần uống, mỗi lần cách nhau 10 phút. Sau chừng 15 – 20 phút nhau sẽ ra.
Chữa chậm kinh: giã nhỏ vắt lấy nước uống, bã đắp vào gan bàn chân.
Chữa tưa lưỡi: giã nát rau ngót tươi độ 5 – 15g, vắt lấy nước uống. Thấm vào bông đánh lên lưỡi, lợi và vòm miệng trẻ em, chỉ hai ngày sau là bú được.
Chữa hóc: giã cây tươi, vắt lấy nước ngậm.
Trẻ sơ sinh tưa lưỡi, lưỡi trắng rộp, bỏ bú: nước ép rau ngót tươi bôi lên lưỡi tổn thương. Có thể hòa mật ong.
Món ăn ngon từ rau ngót chữa bệnh
Sót rau sau đẻ: cho sản phụ uống 1 bát nước rau ngót tươi.
Bồi dưỡng sau đẻ: rau ngót nấu canh với thịt lợn nạc hoặc giò sống. Có nơi hay nấu canh rau ngót với trứng tôm, trứng cáy, cá rô, cá quả… nhưng với thịt lợn nạc thì yên tâm hơn đối với sức khỏe của sản phụ đang cho con bú.
Canh giải nhiệt mùa hè: rau ngót nấu canh với hến, mát và ngọt đậm đà. Phối hợp này lạnh nên cho thêm lát gừng hoặc nên kiêng với người hư hàn.
Chữa cốt thống (nhức trong xương, không phải sưng đau khớp): nấu rau ngót với xương lợn (không dùng xương sườn lợn, theo ý người xưa có lẽ phải có ống tủy…).
Trẻ bị âm hư ra mồ hôi trộm, người luôn nóng: rau ngót 30g, rau bầu đất 30g, nấu với bầu dục lợn.
Bàn chân sưng nhức: lá rau ngót giã với nước muối đắp.
Món ăn ngon từ rau ngót chữa bệnh
Cẳng chân bị lở dai dẳng: rau ngót 2 phần, vôi đá 1 phần giã nhuyễn đắp ngày 1 lần.
Chảy máu cam: giã rau ngót thêm nước, ít đường để uống, bã gói vào vải đặt lên mũi.
Giải độc rượu, rượu có thuốc trừ sâu, rượu ngâm mã tiền, dị ứng cá biển: uống nước rau ngót sống.
Rau ngót được khuyên dùng thay thế đạm động vật vi lượng đạm thực vật cao
Món ăn ngon từ rau ngót chữa bệnh
BS. TRƯƠNG MINH HỮU HẠNH
Món ăn ngon từ rau ngót chữa bệnh
Món ăn ngon từ rau ngót chữa bệnh
Món Ngon Chữa Bệnh Từ Rau Khoai Lang
Loại rau khoai lang rất giàu chất diệp lục giúp làm sạch máu, loại bỏ độc tố trong cơ thể. Chống lại sự oxy hóa trong cơ thể bởi trong rau khoai lang có chứa một loại protein độc đáo có khả năng chống lại sự oxy hóa đáng kể. Loại protein này có khoảng 1/3 hoạt tính chống oxy hóa của glutathione một trong những chất quan trọng có vai trò trong việc tạo các chất chống oxy hóa trong cơ thể ta.
* Quáng gà: Lá khoai lang non xào gan gà hoặc gan lợn.
* Thiếu sữa: Lá khoai lang tươi non 250 g, thịt lợn 200 g thái chỉ. Xào chín mềm, thêm gia vị.
* Thận âm hư, đau lưng mỏi gối: Lá khoai lang tươi non 30 g, mai rùa 30 g, sắc kỹ lấy nước uống.
* Phụ nữ băng huyết: Rau lang tươi một nắm giã nát, lấy nước cốt uống.
* Nhuận tràng: Rau lang tươi luộc chín có tác dụng nhuận tràng. Rau lang có vị ngọt, mát, nhờ chứa nhiều chất xơ nên giúp nhuận tràng rất hay. Lá rau lang còn chứa chất nhựa tẩy khoảng 1,95% – 1,97% nên có tác dụng nhuận trường.
Rau lang xào
* Trị buồn nôn, ốm nghén: Trong rau lang chứa nhiều vitamin B6, có tác dụng giảm buồn nôn đối với phụ nữ mang thai trong thời kỳ đầu (thường bị ốm ghén), hoặc hay nôn ọe, ăn uống không ngon hoặc chán ăn.
* Tốt cho người mắc bệnh tiểu đường: Trong các bữa ăn của người bệnh tiểu đường, nên thường xuyên dùng món rau lang luộc. Lá rau lang có đặc tính giảm đường huyết. Nên dùng rau, không dùng củ vì củ chứa nhiều tinh bột.
Đọt rau lang đỏ có chứa một chất gần giống insulin, ở lá già không có chất này.Vì thế người bị bệnh tiểu đường có thể dùng đọt rau lá non cây khoai lang để ăn.
BS. Hoàng Tuấn Long
* Thanh nhiệt, giải độc: Trong những ngày trời nắng nóng, hoặc cơ thể đang bị nhiệt (nóng), nên dùng rau lang trong bữa ăn, vì rau lang có tính thanh nhiệt, làm mát.
Tuy nhiên cần lưu ý khi ăn rau khoai lang như không nên dùng khoai lang (củ và rau) lúc quá đói vì khi đó đường huyết đã thấp, lại làm hạ thêm gây mệt mỏi. Để nhuận tràng (chữa táo bón) thì dùng rau lang tươi luộc chín, không dùng rau lang còn sống vì sẽ có tác dụng ngược lại là gây táo bón. Cũng không nên dùng rau lang quá nhiều mà nên dùng xen kẽ với những loại rau khác. Không ăn thường xuyên rau lang vì chứa nhiều calci có thể gây sỏi thận. Nên ăn kèm đạm động vật, thực vật để cân bằng thành phần dưỡng chất. Khi luộc rau lang để ăn và chữa bệnh, nên lấy nước thứ hai vì nước thứ nhất thường vị chát và hăng.
Canh Dưỡng Sinh Chữa Bệnh Gì, Mua Ở Đâu?
Bài viết này sẽ giải đáp chính xác cho bạn canh dưỡng sinh chữa bệnh gì và chính xác nó là gì. Nếu cần thì canh dưỡng sinh mua ở đâu hay phải tự nấu chất lượng.
Là một thức uống hay món canh rất nổi tiếng trong phương pháp thực dưỡng hay ăn thực dưỡng. Tác dụng trị bệnh của món Canh Dưỡng Sinh này đã được Thạch Lập Hòa là người phát minh ra nó chứng minh hơn suốt 15 năm qua.
“Canh Dưỡng Sinh Nhật Bản” là cái tên khá quen thuộc. Bởi vào những năm 2006 đã có một làn sóng được rộ lên khi người ta uống canh dưỡng sinh cơ thể tìm được lại cân bằng.
Tuy nhiên trào lưu sử dụng canh dưỡng sinh ngưu bàng này nổi lên 1 thời gian bởi người sử dụng thấy việc đun canh mất thời gian quá và nguyên liệu cây ngưu bàng khó khá kiếm ở Việt Nam. Chỉ những người bị bệnh thì mới kiên trì thực hiện.
Trong bài viết này chúng ta sẽ cùng tìm hiểu xem canh này là gì và canh dưỡng sinh chữa bệnh gì có kỳ diệu như bạn nghĩ không.
Canh dưỡng sinh với các tên gọi khác nhau như canh dưỡng sinh Nhật Bản, canh dưỡng sinh Ohsawa. Là một loại nước súp hầm từ rau củ đặc biệt, được làm từ 5 loại nguyên liệu tự nhiên là: Củ cải trắng, Lá cây củ cải trắng , củ cải đỏ, cây ngưu bàng , nấm đông cô.
Nó có tác dụng thanh lọc cơ thể, giải độc đào thải các hóa chất, thực phẩm và được dùng giải rượu bia rất tốt.
Trong phương pháp thực dưỡng đã đánh giá món này giúp trị dứt bệnh cảm cúm , viêm họng , sốt rét, bệnh viêm da , dị ứng, điều trị các bệnh nan y như : Ung thư, thận, xơ gan, chứng viêm loét dạ dày (có khuẩn HP),HIV…
Hiện nay canh dưỡng sinh Nhật Bản vẫn được nhiều nhà thực dưỡng nổi tiếng trên thế giới sử dụng như một bài thuốc hỗ trợ trị bệnh theo phương pháp thực dưỡng, ăn uống dưỡng sinh.
Nguồn gốc của món canh dưỡng sinh này ra sao?
Người tạo ra món canh dưỡng sinh này là Lập Thạch Hòa nguyên là Viện trưởng của Viện Nghiên cứu Y Hóa phòng ngừa Nhật Bản. Ông làm ra món canh kỳ diệu này với hy vọng nó sẽ trở thành phương thuốc hiệu quả điều trị căn bệnh ung thư quái ác, giúp cứu sống con người ở những phút “thập tử nhất sinh”.
Người Nhật là những người đầu tiên đã sử dụng món canh này để chữa bệnh và một số người mắc bệnh ung thư vào giai đoạn cuối không còn hy vọng nhờ uống nó mà đã kéo dài được sự sống, thậm chí có người còn khỏe mạnh và bình phục hoàn toàn.
Nhiều bệnh nhân bị bệnh viêm gan C và tiểu đường cũng đã khỏi bệnh nhờ uống canh thực dưỡng thường xuyên. Sau đó món canh này và phương pháp thực dưỡng đã được phát triển sử dụng và lan truyền trên toàn thế giới, trong đó có Việt Nam.
Tác dụng canh dưỡng sinh chữa bệnh gì
Món canh dưỡng sinh Ohsawa này được làm từ 5 nguyên liệu bao gồm: củ cải trắng, phần lá củ cải trắng, cà rốt, nấm đông cô và củ cây ngưu bàng.
Canh dưỡng sinh chữa bệnh gì?
Tác dụng canh dưỡng sinh chữa bệnh: Cân bằng và kiềm hóa dòng máu, giúp thanh lọc cơ thể đào thải độc tố, có tác dụng giải độc rượu bia rất tốt.
Hỗ trợ cho những người theo thực dưỡng chữa nhiều bệnh từ thông thường đơn giản đến bệnh nguy hiểm như : cảm cúm, viêm họng, sốt rét, chứng viêm da, dị ứng, bệnh ung thư, xơ gan, bệnh thận, viêm loét dạ dày HP, người bị HIV…
Sau khi đã biết canh dưỡng sinh chữa bệnh gì, tiếp tới đây cùng AnnamShop trả lời câu hỏi canh dưỡng sinh mua ở đâu hay cách chế biến món canh dưỡng sinh tại nhà như thế nào.
Canh dưỡng sinh mua ở đâu
Hiện nay các bạn có thể dễ dàng mua canh dưỡng sinh ở một số shop bán tại Việt Nam với dạng pha chế sẵn bột hòa tan. Hoặc bạn hãy tự mình mua nguyên liệu để nấu nhằm có hiệu quả chữa bệnh tốt nhất, vì nguyên liệu tươi bao giờ cũng tốt hơn theo phương pháp ăn thực dưỡng. Cách nấu món ăn này cũng khá đơn giản, chỉ hơi mất thời gian chút.
Nguyên liệu chuẩn bị:
♦ ¼ củ cải trắng;
♦ 5 – 6 lá cây củ cải trắng;
♦ 1 chiếc nấm đông cô;
♦ 1/2 củ cà rốt;
♦ 1/2 củ Ngưu Bàng (hình dáng nhìn giống củ cà rốt nhưng nó dài gấp 3 lần, có vỏ màu nâu vàng)
Cách làm canh dưỡng sinh chữa bệnh:
♦ Các bạn hãy rửa sạch, gọt vỏ củ cải trắng, cà rốt và ngưu bàng.
♦ Sau đó hãy cắt thành từng miếng vừa ăn, không nên cắt quá nhỏ.
♦ Lá củ cải trắng và nấm đông cô thì các bạn cũng rửa sạch, thái thành miếng nhỏ.
Cách nấu canh dưỡng sinh chữa bệnh
♦ Nên dùng nồi thủy tinh để nấu canh, không được dùng nồi làm từ chất liệu khác.
♦ Cho tất cả nguyên liệu đã sơ chế trên vào nồi rồi đổ nước sao cho phần nước ngập gấp 3 lần so với rau củ là được.
♦ Đun cho đến khi sôi thì hãy vặn lửa nhỏ, đun thêm khoảng 1 tiếng đồng hồ thì tắt bếp và dùng được.
Sử dụng nước canh để uống hàng ngày lúc đói hay trước khi ăn, phần xác dùng để ăn hoặc bón cây rất tốt. Trong thời gian dùng canh này để điều trị bệnh, các bạn cần kiêng không ăn thịt cá, mà chỉ cần thay thế đạm động vật bằng các loại đạm thực vật sẽ được hiệu quả mong muốn.
Lưu ý chọn rau củ tự nhiên, không bón phân hóa học mới hiệu quả. Hiện nay việc mua củ cải và cà rốt khá dễ, tuy nhiên ngưu bàng thì hơi khó vì nó là cây trồng của Nhật Bản và rất ít tại Việt Nam.
Hotline: 090.868.0024
Cập nhật thông tin chi tiết về 4 Cách Chế Biến Rau Mầm Siêu Bổ Dưỡng, Chữa Trị Bệnh trên website Raffles-hanoi.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!