Bạn đang xem bài viết 4 Món Ăn Ngon Từ Gà Ác Không Thể Bỏ Qua Khi Mùa Đông Về được cập nhật mới nhất trên website Raffles-hanoi.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Công dụng của gà ác
Gà ác còn có tên gọi là ô kê hay ô cốt kê thuộc họ trĩ, hay chúng có thể nói là một loại gà có kích thước khá nhỏ, có lông màu trắng nhưng đặc biệt là da, mắt và cả thịt chúng lại màu đen, chân có những 5 ngón không giống như những loại gà khác.
4 món ngon không thể bỏ lỡ chế biến từ gà ác
1. Gà ác hầm thuốc Bắc
+ 10 vị thuốc Đông Y
+ 4 lát gừng nướng
+ 1/2 thìa muối nhỏ
+ 250 ml nước
+ 50 gr gạo
+ 20 gr nếp
Cách làm Gà ác hầm vị thuốc Bắc:
Bước 1: Sơ chế các nguyên liệu
Đầu tiên sau khi mua gà ác thì bạn hãy sơ chế lại để đảm bảo hơn. Nếu mua gà chưa qua sơ chế thì bạn hãy bỏ tiết, làm sạch lông, bụng gà và pha sẵn hỗn hợp gừng giã nhuyễn ngâm với rượu để chà lên gà ác. Rửa sạch từ trong ra ngoài sau đó bạn có thể cắt gà thành những miếng nhỏ hoặc tốt hơn hết là bạn cũng có thể để nguyên mình gà để hầm.
Bước 2: Hầm gà
Với các vị thuốc bắc đã chuẩn bị bạn hãy nhồi vào phần bụng giữa của gà, nếu còn thì hãy để phía ngoài cũng được. Thêm chút muối, nước và gạo nếp để hầm gà, thời gian hầm cũng khoảng 40-45 phút thì gà mới nhừ thịt và vị thuốc bắc cũng sẽ đậm hơn. Để cho mùi vị món ăn ngon hơn thì bạn có thể hầm bằng niêu đất, chúng cũng giúp món ăn nhừ nhanh hơn nữa.
2. Gà ác tiềm nước dừa
+ 50g củ năng
+ 30g cà rốt
+ 5g mộc nhĩ
+ 30g hạt sen
+ 5g kỷ tử
+ 5 trái táo đỏ
+ 1 trái dừa xiêm tươi
+ 1 trái dừa khô
+ 1/2 thìa cafe muối
Cách làm món Gà ác tiềm nước dừa:
Bước 1: Sơ chế các nguyên liệu
– Đầu tiên bạn cũng sơ chế gà như cách đã làm với món gà hầm thuốc bắc.
– Củ năng bạn sẽ gọt sạch vỏ, cắt miếng cho vừa ăn và luộc qua.
– Cà rốt gọt vỏ, rửa sạch rồi thái thành những khoanh tròn, luộc qua cùng với củ năng.
– Nấm mèo ngâm vào nước cho mềm, sau đó rửa sạch cắt bỏ chân và cắt thành miếng vừa ăn.
– Hạt sen ngâm mềm khoảng 3-4 tiếng rồi luộc qua để khi hầm cho nhanh nhừ.
Bước 2: Hầm gà
– Bạn dùng chính quả dừa khô cắt bỏ đi phần chóp với độ rộng khoảng miệng chén con, thêm nước, củ năng, gà ác, nấm mèo, hạt sen, táo đỏ, kỷ tử,cà rốt và chút muối là được. Phần nước dừa xiêm thì bạn để xấp cho ngập mình gà.
– Tiếp theo dùng màng bọc thực phẩm bọc lại trái dừa đem hấp cách thủy khoảng 45-50 phút. Khi thời gian chín tới thì bỏ quả dừa và dùng là được.
– Món gà ác tiềm nước dừa có vị ngòn ngọt và ngậy của dừa, vị thịt gà thơm lừng cùng mùi hương của các vị thuốc giúp món ăn đã thêm ngon lại càng thêm bổ dưỡng. Dùng để tẩm bổ sức khỏe, chăm sóc người ốm cũng rất tốt.
3. Cháo gà ác hạt sen
+ 15 g hạt sen
+ 3 g ngò, hành lá
+ 100 g gạo nếp
+ 500 ml nước dùng
+ Gia vị: Hạt nêm, muối, đường.
Cách nấu cháo gà ác hạt sen:
– Sau khi gà ác được sơ chế sạch sẽ, thay vì để nguyên mình gà như 2 món ăn trên thì đối với cháo gà ác hạt sen bạn cần cắt gà thành những miếng nhỏ vừa ăn. Tiếp theo bạn ướp chúng cùng với gia vị khoảng 1- 2 tiếng trước khi chế biến cho gia vị thấm đều.
– Hạt sen ngâm khoảng 3-4 tiếng và rửa lại sau đó luộc qua. Gạo nếp vo sạch và nấu cùng với nước dùng hạt sen thành cháo nhừ.
– Bạn xào qua thịt gà ác cho chúng săn lại và ngấm gia vị hơn và cho chúng vào cháo, hạt sen cùng hầm cho đến nhừ.
– Sau khi cháo đã chín thì bạn nêm nếm lại gia vị và chuẩn bị chút hành lá, ngò gai thái nhỏ và cho vào cháo dùng luôn lúc nóng.
4. Gà ác nướng lá chanh
+ 50 g lá chanh
+ 1 muỗng café tỏi băm, ngũ vị hương, hạt nêm, đường, hạt tiêu, dầu ăn
Cách làm Gà nướng lá chanh:
– Món ăn có một mùi thơm rất đặc biệt và thơm ngon. Đầu tiên để làm gà ác nướng lá chanh thì bạn cũng cần sơ chế gà tiếp đó chặt thành những miếng cho vừa ăn. Lá chanh rửa sạch và để ráo và cắt xắt chỉ chúng.
– Tiếp theo ướp gà cùng với gia vị với lượng cho hợp khẩu vị cùng với chút dầu ăn,lá chanh và đảo đều khoảng 15-20 phút.
– Phần lá chanh chưa cắt chỉ thì bạn cuốn lấy thịt gà lại và xiên chúng vào que nướng và đem nướng chín thì cho sắp lên đĩa. Món ăn này sẽ thật ngon nếu bạn dùng với muối tiêu chanh, vị thơm cay cay của lá chanh và tiêu, ngậy dai dai của thịt gà với hương vị thật hấp dẫn.
Để thưởng thức những món ăn ngon giống như gà ác vào mùa đông, hãy đến với nhà hàng ăn gia đình giá rẻ Hà Nội Vân Hồ, địa chỉ 2B Hoa Lư, Hai Bà Trưng.
Những Món Canh Ngon Trong Mùa Đông Không Thể Bỏ Qua
Nguyên liệu:
– 300g cà chua
– 200g đậu phụ trắng
– 50g tôm khô (loại vừa)
– 2 nhánh hành lá
– 850ml nước dùng gà
– 2 thìa cà-phê hạt nêm
– 1 thìa cà-phê đường
– 1/2 thìa cà-phê muối
– 1/4 thìa cà-phê tiêu sọ xay.
Thực hiện: – Cà chua bỏ cuống, rửa sạch, thái khoanh tròn dày 1cm. Đậu phụ trắng rửa sạch, thái miếng dày 2cm rồi thái làm bốn. Nên thái dứt khoát 1 lần để đậu phụ không bị nát. – Hành lá bỏ rễ, rửa sạch, thái khúc dài 6-7cm. Tôm khô ngâm nước ấm cho mềm, rửa nước vài lần cho sạch và bớt mùi tanh. – Cho 850ml nước dùng gà vào nồi, đun sôi, nêm muối, đường và hạt nêm. Thả tôm khô vào nấu trên lửa nhỏ để tôm tiết ra vị ngọt. Khi nước dùng sôi lại, hớt bọt. tiếp đến cho àc chua vào, không đậy nắp nồi và vặn lửa lớn. đun đến khi cà chua hơi nứt ra, cho đậu phụ trắng vào. Đun đến nước sôi lại là được, tắt bếp. Cuối cùng thả hành lá vào. – Múc canh ra tô, rắc thêm tiêu sọ xay lên. Món canh này dùng nóng với cơm sẽ cho hương vị hết sức tuyệt vời.
Canh thịt bò nấu dưa chua
Canh thịt bò dưa chua cực dễ làm và cực thơm ngon cho mùa đông.
Nguyên liệu:
– Thịt bò: 150 gr
– Dưa chua: 2 bát con
– Cà chua: 2 quả
– Hành khô, tỏi, hành hoa, rau mùi, hạt tiêu, hạt nêm, gia vị
Thực hiện:
– Thịt bò rửa sạch, thái miếng mỏng rồi ướp thịt với một ít hạt nêm, gia vị. Ướp khoảng chừng 15 phút thì ướp tiếp thịt bò với một ít dầu ăn để cho thịt bò được mềm.
– Hành, tỏi khô bằm nhỏ. Hành hoa, rau mùi cắt khúc. Cà chua bổ múi cau.
– Phi thơm hành, tỏi. Một nửa chỗ hành, tỏi phi đem chút vào 1 chiếc nồi. Một nửa còn lại thì cho thịt bò vào xào hơi tái.
– Cho cà chua vào chảo hành, tỏi vừa phi. Nêm vài hạt muối, xào qua rồi cho một chút xíu nước vào đun cho đến khi cà chín mềm. Dùng đũa dằm nhuyễn cà chua rồi tiếp tục cho dưa chua vào xào qua.
– Đổ lượng nước đủ ăn vào nồi dưa, đun sôi rồi hạ lửa nhỏ. Đun cho đến khi dưa chín mềm thì chút thịt bò vào, nêm nếm thêm hạt nêm, gia vị cho vừa miệng rồi tắt bếp.
Nhấc nồi canh thịt bò dưa chua xuống rồi rắc hành hoa, rau mùi vào.
Nguyên liệu:
– Cá diêu hồng (có thể thay bằng cá lóc)
– Cà chua, dọc mùng, dứa
– Đậu bắp, giá đỗ
– Nước mắm, gia vị, 1 thìa cà phê đường
– Vắt me khô, ớt, hành lá, hành tím, rau ngổ
Cách làm:
– Cá bóc mang, rửa sạch với muối cho hết nhớt. Cắt khúc vừa ăn hoặc cắt làm đôi.
– Dọc mùng tước vỏ, thái lát mỏng, bóp sạch với chút muối.
– Cà chua bổ múi cau, dứa thái lát. Đậu bắp cắt bỏ cuống, thái lát vừa ăn.
– Phi thơm hành tím với chút dầu ăn, đổ cà chua vào xào chín và nêm thêm một chút mắm.
– Chế nước sôi ngập mặt cà chua và nêm gia vị, đường cho vừa khẩu vị.
– Vắt me cho ra bát, chế nước dùng cá vào khuấy cho me tan rồi đổ từ từ nước me vào nồi cá.
– Cho dứa vào nồi để dứa tiết ra chất làm ngọt và thơm nước dùng. Sau đó trút cá vào.
– Cá chín vớt ra để riêng. Thêm dọc mùng, đậu bắp vào nấu chừng 3 phút cho mềm rồi cho giá đỗ vào. Canh sôi, cho cá lại vào nồi, rắc hành ngổ thái nhỏ lên và tắt bếp.
– Canh cá nấu chua kiểu miền Nam này rất ngon, dễ ăn và hợp với mọi thời tiết.
Canh rau rút hải sản
Nguyên liệu (dành cho 4 người ăn):
– Hai bó rau nhút (rau rút), khoảng chừng 500 gr
– 150 gr tôm đất
– 150 gr mực ống
– Hai cây rau mùi
– 50 gr me chín, sa tế, ba cây sả.
– Gia vị gồm hạt nêm, nước mắm, đường, muối.
Cách làm
Rau nhút nhặt sạch, ngắt đoạn dài 5 cm, rửa sạch, để ráo. Tôm lột vỏ, mực làm sạch, rửa bằng nước muối pha loãng. Thái mực thành khoanh tròn dày 1 cm. Me dầm với 200 ml nước sôi, lọc lấy nước. Sả cây rửa sạch, đập giập, bó lại.
Đun sôi 800 ml nước, cho sả cây vào. Nêm ba thìa súp đường, hai thìa cà phê hạt nêm, hai thìa súp nước mắm, ba thìa súp nước cốt me, một thìa cà phê sa tế.
Chờ nước sôi lại, cho mực và tôm vào. Đun thêm năm phút, cho rau vào, tắt bếp. Múc canh ra tô, nêm rau mùi đã thái nhuyễn vào.
Nên đọc
Những Món Ăn Ngon Ở Nha Trang Không Thể Bỏ Qua Trước Khi Về
Đây là một trong những món ăn ngon khi đến Nha Trang bạn nên thưởng thức bởi nó rất độc đáo và đặc biệt. Mặc dù có rất nhiều phiên bản bánh xèo nhưng ngon nhất vẫn phải kể đến bánh xèo mực, giá lại cực kì rẻ chỉ 10.000đ/3 cái. Chắc chắn món ăn sẽ mang đến cho bạn những cảm giác khó quên.
Bánh xèo mực một trong những món ăn ngon ở Nha Trang
Nhắc đến các món ăn ngon của Nha Trang thì không thể thiếu bánh căn bởi đây là món ăn đã được khá nhiều du khách biết đến. Bánh căn Nha Trang được bán theo dĩa 6 loại, mỗi loại một nhân khác nhau như tôm, mực, trứng hay thịt. Mỗi dĩa như vậy khoảng 65k. Chắc chắn bạn sẽ muốn ăn nhiều lần sau khi thưởng thức chiếc bánh đầu tiên.
Các món ăn ngon khi đến Nha Trang nếu bạn không thử qua thì thật là thiếu sót của chuyến đi. Chỉ khoảng 20k bạn đã có thể mua được 1 tô bánh canh cực ngon và chất lượng. Khi đến Nha Trang thì bạn nên ăn thử bánh canh bà Thừa nổi tiếng với hương vị lạ miệng, hấp dẫn hơn bất cứ quán ăn nào khác. Ngoài ra, bánh canh khô- món ăn chỉ có thể tìm thấy ở Nha Trang cũng là một trong các món ăn ngon Nha Tra ng mà bạn không thể bỏ qua. Bánh canh khô có các nguyên liệu như cá dầm, xíu mại, chả cá lòng cá, trứng cá,…
Trong các món ăn ngon ở Nha Trang thì bánh ướt là một đặc sản không chỉ khiến du khách thích thú mà đây còn là món khoái khẩu của người dân địa phương. Ăn bánh ướt Nha Trang người ta chỉ tráng qua 1 cái rồi ăn cùng với xoài, rau thơm, chả lụa cuốn vào với nhau. Khi ăn bạn có thể cảm nhận được sự mềm mịn của lớp vỏ, vị đậm đà của nước chấm, tạo nên hương vị khó quên. Bánh ướt khá rẻ, chỉ 2k/1 dĩa. Hầu hết các khách du lịch đi đến với Nha Trang đều một lần thử qua món đặc sản này.
Bánh Cuốn Ngọt Món Ngon Không Thể Bỏ Qua Khi Về Miền Tây
Bánh ướt ngọt hay còn gọi là bánh cuốn ngọt, chúng là một món đặc sản của ẩm thực sông nước miền Tây. Nếu ai đã từng du lịch miền Tây mà chưa một lần thử món ăn này thì chưa được gọi là tới miền Tây. Món bánh đơn giản những chỉ cần bạn ăn qua một lần sẽ nhớ mãi.
Có rất nhiều nơi trên đất nước ta nổi tiếng với món bánh cuốn. Nhưng món bánh ướt ngọt thì khó mà lẫn vào đâu được. Phần vỏ bánh dai dai có vừng làm điểm nhấn. Bên trong là sự góp mặt của dừa, đậu xanh và cả khoai môn nữa. Khi bạn cắn một miếng, tất cả những nguyên liệu im lìm ấy lại trở nên sống động ngay trong khoang miệng. Đây cũng chính là một trong những loại đặc sản của miền Tây. Được du khách trong và ngoài nước đánh giá rất cao.
Để có được những chiếc bánh ướt này. Các chị em không cần phải cầu kỳ, công phu nhưng phải có chút khéo léo. Bởi có vậy mới đem đến cho món ăn một hình thù đẹp mắt được. Trước khi làm bánh, có hai phần nguyên liệu rõ ràng mà bạn phải chuẩn bị, đó là phần bột bánh và phần nhân. Để làm bột bánh, bạn cần bột gạo, nước cốt dừa, đường, muối, nước lạnh và mè rang. Tùy muốn làm nhiều hay ít bánh mà bạn điều chỉnh lượng nguyên liệu hợp lý. Trộn tất cả các nguyên liệu này với nhau, tỷ lệ là 1 bột: 1,5 nước: 0.5 nước cốt dừa. Đường, muối và mè rang thì định lượng tùy sở thích.
Tuy nhiên, đường nên cho vào vừa phải, muối thì chỉ cần một ít để “dằn” vị bột thêm đậm đà. Khi pha bột, nên nếm thử, thấy bột có vị ngọt nhẹ là được. Nếu muốn bánh hơi dẻo, bạn có thể pha thêm ít bột nếp hoặc bột năng. Nếu muốn bánh có màu sắc thì cho thêm nước cốt lá dứa (màu xanh), nước lá cẩm (màu tím), nước củ dền (màu hồng).
Nếu không có nồi tráng bánh chuyên dụng, bạn có thể tráng bánh theo cách thủ công. Bạn chuẩn bị một nồi hấp sâu lòng, đường kính nồi khoảng 30cm là vừa, cho nước vào. Sau đó, dùng tấm vải mỏng căng phủ lên miệng nồi, dùng dây buộc chặt cố định xung quanh, kéo cho vải thật căng. Đun nước sôi cho hơi nóng bốc lên rồi dùng vá múc bột, lật phần lưng vá xuống, tráng đều. Mẻ bột đầu tiên nên tráng một ít để thử trước, đồng thời làm vải mềm.
Khi tráng bột bánh phải thật khéo sao cho lá bánh càng mỏng càng ngon bởi vì điểm đặc biệt nhất của bánh cuốn là mỏng và trong đến mức có thể nhìn rõ phía sau nên từng được ví là thứ bánh “gió thổi bay”. Bánh dày hay mỏng là tùy thuộc vào lượng bột cho vào và thao tác của người tráng, nếu quen tay bánh sẽ mỏng đều và có độ lớn nhất định. Tuy nhiên, nếu bột quá loãng, bánh làm ra dễ rách, nhưng nếu bánh khó tráng, dày là do bột quá đặc thì nên cho thêm nước. Và trong suốt quá trình tráng bánh nên giữ nồi nước ở trạng thái sôi để cung cấp đủ nhiệt độ cho quá trình tạo màng của tinh bột, vì vậy cần thường xuyên quan sát để bổ sung thêm nước vào nồi.
Sau khi tráng xong, dùng nắp có chóp cao đậy lại, khoảng vài phút mở nắp ra, mở nhanh tay, tránh để nước đọng mặt bánh. Bánh chín, vít ra, để lên mâm có thoa dầu. Cứ thế tiếp tục đến khi nào hết bột.
Làm nhân bánh, bạn cần chuẩn bị đậu xanh cà vỏ, ngâm nở, nấu nhừ với ít nước, nếu thích béo có thể nấu thêm nước cốt dừa. Khi đậu xanh chín, hơi cạn nước thì tán nhuyễn, cho thêm ít đường, bột vani cho thơm. Nhân bánh còn có thêm dừa bào sợi. Dừa chọn loại “cứng cạy”, tức không quá cứng cũng không quá non rồi dùng dụng cụ cạo cơm dừa thành sợi (có thể dùng nắp chai bia, có các khía xung quanh).
Công đoạn tiếp theo, người chế biến sẽ xếp nhân đậu xanh. Khi bánh chín, dùng thanh tre lấy ra dĩa, sau mỗi lớp bánh còn ướt nóng hổi vừa ngả xuống, phải nhanh tay rắc một lớp đậu xanh và dừa vào rồi gấp hai mí bánh bên cạnh vào để bịt kín hai đầu bánh và cuộn tròn bánh cho đến hết. Có lẽ vì vậy mà dân gian người gọi là bánh ướt, người khác kêu bánh cuốn cũng không sai. Nếu muốn bánh ngắn thì cuốn xong dùng dao cắt đôi ra, còn không cứ để nguyên cho đẹp mắt. Bánh được sắp lên dĩa, rắc thêm mè và đậu phộng rang vàng giã nhỏ lên khắp bề mặt bánh để tăng thêm hương vị cho bánh. Không giống bánh ướt mặn, bánh ngọt ăn nguội vẫn rất ngon, bóng dầu và bùi bùi đậu xanh… Hương vị món này dễ làm mê mẩn những ai chưa từng thưởng thức qua và có phần hảo ngọt. Bánh có thể chấm kèm muối mè hoặc đậu phộng. Đặc biệt để qua ngày hôm sau trong tủ lạnh mà bánh vẫn còn độ dẻo trong, chỉ cần hâm cho ấm là ăn y như mới làm.
Bánh cuốn ngọt có vị ngọt vừa của đường, vị béo của dừa, bùi của đậu mùi thơm của bột, của lá dứa và các thành phần bên trong, khi ăn cảm nhận được cái dai, cái dòn của vỏ bánh. Bánh cuốn ngọt có thể được xem là một món ăn thanh đạm nhưng không kém phần hấp dẫn so với các loại bánh ngọt khác.Nếu có dịp du lịch Miền Tây, bạn có thể tìm thưởng thức món này dễ dàng ở các buổi chợ quê. Bánh thường được bán chung với bánh da lợn, bánh bò, bánh ú, bánh chuối, bánh tét. Một cuốn bánh dài giá chừng khoảng 2,3 ngàn đồng, mỗi người chỉ cần khoảng vài 3 cuốn là đã thấy… no.
ẩm thực Miền Tây Bánh cuốn ngọt Miền Tây
Cập nhật thông tin chi tiết về 4 Món Ăn Ngon Từ Gà Ác Không Thể Bỏ Qua Khi Mùa Đông Về trên website Raffles-hanoi.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!