Xu Hướng 12/2023 # 6 Cách Nấu Món Ngon Với Lá Lốt Thơm Ngon Tốt Cho Sức Khỏe # Top 14 Xem Nhiều

Bạn đang xem bài viết 6 Cách Nấu Món Ngon Với Lá Lốt Thơm Ngon Tốt Cho Sức Khỏe được cập nhật mới nhất tháng 12 năm 2023 trên website Raffles-hanoi.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Lá lốt là cây thân thảo sống dai, có tên khoa học là Piper lolot, thuộc họ Hồ tiêu.

Theo Y học cổ truyền, lá lốt có vị nồng, hơi cay, tính ấm. Lá lốt thường được sử dụng để ăn sống như một loại rau thơm hoặc làm rau gia vị khi nấu canh.

Công dụng của lá lốt

Lá lốt có vị nồng, hơi cay, có tính ấm, chống hàn (như bị lạnh bụng), giảm đau, chống phong hàn ở mức thấp, tay chân lạnh, tê tê, nôn mửa, đầy hơi, khó tiêu, đau đầu vì cảm lạnh…

Nước sắc toàn cây trị đầy bụng, nôn mửa vì bị hàn. Nước sắc rễ chữa tê thấp vì bị khí hàn. Cành lá sắc đặc ngậm chữa đau răng. Lá tươi giã nát, phối hợp với lá khế, lá đậu ván trắng, mỗi thứ 50 g thêm nước gạn uống giải độc, chữa say nắng.

Lá lốt còn được dùng để nấu nước ngâm tay chân cho người bị bệnh tê thấp, hay đổ mồ hôi tay, mồ hôi chân.

Lá lốt còn là một nguyên liệu để nấu các món ăn như chả băm viên lá lốt, ốc nấu chuối đậu, canh lá lốt, bò cuốn lá lốt…

1.Trứng rán lá lốt

Nguyên liệu:

– 3 quả trứng gà hoặc 2 quả trứng vịt

– 4-5 lá lốt

– 150g thịt nạc băm

– Muối, hạt nêm, nước mắm, hành khô, dầu ăn và hạt tiêu.

Cách làm:

Bước 1:

– Trứng đổ ra bát, thêm nửa thìa nhỏ muối, hai thìa nhỏ nước mắm, một ít hạt tiêu, nửa thìa nhỏ hạt nêm, hai thìa nhỏ nước lọc, dùng đũa đánh tan. Khi rán trứng bạn nên cho vào một ít nước lọc để phần trứng sau khi rán sẽ không bị khô.

Bước 2:

– Lá lốt rửa sạch, thái sợi nhỏ.

Bước 3:

– Đun nóng một ít dầu ăn, phi hành thơm, cho thịt vào xào chín, rưới vào chảo một ít nước mắm, đảo đều.

Bước 4:

– Thịt sau khi xào chín thì cho lá lốt vào, đảo khoảng 1 phút thì cho tiếp bát trứng vào, lắc đều để trứng láng khắp mặt chảo.

Bước 5:

– Dùng nắp đậy kín chảo, đun từ 5 đến 7 phút đến khi bề mặt trứng phía trên khô thì mở nắp nồi ra, dùng muôi lật mặt trứng lại và rán vàng mặt phía dưới đáy đến khi mặt đáy vàng thì tắt bếp. Múc ra đĩa dùng làm món mặn ăn với cơm.

2.Thịt bò xào lát lốt

Nguyên liệu cần chuẩn bị

– 150-200gr thịt nạc bò thái miếng mỏng

– 1/2 củ hành tây thái múi

– 1 lắm lá lốt rửa sạch thái to tầm 1 đốt ngón tay

– 2 thìa tỏi băm

– Gia vị ướp thịt: 1 thìa tỏi băm, 1 chút bột nêm, muối, tiêu, dầu mè, xì dầu, xíu đường, 1 thìa cafe bột bắp (cho bột bắp vào ướp thịt sẽ mềm nhanh thấm gia vị hơn khi xào thịt sẽ không bị khô).

– Bước 1: Thịt bò cho vào tô cùng các gia vị ướp thịt trộn đều lên để 10 phút cho thịt ngấm gia vị.

– Bước 2: Bắc chảo lên bếp, cho 1 thìa dầu vào đun nóng và phi tỏi cho thơm sau đó cho thịt bò vào xào vặn lửa to, đảo đều cho thịt tơi ra. khi thịt chín tái thì tắt bếp, xúc thịt bò ra đĩa.

– Bước 3: Vẫn cái chảo ấy, cho thêm 1 xíu dầu ăn rồi cho hành tây vào xào tiếp đến cho lá lốt vào đảo đều, thêm chút bột nêm, muối, rồi trút đĩa thịt bò đã xào tái vào chảo, đảo đều vài vòng thì tắt bếp.

3.Lá lốt cuốn thịt (chả lá lốt)

Nguyên liệu:

– Một bó lá lốt bánh tẻ

– 300 g thịt lợn

– Hành khô 2 củ

– Hành lá

– Bột canh, mì chính, hạt tiêu

Cách làm:

– Thịt lợn: Bạn chọn nên có một chút mỡ, khi rán sẽ không bị khô. Rửa sạch thịt, bỏ bì, xay hoặc băm nhỏ.

– Hành khô bóc vỏ, băm nhỏ, hành lá rửa sạch thái nhỏ.

– Cho tất cả hành cùng một chút mì chính, bột canh, hạt tiêu vào phần thịt đã băm, trộn thật đều, để thịt ngấm gia vị trong vòng 10 phút.

– Lá lốt chọn lá bánh tẻ, nhặt bỏ bớt cuống, rửa sạch, để ráo nước.

– Khi cuốn chả, rải mặt sau của lá lốt lên, úp mặt xanh xuống dưới, gập hai bên lá vào một chút, cho thịt vào cuốn chặt tay, để thịt không bị bong ra khi rán (Nếu muốn chắc chắn hơn, bạn có thể xuyên tăm qua chả để giữ lá).

– Đặt chảo lên bếp, cho dầu ăn vào đun cho đến khi dầu nóng, sau đó cho lần lượt từng miếng chả vào rán, rán đều từng mặt đến khi chả chín.

– Cho chả ra, để ráo dầu rồi bày ra đĩa. Chả lá lốt có thể ăn kèm với bún hoặc cơm nóng đều ngon.

4.Ốc xào lá lốt

PHẦN 1: CHUẨN BỊ NGUYÊN LIỆU

– Ốc nhồi: 1 kg

– Lá lốt: 1 bó

– Hành củ, ớt, bột nghệ

– Tiêu, muối, bột nêm, giấm, dầu ăn.

PHẦN 2: CÁCH LÀM ỐC NHỒI XÀO LÁ LỐT

Bước 1: Ngâm ốc trong nước có thêm vài lát ớt trong khoảng 2-3h cho ốc nhả bớt chất bẩn và nhớt.

Bước 2: Ốc rửa sạch, chặt đít rồi cho vào nồi luộc. Khi nước sôi, dùng đũa đảo đều cho ốc mở miệng, tắt bếp. Đổ ốc ra rổ cho nguội. Khêu lấy ruột ốc, loại bỏ phần tuyến phân, bóp với chút muối và giấm cho sạch chất bẩn. Sau đó rửa lại thật sạch, để ráo, con to thì thái đôi.

Bước 3: Ướp thịt ốc với chút bột nêm, tiêu và xíu bột nghệ khoảng 10 phút cho ngấm.

Bước 4: Lá lốt nhặt lấy phần lá, bỏ cuống già và các lá giập, úa. Sau đó rửa sạch, thái sợi khoảng 0,5cm.

Bước 5: Hành củ bóc vỏ, rửa sạch, đập giập, bằm nhỏ. Ớt trái rửa sạch, xắt lát.

Bước 6: Bắc chảo lên bếp, thêm 2 thìa dầu ăn. Khi dầu nóng già thì cho hành củ vào phi thơm rồi cho ốc vào xào khoảng 2-3 phút cho ốc săn lại, không nên xào lâu quá ốc bị dai.

Bước 7: Cho xíu nước mắm cho thơm, nêm nếm sao cho vừa ăn. Tiếp đến cho lá lốt vào xào, tắt bếp và vài lát ớt xắt ở trên vào cùng là được.

5.Lá lốt cuốn thịt chiên giòn

Nguyên liệu:

– Lá lốt

– Thịt: 200g

– Tôm: 100 g

– Nấm mèo, cà rốt, bắp cải, hành lá

– Bột chiên giòn, 1 quả trứng gà

– Gia vị.

Cách làm:

– Lá lốt chọn lá to rửa sạch để ráo. Có thể thêm lá tía tô nếu thích, cũng chọn lá to.

– Thịt và tôm rửa sạch băm nhuyễn.

– Nấm mèo 1 tai nhỏ ngâm nở mềm cắt nhỏ, cà rốt thái hạt lựu, bắp cải bào mỏng, hành ngò rửa sạch, thái nhỏ.

– Trộn tất cả nguyên liệu vào thịt, tôm băm. Ướp với 3 thìa nhỏ đường, 2 thìa nhỏ hạt nêm (bột ngọt), 1 thìa nhỏ muối, 1/2 thìa canh nước mắm và hạt tiêu.

– Bột chiên giòn cho ra tô, thêm 1 quả trứng gà, nước lọc vào, khuấy đều sao cho không quá đặc.

– Lấy ít nhân tôm thịt cho vào lá lốt thành lớp mỏng rồi kẹp lại, làm cho đến hết.

– Dầu nóng cho từng chiếc lá nhúng qua bột rồi chiên vàng giòn, gắp ra để ráo cho bớt dầu.

– Dùng nóng sẽ ngon hơn khi ăn chấm cùng tương ớt hoặc tương xí muội.

6.Canh mít non nấu lá lốt

Canh mít non lá lốt là một món ăn dân dã nhưng rất ngon miệng, tuy công thức này có bỏ thêm tôm và thịt ba chỉ, nhưng vẫn không làm mất đi hương vị cây nhà lá vườn của nó.

Nguyên liệu:

Sơ chế:

– Mít gọt vỏ, bỏ cùi, rửa sạch sẽ sau đó xé ra từng miếng nhỏ vừa ăn.

– Lá lốt xắt sợi 0,5cm.

– Múc 1/2 muỗng canh mắm ruốc hòa với nước cho tan, sau đó dùng rây lọc bỏ cát, bụi, giữ phần nước pha lại.

– Hành củ xắt lát mỏng. Hành lá xắt nhỏ.

– Tôm lột vỏ, bỏ đầu đuôi, rút chỉ đen, sau đó chà qua muối rồi rửa lại bằng nước sạch, để ráo.

– Thịt ba rọi rửa sạch cắt thành miếng nhỏ, dài rộng cỡ 2 đốt ngón tay.

– Sau đó ướp tôm + thịt + chút muối + chút nước mắm + chút bột ngọt trong 15 phút.

Thực hiện:

– Bắc cái nồi lên bếp, cho ít dầu ăn vào đun nóng rồi bỏ hành củ thái lát và hành lá xắt nhỏ vào phi thơm. Sau đó cho thịt và tôm vào xào săn.

– Đổ nước lạnh vào một lượng đủ nấu canh, đổ hết nước mắm ruốc vào, đun cho sôi.

– Nước sôi cho mít vào nấu tới khi chín mềm. Nhỏ lửa, nêm nếm lại bằng nước mắm, bột ngọt (hạt nêm) cho vừa ăn.

– Đun sôi lại lần nữa rồi tắt bếp. Cho lá lốt vào khuấy đều là xong.

– Ăn nóng với cơm. Khi ăn làm chén nước mắm ớt ăn kèm để thêm phần kích thích.

1042 views

Hành Lá Với Nhiều Công Dụng Tốt Cho Sức Khỏe

Tìm hiểu chung về cây hành lá

Hành lá có rất nhiều cách gọi, tùy theo từng vùng miền. Có nơi gọi là hành hoa, nơi gọi là hành ta hoặc hành hương. Đây là loại cây thuộc họ hành, được biết đến với tên khoa học Allium fistulosum. Hành lá tiếng Anh là Welsh onion.

Loài cây này có rất nhiều giống, mỗi loài đều có một đặc điểm riêng. Hành hoa là loại cây thân thảo, sống lâu năm. Sở dĩ có người gọi là hành hương bởi chúng có một mùi hương đặc biệt. Lá cây dài, dạng ống, hình trụ, phần lá phình to dần từ gốc lên ngọn. Thông thường, mỗi gốc hành cho từ 5 – 6 lá.

Phần gốc hành có màu trắng, củ to và chắc, hoa dạng cầu, ngay trên đầu lá. Hành hoa phát triển quanh năm, hơn nữa, cách trồng hành lá cũng rất đơn giản. Vì vậy, loại rau gia vị này vô cùng phổ biến, có mặt ở khắp mọi vùng miền. Chỉ cần tưới nước đầy đủ là cây sẽ mọc nhanh, phát triển tốt.

Công dụng của hành lá

Hành lá được coi như loại rau gia vị không thể thiếu với những món canh, món xào. Nó không chỉ là tăng vị giác mà còn tạo tính thẩm mỹ cho món ăn. Có nhiều người không thích mùi hành lá. Tuy nhiên, nếu ăn được hành lá sẽ mang lại nhiều tác dụng tuyệt vời cho sức khỏe. Bởi theo Đông y, hành hoa được sử dụng để trị cảm lạnh, nhức đầu, hạn chế lạnh bụng, đầy hơi, lợi tiểu, hoạt huyết, rửa vết thương,… Trong y học hiện đại, chất Allicin trong hành hoa có tác dụng đặc biệt tốt trong việc diệt khuẩn. Cụ thể, công dụng của hành lá như sau:

Hỗ trợ tiêu hóa: Trong hành hoa giàu chất xơ, vì vậy, nếu ăn thường xuyên sẽ rất tốt cho đường tiêu hóa.

Tăng cường hệ thống miễn dịch: Vitamin C, A là những chất có rất nhiều trong hành hoa. Nó có tác dụng tăng cường hệ thống miễn dịch cho cơ thể, giúp chúng ta tránh được một số căn bệnh thường gặp.

Ngăn ngừa tiểu đường: Chất lưu huỳnh trong loại rau này có khả năng kiểm soát đường huyết, làm giảm lượng đường trong máu. Từ đó giúp ngăn ngừa bệnh tiểu đường một cách hiệu quả.

Ngừa cảm lạnh: Nhờ đặc tính kháng khuẩn nên việc bổ sung hành lá vào chế độ ăn hàng ngày sẽ giúp chúng ta chống lại những loại bệnh do virus gây ra. Đặc biệt là cảm lạnh.

Chống ung thư: Flavonoid cùng Allyl sulfide trong hành lá có tác dụng ngăn ngừa tác động của các gốc tự do cũng như sự phát triển của tế bào ung thư.

Tốt cho mắt: Vitamin A, carotenoid trong hành hoa rất tốt cho mắt.

Điểm danh các món ăn từ hành lá cực hấp dẫn Canh hành lá nấu tôm

Nguyên liệu Cách thực hiện

Bước 1: Rửa sạch tôm, bóc vỏ, rút chỉ sống lưng, giã nhuyễn. Ướp cùng muối, nước mắm, hạt nêm trong 10 phút.

Bước 2: Rửa sạch hành hoa, cắt khúc 4cm. Hành củ lột vỏ, băm nhỏ.

Bước 3: Phi thơm hành củ, cho tôm vào xào tới khi săn lại rồi đổ nước vào nấu sôi.

Bước 4: Thêm hành hoa vào, chờ nước sôi lại và hành chìm xuống nước thì tắt bếp.

Kim chi hành lá xanh

Nguyên liệu Cách thực hiện

Bước 1: Hành hoa rửa sạch, bỏ rễ, ngâm nước muối khoảng 10 phút. Sau đó vớt ra cho ráo nước.

Bước 2: Tỏi lột vỏ, gừng rửa sạch. Cả 2 đem băm nhỏ. Mực khô cắt miếng nhỏ.

Bước 3: Trộn đều các loại gia vị đã chuẩn bị, trét đều lên mặt hành lá.

Bước 4: Bó hành lá lại cho gọn, xếp đều vào hộp sạch. Bảo quản trong nhiệt độ thường 1 ngày, sau đó cho vào tủ lạnh ăn dần.

Bánh hành lá hải sản

Nguyên liệu Cách thực hiện

Bước 1: Hải sản làm sạch, để ráo, cắt nhỏ, trộn cùng dầu mè.

Bước 2: Trộn các nguyên liệu làm bột bánh, thêm nước và 1 quả trứng. Khuấy đều hỗn hợp. Sau đó trộn đều cùng 2/3 hải sản.

Bước 3: Đun nóng dầu ăn, cho hỗn hợp làm bánh đã chuẩn bị ở bước 2 lên. Trải đều, dàn mỏng thành hình tròn.

Bước 4: Cho hành lá lên trên, thêm chút hải sản và lát ớt đỏ.

Bước 5: Rưới lên trên mặt bánh một nửa quả trứng đã đánh tan. Khi chiếc bánh có màu nâu vàng thì lật lại. Nướng đều cho 2 mặt bánh đều vàng giòn.

Bước 6: Thưởng thức với nước chấm và rau sống đi kèm.

6 Món Ngon Bổ Dưỡng Tốt Cho Sức Khỏe Từ Gà Ác

Gà ác hay còn gọi là ô cốt kê, ô kê là một giống gà quý thuộc họ trĩ với những đặc điểm cơ bản đặc trưng như toàn thân và chân đều màu đen và có thịt bổ dưỡng, gà thường được chế biến thành món ăn gà ác tiềm bổ dưỡng.

Thịt Gà ác rất giàu protit, có chừng 18 loại axit amin, nhiều vitamin như A, B1, B2, B6, N12, E, PP… và các nguyên tố vi lượng như K, Na, Ca, Fe, Mg, Mn, Cu… và rất ít lipid.

Kết quả nghiên cứu cho thấy, thịt gà ác có tác dụng phòng chống mệt mỏi, tăng cường khả năng chịu đựng của cơ thể trong điều kiện thiếu dưỡng khí, cải thiện công năng miễn dịch, nâng cao năng lực hoạt động của hệ thống võng mạc nội mô, tăng cường khả năng chống đỡ bệnh tật của cơ thể.

Gà Ác Tiềm Thuốc Bắc

Gà ác non nguyên con tiềm cùng các vị thuốc bắc như Đại táo, Xuyên khung, Kỷ tử, Hoài sơn,… là món ăn bồi bổ cơ thể rất tốt. Với hương vị hài hòa phù hợp cho cả người lớn và trẻ em.

Gà Ác Tiềm Nhân Sâm

Nhân sâm giàu axit amin, khoáng chất, vitamin B, vitamin C và vitamin E, rễ sâm khô được sử dụng như bột và viên nang. Nhân sâm có chứa nhiều hoạt chất, các ginsenosides quan trọng nhất hay là panaxosides. Nhân sâm được sử dụng trong các loại thuốc thảo dược truyền thống từ thời cổ đại để cải thiện sức khỏe và giúp con người vượt qua bệnh tật.

Gà Ác Tiềm Hồng Sâm

Hồng sâm là loại dược liệu quý được chế biến chọn lọc từ Nhân sâm tươi qua quá trình làm khô ở nhiệt độ cao để sản sinh thêm các thành phần dưỡng chất mới có tác dụng làm giảm quá trình lão hóa, làm giảm ức chế sự phát triển của tế bào ung thư,…Do vậy, Hồng sâm là sản phẩm ưu việt hơn Nhân sâm và được coi là loại dược liệu cao cấp.

Gà Ác Tiềm Xôi Hạt Sen

Xôi nếp được chế biến công phu tiềm cùng gà ác là một món ăn rất ít người có thể thực hiện được vì đòi hỏi tay nghề ẩm thực sáng tạo cao của các đầu bếp chuyên gia. Giống như Gà Ác Tiềm Bát Bửu, Gà Ác Tiềm Xôi Hạt Sen đi theo công thức hương vị mới dành cho những người không ưa dùng mùi vị đặc trưng của các loại thảo dược thuốc bắc.

Gà Ác Tiềm Đông Trùng Hạ Thảo

Đông Trùng Hạ Thảo vốn nổi tiếng là loại dược liệu quý chăm sóc sức khỏe con người. Với các lợi ích tuyệt vời để chữa bệnh và nâng cao sức khỏe nên Đông Trùng Hạ Thảo được mệnh danh là “tiên dược”, kết hợp với Gà Ác cho ra sản phẩm đặc biệt cao cấp, không chỉ là món ăn mà Gà Ác Tiềm Đông Trùng Hạ Thảo có thể nói là một món quà thực sự ý nghĩa cho sức khỏe.

Gà Ác Tiềm thương hiệu Cây Thị được chế biến từ Gà ác non nguyên con chọn lọc kỹ càng, qua quá trình chế biến công phu theo phương pháp truyền thống được đóng gói trong loại bao bì nhôm phức hợp chuyên dụng (retort pouch) qua quy trình theo tiêu chuẩn chất lượng Nhật Bản nên giữ trọn vẹn hương vị và dinh dưỡng tới tay người tiêu dùng. Gà Ác Tiềm thương hiệu Cây Thị rất tiện lợi vì đã được chế biến àn toàn, chỉ cần làm nóng lại trong một vài phút là có thể thưởng thức hương vị thơm ngon bổ dưỡng đặc trưng.

Công ty CP SX Thực Phẩm Anh Kim

Địa chỉ: 18 Tân Thới Nhất, P.Tân Thới Nhất, Quận 12

Website: www.anhkimfoods.vn

Đặt mua sản phẩm Gà Ác Tiềm cao cấp thương hiệu Cây Thị

Hotline: 0906 611 619

Top 7 Món Canh Thịt Bò Ngon Thơm Tốt Cho Sức Khỏe

Vào những ngày trời lạnh và mưa thế này , có một nồi canh bò nóng hổi thì còn gì bằng . Và sau đây , topxephang xin giới thiệu đến bạn 7 món canh/lẩu từ thị bò vô cùng ngon miệng.

1.CÀ RI TỔ ONG Ngoài món cà ri bò, cà ri gà truyền thống, Cà ri tổ ong cũng là một món ngon đặc biệt phù hợp chiêu đãi trong các bữa tiệc gia đình. Với thịt tổ ong dai dai chấm nước mắm me, ăn cùng nước cà ri béo bùi đậm đà vị nước cốt dừa tạo nên món ăn thơm ngon mà cả nhà ai cũng thích. Hãy nhanh tay trổ tài nấu món Cà ri tổ ong xem nào.

NGUYÊN LIỆU Tổ ong bò : 250gKhoai tây đỏ : 250gSữa tươi : 1/2 chénNước cốt dừa : 1/2 chénNước dão dừa : 2/3 chénỚt sừng : 1 tráiỚt hiểm : 2 tráiBột cà ri, lá cà ri, rau rămTỏi băm, ớt băm, nước meRượu trắng, gừng, đường, muốiHạt nêm (hương vị heo) bổ sung canxi Hạt nêm (hương vị heo) bổ sung canxi 1. SƠ CHẾ: – Khoai tây rửa sạch, cắt khối 3cm, ngâm nước muối loãng. Sau đó vớt ra để ráo, ướp 1/2m bột cà ri, 1/2m hạt nêm Aji-ngon®.

– Tổ ong bò chà với gừng và rượu cho hết mùi tanh, rửa sạch, nhúng sơ qua nước sôi sau đó vớt ra chà muối thêm 1 lần nữa. Cắt miếng vừa ăn, ướp 1/2m đường, 1m tỏi băm, 1m bột cà ri, 2m hạt nêm Aji-ngon®.

– Ớt hiểm đập dập, ớt sừng cắt khoanh hình thoi.

2. THỰC HIỆN: – Đun nóng dầu ăn, chiên vàng khoai trong dầu ngập rồi vớt ra giấy thấm dầu.

– Phi thơm tỏi và ớt băm, cho lá cà ri vào, sau đó cho tổ ong bò vào xào cho săn. Cho 2/3 chén nước dão dừa vào nấu sôi khoảng 5 phút. Sau đó cho khoai tây, ớt hiểm đập dập và ớt sừng vào nấu thêm 5 phút nữa, thêm nước cốt dừa và sữa tươi vào, tắt bếp.

– Pha nước mắm me: cho 1,5M đường, 2M nước mắm, 2M nước me, tỏi băm, ớt băm vào tô, khuấy đều.

3. CÁCH DÙNG: Múc ra tô, dọn kèm nước mắm me, rau răm. Ăn kèm bánh mì.

Mách nhỏ

Chiên khoai trước giúp khoai chín vàng, không bị nát trong khi nấu và giữ hương vị thơm ngon hơn.

Cho nước cốt dừa và sữa tươi vào giai đoạn cuối giúp món ăn có mùi thơm, vị béo và ko bị vón cục.

1. SƠ CHẾ: – Bắp bò cắt khối vuông 3cm, ướp với 1M hạt nêm Aji-ngon®, 1/2m tiêu và 1M đường. Tỏi đập dập. – Kim chi cắt khúc 5cm, giữ lại nước kim chi. – Nấm đông cô ngâm nở, cắt bỏ chân, trộn với 1/2m hạt nêm Aji-ngon®. – Hành boa rô cắt xéo, ớt sừng đập dập, cắt đôi.

2. THỰC HIỆN: Cho 1 lít nước vào nồi áp suất, cho bắp bò, tỏi, nước kim chi và nấm đông cô vào nấu khoảng 20 phút cho thịt bò mềm. Thêm kim chi, hành boa rô và ớt sừng vào nồi, nấu thêm 5 phút, tắt bếp

3. CÁCH DÙNG: Múc canh ra tô, dùng nóng với cơm, mì hoặc bún.

Mách nhỏ

Cho tỏi đập dập vào làm tăng hương vị độc đáo của món ăn Dùng Aji-ngon để ướp thịt bò và nêm canh giúp bổ sung và tăng hương vị đậm đà của món ăn.

NGUYÊN LIỆU Đuôi bò: 400gCủ cải trắng: 300gCà rốt: 50gGừng nhỏ: 1 củSả: 2 câyKỷ tử: 1mHành tím băm, hành lá, ngò ríTiêu, muối, nước mắm, dầu ănHạt nêm (hương vị heo) bổ sung canxi Hạt nêm (hương vị heo) bổ sung canxi 1. SƠ CHẾ: – Đuôi bò cạo rửa sạch, chặt khúc 3cm, chần qua nước với 1 củ gừng đập dập, vớt ra rửa sạch, ướp với 1/2M hạt nêm Aji-ngon®, 1m hành tím băm, 1/2m muối và 1 ít tiêu, để thấm. – Củ cải, cà rốt bào vỏ, tỉa hoa, cắt lát dày 3 li. Hành lá, ngò rí cắt nhỏ. Sả cắt khúc, đập dập. Gừng băm nhỏ. 2. THỰC HIỆN: – Phi thơm hành tím và gừng băm, cho đuôi bò vào xào thơm.

– Đun 1 lít nước ấm trong nồi áp suất, cho đuôi bò và sả vào, nấu sôi 15 phút cho vừa chín, cho củ cải, cà rốt vào nấu tiếp đến khi các nguyên liệu chín mềm, cho kỷ tử vào, tắt bếp, nêm thêm nước mắm cho vừa ăn rồi cho hành lá, ngò rí vào.

3. CÁCH DÙNG: Múc canh ra tô, rắc thêm tiêu, dùng nóng với cơm trắng. Mách nhỏ

– Xào đuôi bò với hành tím và gừng băm để thịt săn và thơm hơn

– Nên cho rau củ vào nấu sau khi đuôi bò vừa mềm để nguyên liệu chín đều.

NGUYÊN LIỆU Đuôi bò không da : 600gCủ sen : 200gCủ cải trắng : 300gNấm rơm : 100gDừa tươi : 1 tráiKỷ tử ngâm nước rửa sạch : 15gỚt khô : 10 tráiGừng cắt sợiNước gừngỚt băm, tỏi bămTiêu đen bể, muối, rượu trắng, dầu màu điều, dầu hàoHạt nêm (hương vị heo) bổ sung canxi Hạt nêm (hương vị heo) bổ sung canxi Bột ngọt Bột ngọt AJI-NO-MOTO® Nước tương Nước tương 1. SƠ CHẾ: – Ngâm đuôi bò trong nước có pha nước gừng, rượu trắng và muối. Rửa qua nước để ráo.

– Nấm rơm cắt chử thập. Củ cải chẻ tư, cắt khúc 5cm. Củ sen cắt lát dầy 1cm.

2. THỰC HIỆN: – Phi thơm 1M tỏi, 1M gừng, 2M ớt băm và 1M tiêu đen trong nồi áp suất, cho đuôi bò vào xào săn, nêm 2M dầu hào, 1M hạt nêm Aji-ngon® và nước dừa tươi vào, đậy nắp nấu 15 phút. Thêm 1 lít nước, củ sen, nấm rơm, củ cải, ớt trái khô, kỷ tử, 1M muối, 1M nước tương “Phú Sĩ” và 1/2M bột ngọt AJI-NO-MOTO®, nấu lửa nhỏ đến khi đuôi bò, củ sen mềm, tắt lửa.

3. CÁCH DÙNG: – Cho ra nồi lẩu dùng kèm mì trứng, xà lách xoong, rau tần ô, nước tương và ớt cắt lát.

Mách nhỏ

Ngâm đuôi bò trong nước gừng, rượu trắng, muối để loại bỏ mùi của bò và tạo mùi thơm cho món ăn.

Xào săn và nấu đuôi bò trước với nước dừa và gia vị để thịt mềm, thơm và thấm vị.

– Bắp Mỹ, củ cải cắt khúc, chừa 1 ít mài nhỏ. Các loại rau nấm sơ chế sạch, xếp ra dĩa. Khoai môn cắt miếng vừa ăn. Trứng gà đánh tan. Hành lá cắt nhỏ.

2. THỰC HIỆN: – Nấu nước dùng cay: cho 1 lít nước vào nồi, cho sa tế, táo tàu, ớt khô, khoai môn vào. Nêm 2M hạt nêm Aji-ngon®, 1/2M đường, nấu sôi, múc ra lẩu.

– Nấu nước dùng ngọt: cho 1 lít nước vào nồi, cho củ cải trắng, bắp mỹ cắt khúc vào nấu lửa nhỏ, nêm 2,5M hạt nêm Aji-ngon®.

– Pha nước chấm: trộn 1M củ cải trắng mài, 1M hành lá, 1/2M tỏi, 1/2M sa tế, 3M nước tương “Phú Sĩ”, 1/2M đường. Trộn đều.

3. CÁCH DÙNG: Bày lẩu ra khi ăn nhúng thịt bò, trứng, nấm, rau vào lẩu, dùng nóng với mì. Mách nhỏ

– Nấu khoai môn chung với nước dùng giúp nước lẩu có độ bùi, thơm.

– Dùng củ cải và bắp giúp nước dùng ngọt và trong.

NGUYÊN LIỆU Đuôi bò lột bỏ da : 600gMăng khô : 100gHành tím củ : 100gHành lá : 3 nhánhRau răm : 15gGừng cắt sợi : 10gNước gừng : 3MMuối, đường, tiêu, rượu trắng, dầu ănHạt nêm 1. SƠ CHẾ: – Đuôi bò chặt khúc 2cm, cho vào nồi nước sôi có nêm 1m muối, 3M nước gừng, 2M rượu trắng, trụng trong 5 phút vớt ra, rửa sạch và để ráo. Ướp đuôi bò với 1m muối, 1m đường, 2m hạt nêm Aji-ngon®, trộn đều để 15 phút cho thấm đều gia vị.

– Măng khô luộc mềm, xé sợi nhỏ. Hành lá, rau răm cắt nhỏ. Hành tím đập sơ.

2. THỰC HIỆN: – Đun nóng 2M canh dầu ăn cho hành tím, gừng cắt sợi vào phi thơm, cho đuôi bò và măng vào xào săn, nêm thêm vào 1M hạt nêm Aji-ngon®, đảo đều, cho 2 lít nước lọc vào nồi áp xuất, nấu đến khi đuôi bò chín mềm, nếm vị vừa ăn, tắt lửa.

3. CÁCH DÙNG: – Múc canh ra tô cho hành lá, rau răm, rắc tiêu lên, dùng kèm cơm trắng.

Mách nhỏ

Trụng đuôi bò qua nước sôi có pha ít muối, rượu và nước gừng, để loại bỏ bớt mùi gây của bò.Dùng đuôi bò không da để nước ngọt, trong, vị thanh và tốt cho sức khoẻ.

2. THỰC HIỆN: Phi thơm tỏi, gừng, sả đập dập với dầu ăn. Cho 2 lít nước dùng vào nấu sôi, cho tôm chua, 1M dầu màu điều và 1 gói Aji-Quick® Gia vị nêm sẵn Lẩu Thái vào.

3. CÁCH DÙNG: Đun sôi nồi lẩu, khi ăn cho bắp bò, nấm và rau các loại vào, ăn kèm với bún và nước mắm ớt.

Mách nhỏ

– Chọn mắm tôm chua có vị chua cay, màu đỏ tươi, mùi thơm để món ăn được ngon hơn. – Chọn bắp bò vừa phải khi nấu sẽ tiết kiệm thời gian hơn

Những Món Ăn Với Đậu Bắp Vừa Ngon, Vừa Tốt Cho Sức Khỏe

Đậu bắp chứa nhiều chất xơ rất tốt cho hệ tiêu hóa, ít calo nên giúp bạn cảm thấy no lâu hơn, vitamin C trong đậu bắp không hề nhỏ nên rất tốt cho da, tăng cường hệ miễn dịch.

Ngoài ra đậu bắp cũng giúp thận thải độc, chứa chất oxy hóa nên được liệt vào danh sách những món ăn có thể phòng ngừa bệnh ung thư hiệu quả.

Ăn đậu bắp không chỉ ngon mà dùng thường xuyên rất có lợi cho sức khỏe của gia đình bạn. Hãy thử tham khảo những món ngon với đậu bắp dưới đây và lựa chọn món mà bạn yêu thích nhé!

1. Đậu bắp xào thịt gà

Cách làm đậu bắp xào thịt gà như sau: Đậu bắp ngâm nước muối loãng, rửa sạch, đem thái vát thành miếng vừa ăn. Trụng đậu bắp sơ qua nồi nước sôi rồi vớt ra để ráo, việc này giúp đậu bắp hết nhớt, nhanh chín và có màu xanh đẹp mắt. Thịt gà thái miếng nhỏ vừa ăn, ướp với bột canh, hạt tiêu cho ngấm gia vị. Bắc chảo lên bếp, phi hành băm, cho thịt gà vào xào qua, trút ra đĩa để riêng. Vẫn sử dụng chảo đó, phi thơm tỏi, cho đậu bắp vào xào sơ, thêm chút hạt nêm, sau đó cho thịt gà vào đảo cùng, cắt thêm vài lát ớt nếu bạn muốn ăn cay là hoàn thành.

2. Đậu bắp sốt cà chua

Cách làm đậu bắp sốt cà chua như sau: Đậu bắp ngâm nước muối loãng, rửa sạch, cắt cuống. Đem luộc sơ đậu bắp qua 1 lần nước rồi vớt ra để ráo. Bắc chảo lên bếp, phi thơm hành băm, cho cà chua vào xào nhuyễn, thêm hạt nêm. Khi thấy cà chua mềm thì cho đậu bắp vào xào cùng, thêm gia vị 9 (nếu cần). Vậy là món ăn hoàn thành rất nhanh chóng.

3. Đậu bắp xào tôm khô

Cách làm đậu bắp xào tôm khô như sau: Đậu bắp ngâm nước muối loãng, rửa sạch, để ráo, thái vát miếng vừa ăn. Tôm khô ngâm nước ấm vài tiếng cho mềm trước khi xào. Đậu bắp sau khi cắt trụng qua 1 nồi nước sôi cho hết nhớt rồi để ráo. Bắc chảo lên bếp, phi thơm tỏi, cho hành khô vào xào, thêm gia vị, sau đó cho đậu bắp vào xào cùng, nêm nếm vừa miệng là có thể tắt bếp.

4. Thịt bò xào đậu bắp mộc nhĩ

Cách làm thịt bò xào đậu bắp mộc nhĩ như sau: Đậu bắp rửa sạch, trụng sơ qua nước sôi cho hết nhớt. Thịt bò thái mỏng, ướp tỏi, bột canh, hạt tiêu. Mộc nhĩ ngâm nở, rửa sạch, cắt miếng to. Bắc chảo lên bếp, xào tái thịt bò rồi trút ra đĩa. Vẫn sử dụng chảo đó, phi thơm hành khô, cho đậu bắp và mộc nhĩ vào xào cùng, cuối cùng đổ thịt bò vào xào, nêm nếm gia vị là hoàn thành.

5. Váng đậu cuộn đậu bắp sốt chua ngọt

Cách làm váng đậu cuộn đậu bắp sốt chua ngọt: Đậu bắp ngâm muối, rửa sạch. Váng đậu ngâm nở mềm, trải váng đậu ra, cho đậu bắp vào, cuộn tròn như cuộn nem, dùng tăm cố định. Bắc chảo lên bếp, chiên sơ qua cho váng đậu vàng rồi vớt ra. Pha mắm chua ngọt gồm: Mắm + đường + giấm + tỏi + ớt, hòa tan vào nhau. Bắc chảo lên bếp, đổ hỗn hợp mắm chua ngọt vào đến khi hỗn hợp sền sệt thì thả đậu bắp vào đảo với lửa nhỏ. Khi thấy đậu bắp quyện đều gia vị thì tắt bếp, cho ra đĩa.

6. Đậu bắp xào trứng

Cách làm đậu bắp xào trứng như sau: Đậu bắp ngâm nước muối loãng, rửa sạch, đem thái vát thành miếng vừa ăn. Trụng đậu bắp sơ qua nồi nước sôi rồi vớt ra để ráo, việc này giúp đậu bắp hết nhớt, nhanh chín và có màu xanh đẹp mắt. Trứng gà đánh tan với chút bột canh. Bắc chảo lên bếp, phi thơm hành khô, cho đậu bắp vào xào, thêm hạt nêm cho đậm vị, sau đó cho hỗn hợp trứng vào, đảo nhanh tay đến khi chín là tắt bếp.

7. Thịt bò cuộn đậu bắp nướng

Cách làm thịt bò cuộn đậu bắp nướng như sau: Đậu bắp ngâm muối, rửa sạch, để ráo, cắt bỏ cuống. Trụng đậu bắp sơ qua nước sôi cho ra nhớt, đậu khi nướng cũng nhanh chín hơn. Thịt bò thái miếng to, mỏng, ướp với dầu hào, dầu hạt điều, hạt tiêu, bột canh.cho ngấm gia vị. Trải thịt bò ra, cho đậu bắp vào cuộn tròn, xiên qua xiên tre rồi nướng trên than hồng cho tới khi bò chín tái là chuẩn ngon.

Chúc các bạn thành công và ngon miệng với những món ăn hấp dẫn từ đậu bắp này nhé!

2 Cách Pha Nước Ấm Với Mật Ong Tốt Cho Sức Khỏe

Mật ong được biết đến là một thực phẩm tuyệt vời, không chỉ có thể được sử dụng để chế biến những món ăn hấp dẫn mà còn là một vị thuốc có lợi cho sức khỏe và sắc đẹp. Hôm nay, Ba Con Cừu sẽ giới thiệu đến bạn 2 công thức quen thuộc pha nước ấm với mật ong: công thức pha nước ấm chanh mật ong và công thức pha nước ấm chanh mật ong gừng. Mời các bạn cùng chú ý đón xem!

1. Cách pha nước ấm chanh mật ong

Nước ấm chanh mật ong được biết đến là một vị thuốc thủ công để trị viêm họng. Tuy nhiên, nước ấm chanh mật ong còn có rất nhiều công dụng khác.

Tác dụng của nước ấm mật ong chanh:

Như các bạn đã biết, uống 1 ly nước chanh mật ong vào buổi sáng có tác dụng làm sạch, loại bỏ các độc tố trong dạ dày.

Ngoài ra, nước chanh mật ong còn hỗ trợ việc giảm cân và giúp bạn có một làn da mịn màng cũng như một hơi thở thơm mát.

Bên cạnh đó, nước chanh ấm mật ong còn có tác dụng bảo vệ hệ miễn dịch một cách hiệu quả.

Nguyên liệu: Cách làm:

Ta cho nước ấm vào ly, thêm 2 thìa mật ong và khuấy đều. Sau đó ta chỉ cần cho nước cốt chanh đã loại bỏ phần hạt, khuấy đều là thức uống đã hoàn thành rồi.

Lưu ý cho bạn khi sử dụng nước chanh ấm mật ong:

Nước ấm chanh mật ong sẽ tác huy hiệu quả rất cao nên các bạn sử dụng đúng cách. Ngược lại, nếu bạn sử dụng sai sẽ gây ra một số vấn đề khá nghiêm trọng đối với sức khỏe:

Bạn nên sử dụng nước ấm có nhiệt độ từ 40-50 độ C. Việc sử dụng nước nóng sẽ làm mất chất dinh dưỡng của mật ong cũng như sinh ra một số vấn đề không tốt cho sức khỏe.

Khi uống nước chanh ấm mật ong, ta nên uống từ từ từng hớp một để vệ sinh đường ruột một cách hiệu quả.

Bên cạnh đó chúng ta không nên dùng mật ong cùng các thực phẩm như cua (sẽ gây ra tiêu chảy), đậu phụ (gây vón cục đường ruột), thìa là (gây đau dạ dày), hành tây (sinh ra độc tố).

2. Cách pha nước ấm mật ong chanh gừng

Nước ấm mật ong chanh gừng cũng được như một loại thuốc “trị bách bệnh” của dân gian. Tuy nhiên, bạn cần sử dụng đúng cách để đạt hiệu quả cao nhất!

Công dụng của nước ấm chanh gừng mật ong

Mật ong, chanh, gừng là các vị thuốc đông y có tác dụng giảm mỡ bụng, thanh nhiệt, giải độc.

Ngoài ra, nước ấm mật ong chanh gừng còn có tác dụng chữa viêm họng, tăng cường hệ miễn dịch, giảm các bệnh cảm cúm, hắt hơi, sổ mũi.

Nguyên liệu:

30g gừng

¼ quả chanh

2 thìa mật ong

Cách làm:

Gừng: Ta rửa sạch, cạo phần vỏ và cắt lát mỏng.

Ta đun một nồi nước 500ml cùng với gừng trong vòng 30 phút.

Kế tiếp, ta cho nước ra ly. Bạn nên đợi nước nguội, sau đó cho mật ong và chanh vào khuấy đều.

Lưu ý cho bạn:

Để đạt hiệu quả cao nhất, bạn nên sử dụng mật ong nguyên chất hoặc mật ong rừng.

Đối với trường hợp người bị bệnh gan, sỏi mật, người thân nhiệt cao, trẻ đang sốt, người bị bệnh dạ dày, phụ nữ trong nửa thời kỳ cuối mang thai không nên dùng nước gừng.

Cập nhật thông tin chi tiết về 6 Cách Nấu Món Ngon Với Lá Lốt Thơm Ngon Tốt Cho Sức Khỏe trên website Raffles-hanoi.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!