Bạn đang xem bài viết 7 Món Ăn Dặm Từ Chuối Tốt Cho Bé Ăn Dặm được cập nhật mới nhất trên website Raffles-hanoi.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Với đặc điểm mềm, thơm, ngọt và có hàm lượng chất dinh dưỡng cao trong chuối đã biến chuối trở thành một loại quả luôn xuất hiện trong thực đơn ăn dặm của bé.
Chuối giàu Protein tốt cho các bé muốn tăng cân, phát triển thể chất nhanh chóng.
[Gợi ý] 4 món ăn dặm từ chuối cho bé tập ăn dặm
1. Món chuối nghiền cho bé
Món chuối nghiền là một món ăn dặm dành cho bé mới tập ăn dặm.
Nguyên liệu cần chuẩn bị:
Chuối chín nhừ: 1/3 quả lớn
Nước đun sôi để nguội: 1 thìa canh lớn.
Cách chế biến:
Bước 1: Chuối đem bóc vỏ và cắt thành những lát mỏng.
Bước 2: Dùng dĩa hoặc thìa để nghiền nhuyễn.
Bước 3: Thêm nước rồi trộn đều là có thể cho bé dùng được rồi.
Mẹ nên cho bé dùng ngay sau khi nghiền nhuyễn để đảm bảo không bị mất vitamin đồng thời chuối không bị thâm.
2. Món chuối trộn sữa
Cũng giống như món chuối nghiền cho bé. Mẹ chỉ cần thêm vào 1 thìa sữa công thức pha sẵn cho bé.
Nguyên liệu cần chuẩn bị:
Chuối chín bóc vỏ: 1/2 quả
Nước lọc, sữa công thức pha sẵn hoặc sữa mẹ: 1 thìa
Cách chế biên:
Bước 1: Chuối đem bóc vỏ, thái nát nhỏ
Bước 2: Dùng thìa nghiền nhuyễn chuối
Bước 3: Trộn nước và sữa bột pha sẵn hoặc sữa mẹ vào. Vậy là xong!
Lưu ý: Nếu sử dụng sữa bột pha sẵn, mẹ phải pha sữa theo đúng cách pha sữa mà nhà sản xuất có in trên bao bì sản phẩm.
3. Hỗn hợp chuối táo
Món hỗn hợp chuối táo dành cho bé đã quen với ăn dặm, thường sẽ là giữa tháng thứ 6. Món chuối táo rất giàu chất xơ và vitamin, rất tốt cho hệ tiêu hoá của trẻ nhỏ.
Nguyên liệu cần chuẩn bị:
Táo xanh cắt nhỏ: 1/2 quả
Chuối chín nhừ: 1/2 quả vừa, cắt miếng vừa
100ml nước
Cách chế biến:
Bước 1: Cho táo và nước vào nồi và nấu chín táo (khoảng 6 – 8 phút). Ngoài ra, mẹ cũng có thể hấp táo cách thuỷ để đảm bảo giữ được nhiều nhất thành phần chất dinh dưỡng có trong táo.
Bước 2: Trong khi chờ táo chín thì mẹ nghiền nhuyễn chuối
Bước 3: Táo chín mẹ vớt ra rồi nghiền nhuyễn
Bước 4: Trộn đều 2 hỗn hợp táo và chuối nghiền nhuyễn này lại với nhau. Phần nước luộc táo còn lại mẹ cho vào hỗn hợp để món chuối táo cho bé ăn dặm không quá đặc rồi tiếp tục trộn đều.
4. Hỗn hợp chuối lê
Cũng như món hỗn hợp chuối táo, món chuối lê chỉ phù hợp với các bé đã quen với ăn dặm, thường sẽ là thời điểm giữa tháng thứ 6.
Nguyên liệu cần chuẩn bị:
Lê Nam Phi cắt miếng mỏng: 1/2 quả (khoảng 70 – 80g)
Chuối chín nhừ cỡ vừa cắt miếng mỏng: 1/2 quả
120ml nước
Cách chế biến:
Bước 1: Nấu chín lê tới khi thấy miêng lê trong là được (khoảng 12 phút).
Bước 2: Trong lúc đợi lê nguội thì mẹ lấy chuối ra nghiền nhuyễn.
Bước 3: Nghiền nhuyễn lê
Bước 4: Trộn đều hỗn hợp lê và chuối đã được nghiền nhuyễn lại với nhau, cho thêm phần nước lê luộc còn lại để hỗn hợp chuối lê không bị quá đặc.
5. Bánh trứng chuối
Nguyên liệu cần chuẩn bị:
Chuối chín nghiền nát: 1 quả
Lòng đỏ trứng gà đánh tan: 2 lòng đỏ
Sữa mẹ hoặc sữa công thức (cho bé 6 – 12 tháng tuổi) – sữa nguyên kem (bé trên 1 tuổi): 1 cốc
1 thìa vani
Cách chế biến:
Bước 1: Cho chuối nghiền vào một chiếc đĩa (loại đĩa có thể cho được vào lò nướng).
Bước 2: Lòng đỏ trứng gà, vani và sữa trộn đều với nhau và đổ vào đĩa chuối.
Bước 3: Đem hỗn hợp này nướng trong lò nướng ở 180 độ C trong khoảng 30 phút.
Bánh được coi là chín tới khi mẹ thử cắt bánh từ trung tâm rồi rút dao ra mà lưỡi dao vẫn sạch.
6. Sinh tố bơ chuối
Nguyên liệu cần chuẩn bị:
Chuối chín: 1/2 quả
Bơ: 1/4 quả
Sữa mẹ hoặc sữa công thức: 1 – 2 thìa
Cách chế biến:
Bước 1: Chuối và bơ mẹ đem nghiền tới nhuyễn
Bước 2: Trộn hỗn hợp chuối và bơ lại với nhau. Cho thêm 1 – 2 thìa sữa công thức hoặc sữa mẹ vào hỗn hợp rồi trộn đều. Vậy là mẹ đã có món sinh tố bơ thơm ngon, bổ dưỡng cho bé ăn dặm. Món ăn này đặc biệt phù hợp với các bé đang cần tăng cân.
7. Món chuối chiên bơ
Món chuối chiên bơ này sẽ phù hợp với các bé đã quen với ăn dặm, các bé có khả năng nhai tốt.
Nguyên liệu cần chuẩn bị:
Chuối chín: 2 quả
Bơ: 2 thìa
Cách chế biến:
Chuối đem thái mỏng thành từng lát rồi rán chuối ngập trong bơ tới khi chuối chín vàng đều. Cho bé ăn nóng sẽ rất ngon.
Một số lưu ý khi chế biến các món ăn dặm cho bé 6 tháng tuổi với chuối
Với các bé mới tập ăn dặm, mẹ cần phải nghiền nhuyễn thức ăn qua rây hoặc sử dụng máy xay sinh tố. Khi xay thì nên để nguồi rồi xay để không làm mất mùi vị.
Đối với các bé đã quen với ăn dặm thì mẹ nên dằm chuối bằng thìa, dĩa.
Việc chuẩn bị chuối nên chuẩn bị sau khi đã chuẩn bị sẵn sàng các nguyên liệu khác để chuối được tưởi và không bị thâm.
Một số món ăn dặm với chuối có thể nấu chín như bánh chuối, hỗn hợp lê chuối, táo chuối hay yến mạch chuối…
Nên cho bé ăn ngay sau khi chế biến xong, chỉ chế biến vừa đủ cho mỗi lần ăn. Không nên cất lạnh hay trữ đông.
CÓ THỂ MẸ QUAN TÂM:
15 Món Ăn Dặm Cho Bé Tốt Nhất
Ăn dặm là thời gian rất quan trọng đối với trẻ nhỏ, không chỉ ảnh hưởng tới sự phát triển thể chất và não bộ mà còn ảnh hưởng chủ yếu tới thói quen ăn uống của trẻ sau này.
Thời điểm ăn dặm phù hợp mà được các chuyên gia đưa ra là khi trẻ được 6 tháng tuổi, khi răng của bé bắt đầu mọc và bé có thể tự mình ăn các thức ăn mềm và đảo qua lại trong khoang miệng của mình được rồi.
Chuyên trang chia sẻ mẹo vặt hay trong cuộc sống: Meovatcuocsong.vn
Tuy nhiên, chính trong thời gian này nhiều bố mẹ tỏ ra lúng túng chưa biết chọn chế độ ăn dặm và các món ăn dặm của bé như thế nào. Bài viết này mình sẽ giúp giải tỏa sự lúng túng của bố mẹ, mình sẽ giới thiệu 15 món ăn dặm phù hợp với các bé và đảm bảo cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cho quá trình phát triển vàng của bé.
15 Món Ăn Dặm Cho Bé Tốt NhấtMình sẽ chia sẻ với bạn các món ăn dặm dễ làm và đảm bảo chất dinh dưỡng cho bé thời kỳ này.
1. Cháo móng giò, hạt sen:Đều là những nguyên liệu bổ dưỡng nên rất dễ hiểu món nay được xếp vào danh sách các món ăn dặm mà các mẹ nên lưu tâm. Bát cháo sẽ rất ngọt vị sen và ngậy vị móng giò.
Cách thực hiện:
Nghe tên thì có vẻ cồng kềnh nhưng thực ra việc thực hiện rất đơn giản. Làm sạch móng giò và gọt vỏ, bỏ tâm hạt sen. Sau đó cho móng giò, hạt sen và gạo vào nồi áp suất, trước khi nắp nồi nhớ cho một tẹo muối cho ngấm vào các thành phần để món cháo thêm đậm đà.
Sau đó nấu bằng nồi áp suất với thời gian thích hợp. Sau khi đun xong vớt móng giò ra và nghiền nhỏ rồi bỏ lại vào nồi đun lên một lần nữa và cho hành lá vào. Vậy là sẵn sàng món cháo ăn dặm cho bé rồi.
2. Cháo gà, cà rốt:Cách thực hiện:
Lấy nửa củ hành tây, một củ cà rốt làm sạch, sơ chế thịt gà. Sau đó cho một ít dầu xào hành tây, cà rốt, tiếp theo là gà đến khi chín thì bỏ vào cháo và đun nhừ. Sau đó cho một ít hành lá vào cho các bé có một bữa ăn dặm ngon lành.
3. Cháo gà, hạt sen:Cách thực hiện:
Làm sạch bí đỏ, hạt sen và sơ chế gà. Cho cháo và hạt sen đun nhừ đi. Mặt khác cho dầu ăn vào chảo và phi hành thơm rồi cho gà vào xào. Khi gà chín thì cho gà và bí đỏ vào nồi cháo rồi tiếp tục đun cho nhừ tất cả các nguyên liệu đi rồi mới múc ra bát cho bé ăn.
4. Cháo chim:Cháo chim là một loại cháo rất bổ dưỡng, cho cả người mang bầu, người già và trẻ nhỏ.
Cách thực hiện:
Luộc chim với đậu hà lan và ngô ngọt. Sau khi chín thì gỡ lấy phần thịt chim và đậu hà lan, ngô ngọt thì xay nhuyễn ra. Sau đó lấy nước luộc chim đun cháo nhừ thì cho lần lượt thịt chim và ngô ngọt, đậu hà lan vào nồi rồi tiếp tục đun trong khoảng 2-3 phút rồi mới múc ra đĩa cho bé ăn.
5. Cháo trứng:Một món cháo đơn giản nhưng rất hợp lý để làm một món ăn cho thời kỳ ăn dặm của bé.
Cách thực hiện:
Đun nhừ cháo trắng. Trong khi đó lấy lòng đỏ của quả trứng cho vào bát có lá rau được cắt nhỏ và trộn thật đều. Cháo đun lửa đều và cho trứng vào, nhớ là vừa khuấy cháo đều tay vừa đổ trứng vào để trứng không bị vón cục. Đun sôi lại một lần nữa rồi bắc xuống bếp. Món này nên ăn lúc còn ấm nếu để nguội sẽ bị tanh.
6. Cháo thịt lợn:Món cháo này rất phổ biến trong bữa ăn dặm của các bé.
Cách thực hiện:
Thịt lợn xay nhỏ xào với một ít hanh. Sau khi cháo nấu nhừ thì cho thịt vào và nấu tiếp cho nhừ thịt rồi bắc ra cho nguội bớt.
7. Súp khoai tây phomai:Đây là một món ăn khá bắt miệng và được rất nhiều bé yêu thích.
Cách thực hiện:
Làm sạch củ khoai tây và hấp chín và nghiền nhỏ đi. Có thể dùng thịt lợn hoặc thịt gà băm nhỏ và xay nhuyễn với nước dùng. Đun sôi lên và cho khoai tây vào, khi hỗn hợp sôi lại lần nữa thì cho viên phomai vào và bắc nồi ra khỏi bếp.
8. Cháo thịt bò:Cách thực hiện:
Thịt bò sơ chế vào xay nhuyễn, xào lăn với một ít dầu. Sau khi đun cháo nhừ rồi thì bỏ thịt bò vào và tiếp tục đun cho thịt bò nhừ. Thế là có món cháo thịt bò bổ dưỡng cho bé con rồi đó.
9. Cháo cá:Cá là một loại cung cấp dinh dưỡng tốt mà không có chất béo nên cho bé ăn một bát cháo cá vào bữa ăn dặm trong ngày là cực kỳ hợp lý. Nhưng món cháo này thì tốn thời gian và cầu kỳ một chút.
Cách thực hiện:
Lọc lấy một miếng thịt cá làm sạch, luộc sơ lên để gỡ xương và bỏ da. Sau đó đun lại một lần nữa cho cá chín hẳn và bắt đầu nhừ thì vớt ra để khô và nghiền nát ra.
Cháo sau khi đun nhừ rồi thì trộn cá vào và đun thêm 5 phút nữa cho một ít hành lá thái nhỏ và xíu muối vào cho đậm đà. Và sau đó múc ra để nguội một chút đi thì mẹ đã có bát cháo thơm ngon bổ dưỡng cho bé con rồi.
10. Cháo bắp:Bắp cũng là một nguyên liệu phù hợp để làm món ăn dặm cho bé. Dễ ăn, vị ngọt nhẹ và ngậy.
Cách thực hiện:
Cho cháo và bắp đun với nhau, sau đó nghiền nhỏ bắp rồi vớt bỏ bã ra chứ không để nguyên bã bé ăn vào sẽ bị vướng và trớ ra hết đó. Hoặc bạn đun riêng hạt bắp rồi sau đó nghiền nhỏ, bỏ bã rồi mới trộn với cháo cũng được.
11. Cháo cà rốt:Cà rốt sẽ cung cấp một lượng vitamin C lớn cho bé. Cà rốt cũng là một loại củ quả quen thuộc mà các mẹ nên sắp xếp đan xen vào các món ăn dặm cho bé để các món ăn thêm phong phú.
Cách thực hiện:
Lấy cà rốt nghiền nhỏ và cháo trắng với tỉ lệ 1:1 và trộn đều là đã được một bát cháo cà rốt đầy dinh dưỡng và đẹp mắt rồi.
12. Cháo rau chân vịt:Rau chân vịt là một loại rau có dinh dưỡng rất tốt cho trẻ nhỏ, từ hồi còn mang bầu các mẹ đã được khuyên là nên ăn rau chân vịt trong thời gian thai kỳ để tốt cho em bé rồi.
Cách thực hiện:
Lấy lá rau chân vịt đun nhừ và nghiền nhỏ ra, đun nồi cháo trắng rồi cho rau chân vịt đã nghiền vào rồi đun sôi lại một lần nữa. Vậy là đã có bát cháo đầy dinh dưỡng cho bé rồi mà lại còn tốt cho hệ tiêu hóa nữa chứ.
13. Súp sữa bí đỏ:Bí đỏ là một loại thực phẩm rất bổ cho não bộ nên thường xuyên thay đổi các món ăn có chứa bí đỏ cho bé là một lựa chọn tốt để hỗ trợ cho sự phát triển toàn diện cho trí tuệ của bé.
Cách thực hiện:
Lấy khoảng 20gr bí đỏ gọt vỏ và đun trong vòng 5 phút cho bí chín đi. Mặt khác pha khoảng 60ml sữa bột theo đúng tỉ lệ rồi lấy miếng bí cho vào sữa và đun cho bí nhừ đi. Sau đó nghiền miếng bí nhỏ ra rồi để nguội dần và cho bé ăn. Có một mẹo khi mua bí đỏ đó là bạn mua bí đỏ màu sẫm hơn thì sẽ nhiều vitamin A hơn đó.
14. Sữa đậu nành trộn chuối:Chuối và sữa đậu nành là một sự kết hợp hoàn hảo cho một bữa ăn dặm nhẹ nhàng nhưng vẫn cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cho bé. Sữa đậu nành giúp làm đẹp da còn chuối sẽ giúp bé tiêu hóa dễ dàng hơn.
Cách thực hiện:
Lấy ⅛ của quả chuối và một muỗng sữa đậu nành. Nghiền miếng chuối ra và trộn với sữa đậu nành, nhớ là bạn chọn quả chuối đã chín muồi để không còn vị chát nữa. Sau khi trộn xong thì có thể cho bé ăn một món ăn ngon miệng được rồi.
15. Táo nghiền:Một món ăn dặm cũng rất dễ ăn và cung cấp vitamin cho bé rất tốt. Táo là một loại trái cây rất tốt cho sức khỏe mà còn dễ ăn tại vì vừa có vị chua vừa có vị ngọt rất kích thích vị giác.
Cách làm:
Lấy ¼ quả táo gọt vỏ và bỏ lõi đi sau đó bọc giấy bạc cho vào lò vi sóng quay trong khoảng 1,5 phút. Sau đó bỏ vào máy xay để nghiền miếng táo ra ngay lúc miếng táo còn ấm.
Nếu miếng táo bị chua thì có thể cho một muỗng đường vào và rim cho đường ngấm vào táo rồi mới nghiền. Và đã sẵn sàng cho một món ăn dặm bắt miệng cho bé rồi đó.
Lưu Ý Khi Làm Món Ăn Dặm Cho BéNếu bạn đang lựa chọn cho bé ăn bơ thì có thể tham khảo bài viết: 5 Cách Ủ Bơ Nhanh Chín Tại Nhà Không Hoá Chất
Một số lưu ý các mẹ cần nhớ khi làm các món ăn dặm cho bé:
Nhớ nấu chín, nghiền, thái nhỏ thức ăn. Các bé mới bắt đầu tập ăn nên khả năng nhai nhỏ thức ăn còn kém.
Phối hợp các nhóm thức ăn để đảm bảo cung cấp đủ dinh dưỡng trong mỗi bữa ăn của bé.
Ăn đúng giờ, tập thói quen ăn đúng giờ cho bé là một thói quen tốt và khoa học.
Tạo hứng thú cho bé khi ăn, đừng tạo áp lực khiến bé sợ hãi mỗi bữa ăn đến.
Bài viết tham khảo các nguồn:
Thực Đơn Ăn Dặm Cho Bé 7
Từ 6 tháng tuổi trở đi, bé đã có thể ăn được nhiều loại thực phẩm hơn ngoài sữa mẹ. Lúc này, mẹ có thể bổ sung rất nhiều món ngon vào thực đơn ăn dặm cho bé 7-8 tháng tuổi.
Một số món ăn đầy đủ chất dinh dưỡng cho trẻ ăn dặm: 1. Cháo bánh mì cá hồiCách thực hiện:
– Cá hồi, mẹ đem hấp/luộc chín, rồi lọc bỏ xương và da. Sau đó dùng thìa cà nát.
– Bánh mì cắt bỏ phần riềm cứng, rồi xé nhỏ cho vào nồi nước nấu, đun mềm.
– Sau cùng, trộn bánh mì và cá hồi với nhau là có thể cho bé ăn.
2. Súp lơ trắng sốt cà chua– Súp lơ trắng, mẹ rửa sạch, rồi luộc chín, tán nhỏ.
– Cà chua, rửa sạch, gọt vỏ, bỏ hạt, thái nhỏ rồi cho vào nước daishi nấu chín.
– Cuối cùng, mẹ trộn súp lơ trắng với cà chua là có thể cho bé thưởng thức.
Đây là món ngon mà mẹ có thể thêm vào thực đơn ăn dặm cho bé 7-8 tháng tuổi.
3. Bí đỏ trộn táo– Bí đỏ gọt vỏ, rửa sạch, đem hấp chín, rồi cà nát bằng thìa.
– Táo gọt vỏ, mài nhuyễn, ép lấy nước, bỏ bã.
– Trộn đều bí đỏ với nước táo là có thể cho bé thưởng thức.
4. Súp cà rốt, bắp cải– Bắp cải, cà rốt rửa sạch, luộc chín, băm nhỏ.
– Táo gọt vỏ, mài nhuyễn, ép lấy nước.
– Cho tất cả vào nước dashi và đun khoảng 5 phút với lửa nhỏ.
– Pha bột năng với 3 thìa nước rồi từ từ rót vào nồi, đun tiếp cho sôi, tạo thành món súp sền sệt, giúp bé dễ nuốt.
Mẹ hãy thêm món súp này vào thực đơn ăn dặm cho bé 7-8 tháng tuổi để giúp bé tập nuốt thức ăn tốt hơn.
5. Khoai sọ nấu rau cảiNguyên liệu: Cách thực hiện:
– Khoai sọ, mẹ gọt vỏ, rửa sạch, xắt miếng, rồi luộc chín và cà nhuyễn.
– Rau cải, mẹ nhặt lấy phần lá, rửa sạch, luộc chín và thái nhỏ.
– Đun sôi nước dashi, rồi mẹ lần lượt cho khoai sọ, rau cải vào, đun sôi bùng lên là được.
6. Đậu phụ non trộn táo – Đây là món dặm kiểu Nhật cho bé 7-8 tháng mẹ không nên bỏ quaNguyên liệu: Cách thực hiện
– Đậu phụ, rửa qua, rồi đem luộc chín, và dùng thìa dằm nát.
– Táo gọt vỏ, ngâm nước muối loãng 1 lát để đỡ thâm, rồi đem nạo nhuyễn.
– Trộn táo đã nạo nhuyễn với đậu phụ non.
7. Bí đỏ trộn đậu Hà LanNguyên liệu Cách thực hiện:
– Bí đỏ, mẹ gọt vỏ, rửa sạch, rồi hấp chín và cà nát bằng thìa.
– Đậu Hà Lan, rửa sạch, luộc chín, bóc vỏ rồi dằm hoặc giã nát.
– Trộn đều đậu Hà Lan, bí đỏ với nước dashi vậy là xong một món ăn vô cùng bổ dưỡng cho bé rồi!
8. Cháo gà bắp cải – Thêm một món trong thực đơn ăn dặm cho bé 7-8 tháng tuổiNguyên liệu: Cách thực hiện:
– Gạo mẹ đem ngâm 20 phút rồi cho vào nồi ninh nhừ nấu cháo. Hoặc để tiện dụng, mẹ có thể dùng cháo ăn dặm Mabu hạt vỡ , mẹ lấy một lượng vừa đủ, cho vào nồi ninh 20 phút là cháo chín nhừ, sánh mịn.
– Rau bắp cải, rửa sạch, luộc chín, thái nhỏ.
– Thịt gà luộc chín, giã xé nhỏ.
– Cháo chín, mẹ có thể cho thêm chút nước daishi vào đun sôi, rồi cho thịt gà, bắp cải vào nấu cùng, đun sôi lên là được.
Hướng Dẫn Cách Chế Biến Chuối Cho Bé Ăn Dặm
Chuối giàu protein, cực kì tốt cho bé nào muôn tăng cân nhanh chóng và phát triển thể chất. Bên cạnh đó, một lợi ích tuyệt vời hiếm có của loại quả này là kích thích não bộ phát triển nhờ nguồn vitamin B6 dồi dào – đóng vai trò quan trọng trong quá trình chuyển hóa các axit amin và các chức các chức năng của hệ thần kinh thông qua việc sản xuất các dẫn truyền thần kinh nhất định.
Cách đông lạnh và bảo quản chuốiNhư các bạn đã biết, ở nhiệt độ ngày hè thì thường sẽ để chuối được trong 3 ngày, còn ở thời tiết mát dịu hơn thì có thể để được lâu hơn một chút. Chuối để một thời gian thì phần vỏ sẽ dần bị thâm từ màu nâu chuyển sang màu đen và phần ruột bên trong cũng tương tự như vậy. Chúng sẽ trở nên mềm nhũn và đổi màu, đôi khi có mùi hơi nặng.
Để tiến hành bảo quản chuối, mẹ hãy lột sạch vỏ sau đó quấn lại bằng miếng màng bọc thức ăn. Hoặc bạn cũng có thể chọn cách cắt chuối thành từng lát và bọc lại.
Chú ý:
Trong thành phần đường của chuối có chất dinh dưỡng Polyphenol có tác dụng tiêu diệt được những nguyên tố oxy hóa – là nguyên nhân gây ra một số triệu chứng như xơ vữa động mạch, da thô ráp sần sùi. Thời điểm chuối có nhiều chất Polyphenol nhất là khi phần ruột đã chuyển sang màu vàng đậm và phần vỏ xuất hiện các đốm đen.
Do đó đây là thời điểm thích hợp nhất để bạn chọn bảo quản chuối bằng phương pháp đông lạnh
Cách chọn chuối cho trẻCách chọn chuối cũng khá đơn giản. Các mẹ chọn quả tròn đều, chín lốm đốm, màu vàng tươi hay xanh đã ngả vàng, không nát, không bị thâm đen. Chuối có vỏ màu xanh lá cây là do chưa chín hẳn, trong khi nếu vỏ có nhiều đốm nâu nghĩa là chuối đã chín nhũn. Chuối già ngon là chuối quả không quá to.
Chế biến các món ăn từ chuối cho bé ăn dặm1. Cookie yến mạch chuối vừng Nguyên liệu Chế biến
3 thìa yến mạch, 1 quả chuối chín cho vào máy xay nhuyễn.
Cho thêm 2 thìa yến mạch cán mỏng nguyên hạt, chút vừng đen vào trộn đều. Tạo hình cho bánh, nướng bánh 220 độ tầm 15 phút, hoặc bánh này có thể nướng chảo hoặc chiên dầu đều được.
Lòng đỏ trứng
Sữa mẹ hoặc sữa công thức
Bột ngô
Chuối tiêu nửa quả loại vừa
Chế biến
Chuối tiêu cắt nhỏ vừa ăn
Cho sữa vào nồi đun sôi lăn tăn
Trong lúc chờ sữa sôi thì cho bột ngô vào lòng đỏ trứng đánh đều tay.
Cho hỗn hợp trứng, bột ngô vào sữa,dùng phới lồng đánh nhanh đều tay để được hỗn hợp sền sệt. Cho chuối tiêu vào hỗn hợp trên sôi tầm 1-2 phút thì bắc ra và cho hỗn hợp vào hũ thuỷ tinh. Có thể cho bé ăn ấm hoặc bảo quản ngăn mát ăn trong vòng 48 giờ
Cho lá dứa vào 150ml nước xay lọc bỏ bã
Rây từ từ bột vào bát nước lá dứa, thêm lòng đỏ trứng và bơ lạt, sau đó khuấy đều.
Lọc hỗn hợp bánh qua rây lọc
Bắc chảo lên bếp cho nóng, phết dầu ăn tráng chảo, dùng mui múc hỗn hợp bánh, để mui cách chảo 20cm đổ từ từ xuống chảo.
Bánh khô lật lại rán mặt còn lại. Cho bánh ra đĩa sạch. Làm tương tự với những chiếc còn lại.
* Phần nhân
Chuối dầm nát trộn lẫn cốm
Trộn lòng đỏ trứng với bột ngô cho đều
Trộn 2 hỗn hợp trên lại, cho lên bếp đun khuấy đều, đun đến khi hỗn hợp sệt đặc lại là được. Cuối cùng trải bánh ra, cho nhân dàn đều ra, cuốn lại như cuốn nem, cắt đôi bánh được bánh như hình.
Chuối chín lựa quả chín tươi, không dập nát đem cắt miếng nhỏ.
Cho chuối vào nghiền nát cùng sữa chua đến khi hỗn hợp sền sệt, trẻ có thể ăn được.
Có thể dùng sữa mẹ hoặc sữa công thức nghiền với chuối cho trẻ thưởng thức.
Trái bơ chín
Trái chuối chín
Hộp sữa chua
Sữa mẹ hoặc sữa công thức
Nước lọc
Chế biến
Bơ bổ đôi, bóc vỏ, tách hạt và cắt thành những miếng nhỏ. Chuối bóc vỏ và cắt lát mỏng.
Cho các nguyên liệu đã chuẩn bị vào máy xay sinh tố, xay nhuyễn.
Rót ra cốc và cho trẻ dùng dần. Nếu không sử dụng hết, mẹ có thể lưu trữ trong tủ lạnh và cho con dùng trong những ngày sau.
Cập nhật thông tin chi tiết về 7 Món Ăn Dặm Từ Chuối Tốt Cho Bé Ăn Dặm trên website Raffles-hanoi.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!