Xu Hướng 3/2023 # 8 Món Khai Vị Phổ Biến Không Thể Thiếu Trong Tiệc Cưới # Top 12 View | Raffles-hanoi.edu.vn

Xu Hướng 3/2023 # 8 Món Khai Vị Phổ Biến Không Thể Thiếu Trong Tiệc Cưới # Top 12 View

Bạn đang xem bài viết 8 Món Khai Vị Phổ Biến Không Thể Thiếu Trong Tiệc Cưới được cập nhật mới nhất trên website Raffles-hanoi.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Khai vị là món ăn được phục vụ đầu tiên. Cùng khám phá 8 món khai vị phổ biến không thể thiếu trong tiệc cưới.

Món khai vị có ý nghĩa kích thích sự ngon miệng cho thực khách trước khi vào món chính. Đây là món được phục vụ đầu tiên trong tiệc cưới, trước khi đến các món chính khác.

Thông thường, món ăn khai vị sẽ được phục vụ trước khoảng 10 – 15 phút trước khi bưng ra món chính. Những món ăn này thường có lượng ăn nhẹ nhàng, kích thích vị giác người ăn ngon miệng để chuẩn bị thưởng thức các món ăn sau.

Trong thực đơn tại các bữa tiệc, nhà hàng hay đám cưới đều không thể thiếu sự góp mặt của món khai vị. Vì là món ăn đầu tiên, nên nó không quá hấp dẫn hay đặc sắc mà chỉ cần đảm nhiệm tốt vai trò “lót dạ” trước khi thực khách ăn những món ăn giàu dinh dưỡng, “nặng bụng” hơn.

Món khai vị nhẹ nhàng, trình bày đẹp mắt cũng giống như một nụ cười tươi để bắt đầu câu chuyện, nó giúp thực khách ăn ngon miệng hơn và bữa tiệc thêm phần rôm rả.

Cùng khám phá 8 món khai vị được cho là ngon và phổ biến nhất tại Việt Nam. Khi đặt tiệc cưới, bạn có thể chọn những món khai vị này cho thực đơn tiệc cưới của mình.

Món khai vị: Gỏi Củ Hủ Dừa

Món gỏi có vị chua cay nên luôn được mọi người chọn là món ăn khai tiệc. Sự kích thích ngon miệng của món gỏi sẽ nhẹ nhàng khởi động bữa tiệc thịnh soạn của thực khách dự tiệc.

Gỏi củ hủ dừa là một trong những loại gỏi được đặt nhiều nhất trong các thực đơn chiêu đãi của các nhà hàng tiệc cưới. Nguyên liệu đặc sắc làm ra món gỏi đương nhiên là phần củ hủ dừa.

Củ hủ dừa còn được gọi bằng cái tên thân quen là đọt dừa. Đọt dừa chính là phần lõi non nhất của ngọn trên thân cây dừa. Củ hủ dừa tách ra có thể ăn sống, đem xào hoặc chiên … nhưng ngon nhất vẫn làm đem trộn gỏi. Món gỏi được trộn từ củ hủ được cho là ngon nhất vì nó vẫn giữ được độ giòn ngọt và thanh mát từ loại nguyên liệu này.

Để lấy được 1 củ hủ dừa, người ta phải chặt hy sinh cả 1 cây dừa . Củ hủ dừa có vị ngọt, mát dịu. Nó là một loại thực phẩm giàu chất dinh dưỡng, tốt cho sức khỏe, có nhiều khoáng chất và rất tốt cho hệ tiêu hóa.

Gỏi củ hủ dừa thường được trộn gỏi với thịt heo thái mỏng, tôm tươi, trộn chung với cà rốt, dưa leo bào sợi và các loại ngò rí.

Món khai vị: Gỏi ngó sen tôm thịt

Ngoài gỏi củ hủ dừa, một loại gỏi khác cũng được khá nhiều người ưa chuộng và đặt nó làm món khai vị cho thực đơn tiệc cưới của mình. Đó chính là món Gỏi Sen Tôm Thịt.

Vẫn với vị chua cay và kích thích vị giác như gỏi củ hủ dừa, nhưng nguyên liệu chính làm món Gỏi Sen Tôm Thịt lại là những cọng ngó sen giòn ngọt.

Ngó sen là phần non nhất của cọng lá sen, nó nằm sát góc của cây sen. Khi những lá sen non vừa mọc và nổi lên trên mặt nước, lá vẫn còn cuốn lại thành một vòng thì những người chuyên hái ngó sen sẽ dùng tay đưa dọc theo cọng lá sen xuống tới gốc sen, vừa rút nhẹ và vừa bẻ để lấy được hết phần ngon nhất của ngó.

Ngó sen được sử dụng làm nguyên liệu để chế biến nhiều loại món ăn khác nhau. Ngó sen có thể ăn sống hoặc chiên xào, để tạo ra những món ăn có mùi vị khác nhau.

Ngó sen có vị giòn ngọt, chứa nhiều chất xơ và vitamin khác nhau. Nó có tác dụng thanh nhiệt cơ thể, làm nhẹ dạ dày, giải độc gan, ngăn ngừa táo bón.

Cũng tương tự như gỏi củ hủ dừa, gỏi ngó sen tôm thịt được trộn với thịt heo thái lát mỏng, cà rốt và dưa lèo bào sợi nhỏ cùng với các loại ngò rí.

Sò Huyết Tứ Xuyên

Sò huyết Tứ Xuyên là món ăn khai vị nổi tiếng của các nhà hàng tiệc cưới của người Hoa. Sò Huyết Tứ Xuyên có mùi thơm nhẹ, vị chua ngọt hài hòa, ít cay.

sò huyết có nguồn chất đạm phong phú, chứa nhiều khoáng chất có giá trị dinh dưỡng cao như magiê và kẽm, hai chất này giúp tăng cường sức dẻo dai cho cơ thể.

Sò huyết Tứ Xuyên là một món ăn bổ dưỡng, kết hợp hương vị tự nhiên của sò với mùi thơm nhẹ của các loại gia vị, tất cả hòa quyện tạo ra món khai vị tuyệt vời.

Sườn kinh đô

Khác với những món khai vị có vị thanh nhẹ, kích thích vị giác như các loại gỏi hay Sò Huyết Tứ Xuyên, món Sườn Kinh Đô được cho là tương đối nặng bụng. Mặc dù vậy, Vị chua ngọt hài hòa của món ăn này tạo cảm giác kích thích vị giác rất mạnh cho thực khách.

Miếng sườn được chế biến với màu nâu đỏ, chín mềm và thấm nước xốt. Vị chua ngọt khó cưỡng của nó cùng với nước xốt sánh đậm đà sẽ kích thích vị giác của người dùng. Cảm giác sần sật của miếng sườn tạo cảm giác thú vị khi ăn.

Thịt Nguội Bát Bửu

Có thể nói món Thịt Nguội Bát Bửu là món khai vị dễ thực hiện nhất đối với các đầu bếp của nhà hàng. Công đoạn khó nhất đối với món này có lẻ là khả năng tạo dáng cho món ăn thật hấp dẫn và đẹp mắt.

Nguyên liệu của chính của món này là 4 hoặc 8 loại thịt nguội. Trong đó phổ biến là chả lụa, giò thủ, Jambon, nem , chả bò, thịt xá xíu ….

Thường người đặt món này cho món khai vị, sẽ đặt chung với những món gỏi hoặc những món có vị chua cay.

Càng cua bách hoa

Với cái tên sang trọng, càng cua bách hoa không chỉ là món khai vị đẹp mắt mà còn mang đến cho người ăn một hương vị thơm ngon và vô cùng hấp dẫn.

Nhân bọc càng được làm từ nguyên liệu thịt xay, thịt cua, thịt tôm … và đem chiên ngập dầu để tạo vị giòn.

Càng cua bách hoa được trang trí với rau xà lách xoong xung quanh cùng với cà chua bi. Thức chấm dùng cho càng cua bách hoa là tương xí muội xốt Mayonnaise.

Bản thân món ăn này không có vị chua cay mà nó phải kết hợp với loại nước chấm đặc trưng của riêng nó để tạo nên vị chua đặc biệt của món này

Dồi Trường Hấp Hành Gừng

Dồi trường hấp hành gừng khai vị nhẹ nhàng , vừa thơm, vừa giòn. Sự hòa quyện giữa cái ngọt và béo của dồi trường cùng với mùi thơm nồng của hành gừng tạo cảm giác không ngán khi ăn.

Bí quyết tạo nên cái ngon của món này là vị giòn sần sật của miếng dồi trường trắng ngà. Có thể nói dồi trường là một trong những bộ phận ngon nhất của lòng heo, nó có hình dạng giống như ruột non nhưng trắng và to dày hơn. Khi được hấp với hành gừng, món này tạo ra vị hăng hăng, béo béo , vô cùng kích thích vị giác ngườ dùng.

Món này được trang trí với ớt cắt sợi. Khi ăn sẽ dùng chunng với rau thơm và nước chấm mắm gừng.

Gà Xào Hạt Điều

Gà xào hạt điều là một trong những món khai vị khá mới lạ và hấp dẫn cho thực khác. Đây được xem là một món ăn bổ dưỡng và thơm ngon. Đặc biệt rất thích hợp làm món khai vị cho các thực đơn tiệc cưới.

Hạt điều là hạt của trái điều, người dân gian còn gọi là đào lộn hộ. Hạt điều mềm và có vị ngọt tự nhiên. Nó có chứa rất nhiều protein và chất béo. Nó được xem là một món ăn nhẹ, có vị ngọt bùi và là một loại thực phẩm lành mạnh, ngon ngọt và nhiều chất dinh dưỡng.

Hạt điều vàng rụm kết hợp xào với thịt gà trắng mềm, thêm màu xanh của những quả ớt chuông giúp cho món ăn này thêm màu sắc.

Top Những Món Khai Vị Ngon Bậc Nhất, Hảo Hạng Cho Đám Tiệc, Tiệc Cưới

Món khai vị là những món ăn được phục vụ vào trước khi dùng các món chính để kích thích vị giác, tăng sự thèm ăn và ngon miệng của thực khách. Cũng có thể món ăn này được phục vụ để giúp bạn giảm bớt cơn ngấy do món chính mang lại. Thông thường, món khai vị sẽ được dọn ra từ 10-15 phút trước món chính.

Nguyên liệu

– Một con gà ta

– 200gr củ năng

– 200gr thịt heo nạc

– 100gr bạch quả

– 30gr táo đỏ

– 100gr nấm đông cô

– Hạt nêm, muối, đường, nước tương

– Đầu tiên, rửa sạch gà với nước lạnh, cho thêm rượu trắng, muối, đường, nước tương, dầu hào (nếu có) để ướp trong 1 tiếng. Những nguyên liệu khác như nấm đông cô, táo đỏ, bạch quả đem ngâm nước cho nở ra. Củ năng gọt sạch vỏ và rửa sạch. Sau đó, lấy những nguyên liệu này xắt hạt lựu.

– Tiếp theo, lấy gà đã ướp đem đi chiên sơ trong chảo dầu nóng. Xối dầu đều đặn lên gà để thịt có màu vàng tươi, đều. Sau khi gà đã nguội, lấy thịt heo, củ năng, bạch quả, nấm đông cô nhồi vào trong bụng gà.

– Cuối cùng, lấy một chiếc nồi lớn, đổ nước vào, cho gà, táo đỏ vào hầm khoảng 2 tiếng đồng hồ. Lưu ý nêm nếm vừa ăn.

Nguyên liệu

– 5 bộ xương ức gà.

– Trứng gà, trứng cút và trứng bách thảo

– Chả cua (viên có màu đỏ)

– Cua lột

– Măng

– Bột năng

– Ngò rí, ớt, giấm đỏ, nước tương, tiêu xay và các gia vị khác

– Cho ức gà và một ít hạt nêm vào trong nồi nước vẫn còn chưa sôi rồi bắt đầu hầm. Sau khoảng 40 phút, vớt hết thịt gà ra và xé nhỏ.

– Tiếp theo, cho thịt cua, trứng cút, trứng bách thảo, chả cua, măng vào trong nồi nước. Đánh tan ra rồi cho vào một ít nước và hạt nêm rồi đổ qua rây vào trong nồi. Tương tự, pha nước với bột năng vào trong nồi và khuấy đều tay.

– Cuối cùng, hầm thêm một thời gian nữa rồi bắt đầu nêm nếm gia vị sao cho vừa ăn.

Nguyên liệu

– 500g đu đủ xanh bào; – 300g cá cơm sấy khô; – Hành tím, tỏi, ớt, gừng, chanh, ớt, dấm; – Rau răm, củ hành trắng, hành phi, đậu phộng rang; – Gia vị: muối, tiêu, đường.

– Cá cơm sử dụng loại đã ướp gia vị, sấy khô. Nếu không có loại cá này, có thể dùng cá cơm tươi, ướp gia vị mang sấy ráo nước, không quá khô cứng. Nếu dùng cá cơm khô thì rửa sạch, để ráo, xào chín với gia vị.

– Đu đủ xanh bào sợi nhuyễn. Rau răm xắt nhuyễn, củ hành tây cắt khoanh.

– Làm nước mắm trộn gỏi: Gừng giã nhuyễn, tỏi , ớt băm nhỏ. Pha 1 chén nước với 3 muổng giấm, 3 muổng đường, 2 muổng nước mắm ngon. Khuấy tan đường. Vắt thêm 1 miếng chanh, cho 1 muổng gừng, 1 muổng tỏi ớt vào.

– Đặt chảo lên bếp, cho dầu vào. Tách cá cơm rời từng con cho vào chảo chiên vàng đều, thỉnh thoảng đảo cho cá không bị cháy.

– Vớt đu đủ ra rổ cho ráo nước. Gắp ra dĩa, trên bày cá cơm, hành tây xắt khoanh. Chan nước mắm trộn gỏi lên, rắc thêm rau răm, hành phi, đậu phộng. Khi ăn mới trộn lên cho đều.

Nguyên liệu

– 5 con tôm – 1 quả táo – 1 củ hành tây – 1 nắm ngô ngọt – 3 thìa mayonaise – 1 thìa mù tạt vàng – 1 thìa cốt chanh

– Khoai tây gọt vỏ, ngâm nước cho bớt nhựa. Thái hạt lựu.

– Ngô rửa sạch, đem hấp cùng khoai tây (có thể quay trong lò vi sóng hai phút).

– Táo gọt vỏ, cắt hạt lựu.

– Trộn khoai tây, ngô, táo, với cốt chanh cho thấm và không bị thâm.

– Tôm bóc vỏ, bỏ đầu, xào qua với bơ cho chín. Chẻ đôi hoặc thái hạt lựu tùy thích.

– Hòa đều mayonaise với mù tạt vàng. Trộn đều với các rau củ và tôm.

Nguyên liệu

– 1 hộp rau mầm

– hành tây 1 củ

– 100g cà chua bi

– gia vị: hạt nêm, đường, muối

– Chanh

– 200g thịt bò

– Bắc chảo cho nóng, cho dầu vào nóng lên, bỏ tỏi băm vào xào cho thơm, cho thịt bò vào đảo trong lửa lớn, nêm thêm hạt nêm cho vừa ăn.

– Thịt bò vừa chín tới, bắc chảo ra khỏi bếp.

– Xếp rau mầm ra dĩa trước, trên để thịt bò, cà chua, hành tây.

– Rưới hỗn hợp nước cốt chanh đường lên, khi ăn trộn đều.

– Dọn làm món khai vị hoặc ăn với cơm kèm nước tương, ớt xắt lát. Mách nhỏ: – Đảo thịt bò trong lửa lớn, khi thịt bò vừa chín tới thì nhắc xuống, như vậy thịt bò không bị dai, giữ được chất dinh dưỡng và độ ngọt của thực phẩm. – Nước chanh tươi sẽ làm cho salad rau mầm thơm ngon hơn và để các thành phần dinh dưỡng trong rau không bị phá hủy bởi lượng axit hóa học có trong giấm. – Ngoài cách trộn rau với nước cốt chanh bạn có thể trộn với xốt mayonnaise cũng rất ngon.

Nguyên liệu

– ức gà

– 1 cân khoai tây

– 1 trái bắp non

– 1 củ khoai tây

– 1 củ tỏi

– 8 ly nước

– 2 cốc nước dùng gà

– Tiêu và muối

– 2 muỗng canh bơ

– Chuẩn bị hành, bóc vỏ, xắt nhỏ

– Khoai tây gọt vỏ, rửa sạch, cắt thành miếng hình vuông và ngâm trong nước lạnh để tránh thâm cho đến khi sử dụng.

– Ngô bóc vỏ rửa sạch râu ngô, tách hạt cho vào bát.

– Ức gà cắt miếng vừa, rửa sạch.

– Chuẩn bị thanh bơ, cho vào chảo, đun cho đến khi bơ tan chảy ra. Cho hành vào xào, đảo nhanh để chín thơm và ngấm đều bơ, đảo khoảng 5 phút. Sau đó thêm tỏi vào và đảo trong vòng 1 phút nữa.

– Đổ nước dùng gà vào, thêm thịt gà, muối và viên gia vị gà màu vàng. Đun sôi chúng trong vòng 25 phút cho đến khi thịt gà mềm. Tắt bếp, vớt thịt gà ra và để sang bên cho nguội một chút.

– Thêm khoai tây vào nồi nước dùng, tiếp tục đun sôi trong khoảng 10 phút.

– Tiếp tục cho hạt bắp ngô vào, nấu thêm 10 phút nữa (đậy nắp lại) cho đến khi khoai tây và ngô thật sự mềm.

– Thời gian nấu này, bạn tranh thủ dùng tay xé nhỏ thịt gà tùy theo sở thích của bạn.

– Dùng máy xay cho vào nồi nước dùng xay nhẹ để hỗn hợp được nhuyễn.

– Cho hạt tiêu, gia vị, thảo mộc vào theo sở thích của bạn.

– Cho thịt gà xé vào nồi súp, đun trong vòng 5-10 phút mà không cần đậy nắp.

– Đổ súp ra bát, trang trí với rau thơm, hạt tiêu hoặc có thể cho một chút ít ngô, khoai tây bạn đã dành được trước đó lên trên để thêm phần hấp dẫn.

Món Ngon Không Thể Thiếu Trong Ngày Tết Miền Nam

Nam bộ là đất mới, nền ẩm thực Nam bộ được hình thành nhờ sự du nhập, pha trộn. Trải qua nhiều năm tháng, bên cạnh những tập tục đã quen thuộc khắp ba miền, nam bộ cũng nảy sinh những tập quán ẩm thực riêng, điều đó thể hiện rõ qua các món ăn ngày Tết.

Món ăn Tết truyền thống nổi tiếng nhất của dân miền Nam có lẽ là thịt kho nước dừa, hay còn gọi là thịt kho riệu, thịt kho hột vịt. Ngày giáp Tết, ngoài việc nấu bánh tét, các gia đình nam bộ còn hay chuẩn bị một nồi to để nấu món thịt kho này. Thịt kho hột vịt trông rất hấp dẫn, ăn ngon miệng, để cho khỏi ngấy, món này thường ăn kèm dưa giá.

Trong khi miền Bắc là dưa hành, thì miền Nam với miền Trung ưa chuộng dưa món như một món dưa góp ăn kèm ngày Tết. Dưa món có thành phần là các loại củ quả (cà rốt, củ cải, su hào, đu đủ…) được muối mặn ngọt trong nước mắm đường qua nhiều ngày. Khi ăn, dưa món thường dùng kèm bánh chưng, các món có thịt để giảm ngấy.

Miền Nam cũng chuộng củ kiệu như miền Trung, nhưng đặc biệt củ kiệu ở miền Nam không ăn với bánh tét, mà thường ăn kèm tôm khô thành một món riêng. Củ kiệu được ngâm chua ngọt, khi ăn kèm tôm khô, rắc thêm miếng đường cát, món ăn có đủ vị giòn, dai, mặn, ngọt, hăng, nhâm nhi vừa ngon lành thú vị.

Trong khi bánh tét ở miền Trung chuộng sự giản dị, chỉ khác bánh chưng truyền thống về hình dáng, thì bánh tét ở miền Nam đã được “cải tiến” rất nhiều. Bánh tét miền Nam có hai loại chính là bánh tét nhân mặn và nhân ngọt. Nhân mặn ngoài loại có đậu và thịt mỡ truyền thống, nhiều nhà gói bánh tét còn có trứng muối, lạp xưởng…cho nhiều khẩu vị khác nhau. Trong khi đó bánh tét nhân ngọt phổ biến với nhân chuối, đậu đỏ, đậu xanh… Bánh Tét miền Nam, nhất là miền Tây nam bộ trông rất bắt mắt, ngoài cách gói vuông vức, chắc đẹp, nếp nấu bánh còn được nhuộm màu rau ngót, lá cẩm để tạo nên màu sắc nổi bật và hấp dẫn. Một địa phương nổi tiếng với món bánh tét thập cẩm rất đẹp và ngon miệng là Trà Vinh với Bánh tét Trà Cuôn.

Đây là món ăn thường ngày trong mỗi gia đình miền Nam, và cũng được dùng trong những ngày Tết với ý nghĩa giúp đẩy những điều “khổ” đi “qua”. Đây cũng là món ăn giải nhiệt bổ dưỡng cho cơ thể trong những ngày Tết, khi trời miền Nam bắt đầu nắng nóng.

Lạp xưởng là món ăn rất phổ biến ở miền Nam. Vào dịp Tết, tìm mua lạp xưởng ngon để ăn và đãi khách là nhu cầu không thể thiếu của bà con Nam bộ. Lạp xưởng trong Nam có nhiều loại: lạp xưởng tươi, lạp xưởng khô, lạp xưởng nạc, lạp xưởng tôm, lạp xưởng cá… nhiều địa phương miền Tây nổi danh với món lạp xưởng như Sóc Trăng, Cần Giuộc (Long An), An Giang… Lạp xưởng có thể luộc, chiên, nướng trước khi ăn. Cách được nhiều người ưa chuộng là chiên bằng nước (không dùng dầu), vừa ngon vừa an toàn cho sức khỏe.

Dưa giá là món dưa muối rất được ưa thích vì tính mát, vị giòn ngon của nó. Dưa giá ăn với cơm, cuốn bánh tráng nhưng thích hợp nhất vẫn là ăn kèm thịt kho hột vịt trong mấy ngày Tết vì tác dụng giải ngấy rất hiệu nghiệm. Thành phần trong món dưa giá gồm giá, hẹ, cà rốt, rất bổ dưỡng cho cơ thể. Món này có thể muối xổi hoặc muối kỹ.

Mọi thông tin chi tiết vui lòng liên hệ với nhân viên cửa hàng hoặc gọi vào Hotline 19001829 để được tư vấn.

Cập nhật thêm ưu đãi mới nhất tại Facebook/Zalo: Điện Máy Thiên Hòa

Những Món Ăn Không Thể Thiếu Trong Ngày Tết Đoan Ngọ

Thứ Năm, ngày 06/06/2019 10:00 AM (GMT+7)

Cơm rượu nếp, bánh tro, thịt vịt… là những món ăn ‘giết sâu bọ’ không thể không có trong ngày Tết Đoan Ngọ.

Tết Đoan Ngọ dân gian còn gọi là Tết giết sâu bọ là một ngày Tết truyền thống của người Việt Nam diễn ra vào ngày mùng 5 tháng 5 Âm lịch. Trong quan niệm của người Việt xưa, trong bộ phận tiêu hóa thường có nhiều sâu bọ, mầm bệnh và chúng sinh trưởng mạnh nhất vào ngày mùng 5/5, cho nên phải diệt trừ chúng bằng các món ăn. Vì vậy cứ đến dịp này, nhà nhà lại chuẩn bị những món ăn, hoa quả, bánh trái… Dưới đây là những món ăn được cho là không thể thiếu để có Tết Đoan Ngọ đúng nghĩa.

Cơm rượu nếp

Trong ngày Tết Đoan Ngọ, nhiều người thường ăn món cơm rượu nếp vì theo quan niệm của người dân, cơm nếp có thể tiêu diệt ký sinh trùng trong cơ thể. Vị nồng của cơm nếp hòa với men cay của rượu sẽ có tác dụng loại bỏ những loài ký sinh có hại. Gạo được chọn để nấu cơm rượu nếp là loại nếp cẩm, hoặc nếp cái hoa vàng. Các gia đình có thể nấu cơm nếp, ủ rượu ở nhà hoặc mua ngoài hàng bán sẵn.

Cơm rượu nếp là món ăn được nhiều người lựa chọn thưởng thức trong ngày 5/5 Âm lịch.

Bánh tro

Bánh tro (còn có tên gọi là bánh gio, bánh nắng, bánh nẳng, bánh ú tro) là thứ không thể thiếu trong ngày Tết Đoan Ngọ.

Loại bành này được làm từ bột gạo nếp ngâm và lọc qua nước tro của một số loại cây trong vườn nhà. Nguyên liệu dễ kiếm nhưng cách làm lại khá cầu kỳ. Tuy vậy, nhưng nó lại được lòng rất nhiều người bởi màu sắc hấp dẫn, hương thơm đặc trưng của cây vườn nhà và vị thanh mát tan ngay trong miệng.

Bánh tro là món ăn truyền thống trong dịp Tết Đoan Ngọ.

Thịt vịt

Với người thịt vịt là món ăn không thể thiếu trong Tết Đoan Ngọ. Cũng bởi quan niệm “diệt sâu bọ”, chữa bệnh mà thịt vịt với tính mát, có tác dụng cân bằng phong huyết, âm dương, làm mát cơ thể. Thực tế, từ tháng 5 trở đi, vịt bắt đầu vào mùa. Những con vịt béo hơn, thịt ngon và không có mùi hôi nữa. Vì thế, trong Tết Đoan Ngọ, ở hầu hết các gia đình, họ đều mua vịt và chế biến thành nhiều món ăn khác nhau.

Thịt vịt – món ăn không thể thiếu trong dịp Tết Đoan Ngọ.

Hoa quả đầu mùa

Dịp Tết Đoan Ngọ, các loại hoa quả được lựa chọn để “diệt sâu bọ” chủ yếu là các loại quả mùa hè, tươi ngon và có vị chua chua, thơm. Đó là những trái mận, đào, vải, chôm chôm, xoài, dưa hấu,… Đặc biệt là mận, vải. Nếu thiếu đi những thứ hoa quả này thì Tết Đoan Ngọ sẽ mất đi nhiều ý nghĩa của nó.

Vải, đào, mận là những loại quả được nhiều người lựa chọn trong ngày 5/5 Âm lịch.

Dung dịch nào hôm qua chấm lên mụn, hôm nay mụn đã hết đỏ, hết viêm,… Tin tài trợ | Nacurgo

Cập nhật thông tin chi tiết về 8 Món Khai Vị Phổ Biến Không Thể Thiếu Trong Tiệc Cưới trên website Raffles-hanoi.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!