Xu Hướng 3/2023 # Ăn Hot Dog Theo Cách Người Việt/Khẩu Vị Người Việt # Top 3 View | Raffles-hanoi.edu.vn

Xu Hướng 3/2023 # Ăn Hot Dog Theo Cách Người Việt/Khẩu Vị Người Việt # Top 3 View

Bạn đang xem bài viết Ăn Hot Dog Theo Cách Người Việt/Khẩu Vị Người Việt được cập nhật mới nhất trên website Raffles-hanoi.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Khi nói đến hot dog là hầu như ai cũng biết món đó là món ăn của Mỹ và cũng xuất xứ từ Mỹ. Không biết ngày xưa có bao nhiêu loại hot dog nhưng ngày nay thì có rất là nhiều loại. Loại thông dụng nhất vẫn là loại hot dog bò. Bây giờ ta cũng tìm có hot dog heo, hot dog gà hay hot dog heo và gà trong các siêu thị bán đồ ăn.

Hot do Mỹ có nhiều cách ăn nhưng trong bao bì họ cho mình biết vài cách ăn

Cách ăn dạng nướng Cách ăn dạng luột Cách ăn dạng microwave

Cách ăn nào cũng có đặc điểm riêng, do đó tuỳ sở thích của mỗi người. Nếu bạn thích ăn hot dog dạng cứng, chắc và có mùi khói thơm cháy từ hot dog thì bạn nướng nó. Còn nếu bạn là người không thích mùi khói cháy của hot dog, thích ăn còn có vị đậm đà nguyên thuỷ của hot dog thì bạn nên dùng dạng microwave. Nếu những ai không thích vị quá đậm đà của hot dog và thích ăn mềm hơn thì chỉ cần đem nó đi luột là được.

Cho nồi nước sôi lên. Cho hot dog vào luôt. Khi hot dog sôi lên vài dạo hay 2 đầu hot dog có dạng gần nứt ra 4 phía, vớt hot dog ra.

Bây giờ, xin mời bạn xơi hot dog mẽo nhe.

Ăn hot dog sao cho ngon?

Bạn chỉ cần cho hot dog vào bánh mì hot dog rồi cho ketchup, mustard vào là cũng ăn rất ngon. Nếu bạn có pickle loại chua ngọt để ăn hot dog thì cho vào càng ngon rất nhiều. Để ăn hot dog ngon hơn theo cách người Việt thì bạn chỉ cần cho thêm tương ớt con gà vào thì sẽ có mùi đồ ăn Việt hơn mùi đồ ăn Mỹ.

Sao, hôm nay đổi khẩu vị, đi ăn đồ Mỹ thấy sao hả?

*** Cách ăn hot dog Mỹ đơn giản, ngon, dinh dưỡng, ăn rồi sẽ ăn nữa

09/24/2016

Ngoài ra còn có một tuyệt chiêu khác giúp bạn ăn hot dog ngon hơn đó là:

Sau khi luột chín thay vì cho vào dĩa để ăn bạn có thể để nó nán lại thêm một chút trên cái vĩ/xửng nhỏ trên nồi nước luột khoảng 10 phút sau lấy ra ăn nó sẽ ngon hơn bình thường vì nó hơi xăn lại. Cách tốt nhất là dùng cái nồi có cái xưng nhỏ để luột. Nó rất tiện, khi hot dog chín, mình chỉ cần cho cái vĩ xửng vào và vớt lên trên cái xửng đó.

Người Việt Toàn Cầu (YouTube channel: NVTC – NguoiVietToanCau) Original published on Sep 201, 2016 8:03 pm.

Món Bánh Ngon Của Người Việt

Người Việt Nam có rất nhiều đức tính tốt đẹp, trong đó bao gồm sự giản dị, chân phương nhưng cũng không kém phần hài hước, nhiều lần thể hiện ở cách chơi chữ trong những câu thành ngữ, tục ngữ và từ trong nếp sống cũng như các khía cạnh thường ngày.

Bảo rằng người Việt cầu kì tinh tế cũng đúng, vì ta có thể dùng đôi tay tỉ mỉ nặn, gói, tạo hình những chiếc bánh nhỏ, cẩn thận làm ra những món ăn phức tạp như bánh cuốn, như gà rút xương nhồi thịt vô cùng kỳ công. Mặt khác, nói người Việt Nam suy nghĩ chân phương, đơn giản cũng không sai, thậm chí có khi đơn giản đến mức… dễ thương. Ví dụ như cách ông bà ta đặt tên những món bánh sau đây, nghe vào là phải bật cười thích thú.

Bánh xèo

Bánh xèo quá nổi tiếng, gần như là món ăn có mặt trên mọi miền đất nước và được mọi người yêu thích. Bánh xèo có màu vàng ruộm, được làm chín trên chảo nóng nên lúc nấu sẽ phát ra tiếng “xèo xèo” khi đổ bột vào, và cùng với nó là mùi thơm nghe hấp dẫn vô cùng. Chữ “xèo” hấp dẫn này sau đó lại được ông bà ta mang làm tên luôn.

Bánh hỏi

Một ví dụ điển hình về sự hài hước trong việc đặt tên của người Việt Nam là bánh hỏi. Đây là món bánh có quá trình làm rất cầu kì và khó, bởi vì bánh được cấu thành từ nhiều sợi bánh mỏng gần như sợi chỉ vậy, khi làm cần phải có khuôn đặc biệt. Có nhiều giả thiết xoay quanh cái tên bánh hỏi này, nhưng phổ biến hơn cả là câu chuyện như sau: người phát minh ra món bánh này hãy còn chưa đặt tên, nhưng vì bánh ngon quá nên cả làng kéo nhau đến nhà hỏi “bánh này là bánh gì mà ngon thế?”. Hỏi tái hỏi hồi, người phát minh “phiền” quá bèn gọi luôn là… bánh “hỏi”.

Bánh in

Bánh in của người Huế được làm từ bột và đậu xanh, nhưng thay vì gọi là bánh đậu xanh bột (hay bột đậu xanh) nghe dài và không có gì đặc biệt lắm, thì người ta lại gọi luôn là… bánh in. Vì bánh này được tạo hình bằng khuôn có hoa văn, chữ, hình vẽ giống như “in” vậy, nên cách đơn giản và trực diện nhất để đặt tên là gọi thẳng “bánh in”. Được biết, đây là món bánh tiến vua rất trang trọng chứ chẳng phải đơn giản, nhưng vẫn được gọi bằng cái tên chân phương như thế đấy.

Bánh này còn được biết đến với cái tên là bánh ngũ sắc, bởi thường được gói bởi các loại giấy gói có năm màu như hồng (đỏ), xanh lá, vàng, xanh dương…

Bánh lọt

Bánh lọt là loại bánh có dạng sợi, thường được ăn chung với các món chè ngọt hoặc ăn riêng như một loại chè. Cái tên “lọt” nghe có vẻ buồn cười này – như nhiều người lý giải – là do một nguyên lí khi làm bánh. Bánh lọt làm từ bột gạo và bột sắn, được đổ qua các khuôn có lỗ vào nồi nước sôi. Do chất bột mềm, dễ đứt nên các miếng bột sẽ “lọt” qua các lỗ và rơi xuống nước, thế là người ta gọi bánh lọt.

Bánh đập

Nếu đến Đà Nẵng – Hội An hoặc một số tỉnh miền Trung, bạn có lẽ sẽ được người địa phương giới thiệu món bánh nghe tên có phần… “bạo lực” này. Chữ đập ở đây đúng với “đập” theo nghĩa tác động lực mạnh lên một vật gì đó bởi vì bạn sẽ phải làm thế khi ăn món bánh này. Bánh đập có lớp bánh tráng giòn bên ngoài, phủ một lớp bánh ướt mềm bên trong, lúc ăn thì “đập” sao cho bánh tráng vỡ thành nhiều miếng nhỏ dính lấy lớp bánh ướt rồi chấm nước chấm đặc biệt được pha từ mắm nêm cá cơm.

Bánh gật gù

Nghe vừa thấy lạ vừa thấy hài, nhưng đây là tên của một loại bánh đặc sản tỉnh Quảng Ninh. Bánh được làm từ bột gạo gần giống bánh phở và bánh ướt, nhưng có hình dạng mỏng, thường được cuộn lại thành cuộn dài hình trụ. Khi cầm bánh theo chiều dọc, do bánh mềm và đàn hồi rất tốt nên cứ có hiện tượng “gật lên, gật xuống”. Thế là người ta cứ gọi nó là “bánh gật gù”.

Ngoài ra, cũng có nơi lý giải rằng do bánh ăn rất ngon, khiến ai nấy vừa thưởng thức vừa gật gù nên có cái tên này.

Bánh cuốn

Cái tên này thì lại dễ giải thích thôi rồi, bởi vì “ý trên mặt chữ”. Bánh này luôn được cuốn lại nên người ta cứ thế mà gọi là bánh cuốn thôi. Thế nhưng đơn giản và chân phương là thế, cách làm bánh cuốn lại phức tạp vô cùng đấy. Nếu có ai còn nhớ đến lần bếp trưởng Gordon Ramsay phải “suy sụp” vì hết lần này đến lần khác nấu hỏng món bánh này trong chuyến đi Việt Nam thì sẽ hiểu ngay sự tinh tế đằng sau cái tên tưởng chừng như đơn giản này (chương trình Gordon’s Great Escape).

SƯU TẦM

Nguyễn Thị Thanh Thuỷ @ 21:04 05/04/2019 Số lượt xem: 130

Mâm Cỗ Truyền Thống Của Người Việt

Tết thường bắt đầu từ 30 tháng Chạp (ít nhất đến mùng 4, mùng 5) ở một số nơi, người ta ăn Tết vui chơi, hội hè đình đám…kéo dài đến hết tháng Giêng. Thế nhưng, việc chuẩn bị có khi bắt đầu từ những ngày đầu tháng Chạp và phải hoàn tất trước buổi trưa ngày 30. Đây cũng là cách con cháu thể hiện sự tưởng nhớ, lòng biết ơn đối với ông bà, tổ tiên của mình.

Tùy vào điều kiện mỗi gia đình mà sắp xếp chuẩn bị mâm cỗ lớn cúng đón rước ông bà vào buổi trưa hoặc buổi chiều 30, và mâm cỗ vào ngày mồng 3 hoặc mồng 4 Tết để tiễn ông bà đi gọi là cúng đưa.

Do điều kiện địa lý, thói quen trong ăn uống, phong tục của từng miền. Nên mỗi miền có mâm cỗ Tết khác nhau.Ở miền Bắc gọi là mâm cỗ, miền Trung gọi là mâm cộ, miền Nam gọi là mâm cơm cúng ông bà.

Mâm cỗ Tết miền Bắc theo đúng bài bản, thường thì 4 bát, 4 dĩa. Cỗ lớn thì 6 bát, 6 dĩa hoặc 8 bát, 8 dĩa… có khi mâm cỗ lớn phải xếp cao đến 2, 3 tầng.

Trước khi dâng cúng tổ tiên thì dùng giấy trang kim đậy các bát, dĩa thức ăn lại cho vệ sinh, tinh khiết và đẹp mắt.

Bốn bát, bốn dĩa gồm: bát giò heo hầm măng lưỡi lợn, bát bóng thả, bát miến, bát mọc. Bốn dĩa gồm: dĩa thịt gà, dĩa thịt heo, dĩa giò lụa, dĩa chả quế.

Rồi có thể thêm những dĩa như: dĩa thịt đông, dĩa giò thủ, dĩa xào hạnh nhân, dĩa lạp xưởng khô, dĩa trứng muối, dĩa cá kho riềng, dĩa nộm sứa hoặc nộm rau quả…

Bánh Tết ở miền Bắc phổ biến nhất là bánh chưng ăn kèm dưa hành.

Món tráng miệng đặc trưng thì có mứt sen, mứt quất, mứt gừng, hồng khô, ô mai mơ gừng… Đặc biệt món chè kho có tính giải độc và giả rượu.

Mâm cơm cúng ông bà ngày 30 Tết ở miền Nam, luôn luôn có thịt heo kho nước dừa với trứng hoặc cá lóc kèm dưa giá, canh khổ qua nhồi thịt (khổ qua là mướp đắng, nhưng người Nam bộ muốn chơi chữ đồng âm theo nghĩa Tiếng Việt).

Theo dân gian thì khổ qua là món ăn mong muốn sự khổ cực trong năm cũ qua đi, để tiếp đón điều tốt đẹp trong năm mới.

Các món nguội như gỏi ngó sen, tai heo ngâm dấm, tôm khô – củ kiệu, giò heo nhồi, lạp xưởng tươi, phá lấu, nem, chả.

Miền Nam phổ biến nhất là bánh tét ăn kèm cà rốt, củ cải ngâm nước mắm.

Món tráng miệng: có các loại mứt trái cây như: mứt dừa, mứt me, mứt khoai, mứt ổi, mứt mảng cầu, mứt củ năng, bánh ít ngọt, kẹo thèo lèo và kẹo chuối…

Ngoài ra còn có món tráng miệng rất đặc sắc là cơm rượu.

Mâm cộ Tết miền Trung thì có các món nước như: gà tiềm hạt sen, canh hoa Kim Châm với tôm thịt, giò heo hầm.

Các món mặn như: tôm rim, thịt kho tàu, cuốn ram, thịt hon, gà rán, thịt phay, nem, chả, tré, thịt ngâm nước mắm… Rồi có thêm các món đồ mộc như: măng khô xào thịt, mít trộn, giá xào nham…

Món tráng miệng rất phong phú, có mứt cam quật, mứt sen, mứt gừng như miền Bắc, có mứt me, mứt dừa… như miền Nam. Ngoài ra có thêm mứt củ bình tinh, mứt củ khoai mài, mứt củ sen, mứt chanh, mứt khế. Bánh thì có bánh sen tán,bánh măng, bánh mận, bánh bó mứt, bánh thuẩn, bánh phục linh, bánh nổ, bánh tổ…

Ở miền Trung có cả bánh chưng và bánh tét ăn kèm dưa món.

Mâm cỗ miền Trung trong dân gian thì có cả bánh chưng và bánh tét. Nhưng mâm cỗ tiến cúng ở miếu điện trong cung đình thì chỉ dâng cúng bánh chưng chứ bánh tét thì không dùng làm vật phẩm để dâng cúng tổ tiên.

Khác với mâm sinh soạn để cúng tế trời đất, thần thánh, vua chúa… Như vào những dịp nhà vua tế Trời ở đàn Nam Giao hoặc tế các vị Tiên đế ở Thế miếu… Vật phẩm là bộ tam sinh (trâu, heo, dê) để nguyên con chưa qua chế biến,lễ vật này còn gọi là cỗ thái lao. Hoặc ngoài dân gian khi cúng Đất thì bộ tam sinh là miếng thịt heo, con cua, cái trứng chỉ luộc chín chứ không chế biến.

Còn mâm cơm để cúng ông bà trong 3 ngày Tết là mâm cỗ có nhiều món ăn được chế biến, gồm đủ các thành phần: Thượng cầm (các loại gia cầm biết bay) như chim, gà, vịt… Hạ thú (các gia súc trên mặt đất) như: heo, bò, gà… Rồi các loài thủy tộc dưới nước như: tôm, cua, cá… trong dân gian mâm cơm như vậy được gọi là hào soạn.

Trong cung đình mâm cỗ để tiến cúng ở miếu điện gọi là ngọc soạn, gồm các món ăn được chế biến từ các thành phần sơn hào hải vị quý hiếm trong cả nước, được chế biến công phu và trình bày kiểu cách tỉ mỉ.

Các món ăn như là: chim sâm cầm nhồi yến, hải sâm nấu độn, vi cá nấu rối, món nấu bong bóng cá đường, món nấu cửu khổng, gân nai, nem công, chả phượng…

Món tráng miệng có các loại mứt như mứt nhân sâm, mứt bát bửu làm từ các loại mứt quý và thịt heo quay. Mứt cam sành còn nguyên trái, mứt các loại củ quả như bí đao, đu đủ, gừng… gọt tỉa thành hình bát bửu hoặc các con vật trong tứ linh như long, lân, qui, phụng… rim khô.

Bánh ngọt thường là loại bánh khô, làm từ bột ngũ cốc đóng trong khuôn chữ nhật có in hình hoa mai, hoa đào, hoặc chữ phước, lộc, thọ… gói trong giấy ngũ sắc-như mang lời chúc tốt lành đầu năm.

Ngoài ra có loại bánh bắt hình các nhánh lộc, hoa mai, hoa đào, các loại trái cây như trái phật thủ, trái lựu,trái đào, nhân sâm… đem sấy khô được xếp thành hình tháp trên quả bồng sơn son thếp vàng, hoặc bằng sứ men lam để dâng cúng tổ tiên.

Bên cạnh những mâm hào soạn ở ngoài dân gian và ngọc soạn trong chốn cung đình, thì ở miền Trung vào những ngày đầu năm những gia đình theo Phật giáo có mâm cơm chay ngày mồng một gọi là mâm trai soạn để cúng tổ tiên.

Qua mâm cỗ ngày Tết của dân tộc, chúng ta thấy rằng món ăn Việt Nam rất đa dạng và phong phú. Từ các món dân giả như măng hầm, mít trộn… cho đến các món ăn cao cấp được chế biến bằng nguyên liệu trong nước. Có đủ sơn hào hải vị mà thế giới công nhận quý hiếm, bổ dưỡng như yến sào, bào ngư, vi cá… Đó là những món ăn Việt Nam có từ lâu đời, nhưng rất tiếc suốt một thời gian dài chúng ta xem đó như là một món ăn đặc biệt của người Trung Hoa.

Trong mâm cổ 3 miền truyền thống trước đây, thường không có món thịt bò. Sau này, khoảng đầu thế kỷ 20, khi ảnh hưởng phương Tây tràn vào, thì các món ăn được chế biến từ thịt bò mới được phổ biến. Và trong mâm cỗ Tết ngày nay, bên cạnh những món ăn truyền thống thì có thêm những món ăn mới bổ sung, tiếp thu cách thức chế biến của nhiều nước trên thế giới như món thịt nấu rượu chát, ca ri, ra gu…

Nhìn chung mâm cổ ngày Tết của 3 miền có một vài điểm khác biệt tùy theo địa phương. Nhưng đặc điểm căn bản mà miền nào cũng phải có trong mâm cổ là cơm và xôi, đặc biệt là bánh chưng, bánh tét ăn kèm với các loại dưa muối đặc trưng của từng miền – là loại bánh Tết của người Việt Nam, mặc dù hình thức và ý nghĩa khác nhau, như bánh chưng tượng trưng cho Đất là âm, bánh tét khi cắt lát ra từng khoanh tròn tượng trưng cho Trời là dương nhưng nguyên vật liệu gần như không có gì khác biệt. Đó là đặc điểm chung nhất phản ánh bản sắc văn hóa, lịch sử, địa lý… của một đất nước có nền văn minh lúa nước như chúng ta.

Khóa Học Eat Clean Chuẩn Cho Người Việt

Khóa học Eat Clean chuẩn cho người Việt – GV Nguyễn Thu Hương (Choé) giúp bạn hiểu rõ về chế độ ăn Eat Clean, tự xây dựng được chế độ ăn hợp lý, biết cách chế biến các món ăn để không nhàm chán, linh hoạt.

Giới thiệu khóa học Eat Clean chuẩn cho người Việt

Có lúc nào bạn cảm thấy cần làm mới lại chế độ ăn uống của mình? Hoặc sau kỳ nghỉ lễ, bạn muốn tống bớt chất độc ra khỏi cơ thể bằng cách ăn uống lành mạnh “đặc biệt hơn ngày thường”? Hãy áp dụng chế độ ăn Eat Clean.

Có lẽ, chế độ ăn Eat clean không còn là khái niệm quá lạ lẫm đối với các bạn có thói quen sống lành mạnhh, nhưng không phải ai cũng biết rõ về Eat clean.

Khoá học Eat Clean chuẩn cho người Việt của Hương Choé giúp học viên hiểu rõ hơn về chế độ ăn Eat clean. Từ đó có thể tự xây dựng chế độ ăn hợp lý cho bản thân cũng như cho gia đình mình.

Khoá học giải giải đáp tất cả những thắc mắc, những sai lầm của học viên khi áp dụng chế độ ăn Eat Clean. Hơn thế nữa, trong khoá học này, giảng viên sẽ định hướng và hướng dẫn chi tiết bạn từ cách lên thực đơn, cách tính khẩu phần, định lượng thực phẩm các bạn cần ăn trong 1 ngày để tăng cân hoặc giảm cân. Hướng dẫn chi tiết cách nấu các món ăn chia theo từng dạng nguyên liệu như chuyên salad, chuyên món gà, chuyên món bò, hải sản.v.v..

Đối tượng đào tạo khóa học Eat Clean chuẩn cho người Việt

Tất cả các đối tượng có nhu cầu

Nội dung khóa học Eat Clean chuẩn cho người Việt

Phần 1: Chế độ ăn Eat Clean

Bài 1: Giới thiệu chế độ ăn Eat Clean

Phần 2: Các món salad

Bài 2: Salad ức gà sốt sữa chua

Bài 3: Salad gà nướng trộn củ đậu Bài 4: Salad thịt bò

Bài 5: Salad cá ngừ

Bài 6: Salad đậu hũ

Bài 7: Salad bơ tôm

Bài 8: Cách tự làm sốt mayonaisse tươi tại nhà

Phần 3: Các món từ thịt gà

Bài 9: Cách nấu cơm gạo lứt từ nước dùng gà

Bài 10: Cơm gà gạo lứt

Bài 11: Gà trộn rau củ

Bài 12: Ức gà nướng

Bài 13: Ức gà xào nấm gừng

Bài 14: Ức gà sốt cam

Phần 4: Các món từ thịt bò

Bài 15: Rau muống trộn thịt bò

Bài 16: Súp thịt bò

Bài 17: Nộm xoài thịt bò

Bài 18: Bò cuộn măng tây áp chảo

Bài 19: Bít tết thịt bò sốt chanh leo

Phần 5: Các món từ hải sản

Bài 20: Miến trộn hải sản

Bài 21: Salad cam xoài trộn tôm

Bài 22: Cá hồi nướng chanh

Bài 23: Tổng kết khoá học

Giảng viên khóa học Eat Clean chuẩn cho người Việt

Nguyễn Thu Hương (Choé) – Blogger ẩm thực

Hương Choé có hơn 4 năm kinh nghiệm làm việc với lĩnh vực ẩm thực.

Là food blogger được giải thưởng Influence-asia bình chọn trong top 15 người có ảnh hưởng trên cộng đồng mạng trong lĩnh vực food.

Kiến thức nhận được sau khóa học Eat Clean chuẩn cho người Việt

Hiểu đúng về chế độ ăn Eat clean

Tự xây dựng cho mình một menu eat-clean chuẩn, phù hợp với thể trạng bản thân

Tránh được những sai lầm khi áp dụng chế độ ăn Eat Clean

Học viên đánh giá khóa học Eat Clean chuẩn cho người Việt

1. Chúc mừng bạn đã hoàn thành khóa học ăn Eat Clean kiểu Việt Nam! Tôi thấy tuyệt vời, sao bạn không trải nghiệm nhỉ!

2. Với ăn Eat Clean đã làm cho tôi thay đổi rất nhiều.

3. Khóa học rất hay và hiệu quả, cám ơn tác giả, cám ơn Unica. Tôi yêu Eat Clean.

Quyền lợi của học viên trong khóa học Eat Clean chuẩn cho người Việt

Được học đi học lại, học mọi lúc mọi nơi.

Được giảng viên hỗ trợ trực tiếp thông qua nhóm Facebook, giao lưu cùng những học viên khác trên nhóm.

Giảng viên có thể tổ chức các buổi giao lưu trực tuyến hoặc trực tiếp.

Được hoàn trả 100% học phí nếu nội dung khóa học không như mong đợi.

Đã có hơn 500 học viên đăng ký Eat Clean chuẩn cho người Việt trên toàn hệ thống.

Cách đăng ký khóa học Eat Clean chuẩn cho người Việt

Lưu ý: Trong những đợt khuyễn mãi nếu hệ thống tự động khuyến mãi 40% rồi thì khi sử dụng mã giảm giá không được hưởng nữa.

1. Tôi đến chỗ nào để học khóa học này?

Như đã trình bày ở trên khóa học Eat Clean chuẩn cho người Việt là khóa học online, bạn có thể học ở các trang đào tạo trực tuyến lớn như Topica, Edumaill, Unica mà không cần đến bất kỳ một nơi nào để học mà sẽ học qua các thiết bị được kết nối Internet mà thôi. Chính vì vậy bạn có thể học được ở bât kể nơi nào, thời gian rảnh nào cũng được.

Yêu cầu khoá học

Có laptop/ smart phone + kết nối Internet.

Môi trường học tập yên tĩnh.

Cần thiết bị có khả năng truy cập Internet.

Nên sử dụng tai nghe trong quá trình học.

3. Muốn trao đổi với giảng viên thì làm thế nào?

Trong khóa học giảng viên sẽ cung cấp cho bạn một kênh kết nối trực tiếp, có vấn đề gì thì bạn có thể trao đổi trực tiếp với giảng viên.

Lời kết

Hy vọng Khóa học “Eat Clean chuẩn cho người Việt” hữu ích đối với bạn

Cập nhật thông tin chi tiết về Ăn Hot Dog Theo Cách Người Việt/Khẩu Vị Người Việt trên website Raffles-hanoi.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!