Xu Hướng 3/2023 # Bà Bầu Ăn Thịt Ếch Có Tốt Không ? Bà Bầu Ăn Thịt Ếch Có Được Không ? # Top 5 View | Raffles-hanoi.edu.vn

Xu Hướng 3/2023 # Bà Bầu Ăn Thịt Ếch Có Tốt Không ? Bà Bầu Ăn Thịt Ếch Có Được Không ? # Top 5 View

Bạn đang xem bài viết Bà Bầu Ăn Thịt Ếch Có Tốt Không ? Bà Bầu Ăn Thịt Ếch Có Được Không ? được cập nhật mới nhất trên website Raffles-hanoi.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Thịt ếch được nhiều người biết đến là một loại thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao đối với sức khỏe. Tuy nhiên, có ý kiến lại cho rằng, vì sống trong môi trường nước dễ nhiễm sán, ký sinh trùng nên bà bầu cần hạn chế ăn ếch, vậy điều này có hoàn toàn đúng hay không?

1. Giá trị dinh dưỡng của thịt ếch

Trong một lạng thịt ếch cung cấp:

Giống như nhiều loại thịt khác, thịt ếch là một trong nhiều nguyên liệu giúp bà bầu thay đổi thực đơn hàng ngày, giúp cải thiện bữa ăn, chống ngán, tăng sự thèm ăn.

Với những lợi ích trong việc cung cấp chất dinh dưỡng, các mẹ bầu hoàn toàn yên tâm để bổ sung món ếch cho mình và cả gia đình cùng thưởng thức.

2. Bà bầu có nên ăn thịt ếch không?

Giúp cơ thể hết mệt mỏi, nhanh hồi phục

Với những bà bầu có thể trạng yếu, thiếu cân thì thịt ếch có tác dụng tích cực trong việc bồi bổ sức khỏe, giúp bà bầu nhanh lấy lại sức cũng như cải thiện được tình trạng mệt mỏi, yếu ớt.

Bà bầu chỉ cần dùng món ếch xào hành tây cùng cơm hàng ngày sẽ mang lại hiệu quả.

Chữa bà bầu bị đầy bụng, ăn khó tiêu

Cảm giác ậm ạch, không tiêu hóa được thức ăn khiến bà bầu luôn thấy khó chịu, tâm trạng không thoải mái. Để giúp bà bầu xử lý vấn đề này, một nồi cháo ếch ninh với gạo tẻ, thêm hành lá, gia vị là một giải pháp rất an toàn.

Giúp an thai

Bà bầu những tháng đầu mang thai thường dễ bị tác động của môi trường bên ngoài cũng như ảnh hưởng bởi yếu tố nội tiết bên trong cơ thể.

Ngoài cá chép nấu cháo, món ếch hầm cũng có tác dụng an thai vô cùng tốt, bà bầu nên ăn để bổ mẹ khỏe con.

Điều hòa giấc ngủ

Giúp bà bầu ngủ sâu hơn, không mộng mị hay tỉnh giấc giữa đêm. Do thịt ếch vị ngọt, tính bình nên sẽ có tác dụng tốt trong việc cải thiện giấc ngủ của bà bầu.

3. Bà bầu ăn thịt ếch được không ?

Bà bầu ăn thịt ếch có sao không?

Ếch là loài sống chủ yếu ở môi trường gần nước, chúng bơi lội, kiếm ăn trên mặt nước vì vậy rất dễ nhiễm giun, sán, ký sinh trùng.

Một loại ký sinh trùng được tìm thấy trong thịt ếch là giun đầu gai. Ấu trùng loài này khi xâm nhập được vào cơ thể, chúng sẽ di chuyển đến các bộ phận, các mô để làm tổ và sinh sản.

Khi bà bầu bị mắc giun đầu gai ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của bản thân, mắc các bệnh viêm loét, ho ra máu, đôi khi gây áp xe phổi, áp xe gan, não. Tùy thuộc vào sự di chuyển của loại ấu trùng này mà gây ra những tổn thương cho cơ thể bà bầu.

Các bệnh do ấu trùng này gây ra rất nguy hiểm, nhiều trường hợp khiến bà bầu tử vong và làm thai bị hỏng. Vì vậy, bà bầu tuyệt đối không được ăn thịt ếch chưa nấu chín, khi chế biến cần kiểm tra bằng mắt thường để có thể loại bỏ các loại giun sán.

Bên cạnh thịt ếch, một số loại cá nước ngọt, lươn cũng dễ bị nhiễm loại giun đầu gai này, bà bầu cần chú ý với các món chế biến từ những thực phẩm này.

Tuy nhiên, loài ký sinh trùng này không phải là nguyên nhân khiến bà bầu cự tuyệt với thịt ếch. Chị em nên mua ếch của người quen, mua ếch nuôi trong môi trường đảm bảo vệ sinh, không ô nhiễm, cũng như biết cách sơ chế ếch trước khi nấu để loại bỏ tối đa giun, sán trong thịt ếch.

4. Món ngon từ ếch

– Ếch xào măng

Dù măng là món ăn không được khuyến khích ăn thường xuyên đối với bà bầu vì chúng không mang lại giá trị dinh dưỡng. Tuy nhiên, để kích thích vị giác, việc chế biến ếch và măng xào tỏi là một trong những món ăn vô cùng hấp dẫn, giúp bà bầu cải thiện bữa ăn hàng ngày.

– Ếch xào chua ngọt

Vị chua ngọt sẽ giúp bà bầu hạn chế ốm nghén hay chứng thèm ăn. Kết hợp giữa ếch và đường, chanh, tiêu, hành lá, muối sẽ giúp bà bầu ăn ngon miệng hơn.

Khi chế biến, tùy theo khẩu vị của bà bầu để gia tăng vị chua hay vị ngọt. Một số bà bầu có thể thêm chút vị cay. Tuy nhiên, không nên cho quá cay sẽ ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa cũng như ảnh hưởng đến da mặt của bà bầu.

– Lẩu ếch

​ Vào mùa đông, những ngày thời tiết se lạnh, bà bầu cùng gia đình có thể nhâm nhi một nồi lẩu thịt ếch vô cùng ấm cúng. Với những nguyên liệu đơn giản, dễ kiếm như các loại rau nhúng, thịt ếch, măng, cà chua, cả gia đình sẽ có một bữa ăn ngon miệng.

– Ếch chiên bơ

Ếch có thể đem tẩm bột rồi chiên vàng giúp bà bầu có món ăn lạ miệng, thơm ngon. Tuy nhiên, đây là món ăn chứa nhiều dầu, mỡ, nên bà bầu cũng hạn chế ăn nhiều có thể gây đầy bụng, khó tiêu.

Thịt ếch là một nguyên liệu dễ mua, chứa nhiều dinh dưỡng, đa dạng trong chế biến, vì vậy bà bầu có thể bổ sung vào thực đơn nấu ăn trong thai kỳ.

Nên lưu ý cách sơ chế như việc loại bỏ nội tạng, tách gân và mạch máu trong đùi ếch bỏ đi, đây là nơi chứa nhiều giun, sán và ký sinh trùng nhất.

Bà Bầu Ăn Ếch Được Không? Cách Ăn Ếch Àn Toàn Cho Sức Khỏe Của Bà Bầu

Bà bầu ăn ếch được không là câu hỏi được nhiều người quan tâm. Ếch chế biến được nhiều món ăn ngon nhưng bà bầu phải ăn thế nào để đảm bảo sức khỏe? Cùng tìm hiểu trong bài viết sau đây!

Chế độ ăn uống của bà bầu luôn cần thận trọng để đảm bảo sức khỏe cho cả mẹ và thai nhi trước thời gian lâm bồn. Không giống như trước kia, bà bầu phải kiêng khem nhiều thứ để đảm bảo tiêu hóa tốt, không làm sẩy thai hoặc ảnh hưởng đến sự phát triển của bào thai.

Trong số đó, ếch (tên tiếng Anh là Frog) là một trong những thực phẩm khiến nhiều người băn khoăn. Loại động vật lưỡng cư này cung cấp rất nhiều món ăn có hương vị tuyệt ngon khiến bà bầu “chảy nước miếng” nhưng ai cũng băn khoăn bà bầu ăn ếch được không. Nếu muốn ăn ếch, bà bầu cần thận trọng điều gì?

BÀ BẦU ĂN ẾCH ĐƯỢC KHÔNG?

Bà bầu có thể ăn thịt ếch nhưng hãy thận trọng

Trong ngành động vật học, ếch được biết đến là động vật có xương sống, cư trú và phát triển ở những nơi ẩm ướt như đồng, ruộng. Từ xa xưa, người Việt trong quá trình làm nông nghiệp đã khám phá ra hương vị thơm ngon của thịt ếch và đưa vào chế biến thành nhiều món ăn ngon.

Trong thực đơn dinh dưỡng của bà bầu, ếch không phải là món “cấm” nhưng bà bầu không thể tùy tiện ăn được. Vì thế, tương tự câu hỏi bà bầu có được ăn lẩu ếch không thì băn khoăn bà bầu ăn lẩu ếch có sao không, bà bầu ăn thịt ếch có được không cũng có câu trả lời tương tự. Bà bầu có thể ăn những món từ ếch nhưng cần làm sạch thật kỹ.

Lý do là: Là loài động vật da mềm, ẩm ướt nên trên ếch dễ có sự kí sinh của giun đầu gai (còn gọi là sabs spirometra mansoni) – một loại côn trùng mà giai đoạn ấu trùng của chúng có thể gây ra nguy hiểm cho mẹ bầu. Nếu thâm nhập vào cơ thể mẹ bầu, loại ấu trùng sẽ phát triển rất nhanh, chẳng mấy chốc sẽ “tiếp cận” với thai nhi. Từ đó, chúng có thể gây ra tình trạng thai lưu (thai chết lưu).

Do đó, mẹ bầu chỉ nên ăn các loại thịt ếch đã được làm sạch, sơ chế, chế biến kĩ càng.

Bà bầu có được ăn lẩu ếch không? Ăn da ếch có tốt không?

Như đã nêu trên, loại ấu trùng gây hại cho cơ thể bà bầu và trực tiếp ảnh hưởng đến thai nhi (sabs spirometra mansoni) kí sinh trên da các động vật thân mềm nên bà bầu không nên ăn da ếch. Đây là cách tốt nhất để bảo vệ sức khỏe mẹ bầu dù da ếch là một trong những bộ phận tốt cho sức khỏe.

Đồng nghĩa với điều đó, bà bầu cũng cần hạn chế (thậm chí bỏ qua) món lẩu ếch nóng hổi, hấp dẫn. Vì khi thưởng thức món ăn này, bạn sẽ sử dụng thịt ếch đã làm sạch để nhúng vào nước dùng cho chín. Điều đó có thể khiến bạn bị mắc ấu trùng bất cứ lúc nào.

Vì thế, mẹ bầu thường được khuyên rằng: Thời gian mang thai các mẹ chỉ nên ăn những món ăn chín đã được chế biến từ loại động vật lưỡng cư này. Đây là lựa chọn thông minh nhất, an toàn nhất để đảm bảo sức khỏe cho cả mẹ và thai nhi.

Bà bầu ăn thịt ếch có tốt không?

Ăn ếch có tác dụng gì với bà bầu hay bà bầu ăn thịt ếch có tốt không cũng là một vấn đề thường xuyên được quan tâm. Ăn ếch đúng cách, đảm bảo được vệ sinh an toàn thực phẩm trong các món ăn chế biến từ loại thực phẩm này, bà bầu sẽ nhận được những lợi ích sau đây:

Bổ sung cho cơ thể hàng loạt các dưỡng chất thiết yếu gồm: Canxi, protein, kali, phốt pho, sắt và các loại vitamin A, B, E, D,… Theo nghiên cứu từ các chuyên gia dinh dưỡng, 1 chiếc đùi ếch có chữa khoảng 16g protein, 73g calories, giúp bà bầu bổ sung năng lượng và chất nạc vào cơ thể.

Ngoài ra, thịt ếch còn có một số công dụng cực kỳ tốt cho sức khỏe, rất phù hợp với bà bầu như:

+ Thanh nhiệt, làm mát, giúp bà bầu bớt cảm giác nóng bức, khó chịu khi mang thai.

+ Thịt ếch có vị ngọt, tính hàn, không độc, dễ tiêu, phòng chứng đầy hơi, chướng bụng ở bà bầu.

+ Thịt ếch giúp bồi bổ cơ thể, an thai hiệu quả.

BÀ BẦU SAU SINH CÓ NÊN ĂN THỊT ẾCH KHÔNG?

Bà bầu sau sinh được khuyên nên ăn thịt ếch. Sau sinh, cơ thể chị em mất sức khá nhiều, sức đề kháng yếu nên các món ăn từ ếch có tác dụng bồi dưỡng, hồi phục sức khỏe nhanh chóng cho phụ nữ. Đồng thời, đây cũng là cách để bổ sung thêm một số chất dinh dưỡng cho chị em.

Cũng như thời gian mang bầu, chị em bỉm sữa khi ăn ếch cần ăn ếch đã được sơ chế, chế biến chín hẳn. Nếu cho trẻ con ăn ếch, bố mẹ cũng cần lưu ý đến vấn đề này để trẻ không bị nhiễm giun sán gây ảnh hưởng đến tiêu hóa, phòng tránh tình trạng biếng ăn, còi cọc.

Một số lưu ý khi làm ếch:

+ Làm sạch ruột ếch.

+ Loại bỏ hết gân cơ, mạch máu trên đùi ếch (vì chúng có thể là trùng sán rất khó nhận ra).

+ Nấu chín kĩ ếch để triệt tiêu giun sán xâm nhập và kí sinh trong đường ruột.

Một số món ăn bổ dưỡng từ thịt ếch:

Thịt ếch xào hành tây (Bồi bổ cho người ốm yếu).

Cháo ếch cho sa nhân (Thanh nhiệt, giải độc, chữa mụn nhọt trong những ngày hè).

Thịt ếch xào cùng nấm rơm và thịt chim sẻ (Giúp bồi bồi tạng thận)

Thịt ếch hầm bí đỏ (Cải thiện gan thận âm hư, rất thích hợp cho người bị đái tháo đường).

Có thể nhận thấy, thịt ếch không chỉ rất bổ dưỡng mà còn là món ăn có tác dụng chữa bệnh, được các thầy thuốc Đông y tin dùng từ hàng thế kỉ nay.

CÓ THỂ BẠN CHƯA BIẾT: NHỮNG LƯU Ý KHI ĂN THỊT ẾCH

Những nguy hại do thịt ếch gây ra

Theo ThS. BS Lê Thị Tuyết Phương, Bệnh viện Nhân dân 115, trong thịt ếch có thể chứa giun đầu gai. Loại ấu trùng này đi vào dạ dày sẽ chui qua vách dạ dày, di chuyển khắp cơ thể. Đi đến đâu chúng tiết dịch gây viêm đến đó, khiến người bệnh bị đau, có các cục u và có thể chui vào mắt, ổ bụng, phổi, gan,… Vì thế, chuyên gia cảnh báo rằng việc ăn ếch không đảm bảo có hể gây xuất huyết, mù mắt vô cùng nguy hiểm.

Đồng thời, việc ăn ếch đồng hiện nay cũng rất nguy hiểm vì hiện nay người nông dân thường phun thuốc trừ sâu diệt cỏ, trừ sâu cho lúa, rau, củ quả,… Vì thế, ăn ếch bị nhiễm các loại thuocs sâu có thể gây ảnh hưởng đến tiêu hóa, về lâu dài có thể gây ra bệnh ung thư vô cùng nguy hiểm.

Bà bầu ăn thịt ếch như thế nào để bổ dưỡng nhất

Để tận dụng tối đa các chất dinh dưỡng có trong thịt ếch, bà bầu nên lưu ý:

– Lựa chọn ếch lớn, tươi, có nguồn gốc rõ ràng để nấu nướng.

– Sơ chế thật kỹ thịt ếch theo những hướng dẫn nêu trên để loại bỏ giun sán, ấu trùng khỏi da, thịt ếch.

– Ăn ếch đã được nấu chín, ưu tiên các món hầm, xào thay vì ăn ếch chiến rán hoặc ăn lẩu.

– Một số món ăn từ ếch có thể gây “nghiện” nhưng mẹ bầu nên hạn chế như: Ếch xào măng, lẩu ếch măng cay, ếch xào sa tế, ếch rang muối,… Bà bầu có thể bị đầy hơi, đau bụng nếu ăn quá nhiều những món này. Từ đó, thai nhi sẽ chịu ảnh hưởng không tốt.

Chúc mẹ bầu luôn mạnh khỏe!

Bà Bầu Ăn Tim Lợn Có Tốt Không

Do vậy, không phải cứ ăn nhiều tim lợn là tốt. Bởi sẽ tăng nguy cơ mắc bệnh béo phì, mỡ máu, cao huyết áp cho các mẹ. Hơn nữa, thai nhi cũng sẽ dễ mắc bệnh hơn ngay khi ở trong bụng mẹ.

Ăn tim lợn như thế nào cho tốt?

Để mang lại hiệu quả cho cả thai nhi lẫn chính mình, em có vài lời khuyên cho các mẹ như sau:

– Nên ăn tim lợn với lượng và mức độ vừa phải: Điều này có nghĩa là lượng tim lơn đưa vào cơ thể các mẹ chỉ được ở ngưỡng cho phép. Các mẹ nên ăn từ 1 đến 2 lần trong 1 tuần, mỗi lần ăn 100g để đảm bảo dinh dưỡng.

– Khi ăn phải chế biến cẩn thận: Các mẹ nên cân nhắc kĩ khi lựa chọn và sơ chế tim lợn. Phải chọn loại tim lợn sạch, chế biến phải kĩ và đúng cách để có thể yên tâm cho cả bé và mẹ cùng sử dụng.

Không để các mẹ phải tò mò, em sẽ hướng dẫn các mẹ chọn tim lợn ngay. Các mẹ nên chú ý đến một số đặc điểm như sau:

– Màu sắc: Nên chọn những quả có màu đỏ tươi, không chọn những quả có màu đỏ sẫm giống như lợn bị bệnh. Khi bổ đôi quả tim phải có máu tươi thì mới ngon. Ngoài ra, tim lợn cũng không được có bất kì nốt sần hay biểu hiện bất thường khác.

– Kích thước: Các mẹ nên chọn những quả tim to vừa phải, có trọng lượng dao động từ 300g cho đến 500g, đây là kích thước quả tim của một con lợn to, chứ không phải lợn ốm.

– Mùi: Hãy đảm bảo quả tim các mẹ mua không bị lạnh, có màu đỏ tươi và độ đàn hồi tốt, đặc biệt là không có mùi lạ.

– Mua ở nơi uy tín: Đây là điều vô cùng quan trọng. Các mẹ cần biết được nguồn gốc của quả tim mình mua để yên tâm hơn về chất lượng.

Chế biến tim lợn như thế nào?

Sau khi đã mua được một quả tim ngon thì việc cuối cùng của các mẹ đó là quá trình chế biến. Tuy nhiên, để có một món ăn ngon từ tim lợn, các mẹ cũng cần phải biết cách chế biến đúng lúc và đúng cách.

Sơ chế: Khi mua về, các mẹ bổ đôi quả tim ra, thái miếng vừa ăn. Sau đó đem rửa sạch với nước có pha chút muối. Cuối cùng là ngâm vào nước với chút gừng.

Chế biến: Các mẹ có thể nấu canh tim lợn, xào tim lợn hay nấu cháo tim lợn đều được. Nhưng nguyên tắc phải đảm bảo tim lợn được nấu chín.

Bà Bầu Ăn Khoai Tây Có Tốt? Bà Bầu Có Nên Ăn Khoai Tây Chiên?

Khoai tây là loại ngũ cốc được trồng phổ biến trên thế giới và là thực phẩm có nguồn dinh dưỡng hết sức phong phú. Bên cạnh đó, trong khoai tây còn chứa vitamin B rất tốt cho sức khỏe của bà bầu. Vậy bà bầu ăn khoai tây có tốt không?Bà bầu có nên ăn khoai tây chiên? Sau sinh ăn khoai tây có bị mất sữa không? Mời các mẹ cùng tìm hiểu dưới bài viết sau đây.

Khoai tây đã dần trở nên là một món ăn phổ biến trong ẩm thực của người Việt. Tuy nhiên, ở nhiều nước trên thế giới, khoai tây được xem như thực phẩm chủ yếu để làm ra các món ăn đặc trưng cho vùng đất đó. Như ẩm thực Lithuania với món bánh quy khoai tây Lithuania truyền thống, bánh kếp khoai tây hay bánh bao đều được làm từ loại thực phẩm này.

Tại Việt Nam, khoai đây được sử dụng trong rất nhiều món ăn, dần trở thành thực phẩm quan trọng của nhiều gia đình. Với 18 loại axit amin và giàu protein, khoai tây đem lại nguồn dinh dưỡng rất lớn. Vậy, với nguồn dinh dưỡng dồi dào đó, bà bầu ăn khoai tây có tốt?

Nguồn dinh dưỡng từ khoai tây dành cho bà bầu

Có đến 18 loại axit amin và giàu protein, khoai tây là loại thực phẩm rất tốt cho cơ thể con người, do đó, đây là thực phẩm giàu năng lượng được các tổ chức tương tế trên thế giới sử dụng làm lương thực để phòng chống thiếu đói và suy dinh dưỡng ở Châu Phi.

Trong giai đoạn mang thai, chị em luôn chọn những loại rau củ tốt nhất để đảm bảo sức khỏe mẹ bầu và bé. Khoai tây khi được chế biến một cách hợp lý, sẽ là món ngon đủ dinh dưỡng cho sức khỏe.

Giàu axit folic

là một chất dinh dưỡng độc đáo và không thể xem nhẹ lợi ích của nó đối với phụ nữ mang thai. Nó giúp phát triển tối đa hệ thần kinh của trẻ và còn góp phần hình thành một hệ vận động khỏe mạnh. Hơn thế nữa, trong giai đoạn đầu khi mang thai là lúc mẹ bầu cần bổ sung thực phẩm giàu axit folic để tránh bị hay sinh non.

Hỗ trợ tiêu hóa

Không thể phủ nhận khoai tây là thực phẩm bổ dưỡng cho thai phụ, nhưng mẹ bầu cũng cần lưu ý chọn cách chế biến phù hợp. Khoai tây nghiền là món ăn rất có lợi cho thai kỳ, đặc biệt đối với những mẹ bầu có vấn đề về tiêu hóa thì món ăn này giúp giảm dịch vị axit trong dạ dày.

Thanh lọc cơ thể

Khoai tây nghiền luôn là lựa chọn hoàn hảo vì nó giúp loại bỏ độc tố và cặn bã trong cơ thể. Điều này giúp cho mẹ bầu có được sự thoải mái nhất định.

Khoai tây nướng cũng có những ảnh hưởng tích cực đến mẹ bầu nếu chế biến chín cả phần vỏ để ăn. Vỏ khoai tây chứa rất nhiều kali và vô cùng cần thiết cho một hệ tim mạch khỏe mạnh.

Giải quyết vấn đề mắt quầng thâm

Thai phụ thường hay gặp phải vấn đề về bọng mắt. Điều này khiến mẹ bầu trông kém sắc và rất khó để khắc phục. Những mối lo trên hoàn toàn có thể được giải quyết bằng cách đắp lát khoai lên vùng da thâm quầng, khiến mẹ bầu tự tin hơn hẳn đấy.

Nguyên liệu làm đẹp tuyệt vời

Khi mang thai, có rất nhiều thay đổi trong nội tiết tố của người mẹ. Nước ép từ củ khoai tây cũng được xem là một phương thuốc tự nhiên này giúp mẹ bầu có một làn da trắng hồng, tươi trẻ, không tì vết.

Bà bầu có nên ăn khoai tây chiên ?

Khoai tây chiên là món ăn khoái khẩu của rất nhiều bà bầu. Tuy nhiên, nếu ăn khoai tây chiên quá nhiều rất có thể gây hại đến sức khỏe thai nhi mà mẹ bầu cần phải lưu ý.

Khoai tây là loại thực phẩm giàu tinh bột nên khi chiên nướng ở nhiệt độ cao sẽ hình thành acrylamide – một loại chất hoá học độc hại. Khi phụ nữ mang thai hấp thụ một lượng lớn chất này sẽ khiến thai nhi sinh ra bị nhẹ cân hơn tiêu chuẩn trung bình và có chu vi đầu nhỏ hơn trẻ bình thường.

Nhiều nghiên cứu cũng cho thấy nếu mẹ bầu có chế độ ăn uống chứa hàm lượng acrylamide cao sẽ sinh ra con nhẹ cân hơn 132 g so với con của những mẹ bầu ít hấp thụ hóa chất này. Theo đó, những trẻ sơ sinh có mức cân nhẹ hơn với tiêu chuẩn trung bình thường dễ gặp những biến chứng về sức khỏe từ khi còn nhỏ cho đến khi trưởng thành. Những trẻ này có xu hướng mắc các bệnh về tim, tiểu đường hoặc loãng xương.

Không những vậy, khoai tây chiên còn chứa rất nhiều chất béo và muối, ăn nhiều dễ khiến mẹ bầu bị béo phì hay có nguy cơ mắc bệnh cao huyết áp. Bên cạnh đó, chất acrylamide có trong khoai tây là chất rất dễ gây bệnh ung thư.

Như đã phân tích ở trên, chấp acrylamide trong khoai tây có thể gây ảnh hưởng tới sức khoẻ của mẹ bầu và sự phát triển của thai nhi. Để hạn chế lượng chất có hại cho sức khỏe, Mẹ bầu nên chế biến khoai tây nấu hoặc hấp thay vì sử dụng khoai tây chiên.

Những lưu ý khi chế biến khoai tây chiên

Mẹ bầu có thể gọt vỏ và ngâm nước trước khi chế biến món ăn: Để hạn chế chất acrylamide có trong khoai tây mẹ bầu nên chú ý gọt vỏ khoai rồi ngâm từ 30 -120 phút sẽ giảm được từ 38 – 48 % chất độc hại.

Nhiều nhà khoa học đã khuyến cáo rằng nếu muốn giảm thiểu tác hại của chất acrylamide trong khoai tây chiên, mẹ bầu cần tránh chiên quá lửa hay chiên đi chiên lại nhiều lần. Vì hiện nay, vẫn chưa có giải pháp nào loại bỏ hoàn toàn chất độc hại ra khỏi thực phẩm.

Một lưu ý nhỏ là tránh ăn chuối sau khi ăn khoai tây. Vì chúng góp phần tạo nên nhiều chất carbohydrate, gây ra bệnh béo phì ở bà bầu.

Nên ăn khoai tây với thịt bò. Bởi chất xơ trong thịt bò ăn nhiều sẽ không có lợi cho niêm mạc dạ dày, nhưng khi xào thịt bò với khoai tây thì chất xơ của thịt bò sẽ tác dụng với axit folic trong khoai tây để hình thành nên chất dinh dưỡng khác tốt cho cơ thể.

Bà bầu sau sinh có được ăn khoai tây?

Theo Đông ý, Khoai tây là loại thực phẩm có vị ngọt, tính bình, có tác dụng điều hòa chức năng dạ dày và tăng cường chức năng tiêu hóa. Khoai tây có thể điều trị một số bệnh về đường tiêu hóa như viêm loét dạ dày, táo bón, kén ăn, quai bị, đau đầu, …

Trong y học Phương Tây, một số nước đã áp dụng khoai tây để chữa trị một số bệnh về tim mạch và tiêu hóa như Nga, Thụy Điển, Mỹ. Nghiên cứu cho thấy những người ăn khoai tây có khả năng mắc các bệnh tim mạch là 29%, còn những ai không sử dụng khoai tây thì khả năng mắc các bệnh đó lên tới 42%.

Trong khoai tây có hàm lượng tinh bột cao cùng cenllulose, vitamin B1, B2, khi khoai tây thì có hàm lượng vitamin C cần thiết cho cơ thể.

Theo cả Đông y và Tây y thì ăn khoai tây không bị mất sữa mà còn cung cấp các chất dinh dưỡng và vitamin thiết yếu cho cơ thể người mẹ. Khoai tây có tác dụng làm mát cơ thể, ngăn ngừa táo bón tốt cho trẻ thông qua sữa mẹ. Không chỉ vậy, khoai tây còn tốt cho tim mạch, tăng cường sức khoẻ hệ tiêu hoá.

Món ngon từ khoai tây cho bà bầu

Với các bà bầu nghiện khoai tây, hãy tạm chia tay những món không tốt cho em bé như khoai tây chiên, nướng… Bù lại, các mẹ có thể thay thế bằng nhiều món ngon từ khoai tây khác như: khoai tây xào thịt bò, khoai tây hầm xương, súp khoai tây rau củ …

* Chuẩn bị

– Thịt bò, khoai tây, cà rốt đủ lượng vừa ăn

– Hạt tiêu, hành khô, tỏi khô, nước mắm, muối, mì chính.

Cách làm

Bước 1: Thịt bò rửa sạch, thái miếng to bằng bao diêm.

– Khoai tây, cà rốt gọt bỏ vỏ, rửa sạch, thái miếng (Lưu ý ngâm nước khoai tây ít nhất nửa giờ).

– Hành, tỏi bóc bỏ vỏ, đập dập, băm nhỏ.

Bước 2: Phi thơm hành, tỏi, trút thịt vào đảo săn rồi nêm mắm muối vừa ăn, để cho ngấm.

– Đổ nước sôi ngập thịt rồi đậy vung, đun âm ỉ cho thịt mềm.- Cho tiếp khoai tây, cà rốt, đun cho khoai chín bở, cho mì chính. Múc ra bát, rắc hạt tiêu và rau thơm vào.

Một số lưu ý với các bà mẹ là không nên chế biến khoai tây bằng phương pháp chiên, rán hoặc xào vì đây đều là những món nhiều dầu mỡ, có tác động không tốt đến sức khỏe của cơ thể các mẹ và bé. Những phương pháp chế biến thức ăn với nhiều dầu mỡ chứa hàm lượng calo cao và rất ít dưỡng chất. Không chỉ vậy, dầu mỡ cũng là một trong những nguyên nhân gây nên các vấn đề với sữa mẹ và có thể gây kích ứng cho dạ dày của bé.

Nhờ hàm lượng vitamin cao trong khoai tây mà nhiều người sử dụng khoai tây trong việc làm đẹp, khoai tây có tác dụng chống viêm, làm mờ các vết sần, có tác dụng dưỡng da và làm giảm thiếu các nếp nhăn làm cho bề mặt da mẹ căng mịn, trắng hồng.

Khoai tấy rất tốt cho sức khỏe của mọi người, tuy nhiên để bà bầu ăn khoai tây thế nào cho hiệu quả và đầy đủ dưỡng chất thì các mẹ tránh dùng củ khoai tây đã mọc mầm nhằm phòng ngừa ngộ độc thực phẩm từ khoai tây. Khi gọt khoai tây nên khoét bỏ mắt và những phần đã chuyển sang màu sắc khác để đảm bảo sức khỏe tốt nhất cho cả mẹ và bé.

Cập nhật thông tin chi tiết về Bà Bầu Ăn Thịt Ếch Có Tốt Không ? Bà Bầu Ăn Thịt Ếch Có Được Không ? trên website Raffles-hanoi.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!