Bạn đang xem bài viết Bánh Cuốn Ngon Nguyễn Trãi Thanh Xuân được cập nhật mới nhất tháng 9 năm 2023 trên website Raffles-hanoi.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Bánh cuốn – món ăn dân dã của người Việt Nam được nhiều người ưa thích. Còn gì bằng việc được thưởng thức từng miếng bánh nóng hổi, trắng trong, dai dai quyện lẫn vị giòn ngọt của nhân bánh. Tại Hà Nội có rất nhiều quán để thưởng thức một trong những món ăn dân dã truyền thống của người Việt nhưng để tìm được quán ăn ngon không hề đơn giản. Hôm nay chúng tôi xin giới thiệu tới thực khách quán BÁNH CUỐN NÓNG- GÀ TẦN tại Số 20 ngõ 72 Nguyễn Trãi- Thanh Xuân- Hn là địa chỉ tin cậy của nhiều thực khách sành ăn trong những năm gần đây.
Với không gian không quá rộng rãi nhưng vô cùng ấm áp, lịch sự, sạch sẽ. Quán sẽ là địa chỉ lý tưởng để bạn đến thưởng thức các món ăn ngon cùng bạn bè người thân. Đúng như tên gọi món chủ đạo là món bánh cuốn nóng đặc biệt. Bánh cuốn ở quán được làm 100% từ bột gạo tự xay và được pha chế với một công thức riêng tạo nên hương vị bánh cuốn đặc biệt: dẻo, dai, bùi, thơm bột gạo và không thể lẫn với hương vị bánh cuốn của những cửa hàng khác. Nguyên liệu chính, đó là gạo. Nếu gạo không ngon, bánh sẽ không trắng, mịn, có mùi thơm đặc trưng. Quán tuyệt đối không sử dụng hàn the hay các chất phụ gia khác nên được khách hàng tin tưởng.
Tùy theo khẩu vị mà bạn có thể chọn bánh cuốn ăn cùng chả lẫn, chả quế, chả nướng hay bánh cuốn trứng. Mỗi món ăn có hương vị đặc trưng riêng nhưng vẫn giữ trọn vị ngon của bánh cuốn.
Gắp miếng bánh cuốn được cắt vừa miệng chấm đẫm vào bát nước mắm rồi cho lên miệng. Bạn sẽ thấy hết cái vị ngon của món ăn này với đủ mùi vị của nước chấm cùng vị bùi bùi của nhân bánh. Ăn thêm miếng chả quế kèm rau sống tươi mát thì sẽ khiến bạn nhớ mãi không quên. Không chỉ vậy, quán còn có rất nhiều các món ngon khác để thực khách thưởng thức như bún mọc, bún giả cầy, bún chả, mì gà tần, gà tần thuốc bắc…
Với tâm huyết làm nghề lâu năm của anh chị chủ quán, cùng các món ăn ngon, quán hứa hẹn là địa chỉ dừng chân tin cậy của nhiều thực khách có nhu cầu trải nghiệm các món ăn ngon tại Hà nội.
BÁNH CUỐN NÓNG- GÀ TẦN Địa chỉ: Số 20 ngõ 72 Nguyễn Trãi- Thanh Xuân- Hn Điện thoại: 0975272611 https://www.facebook.com/B%C3%A1nh-Cu%E1%BB%91n-Nong-G%C3%A0-T%E1%BA%A7n-320887135457079/ Quán nhận SHIP hàng khu vực hà nội với giá cả vô cùng hợp lý. Mọi chi tiết xin vui lòng liên hệ:
Làm Bánh Cuốn Thanh Trì Ngon
Đặc trưng của bánh cuốn Thanh Trì, bánh tráng có kĩ thuật từ lâu đời. Bánh rất mỏng, dẻo, dai, mặc dù không có nhân thịt nhưng bánh cuốn Thanh Trì vẫn quyễn rũ người ăn. Khi xem những người Thanh Trì tráng bánh cuốn cảm giác như những nghệ nhân điêu luyện. Người dân Thanh Trì chọn gạo cũng rất kỹ phải là gạo Khang Dân không dẻo quá, cũng không cứng quá để bột mịn mà không nát và phải ngâm và xay ra thành bột nước. Nồi nước để tráng bánh lúc nào cũng sôi 100độC, để bánh chín nhanh và có độ dẻo không bị nát. Khi lấy bánh ra thì được thoa một lớp mỡ hành mỏng và mộc nhĩ ( nấm mèo) băm nhỏ cho bóng bẩy và đẹp mắt.Trước đây thường là bánh không có nhân thịt, nhưng bây giờ các nhà hàng quán nâng cấp nên bánh cuốn Thanh Trì có cả nhân thịt và mộc nhĩ. Bánh được tráng rồi chồng lên nhau nhiều lớp, khi ăn người ta mới bóc ra từng lớp một xếp ra đĩa ăn kèm rau thơm và rau mùi, hành phi thơm lừng có thêm chả quế, và nhúng một đầu tăm tinh dầu cà cuống nữa thì thật là tuyệt.
Nguyên LiệuNguyên Liệu làm cho khoảng 6 người ăn
500g gạo Khang Dân
1 muỗng canh đầy bột năng
1000 ml nước ( để xay)
1 muỗng cafe muối
50 gr mộc nhĩ khô ( nấm mèo, xem phần chế biến mộc nhĩ)
200 ml dầu ăn
200 gr hành củ tây ( xem phần cách làm nhân)
300 gr hành khô ( xem phần cách chế biến hành khô)
Đường, giấm, nước mắm, tiêu, ớt quả tươi
Cách Làm 1. Ngâm gạo500gr gạo Khanh Dân cho vào xô hoặc nồi ngâm khoảng 4-5h đồng hồ
2. Xay bộtCho gạo đã ngâm vào cối đá xay nhuyễn. Khi xay cho vòi nước rưới đều lên gạo. Nước rưới đều giúp hỗn hợp gạo xay nhuyễn hơn.
Thường ta xay 1-2 lần, bánh cuốn Bà Hanh xay đến 3 lần! Điều này giúp cho tinh bột gạo mịn , mềm hơn, khi tráng bánh sẽ chín đều, liên kết bánh đẹp hơn.
Hỗn hợp bột được xay đựng vào nồi hoặc chậu, mình có thể cất vào tủ lạnh để bảo quản giúp bánh không bị chua
Pha bột ta cho một muỗng canh bột năng với trộn 1 muỗng cafe muối
Đổ nước vào chung với bột cho tới khi vừa độ sánh để tráng
4.Nồi tráng bánhCho nước vào nồi tráng bánh, nấu sôi để lửa lớn, nước sôi rồi bắt đầu đổ bột lên
5. Công đoạn tráng bánhĐổ bột bánh lên khuôn nhanh và đều tay , điều này giúp tráng bánh mỏng và đều, sau đó đậy nắp lại cho bánh chín. Quá trình này mất khoảng 3 giây. Bánh chín rồi nhẹ nhàng lấy bánh ra và để vào vỉ buồm. Cứ như vậy tráng hết chỗ bột bánh.
Nếu tráng không hết ta có thể để hỗn hợp bột vào tủ lạnh để bảo quản lần sau thay nước và tráng bánh tiếp. Điều này giúp bánh không bị chua.
Là một miếng cói hình cái mâm được đan đẹp mắt, khi bánh để mâm thì phải bỏ mỡ vào để khỏi bị dính, nhưng mỡ vào bánh thì khi ăn sẽ không ngon. Vĩ buồm có tác dụng chống dính vì nó làm từ cói, cói có công năng giữ ẩm có thể hút nước mà không bị dính. Nhờ có vĩ buồm nên khi ăn bánh không bị mỡ, bị ngấy. Điều này khác biệt với bánh tráng trên mâm nhôm)
7. Nhân BánhMộc nhĩ khô ngâm nở rửa sạch thái và băm nhuyễn rồi xào với hành
Hành tây củ to thái nhỏ, phi trước.
Thịt vai xay nhỏ
Thịt ướm với gia vị đun chín
Cho hành tây thái nhỏ cùng với mộc nhĩ và gia vị, đun chín và trỗn hỗn hợp này cùng với thịt.
Bỏ tiêu và gia vị vào vừa ăn. Như vậy ta có hỗn hợp nhân bánh cực ngon (xem them cách làm nhân ngon)
8. Bỏ nhân cuộn bánhLấy thìa xúc hỗn hợp nhân bánh trải đều nhân trên chiếc bánh mới tráng, gập chéo hoặc gập đôi cuộn lại thành chiếc bánh như bánh đa nem. Sau đó gắp ra đĩa.
9. Phần hành phiCắt hành lá cho nhuyễn rồi cho vào một tô chịu được nhiệt độ nóng, cho nửa muỗng cafe muối, nửa muỗng cafe đường. Đun nóng 200ml dầu ăn xong đổ vào tô hành lá cắt nhuyễn quậy đều, muối và đường giúp mỡ hành có màu xanh đẹp hơn. ( Bánh này là bánh tráng không có nhân)
Mỡ hành xong rồi có màu xanh đẹp như vậy.
10. Hành khôHành củ tím bóc võ, cắt lát xong phi vàng. Trong lúc phi đổ chảo nhiều dầu sao cho dầu sôi già, lúc đó cho hành vào phi. Khi hành có màu vàng nhạt đổ ra rổ thưa để ráo dầu, đổ ra cất vào lọ hoặc túi nilon kín để cho hành không bị íu, dòn tan.
11. Nước chấmCách pha nước mắm bánh cuốn :
-100gr nước ấm ( đã nấu sôi )
-30gr đường
-30gr nước mắm ngon
-Tỏi ớt băm nhỏ
-Bột ớt tiêu vườn
Pha nước, đường, giấm và nước mắm cho các gia vị hoà tan khi ăn cho thêm tỏi ớt tuỳ sở thích và chút tiêu. Nếu nước mắm của bạn mặn thì phải cho thêm đường vào nước nha.
12. Bày ra đĩaBánh tráng xong xếp chồng lên nhau để như nem, rắc hành phi lên bánh và bày ra đĩa.
13.Thưởng thứcBánh cuốn Thanh Trì ăn kèm với rau thơm, rau mùi và chả quế với nước mắm chua ngọt dịu nhẹ nhàng, thơm ngon của hành.
Ngoài ra bạn có thể ăn kèm với nem sả với nước xốt tương ớt tự làm
Mướt Mát Bánh Cuốn Thanh Trì
Hàng năm, cứ vào ngày 1/3 âm lịch, dân làng Thanh Trì lại mở hội, trong hội có cuộc thi tráng bánh cuốn giữa các thôn trong làng. Trong cuộc thi, mỗi đội phải tráng cả bánh cuốn lá lẫn bánh cuốn nhân.
Theo thần tích của địa phương, nhân dân đã tụ họp về đây khai khẩn đất từ thời Hùng Vương. An Quốc, con trai vua Hùng thứ 18 (là bạn của Sơn Tinh) đã dạy dân làm nghề bánh cuốn. Bánh được làm từ những loại gạo ngon, xay mịn như nước, lá bánh mỏng tang như tờ giấy, được thoa thêm một chút mỡ phi hành cho thơm.
Quy trình làm bánh cuốn Thanh Trì rất công phu. Gạo phải lựa mua loại gạo tẻ ngon, ngâm chừng vài ba tiếng rồi vo sạch. Sau đó, gạo được xay thành bột nước. Khi tráng bột bánh trên phên cũng phải thật tinh khéo, lá bánh càng mỏng càng ngon.
Nhà văn Thạch Lam đã viết về bánh cuốn Thanh Trì: “Múc lưng muôi bột, dàn đều trên khuôn vải, đậy nắp vung lại. Đợi khi mở nắp vung ra, mặt bánh phồng lên tức là bánh đã chín. Sau lấy que tre xọc ngang, nguyên một tờ gạo mong manh được nhắc ra. Xoa một tý mỡ hành cho bóng bẩy rồi gấp lại”.
Một trong những bí quyết để có được những mẻ bánh ngon là chọn gạo ngon, gạo có ngon thì mặt bánh mới láng mượt, óng ả. Nếu gạo quá dẻo thì bánh nát, còn gạo kém thì bánh sẽ không thơm ngon. Khâu quan trọng xay bột. Bột được xay nhuyễn nên mặt bánh cuốn mới được láng bóng, óng ả. Nếu bột loãng quá bánh sẽ nát, mà đặc quá bánh sẽ dày mình.
Ngày nay, các công đoạn làm bánh cuốn đã được cơ giới hóa, nhưng trong hội làng, người dân Thanh Trì vẫn phải chế biến theo lối cổ – nghĩa là bột vẫn được xay từ những chiếc cối đá làm từ đá xanh Thanh Hóa. Và để bánh mỏng tang, trắng mịn thì chậu bột được pha theo một tỷ lệ riêng.
Bánh cuốn Thanh Trì đặc biệt nhất ở chỗ tráng mỏng, hành mỡ thoa vào mướt mặt mà nếm thì thanh nhẹ, sắc trắng của bánh nổi bật cùng những đốm nhân màu nâu đỏ của hành phi.
Bánh cuốn Thanh Trì và cách ẩm thực
Bánh cuốn Thanh Trì mang hương vị riêng của Hà Nội. Bánh được tô điểm thêm bằng hành phi vàng thơm nức và chút ruốc tôm hồng như phấn làm đẹp thêm những chiếc bánh cuốn trắng.
Một đĩa bánh cuốn nóng sẽ có mùi hương của gạo mới, độ dẻo vừa phải của miếng bánh ăn kèm với lát chả quế ngầy ngậy điểm thêm vài nhánh rau ngò, rau húng thơm.
Bánh cuốn nóng nhân thịt được “kế thừa” từ bánh cuốn Thanh Trì mà ra. Những chiếc bánh cuốn nóng óng mượt vỏ bóng mỏng tang, óng như lụa để khoe lớp nhân thịt cùng nấm hương ẩn hiện bên trong. Rồi rau thơm Láng, giò chả Ước Lễ trong một bát nước chấm ngon làm tăng thêm mùi vị cho đĩa bánh cuốn nóng.
Bánh cuốn ngon không thể thiếu nước chấm, phải pha sao để mà dậy được cái mùi cà cuống lên thì thật là tuyệt vời. Dù là bánh cuốn nguội Thanh Trì hay bánh cuốn nóng thì cần phải có nước chấm vừa miệng. Pha nước chấm là bí quyết riêng của mỗi cửa hàng. Khách tới những cửa hàng bánh cuốn ngon đều mê mẩn thứ nước màu hổ phách thơm dịu đó.
Nước chấm bánh cuốn không thiên về vị chua mà cần cân bằng giữa vị mặn của nước mắm và vị ngọt của đường. Chén nước mắm nhỏ, không quá mặn, không quá chua, không cay quá. Có lẽ vì bánh cuốn vốn mềm mại, thanh mát nên nước chấm đi cùng cũng dìu dịu như vậy để hài hòa./.
Top Nhà Hàng Ngon Ở Nguyễn Trãi Quận 1
Đủ các loại nhà hàng ngon ở Nguyễn Trãi. Nào là: hải sản, món Việt, món Âu … cùng nhiều ưu đãi hấp dẫn tới 50%, bạn tha hồ lựa nha!
Sau 26 năm xây dựng và phát triển, từ một xe hủ tiếu cá bình dân mang phong cách Hoa theo xu hướng ngày ấy, nhà hàng Dìn Kí nay trở thành nhà hàng được ưa chuộng với chất lượng thức ăn hảo hạng, thực đơn ngày càng đa dạng các món Âu – Á – Việt.
Thực đơn phong phú, thay đổi liên tục: Lẩu chả cá thác lát khổ qua, Lẩu gà tiềm ớt hiểm; Lẩu hải sản Thái Lan; Chả giò Dìn Ký; Hủ tiếu cá; Cua thịt; Cá bống mú; Tôm sú; Tôm tích… chắc chắn sẽ làm bạn hài lòng.
Chuyên Gia Lẩu mang đến những set lẩu thơm ngon, tròn vị. Với nguyên liệu tươi sạch, lựa chọn trong ngày đi kèm nước lẩu đặc trưng của nhà hàng chắc chắc sẽ đem lại một bữa ăn ý nghĩa cho bạn và người thân yêu.
Bạn có thể chọn cho mình một nồi lẩu hải sản cay đậm đà của sa tế kết hợp với hương vị ngọt đậm của các loại hải sản tươi ngon; lẩu xí quách bổ dưỡng, thanh mát với nước hầm từ xương ống kết hợp cùng nấm tuyết, trái lê và nước hạnh nhân, tạo nên vị ngọt thanh; lẩu Tứ Xuyên cay nồng vang danh … Cùng nhiều món Hoa vô cùng hấp dẫn.
Nhà hàng Chen Nguyễn Trãi mang đến thực đơn các món nướng hấp dẫn từ tên gọi cho đến hương vị, đủ sức lay động khẩu vị của bất kỳ thực khách khó tính nào.
Bạn sẽ không thể cưỡng lại được với thực đơn hấp dẫn như: bò ba rọi, bò Mỹ miếng, thăn ngoại bò Kobe, dẻ sườn bò, thịt heo Miso, đùi gà rút xương, vú dê, cá Shisamo, mực ống kim, hàu nướng phô mai …
Được làm từ nguyên liệu tươi ngon nhất, những miếng sushi quyến rũ thực khách với đủ mùi vị và sắc màu khác nhau. Đưa từng miếng sushi nhỏ xinh vào miệng, nhắm mắt lại để thưởng thức, bạn sẽ cảm nhận được vị mằn mặn của muối, vị chua chua của giấm, và dư vị riêng khác của từng loại hải sản tươi sống, không thể thiếu chút cay nồng của wasabi cùng dư vị dịu ngọt của cơm.
Đến nhà hàng Miya Sushi & BBQ – Nguyễn Trãi, Quận 1 để thưởng thức những phần sushi khó cưỡng này nào!
PasGo – Mạng lưới nhà hàng ngon
Tổng đài Tư vấn – Đặt bàn: 19006005
Bánh Cuốn Thanh Trì Món Ngon Hà Thành
Làng Thanh Trì là làng cổ của Thăng Long – Hà Nội, nay thuộc huyện Thanh Trì, Hà Nội, có nghề làm bánh cuốn cổ truyền.
Hàng năm, cứ vào ngày 1/3 âm lịch, dân làng Thanh Trì lại mở hội, trong hội có cuộc thi tráng bánh cuốn giữa các thôn trong làng.
Trong cuộc thi, mỗi đội phải tráng cả bánh cuốn lá lẫn bánh cuốn nhân.
Theo thần tích của địa phương, nhân dân đã tụ họp về đây khai khẩn đất từ thời Hùng Vương. An Quốc, con trai vua Hùng thứ 18 (là bạn của Sơn Tinh) đã dạy dân làm nghề bánh cuốn. Bánh được làm từ những loại gạo ngon, xay mịn như nước, lá bánh mỏng tang như tờ giấy, được thoa thêm một chút mỡ phi hành cho thơm.
Quy trình làm bánh cuốn Thanh Trì rất công phu. Gạo phải lựa mua loại gạo tẻ ngon, ngâm chừng vài ba tiếng rồi vo sạch. Sau đó, gạo được xay thành bột nước. Khi tráng bột bánh trên phên cũng phải thật tinh khéo, lá bánh càng mỏng càng ngon.
Nhà văn Thạch Lam đã viết về bánh cuốn Thanh Trì: “Múc lưng muôi bột, dàn đều trên khuôn vải, đậy nắp vung lại. Đợi khi mở nắp vung ra, mặt bánh phồng lên tức là bánh đã chín. Sau lấy que tre xọc ngang, nguyên một tờ gạo mong manh được nhắc ra. Xoa một tý mỡ hành cho bóng bẩy rồi gấp lại”.
Một trong những bí quyết để có được những mẻ bánh ngon là chọn gạo ngon, gạo có ngon thì mặt bánh mới láng mượt, óng ả. Nếu gạo quá dẻo thì bánh nát, còn gạo kém thì bánh sẽ không thơm ngon. Khâu quan trọng xay bột. Bột được xay nhuyễn nên mặt bánh cuốn mới được láng bóng, óng ả. Nếu bột loãng quá bánh sẽ nát, mà đặc quá bánh sẽ dày mình.
Ngày nay, các công đoạn làm bánh cuốn đã được cơ giới hóa, nhưng trong hội làng, người dân Thanh Trì vẫn phải chế biến theo lối cổ – nghĩa là bột vẫn được xay từ những chiếc cối đá làm từ đá xanh Thanh Hóa. Và để bánh mỏng tang, trắng mịn thì chậu bột được pha theo một tỷ lệ riêng.
Bánh cuốn Thanh Trì đặc biệt nhất ở chỗ tráng mỏng, hành mỡ thoa vào mướt mặt mà nếm thì thanh nhẹ, sắc trắng của bánh nổi bật cùng những đốm nhân màu nâu đỏ của hành phi.
Bánh cuốn Thanh Trì mang hương vị riêng của Hà Nội. Bánh được tô điểm thêm bằng hành phi vàng thơm nức và chút ruốc tôm hồng như phấn làm đẹp thêm những chiếc bánh cuốn trắng.
Một đĩa bánh cuốn nóng sẽ có mùi hương của gạo mới, độ dẻo vừa phải của miếng bánh ăn kèm với lát chả quế ngầy ngậy điểm thêm vài nhánh rau ngò, rau húng thơm.
Bánh cuốn nóng nhân thịt được “kế thừa” từ bánh cuốn Thanh Trì mà ra. Những chiếc bánh cuốn nóng óng mượt vỏ bóng mỏng tang, óng như lụa để khoe lớp nhân thịt cùng nấm hương ẩn hiện bên trong. Rồi rau thơm Láng, giò chả Ước Lễ trong một bát nước chấm ngon làm tăng thêm mùi vị cho đĩa bánh cuốn nóng.
Bánh cuốn ngon không thể thiếu nước chấm, phải pha sao để mà dậy được cái mùi cà cuống lên thì thật là tuyệt vời. Dù là bánh cuốn nguội Thanh Trì hay bánh cuốn nóng thì cần phải có nước chấm vừa miệng. Pha nước chấm là bí quyết riêng của mỗi cửa hàng. Khách tới những cửa hàng bánh cuốn ngon đều mê mẩn thứ nước màu hổ phách thơm dịu đó.
Nước chấm bánh cuốn không thiên về vị chua mà cần cân bằng giữa vị mặn của nước mắm và vị ngọt của đường. Chén nước mắm nhỏ, không quá mặn, không quá chua, không cay quá. Có lẽ vì bánh cuốn vốn mềm mại, thanh mát nên nước chấm đi cùng cũng dìu dịu như vậy để hài hòa
Bánh Cuốn Thanh Hóa: Món Ngon Xứ Thanh Phải Ăn 1 Lần
Nói đến bánh cuốn thì chắc hẳn không còn quá xa lạ với người dân Việt Nam chúng ta. Mỗi một vùng miền sẽ mang lại hương vị bánh cuốn khác nhau. Nhưng nếu ai đã từng thưởng thức bánh cuốn Thanh Hóa thì chắc chắn sẽ bị “nghiện” ngay từ lần đầu tiên bởi hương vị cực ngon, không thể lẫn với nơi nào khác.
Bánh cuốn Thanh Hóa gây ấn tượng với thực khách bởi độ mềm nhưng vẫn giữ được độ dai không bị bở. Không chỉ có bột ngon, nhân xuất sắc và nước chấm đậm đà, để bánh được thơm, ngon bắt mắt nhất còn phải phụ thuộc nhiều vào người tráng bánh. Người xứ Thanh có bí quyết riêng để làm món bánh cuốn ngon và không hề lẫn với bất kỳ nơi nào khác. Cũng vì lẽ đó mà bánh cuốn Thanh Hóa nổi tiếng và được nhiều người yêu thích nhất. Dù ăn ở đâu đi chăng nữa, hương vị bánh cuốn Thanh Hóa vẫn là số 1 trong lòng thực khách.
2.1. Nguyên liệu làm bánh cuốn Thanh HóaBánh cuốn là món ăn đặc sản Thanh Hóa trứ danh sử dụng nguyên liệu chính là gạo tẻ. Gạo được tuyển chọn từ vùng trồng lúa nổi tiếng của Thanh Hóa như Vĩnh Lộc, Yên Định, Thiệu Hóa và Hoằng Hóa. Những hạt gạo ở đây mọng tròn, đều tăm tắp, dẻo thơm.
Gạo được mang đi ngâm từ 5-8 tiếng cho đến khi ngậm đủ nước và được pha tỷ lệ thích hợp để khi bánh nguội vẫn giữ được độ thơm ngon. Sau đó cho vào cối đá xay bằng tay. Dưới sự kiên trì của người làm bánh, qua từng vòng quay nhẫn nại, ứa thành những dòng bột nước trắng mịn. Bột nước này được ủ qua đêm, đạt đến độ chua thích hợp rồi đem đi tráng. Bột bánh phải được xay bằng cối đá mới chuẩn vị. Nếu bột xay bằng máy xay công nghiệp thô thì miếng bánh làm ra sẽ bị dày, không ngon.
Phần nhân bánh cũng được chế biến tỉ mỉ gồm thịt nạc vai, tôm tươi bóc vỏ, một ít hành và mộc nhĩ. Hành phải được xắt bằng tay, chiên vàng ruộm, không phải là loại hành phi sẵn đóng hộp vốn có màu nâu sẫm. Ngoài ra, để có được một đĩa bánh cuốn Thanh Hóa hấp dẫn thì không thể thiếu nước chấm. Nước chấm phải được pha từ nước mắm ngon, được chọn lọc như nước mắm Tĩnh Gia làm hoàn toàn thủ công, không có chất bảo quản, phẩm màu hay bột ngọt. Nước mắm được pha với tỷ lệ thích hợp, thêm chút nước cốt chanh tươi, rắc thêm vài hạt tiêu bắc, ít lát ớt tươi.
Dụng cụ làm bánh dùng để làm bánh cũng rất đặc biệt. Đó là một chiếc nồi bịt vải màn chừa lại một khe nhỏ để thoát hơi nước. Thêm một chiếc muôi múc bột, một ống nứa được thoa mỡ để chống dính, một cái nong tre nhỏ lật ngược cũng được thoa mỡ để trải và cuốn bánh.
Người làm bánh múc muôi bột, dùng chính cái muôi đó dàn bột thật đều trên lớp vải rồi đậy nắp vung lại, sau 30 giây là bánh chín. Lúc này mở vung ra rồi dùng ống nứa khéo léo lấy bánh ra trải rộng trên mặt nong rồi múc bột thoa lên lớp vải để làm cái tiếp theo.. Sau đó rải nhân, cuốn bánh lại và xếp vào đĩa. Để có thể thưởng thức bánh cuốn với hương vị thơm ngon nhất, bạn không nên ăn bánh làm sẵn mà phải ăn bánh ngay khi bánh vừa làm xong.
Khâu tráng bánh cũng phải thật sự cẩn thận, và phải có chút bí quyết riêng để miếng bánh cuốn vừa miệng, ngon và đẹp mắt. Bạn thấy đó, để có được một đĩa bánh cuốn thành phẩm, đòi hỏi sự kỳ công, tinh tế của người làm bánh. Sai một chút, vội một chút sẽ khiến món ăn này không còn chuẩn vị nữa.
3.1. Bánh cuốn Thanh Hóa Bà LànhBánh cuốn Bà Lành một địa chỉ đáng tin cậy và có chất lượng bánh cuốn Thanh Hóa chuẩn vị. Quán này khá nổi tiếng trong giới ẩm thực xứ Thanh bởi món bánh cuốn ngon từ vỏ bánh cho tới nhân bánh và cả nước chấm. Tuy nhiên, cũng vì quá nổi tiếng nên quán rất đông khách nên bạn hãy kiên nhẫn chờ đợi.
Địa chỉ: 252 Tống Duy Tân, phường Lam Sơn, Tp Thanh Hóa .
Cũng nằm trong top những quán bán bánh cuốn ngon tại Thanh Hóa. Bánh cuốn Nguyễn Trãi cũng rất đông khách bởi đạt chuẩn chất lượng từ hương vị lẫn vẻ ngoài bắt mắt, khiến bạn ăn một lần là nhớ mãi không quên.
Địa chỉ: 107 Nguyễn Trãi, Tp Thanh Hóa .
Cập nhật thông tin chi tiết về Bánh Cuốn Ngon Nguyễn Trãi Thanh Xuân trên website Raffles-hanoi.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!