Xu Hướng 3/2023 # Bánh Tét Lá Cẩm Cần Thơ Món Ngon Đặc Biệt Cho Ngày Tết # Top 7 View | Raffles-hanoi.edu.vn

Xu Hướng 3/2023 # Bánh Tét Lá Cẩm Cần Thơ Món Ngon Đặc Biệt Cho Ngày Tết # Top 7 View

Bạn đang xem bài viết Bánh Tét Lá Cẩm Cần Thơ Món Ngon Đặc Biệt Cho Ngày Tết được cập nhật mới nhất trên website Raffles-hanoi.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Cũng giống bánh chưng bánh tét được làm từ gạo nếp, thịt ba chỉ và đỗ xanh. Tuy nhiên điều đặc biệt của món bánh này chính là màu tím của lá cẩm, vị béo ngậy của nước cốt dừa cùng với thịt. Tất cả được kết hợp hài hòa với nhau lại mang đậm của miền Tây Nam Bộ. Các cty du lịch Sài Gòn luôn lựa chọn Cần Thơ là điểm đến vì sự hấp dẫn của món bánh này.

Để làm ra một chiếc bánh tét vừa ngon vừ đẹp mắt, đòi hỏi thợ làm bánh phải hết sức cẩn thận và khéo léo. Từ khâu chuẩn bị gạo, làm nhân, gói bánh và nấu bánh. Nguyên liệu phải được được chọn lựa kỹ càng, gạo nếp không được lẫn gạo tẻ và hạt phải căng tròn. Lá cẩm cũng phải tươi, không bị úa để màu bánh đẹp hơn.

Điều đặc biệt của có lẽ là ở nhân bánh. Nguyên liệu chính ở đây là lòng đỏ trứng. Bạn chỉ cần đập trứng rồi tách lầy lòng đỏ ngâm vào rượu trắng kết hợp với đỗ xanh và thịt ba chỉ tạo thành nhân trứng muối đặc trưng. Gia vị phải được tẩm ướp theo bí quyết riêng của các thợ làm bánh như vậy mới tạo được hương vị đậm đà của bánh tét. Cách làm này tưởng chừng đơn giản nhưng muốn thành công thì phải có sự tỉ mỉ và cẩn thận.

Các loại bánh tét lá cẩm

Ngày nay, do nhu cầu về bánh tét tăng cao nên các cửa hàng làm bánh tét cũng chú trọng hơn về mẫu mã cũng như chất lượng bánh. Có nhiều thương hiệu bánh trên thị trường được người tiêu dùng ưa chuộng. Bánh tét được đựng trong túi hút chân không giúp bảo quản trong thời gian dài hơn.

Để phù hợp với khẩu vị người miền Bắc, bánh tét được làm với nhân thập cẩm hột vị muối. Thành phần của bánh cũng vẫn là gạo nếp, nước cốt dừa, lá cẩm, thịt ba chỉ nhưng có thêm hột vị muối tạo nên hương vị đặc biệt. Bánh được làm dưới bàn tay khéo léo của những người thợ trở thành món quà biếu ý nghĩa trong dịp tết đến xuân về. Nếu chỉ thì bạn cũng đừng quên mua món bánh này về cho gia đình.

Ngoài ra, bánh tét lá cẩm còn được làm với các loại nhân chuối, nhân tôm khô, nhân đậu mỡ, đậu chay. Du khách đến Cần Thơ có thể thoải mái chọn loại bánh phù hợp với khẩu vị của mình. Hiện có rất nhiều tour du lịch Cần Thơ giá rẻ, đây chính là cơ hội để bạn tìm hiểu thêm về món bánh tét này.

Khám Phá Món Bánh Tét Lá Cẩm

Món bánh Tét thơm ngon đã trở thành món ăn quen thuộc của người dân Nam Bộ mỗi dịp xuân về, cùng như bánh chưng ở ngoài miền bắc vậy.

Đối với người miền Nam, đặc biệt là người vùng sông nước Cửu Long, món bánh Tét này dường như là một món ăn thân thuộc hàng ngày với họ như món cơm vậy. Tuy nhiên, cái nét thân thuộc đó lại là một nét vô cùng độc đáo với người dân vùng miền khác. Và đặc biệt món bánh tét lá cẩm ở Cần Thơ đã khiến nhiều ngường ngưỡng mộ không chỉ bởi vị ngon mà còn do nó có màu sắc hết sức đẹp mắt.

Những thương hiệu bánh tét lá cẩm nổi tiếng ở Cần Thơ có thể kể tên: bánh tét của nghệ nhân Huỳnh Thị Trọng, bánh tét Chín Cẩm, bánh tét Tư Đẹp…

Cách làm bánh tét đặc sản miền Nam Việt Nam cũng gần giống với cách làm món bánh chưng ở ngoài bắc. Cũng làm từ gạo nếp, nhân thịt với đỗ xanh bọc lá nhưng ngày nay người Nam Bộ khiến chiếc bánh tét sặc sỡ hơn bởi mầu tím đậm đà của lá cẩm.

Muốn làm được một chiếc bánh tét đẹp mắt và ngon miệng, việc lựa chọn nguyên liệu làm bánh cần phải rất cẩn thận và cầu kỳ. Loại nếp làm bánh phải là loại nếp thơm ngon không bị lẫn gạo tẻ, hạt nếp phải căng tròn không nép, được ngâm kỹ trong nước lá cẩm. Lá cẩm lấy nước phải là lá tươi không héo mới cho ra được màu bánh đẹp. Nếp sau khi ngâm được xào với nước cốt dừa, nêm nếm muối, đường, xào trên bếp lửa khoảng 1 tiếng đồng hồ cho màu lá cẩm cũng như nước cốt dừa ngấm đầy hột nếp, vừa chín khoảng 30% rồi mới gói. Xào cũng là khâu quan trọng. Nếu dư liều nước, bánh nhão, không ngon.

Bánh tét được đun trong khoảng 4 đến 5 tiếng đồng hồ, trong thời gian đun lửa phải đều để bánh có thế chín đều. Sau khi vớt ra, món bánh tét thơm ngon này có thể được sử dụng trong khoảng 7 ngày. Muốn có món bánh tét thơm ngon nóng hỏi ngày tết, người dân nơi đây phải thức qua đêm giao thừa để làm. Cả nhà quây quần bên nhau mỗi người một việc, cũng khiến cho không khí tết của gia đình thêm ấm cúng hơn.

Màu tím hồng của nếp cẩm làm nổi bật lớp nhân đậu xanh chắc nịch, thịt mỡ trong veo và trứng muối vàng ươm. Và khi thưởng thức món bánh tét lá cẩm người ta không thể nào mà quên được cái vị thơm dẻo của lớp gạo nếp cùng vị ngọt đậm đà của thịt và vị bùi bùi đăc trưng của trứng vịt muối, nó khác với nhân bánh tét làm từ đậu trắng, đậu đen nhân mỡ hành, nhân chuối theo kiểu truyền thống. Ngoài ra màu tím của lá cẩm cũng làm cho bánh tét thêm đẹp mắt hơn.

Ngày nay, người dân nơi đây cái tiến chiếc bánh tét lá cẩm thành những chiếc bánh tét vô cùng độc đáo như xếp nhân bánh để thành chứ Phúc chữ Lộc hay chứ Thọ, chính điều này khiến giá của chiếc bánh tét này cao hơn những loại bánh tét đơn giản khác, và đây cũng là một món quà ngày tết khá độc đáo và vô cùng ý nghĩa.

Mách nhỏ: Đặc sản cá Vũ Đại

Món Ngon Ngày Lễ? Thực Đơn “Đặc Biệt” Cho Dịp “Đặc Biệt”

Nấu nướng là “chuyện không của riêng ai”, chuyện mỗi ngày đối với hội nội trợ. Tuy nhiên, nấu vào dịp nào không hề giống nhau. Ngày thường có thể nấu đơn giản, ăn nhẹ nhàng một chút cũng được, chỉ cần đủ món. Tuy nhiên, với những ngày lễ, tết, … dịp đặc biệt cho những người đặc biệt cần phải là món ngon ngày lễ thật đặc biệt.

Nếu những ngày lễ chúng ta luôn ăn diện chỉnh chu hơn, trang điểm xinh đẹp hơn thì món ăn cũng cần sắc màu và cầu kỳ hơn. Tất cả sẽ tạo nên một ngày nghỉ thật sự “hoàn chỉnh”. Ăn ngon cũng đặc biệt làm tâm trạng của chúng ta vui vẻ, hạnh phúc hơn.

Cac-mon-nuoc-ca-nha-co-the-thuong-thuc

Bún bò Huế không chỉ dành riêng cho miền Trung mà khắp mọi nơi đều có thể “thấy mặt” món ăn này. Món ăn này đặc biệt bởi phần nước dùng cho thêm miếng mắm ruốc, miếng sa tế quen quen mà là lạ. Kết hợp thêm giò heo, chả quế và thịt bò. Đảm bảo cả nhà đều sẽ mê, đâu cần nấu nhiều thì mới thịnh soạn?

Một món ăn ngày lễ đặc biệt dành cho cả nhà từ người lớn đến trẻ con đều yêu thích. Bò kho không chỉ là “món chung” để cả nhà quây quần mà chúng còn có một khả năng kết hợp với mọi loại “ăn kèm”. Ông bà có thể ăn với cơm một cách truyền thống nhất. Bố mẹ thì ăn với bánh mì. Còn con mới lạ một chút với mì, bún, phở đều được cả.

Nước dùng ngon là dấu ấn đặc trưng khó lẫn đi đâu nhất của ẩm thực Việt. Nước dùng phải ngọt từ xương, đậm đà từ đủ loại thảo mộc quế, hồi, đinh hương, … Thế nhưng nấu nước dùng chuẩn vị không hề đơn giản, nhất là cân đo các loại nguyên liệu sao cho vừa là lại càng khó khăn với hội nội trợ trẻ.

Cuộc sống hiện đại, thị trường vốn luôn có sẵn các sản phẩm trợ giúp người nội trợ. Bạn vẫn có thể trổ tài nấu ngon dù không giỏi với các loại gia vị bán hoàn chỉnh như ViancoFoods . Với công thức truyền thống 60 năm, ViancoFoods đã được Vianco hòa phối hoàn hảo các loại thảo mộc một cách đầy đủ chuẩn hương với một ít phần vị. Phần còn lại nhường bạn trổ tài thêm chút gia vị cơ bản, muối, đường cho vừa vị cả nhà. Vẫn được nêm, vẫn có thể trổ tài đãi cả nhà những món ngon cho ngày lễ thật đặc biệt.

2. Món nướng, làm tiệc BBQ vừa trò chuyện vừa nhâm nhi

Nói đến tiệc tùng thì không thể nào mà thiếu đồ nướng. Chuẩn bị cực kì đơn giản mà lại ăn được nhiều, được lâu; đặc biệt để cả nhà quây quần bên bếp lửa hồng vừa nướng vừa chuyện trò.

Chuẩn bị nguyên liệu:

Tất cả những gì cả nhà yêu thích. Từ thịt bò, thịt heo, thịt gà đến hải sản tôm, cá, mực, bạch tuộc đều có thể đem nướng.

Thêm một ít rau củ cho đủ dinh dưỡng và ăn đỡ ngán.

Chuẩn bị đồ ướp: một hũ xốt sa tế dầu ViancoFoods cùng với các loại gia vị thông dụng nêm nếm thêm: muối, đường, hạt nêm, nước mắm. Thêm một hũ xốt cà súp ViancoFoods để tạo vị thơm ngọt tự nhiên.

Salad, dưa leo, kim chi và các loại rau ăn kèm theo sở thích cả nhà.

Sau đó tiến hành ướp toàn bộ nguyên với xốt sa tế dầu, xốt cà súp ViancoFoods . Bí quyết để mọi thứ đều vừa ăn hòa quyện là ướp thịt, rau củ riêng còn hải sản riêng. Thịt thêm nhiều gia vị muối, đường một chút cho đậm vị. Còn hải sản thì nêm nhẹ tay thôi vì chúng vốn đã có sẵn vị mặn. Sau đó thì bày biện các loại đồ ăn kèm, nước chấm. Chuẩn bị lò nướng lớn, cả nhà quây quần cùng nướng, ăn ngay tại chỗ cho nóng.

Tiec-nuong-BBQ-la-mon-ngon-ngay-le-de-lam-cho-ca-nha

Ăn ngon ngày lễ, cả nhà quây quần không, yên tâm “mùa biến động”

Thật ra ngày lễ cả nhà cũng có thể “dắt díu” nhau ra đường. Tuy nhiên, ngày mà người người nhà nhà đều có thời gian sẽ vẫn luôn đi kèm với ồn ào, đông đúc. Mùa biến động như hiện nay, chữ an toàn cần được đưa lên hàng đầu. Ở nhà ăn lễ thì lại vừa gắn bó lại vừa an tâm. Tiện cả đôi đường!

Sẵn tiện, chúng ta cũng có thể tiện thể xắn tay trở tài; tự chuẩn bị bàn tiệc mà cả nhà phải trầm trồ. Cái gì khó đã có bí quyết gia vị bán hoàn chỉnh ViancoFoods . Gia vị chuẩn cho mọi món ăn ngon, chuyện nấu không còn là áp lực. Ngày đặc biệt dọn một mâm cơm món ngon ngày lễ đặc sắc cùng nhau thưởng thức.

Ngay-le-ca-nha-co-the-quay-quan-nau-nuong

10 Món Đặc Sản Nổi Tiếng Của Cần Thơ

Ẩm thực Cần Thơ mang đậm nét đặc trưng của miền Tây sông nước, được kết tinh từ các món ăn đặc sản từ nhiều địa phương trong khu vực, chính vì thế văn hóa ẩm thực của người Cần Thơ rất đa dạng, phong phú.

Ở Cần Thơ, bánh tét ngon nhất thuộc về gia tộc họ Huỳnh ở Bình Thuỷ. Con cháu họ Huỳnh đã làm cho đòn bánh tét độc đáo hơn bằng cách nấu lá cẩm lấy nước xào nếp dẻo với nước cốt dừa và dùng thịt, trứng vịt muối làm nhân.

Muốn bánh ngon phải lựa nếp thật tốt, không lẫn gạo tẻ mới làm cho đòn bánh dẻo, ngâm với lá cẩm để có màu tím tự nhiên. Lá cẩm phải tươi, lá úa sẽ làm cho nước lá cẩm xuống màu. Thịt làm nhân phải là thịt tươi, ướp cho thịt tẩm thấm. Sau đó, cho nếp xào với nước cốt dừa trước khi gói. Bánh nấu từ 4 đến 5 tiếng là chín. Cắt bánh, vành ngoài ánh lên một màu tím mượt mà của nếp, bên trong là thịt, lòng đỏ trứng vịt muối, mỡ và đỗ tỏa mùi thơm.

Cắn một miếng bánh tét màu tím, nếp dẻo và cái vị ngọt của thịt, của hương thơm trứng muối như đọng trong đầu lưỡi. Nó khác với những đòn bánh tét đậu trắng, đậu đen nhân mỡ hành, nhân chuối theo kiểu truyền thống của người Việt.

Bánh tét từ lò Chín Cẩm, Tư Đẹp khá nổi tiếng, ngày thường bán ở chợ Xuân Khánh, An Thới, Mít Nài… nhiều du khách thập phương biết tiếng đều tới tận điểm bán hàng mua về làm quà.

Nem nướng thì vùng đất nào cũng có, nhưng mỗi nơi lại mang một hương vị, sắc thái riêng gắn với con người và thổ nhưỡng nơi đó. Bên bờ kinh Cái Răng từ hơn nửa thế kỷ trước đã nổi lên một đặc sản nem do chính tay người phụ nữ mà dân trong vùng gọi là Tư Khem sáng tạo nên. Nem Cái Răng đặc sản Cần Thơ không chỉ nổi danh trong thời gian đó mà lưu lại cho đến hôm nay, cho biết bao người khi đến vùng đất này phải tìm mà thưởng thức cho thỏa lòng.

Nem nướng Cái Răng ngon nhất vẫn là làm từ thịt lợn tươi, quết dẻo rồi vo tròn nướng trên than hồng. Từng viên nem tròn trĩnh, xâu bởi thanh tre chuốt nhỏ, mướt rượt mỡ, vàng rượm do được nướng khéo. Tuốt nhẹ một cái, những viên nem đã nằm gọn trong đĩa, bên cạnh rê bánh hỏi trắng tinh, nhất là bánh hỏi Phong Điền thì không còn gì bằng.

Cũng như một vài món ăn khác, người phương Nam ưa dùng rau thơm gói bánh tráng. Món nem nướng Cái Răng lại càng cần rau thơm, chuối chát, dưa leo, dứa, khế… mà phải là loại khế chua thì mới thấm vị. Cầm một nửa chiếc bánh tráng nem mỏng tang, gắp ít rau đặt thêm khoanh chuối chát, dứa, khế rồi để viên nem lên, cuốn lại, chấm vào chén tương xay đặc sệt. Tương xay vừa mịn, vừa ngọt thơm, rắc thêm nhúm đậu phộng và chút ớt đỏ mới nhìn đã thích mắt. Ngoài món nước chấm bằng tương xay, thực khách có thể chấm cùng nước mắm chanh tỏi ớt pha thật khéo thì ai một lần thưởng thức sẽ không thể nào quên.

Ngày nay đến Cái Răng mặc dù người tạo nên món ăn để đời này không còn nhưng con cháu bà vẫn giữ lấy nghề. Hương vị không còn như xưa nhưng đây vẫn là một món ăn du khách nên thưởng thức mỗi lần có dịp ngang qua.

Ở đâu thì người bán cũng nướng khoai, nướng chuối, nướng ngô theo cùng một kiểu, còn chuối nếp nướng lại khác. Sài Gòn thì trái chuối nếp thon dài, Mỹ Tho thì trái to bự ăn một quả là căng bụng, còn ở Cần Thơ, trái chuối nướng be bé, xinh xinh, không thon dài mà cũng không mập. Chuối nếp nướng ngon là những trái có màu nâu giòn của lớp nếp ngoài, màu trắng mềm của lớp nếp trong, màu vàng vừa chín tới của trái chuối không hề nhũn.

Trời mưa, cầm trái chuối nướng nóng vùi trong tấm lá chuối tươi vừa mua ở gánh hàng rong, vừa xuýt xoa thổi vừa cắn ngập hàm răng vào, vừa la ngon quá, là cũng đủ làm nên những phút giây hạnh phúc. Không sơn hào hải vị, chỉ là thú ăn chơi, nhưng ăn một lần là ghiền luôn món chuối nướng thơm thảo mùi ruộng đồng dân dã.

Ốc được luộc sơ cho rồi bỏ lên lửa than nướng, vừa nướng vừa bỏ nước mắm đã làm sẵn gia vị như tiêu, tỏi, bột ngọt… khi thấy nước bên trong con ốc sôi lên, hơi cạn xuống thì cho vào đĩa lót rau răm thơm phức. Ốc nướng như vậy rất vừa ăn, hơi cay, vừa ngọt mặn, vừa giòn, ăn thịt rồi mà húp nước ốc cũng rất tuyệt. Hoặc ốc được nướng tươi sống trong lúc nướng cho nước mắm, lại có vị chua cay gia vị vào, nướng cho đến khi hơi khét vỏ thì mùi thơm của nó càng hấp dẫn hơn, khi ăn rất giòn.

Bánh cống là thứ bánh dân dã, đã rẻ lại ngon, ai đã ăn một lần không dễ quên. Người Cần Thơ xem bánh cống là thứ quà vặt nên chỉ để ăn vào buổi chiều hay tối, từ khoảng 16, 17h trở đi.

Cái cống để đổ bánh là một vật dụng nhỏ và sâu lòng, hình dáng tựa như cái phin cà phê, lại có tay cầm dài như cái muôi múc canh. Thời xa xưa, nó được đẽo gọt từ thân cây tre, sau này người ta làm cống bằng nhôm để bánh to hơn, sử dụng lâu hỏng hơn.

Nguyên liệu chính để làm bánh là bột, đậu xanh và tôm. Bột pha chế qua nhiều công đoạn. Ba phần gạo, một phần nếp, ngâm một đêm rồi xay mịn. Sau khi lọc bột gạo nếp trong một túi vải cho ráo nước, người ta lại pha vào bột gạo nếp này một phần ba bột mì loại ngon, thêm nước, hành lá cắt nhỏ và gia vị. Hỗn hợp bột này không được lỏng như bột đổ bánh xèo. Có người còn cho thêm vào bột vài quả trứng gà cho thêm phần thơm ngon.

Đậu xanh đãi vỏ cho sạch, nấu chín mà không nát. Thịt heo băm nhuyễn, xào chín, trộn chung với đậu xanh. Sau cùng cho vào chút muối, chút bột nêm. Tôm tươi rửa sạch, để ráo, cắt bớt chân và râu. Tôm không nên bỏ vỏ vì lột vỏ đi chiên lên mất giòn.

Sau đó chuẩn bị chảo loại sâu lòng. Dầu ăn cho vào chảo phải đủ ngập một cái cống. Chờ cho dầu sôi, người ta cho ít bột vào cống, sau đó cho vào một muỗng đậu xanh và thịt làm nhân bánh. Đổ thêm trên nhân bánh một lớp bột. Sau cùng để lên đó một vài con tôm. Nhúng cống ngập trong dầu đang sôi riu riu trong chảo. Lửa nhỏ bánh mới giòn đều từ ngoài vào trong. Chờ bánh chín vàng rồi mới nhấc cống ra, khéo léo đổ bánh ra đĩa.

Bánh cống ăn với nước mắm chua ngọt và các loại rau diếp cá, đọt xoài, cải đắng, xà lách, húng quế… Chỉ nhìn đĩa bánh vàng ươm và rổ rau tươi xanh là đã muốn thưởng thức. Mùi đậu xanh, mùi thịt, mùi tôm chiên trộn lẫn vào nhau thơm nức mũi, bát nước mắm lấm tấm hạt ớt, tép chanh, trong veo mấy cọng dưa chua đu đủ. Đúng là một món ăn phong phú về cả mùi vị và màu sắc.

Hương vị bánh tầm bì ở Cần Thơ rất đặc biệt: bánh được hấp trong cái xững trên bếp than, nên luôn nóng hổi. Những sợi bì óng ánh tươm mỡ, thơm ngon. Còn nước mắm thì vàng sóng sánh, trong vắt. Cái vị béo của nước cốt dừa luôn hoà quyện vào những sợi bánh tầm trắng phau đi cùng rau, giá, dưa chua Còn nếu thêm chút xíu mỡ hành nữa thì quá lại tuyệt vời. Một món ăn sáng vừa rẻ tiền, lại vừa giản dị. Cho dù đi nơi đâu, hay là người Cần Thơ xa quê hương sẽ luôn nhớ về hương vị ấy.

7. Bánh hỏi – heo quay Phong Điền

Bánh hỏi là món ăn được làm từ bột gạo, được ăn kèm với thịt heo quay, rau thơm và chấm nước mắm, nước tương chua cay ngọt. Người miền Nam ăn bánh hỏi có tẩm mỡ hành. Người dân miền Trung ăn bánh hỏi thoa dầu lạc hoặc dầu dừa, trộn với lá hẹ xắt nhỏ. Những cuốn bánh hỏi trăng tinh, nhỏ xíu,ăn kèm rau sống, heo quay nóng hổi, chấm nước mắm chua ngọt ăn thiệt dễ ghiền.

Ở miền Tây, người ta không gọi là “làm” bánh xèo mà là “đổ” bánh xèo. Khi đổ, người ta múc một chén bột đổ vào một chảo gang nóng bừng, nghe “xèo” một tiếng, cái tên bánh “xèo” cũng có lẽ khởi nguồn từ âm thanh vui tai ấy.

Loại bột để làm bánh xèo là bột gạo pha nước cốt dừa, nghệ củ cho có màu vàng tươi và một ít hành lá thái mỏng tạo màu xanh non nổi bật trên chiếc bánh vàng rộm sau khi đổ.

Khi lớp vỏ bánh gần chín, người ta mới tiếp tục cho nhân bánh vào. Nhân bánh thông thường gồm có: tôm, thịt, giá sống, củ sắn sống, nhưng cũng có những quán muốn tạo hương vị đặc biệt, lạ miệng lại cho thêm củ hủ dừa và thịt vịt xiêm sắt sợi nhỏ.

Cái hồn để làm nên mùi vị bánh xèo đặc trưng, không lẫn vào đâu được là ở phần nước chấm. Nước chấm phải được pha chế đúng kỹ thuật mới làm tôn hương vị của món ăn nóng sốt này. Chính vì vậy, mỗi người lại có một bí quyết làm nước chấm riêng.

Bánh xèo ăn kèm với nhiều loại rau như: cải xanh, xà lách, cùng các loại rau thơm. Cũng như bánh cống, ăn bánh xèo đúng điệu phải dùng tay chứ không dùng đũa.

Sự hấp dẫn của lẩu bần không chỉ nằm ở cái tên “trái bần” đồng quê dân dã mà chính là hương vị rất đặc trưng của món ăn. Vị chua của lẩu bần rất thanh và dịu. Tinh tế một chút khi thưởng thức lẩu bần, người ăn còn cảm nhận ra mùi thơm dịu nhẹ của hương bần, gợi thương, gợi nhớ về “hương đồng gió nội”.

Nồi lẩu ngon, phải dùng bần chín bởi bần sống sẽ làm cho nồi lẩu có vị chát. Cũng có thể biến tấu các loại thực phẩm chính để nấu lẩu bần. Tùy theo mùa, đó có thể là các loại cá da trơn như cá tra, cá ba sa, cá ngát hoặc cá điêu hồng… sang hơn khách có thể thưởng thức món lẩu bần nấu ba ba, cua đinh.

Vào mùa nước nổi, rau ăn kèm với lẩu bần ngoài bông so đũa, bắp chuối hột, cọng bông súng và một số loại rau canh chua thông thường khác, khách còn được thưởng thức bông điên điển – một loại bông dân dã nên rất “hợp tình hợp cảnh”.

Đăc biệt là khách đến khu du lịch Phù Sa có thể gọi món lẩu bần vào bất cứ mùa nào dù đó là mùa không có bần chín bởi nhà bếp ở đây đã có cách chiết xuất nước cốt trái bần để phục vụ du khách quanh năm.

10. Ba khía rang me Cần Thơ

Ba khía rang me là một trong những món ăn đặc sản Cần Thơ khá nổi tiếng, có hương vị độc đáo mà thực khách một khi thử qua đều rất khó quên.

Cách chế biến ba khía rang me tuy không quá khó nhưng phải rất khéo léo thì mới ngon. Ba khía tươi phải chọn được những con cái, có yếm cứng, thịt nhiều. Sau khi đã sạch bùn, ba khía được tách bỏ mai lấy phần thân rửa sạch để ráo nước. Sau đó phi tỏi vào ba khía xào chín cho đến khi ba khía chín thịt rồi đổ nước sốt me đã nêm nếm gia vị vào rim cho đến khi nước sệt lại là được.

Ba khía chín được để trên đĩa rau răm, rắc thêm ít đậu phụng rang giã rồi thưởng thức. Vị chua dốt của me, vị bùi của đậu phộng, vị cay hơi nồng của rau răm khiến cho thịt của ba khía trở nên đậm đà hơn.

Cập nhật thông tin chi tiết về Bánh Tét Lá Cẩm Cần Thơ Món Ngon Đặc Biệt Cho Ngày Tết trên website Raffles-hanoi.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!