Xu Hướng 5/2023 # Bật Mí 2 Cách Nấu Món Bún Măng Vịt Thơm Ngon Ông Xã Khen Hoài # Top 13 View | Raffles-hanoi.edu.vn

Xu Hướng 5/2023 # Bật Mí 2 Cách Nấu Món Bún Măng Vịt Thơm Ngon Ông Xã Khen Hoài # Top 13 View

Bạn đang xem bài viết Bật Mí 2 Cách Nấu Món Bún Măng Vịt Thơm Ngon Ông Xã Khen Hoài được cập nhật mới nhất trên website Raffles-hanoi.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Món bún măng vịt nóng hổi thơm ngon với thịt vịt mềm ngọt cùng những miếng măng chua chua giòn giòn ăn kèm sẽ là lựa chọn lý tưởng nếu bạn đang cảm thấy “ngán cơm thèm bún”.

Chuyên mục món ngon mỗi ngày hôm nay, Ana xin được chia sẻ đến bạn đọc 2 cách nấu món bún măng vịt thơm ngon khiến ông xã và cả nhà khen hoài!

Ở cách nấu đầu tiên này, nguyên liệu cần chuẩn bị bao gồm:

– Tỏi, hành khô, gừng;

– Hạt tiêu, muối, hạt nêm, nước mắm, bột ngọt, màu dầu điều, rượu trắng;

– Mùi tàu, rau răm, hành lá, rau sống, chanh;

Cách làm như sau:

– Bước 1: Vịt rửa sạch, dùng gừng giã dập hòa với rượu trắng xát lên mình vịt. Để trong 15 phút cho khử hết mùi hôi của vịt rồi rửa sạch, chặt miếng vừa ăn.

– Bước 2: Ướp thịt vịt với muối, bột ngọt, nước mắm, tiêu, tỏi, hành băm nhỏ trong 1g đồng hồ để thịt ngấm gia vị. Trong thời gian này, bạn có thể ngâm các loại rau ăn kèm trong nước rửa rau quả để sạch chất bẩn hoặc thái gừng thành lát nhỏ.

– Bước 3: Hành khô băm nhỏ, phi thơm rồi cho vịt vào xào sơ cho tới khi thịt vịt săn lại thì đổ nước vào đun sôi, thêm vài lát gừng vào.

– Bước 4: Cho măng vào nồi và nấu cho đến khi thịt vịt mềm thì nêm nếm lại gia vị cho vừa ăn và tắt bếp. Lưu ý: nên vớt bọt để nước soup được trong. Nếu muốn thêm nước thì phải dùng nước nóng, không nên dùng nước lạnh sẽ nước nước soup mất ngon.

– Bước 5: Các loại rau thơm đã rửa sạch, cắt nhỏ. Hành củ chẻ dọc, chần qua nước nóng.

– Bước 6: Dùng bát xếp bún và múc nước dùng cùng vịt ra bát. Rắc rau thơm đã cắt nhỏ lên và thêm hành củ, vắt thêm tý chanh tươi. Và bắt đầu thưởng thức thành quả!…

Ở cách nấu này, nguyên liệu cần chuẩn bị bao gồm:

– 1 con vịt làm sẵn;

– Tiết vịt;

– 500gr măng;

– Rau răm, giá, gừng, muối, đường, hành phi, hành lá;

– Bước 1: Vịt rửa sạch với nước muối có pha chút chanh, sau đó đập giập củ gừng chà sát lên mình vịt để khử mùi hôi của vịt. Sau đó rửa sạch với nước lạnh và để ráo.

– Bước 2: Nấu 1 nồi nước với 1 muỗng cà phê muối, nước sôi cho măng vào luộc khoảng 40 phút với lửa vừa. Sau đó đổ ra rổ, xả qua nước lạnh thật sạch rồi để ráo.

– Bước 3: Nấu 1 nồi nước cho vịt vào luộc cùng với 1 củ gừng chẻ đôi, 1 củ hành tây chẻ đôi, một ít hành lá, 2 muỗng cà phê muối. Lưu ý: vớt bọt và dầu mỡ để nước dùng được trong.

– Bước 4: Khi vịt chín vớt vịt ra chần sơ qua nước lạnh cho da vịt không bị thâm đen. Chặt vịt thành từng miếng vừa ăn. Phần tiết luộc chín và cắt miếng vừa ăn.

– Bước 5: Bắc chảo lên bếp và cho vào 1 muỗng canh dầu phi hành tỏi cho thơm, cho măng vào xào cùng ½ muỗng cà phê muối, 1 muỗng cà phê bột nêm, 2 muỗng cà phê nước mắm, 1 muỗng cà phê đường. Xào cho măng ngấm đều gia vị rồi cho măng vào nồi nước luộc vịt. Cho thêm 5 – 6 gốc hành lá và nêm nếm lại cho vừa ăn.

– Bước 6: Pha nước chấm cho vừa ăn và thưởng thức món bún vịt thôi nào!!!

Theo: Ana t/h.

BẬT MÍ 2 CÁCH NẤU MÓN BÚN MĂNG VỊT THƠM NGON ÔNG XÃ KHEN HOÀI

Cách Làm Món Vịt Nấu Măng Tươi Thơm Ngon Ăn Kèm Với Bún

Nguyên liệu làm món vịt nấu măng tươi

1 con vịt sống

500g măng tươi

Rượu trắng

Gừng, tỏi, ớt

Hành lá, hành khô, rau mùi

Gia vị: dầu ăn, muối, hạt nêm, đường, hạt tiêu…

Cách chọn nguyên liệu ngon

Đối với thịt vịt

Để món vịt nấu măng tương thơm ngon nhất thì thịt vịt phải ngon, tuy nhiên không phải ai cũng biết mua vịt ngon. Bạn nên mua vịt trưởng thành, khoảng 2 – 2,5kg, không nên mua vịt non, khi nấu vịt sẽ nhão, còn mua vịt già ăn sẽ bị dai, không còn mùi thơm đặc trưng.

Chọn loại vịt đực, vì thớ thịt dày hơn, thơm ngon hơn so với vịt cái. Không nên chọn mua con vịt béo, vì sẽ làm món ăn bọ ngán.

Nên chọn vịt nuôi thả tự nhiên, không nên chọn vịt nuôi công nghiệp. Bạn nên chọn vịt tươi, hạn chế sử dụng vịt chế biến sẵn trong siêu thị

Đối với măng tươi

Để nấu món ăn này, bạn có thể dùng cả măng củ và măng lá. Tuy nhiên, mình khuyên bạn nên sử dụng măng củ, vì hiện nay trên thị trường măng lá không đảm báo chất lượng, thường ngâm hóa chất độc hại.

Củ măng tươi ngon là củ có hình thô, to nhỏ đều nhau, cây măng thẳng, lá không bị vàng, nát. Không chọn măng khi có mùi bất thường, lá bên ngoài nát, xuất hiện nhiều đốm lạ.

Cách làm vịt nấu măng tươi

Bước 1: Sơ chế nguyên liệu

Thịt vịt

Thịt vịt rất hôi, muốn món ăn thơm ngon bạn cần phải khử mùi hôi. Thịt vịt sau khi mổ sạch, bạn cắt bỏ phần tĩ ở chỗ phao câu. Sau đó, dùng chanh, muối hạt chà xát khắp toàn bộ, rửa lại với nước. Tiếp theo đổ hỗn hợp rượu trắng với gừng lên, chà một lần nữa, cuối cùng rửa lại với nước để ráo.

Sau đó, dùng dao chặt thành miếng, ướp với nước mắm, muối, tỏi, hành tím, hạt tiêu, đeo bao tay bóp đều, ướp khoảng 30 phút để cho vịt ngấm gia vị.

Đối với măng tươi

Trong lúc ướp vịt, chúng ta tiến hành sơ chế măng.

Nếu là măng lá, bạn chỉ cần rửa thật sạch dưới vòi nước, để giảm bớt độ chua.

Còn nếu là măng củ, thì phải bóc bỏ bẹ, rủa sạch, cho vào nồi, bắp lên bếp luộc chín để loại bỏ vị đắng của măng và giảm độc tố.

Các loại rau gia vị

Hành lá, nhặt gốc, nhặt lớp lá hỏng, rồi rửa sạch, thái nhỏ.

Hành khô, tỏi, bóc vỏ, đập dập, rồi băm nhỏ.

Gừng cạo vỏ, rửa sạch, thái con chỉ.

Bước 2: Xào măng

Măng sau khi luộc, đem tướt nhỏ, rửa qua nước lạnh, để ráo. Sau đó, bắc chảo lên bếp, cho dầu ăn vào, phi thơm tỏi, đổ măng vào xào chín, nêm nếm gia vị cho đậm đà. Xào măng trước khi nấu, giúp măng giòn ngọt, thơm hơn, ngấm đều gia vị hơn.

Bước 3: Thịt vịt nấu măng

Bắc một chiếc nồi lên bếp, cho dầu vào, phi thơm hành băm còn lại, đổ thịt vịt vào xào sơ, rồi thêm một vài lát gừng.

Bước 4: Hoàn thành món Vịt nấu măng

Khi thị vịt săn lại thì đổ nước vào đun sôi, cho măng vào, nồi măng sôi lại thì để lửa nhỏ liu riu, đun đến khi nào miếng thịt chín ngọt mềm, cho thêm sấu nếu bạn thích, cuối cho thêm hành lá, mùi tàu, rồi tắt bếp

Cách nấu vịt nấu chao Cách Nấu Vịt Om Sấu Thơm Ngon Đúng Điệu Bạn Không Thể Bỏ Qua

Lưu ý khi nấu món vịt nấu măng tươi

Trong quá trình đun, bạn chú ý nồi thịt vịt, thường xuyên vớt bọt để cho nồi nước dùng được trong.

Nếu dùng măng lá, thì không nên cho sấu, bởi vì măng lá, đã có vị chua sẵn rồi.

Có rất nhiều cách khử mùi hôi của thịt, ngòi khử bằng rượu gừng, bạn có thể sử dụng giấm, chanh.

Nếu dùng bún để ăn thì bạn nhớ trần bún qua nước sôi, để ráo nước, mới cho bún vào tô, đổ nước dùng vào.

Thêm cách làm vịt nấu măng khô

Cách làm món vịt nấu măng khô tương tự như hướng dẫn vịt nấu măng tươi. Chỉ khác các sơ chế măng khô. Măng khô cứng, rất bẩn và có màu vàng, bạn cần ngâm với nước qua đêm, lấy từng miếng ra xem, miếng nào non thì giữ lại, già cứng thì cắt bỏ đi. Có thể tước thành từng sợi nhỏ, hoặc cắt thành miếng dài khoảng 3-4 phân, rồi cho vào nồi luộc qua, rửa sạch.

Khi nấu xong thì bạn cho thịt vịt, măng vào tô lớn, rồi rắc hành lá, mùi tàu, ớt, đổ nước dùng vào, trang trí thêm vài cọng rau mùi vào sẽ hấp dẫn hơn. Món ăn này ngon hơn nữa, khi có bất nước chấm mắm gừng bên cạnh.

Lưu ý cách chọn măng khô: Măng tươi được phơi nắng nhiều ngày sẽ thành măng khô. Tuy nhiên, có nhiều cơ sở vì không muốn mất thời gian và hạn chế trường hợp măng bị mốc, có được màu vàng đẹp mắt, nên dùng lưu huỳnh sấy khô. Nếu sử dụng thường xuyên loại măng này, sẽ ảnh hướng rất lớn tới sức khỏe.

Măng khô được phơi nắng tự nhiên có mùi ngai ngái, còn măng được sấy lưu huỳnh có mùi ẩm khét đặc trưng.

Măng ngâm trong hóa chất có độ bóng, trông đẹp mắt, không bao giờ bị mốc.

Phải ngâm măng trước khi nấu, nên để qua đêm, ngâm măng giúp lọc sạch vị đắng trong măng.

Lưu huỳnh khi đun sẽ chuyển sang dạng khí bay hơi ra ngoài, khi luộc măng khô bạn nên mở vung, để bay độc tố.

Tác dụng của thịt vịt

Theo y học phương Đông, thịt vịt có tính hàn, vị ngọt, hơi mặn, có tác dụng giải độc, dương vị, tu âm.

Theo y học hiện đại, thịt vịt chứa nhiều chất dinh dưỡng, như sắt, canxi, các loại vitamin…có tác dụng tăng cường sức đề kháng, rất tốt cho người mới ốm dậy, người chán ăn, thể chất suy nhược, thịt vịt giúp hỗ trợ các bệnh về tim mạch, hỗ trợ điều trị bệnh lao phổi, ung thư (đang xạ trị, hóa trị).

Tác dụng của măng

Măng có rất nhiều tác dụng tốt cho sức khỏe, giúp điều trị, ngăn ngừa một số bệnh như: Giảm cân, kiểm soát cholesterol, tốt cho tim, phòng chống ung thư, tăng cường hệ miễn dịch, chống viêm, tôt cho người ăn kiêng, hỗ trợ điều các bệnh về hô dấp, dạ dày, giúp khảng khuẩn.

2 Cách Nấu Bún Măng Vịt Không Thể Chê Vào Đâu Được Ngày Thu Đông

Những ngày chớm đông là thời điểm các món canh, lẩu hay bún phở lên ngôi. Cái thời tiết se se lạnh như gia vị thêm cho các món ăn nóng thêm phần hấp dẫn. Nhất là món bún măng vịt. Đi làm mệt mỏi, lạnh cóng cả người mà tối về được ăn một bát bún măng thì còn gì tuyệt vời hơn nữa. Vậy cùng nhảy vào bếp với Bếp Top để học cách nấu bún măng vịt thôi nào.

Bún măng vịt là món ăn quen thuộc của người Việt. Không cần phải ra hàng quán, ngay tại nhà bạn cũng có thể tự tay làm món ăn này để cùng cả nhà thưởng thức. Bún măng vịt có những miếng thịt béo ngậy, nước dùng đậm đà và sợi bún mềm dai. Chắc hẳn khi được mời thưởng thức thì không ai có thể chối từ. Cách nấu bún măng vịt ngon sẽ hơi mất thời gian. Tuy nhiên, tự tay chế biến sẽ mang đến cho bạn nhiều trải nghiệm thú vị. Đặc biệt sẽ đảm bảo được vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm so với khi ra hàng quán.

Bún măng vịt là món ăn được nhiều người yêu thích nhất là trong những ngày thu đông này. Nhất là người dân miền Trung. Để nấu được món này thường người ta sẽ có 2 cách nấu sau đây:

Cách 1 nấu bún măng vịt

Nguyên liệu cần chuẩn bị

Vịt: 1 con

Măng tươi: 500 gram

Bún tươi: 1kg

Tiết vịt: 2 miếng

Rau răm, gừng, giá, hành lá, hành phi, chanh

Muối, đường, nước mắm,…

Cách nấu bún măng vịt

Bước 1:

Lấy nước cốt của 1 quả chanh hòa với một ít muối rồi đem xát lên mình vịt. Gọt vỏ gừng và thái thành khúc rồi cũng xát kỹ lên mình vịt. Sau đó, đem rửa sạch với nước và vớt ra rổ để ráo.

Bước 2:

Cho 500 gram măng vào nồi nhỏ cùng 1 muỗng canh muối. Đổ nước ngập măng rồi bắc lên bếp đun sôi.

Bước 3:

Luộc măng trong khoảng 40 phút rồi đem xả qua 3 lần nước lạnh. Tách măng thành những sợi vừa ăn rồi vớt ra rổ để ráo.

Bước 4:

Cho vịt vào một nồi lớn để luộc cùng 1 củ gừng chẻ đôi, một ít hành lá, 1 củ hành tây thái nhỏ và 1 muỗng cà phê muối.

Bước 5:

Khi vịt chín, bạn tắt bếp rồi vớt vịt ra và xả qua nước đá lạnh để da không bị thâm đen. Sau đó, dùng dao lớn chặt vịt thành những miếng vừa ăn. Cầu kỳ hơn bạn có thể lọc thịt vịt và thái thành từng lát mỏng sẽ dễ ăn và nhìn khá là đẹp mắt đó.

Bước 6:

Bắc một chảo khác lên bếp rồi cho tỏi băm nhuyễn vào phi thơm. Cho tiếp măng vào xào cùng ½ muỗng cà phê muối, 2 muỗng cà phê nước mắm, 1 muỗng cà phê bột nêm, 1 muỗng cà phê đường.

Bước 7:

Sau khi măng chín và thấm đều gia vị, bạn tắt bếp rồi đổ măng qua nồi nước luộc vịt lúc nãy. Cắt tiết vịt thành những miếng vừa ăn rồi cũng thả vào nồi nước dùng.

Bước 8:

Bắt nồi nước dùng ra rồi nêm nếp gia vị cho vừa miệng. Hành lá rửa sạch, thái nhỏ và cho vào nồi nước dùng. Rửa sạch các loại rau và làm một bát nước mắm để ăn cùng. Khi nào ăn bạn cắt bún ra bát, đặt thịt vịt đã thái lên chốc. Sau đó múc 1 miếng tiết và nước dùng còn nóng tưới lên. Thêm 1 ít rau mùi hay rau thơm nữa thì quả là tuyệt vời.

Cách 2 nấu bún măng vịt với rượu

Nguyên liệu cần chuẩn bị

Thịt vịt: 700 gram

Măng tươi: 400 gram

Bún tươi: 1kg

Hành khô, tỏi, gừng

Muối, nước mắm, hạt tiêu, hạt nêm, màu dầu điều, rượu trắng

Hành lá, rau răm, rau sống, chanh, mùi tàu

Cách nấu bún măng vịt

Bước 1:

Dùng gừng giã nhuyễn hòa cùng với rượu trắng rồi cho vịt vào ngâm trong khoảng 15 phút. Sau đó, đem rửa sạch với nước và dùng dao lớn chặt thành những miếng vừa ăn.

Bước 2:

Ướp thịt vịt với các gia vị như: muối, nước mắm, hạt tiêu, hành và tỏi băm nhỏ trong khoảng 1 tiếng đồng hồ.

Bước 3:

Măng tươi rửa sạch, luộc kỹ, xé thành những sợi vừa ăn rồi đem xào qua với 1 thìa hạt nêm.

Bước 4:

Bắc một chảo lớn lên bếp, phi thơm hành khô và cho thịt vịt vào xào cho săn lại. Sau đó, đổ nước vào đun sôi cùng một vài lát gừng thái lát.

Bước 5:

Ninh nước dùng trong khoảng 45 phút thì cho măng đã xào vào. Đợi nước dùng sôi lại, bạn cho một thìa màu điều vào và nêm nếm gia vị cho vừa miệng.

Bước 6:

Rửa sạch các loại rau sống và làm một chén nước mắm để ăn kèm. Bún măng vịt ăn kèm chén nước măng gừng sẽ trở nên ngon miệng hơn khá nhiều đấy. Sau khi đã nấu nước dùng xong xuôi, bạn cho bún vào bát rồi múc thịt và nước dùng vào là đã có thể mời cả nhà thưởng thức được rồi.

Bật Mí Cách Làm Nước Chấm Vịt Quay, Vịt Nướng Thơm Ngon Đúng Điệu!

Bắc Kinh, vịt nướng Vân Đình là những món vịt thơm lừng, béo ngậy và được nhiều người lựa chọn. Để tô điểm thêm sự hấp dẫn của món vịt thì điều quan trọng nhất là cách làm nước chấm vịt quay, vịt nướng. Nước chấm ngon sẽ làm món vịt thêm đậm đà, thu hút còn nếu không thì dù vịt có ngon đến mấy cũng sẽ trở nên thảm họa.

Nguyên liệu cần thiết để pha chế nước chấm vịt quay:

Cách pha nước chấm vịt quay

Để pha chế nước chấm vịt quay, gần như các bước làm rất đơn giản. Tuy nhiên, bạn cần lưu ý làm đúng tất cả các bước để đảm bảo nước chấm thành phẩm ngon chuẩn theo đúng công thức đưa ra.

Đầu tiên, bạn hãy hòa tan bột năng với nước, sau đó bóc tỏi, hành đem rửa sạch và giã nát. Tiếp theo, chanh bạn vắt lấy nước cốt và lọc hạt. Cho nước lọc, đường, tương xay, muối và bột ngọt vào tô và khuấy đều.

Sau đó, bạn tiến hành làm nóng và cho dầu ăn vào chảo, rồi đổ hành, tỏi phi cho thơm. Tiến hành cho tô hỗn hợp tương ở bước đầu tiên vào chảo, nấu sôi khoảng 3 phút

Cuối cùng, cho bột năng vào chảo, khuấy liên tục, đều tay đến khi thấy nước hơi sánh và sệt lại thì tắt bếp. Để nguội và cho nước cốt chanh, tiêu vào nếm cho vừa ăn.

Nếu ăn được cay thì bạn có thể cho thêm vài lát ớt vào bát nước chấm thì sẽ ngon hơn rất nhiều đấy.

Cách làm nước chấm vịt nướng

Nguyên liệu để làm nước chấm vịt nướng:

Cách pha nước chấm vịt nướng hấp dẫn:

Đầu tiên, làm nóng và cho dầu vào chảo, phi hành tỏi thật thơm. Sau đó cho nước tương, đường, dầu mè, nước mỡ vịt vào chảo hành tỏi đảo thật đều và đun sôi.

Tiếp theo, hòa tan bột năng bằng nước lọc vừa đủ rồi đổ vào chảo, khuấy thật đều tay cho tới khi hỗn hợp sôi lên, sánh lại thì tắt bếp đi.

Cuối cùng: Đổ nước chấm ra bát và thêm vài lát ớt vào để tạo thêm hương vị cho nước chấm .

Cập nhật thông tin chi tiết về Bật Mí 2 Cách Nấu Món Bún Măng Vịt Thơm Ngon Ông Xã Khen Hoài trên website Raffles-hanoi.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!