Xu Hướng 6/2023 # Bún Mắm Miệt Vườn Nam Bộ, Bun # Top 13 View | Raffles-hanoi.edu.vn

Xu Hướng 6/2023 # Bún Mắm Miệt Vườn Nam Bộ, Bun # Top 13 View

Bạn đang xem bài viết Bún Mắm Miệt Vườn Nam Bộ, Bun được cập nhật mới nhất trên website Raffles-hanoi.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Bún mắm miệt vườn Nam Bộ

Phương Nam là mảnh đất với địa thế sông ngòi chằng chịt, sản vật thiên nhiên phong phú, tôm cá ngút ngàn của đồng bằng Nam Bộ, trong đó, mắm vẫn là món xếp loại… nhất.

Bún mắm được xem là món ăn chứa đựng đầy đủ tinh hoa của mắm. Tiền thân của nó vốn là mắm kho ăn với rau đồng. Dần dần món ăn này được “nâng cấp” lên với nhiều nguyên liệu phong phú nhưng vẫn giữ cái nền mắm thơm điếc mũi. Gừng, sả làm dịu mùi nồng của mắm, có nước dừa tươi làm nước lèo thêm béo, ngọt, kèm thêm các món cá, thịt quay, mực, tôm, nghêu, sò, ốc từ khắp mọi miền hội tụ trong nồi mắm. Với món bún mắm này, mỗi địa phương sẽ có những khẩu vị, dư vị khác nhau. Món ăn trở nên thịnh soạn hơn.

Tô bún mắm hấp dẫn những người sành ăn bởi cái gión của thịt heo quay, cái ngọt lừ của tôm mực tươi, nước lèo béo thơm nấu từ xương quện với mùi nồng của mắm cá sặc. Cái ngon của bún mắm là sự kết hợp tinh tế của từng ấy thứ đi kèm với rau ghém. Nhưng nếu nước lèo không được làm cho đúng cách thì sẽ không ra được cái vị độc đáo của món ăn bình dị xứ miệt vườn này.

Nước lèo không nên nêm bột ngọt và đường, chỉ lấy chất ngọt từ con cá lóc, xương heo cùng vị tinh túy của mắm sặc đồng, miệt Cà Mau, thường là loại mắm trở có mùi nặng đặc biệt. Nấu sôi cho cá rã ra, lọc mắm qua rây lấy nước, bỏ xương. Cá lóc làm sạch, cắt ra nhiều khúc, cùng xương heo thả trong nước lèo. Khi cá chín, vớt ra, xắt thành từng miếng nhỏ, dài. Còn đầu cá no tròn, đùm ruột gan mỡ béo ngậy được sắp chồng lên trong đĩa bàn lớn.

Những cặp trứng cá vàng ruộm bỏ trở lại nồi, dùng đũa quậy đều cho trứng nổi lên trên mặt, cùng sả băm nhuyễn, nấm rơm, tép mỡ óng ánh lềnh bềnh càng tăng thêm chất lượng nồi nước lèo. Ăn bún mắm và nước lèo thiếu mất vị mắm cá sặc thì khó mà ngon

Nguồn: website Công an TP.HCM

Cách Làm Bún Bò Nam Bộ

Một trong những món bún rất dễ làm nhưng cực kì ngon miệng của người Việt. Nguyên liệu của món bún bò này rất đơn giản, chỉ có bún, thịt bò, các loại rau thơm như xà lách, rau mùi, húng chó và một chút hành phi, một chút lạc rang. Điểm hấp dẫn của món ăn chính là từ nước sốt chua ngọt rưới vào trộn cùng bún. Nước sốt phải có vị chua cay mặn ngọt vừa đủ để kết hợp với thịt bò đã được nêm nếm đậm đà. Bún bò Nam bộ có thể là lựa chọn hoàn hảo cho cả bữa sáng, bữa trưa và bữa tối. Hoặc khi đã quá ngán ngẩm với mâm cao cỗ đầy thì hãy bắt tay vào bếp, với chỉ chưa đầy 20 phút là gia đình bạn đã có một bữa ăn nhanh gọn, dễ ăn mà lại cực kỳ hấp dẫn.

1. Chuẩn bị nguyên liệu:

– Thịt bò rửa sạch, để ráo, thái mỏng. Ướp cùng 15 ml xì dầu (khoảng 1 thìa canh), 15 ml dầu hào, 1 thìa nhỏ (5 gr) hạt nêm, ½ thìa nhỏ (2 gr) tiêu xay trong 15 – 20 phút.

– Giá đỗ, xà lách, rau mùi, rau húng nhặt, rửa sạch. Thái nhỏ các loại xà lách, rau mùi, rau húng khúc 3 – 4 cm.

– Tỏi, sả bóc vỏ, ớt bỏ hạt, băm nhỏ.

– Hành khô bóc vỏ, thái lát mỏng.

– Lạc rang chín, tách vỏ, đập cho hơi vỡ hạt.

2. Xào thịt bò: làm nóng một chút dầu trong chảo, phi thơm sả và một nửa chỗ tỏi. Để lửa rất lớn, xào thịt bò nhanh tay tới khi thịt vừa chin tái. Không để lửa bé thịt sẽ bị ra nước và dai.

5. Đun sôi một nồi nước để trần qua bún và giá trong 1 – 2 phút. Vớt ra chia vào các bát. Xếp rau sống, thịt bò vào các bát, chan nước sốt vừa đủ, rắc lạc rang, hành phi, trộn đều và thưởng thức.

* Yêu cầu thành phẩm: Bún có vị chua mặn ngọt vừa đủ. Thịt bò đậm đà, thơm mùi sả và tỏi.

Bun Rieu Cua: Cách Nấu Bún Riêu Cua Dân Dã Thơm Ngon Miền Bắc Trung Nam

Hướng dẫn nấu bún riêu cua hương vị Bắc

Nguyên liệu nấu bún riêu cua miền Bắc

400gr cua đồng

3 bìa đậu

4 quả cà chua

Hành khô, hành lá, tỏi, giấm bỗng, các loại gia vị (muối, hạt nêm, tiêu, mắm tôm,…)

1kg bún tươi

100g thịt xay, 50g tôm khô, 2 quả trứng gà

Đậu phụ thái nhỏ mang đi rán vàng, hành lá rửa sạch cắt khúc. Cà chua xắt múi cau, xào qua với dầu ăn ở lửa to.

Chế biến cua đồng xay: Cua ngâm nước 1 đến 2 giờ để loại bỏ hết đất cát, xả lại nước sạch. Lột yếm cua, mai cua để riêng. Dùng thìa nhỏ nạo lấy phần gạch cua cho vào chén, ướp với một ít tiêu xay, hạt nêm. Xay hoặc giã nhỏ mai cua.

Cho cua xay vào một chiếc tô lớn rồi hòa nước vào, dùng tay bóp nhẹ cho thịt cua tan vào với nước. Sau đó, gạn đổ nhẹ nhàng nước vào nồi. Và cứ thế làm lặp đi lặp lại hai bước này khoảng 2 lần. Đến khi thấy cuối bát chỉ còn lại vỏ cua cứng ráp là được.

Hoà một chút gia vị (muối, hạt nêm, đường) vào với nước cua vừa lọc rồi đặt lên bếp đun ở lửa vừa. Chú ý không để lửa to quá, gạch cua rất dễ bị cháy hoặc trào ra ngoài. Khuấy nhẹ để riêu cua kết lại, vớt để riêng ra bát.

Cho cà chua xào qua trước đó vào nồi nước cua, nêm lại nồi nước dùng với một thìa cà phê mắm tôm, các loại gia vị cho vừa ăn rồi cứ tiếp tục đun tiếp ở lửa nhỏ.

Tôm khô ngâm mềm cho vào máy xay nhuyễn. Cho tôm với thịt xay, trứng gà, đầu hành bằm, tỏi bằm hạt nêm, đường rồi trộn thật đều hỗn hợp.

Chế biến chả ăn kèm bún riêu cua: Tôm khô ngâm mềm cho vào máy xay nhuyễn. Cho tôm với thịt xay, trứng gà, hành bằm, tỏi bằm, hạt nêm, đường rồi trộn thật đều hỗn hợp.

Chả chín nổi lên mặt nước thì cho tiếp đến cho đậu phụ đã rán vào.

Nước riêu cua sôi, dùng thìa múc từng phần một trong hỗn hợp cho vào nồi nước. Chả chín nổi lên mặt nước thì tiếp đến cho đậu phụ đã rán vào. Khi nào gần ăn, cho giấm bỗng vào. Lượng giấm bỗng cho vào tùy thuộc vào khẩu vị của bạn.

Công đoạn cuối cùng là phi thơm hành khô rồi đổ nhanh phần gạch cua vào, đảo đều và tắt bếp. Cái này được gọi là nước màu và các bạn có thể cho luôn vào nồi nước riêu cua hoặc cho riêng vào từng bát khi ăn đều được.

Cho bún, hành vào bát. Chan nước riêu cua và nước màu lên trên là bạn đã có món bún riêu cua theo hương vị miền Bắc, ăn kèm với đĩa rau sống tươi tạo cảm giác ngon miệng trong những ngày hè nóng bức.

Nguyên liệu nấu bún riêu cua miền Nam

200g cua xay

150g chả lụa

200g đậu hũ chiên nhỏ

300g bún tươi

500g xương heo

200g huyết heo

100g bò viên

Hành tím

Ớt băm

Me

Màu hột điều nước

Màu gạch tôm

Mắm tôm

Chanh

3 quả cà chua

Ngò gai, tía tô, húng quế, kinh giới

Bắp chuối bào, rau muống bào, giá

Chà xát, rửa xương với muối và rửa lại nước sạch nhiều lần. Bắt nước sôi, cho xương vào luộc 1-2 phút rồi đổ ra rổ để ráo nhằm lọc cặn bã và vụn thịt của xương

Cho xương vào nồi nước khác, thêm ít muối, màu gạch tôm và hầm nước dùng trong 45 phút.

Đổ 1 chén nước lọc vào cua xay.

Dùng muỗng khuấy đều cua và nước, lọc qua rây. Bạn có thể để cua nguyên chất hoặc thêm hột vịt vào nếu bạn thích.

Dùng dao cắt hình dấu thập lên bò viên để khi nấu bò viên sẽ nở bung ra đẹp. Trụng nước sôi huyết và bò viên sôi xong vớt ra để ráo. Cắt huyết thành những miếng vừa ăn.

Khi xương đã mềm, vớt ra để riêng

Vặn lửa nồi nước dùng thật nhỏ, cho cua đã lọc vào chờ 3 phút, dùng đũa ấn sát đáy nồi và khuấy nhẹ để riêu nổi thành từng mảng. Khi riêu nổi hết, vớt ra để riêng nhằm tránh không bị vỡ. Nêm nếm lại nước dùng.

Phi vàng hành tím để riêng. Vớt riêu xong cho màu điều nước, đậu hủ, huyết, bò viên, cà chua vào đun sôi.

Trụng bún qua nước sôi rồi cho vào tô, xếp đồ ăn lên mặt và chan nước dùng, cho hành phi, ngò gai xắt nhuyễn. Khi dùng ăn kèm các loại rau và mắm tôm có pha nước me – một ít đường, ớt băm.

Cùng là món bún riêu, tưởng như ở đâu cũng vậy mà nếu tìm hiểu kĩ bạn sẽ nhận ra rằng mỗi vùng miền có cách nấu và nêm nếm khác nhau.

Nguyên liệu nấu bún riêu cua miền Trung

Cua đồng 1 kg.

1 kg bún tươi

300 g cà chua chín

Me chín, mắm tôm, muối, nước mắm, mở nước

300g huyết heo

3 miếng đậu hủ ( hay đậu phụ)

Hành ngò, chanh, ớt xay, hành củ, tỏi, 3 muỗng cà phê bột năng, dầu hạt điều hột

Rau muống chẻ, bắp chuối bào, rau thơm, giá sống, rau hung quế, rau kinh giới

Cách nấu bún riêu cua miền Trung

Cua rửa sạch bốc bỏ phần mai, để ráo.

Gở gạch cua cho vào chén.

Thịt cua cho vào cối thêm chút muối, giã nhuyễn, cho nước vào lọc lấy thịt cua, lấy nước, gạn sạch cho lên bếp nấu sôi, khi sôi cho lửa nhỏ.

Me cho chút nước sôi vào, lọc lấy nước.

Huyết heo xắt thành miếng cho vào nồi nước.

Dầu hạt điều lọc lấy nước cho vào nồi nước riêu cua.

Đậu hủ xắt làm 4 cho vào nồi nước.

Cà chua cắt làm 6 hoặc 8 cho vào nồi nước riêu, cho nước me, muối, đường, bột ngọt vào nồi nước riêu nêm nếm cho vừa ăn.

Mắm tôm lọc bỏ sạn cho vào nồi nước riêu.

Bột năng hào với một ít nước, khuấy đều, cho vô chén gạch cua.

Vớt một ít riêu cua trong nồi vào chén gạch cua. Bắc chảo nóng cho chén gạch cua vào đảo đều đun sôi cho đến khi đặc là được.

Đun mở sôi phi thơm hành tỏi, trút lên trên mặt nồi riêu cua.

Mắm Cá Châu Đốc: Món Quà Đặc Biệt Của Sông Nước Nam Bộ

@jee.ng88

Do đặc thù sông nước, nằm ngay ngã ba sông Hậu, lại có đường biên giới giáp với Campuchia và được thiên nhiên ưu đãi nên vùng đất này luôn có một lượng cá tôm dồi dào, phong phú. Chính nhờ lượng cá dồi dào đó, mà người dân nơi đây đã rất thông minh nghĩ ra cách bảo quản cá được lâu và ăn ngon hơn bằng phương pháp làm mắm.

@photominhbeobung

Mắm các Châu Đốc vô cùng đa dạng và được đặt tên theo tên loại cá để dễ phân biệt với nhau như mắm cá lóc, cá sặt, cá rô, cá trèn, cá chốt, cá cơm, cá thiểu, cá lòng tong, cá linh,…

Mắm cá linh

Mắm cá lóc

Mỗi loại mắm đều có cách chế biến riêng biệt, tùy thuộc từng loại cá, tuy nhiên tất cả đều có chung một quy trình cơ bản. Theo những người làm mắm lâu năm, mỗi một quy trình thường sẽ trải qua 4 giai đoạn. Đầu tiên, cá được phân loại và làm sạch, đánh vảy, loại bỏ ruột. Sau đó cá được ướp chung với muối hột và xếp vào lu, với lượng muối vừa đủ, thường thì 1kg cá sẽ ướp 5kg muối. Cá sau khi ướp sẽ được bỏ vào lu và gài kín lại. Khoảng một tháng sau nước muối sẽ chảy ra ngập cá. Lúc này người làm mắm sẽ lấy cá ra, để ráo nước rồi rắc thính vào đều khắp mình cá, bụng cá. Sau khi cá ngấm thính, người ta xếp cá vào lu theo từng lớp, rồi sau đó đổ một lớp nước mắm cốt lên trên. Sau khoảng 2-3 tháng, khi lớp mắm cốt bên trên chuyển sang màu đỏ và trong, chứng tỏ cá đã thành mắm và có thể ăn được.

Mắm cá chốt

@lequanghuan89 @khonnguyen1411 @sammthanhh

Mắm cá Châu Đốc có vị ngọt, thơm ngon một phần do cách làm của người dân nơi đây một phần nhờ vào vị ngọt vốn có cuả cá khi sống trong vùng đất được hưởng nhiều ưu đãi của thiên nhiên, đất trời. Tùy theo loại mắm mà có những cách chế biến thành những món ăn riêng biệt, độc đáo khác nhau. Mắm cá linh, cá chốt thường dùng để nấu bún mắm, lẩu mắm – món ăn khá quen thuộc của nhiều du khác khi đến Châu Đốc. Mắm kho chua, chiên hay chưng sẽ dùng mắm cá lóc loại con to vì khi nấu chín vẫn còn nguyên miếng thịt cá, không bị rã. Ngoài ra, các món ăn như mắm chưng trứng, mắm kho chua, mắm chiên,… cũng không thể thiếu trong thực đơn những món ngon được làm từ mắm.

@foodandanimals_

Ảnh: Internet

Cập nhật thông tin chi tiết về Bún Mắm Miệt Vườn Nam Bộ, Bun trên website Raffles-hanoi.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!