Bạn đang xem bài viết Các Món Ăn Đặc Trưng Trong Lễ Phục Sinh được cập nhật mới nhất tháng 12 năm 2023 trên website Raffles-hanoi.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Anh: Bánh simnel – Bánh hot cross bunBánh simnel xuất hiện từ nhiều thế kỷ trước, là một loại bánh trái cây thường được ăn vào ngày chủ nhật trong Mùa Chay (40 ngày trước lễ Phục sinh) trên khắp nước Anh. Bánh được làm từ bột mì, đường, bơ, trứng và trái cây khô với nhân và lớp phủ đều là bột hạnh nhân nướng. Đặc biệt bánh simnel được trang trí với 11 hoặc 12 miếng marzipan, đại diện cho 12 tông đồ của Chúa trừ Judas hoặc Chúa Jesus và 12 tông đồ trừ Judas.
Ngoài ra, bánh hot cross bun với chữ thập trên mặt bánh để biểu thị sự đóng đinh của Chúa Jesus cũng là một món ăn truyền thống cho lễ Phục sinh ở Anh. Món bánh này được ăn vào thứ sáu của Tuần Thánh để biểu thị sự kết thúc của Mùa Chay.
Mỹ: Thịt nguội nướng
Truyền thống ăn thịt nguội nướng của người Mỹ vào lễ Phục sinh bắt đầu từ nhiều thế kỷ trước, trước khi tủ lạnh ra đời. Nguyên do là vì khi ấy động vật được giết mổ vào mùa thu, và để giữ cho miếng thịt không bị thiu, nó được sấy khô, xông khói và ướp muối. Quá trình này mất rất nhiều thời gian nên đến lễ Phục sinh miếng thịt mới có thể ăn được. Món thịt nguội dành cho lễ Phục sinh này thường có vị ngọt nhờ một loại men làm từ mật ong và đường nâu, hoặc được phủ trong dứa thái lát.
Nga: Pashka
Pashka là một món tráng miệng quen thuộc trong lễ Phục sinh ở Nga, được làm từ kem phô mai, trái cây khô và các loại hạt. Theo truyền thống, pashka có hình kim tự tháp bị cắt cụt, đại diện cho ngôi mộ của Chúa, trên bánh cũng thường được khắp chữ “XB” có nghĩa là “Chúa đã sống lại”.
Argentina: Torta pascualina
“Pascua” trong tiếng Tây Ban Nha nghĩa là “lễ Phục sinh”, vì vậy “torta pascualina” có nghĩa là “bánh tart Phục sinh”. Bánh torta pascualina thường được người dân Argentina ăn trong Mùa Chay vì nó không có thịt. Chiếc bánh được làm từ ricotta, rau chân vịt, atisô, rau mùi tây và đặc biệt là nhiều quả trứng luộc để tượng trưng cho sự phục sinh của Chúa.
Pháp: Thịt chân cừu
Người Pháp có một công thức nấu thịt chân cừu riêng cho lễ Phục sinh được gọi là “le gigot d’agneau Pascal”. Mặc dù cái tên có vẻ phức tạp, trên thực tế công thức làm món này thực sự khá đơn giản. Thịt cừu sẽ được ướp với tỏi, dầu ô liu, muối, hạt tiêu và các loại thảo mộc tươi, sau đó đem đi nướng.
Phần Lan: Mämmi
Mämmi là một món tráng miệng truyền thống dành cho lễ Phục sinh ở Phần Lan, được làm từ nước, bột lúa mạch đen và vỏ cam Seville khô. Hỗn hợp này được làm ngọt tự nhiên rồi đem lên nướng, sau đó sẽ ướp lạnh và thường được ăn với sữa hoặc kem. Mämmi được làm từ nhiều ngày trước lễ Phục vì quá trình chuẩn bị tốn khá nhiều thời gian và nó cần được ướp lạnh trong ba đến bốn ngày trước khi ăn.
Ba Lan: Súp white borscht
Súp white borscht, còn được gọi là “zurek”, là món ăn truyền thống của Ba Lan không chỉ cho lễ Phục sinh mà còn trong nhiều ngày lễ khác. Món súp này được làm từ bột lúa mạch đen chua, xúc xích, trứng luộc, khoai tây và nhiều nguyên liệu khác với nhiều ý nghĩa tôn giáo khác nhau.
Ý: Colomba di pasqua
Bánh mì ngọt là thực phẩm phổ biến trong các ngày lễ ở Ý như bánh panettone vào Giáng sinh và bánh colomba di pasqua cho lễ Phục sinh. Bánh colomba di pasqua có hình dạng như một con chim bồ câu – một biểu tượng cho hòa bình nên bánh còn có tên là “Easter Dove” (chim bồ câu Phục sinh). Nguyên liệu chính để làm bánh là bột, trứng, đường, nấm tươi, bơ và kẹo vụn, trên bề mặt chiếc bánh được rắc hạnh nhân, đường ngọc trai hoặc vụn sô-cô-la để thêm phần hấp dẫn.
Ecuador: Fanesca
Fanesca là một món súp được làm trong Tuần lễ Thánh (tuần trước lễ Phục sinh) ở Ecuador, bao gồm bầu, bí ngô, nhiều loại ngũ cốc, đậu cùng với bacalao (cá tuyết muối khô) và thường được trang trí với trứng luộc, chuối chiên, thảo mộc và rau mùi tây. Người ta thường để 12 hạt đậu xung quanh bacalao (biểu tượng cho Chúa Jesus) để tượng trưng cho 12 tông đồ của Chúa.
Hy Lạp: TsourekiĐức: Súp chervil
Súp chervil trong tiếng Đức có tên là “kerbelsuppe”, được làm từ một loại thảo mộc gần giống rau mùi tây tên là chervil. Súp thường được ăn vào thứ năm trước lễ Phục sinh vì ở Đức ngày này được gọi là “Green Thursday” (thứ năm xanh) nên những thực phẩm có màu xanh như súp chervil sẽ được ăn vào ngày hôm đó.
Tây Ban Nha: Rosquillas
Rosquillas là bánh donut truyền thống của Tây Ban Nha, thường được chuẩn bị cho các lễ hội trong Tuần Thánh. Mặc dù có nhiều loại rosquillas khác nhau nhưng loại phổ biến nhất được làm từ trứng, đường, sữa, dầu, vỏ chanh, bột mì, bột nở. Sau khi được chiên giòn, rosquillas thường được phủ với đường quế và phục vụ như một món ăn nhẹ ngọt. Một phiên bản nổi tiếng khác là bánh rosquillas de vino làm từ rượu muscat ngọt.
Những Món Ăn Truyền Thống Tuyệt Ngon Trong Lễ Phục Sinh
Lễ Phục Sinh thường được xem là một trong những ngày lễ quan trọng nhất trong năm của người theo Kitô giáo, thường diễn ra vào tháng 3 hoặc 4 mỗi năm để tưởng niệm sự kiện sự chết và phục sinh của Chúa Giêsu từ cõi chết sau khi bị đóng đinh trên thập tự giá. Năm nay lễ phục sinh được tổ chức vào ngày mùng 5 tháng 4.
Bữa ăn truyền thống của người Mexico trong lễ Phục sinh là capirotada. Đây là một loại bánh ngọt có chứa pho mát, nho khô và được phủ một lớp xi rô đường.
EFanesca là một món súp truyền thống của người Ecuador trong lễ Phục Ssnh. Món này bao gồm sữa, trứng, ngũ cốc và cá tuyết ướp muối, ăn kèm với chuối chiên.
Món ăn chính trong ngày này ở Jamaica là bánh pho mát nho.
Những chiếc bánh nhỏ có rắc nhiều loại hoa quả khô, trên mặt bánh được vạch làm tư để tượng trưng cho chiếc thánh giá là món bánh tráng miệng đặc trưng ở Anh.
Advocaat là một loại rượu truyền thống ở Hà Lan và thường được uống vào lễ Phục sinh.
Koulourakia là loại bánh ngọt bơ nhỏ, có hình dạng giống như một con rắn. Là món ăn truyền thống ở Hy Lạp, món này thường được ăn vào ngày thứ bảy của Tuần Thánh.
Các nước Tây Á và Trung Á: Món ăn truyền thống trong lễ Phục sinh là bánh mì tsoureki đi kèm với trứng nhuộm đỏ.
Ở Serbia, Belarus, Ukraine, Georgia và Nga, người ta làm loại bánh mì ngọt đặc biệt, có hình tròn (gọi là bánh Phục sinh) và được bày bán ở hầu hết các hiệu bánh mỳ trong dịp lễ. Ngoài ra, người ta còn làm cả bánh paskha – một loại bánh làm bằng hỗn hợp sữa, đường, nho khô và bơ.
Lễ Phục sinh ở Phần Lan thường được đánh dấu bằng cách ăn mämmi, một loại bánh mì mềm có vị cam cùng với sữa và kem.
Torta pascualina là một loại bánh nướng được làm từ rau bina, pho mát và trứng. Đây là món ăn truyền thống trong lễ Phục sinh được yêu thích của Argentina và Uruguay.
Mỹ: Món ăn không bao giờ vắng mặt trên các bàn ăn của người Mỹ vào lễ Phục sinh là giăm bông. Món này thường được ăn kèm với dứa và quả anh đào.
Slovenia, Ba Lan: Món ăn đặc trưng trong lễ Phục sinh của các nước này là một “tác phẩm điêu khắc” hình chú cừu được làm từ bơ với một chiếc nơ đỏ quanh cổ.
Những Món Ăn Đặc Trưng Của Mùa Lễ Giáng Sinh
Thời gian gần đây, chắc hẳn các bạn đều cảm nhận thấy không khí se lạnh đang dần bao quanh chúng ta. Điều đó cũng báo hiệu rằng năm 2023 sắp qua đi và 2023 sắp tới.
Giáng Sinh Là Gì? Đêm giáng sinh có nguồn gốc như thế nào?Theo các tín đồ Thiên Chúa Giáo (Kitô giáo), ngày Lễ Giáng Sinh, Noel, Christmas là ngày mà thiên chúa Giêsu được sinh ra. Ngày chính thức của lễ là vào ngày 25/12 – “Lễ chính ngày”. Còn đêm ngày 24/12 được gọi là “Lễ vọng”. “Lễ Vọng” thường sẽ thu hút được nhiều người tham gia hơn.
Ý nghĩa của Lễ Giáng SinhNgoài ý nghĩa theo đạo thiên chúa, giáng sinh còn là ngày lễ của gia đình. Nơi mọi người quây quần ăn tối và chia sẻ những câu chuyện. Giáng sinh cũng có thể được coi là lễ của trẻ em. Đêm Giáng sinh là một đêm kỳ diệu, mọi điều ước của trẻ em đều sẽ thành hiện thực. Chúng thường ước những món quà trong đêm giáng sinh và bỏ vào một chiếc tất. Rồi sau đó đợi ông già Noel tới và tặng cho chúng.
Những món ăn đặc trưng của ngày Lễ Giáng SinhNgoài cây thông, đèn màu trang trí và những món quà ra. Trong đêm Giáng Sinh chúng ta không thể bỏ qua được những món ăn đặc biệt. Điều mà chỉ mùa Giáng Sinh mới có.
Gà TâyĐứng đầu danh sách những món ăn đặc trưng của dịp Noel. Gà tây (Turkey) là một món ăn không thể thiếu trên bàn ăn của mọi gia đình vào đêm giáng sinh. Gà tây có nguồn gốc xuất xứ từ Anh quốc. Không biết từ bao giờ mà nó đã trở nên phổ biến rộng rãi và là món ăn đặc biệt của dịp lễ. Thử tưởng tượng vào cái rét của tháng 12. Bạn và gia đình ngồi quây quần trên bàn ăn, thưởng thức món gà tây nóng hổi. Thật là tuyệt vời có phải không nào.
Bánh Khúc CâyBắt nguồn từ một lễ hội cổ xưa của người Scandinavia. Lúc đó họ phải đốt một khúc gỗ lớn và mở tiệc ăn mừng trong 12 ngày đêm. Để chào đón sự quay trở lại của Thần mặt trời. Họ tin rằng nếu bữa tiệc kết thúc mà khúc gỗ chưa cháy hết thì sẽ gặp xui xẻo.
Đây là một món tráng miệng truyền thống được phục vụ ở Pháp, Bỉ, Canada, Lebanon và Việt Nam vào dịp Giáng sinh. Đúng như tên gọi, bánh thường được chuẩn bị, sắp xếp và trang trí trong ngày đông chí sao cho giống một khúc gỗ để nhóm lửa tại lễ hội lửa.
Bánh khúc cây truyền thống được làm từ bánh nướng xốp, nướng trong chảo nông lớn như bánh cuốn Thụy Sĩ, sau đó cuộn lại. Thường thì bánh được cắt một đầu. Người ta trang trí bánh bằng đường bột (như tuyết), cành cây, dâu tươi và nấm làm từ bánh ngọt meringue.
Kẹo Que Bạc HàGiáng sinh sẽ rất buồn tẻ và nhạt nhẽo nếu nhà bạn hiếu những que kẹo bạc hà. Đó là những viên kẹo hình que với những đường màu hồng hoặc xanh rất hấp dẫn. Cách đây rất lâu, viên kẹo thẳng tắp, chỉ có màu trắng. Nhưng vào khoảng năm 1670, người đứng đầu Ca đoàn Nhà thờ Cologne đã cố gắng tạo ra một thanh kẹo. Anh ta đưa nó cho người chăn cừu và ca sĩ của mình. Vào thế kỷ 19, người ta đã thêm sọc đỏ và hương vị bạc hà vào kẹo.
Trên thực tế, có rất nhiều câu chuyện về hình dạng của cây kẹo. Có vẻ như màu trắng chân thực nhất tượng trưng cho sự thuần khiết và thánh thiện của Chúa Giêsu. Và có một sọc đen đại diện cho máu của Chúa. Bạn sẽ thấy rằng khi bạn lật thanh qua các chữ cái tiếng Anh, các kẹo que bạc hà sẽ có J (chữ cái đầu tiên của tên chúa Giêsu).
Từ nay, cứ đến mỗi dịp Giáng sinh. Chiếc kẹo que bạc hà thơm ngon, tươi vui với những sọc trắng đỏ này đã trở thành món quà hấp dẫn bọn trẻ từ bao giờ.
Đùi lợn muốiMiếng thịt dai có vị khói quyện cùng muối và kem da béo ngậy mê hoặc nhiều người trong bữa tiệc giáng sinh. Món ăn này có nguồn gốc từ truyền thống của Na Uy và nguyên liệu chính là thịt lợn rừng. Trong Lễ Giáng Sinh, mọi người thường ăn loại thịt này trong khi thưởng thức các bài hát giáng sinh.
Nếu đã từng nghe qua cái tên “thịt heo muối”. Chắc chắn bạn sẽ nhầm với món thịt heo muối đặc trưng trong những ngày Tết phải không nào! Nghe thì có vẻ giống nhau nhưng cách làm lại khác, thịt heo giáng sinh cũng được hơ qua lửa và rang chín. Vào những đêm đông được thưởng thức hương vị khói nghi ngút, thịt ngấm gia vị đậm đà mà không quên bổ sung dinh dưỡng thì còn gì tuyệt hơn.
Bánh nhân thịtBánh nhân thịt đã không còn xa lạ gì với chúng ta. Nhưng vào dịp Giáng sinh, nó là món ăn đặc biệt nhất. Bánh có hình dạng như một chiếc túi, trong đó có nhiều loại thực phẩm khác nhau, như là thịt, hoa quả, đường… Người xưa kể lại rằng, chiếc bánh được thêm vào trong bữa tiệc Giáng sinh để gửi lời chúc phúc, và chiếc túi là nơi lưu giữ những lời chúc để đạt được hạnh phúc và cuộc sống viên mãn. Vì vậy, đừng quên thêm bánh nướng nhân thịt vào bữa tiệc Giáng sinh của bạn!
Người Dân Trên Khắp Thế Giới Ăn Gì Trong Lễ Phục Sinh?
Trong lễ Phục sinh, một gia đình Mexico truyền thống thường ăn món capirotada, một loại bánh ngọt phủ xi-rô, nhiều loại trái cây, hoa quả, và các loại hạt cùng một lớp pho mát.
Fanesca là một món súp giàu chất dinh dưỡng, thường được dành riêng trong tuần trước lễ Phục Sinh ở Ecuador. Món súp này được làm từ sữa, trái bầu, bí ngô, đậu, ngũ cốc, ngô, trứng, và cá tuyết ướp muối. Nó thường được ăn cùng với chuối chiên.
Ở Jamaica, các tín đồ Kitô ăn bánh nhân nho và pho mát vào lễ Phục Sinh.
Bánh mì chữ thập (Hot Cross Buns) là món ăn không thể thiếu trong lễ Phục sinh của người Anh. Bánh có vị ngọt và mùi thơm nồng của bột quế, đậu khấu và trộn với những gia vị khác, thêm vào đó là những quả khô khác như nho hay mận.
Advocaat là một đồ uống có truyền thống lâu đời ở Hà Lan và thường được dùng vào lễ Phục sinh. Đây là một loại rượu Brandy dạng kem, được đánh với trứng, đường và mật ong.
Koulourakia là một loại bánh bơ nhỏ và là một món ăn truyền thống ở Hy Lạp. Món tráng miệng có hương vani được cho là có hình dáng của một con rắn này thường được ăn vào Thứ 7 Tuần Thánh.
Là một món ăn yêu thích của người dân Hy Lạp cũng như các nước ở Tây và Trung Á, Tsoureki là món bánh ngọt truyền thống, đi kèm với những quả trứng nhuộm đỏ – biểu tượng máu của Chúa. Món ăn này không chỉ được dùng trong lễ Phục sinh mà còn rất được yêu thích trong dịp giáng sinh và năm mới.
Ở các nước Đông Âu như Serbia, Belarus, Ukraine, Georgia, và nhiều vùng của Nga, các tín đồ Kitô thường ăn kulich, một chiếc bánh hình trụ phủ kem.
Người dân Phần Lan thường ăn mừng lễ Phục sinh bằng món mämmi, một loại bánh mì mềm ướp mật đường và vỏ cam, ăn kèm với sữa hoặc kem.
Torta pascualina là một chiếc bánh thơm ngon được làm từ rau bina, ricotta, và trứng. Đây là món ăn truyền thống yêu thích của cả người dân Argentina và Uruguay.
Tại Mỹ, người dân thường ăn giăm bông cùng dứa và anh đào.
Bảo An
Các Món Bánh Truyền Thống Cho Lễ Phục Sinh
Lễ Phục Sinh không có thời gian xác định cụ thể, thường diễn ra vào ngày Chủ nhật đầu tiên sau trăng tròn của ngày Xuân phân Bắc Bán Cầu. Năm nay, lễ Phục sinh rơi vào ngày 1/4.
Anh
Hot Cross Buns là loại bánh nhỏ có rắc nhiều loại hoa quả khô như nho hay mận. Bánh thơm mùi bột quế và đậu khấu, vị ngọt dịu và hài hòa. Mặt bánh được vạch làm tư và phủ lớp sốt hình chữ thập để tượng trưng cho cây thánh giá. Đây là món tráng miệng đặc trưng ở Anh trong ngày lễ này.
Hy Lạp
Koulourakia là loại bánh bơ ngọt nhỏ, hình vặn thừng. Bánh được nướng thơm cùng các loại hạt như hạnh nhân, hạt điều. Đây là món tráng miệng truyền thống ở Hy Lạp, thường được ăn vào ngày thứ bảy của Tuần Thánh và là hương vị điểm tô cho bữa ăn ngày lễ Phục Sinh.
Các nước Tây Á và Trung Á
Món ăn truyền thống ở các nước Tây Á và Trung Á là bánh mì tsoureki kèm trứng nhuộm đỏ. Tsoureki là chiếc bánh xoắn tròn, phần nhân được trang trí bởi những quả trứng đỏ. Đây là biểu tượng của ngày lễ Phục Sinh bởi quả trứng đỏ mang hình ảnh như máu của Chúa. Ngoài ra, món ăn này còn được ưa chuộng vào cả dịp Giáng Sinh và năm mới.
Phần Lan
Mämmi là một loại bánh mì mềm ngọt ngào trong vị ngọt của đường mật, thơm mùi cam, ăn cùng với sữa và kem. Đây là món bánh được các gia đình Phần Lan ưa chuộng nhất trong ngày lễ Phục Sinh.
Mexico
Bữa ăn truyền thống của người Mexico trong lễ Phục sinh là capirotada. Đây là một loại bánh ngọt có một lớp phô mai phủ đều trên bề mặt, thêm vào đó là nho khô và một lớp xi rô đường. Chiếc bánh này béo ngậy và có vị ngọt gắt, rất phù hợp với những người hảo ngọt.
Đông Âu
Ở Serbia, Belarus, Ukraine, Georgia và Nga, người ta làm loại bánh mì ngọt đặc biệt, có tên là bánh kulich (hay còn gọi là bánh Phục sinh) và được bày bán ở hầu hết các hiệu bánh mỳ trong dịp lễ. Chiếc bánh tương tự như bánh kem nhưng mang hình trụ. Bên trên mặt bánh hấp dẫn với phần kem tan chảy và đính thêm những hạt chocolate, topping sặc sỡ.
Argentina và Uruguay
Torta pascualina là một loại bánh nướng được làm từ rau bina, phô mai ricotta và trứng. Đây là món ăn truyền thống trong lễ Phục sinh được yêu thích của Argentina và Uruguay. Người dân ở hai quốc gia láng giềng này thường làm những chiếc bánh cỡ lớn để cùng chia sẻ trong họ hàng với nhau.
Ngọc Anh / Nguồn: Tổng hợp
Món Ăn Dành Cho Lễ Phục Sinh
Có một truyền thống là vào buổi sáng lễ Hiện xuống (một phần của lễ Phục sinh, thường diễn ra vào Chủ nhật thứ hai của tháng Tư), người ta thức dậy sớm để ngắm mặt trời lên và dùng bữa trưa đặc biệt. Những quả trứng – biểu tượng của sự sinh sản – là món quà đặc biệt mọi người dành tặng cho nhau. Bạn cũng có thể dành tặng cho người thân của mình những quả trứng đủ sắc màu và những món ăn thật đẹp, thật ý nghĩa cho một ngày tháng Tư!
Nguyên liệu 500g bột hạnh nhân, 500g đường, màu thực phẩm (gồm màu xanh lá, cam, vàng, đỏ – mỗi màu một chai nhỏ), 800g sôcôla trắng (làm con thỏ), 500g sôcôla nâu (nguyên chất), 1 gói kẹo sôcôla M&M (dùng để trang trí thêm cho rổ trứng).
Thực hiện – Làm những quả trứng Phục sinh và chú thỏ xinh xắn: Làm nóng chocolate nguyên chất. Sau khi sôcôla tan ra, đổ vào khuôn hình quả trứng hoặc bất cứ hình thù ngộ ngĩnh nào bạn thích. Để nguội rồi đem cho vào tủ lạnh.
– Làm những quả trứng nhỏ nhiều màu sắc: Bột hạnh nhân đem hấp chín, sau đó trộn với đường (đường nhiều hay ít, tùy sở thích ăn ngọt của mỗi người). Nhồi cho hỗn hợp đều và dẻo. Chia nhiều phần nhỏ rồi thêm màu thực phẩm. Đeo găng tay và lấy từng phần nhỏ đã được pha màu, ghép lại, nắn thành những quả trứng đủ màu.
Bí quyết Để món ăn ngon hơn, bạn nên mua sôcôla nguyên chất. Cách đơn giản để sôcôla tan chảy là cho vào một cái bát rồi ngâm vào nước nóng. Không nên làm tan chảy bằng cách cho sôcôla vào lò vi sóng vì sẽ làm khét và mất mùi đặc trưng.
Nguyên liệu 1 củ dền, 2g đậu cô-ve, 1 trái cam lớn, 2 miếng táo mỏng, phô-mai fetta Hy Lạp, vài lá rau, cà chua bi, 1 muỗng canh dầu ô-liu, 1 muỗng canh giấm, nửa muỗng café đường, ¼ muỗng muỗng café muối, 1 tép tỏi giã nhuyễn, 2 muỗng canh hạt hướng dương rang chín, xà-lách.
Thực hiện Luộc chín củ dền, đậu cô-ve. Cắt củ dền ra làm tám, đậu cắt làm đôi. Cam lột vỏ, cắt lát mỏng. Cho hỗn hợp củ dền, đậu, xà lách, cam vào một chiếc thố lớn, trộn đều với dầu ô-liu, giấm, đường và tỏi. Nêm nếm vừa ăn. Trình bày ra đĩa, rắc hạt hướng dương trải đều khắp đĩa. Cho phô-mai, trang trí thêm cà chua bi và một mẩu bánh mì chiên. Bạn đã có một đĩa salad thật hấp dẫn và đẹp mắt.
Bí quyết Để món salad trông thật ngon, đẹp mắt và an toàn, bạn phải chọn rau củ thật tươi. Rửa qua nước muối nhưng đừng ngâm quá lâu vì sẽ làm rau mất độ giòn.
Nguyên liệu 100g xúc xích Ý, 2 khoanh thịt xông khói, 3 củ khoai tây, 1 củ cà-rốt, 3 cọng cần Tây, một ít rau mùi Tây, 400g đậu, 400g sốt cà, 2 muỗng café muối, 1 muỗng café tiêu, 1 muỗng café tương ớt, 2 lá nguyệt quế, 1 muỗng café sốt Worcestershire, 2 tép tỏi.
Thực hiện Luộc xúc xích cho ra hết mỡ rồi cắt nhỏ. Thịt xông khói cũng cắt nhỏ. Sau đó, cho cả hai vào chảo, đảo đều tay khoảng 5 phút. Khoai tây, cà-rốt gọt sạch vỏ rồi cắt hạt lựu. Cho tất cả hỗn hợp xúc xích, thịt xông khói, khoai tay, cà-rốt, đậu vào nồi, nêm gia vị, tương ớt, sốt cà, lá nguyệt quế, tỏi băm nhuyễn, sốt Worcestershire và một ít nước lọc sao cho ngập các nguyên liệu trong nồi. Nấu sôi, để khoảng 1 phút rồi vặn lửa nhỏ, tiếp tục hầm trong khoảng 2-3 giờ. Trình bày ra bát lớn, trang trí cần và rau mùi.
Bí quyết – Món súp chỉ hoàn hảo khi các nguyên liệu đều mềm chứ không phải khoai tây, cà-rốt mềm, còn đậu lại cứng. Do đó, bạn cần ngâm đậu trước khoảng 3-4 giờ cho đậu mềm. – Nước súp phải trong. Muốn vậy, bạn phải thường xuyên vớt bọt và chỉ nấu lửa liu riu, tránh để sôi ùng ục. Nếu đã lỡ để nước đục thì cách chữa cháy là lấy lòng trắng trứng đánh tan, cho vào nước dùng (lúc nguội), đặt lên bếp, vừa đun vừa khuấy đều cho các vẩn đục bám hết vào trứng.
Bạn có thể mua nguyên liệu ở các siêu thị hoặc cửa hàng bán đồ Tây trên đường Lý Tự Trọng, Hàm Nghi, Q.1, chúng tôi Cửa hàng Chocolate Bỉ, 7 Tuệ Tĩnh, Q. Hai Bà Trưng; Hải Hà, 25 Trương Định, Q. Hai Bà Trưng, Hà Nội.
Thực hiện: Ms Nga, Mr Ian Lovie đầu bếp khách sạn Sheraton (Tp.HCM) Ảnh: Cẩm Huyên
Thực hiện: depweb
Cập nhật thông tin chi tiết về Các Món Ăn Đặc Trưng Trong Lễ Phục Sinh trên website Raffles-hanoi.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!