Bạn đang xem bài viết Các Món Ăn Ngon Được Làm Từ Dừa Ở Miền Tây được cập nhật mới nhất trên website Raffles-hanoi.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Những người sành ăn về các món ăn ở miền Tây đa số đều nhận xét rằng, có rất nhiều món ngon miền Tây được nấu chung với dừa, chế biến từ dừa hoặc ăn với nước cốt dừa… Dừa được xem là nguyên liệu chính, là “bí quyết” để có món ăn ngon, đậm đà và hấp dẫn. Sau một vòng tìm hiểu về các món ăn được nấu với dừa ở miền Tây, Viet Fun Travel đã tổng hợp được khá nhiều món, một số món tiêu biểu đó là: 1. Tương kho dừa 2. Thịt heo kho dừaMón này người miền Trung hay miền Bắc còn gọi là thịt kho tàu. Thịt kho nước dừa là món ăn ngon ở miền Tây, nhất là miệt Bến Tre. Vùng nào cũng có thể chế biến món ăn này ngon nhưng chỉ có Bến Tre thì món ăn này mới đậm đà, khác biệt. Sau khi ướp thịt thì nguyên liệu chủ yếu để nấu là nước dừa, mà nước dừa ở Bến Tre thì phải nói là “số 1”.
Nước dừa để nấu phải chọn đúng loại dừa xiêm có thể uống được (tránh hái dừa quá non). Nước dừa xiêm có vị thanh ngọt nên khi nấu với thịt thì tỏa lên mùi thơm ngào ngạt. Lửa để nhỏ cho nước dừa thấm vào từng thớ thịt. Có thể cho thêm trứng vịt để làm phong phú thêm món ăn. Khi nước dừa sắc lại thì màu ánh lên đẹp và dậy mùi hấp dẫn.
Thịt kho dừa – món ăn ngon ở miền Tây
Đến du lịch miền Tây, đặc biệt là vùng Bến Tre mà được thết đãi món thịt kho dừa thì quả là khách quý.
3. Lẩu gà lá trúc nước cốt dừa
Lá trúc ở đây không phải là loại lá trúc thuộc họ tre, trúc như chúng ta thường thấy mà đây là một loại cây mọc ở rừng núi vùng đất An Giang. Lá trúc là lá của một loài cây thuộc chi cam chanh, được người dân địa phương gọi là cây trúc. Một số nơi người dân gọi cây này là cây chanh Thái hay cây chấp. Cây trúc mọc hoang và được trồng phổ biến ở vùng Bảy Núi, An Giang. Sau này, người dân biết tận dụng những chiếc lá trúc quý hiếm để chế biến món ăn, và món lẩu gà hấp lá trúc là một trong những món như thế.
Món lẩu gà lá trúc nước cốt dừa ngon một phần nhờ có thêm vị nước cốt dừa beo béo. Có thể nói đây là một món ăn vô cùng sáng tạo, độc đáo của người dân miền Tây khi biết tận dụng những “ưu thế” của nước cốt dừa. Du lịch miền Tây đến vùng đất An Giang bạn đọc nhớ tìm món lẩu này để thử.
4. Cơm dừa
Món cơm dừa làm khá công phu nên ngày nay chỉ có những nhà hàng lớn mới phục vụ. Du khách đi Tour miền Tây muốn thử món này phải đặt trước mới có.
Dừa chọn quả ngon, tươi, gọt sạch vỏ, chừa lại gáo và đế dừa phải gọt bằng để khi nấu dừa không bị lăn đổ. Dùng dao bén vạt mặt dừa cho khéo, để dùng làm nắp đậy. Đổ hết nước dừa ra tô. Gạo ngâm nước, vò sạch và đổ ra rổ cho ráo. Cho gạo vào trái dừa, đổ nước dừa vào xâm xấp mặt gạo, đậy nắp lại. Khi cho gạo vào nhớ cho gạo, nước vừa đủ để gạo chín đều mà không khô hoặc nhão. Cuối cùng là công đoạn cho dừa vào xửng hấp khoảng 1 tiếng là chín.
5. Cá bống kho dừa, tép rang dừa
Về miền Tây có thể khách được đãi một bữa cơm đạm bạc với cá bống kho dừa như thế. Đơn giản mà rất ngon, rất hấp dẫn! Ngoài ra, ở miền Tây còn có món tép rang dừa khá phổ biến. Món này thường thấy trong bữa ăn của người dân ở vùng đất Bến Tre. Món này ngon, béo nhờ vào nước cốt dừa khi chế biến. Tép rang dừa ăn với cơm trắng còn nóng thì quả là tuyệt vời. Khách có thể ăn không biết no.
Cá bống kho dừa – món ăn ngon được làm từ dừa ở miền Tây
6. Bánh xèo nước cốt dừa miền Tây Nam Bộ
Để chế biến món này, khâu quan trọng nhất là pha bột sao cho vừa, không quá lỏng, không quá đặc. Gạo thơm (loại gạo mới) đem ngâm rồi xay nhuyễn. Đổ nước cốt dừa, nước dừa tươi vào bột gạo vừa xay, pha cho loãng đều rồi bỏ thêm hành là xắt nhuyễn, bột nghệ, muối, đường, bột ngọt, trứng gà. Khi pha, người làm bánh tính toán sao cho các gia vị lượng vừa đủ, nhất là nước cốt dừa, để bánh vừa miệng ăn lại dễ tróc, dễ lấy.
Bánh ăn kèm với các rau sống như xà lách, dấp cá, tần ô, húng cây, húng lủi, quế, cảo bẹ xanh v.v… Và nước chấm cũng là thành phần không thể thiếu. Nước chấm ngon cũng làm tăng thêm vị ngon của bánh. Bánh khoái ở Huế cũng được làm tương tự như bánh xèo nhưng bánh nhỏ hơn, ít giòn hơn và ít béo hơn bánh xèo Nam Bộ. Có lẽ do văn hóa ẩm thực vùng miền, người miền Tây luôn thích bỏ nước dừa hay nước cốt dừa khi chế biến món ăn.
Đi Tour miền Tây nếu có ngang qua hàng bánh xèo, nhớ thử vài cái để biến độ ngon của bánh xèo nước cốt dừa Nam Bộ.
Món bánh này khá lạ với người miền Trung, miền Bắc nhưng ở miền Tây đây lại là món ăn phổ biến, dân dã. Món bánh tằm bì gồm sợi bánh tằm to mềm, bì cắt nhuyễn, thịt heo xào và rau sống. Khi ăn có cho thêm nước cốt dừa béo ngậy bên trên.
Những người mới lần đầu ăn có thể thấy lạ với món ăn gồm thịt, bì, nước mắm tỏi ớt lại được rưới nước cốt dừa lên trên. Tuy nhiên, khi ăn rồi thì lại thấy ghiền cũng chính vì “sự lạ” đó.
Người miền Tây thường ăn bánh da kèm với chuối hấp, bánh chuối nếp, bánh bèo nhân đậu xanh, bánh khoai mì. Muốn cho món bánh da ngon, khi ăn người ta thường có nước cốt dừa vào để có độ ngọt và béo. Xé nhỏ bánh da, rưới nước cốt dừa, rắc thêm mè vàng lên trên là có dĩa bánh da ngon. Vị bùi của mè rang, vị béo của nước cốt dừa quyện vào từng sợi bánh da mềm sẽ làm cho món ăn trở nên ngon hơn. Nếu có dịp đi du lịch miền Tây, bạn đọc nhớ đừng quên tìm thưởng thức món ăn này.
Món bánh da lợn miền Tây thơm ngon, hấp dẫn
9. Bánh canh tôm nước cốt dừa
Miền Tây có rất nhiều dừa, đặc biệt là tỉnh Bến Tre. Chính vì thế mà hầu hết các món ăn đều được người dân chế biến, biến tấu và nấu chung với các nguyên liệu từ dừa như nước dừa, nước cốt dừa, cơm dừa… Và món bánh canh tôm nước cốt dừa là một trong những món ngon được chế biến từ dừa như thế.
Tô bánh canh tôm nước cốt dừa hoàn chỉnh có màu trắng của sợi bánh canh, màu trắng đục hơi sệt của nước dùng, màu hồng của tôm và điểm xuyết một chút sắc xanh của hành lá. Nếu thích, có thể rắc thêm chút tiêu để lên mùi vị. Bánh canh tôm nước cốt dừa ăn có vị béo của nước cốt dừa, vị dai dai của bột và thơm giòn đậm đà của vị tôm. Sau này, người ta “biến tấu” thêm 1 ít nấm rơm hay 1 ít thịt heo vào trong đó cho thêm phần phong phú. Đi Tour du lịch miền Tây 1 ngày hay đi công tác, nhớ ghé thưởng thức 1 tô bánh canh tôm nước dừa ngon đậm đà này.
10. Bánh canh cá lóc nước dừa miền Tây
Cá lóc miền Tây có nhiều, và một món ăn đi kèm với cá lóc là món bánh canh. Bánh canh cá lóc khác với những loại bánh canh khác ở chỗ sợi bánh tuy cũng được làm bằng bột gạo nhưng bột không xay bằng máy mà giã bằng tay. Cũng không dùng máy để se rồi cắt bánh thành sợi tròn dài. Vì thế, sợi bánh nhìn ngắn hơn, mập hơn, hai đầu nhọn hơn (nhìn giống hệt sợi bánh lọt). Do vậy, để làm món bánh này mất rất nhiều thời gian, rất công phu nhưng bù lại sợi bánh ăn rất ngon mà rất lạ. Sợi bánh hơi dày hơn sợi bánh thường thấy, bột mềm nhưng vẫn dai.
Bánh canh cá lóc có gốc gác từ miền Trung nhưng khi vào đến miền Tây thì người dân Nam Bộ đã nêm nếm gia vị, thay đổi 1 chút để hợp với khẩu vị của người miền Tây. Có thể thêm 1 chút nước dừa vào để làm tô bánh canh cá lóc thêm hoàn hảo.
Với nhiều thực khách, chỉ cần 1 lần thử thưởng thức món ăn này sẽ không bao giờ quên được hương vị thơm ngon của cá đồng, cái bùi, cái dai của bột gạo và vị béo ngậy của nước cốt dừa. Các nguyên liệu từ dừa đã làm cho món ăn tăng thêm độ ngon và độ hấp dẫn. Nhiều du khách đi Tour du lịch miền Tây thử món ăn này đã không tiếc lời khen tặng.
Người miền Tây thường sáng tạo ra những món ăn ngon để phục vụ du khách gần xa. Những món ăn ở miền Tây thường đậm nét đặc trưng sông nước, miệt vườn cùng sản vật quý mà ông trời đã ban tặng cho vùng đất này – dừa. Đến miền Tây, ngoài những món ăn ngon được nấu với dừa như đã kể trên, du khách có thể tìm thấy các món ăn khác cũng được chế biến với nguyên liệu dừa như củ hũ dừa hầm giò heo, gỏi củ hũ dừa, ốc xào dừa v.v.. Chính những món ăn được nấu từ dừa hoặc được chế biến với dừa đã làm phong phú thêm văn hóa ẩm thực miền Tây.
Ăn Ở Đâu: 8 Món Ngon Miền Tây Được Ưa Thích Ở Sài Gòn Ngon, Rẻ
– Bún cá, hủ tiếu, bánh tằm bì… là những món ăn quen thuộc của miền Tây được người dân Sài Gòn ưa thích.
Miền Tây Nam Bộ được biết đến là một vùng đất trù phú với nền văn hóa ẩm thực phong phú và đa dạng. Những món ăn như hủ tiếu, bánh xèo, bún cá, các loại bánh ngọt… đã trở nên quen thuộc đối với người Sài Gòn.
1. Hủ tiếu
Hủ tiếu là món ăn của người Hoa du nhập vào miền Tây và nhanh chóng trở thành một món ăn nổi tiếng. Bát hủ tiếu đơn giản với sợi hủ tiếu, nước dùng, tôm, thịt… cùng các loại rau sống tươi như xà lách, cải cúc, hẹ, giá tươi.
Trải qua thời gian, sự pha trộn, chế biến giữa các nguyên liệu đã hình thành nên ba thương hiệu hủ tiếu nổi tiếng ở miền Nam: Hủ tiếu Mỹ Tho, hủ tiếu Nam Vang và hủ tiếu Sa Đéc. Mỗi loại hủ tiếu mang đến cho bạn những hương vị khác nhau khi thưởng thức, tuy nhiên cả ba thương hiệu trên đều nổi tiếng và là món ăn quen thuộc với nhiều người.
2. Bún mắm
Bún mắm là món ăn có nguồn gốc từ đất nước Campuchia, được nấu từ mắm bò hóc, nhưng khi sang đến Việt Nam, mắm bò hóc được thay thế bằng mắm cá linh hay cá sặc. Là món ăn được biến tấu từ món mắm kho, một trong những món ăn đặc trưng lâu đời của người dân Nam Bộ. Món ăn này được chế biến đơn giản, con mắm được nấu rã ra, sau đó lọc lấy phần nước trong, nêm gia vị cho vừa ăn, dùng chung với các nguyên liệu như miếng cá, tôm, mực, heo quay và bún tươi.
Ăn bún mắm không thể thiếu đĩa rau sống với đủ các loại rau đặc trưng như: cọng bông súng, rau đắng, bắp chuối, rau muống, kèo nèo, giá, diếp cá.
3. Bún cá
Bún cá là món ăn dân dã, quen thuộc của người dân các tỉnh ven biển miền Tây như: Kiên Giang, Cà Mau, An Giang… thành phần bún cá khá đơn giản với cá lóc, bún tươi, tép và rau ăn kèm.
Bát bún cá nóng hổi, thơm ngon nhiều màu sắc, lát cá trắng tinh, những con tép vàng ươm lẫn trong màu xanh của hành lá, hít một hơi để cảm nhận mùi thơm quyến rũ của món ăn. Nếu bạn là người thích ăn cay thì đã có sẵn lọ ớt chua băm nhuyễn. Bún cá được ăn kèm với các loại rau quen thuộc như xà lách, giá đỗ, rau răm, húng thơm, bắp chuối thái nhuyễn… Nếu như gặp mùa cá có trứng, người ta sẽ đánh tơi trứng và cho vào nồi, những mảng trứng vàng tươi làm cho món ăn thêm đẹp mắt và ngon miệng.
4. Lẩu mắm
Nói đến ẩm thực miền Tây không thể thiếu món lẩu mắm đậm đà, thơm ngon. Từ các loại cá đồng, cá sông cùng nhiều loại rau có sẵn trong vườn nhà, người dân xứ miệt vườn đã làm nên món lẩu mắm độc đáo được nhiều người ưa thích.
Cái tên gọi đã nói lên thành phần của món ăn, trong đó mắm là hương vị chính, ngoài ra còn có các nguyên liệu khác như: thịt heo, tôm, mực, các loại cá như: cá lóc, cá kèo, cá bông lau…cùng các loại rau vùng miệt vườn như: bông súng, kèo nèo, bắp chuối, cải xanh, rau đắng, cà tím, rau nhút, bông bí…
5. Bánh tằm bì
Bánh tằm bì là món ăn dân dã được nhiều người ưa thích tại miền Tây Nam bộ. Nhiều người cho rằng đây là món ăn đặc sản của người dân Bạc Liêu, tuy nhiên đi khắp các tỉnh miền Tây hay ở giữa Sài Gòn bạn cũng có thể thưởng thức món ăn bình dị nhưng ngon miệng này.
Món ăn đơn giản, không có gì là cao lương mỹ vị với sợi bánh mềm, dẻo được làm bằng bột gạo, bì được thái thành từng sợi nhỏ cùng thịt lợn thái mỏng, thêm một ít rau thơm, dưa leo, giá sống và nước cốt dừa lại có sức hấp dẫn rất riêng đối với nhiều người.
Điều quyết định của món ăn là sợi bánh, được làm từ gạo xay nhuyễn và đem hấp, người bán thái thành từng sợi nhỏ, mảnh, mềm nhưng dai và không đứt khi kéo dài. Sợi bì vừa giòn vừa bùi, thịt lợn được rán chín đến, thái mỏng, nước cốt dừa béo nhưng không ngấy. Tất cả các yếu tố đó giúp đĩa bánh tằm bì luôn thơm ngon và hấp dẫn.
6. Bánh ống
Từ bao đời nay, bánh ống là món ăn vặt quen thuộc của người Khmer. Không phổ biến như các loại bánh khác của người miền Tây, nhưng bánh ống vẫn tồn tại trong đời sống hằng ngày của người dân ở đây. Bánh ống có thể dùng làm bữa ăn sáng hoặc món ăn vặt vào buổi chiều.
Khuôn bánh đơn giản với một cái ống hình trụ thường được làm bằng nhôm, dài khoảng 15 cm. Ở giữa khuôn có một que tre, một đầu được gắn miếng thiếc hình tròn dùng làm đáy. Khi chế biến, người làm bánh đặt khuôn trên nắp nồi, trong nồi có chứa nước, rồi bắt đầu đổ bột vào ống như chưng cách thủy, khoảng 2 phút là bánh đã chín. Khi chín, bánh có màu xanh của lá dứa cùng với mùi thơm dịu. Bánh chín được thêm vào dừa nạo và muối vừng. Bánh ống phải ăn khi nóng mới thưởng thức được hết vị đậm đà, thơm ngon của nó.
7. Bánh củ cải
Có nguồn gốc của người Hoa, đơn giản với phần vỏ bánh và nhân tôm thịt bên trong nhưng bánh củ cải là món ăn đặc sản mà ai đã được ăn một lần sẽ không thể nào quên được vị hăng hăng đặc trưng của củ cải.
Vỏ bánh được làm từ bột mì và bột củ cải, nhân làm từ tôm thịt, một ít củ cải và cà rốt thái sợi mỏng. Đun chín nước sôi, cho hỗn hợp bột trên vào một cái mâm, chế nước sôi vào và trộn đều, dùng tay nhồi cho đến khi bột dẻo, dai và mịn. Tôm bỏ vỏ, giã hơi dập, trộn đều với thịt lợn nạc được băm nhuyễn, xào chín và nêm gia vị vừa ăn. Bột được chia thành từng phần nhỏ, cán mỏng, cho phần nhân vào giữa, thêm một ít sợi củ cải và cà rốt, ép kín lại theo hình bán nguyệt rồi đem hấp chín.
Chiếc bánh hấp chín có màu trắng, vỏ bánh mỏng để lộ phần nhân có màu đỏ và thơm mùi củ cải. Khi ăn bánh, người ta cho vào một ít nước chấm thơm ngon, có vị hơi ngọt đặc trưng được làm từ nước mắm, chanh, đường và tỏi ớt.
8. Bánh xèo miền Tây
Bánh xèo là món ăn dân dã, bình dị của người miền Tây. Ở miền Tây, bánh xèo thường được tráng trong chảo lớn trên bếp củi hoặc bếp than. Bánh có nhân phong phú với thịt heo, tôm, mực, nấm rơm… Khi bánh chín, gập đôi bánh lại, đặt trên một cái đĩa được lót lá chuối.
Nước chấm đóng vai trò quan trọng của món ăn, có vị chua ngọt được làm từ nước mắm ngon, pha với chanh, ớt, tỏi, đường… Bánh thường ăn kèm với rau xà lách, cải bẹ canh, húng quế, húng thơm..
Ngoài các món ăn kể trên, còn rất nhiều món ăn ngon của miền Tây như bún nước lèo, các loại bánh như: bánh ít, bánh tét, bánh pía, nem… tuy không nổi tiếng bằng nhưng cũng là những món ăn ngon được người dân Sài Gòn ưa thích.
Theo NS
Các Món Ngon Miền Tây
Làm bánh được xem là nét văn hóa lâu đời của người Việt ta với vô vàn loại bánh khác nhau từ thành phần, cách làm, hương vị cho đến vùng miền. Nếu miền Bắc nổi tiếng với các loại bánh chưng, bánh dày để thờ cúng gia tiên; miền Trung nổi tiếng với bánh nậm, bánh bột lọc thì không thể không đến các loại bánh thuộc danh sách các đặc sản miền Tây sau đây:
Được xem là một món ăn đặc trưng nhất vùng này với vỏ bánh được làm từ nếp dẻo và bên trong nhân rất đa dạng: người thích dùng nhân ngọt có thể chọn đậu xanh hoặc chuối, còn người thích nhân mặn sẽ chọn nhân mỡ hoặc thịt nạc.
Một món ngon và đặc trưng của miền Tây mà bất kì ai cũng nên thử. Với vỏ bánh được chiên giòn rụm kết hợp với các loại nhân như tôm, thịt nạc lát mỏng, nghêu, khoai môn, giá,… chắc chắn sẽ khiến thực khách hài lòng. Điểm đặc biệt của loại bánh này là nước mắm chua ngọt để chấm, chén nước mắm ngon sẽ làm món bánh xèo của bạn tròn vị hơn.
Các loại tôm, cua, cá được xem là những món đặc sản trời ban cho vùng đất phù sa hào sảng này với những tàu đánh bắt đầy ụ về bờ mỗi độ mặt trời lặn. Chính vì vậy đặc sản miền Tây cũng xuất phát từ đây, đặc biệt là những món lẩu khói nghi ngút hấp dẫn mọi người.
Bông điên điển và các linh được xem là những đặc trưng mùa nước nổi ở các tỉnh miền Tây. Cá linh nhỏ, ngọt thịt mà xương lại mềm kết hợp với bông điên điển vàng ươm có vị hơi nhẫn, nấu sôi và cho các loại rau vào.
Để làm món ăn này được ngon nhất thì cá kèo phải thuộc loại tươi sống, hòa quyện với vị chua của lá giang. Khi ăn dùng kèm món này với rau muống chẻ, giá đỗ, rau đắng đất là chuẩn “đúng bài”. Lưu ý nước chấm là nước mắm me.
Các món ngon miền Tây – các loại khô
Đã đặt chân đến miền Tây mà không thử các loại khô và mua một ít về biếu quà thì đúng là hơi thiếu sót. Các loại khô trứ danh cũng góp phần tạo nên sự đa dạng của các món ngon miền Tây một cách đặc sắc nhất. Món Ngon Miền Tây xin được phép giới thiệu 2 món khô nổi tiếng miền Tây:
Những người sành ăn chắc chắn đã rất quen thuộc với món khô mực ở nhiều vùng miền trên cả nước. Nhưng đối với loại khô mực Hòn Khoai này ai ai cũng phải công nhận nó rất ngọt thịt và một độ dai vừa đủ. Khô mực có thể chế biến thành các món như: khô mực nướng chấm muối tiêu chanh hay xé nát để nấu nước dùng (cách này sẽ làm nước dùng ngọt hơn).
Được lưu truyền đến ngày hôm nay là nhờ truyền thống chọi trâu cũng như nhu cầu thực tế ăn uống, sinh hoạt thường ngày. Người dân Bạc Liêu hồi ấy mỗi lần mổ trâu phải đến cả vài trăm ký mà đôi khi lại không dùng hết. Họ đã nghĩ ra cách tẩm ướp thịt trâu thành từng mảng miếng để dành dùng dần và hiện nay khô trâu vẫn là một trong những đặc sản Bạc Liêu nói riêng và miền Tây Nam Bộ nói chung.
Hãy vui lòng liên hệ với Món Ngon Miền Tây nếu bạn cần mua các loại khô đặc sản ở đây với chất lượng tốt nhất.
Những Món Ăn Đặc Sản Miền Tây Được Chế Biến Từ Bông Điên Điển
Cứ vào khoảng tháng 7 đến tháng 10 âm lịch hằng năm, người dân miền Tây Nam Bộ lại đón nhận món quà từ thiên nhiên – mùa nước nổi về. Du lịch miền Tây vào mùa nước nổi, bạn sẽ cảm nhận sự căng tràn sức sống của thiên nhiên. Dòng nước Mê Kông mang theo phù sa màu mỡ tưới mát cho những cánh đồng khô cằn ở miền Tây. Cây cối được khoác lên mình tấm áo mới, thảm thực vật trở nên phong phú, thủy hải sản dồi dào đến không tưởng. Tất cả đã tạo nên một nguồn thực phẩm lớn làm giàu hơn cho kho tàng ẩm thực miền sông nước. Đây củng là thời điểm du khách được thưởng thức một thứ đặc sản đó là bông điên điển.
Nghe cái tên thôi đã thấy kỳ lạ chính người dân nơi đây cũng không nhớ rõ hoa có từ bao giờ và nguồn gốc xuất xứ như thế nào. Chỉ biết rằng cứ mỗi độ con nước về hoa lại nở vàng rực trên khắp những cánh đồng, triền đê. Theo kinh nghiệm của người dân nơi đây, muốn hái bông điên điển nên hái vào buổi chiều vì lúc đó bông vừa mới hé nhụy, tươi ngon. Còn hái vào buổi sáng hoa nở ong bướm đã lấy mật không còn tinh túy nữa.
Có rất nhiều món ăn ngon được các bà, các chị chế biến từ những bông hoa điên điển. Như gỏi điên điển, điên điển xào tôm, điên điển chấm cá kho lạt, chấm mắm kho, bông điên điển bún nước lèo, canh chua bông điên điển…
Canh chua bông điên điển
Đây là một trong những món ăn đặc trưng nhất của miền Tây mùa nước nổi. Bông điên điển sau khi hái, nhặt sạch bông khô héo, rồi đem rửa sạch để ráo. Cá bỏ vào nồi nấu đến khi sôi lên, cho vào chanh, ớt, đường, bột ngọt, muối nêm sao cho vừa khẩu vị, rồi tiếp đến thả bông điên điển vào. Ngoài ra, muốn tăng thêm hương vị ta có thể thêm vài cọng bông súng, bạc hà, giá đỗ, rau thơm, vài lát ớt để món canh trông bắt mắt hơn.
Nhắc đến cá để nấu canh chua bông điên điển, người dân nơi đây thường chọn cá lóc, cá bông lau, cá diêu hồng nhưng ngon nhất và điển hình nhất trong mùa lũ chính là cá linh. Bông điên điển vừa giòn, lại có vị bùi nhưng ngọt dịu, cá linh thì béo ngậy hòa quyện với vị chua thanh từ me, cay nồng từ ớt kèm theo mùi thơm nức mũi từ các loại rau thơm đã làm nên món canh chua cá linh bông điên điển đậm đà hương vị.
Lẩu Cá Linh Bông Điên Điển
Mùa nước nổi về cũng là lúc những cánh đồng miền Tây được nhuộm vàng rực rỡ của bông điên điển. Còn những con cá linh béo tròn, lấp lánh ánh bạc theo dòng nước lũ đổ về trở thành đặc sản làm vang danh ẩm thực vùng sông nước Tây Nam Bộ.
Thật thiếu sót, nếu không thử qua hương vị của món lẩu cá linh bông điên điển khi du lịch Miền Tây vào thời gian này. Bạn sẽ từ từ cảm nhận vị dân dã của bông điên điển giòn giòn, thơm nhẹ hòa quyện với thịt cá béo ngọt và nước dùng chua thanh, đúng chất hương đồng gió nội.
Món gỏi bông điên điển
Ai bảo người miền Tây không sáng tạo, khi chỉ với một loại hoa mà có thể cho ra đời vô vàn món ngon độc đáo khác nhau mà không đâu có được. Bạn đã thử chưa món gỏi bông điên điển, chỉ một lần thử qua cũng đủ khiến bạn say mê với mùi vì là lạ của nó. Đây là một món ăn hết sức đặc sắc, có sức gây thương nhớ cho bất kỳ ai thưởng thức món ăn này. Cái giòn của bông điên điển, vị ngọt của thịt heo và những con tôm, thêm các loại rau thơm là ta đã có một món ăn đặc sản của người miền Tây.
Người ta thường trộn bông điên điển với giấm đường hoặc nước me cùng với các loại rau củ khác như cà chua, dưa leo, rau thơm… Nhấn nhá thêm vị ngọt cho đĩa gỏi có thể là tép ram, tôm luộc, giò chả hoặc thịt ba chỉ vừa nạc vừa mỡ. Đĩa gỏi ngon là phải cân bằng trong độ chua ngọt hài hòa và giữ được cái giòn bùi đặc trưng của điên điển.
Bánh xèo bông điên điển
Cầu kỳ nhất trong những món ăn chế biến từ bông điên điển là bánh xèo bông điên điển. Bánh xèo được làm từ bột gạo, khuấy đều với nước cốt nghệ sao cho ánh lên màu vàng tươi của nghệ, rồi trộn đều với nước cốt dừa nhằm tăng thêm độ béo. Sau khi làm xong bột bánh, ta tiến hành công đoạn đổ bánh. Đầu tiên tráng chảo nóng, đổ dầu vào, rồi múc lượng vừa đủ từ bột bánh xèo đổ vào chảo, tráng đều và nhanh tay sao cho bên không quá mỏng bên thì quá dày.
Khi vỏ bánh chín, cho thịt, tép đã xào, bông điên điển và củ sắn vào. Tiếp theo, úp phân nửa bánh lại, đậy nắp vung đợi khi bông điên điển và củ sắn chín thì gắp ra dĩa. Gắp một phần bánh nóng hổi vừa làm, cuộn tròn bởi nhiều lớp rau sống tươi thơm, chấm đều trong nước mắm chua ngọt thơm nức mùi. Phần bánh nóng mềm với độ béo vừa đủ kết hợp với vị bùi từ bông điên điển đã tạo ra món ăn cực ngon, khó cưỡng đối với thực khách. Thêm vào đó sự hòa trộn ăn ý với vị ngọt từ tôm, thịt, vị thanh mát từ củ sắn, vị chát nhẹ từ rau rừng tất cả đã làm nên nét đặc trưng riêng cho món bánh xèo của người dân vùng lũ. Mới nghe thôi mà đã thấy bụng cồn cào, vì vị ngon, ngọt, thơm, béo của bánh được hòa quyện với vị đặc trưng của bông điên điển tạo nên một vị bánh xèo lạ lẫm… với nước mắm chua ngọt tạo hương vị ngon khó quên.
Bông điên điển xào
Bông điên điển xào tỏi là món ăn cực kỳ đơn giản để chế biến nhưng lại hấp dẫn vô cùng. Bông điên điển sau khi xào chín vừa giòn vừa mềm, phần tỏi phi thơm nồng kèm theo hương thơm ngào ngạt từ bông điên điển làm kích thích người ăn ngay từ hương vị đầu tiên.
Để tăng thêm vị ngọt cũng như sắc màu cho món ăn, người nấu có thể thêm giá đỗ, hẹ, thịt bò, tôm…vào xào chung với bông điên điển. Tuy chỉ đơn giản là món rau xào đạm bạc ăn kèm theo cơm nhưng bông điên điển xào tỏi lại là món ăn không thể vắng mặt trong mỗi bữa cơm gia đình khi mùa nước về.
Bông điên điển muối chua
Ngoài ăn sống hoặc chế biến món ăn ngon, bông điên điển còn được muối chua. Đây là món ăn khoái khẩu của người miền Tây, bởi nó ngon và hấp dẫn nên trong dân gian lưu truyền câu ca rằng: “Điên điển mà đem muối chua. Ăn kèm cá nướng cả vua cũng thèm”.
Bông điên điển vớt đem về rửa sạch, lựa bỏ lá úa, bông hư, để ráo nước và ngâm nước muối, hai ngày là thành dưa chua bông điên điển ăn được rồi. Có người còn ngâm giá sống chung với bông điên điển làm ra món dưa chua vừa mang hương vị dưa giá vừa hương vị dưa bông điên điển.
bông điên điển du lịch Miền Tây mùa nước nổi Miền Tây mùa nước nổi
Cập nhật thông tin chi tiết về Các Món Ăn Ngon Được Làm Từ Dừa Ở Miền Tây trên website Raffles-hanoi.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!