Bạn đang xem bài viết Các Món Ăn Ngon Ở Hà Tĩnh (Cập Nhật 01/2021) được cập nhật mới nhất trên website Raffles-hanoi.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Các món ăn ngon ở Hà Tĩnh
Cùng Phượt – Hà Tĩnh, mảnh đất miền trung với thiên nhiên đầy khắc nghiệt nhưng lại là một trong những vùng đất giàu truyền thống, lịch sử văn hóa nhất của dải đất này. Đến với du lịch Hà Tĩnh du khách có thể khám phá các sản phẩm du lịch đa dạng của địa phương, từ du lịch biển, du lịch sinh thái, du lịch văn hóa, du lich tâm linh. Tuy nhiên, liệu trong số hàng vạn du khách đến đây, có bao nhiêu người có thể nhớ được các món ăn ngon ở Hà Tĩnh hay đơn giản chỉ là những đặc sản Hà Tĩnh để mua về làm quà sau mỗi chuyến đi.
Với ngư trường chính ở vùng rộng, ngư dân Hà Tĩnh chủ yếu đánh bắt trong ngày nên hải sản đều rất tươi ngon. Hải sản sau khi được mang lên bờ, những loài còn sống như: cua, ghẹ, tôm, tôm tít… sẽ được các nhà hàng thả vào bể nước, còn những loài khác sẽ chuyển cấp đông và chế biến thành nhiều món ăn thơm ngon, hấp dẫn.
Một trong những đặc sản của Hà Tĩnh, chính là mực nhảy Vũng Áng. Mực nhảy được ngư dân dân đánh bắt từ biển rất tươi ngon và được nuôi trong những lồng nước ngọt, du khách có thể chọn và mua, sau đó nhờ chế biến ngay tại sạp với thực đơn đa dạng và phong phú.
Đi dọc cảng cá Thạch Kim (Lộc Hà), bất kể mùa nắng hay mùa mưa, ta vẫn nghe thơm lừng mùi cá trích nướng lẫn trong mùi khói than hồng, ngào ngạt. Những rổ cá còn tươi ròng, đầy ắp hương vị mặn mòi của biển đã níu chân bao người phương xa.
Với người dân nơi đây, cá trích không phải là sơn hào hải vị quá xa xỉ, thậm chí còn được xem là món ăn bình dân nhất so với những loại cá, tôm biển. Thế nhưng, bất kỳ ai, khi nếm thử một con cá trích tươi vừa được nướng chín còn bốc hơi nóng hổi đều cảm nhận được sự quyến luyến không rời.
Cá đục dài khoảng 13-18cm, thân to hơn ngón tay cái, sống gần bờ biển, có hình dạng tương tự loài cá bống nước ngọt. Cá đục có thể chế biến được rất nhiều món ngon vì thịt chắc, trắng, có vị ngọt và hầu như mùa nào cũng có.
Gỏi cá đục chế biến khá công phu và phải làm đúng cách ăn mới ngon. Cá đục còn tươi, tách đôi, bỏ xương ngâm với chanh vắt chừng 15 phút. Sau đó vớt ra, vắt khô, để ráo. Mu dừa nạo nhỏ, trộn đều với cá. Lạc rang đâm mịn trộn với nước cá, nước dừa dùng làm nước lèo. Một gia vị nữa không thể thiếu là ớt tươi và tỏi. Ớt và tỏi giã nhỏ, trộn vào nước lèo, vừa ăn vừa xuýt xoa mới tuyệt!
Ăn gỏi cá đục nhất thiết phải có rau thơm và các loại lá sung, lá đinh lăng, lá xoài non.., cùng với xoài xanh, khế chua, chuối xanh thái lát mỏng, khi ăn dùng bánh đa nem cuộn rau với cá, chấm với nước lèo. Khi ăn gỏi cá đục, bạn sẽ cảm nhận được vị béo của cá, vị bùi của cùi dừa, vị cay, vị chua lẫn vị thanh thanh, ngọt ngọt rất đặc biệt.
Bánh mướt cuốn ram (bánh cuốn nem rán) là món ăn sáng dân dã, đặc trưng của người dân Hà Tĩnh. Bánh mướt được làm từ gạo tẻ ngâm trong nước nhiều giờ sau đó đem nghiền thành bột rồi tráng mỏng bằng tay. Nguyên liệu làm món ram cầu kỳ hơn, gồm thịt, miến, mộc nhĩ, hạt tiêu, hành… cuộn chặt trong lá bánh mỏng rồi rán giòn. Ram nóng quấn trong lá bánh mướt mỏng tang ăn kèm với rau sống chấm nước mắm tỏi ớt mang đến hương vị khó cưỡng.
Khác với bánh bèo của Huế, bánh bèo Hà Tĩnh được làm từ bột lọc (bột sắn), nhân bánh làm từ tôm non bóc vỏ hoặc thịt nạc trộn với mộc nhĩ được xào lên. Bánh bèo Hà Tĩnh thưởng thức theo hai cách: bánh bèo chan nước mắn pha, rắc thêm hành khô và bánh bèo nước từ nước xương hầm được chan sin sít vào với bánh. Chính nguyên liệu và cách thưởng thức đã tạo nên hương vị riêng cho món bánh bèo Hà Tĩnh. Đây là món quà ăn vặt được nhiều người ưu thích đặc biệt là giới trẻ.
Cháo canh có mặt ở nhiều nơi, nhưng ở Hà Tĩnh lại có vị riêng biệt. Sợi cháo canh làm bằng bột mì nên có độ dẻo và dai. Sau khi nhào bột, sợi được xắt ra dài chừng 2/3 thân đũa ăn cơm, sợi bánh có màu trắng đục. Nước dùng của cháo canh vừa có vị ngọt của xương hầm, vị thơm của hành tím, vị béo của tôm, vài lát giò lụa, thêm nhúm hành lá, ngò tàu, vài lát ớt thôi, bạn đã thấy món ăn hấp dẫn vô cùng.
Như một món quà được thiên nhiên ban tặng cho dòng sông La hiền hòa, người dân các xã ven sông từ xưa đến nay vẫn gìn giữ nghề cào hến. Những con hến bé li ti qua nhiều công đoạn chế biến khá tỉ mỉ có thể chế biến ra nhiều món ăn lạ miệng nhưng không kém phần hấp dẫn như hến xào, canh hến, lẩu hến, cháo hến, đặc biệt nước hến có vị ngọt đậm đà… tạo nên một hương vị đặc trưng, ngon đến lạ lùng. Dù đi xa, câu hát rao “Hến ngọt, rọt nậy, đong đầy, bán rẻ ai mua” vẫn níu bước chân người xa quê tha thiết tìm về.
Hầu như khách bình dân hay thượng lưu đến huyện Hương Sơn đều thích thưởng thức món đặc sản thịt dê núi. Đặc biệt, xã Sơn Tiến, huyện Hương Sơn nổi tiếng với nghề nuôi dê truyền thống từ bao đời nay.
Với lợi thế địa hình nhiều đồi núi cùng hang động, khe suối… dê ở Sơn Tiến được người dân thả nuôi tự nhiên hoặc nuôi nhốt. Nếu nuôi dê trong chuồng, chủ nuôi vẫn thường xuyên vào rừng chặt đủ thứ lá cây dê ưa thích mang về để vỗ béo cho dê.
Đây là món được người dân địa phương khuyên là món ăn bạn nhất định phải thử mỗi khi có cơ hội ghé qua vùng đất Đức Thọ, Hà Tĩnh.
Có cách ăn khá giống với món bún chả nổi tiếng của thủ đô Hà Nội, bún bò Đò Trai không để bún sẵn vào bát nước dùng mà cho ra đĩa riêng. Sợi bún Đò Trai to, tròn, có màu hơi nâu như hoa cau, bởi được làm theo cách thủ công hoàn toàn bằng tay từ một loại gạo quê vẫn thường được người dân nơi đây sử dụng để nấu rượu. Thịt bò được sử dụng để làm ra món bún cũng phải từ chính những con bò được chăn thả ven đê nơi vùng quê Đức Thọ.
Bún được ăn kèm cùng các loại rau thơm, xà lách và bánh đa (còn gọi là bánh tráng). Các gia vị cần thiết khác như chanh, ớt, dấm tỏi và sa tế giúp cho món ăn trở nên hoàn hảo.
Đặc sản Hà Tĩnh mua về làm quàTrước kia ở làng Thịnh Xá bên kia sông Ngàn Phố có nhà ông Cu Hai chuyên nấu kẹo lạc. Những đứa trẻ trong làng thường hay rủ nhau đến để xin vét nồi bằng ám hiệu “Cu Hai”. Đi miết, sợ cha mẹ biết mà mắng mỏ nên mỗi lần rủ rê nhau, những đứa trẻ ấy đã gọi chệch đi là “Cu đơ” (từ phiên âm của số 2 trong tiếng Pháp). Lâu dần, cách gọi của trẻ con cũng lan sang cả người lớn. Và, loại kẹo độc đáo ấy cũng được mặc định một tên gọi mới là Cu đơ. Kẹo cu đơ ban đầu chỉ được nấu ở làng Mân Xá hai bên sông Ngàn Phố, về sau có một người thiếu sinh quân từ thị xã Hà Tĩnh lên trọ học ở đây đã học nghề và đem về phổ biến ở phố thị.
Đây là một loại kẹo được nấu từ mật mía, đường, mạch nha, gừng có thêm đậu phộng làm nhân, rồi đổ vào hai miếng bánh tráng ép lại với nhau để nguội.
Bánh đa Hà Tĩnh dày, to, giòn và đặc biệt là có rất nhiều vừng đen. Bánh được làm hoàn toàn bằng gạo non, là thứ gạo mới, không dùng loại gạo các mùa trước vì sẽ làm mất đi vị thơm, béo của bánh.
Những chiếc bánh gai đen bóng mang hương vị ngọt thơm của mật mía, cái dẻo dính của nếp, quyện vị béo của đậu xanh, cùi dừa từ lâu đã là một sản vật nức tiếng của vùng đất Đức Thọ, Hà Tĩnh.
Nghề làm bánh gai ở làng Khóng có truyền thống khoảng hơn 50 năm nay. Mọi nguyên liệu làm bánh đều được người dân sản xuất ngay tại địa phương. Đây là thứ bánh ăn nguội, thường được người dân dùng vào các dịp ăn hỏi, làm quà biếu.
Bánh đa kê tuy chỉ là một thức quà quê dân dã, đơn giản nhưng chứa đựng cả một nét văn hóa và gắn liền với tuổi thơ của nhiều thế hệ sinh ra, lớn lên ở huyện cực Bắc tỉnh Hà Tĩnh.
Nguyên liệu làm bánh đa kê rất đơn giản, bao gồm hạt kê đã xát vỏ, đậu xanh, bánh đa và các gia vị cần thiết như muối, mì chính, tinh bột nghệ. Đầu tiên người làm hàng phải ngâm kê trong khoảng 2 tiếng rồi vò và đãi sạn cho thật sạch, để ráo. Nồi nước nấu kê được bỏ thêm chút muối, mì chính và tinh bột nghệ để bánh có màu vàng tươi đẹp mắt. Sau khi đun sôi hỗn hợp thì cho kê vào lấy đũa đánh thật đều tay cho đến khi kê đặc mới được thả đũa ra.
Với người dân ven sông Lam, ruốc rươi từ lâu là món ăn không thể thiếu với từng gia đình mỗi độ tết đến. Trước đây, người dân muối rươi chỉ để phục vụ gia đình, biếu người thân, nhưng những năm gần đây đã trở thành món hàng đặc sản, mang về nguồn thu lớn mỗi dịp tết.
Cam bù thường bắt đầu ra hoa vào mùa xuân và chín vào dịp Tết Nguyên Đán. Cam có quả hình cầu, vỏ dày và mọng nước, lúc chín vỏ màu da cam rất đẹp. Mùi của cam rất thơm và hấp dẫn với mùi đặc trưng của vỏ cam. Trọng lượng trung bình mỗi quả từ 250 ÷ 300g, có quả đạt hơn 1,2 kg. Cam bù được trồng ở hầu hết các xã của huyện Hương Sơn nhưng trồng nhiều nhất ở các xã Sơn Bằng, Sơn Trung, Sơn Phúc, Sơn Phú, Sơn Hàm, Sơn Thủy, Sơn Mai, Sơn Trường, Sơn Hồng, Sơn Tây, Sơn Thọ (huyện Vũ Quang).
Bưởi Phúc Trạch là đặc sản của huyện miền núi Hương Khê, nổi tiếng bưởi có hình dáng cầu tròn, nhỏ chứ không to, khi ăn vào có vị thanh chua rồi ngọt hậu tới cổ, mùi thơm nhẹ tự nhiên. Múi bưởi có màu hồng nhạt hoặc màu trắng trông rất đẹp mắt, rất thích hợp cho du khách mua về làm quà.
Cam Khe Mây đã khẳng định được thương hiệu bởi vị ngọt thanh, hương thơm đặc trưng, tép mọng nước. Cam đã trở thành một trong những cây trồng chủ lực mang lại thu nhập chính cho người dân vùng Khe Mây (Hương Khê)
Tìm trên Google:
các món ăn ngon ở Hà Tĩnh 2023
ăn gì khi du lịch hà tĩnh
các quán ngon ở hà tĩnh
đặc sản hà tĩnh mua về làm quà
địa chỉ quán ngon hà tĩnh
Các Món Ăn Ngon Ở Huế (Cập Nhật 01/2021)
Các món ăn ngon ở Huế
Cùng Phượt – Từ muôn đời nay trong cuộc sống hàng ngày chuyện ẩm thực quả chiếm nhiều thời gian. Người ta thích ăn ngon hoàn toàn không chỉ vì đói mà còn vì những niềm vui tinh thần nữa. Đối với người Huế, chuyện ăn uống được coi là một nghệ thuật và là một lạc thú ở đời. Ẩm thực Huế là cách gọi của phương thức chế biến món ăn, nguyên lý chế biến, trang trí, phong cách dọn ăn, mời uống và những thói quen ăn uống nói chung của người Huế, Việt Nam. Theo thời gian, ẩm thực và các món ăn ngon ở Huế chịu ảnh hưởng của những luồng văn hoá đến từ những cộng đồng dân cư khác nhau và những đặc thù của xứ sở nên mang những sắc thái riêng trở thành một phần của văn hóa Huế, văn hoá Việt Nam.
Giới thiệu về ẩm thực HuếHuế đã từng có mấy thế kỷ là trung tâm của Đàng Trong thời chúa Nguyễn, đến thế kỷ XIX là đất kinh kỳ phồn hoa đô hội, với non một thế kỷ rưỡi làm Kinh đô nước Việt, nơi quy tụ của một triều đình với biết bao quan lại, nho sĩ. Vì thế, ngoài chốn vương triều còn có các tầng lớp quý tộc và thượng lưu, trí thức, đa số các tao nhân mặc khách đều tụ họp về đây. Điều đó đòi hỏi người Huế không chỉ giỏi chế biến các món ăn cực kỳ tinh tế chỉ dùng trong chốn vương phủ. Ngày nay tuy không còn giữ vai trò của một trung tâm kinh tế – chính trị lớn hàng đầu đất nước, nhưng Huế vẫn là nơi duy trì những bóng dáng xưa cũ của một triều đại với tất cả lối sống của một thời vàng son. Và dĩ nhiên, trong những đặc trưng văn hóa lâu đời của Huế, vốn văn hóa về ăn uống góp một phần không nhỏ trong việc hình thành nét văn hóa và phong cách con người xứ Huế.
Huế là một vùng đất được khai phá muộn, phần đông là dân tứ xứ theo chúa Nguyễn vào nam lập nghiệp. Vì thế món ăn cũng phong phú, hội tụ được tinh hoa của các nơi khác, biến thành món ăn riêng mang bản sắc độc đáo địa phương. Món ăn Huế vừa có sang trọng, cao lương mỹ vị, vừa có món mộc mạc nhưng do khéo tay, biết chế biến, biết cách thức nêm nấu nên vẫn trở thành món ăn thi vị. Các món ăn quý tộc được triều Nguyễn cho phép hẳn hoi trong sách Khâm định Đại Nam hội điển sự lệ quy định cho từng loại tiệc: tiệc tiếp sứ bộ với ba loại cổ: loại một mâm gồm 50 món, loại hai có 7 mâm gồm 40 món, lọai ba có 25 mâm gồm 30 món… Những món đó được bày trong 1080 bát, dĩa quý chỉ dùng trong chốn vương phủ.
Món ăn Huế giản dị, phong phú, mang hương vị, mùi ngon đằm thắm của sản phẩm nơi đồng ruộng, đầm phá, núi sông xứ Cựu đô. Chỉ từ cây sả và muối, người nội trợ thêm vào một ít tôm thịt băm nhỏ cùng các gia vị khác như tỏi, đường, ruốc, tiêu qua bàn tay mềm mại và khéo léo của các bà, các cô nội trợ có thể thành món muối sả mà bạn được ăn với cơm vào mùa đông xứ Bắc thì e rằng chẳng bao giờ quên được. Buổi cơm ở Huế thường khi chỉ đơn giản vài ba món, như cá bống thệ kho răm rau với nước dừa, một món canh rau tập tàng mà vườn nhà ai cũng có sẵn, với vài ba lá bông ngọt (lá rau ngót), lá mồng tơi, ngọn sần, búp hoa bí ngô, đọt cây bát ngát, ít măng vòi … sang một chút thì nấu với tôm thịt, còn không thì lấy cá long hội (loại cá nhỏ) rút xương, thêm chút nước mắm ngon, một tí ruốc, ít hồ tiêu phi thơm hành mỡ, xào qua là được bát canh rau tập tàng ngọt lịm. Bữa ăn nào của mọi gia đình Huế cũng đều có dĩa rau sống và một chén nước mắm phù hợp với món ăn. Có người cho rằng, dĩa rau sống ở Huế là một vũ trụ thu nhỏ với là cà chua đỏ xếp xung quanh tượng trưng cho mặt trời, những lát khế hình ngôi sao thay cho những vì tinh tú, lát vả hình trăng khuyết màu tím phớt, lát chuối chát hình tròn điểm hạt tượng trưng cho mặt đất bao la, một chút rau thơm xanh và vài sợi rau muống, ớt tươi xoắn xít phía trên như những mảng mây xanh, mây hồng bồng bềnh trên nền trời của các màu xanh, đỏ, tím, vàng…
Thật là thiếu sót nếu nói nhiều về nón ăn Huế mà không nhớ đến món ăn chay. Vì xưa nay ai cũng biết đến Huế đã từng có một thời gian dài thời các chúa Nguyễn, Phật Giáo trở thành quốc giáo. Cả một lớp quý tộc ăn chay nên các món ăn chay ở Huế rất phong phú (có khoảng 125 món). Các món ăn chay được làm cầu kỳ và ngon không kém món ăn mặn. Đối với các gia đình Phật tử ở Huế mà mời bạn bè ăn một bữa cơm chay, thì đó là một cách bày tỏ sự quý mến và trân trọng người bạn của mình lắm.
Cùng Phượt xin giới thiệu với các bạn một số món ăn ngon, những món ăn đã làm nên một nét đặc trưng ẩm thực rất Huế.
Cơm hến là một đặc sản ẩm thực Huế. Cơm hến được trình bày dưới hình thức là cơm nguội trộn với hến xào qua dầu và gia vị, nước hến, mắm ruốc, rau bắp cải, tóp mỡ, bánh tráng nướng, mì xào giòn, ớt màu, đậu phộng nguyên hạt, dầu ăn chín, tiêu, vị tinh (bột ngọt, mì chính) và muối.
Món cơm hến có gốc gác được xem như là món ăn thân quen của người dân làng chài…từ địa phương gọi là dân vạn đò. Họ quanh năm sống trên thuyền đò, lênh đênh trên những nhánh sông với nghề hạ bạc, thu nhập không bao nhiêu. Chài lưới mò được dưới sông như tôm cá… là thực phẩm cao cấp, thường đem bán, còn tầm tầm rẻ tiền như ốc, hến… thì tận dụng tối đa cho bữa cơm thường ngày. Hến thì gần như lúc nào cũng đãi xúc được.
Muốn ăn cơm hến ngon các bạn có thể tới khu vực đường Hàn Mạc Tử hoặc tới Cồn Hến, Vĩ Dạ để thưởng thức.
Bún bò Huế là một trong những đặc sản của xứ Huế, mặc dù món bún ở đâu cũng có. Tại Huế, món này được gọi đơn giản là “bún bò”. Các địa phương khác gọi là “bún bò Huế” để chỉ xuất xứ của món ăn này. Món ăn có nguyên liệu chính là bún, thịt bắp bò, giò heo, cùng nước dùng có màu đỏ đặc trưng. Trong nước dùng của bún, người Huế thường nêm vào một ít mắm ruốc, góp phần làm nên hương vị rất riêng của nồi bún bò Huế. Sau khi xương bò được hầm chín tới, người ta thường thêm vào một ít chả heo hay chả bò được quết nhuyễn. Thịt bò có thể được xắt mỏng, nhúng vào nước dùng đang sôi trước khi cho vào tô bún (gọi là thịt bò tái). Người ta cũng thường cho thêm một ít ớt bột và gia vị vào tô bún rồi ăn với rau sống gồm giá, rau thơm, xà lách, rau cải con, bắp chuối xắt nhỏ.
Bún thì không đâu không có, nhưng hình thức của con bún thì mỗi miền mỗi khác. Con bún Huế lại to hơn các nơi khác. Có hai loại bún, con bún thường được cuộn thành từng con nhỏ lúc đói bụng mà chấm nó với nước mắm ớt chanh tỏi thì tuyệt. Còn con bún để làm bún bò giò heo hoặc bún cua thường lớn hơn.
Dọc hai bên đường ở Huế, bạn sẽ gặp ngay những gánh bún rất bình dân nhưng cũng rất ngon, rất đông khách… Một tô bún giò hay bún bò hấp dẫn thực khách chính là nhờ chất nước ngon ngọt và thơm. Đặc biệt là nồi bún, một nồi bằng nhôm dẻo rất mỏng và được người thợ gò xứ Huế gò rất khéo, trông giống một chiếc nồi đồng ngày xưa nhưng sâu và miệng rộng hơn. Cái nồi được chùi rửa kỳ cọ rất kỹ nên bao giờ cũng sáng trắng, trông rất thích mắt. Ăn một tô bún đang bốc khói, những sợi bún trắng trong nổi bật trên đó là những viên mọc hồng (được viên từ giò sống và thịt cua), những miếng móng giò được ninh mềm nhừ, với một chút màu trắng của những cọng giá và màu xanh của rau sống, húp một ít nước beo béo đậm đà kèm theo một chút gia vị mắm ớt chanh bạn sẽ thấy vô cùng thú vị, vừa cay, vừa nóng, vừa xuýt xoa, vừa nghe vị ngọt của nước bún của thịt chạy dần vào trong thực quản, chắc chắn bạn sẽ không quên được cái hương vị này. Phải có một lần ăn bún đến chảy nước mắt lúc đó mới cảm được cái hương vị xứ Huế nó thâm trầm như thế nào.
Bên cạnh những tiệm, những quán cố định trên hầu khắp các con đường của kinh thành Huế, mỗi buổi sáng tinh mơ, bạn đi dạo các con đường xứ Huế sẽ thấy những cô con gái Huế cỡ mười tám đôi mươi, vai kẽo kẹt một gánh bún đi thành từng đoàn, khói bay nghi ngút, nói cười vui vẻ, đó là cô gái Huế đi bán bún gánh cho khách khắp cả thành phố. Mỗi người mỗi vẻ, mỗi gánh mỗi hương vị nhưng tất cả đều Huế, Huế từ con bún, từ các nồi nhôm, từ dáng đi nhanh khoan thai nhịp nhàng, và cho dù bạn có khó tính đến đâu chắc cũng sẽ hài lòng khi thưởng thức một tô bún rất bình dân, rất rẻ nhưng nhiều khi lại rất ngon.
Muốn thưởng thức Bún bò ngon đúng chất Huế các bạn hãy tới khu vực đường Chi Lăng giao với Nguyễn Du. Ở đây có một số quán bún bò khả nổi tiếng như Bún bò O Liễu, bún bò Mụ Rớt, bún bò Bà Phụng …
Các loại bánh đặc trưng của HuếBánh bèo gồm có ba phần chính là bánh làm từ bột gạo, nhân để rắc lên bánh làm bằng tôm xay nhuyễn, và nước chấm, một hỗn hợp mà nước mắm là thành phần chính và thường đổ trực tiếp vào bánh chứ không cần chấm. Thành phần phụ của bánh bèo thường là mỡ hành, đậu phộng rang giã nhỏ. Tuỳ theo địa phương, có những cách thêm bớt khác nhau cho món bánh này, ví dụ ở Sài Gòn thường bỏ đậu xanh, đồ chua, lại cho ăn kèm bánh đúc, bánh ít, bánh bột lọc.
Tại miền Trung, bánh bèo thường được phân ra làm hai loại là bánh bèo Quảng Nam và bánh bèo Huế. Bánh bèo Quảng Nam thường thì bánh to, dày, ăn với nhân là bột nấu nhão gồm có thịt, tôm băm, hẹ, khi ăn bỏ thêm ít hành phi, ớt băm. Bánh bèo Huế có khác chút ít, bánh mỏng hơn, có bột tôm sấy, khi ăn kèm theo da heo chiên giòn.
Bánh bột lọc là một loại bánh được từ bằng bột sắn được lọc lấy tinh bột, sau đó được luộc một phần nhỏ bột, nhồi kỹ và làm bánh. Nhân bánh thường bằng tôm trộn với gia vị, có thể làm nhân bằng thịt heo nạc hay hỗn hợp tôm – thịt heo. Sau khi vắt thành bánh, bánh được gói bằng lá chuối (hoặc có thể không gói) và hấp cách thủy. Đây là món ăn phổ biến ở các tỉnh Bắc Trung Bộ và đặc biệt là Huế.
Bánh nậm là một loại bánh và là món ẩm thực truyền thống đặc trưng của xứ Huế, cùng với bánh bèo, bánh lọc. Đây là thứ bánh được làm từ bột gạo vừa ngon vừa có tính chất lành (người già, trẻ em, người ốm đều có thể ăn được).Ở Huế, bánh nậm còn được làm chay, chỉ có nhân đậu xanh, dùng cho ngày rằm, mồng một. Đặc biệt, còn có bánh nậm nhân thịt cóc, dành cho trẻ còi cọc, suy dinh dưỡng, cũng ngon và hấp dẫn không kém bánh nậm tôm
Ở Huế có một thứ bánh kết hợp hai loại bánh khác nhau, ăn vào vừa giòn vừa dẻo, béo nhưng không ngấy bởi được chấm với thứ nước mắm chua ngọt, đó là bánh ram ít. Tưởng như bánh ram và bánh ít là hai thứ bánh không ăn nhập gì với nhau nhưng qua bàn tay tài hoa của người phụ nữ Huế, bánh ram ít đã trở thành một món ăn dân dã của Huế được du khách gần xa biết tiếng.
Bánh ram ít có hai phần tách bạch rõ ràng: phần bánh ram và phần bánh ít. Tuy cách thức chế biến khác nhau nhưng cả hai phần bánh đều được làm từ gạo nếp. Nếp làm bánh phải là thứ nếp ngon, trắng, dẻo. Nếp được xay nhuyễn thành bột, trộn tí muối, cho nước ấm từ từ từng ít một. Dùng tay nhồi bột đến khi tạo thành một khối chắc mịn, mềm nhưng không nhão, nặn thành các viên tròn nhỏ bằng hai ngón tay. Tôm để nguyên con, thịt ba chỉ xắt hạt lựu nêm đường, nước mắm ngon, tiêu, hành tím băm, thêm chút dầu hoặc mỡ nước kho nhỏ lửa trong vòng 15 phút. Xoa ít dầu ăn vào tay, ấn từng viên bột thành hình dẹp, lấy muỗng múc tôm thịt đặt vào giữa rồi vo tròn lại. Xếp bánh ít vào khay, hấp cách thủy khoảng 10 phút sau khi nước sôi. Bánh có độ dẻo và màu trắng ngần là được. Bánh chín gắp ra để nguội, đậy bằng lá chuối để bánh không bị khô nhưng nhớ không đậy kín kẻo bánh bị chua. Khác với bánh ít, khi nhồi bột bánh ram bớt nước hơn một chút để cho bột bánh hơi cứng. Bánh ram không cần làm nhân, bánh được chiên trên chảo nhiều dầu mỡ đến khi bánh giòn và có màu vàng sậm. Vớt bánh ra để trên lớp giấy thấm cho ráo dầu. Đặt một cái bánh ít lên trên cái bánh ram, dùng đũa dằn cho bánh mỏng ra và ép chặt vào cái bánh ram.
Lúc bày ra đĩa, người Huế thường đặt phần bánh ít trắng tinh lên trên rồi rắt thêm một lớp bột tôm cháy vàng trông thật hấp dẫn. Điểm độc đáo của bánh ram ít là chấm với nước mắm chua chua ngọt ngọt được pha chế một cách đặc biệt, không mặn quá hay ngọt quá, thêm vị cay của mấy lát ớt Huế. Sự kết hợp giữa vị giòn tan của bánh ram với vị thơm, dẻo của bánh ít và vị mặn ngọt của nước mắm đã làm hài lòng rất nhiều thực khách. Dân gian Huế có bài ca dao nói về sự ngon của bánh ram ít như sau:
Này em vừa ngậm mà nghe Ram vàng ít dẻo càng mê vị tình Mới hay đặc sản Huế mình Sắc hương dân dã cung đình tìm nhau
Từ dân gian, bánh ram ít đã được các gia đình hoàng tộc học hỏi trở thành một trong những món ăn cung đình. Ngày nay, du khách dễ dàng tìm thấy bánh ram ít trong các nhà hàng, quán ăn vặt hay các gánh hàng rong của xứ Huế mộng mơ.
Bánh khoái đổ bằng bột gạo xay đánh sệt với nước và lòng đỏ trứng, sau đó thêm tiêu, hành, mắm, muối, tôm bóc vỏ, thịt bò (hoặc chim) nướng thái lát, mỡ thái lát nhỏ, giá sống. Khuôn bánh khoái làm bằng gang hình tròn, to bằng hai bàn tay trẻ con có cán cầm. Khi nào có khách ăn, nhà hàng mới bắc khuôn lên lò đổ bánh. Múc một muôi bột trứng đổ vào khuôn nóng đã tráng mỡ. Tiếng bột bén mỡ xèo xèo bốc lên quyến rũ, bột chín vàng rơm thì gắp một miếng thịt bò nướng, lát mỡ nhỏ, một vài con tôm, ít giá bỏ vào một nửa phần bánh, dùng đũa lật phần bánh còn lại úp lên thành hình bán nguyệt lật bánh cho vàng đều hai bên, xong bày ra đĩa.
Bánh ngon một phần nhờ nước lèo, thứ nước chấm chỉ các đầu bếp giỏi mới chế được. Ðây là bí quyết gia truyền, quyết định chất lượng, tạo nên hương vị thượng hạng của bánh khoái. Nước lèo Huế được chế biến rất cầu kỳ với hàng chục nguyên liệu như bột báng, gan lợn, mè (vừng), lạc rang… Quán bánh khoái Thượng Tứ tồn tại gần ba bốn chục năm nay, đã trở thành văn hoá ẩm thực Huế, làm say lòng du khách, thân thuộc với người Cố Ðô chẳng khác gì cơm hến, tiếng chuông chùa Thiên Mụ, con đò sông Hương.
Bánh ướt thịt nướng Kim LongBánh ướt là loại bánh tráng được làm bằng bột gạo có pha bột lọc, tráng mỏng hơn và dùng liền (nên gọi là bánh ướt chứ không phơi khô như bánh tráng). Thịt để nướng thường là thịt heo ba chỉ thái mỏng, ướp tiêu, hành, nước mắm, ngũ vị hương, mè (vừng). Thịt ướp sau vài giờ thì đem kẹp, nướng trên bếp than đỏ hồng cho đến khi đủ độ chín, dậy mùi thơm. Lấy thịt nướng này kẹp với rau thơm, giá, xà lách làm nhân để cuốn bánh ướt (Món này gần tương tự như kiểu món phở cuốn ở Hà Nội, có điều ở Hà Nội là cuốn với thịt bò)
Bánh ướt thịt nướng Kim Long ngon, hấp dẫn là nhờ chấm với loại nước chấm hết sức đặc biệt, được các chủ hàng chế biến từ nước mắm nguyên chất, đường, chanh, tỏi, ớt… như một bí quyết được lưu truyền qua nhiều thế hệ. Chính nhờ hương vị nước chấm rất đặc trưng mà món ăn bình dân này của Kim Long được nhiều du khách biết đến, tạo thêm nét chấm phá trong bức tranh ẩm thực đa sắc màu của Huế.
Với hương vị đặc trưng như thế, nếu có dịp đến Huế, trên đường đi thăm chùa Linh Mụ bằng ô tô hay du thuyền, bạn đừng quên ghé lại Kim Long để thưởng thức món ăn đậm đà hương vị quê hương này.
Bún thịt nướng Huế ăn chung với dưa chuột chẻ, đồ chua, rau sống, lạc rang, hành phi… Tất cả được cho vào một cái tô và rưới nước lèo lên. Nhìn bát bún bạn sẽ bị chinh phục ngay bởi rất nhiều màu sắc, khi ăn bạn cảm nhận được rất nhiều hương vị cùng lúc như vị ngọt nhẹ nhàng, vị béo ngậy của đậu phộng, mè, vị chua thanh mát của rau củ, hay cay cay của ớt… Một sự kết hợp hài hòa giữa màu sắc và hương vị.
Đến Huế mà không ăn nem lụi thì thật là vô cùng đáng tiếc. Sự cuốn hút của món ăn nổi tiếng xứ Huế này có lẽ là đến từ miếng nem lụi được tẩm ướp bằng công thức đặc biệt để rồi sau khi nướng trên than hồng thơm lừng và nước lèo ăn nem lụi được pha chế từ hàng chục nguyên liệu khác nhau như dầu ăn, gan lợn, bột đao, đường, tương nước mắm, quế chi, hoa hồi và cốt dừa. Cuốn miếng nem nướng vàng cùng rau sống, khế, giá đỗ, dứa, lát chuối xanh thái mỏng chấm cùng nước lèo thì không gì ngon bằng.
Theo một số liệu thống kê không đầy đủ, ở Huế có tới 125 món ăn chay, điều đó đã nói lên sự phong phú và đa dạng về ẩm thực của mảnh đất Thần Kinh này. Ẩm thực Huế có nhiều phong cách khác nhau, được chia ra làm nhiều loại như: Ẩm thực Cung đình, ẩm thực dân gian… Trong đó còn một loại phong cách ẩm thực khá đặc biệt nơi đây đó là Ẩm thực chay. Sở dĩ ở Huế ẩm thực chay rất phát triển là do nơi đây chính là trung tâm văn hóa Phật giáo của cả nước.
Người Huế cho rằng ăn chay là lành tính, điềm đạm cho nên ai cũng muốn ăn chay để dưỡng tâm tính. Thoạt đầu ăn chay chỉ được giới hạn trong phạm vi những ngôi chùa, hoặc những gia đình theo đạo Phật, nhưng ngày nay cơm chay không còn là “di sản” của nhà chùa nữa mà nó đã lan truyền ra dân gian và trở thành một sản phẩm du lịch. Trong quá trình hội nhập và phát triển kinh tế, Huế có nhiều đổi thay nhưng tục ăn chay vẫn được lưu truyền và phổ biến rộng rãi trong phần lớn cư dân Huế.
Bánh canh Huế được nấu bằng bột mì với cá và da heo, hoặc với thịt băm nhỏ vo viên… Công đoạn chế biến đơn giản và nhanh chóng: nước dùng đun sôi trong nồi, bột nhào xong cán thật mỏng quanh một ống nhôm tròn làm thớt. Dùng dao xắt thành từng con nhỏ, rơi vào nồi nước nóng. Khi bột vừa chín tới, vớt ra tô, chế nước dùng có thịt heo, cá và hành thái nhỏ, chêm gia vị vào rồi ăn nóng.
Làng Nam Phổ xã Phú Thượng, Phú Vang cách trung tâm thành phố Huế chừng 6km, đã có nghề bán cháo bánh canh truyền thống. Tuy cũng là cháo bánh canh, nhưng nó hoàn toàn khác với bánh canh đời mới. Vì thế, nếu không quen biết thì du khách dễ nhầm lẫn…Bánh canh Nam Phổ bắt đầu bán từ buổi chiều khoảng 13 giờ trở đi, hàng bánh canh do một phụ nữ gánh đi bán dạo (ngày trước người bán trẻ hay già đều đội nón Huế, mặc áo dài). Xuất phát từ Nam Phổ, lên Vỹ Dạ, qua chợ Ðông Ba, vào Thành Nội… Trong hàng bánh canh, còn bán cả bánh lọc, bánh ít, bánh nậm v.v… là những thứ bánh đặc sản Huế. Bánh canh truyền thống Nam Phổ làm bằng bột gạo (xưa không có bột mì), lại chỉ dùng tôm giã nhuyễn trộn trứng. Tô bánh canh hình dẹt, nước dùng trong và sền sệt, thơm phức…
Huế không chỉ thu hút bởi vẻ đẹp trầm mặc, rêu phong của các đền đài, lăng tẩm, mà khi đến đây, du khách còn bị cuốn hút bởi kho tàng văn hóa ẩm thực phong phú, đa dạng bậc nhất Việt Nam. Trong đó, chè Huế được coi là món ăn “nằm lòng” của nhiều du khách khi đến với vùng đất cố đô.
Khắp các con hẻm ở thành phố Huế, đi chừng vài trăm bước lại bắt gặp một gánh chè rong. Và dẫu là một gánh chè rong không tên, thì cái tinh tế, khéo léo của những ly chè khoai môn sánh mịn, những viên bột lọc dẻo mềm, ly chè bắp thơm thơm vị ngọt non tơ… cũng hơn hẳn ly chè được gọi chung bằng cái tên chè Huế mà ta ăn ở bất cứ đâu khác.
Sẽ chẳng bao giờ đủ bụng để nếm trải hết các vị ngon trong thực đơn chè Huế. Bởi nếu chỉ tính riêng chè cung đình đã có đến 36 loại, mỗi loại một hương vị riêng. Nếu thích vị ngọt bùi, thơm mát, bạn có thể chọn chè hạt sen, chè đậu xanh, còn nếu thích trái cây thì chè xanh dứa, chè hạt lựu, chè môn sáp vàng, chè bông cau là lựa chọn tuyệt vời.
Các bạn có thể thưởng thức các món chè đặc trưng của Huế ở Chợ Đông Ba, quán chè Hẻm (đường Hùng Vương), với món chè bột lọc bọc thịt quay thì có thể ăn ở quán Mợ Tôn Đích (Công viên Thương Bạc, ngã 3 Đinh Tiên Hoàng – Trần Hưng Đạo, quán chỉ bán từ 4h chiều), chè bắp thì có thể thưởng thức ở Cồn Hến.
Chè bột lọc có hình thức viên tròn nhỏ, làm bằng bột năng, khi luộc chín, viên bột từ màu trắng đục thành màu trắng trong, ăn với nước đường và đây là món chè luôn được ăn nguội hay nóng ấm chứ không bao giờ ăn lạnh. Chè bột lọc thịt quay được chế biến từ những miếng thịt heo quay, cắt vuông bằng quân súc sắc nhỏ (có cả bì lợn, cả thịt) bọc ngoài là màng bột nếp, rồi cho vào nước đường đun thành chè. Chè này có lẫn cả vị ngọt và mặn nên ăn không ngấy.
Ở Huế có món Chè bắp Cồn Hến ngon chẳng nơi nào có được. Vùng đất này có bãi bồi vài chục ha, người dân trồng bắp gần như quanh năm. Bắp ở Cồn Hến thơm ngon vì được trồng trên lớp phù sa dầy được bồi đắp qua mỗi trận lụt.
Chè hạt sen và chè nhãn bọc hột senLà loại chè thanh cao, được chế biến từ hột sen hồ Tịnh Tâm. Chè sen nấu theo kiểu Huế được đem hấp chín, sau đó nấu chung với nước đường cát trắng hay đường phèn trong vắt cho đến khi sôi nhẹ. Vị ngọt của đường đủ thấm vào hột sen là bắc ra ngoài bếp. Để được nồi chè ngon, người nấu phải túc trực canh chừng để lửa cháy vừa phải, tay khuấy, trộn thật nhẹ nhàng, thời gian cũng chỉ vừa đủ để hạt sen “không già, không non”. Nấu già, hột sen sẽ mất hương thơm tự nhiên. Nấu non, hương sen sẽ không tỏa ngát.
Món này rất nhiều vị khách ưa thích vì màu sắc và hương vị. Chè được nấu từ khoai môn tím, rồi nấu chung với nước dừa và để nhỏ lửa đến khi vừa sánh là được. Thêm đường sao cho vừa nhưng không để mất đi mùi thơm của nước dừa. Chè có vị thơm và ngọt thanh.
Chè đậu ngự, đậu ván, đậu quyênĐây cũng là những loại chè có xuất xứ lâu đời ở Huế. Chè được nấu mềm nhưng vẫn giữ được nguyên hạt đậu. Chè dẻo thêm đậu phụng rang giã nhỏ và nước dừa. Nước cốt dừa cho vào sau làm tăng vị béo cho ly chè, đậu phụng rang phảng phất hương vị thơm.
Đây là món ăn nổi tiếng ở Huế và có xuất xứ từ con phố Nhật Lệ trong thành Nội, nơi tập trung hàng chục lò làm bánh. Bánh thơm dẻo, ăn rất khoái khẩu do sự kết hợp nhuần nhuyễn mùi vị giữa nhân đậu, thịt (mỡ và nạc) với gạo nếp và các loại gia vị như tiêu, hành.
Bánh ngũ sắc hay còn gọi là bánh in, họ nhà bánh này rất nhiều chủng loại: bánh măng, bánh bột nếp, bánh bột huỳnh tinh, bánh đậu xanh, bánh sen tán… mỗi loại bánh mang đúng loại bột như tên gọi của nó. Bánh được gói bằng giấy gương đủ màu sắc nhưng có quy định cụ thể, ví như màu xanh hy vọng là bánh đậu xanh, màu tím hoàng là bánh bột nếp… và được ép, đức thành khuôn, mặt đáy của bánh khó khắc các hình chữ Thọ, Phúc, Lộc và gói trong giấy ngũ sắc. Đây là loại bánh để dùng trong ngày Tết, phục vụ việc thờ cúng và đãi khách. Do giá trị rẻ nên được rất nhiều người ưa chuộng.
Hiện nay, ở Huế có hai tiệm bán bánh in ngon nổi tiếng là tiệm Hồng Phúc ở đường Phan Đăng Lưu, tiệm Bà Bốn ở đường Nguyễn Thiện Thuật, đặc biệt vào các ngày rằm, mồng một tiệm bánh Bảo Thạnh ở đường Trần Hưng Đạo cũng có bán loại bánh này.
Đặc sản Huế mua về làm quàTôm chua đúng “điệu” phải được làm từ những con tôm nước lợ thật tươi, nhất là tôm từ Cầu Hai đưa lên thì tuyệt. Chọn những con tôm đều nhau và tương đối to. Tôm được ngắt đầu, rửa sạch, ngâm một lát trong rượu. Sau đó vớt ra để ráo, trộn đều với các thứ phụ gia: riềng, tỏi, ớt đỏ, măng non, xôi nếp, nước mắm ngon. Trong các thứ phụ gia thì riềng đóng vai trò quan trọng nhất nên phải dùng nhiều hơn cả. Tỏi to thái mỏng, ớt thái vát dài và mỏng, riêng và măng thái thành sợi mảnh. Tôm được ủ tốt nhất là trong vại sành. Khi nào chín đem ra trộn với một ít mật ong. Có thể gia tăng thêm ít riềng rồi đóng vào các lọ thuỷ tinh hoặc lọ nhựa. Như vậy trong một lọ tôm chua ta thấy đủ các sắc màu: trắng, vàng, hồng, đỏ; đủ các vị: ngọt, béo, bùi, cay, chua, đắng, vừa nóng lại vừa mát, nghĩa là vừa có dương, vừa có âm. Tất cả hoà trộn tạo nên một mùi thơm đầy quyến rũ. Quá trình ủ tôm kéo dài từ 7-10 ngày, mà phải để trong phòng sạch sẽ, thoáng mát. Nếu cầu kỳ hơn, người ta có thể chôn xuống đất để giữ nhiệt độ ổn định cho quá trình lên men. Nhiệt độ càng ổn định, tôm càng thơm, càng ngọt.
Mè xửng là loại kẹo ngọt dẻo, được làm từ mạch nha pha trộn lẫn với dầu phụng (dầu từ đậu phụng), có mè bao phủ xung quanh kẹo, được cắt từng miếng vuông nhỏ (bao giấy bóng nhỏ) gói trong hộp. Kẹo mè xửng là một trong những đặc sản đã trở thành biểu tượng văn hóa của Huế.
Tìm trên Google
Món ăn ngon tại Huế
Ẩm thực Huế
Đến Huế nên ăn gì
Địa chỉ các quán ăn ngon ở Huế
Các đặc sản ở Huế
Ăn gì ở Huế nhỉ
Các Món Ăn Ngon Ở Tuyên Quang (Cập Nhật 01/2021)
Các món ăn ngon ở Tuyên Quang
Xôi ngũ sắc là món đặc trưng của dân tộc Tày Tuyên Quang, thường được làm trong các dịp lễ tết để dâng cúng thần linh. Xôi được nấu bằng gạo nếp cái hoa vàng, rất thơm và có năm màu: trắng, vàng, xanh, đỏ, tím; tượng trưng cho Kim, Mộc, Thuỷ, Hoả, Thổ; tượng trưng cho Đất, Nước, Mây, Mưa, Nắng thuận hoà. Xôi màu trắng là loại được dùng gạo nếp đồ bình thường, màu đỏ dùng lá cơm đỏ, màu xanh dùng lá gừng, lá giềng, màu vàng dùng củ nghệ, màu tím dùng lá cơm tím. Tất cả những nguyên liệu này đều có sẵn trong vườn nhà của người dân tộc Tày. Người Tày cũng dùng những chõ đồ xôi loại đặc biệt, chõ cao được làm bằng gỗ. Khi đồ xôi, cho gạo vào chõ, vảy thêm chút rượu trắng rồi đặt vào chảo nước xôi, đến khi nào có mùi thơm toả ra là xôi đã chín.
Đến với những ngôi nhà sàn người Tày thuộc Tuyên Quang bạn sẽ có cơ hội thưởng thức những món ngon dân dã và độc đáo trong đó có món bánh nếp nhân trứng kiến. Người ăn nên nếm từng miếng nhỏ để cảm nhận mùi vị thơm ngon của nếp, vị ngậy béo của nhân trứng kiến quyện lẫn hành và thì là. Tuy nhiên cũng có người vì nhạy cảm, thì có thể bị dị ứng khi ăn món bánh này.
Cá mắm ruộng được làm từ loại cá chép nuôi ở ruộng. Gạo nếp được xôi lên, để nguội rồi trộn đều với men rượu, ủ kín. Khi nôi nếp đã lên men thơm thì trộn đều với cá, riềng, lá trầu không, lá cơm đỏ, muối rồi cho vào hũ, cho thêm nước rồi dậy kín vài tháng. Mắm cá ruộng thơm ngon, hấp dẫn, dùng để châm các loại thịt luộc, rau luộc, rau sống, xào với trám om đã bỏ hạt, sẽ có món ăn mang hương vị vô cùng độc đáo.
Hầu hết đồng bào Tày ở Chiêm Hóa đều biết làm món mắm cá ruộng, nhưng không phải ai cũng làm được hũ mắm ngon. Để làm được mắm cá ruộng đòi hỏi phải qua một quy trình khá công phu. Khi cây lúa ruộng bắt đầu đẻ nhánh cũng là lúc bà con thả cá chép xuống ruộng. Sau 3 tháng nuôi ở ruộng, lúc lúa trĩu bông cũng là lúc tháo nước để bắt cá. Trước khi mang cá đi ủ trong hũ thì cá phải được xát muối, sau đó cho giềng và hành lá thái mỏng trộn đều rồi đổ vào hũ, mùa hè thì ủ từ 3-5 ngày, mùa đông phải khoảng 1 tuần.
Những con cá bống suối được chiên giòn, chín vàng thơm phức hay món cá bống chưng tương đậm đà sẽ làm tăng hương vị cho bữa cơm trong ngày trời lạnh. Món cá suối dân dã này khi ăn với cơm nóng sẽ rất ngon, bạn sẽ có cơ hội thưởng thức món ăn này khi đi du lịch Tuyên Quang
Thịt trâu ở vùng núi Tuyên Quang nổi tiếng là sạch, thịt thơm và ngọt. Khi trâu được mổ, lấy nguyên thịt nạc, dần mềm và ướp với tỏi, gừng, ớt, sả và những gia vị khác rồi đem sấy trên than củi hoặc hun khói trên gác bếp.
Thịt chua là món ăn dân dã, mang đậm chất ẩm thực dân tộc Tày. Những nguyên liệu chế biến rất đơn giản chỉ bao gồm thịt lợn, muối tinh và cơm nguội. Thịt chua làm không khó nhưng cần nhiều thời gian mới được thành phẩm ưng ý.
Thịt ủ ngắn ngày trước khi sử dụng nên hấp hoặc xào qua. Món thịt chế biến xong có mùi thơm của trầu, giềng và vị chua ngọt đặc trưng. Thịt mềm nên ăn với xôi nếp sẽ rất ngon.
Với thịt được ướp lâu hơn, khi ăn gỡ từng miếng thịt rồi gạt bỏ phần cơm nguội, miếng thịt lúc này đã săn lại, màu nhạt, có độ giòn của mỡ và độ dai sần sật của bì và thịt nạc. Có thể ăn kèm với lá lốt để thưởng thức hết độ ngon của thịt chua, vị mặn đậm đà của muối, vị ngọt của thịt, chua của men cùng hương thơm của lá lốt xanh quyện thành một hương vị rất khó quên.
Món bánh đúc của đồng bào Tày ở chợ Đà Vị từ lâu đã trở nên quen thuộc với người dân và du khách. Với những đặc trưng riêng có như mùi vị, độ giòn… bánh đúc nơi đây đã được nhiều người yêu thích và nhớ mãi.
Lên Na Hang chắc hẳn ai cũng nhớ đến hình ảnh những chú lợn màu đen, mõm dài, nhọn, có thân hình chắc, nhỏ, người ta gọi là “Lợn tên lửa”. Qua bàn tay khéo léo chế biến ẩm thực của người Na Hang, “Lợn tên lửa” đã thực sự trở thành món ăn độc đáo níu chân du khách đến với huyện vùng cao này. Thịt lợn tên lưa thơm, săn chắc, khi nấu không có nước, bì giòn…
Bà con dân tộc Tày Na Hang gọi rau dớn là Phéc cút. Loại cây chỉ có ở vùng núi cao, nơi ngọn nguồn của sông, suối và thường mọc ở bờ suối, khe suối, nơi có độ ẩm ướt cao. Từ rau dớn người ta có thể chế biến nhiều món ăn dân dã như rau dớn luộc, nộm rau dớn, rau dớn xào tỏi, canh rau dớn.
Cơm lam ở Tuyên Quang không có nhiều khác biệt so với các địa phương khác, nhưng phổ biến và cũng trở thành món ăn khó quên của mảnh đất này. Ai đã từng thưởng thức cơm lam Tuyên Quang sẽ không bao giờ quên được hương vị dẻo thơm của nếp. Hương thơm, vị bùi của cơm, vị cay nồng của gừng, vị ngọt của nước ống tre, vị thanh thanh của lá chuối cùng với mùi của khói bếp lửa thật quyến rũ.
Do hạt dổi có 2 loại, cây nhỏ cho hạt hắc nhưng không thơm. Cây phải trồng trên 7 năm cho hạt thơm, không hắc, nên hạt dổi trên núi Na Hang luôn được những người sành ăn ưa thích. Hiện nay, ở Na Hang chỉ còn một số nơi như xã Năng Khả, Thanh Tương là còn nhiều cây dổi. Khi còn tươi, hạt dổi có màu đỏ. Theo người dân địa phương, hạt dổi chính gốc Na Hang thường rất nhỏ, thậm chí chỉ bằng một nửa so với hạt dổi các nơi khác. Dù chỉ là thứ gia vị, nhưng khi tẩm ướp hoặc pha đồ nêm nếm, hạt dổi khiến món ăn hấp dẫn lạ thường, bởi thế nó được ví đặc sản trời cho.
Được thu hoạch nhiều vào mùa mưa khoảng tháng 7-8, măng là thực phẩm ưa thích của người dân bản địa ở Na Hang và được chế biến làm nhiều món ngon như măng nhồi thịt, canh măng hay măng khô.
Vịt bầu Minh Hương, còn gọi là vịt suối, là một giống vịt bầu bản địa có từ lâu đời ở xã Minh Hương, huyện Hàm Yên, tỉnh Tuyên Quang. Vịt bầu Minh Hương từ lâu đã rất nổi tiếng bởi vị thơm ngon đặc trưng không lẫn với bất cứ vịt ở vùng đất nào khác. Vịt có thể chế biến thành các món luộc, quay, hấp hoặc om với sấu.
Trong dân gian thường truyền nhau câu nói “Nếu lên Hàm Yên mà chưa thưởng thức đặc sản Vịt bầu Minh Hương thì coi như chưa đến”; và vịt Minh Hương là vật nuôi được xếp vào loại “tứ đại gia” trong ngành nông nghiệp của huyện miền núi Hàm Yên với câu ca “nhất keo, nhì cam, tam trâu, tứ vịt”. Món ăn được chế biến từ Vịt bầu Minh Hương nghiễm nhiên trở thành thương hiệu từ lâu. Hiện nay, vịt đã được xuất bán tại nhiều tỉnh thành, và những trung tâm lớn của miền Bắc.
Tuyên Quang nổi tiếng với các loại măng như măng gày, măng rói (làm từ măng nứa), măng lưỡi lợn. Măng có độ mềm, giòn, thớ thịt dày, đặc, chắc và không có xơ. Măng Tuyên Quang có thể được chế biến thành nhiều món ăn phổ biến như măng xào, măng nhồi thịt, măng luộc…
Đặc sản Tuyên Quang làm quàTuyên Quang không chỉ được biết đến bởi vẻ đẹp tự nhiên của những người con gái dân tộc nơi đây mà còn nổi tiếng bởi món rượu ngô Na Hang thơm nồng và êm dịu. Rượu được nấu từ ngô cùng men lá rừng được chọn từ 20 loại thảo dược như cán cuông, khúc khắc, ớt rừng, tẳng tó, lép nặm, nhân trần, mác mjầu, khau thương, pài đổng (cây vải rừng), chuối njồm, lạc moong, nét tỉ, hoom qua (chỉ thiên), một lá, tham tràng, trầu rừng, đứa poóng, mạt cần, củ giềng, củ xả, thêm vào đó là rau răm, môn thục, cam thảo, lá quế và được chưng cất theo phương pháp gia truyền của người dân Na Hang.
Chỉ cần nhấp một chút rượu ngô thôi, bạn sẽ có những cảm giác vô cùng mới lạ. Không cay nồng như những loại rượu ở miền xuôi, không nồng nàn như những chai sâm panh, mà nó mang một hương vị hoàn toàn mới, hương vị ấy là sự pha trộn của núi rừng Na Hang. Cái hương vị thơm mát lan tỏa của rượu ngô từng chút, từng chút được ngấm vào trong cơ thể bạn, khiến bạn có cảm giác như một dòng suối đang chảy trong cơ thể mình.
Bánh gai Chiêm Hoá được làm từ lá gai, gạo nếp, đỗ xanh, dừa tơi, mứt bí, hạt sen, dầu chuối, mỡ lợn. Muốn có chiếc bánh thơm ngon phải chọn gạo nếp cái hoa vàng, vỏ sạch rồi ngâm với nước lạnh để qua đêm, sau đó để ráo nước và xay thành bột. Lá gai phơi khô tước bỏ hết gân, thái nhỏ đem luộc rồi vắt kiệt nước xay nhuyễn trộn với bột và mật mía để làm vỏ bánh. Hương vị của lá gai quyện vào mùi thơm của gạo nếp với lá chuối khô tạo nên hương vị đặc trưng của bánh gai Chiêm Hoá.
Người dân trong vùng quen gọi cam Hàm Yên là cam làng Mường. Theo lời các cụ kể lại, khoảng năm 1890, khi hai cụ già người dân tộc đi bẫy thú ở núi Quan Tiên, bản Mường, xã Phong Lưu, huyện Hàm Yên, dừng chân nghỉ thì thấy một cây có quả đã chín vàng, lá nhọn nên hái ăn thử. Thấy quả có vị ngọt, thơm mát, giúp người tỉnh táo, hai cụ bèn đem hạt về trồng trong vườn nhà và bắt đầu nhân giống từ đó.
Nguồn đất phù hợp cùng hệ thống nước tưới dẫn từ đỉnh núi xuống khiến cam sành Hàm Yên cho quả mọng nước, ngọt thơm hơn nhiều vùng khác. Cam Hàm Yên thường có màu xanh, khi chín chuyển màu cam vàng óng. Vỏ quả mỏng và hơi sần, mọng nước, bên trong ruột vàng sánh như mật, ngọt đậm.
Hồng Xuân Vân là loại hồng không hạt, thịt của quả có màu hồng, khi ăn có vị ngọt thanh và giòn. Hồng Xuân Vân được biết đến như món quà của xứ Tuyên mà ai khi đến thăm Tuyên Quang cũng đều muốn mang về làm quà.
Nhắc đến Hồng Thái, người ta không thể không nói đến cây lê, loài cây đặc sản có từ lâu đời trên mảnh đất này. Lê ở Hồng Thái vốn có vị chua chát, chỉ người ăn quen mới cảm nhận hết được hương vị đậm đà.
Chè Bát Tiên Tuyên QuangTrong các tỉnh miền Bắc, Tuyên Quang được coi là một trong những tỉnh có diện tích và sản lượng chè lớn. Cây chè rất phù hợp với khí hậu và thổ nhưỡng ở địa phương. Chè Tuyên Quang khi uống vào có vị chát chuyển vị ngọt dần và mùi thơm đặc trưng.
Tìm trên Google
các món ăn ngon ở Tuyên Quang
đặc sản Tuyên Quang làm quà
ăn gì khi du lịch Tuyên Quang
các quán ăn ngon ở Tuyên Quang
đến Tuyên Quang nên ăn gì
địa điểm ăn uống Tuyên Quang
ẩm thực Tuyên Quang
Các Món Ăn Ngon Ở Lào Cai (Cập Nhật 01/2021)
Các món ăn ngon ở Lào Cai
Cùng Phượt – Văn hóa ẩm thực Lào Cai bắt nguồn từ những sản phẩm sẵn có của địa phương và do người địa phương chế biến vì vậy luôn có những vị đặc trưng và hấp dẫn đối với khách du lịch. Những món ăn ngon ở Lào Cai như : cá hồi nướng, thịt lợn cắp nách, thắng cố, thịt hun khói, xôi ngũ sắc, thịt trâu sấy khô…mà bất kỳ du khách nào đặt chân đến mảnh đất này đều muốn một lần thưởng thức. Với tất cả chất thi vị và phong phú, dẫn dã của nghệ thuật ẩm thực vùng cao, cùng rất nhiều sản vật ẩm thực độc đáo khác của mảnh đất vốn được thiên nhiên ưu đãi này – các món ăn đậm bản sắc vùng miền đã và đang tạo ra một nét cuốn hút duyên dáng, riêng biệt của du lịch Lào Cai.
Phở truyền thống Bắc Hà gồm có phở chua, phở trộn và phở chan với nhiều nguyên liệu dùng chung, trong đó, phở chua nổi tiếng hơn cả và hầu như không “đụng hàng” ở bất kỳ đâu. Bánh phở đã tạo nên một sự khác biệt rất lớn không thể lẫn giữa Bắc Hà với các địa phương khác. Bánh phở ở đây không có màu trắng như thường thấy mà hơi nâu nâu, do được tráng từ loại gạo đỏ đặc biệt của địa phương, trồng ở xã Lùng Phình.
Với phở chua, yếu tố quyết định vị ngon chính là nước chua. Theo truyền thống, nước chua được làm từ việc ngâm, trộn rau cải với nước đường và chắt lọc được nước chua. Đây là cả một quy trình khắt khe, mà chất lượng của nước chua phụ thuộc rất lớn vào tay nghề của người làm. Ngày nay, nước chua được làm đơn giản hơn với nước giấm hoa quả nấu theo tỷ lệ nhất định.
Một bát phở chua gồm có bánh phở mới tráng còn ấm nóng, thịt lợn xá xíu, rau sống thái nhỏ, lạc và cuối cùng chan một ít nước chua. Trước khi ăn, bạn nên bỏ thêm một ít muối hạt vì phở chua sẽ hơi nhạt so với khẩu vị chung của mọi người. Phở chua phải ăn lạnh mới ngon, nên thích hợp ăn vào mùa hè. Mùa đông đến Bắc Hà bạn có thể gặp khó khăn khi muốn tìm món này vì nhiều hàng không bán phở chua.
Thắng cố là món ăn đặc trưng truyền thống của người H’mông, về sau được du nhập sang các dân tộc Kinh, Dao, Tày. Thịt nấu thắng cố theo truyền thống là thịt ngựa, về sau có thêm thịt bò, thịt trâu, thịt lợn. Món thắng cố ngựa ra đời từ cách đây gần 200 năm khi người Mông, Tày, Nùng về Bắc Hà cư trú. Tuy nhiên chỉ từ khi du lịch Bắc Hà phát triển mới được nhiều du khách biết tới.
Ngày xưa cách chế biến thắng cố tương đối khác so với ngày nay. Xưa kia tất cả thịt và nội tạng ngựa được làm sạch sẽ rồi cho vào chảo luộc chín, thái vuông. Sau đó người ta cho thịt vào chảo rồi cho các loại gia vị vào. Tiết ngựa cũng được luộc chín đặt lên bên trên nồi thịt rồi cho nước xâm xấp vào hầm nhừ.
Ngày nay sau khi mổ ngựa, làm sạch sẽ, tất cả thịt và lục phủ ngũ tạng của con ngựa sẽ được ướp gia vị. Thời gian ướp khoảng 15-30 phút là được. Gia vị truyền thống để chế biến gồm muối, thảo quả, địa điền, quế, lá chanh nướng thơm, tán nhỏ. Sau khi xào chín cho nước vào hầm nhừ.
Khi ăn thắng cố, chảo thịt vẫn đặt trên bếp đun, ăn đến đâu múc ra bát đến đó, có thể cho thêm ớt xào Bắc Hà vào để thêm vị cay. Nhấp chén rượu ngô Bản Phố cay nồng, gắp miếng thịt ngựa đã được hầm nhừ cho vào miệng, vị ngọt mềm của thịt ngựa kết hợp vị cay của ớt Bắc Hà, vi thơm ngai ngái của gia vị thắng cố sẽ tạo nên một mùi vị rất đặc trưng mà không món ăn nào có được.
Xôi 7 màu của người Nùng DínLà món ăn chỉ có trong những ngày lễ tết, xôi bảy màu của người Nùng Dín ngoài giá trị ẩm thực còn mang giá trị tâm linh sâu sắc. Mỗi màu xôi là màu của một tháng trong cuộc chiến diễn ra từ tháng 1 đến tháng 7 năm xưa tại nơi đây. Màu xanh lá chuối là màu của mùa xuân, màu đỏ thẫm, biểu tượng cho máu của những người đã anh dũng hi sinh, màu vàng biểu tượng cho sự đau thương li tán, màu đỏ tươi biểu tượng cho chiến thắng hào hùng của người Nùng Dín…
Điều đặc biệt làm nên sự khác lạ của món xôi này chính là ở bản hợp tấu tài tình của màu sắc mà chỉ có những người phụ nữ khéo léo Nùng Dín mới có thể tạo ra. Không dung bất cứ một thứ phẩm màu cao cấp nào, chỉ tận dụng những lá cây rừng có sắn như lá cây đỏ đen, cây hoa vàng, lá câm hoa hay nghệ nhưng những người phụ nữ nơi đây bằng bí quyết gia truyền đã tạo ra một món ăn sinh động hấp dẫn mà không phải người đầu bếp nào cũng có thể làm được.
Cốm Bắc Hà được làm từ loại thóc nếp được trồng trên nương đồi núi cao biệt lập cách xa lúa tẻ dùng làm cốm nếp có hương vị thơm ngon núi rừng. Cùng với nghề làm cốm truyền thống của người Tày Bắc Hà càng làm thêm hương vị món cốm ngon hơn. Đặc biệt cốm Bắc Hà không sử dụng phẩm màu và chất bảo quản. Cốm ăn trực tiếp, ăn với quả chuối hoặc chế biến thành chè cốm, bánh cốm, chả cốm, cháo cốm….tùy khẩu vị.
Bánh dày là món ăn đặc sản, hương vị Tết riêng của người Mông ở Bắc Hà. Bánh dày làm công phu nhưng để được rất lâu, ở Bắc hà có khí hậu mát mẻ nên có thể để bánh dày hàng tháng trời.
Bánh dày có thể mang đem rán nhưng ngon nhất là mang bánh dày nướng trên bếp than hồng, khi chin, bánh phồng lên, màu ngả vàng, tỏa ra mùi thơm ngây ngất hương vị vùng cao.
Sau vụ thu hoạch ngô được phân loại, phơi khô cả vỏ đưa lên gác xép, xếp thành hàng, để dùng dần. Ngô được tẽ ra, quạt sạch rồi say nhỏ bằng cối đá. Xay ngô đòi hỏi sự công phu và tốn thời gian. Khi xay phải có hai người, một người kéo tràng, một người đứng bỏ hạt. Ngô xay ra đảm bảo nhỏ hơn hạt tấm, đều để dễ đồ. Khi đồ cho bột ngô vào chõ, rắc đều một chút nước đậy kín, đặt lên chảo nước rồi đun chờ có mùi thơm toả ra là cơm chín. Cẩn thận hơn, người ta làm đồ hai lượt. Lượt thứ nhất chưa chín hẳn. Đổ ra xảo, đánh tơi, chờ nguội bớt, rồi rẩy chút nước, cho lại vào chõ đồ lượt thứ hai. Cơm bột ngô háp người ta quen gọi là mèn mén.
Nhiều người dân thành thị biết đến bánh đúc được chế biến từ bột gạo, nhưng bánh đúc ngô thì chỉ ở vùng cao mới dễ dàng tìm thấy. Lên chợ Bắc Hà ngày xuân, du khách sẽ được thưởng thức món bánh đúc ngô dân dã được đặt trong những chiếc chậu lớn. Khi có khách, người bán mới cắt thành từng miếng nhỏ, vừa ăn, thơm thơm vị ngô rất thú vị.
Không giống những món gà nướng thông thường khác, gà nướng mắc khén là một món ăn khá mới nhưng rất được thực khách ưa chuộng khi đến Bắc Hà, Lào Cai bởi độ thơm của gia vị và độ ngọt của thịt gà. Loại gà ngon nhất được lựa chọn là gà đồi khoảng 1 – 1,5 kg không quá non nhưng cũng ko già để thịt gà mềm và ngọt. Gia vị được dùng để nướng cũng khá đặc biệt, gồm hạt mắc khén dã nhỏ trộn lẫn ớt, rau thơm, muối, lá chanh, gừng, sả… và một số gia vi khác được sát lên da bên ngoài con gà để thịt được đậm và thơm hơn. Cuối cùng gà được bọc trong một lớp lá chuối, sau đó lấy than phủ lên giữ nhiệt độ luôn nóng khoảng 30 phút là gà chín. Loại gia vị chấm thích hợp nhất với món gà nướng là hạt mắc khén dã nhỏ trộn với muốn, ớt, rau thơm dã nhỏ cộng thêm một chút nước gà.
Nếu đã từng một lần đến Bắc Hà, Lào Cai và thưởng thức ẩm thực nơi đây thì chắc hẳn du khách không còn xa lạ với những món ăn nổi tiếng như: thắng cố, rượu ngô, phở chua, gà đen, lợn bản…nhưng có lẽ không phải ai cũng từng được thưởng thức món rau “củ khởi” nơi đây, một loại rau chỉ có vào mùa thu (tháng 9-10) trên mảnh đất Bắc Hà, không chỉ là món ngon hấp dẫn mà rau củ khởi còn là một vị thuốc quý trong Đông y.
Rau củ khởi còn gọi là rau khởi tử thường mọc dại trong tự nhiên và là một vị thuốc quý, có tác dụng giải nhiệt, giải độc vô cùng hiệu quả. Cây củ khởi thân nhỏ, cao từ 50cm đến 150cm, cành nhỏ, uốn cong cần câu, thỉnh thoảng có gai ngắn mọc ở kẽ lá. Lá mọc so le, có khi mọc vòng, phiến lá nhỏ hình mũi mác, cuống ngắn.
Ở các tỉnh thuộc biên giới phía Bắc nước ta, đâu cũng thấy cây mận, mận Lào Cai, Lạng Sơn có màu hồng đỏ, mận Bắc Hà có vỏ màu xanh, mỗi loại mận đều có hương vị riêng và sắc màu khác nhau, song giống mận ngon nhất, đẹp mã nhất vẫn là giống mận trồng ở đất Bắc Hà. Từ tháng giêng âm lịch, cả thung lũng Bắc Hà với diện tích rộng 30km2 nở trắng hoa mận, đất trời Bắc Hà như trong huyền thoại. Qua Cổng trời, người và ngựa cứ bồng bềnh như trôi trong mây trắng. Khác với mận Lạng Sơn khi chín quả mới đỏ, mận hậu Bắc Hà không biến đổi màu vỏ ngoài, quan sát kỹ mới nhận ra lúc thu hái quả mận hơi ngả sang màu vàng nhạt. Trông cứ tưởng quả xanh nhưng khi bổ đôi, ruột quả mận mới phô sắc vàng. Điều khác biệt giữa mận Bắc Hà với các giống mận khác, có lẽ là độ róc hột. Ngoài ra, vị ngọt của mận hậu làm cho người ăn sau khi nuốt xong miếng cuối khá lâu mà như vẫn còn miếng mận trong miệng. Có lẽ vì thế mà người ta đặt tên nó là mậu hậu.
Rượu ngô Bản Phố hay còn gọi là rượu ngô Bắc Hà là một thứ rượu ngon đặc sản của người Mông ở Bản Phố, cao nguyên Bắc Hà, Lào Cai. Cùng với rượu Táo Mèo và rượu San Lùng, rượu ngô Bản Phố là các danh tửu của Lào Cai. Rượu Bản Phố có màu trong như nước suối, lúc mới uống nghe hương vị thơm nồng, sau đó là cảm giác êm dịu. Rượu ngô nơi đây say lâu nhưng không làm người ta ngu muội mà cảm giác vẫn sảng khoái.
Rượu ngô Bản Phố nấu từ nước lấy từ suối Hang Dế. Rượu ngô Bản Phố hương thơm thì nồng nàn, quyến rũ, uống vào không gắt, không chua. Ngô dùng nấu rượu Bản Phố không phải trồng ở nương rẫy hoặc thung lũng, mà ở trên núi đá cao heo hút, đặc biệt là giống ngô vàng trồng ở xã Lùng Phình (Bắc Hà) cho ra nhiều rượu có hương thơm nồng rất ngon. Loại ngô này cho bắp chắc, vàng, năng suất không cao, bù lại hạt mềm, bùi và rất giàu dinh dưỡng.
Sau khi thu hoạch, ngô được giữ nguyên bắp, phơi khô và bảo quản để nấu rượu dần. Bí quyết tạo nên sự khác biệt của rượu ngô Bản Phố với các loại rượu khác là lên men bằng bột bông của cây “pa”, còn gọi là cây Hồng Mi. Người H’Mong dùng hạt này đem xay nhỏ như bột rồi trộn với nước rượu đầu và nước sôi, nhào thật nhuyễn, nắm thành quả đặt trên rơm và phơi ở nơi ít nắng, thoáng gió đến khi những quả men khô, chuyển thành màu trắng y như chiếc bánh bao thì mang bỏ vào thúng, rổ để lên gác bếp bảo quản để dùng dần.
Người Mông nơi đây cho rằng uống rượu Bản Phố vào buổi sáng sẽ có thêm sức mạnh, tựa như có một vị thần dũng mãnh hỗ trợ làm việc đồng áng suốt ngày không cảm thấy mệt mỏi. Nếu uống vào buổi tối, cùng với bằng hữu, rượu như có sợi dây vô hình ràng buộc tình yêu thương khăng khít, trong lòng mọi người trào dâng lời hay, ý đẹp, nói lên được những điều mới mẻ, ý nghĩa thấm sâu và hào hứng mà những lúc khác không có rượu chưa nói được
Thịt gừng của người Nùng DínHàng năm, cứ mỗi dịp tết đến, người Nùng Dín lại mổ lợn đón Xuân. Dù lợn to hay bé, mỗi nhà cũng phải chuẩn bị thịt để chế biến nhiều món ăn trong ngày tết. Ngoài món thịt làm nhân bánh thì người Nùng Dín còn làm món thịt gừng ‘tiếng Nùng Dín gọi là Nứt sinh’. Món ăn này rất bình dị, chế biến đơn giản nhưng có hương vị riêng, từ lâu là thức ăn quen thuộc của dân tộc này. Để làm món thịt gừng, người Nùng Dín tận dụng tất cả các loại xương như xương sống, xương sườn và thủ tươi nguyên không được rửa qua nước đem băm nhỏ, rồi rửa một lượng khá nhiều gừng giã nhỏ vắt bớt nước. Sau đó, trộn tất cả xương băm, gừng, muối với nhau, bóp sao cho thật nhuyễn. Khi bóp người ta còn pha thêm một chút rượu vừa phải để bảo quản và giữ được sự tươi sống của thức ăn. Thịt được cho vào loại chum có men bóng rồi đổ nước (không để cạn nước ở vành chum), giữ nhiệt độ để tránh thức ăn chuyển màu. Sau đó, đậy kín miệng chum bằng tấm ni lông, buộc chặt, khi nào dùng mới lấy ra nấu chín tuỳ theo bữa. Người Nùng Dín thường ăn món thịt gừng theo hai cách là hấp hoặc nấu. Nếu hấp thì có thể cho thêm một chút nước, hạt tiêu, rau thơm thì món ăn sẽ toả mùi thơm hấp dẫn hơn nhiều. Nếu nấu thì đổ thêm một lượng nước tương xứng với lượng thức ăn đun chín tới, cho gia vị như mì chính, hạt tiêu hoặc rau cần tây. Kể cả người già hay trẻ nhỏ không ăn được xương thì trộn cơm với nước thịt này cũng xuýt xoa ngon miệng. Ai đã từng thưởng thức món ăn Nứt sinh của người Nùng Dín sẽ không quên được hương vị của nó bởi vị ngọt của thịt xương quyện với cái mặn đậm đà của muối, chất cay nóng của gừng già, phảng phất vị thơm của rượu ngô.
Khi sử dụng thịt lợn muối có thể rang hay nướng tuỳ theo khẩu vị của từng gia đình. Khi ăn, chúng ta có những cảm giác khác nhau. Có vị cay của giềng và ớt, vị thơm của quế, vị hơi chát của lá mít và lá trầu không. Đồng thời, một vị đặc trưng của thịt lợn muối là vị chua hoà lẫn vị mặn của muối, miếng thịt giòn và rắn chắc. Thịt lợn muối làm giảm đi độ béo và ngấy của mỡ. Khi ăn, chúng ta có thể lấy lại cảm giác về vị giác khi đã ăn quá nhiều đồ ăn khác mà không có cảm giác ngon. Thịt lợn muối là món ăn dân dã của người dân vùng cao đặc biệt là người Tày ở Bảo Yên. Mặc dù là món ăn bình dị nhưng cũng được người dân vùng cao tiếp đãi khách quý như một món ăn truyền thống và bộc lộ tình cảm chân thành của đồng bào đối với khách.
Nấm chân chim ở chợ Bắc HàNấm còn gọi là nấm phiến chẻ, là một sản phẩm độc đáo chỉ có ở Bắc Hà (Lào Cai), không những có giá trị dinh dưỡng cao mà còn là một loại dược liệu quý. Vị ngọt của nấm khiến người ăn khó quên được hương vị của vùng cao này. Hình thái ngoài của nấm cũng dễ nhận biết, không có cuống, mũ dạng quạt – vỏ hến, đường kính từ 1 đến 3 cm, phủ lớp lông mịn mầu trắng xám, mép mũ hơi cuộn vào trong. Thịt nấm mầu trắng, mặt dưới là những phiến nấm, khi non mầu trắng, khi già mầu hồng thịt. Những gùi nấm nặng trĩu được các thiếu nữ Mông mang đến chợ bán thành một dãy riêng. Nấm được để trong gùi hoặc bày trên các tấm vải, trải trên thảm cỏ. Chẳng cần cân đo chính xác, các cô gái cứ đong từng bát đầy, bán với giá bình dân: hai nghìn đồng một bát. So với các loại rau xanh khác ở chợ, nấm chân chim bao giờ cũng được bán hết nhanh nhất. Nấm mua về đem xào hoặc nấu canh với thịt. Thưởng thức hương vị ngọt ngào của nấm, người ăn sẽ có kỷ niệm khó quên về Bắc Hà. Ngoài công dụng làm thực phẩm, nấm chân chim còn có nhiều lợi ích khác, được liệt vào loại dược liệu quý, là đối tượng nghiên cứu thực nghiệm về sinh học, như sinh lý học và di truyền học.
Thịt bò được thái lát mỏng, tẩm ướp với gia vị rồi cuộn với rau cải mèo ở bên trong, tất cả thành 1 xiên rồi nướng trên than hồng. Vị ngọt của thịt bò và vị ngăm ngăm đắng của rau cải mèo pha trộn với một chút vị cay từ tương ớt sẽ khiến các bạn khó mà dứt ra được.
Cơm lam là món ăn phổ biến mà bạn có thể dễ dàng bắt gặp ở vùng cao, về nguyên tắc thì cơm được nướng từ khi gạo còn sống nhưng thực tế hiện nay đa phần cơm lam đã được nấu chín trước bằng nồi, chỉ được cho vào ống để nướng lại cho nóng. Món này chấm với muối vừng để ăn kèm với các loại đồ nướng cho đỡ ngán.
Thịt lợn tẩm gia vị nướngThịt lợn có thể thái nhỏ rồi xiên thành các xiên hoặc để nguyên cả miếng ba chỉ, tất cả được tẩm ướp trước, sau khi khách lựa chọn thì mới mang đi nướng.
Chân, cánh gà được tẩm uớp sẵn các loại gia vị hay mật ong rồi nướng trực tiếp trên than hồng. Dưới cái không khí se lạnh của Sa Pa bạn sẽ dễ dàng đánh bay một vài chiếc cánh hay dăm chục chiếc chân gà nướng.
Quả trứng, một loại thực phẩm đơn giản có thể bắt gặp ở bất cứ đâu. Tuy nhiên, ở cái tiết trời man mát se lạnh của Sa Pa, quả trứng nướng cũng mang lại cảm giác ngọt, đậm đà hơn nhiều so với ăn trứng ở dưới xuôi.
Ăn cá suối Mường HOa chỉ việc nướng chín trên than củi, rồi ăn nóng ngay hoặc nướng qua, đem rán ròn rồi chiên với nước sốt cà chua cùng gia vị bột cà ri, bột hồ tiêu là trên mâm cơm đã có một món ăn ngon lành.
Một đĩa dạ dày, phèo nướng giòn cùng chén rượu cay nồng là đủ để xua cái lạnh tê tái và đắm chìm trong không gian yên bình, tĩnh lặng của phố núi lúc về đêm.
Rau, đậu và các loại nấm tương tự thịt cũng được xiên thành từng xiên, nướng trên than hoa để ăn kèm với các món thịt nướng.
Món cải mầm đá không được bán nhiều tại thị trấn sương mù này vì loại hiếm, mọc trên đỉnh núi đá cao và chỉ phát triển vào mùa lạnh. Vào cuối năm, khoảng từ tháng 11 đến tháng 3 dương lịch là mùa cải mầm đá, món ngon không phải ai cũng biết nhưng đã một lần thưởng thức sẽ muốn ăn thêm và mua về.
Cách chế biến cải mầm đá phổ biến nhất là luộc, nhưng thực ra chỉ cần nhúng sơ qua là các ngồng cải đã có thể ăn được. Cải mầm đá có thể chấm với nước mắm trứng hoặc với vừng lạc. Đây là cách chế biến quen thuộc của những người thích thưởng thức hương vị thuần khiết nhất của món cải.
Nhưng xào cải mầm đá mới được nhiều người ưa chuộng, nhất là xào với thịt trâu. Khi luộc, vị ngọt của cải tiết ra nước, nhưng khi xào, vị ngọt ấy ngấm ngược vào thịt trâu. Khi xào chỉ cần tuân thủ theo lối ăn “sần sật, giòn giòn chín tới” của cải mầm đá là đã có một món ăn thật tuyệt. Vì vậy, khi xào lửa phải vừa, tay đảo nhanh, liên tục. Cải mầm đá đặc biệt xào với mỡ lợn ngon hơn hẳn với dầu ăn. Miếng cải xanh non bóng mỡ, ăn không ngấy ngán mà ngọt lịm, càng ăn càng thích thú.
Sau vụ thu hoạch ngô được phân loại, phơi khô cả vỏ đưa lên gác xép, xếp thành hàng, để dùng dần. Ngô được tẽ ra, quạt sạch rồi say nhỏ bằng cối đá. Xay ngô đòi hỏi sự công phu và tốn thời gian. Khi xay phải có hai người, một người kéo tràng, một người đứng bỏ hạt. Ngô xay ra đảm bảo nhỏ hơn hạt tấm, đều để dễ đồ. Khi đồ cho bột ngô vào chõ, rắc đều một chút nước đậy kín, đặt lên chảo nước rồi đun chờ có mùi thơm toả ra là cơm chín. Cẩn thận hơn, người ta làm đồ hai lượt. Lượt thứ nhất chưa chín hẳn. Đổ ra xảo, đánh tơi, chờ nguội bớt, rồi rẩy chút nước, cho lại vào chõ đồ lượt thứ hai. Cơm bột ngô háp người ta quen gọi là mèn mén.
Gà đen là một giống gà quý hiếm, đặc điểm nổi bật của giống gà này là thịt, xương có màu đen, hàm lượng mỡ trong thịt ít, thịt săn chắc, thơm ngon. Thịt gà đen, xương đen, không những có tác dụng tăng cường sinh lực mà còn có hương vị và có giá trị dược liệu đặc biệt trong chữa bệnh tim mạch. Gà đen khi ăn thịt thơm ngọt là đặc sản nổi tiếng của Sa Pa.
Ở độ cao 1.800m so với mực nước biển, những chú cá hồi vân có xuất xứ từ Châu Âu, Châu Mỹ được chăm sóc rất “chu đáo” trong những cái ao nhân tạo. Đặc điểm sinh tồn của cá hồi vân là sống trong môi trường “nước động”, nhiệt độ thấp dưới 15 độ nên toàn bộ nước trong các ao đều được dẫn bởi 1.000m đường ống từ Thác Bạc về trại cá.
Với vị ngon đậm đà, thịt có màu hồng đẹp, giá trị dinh dưỡng cao, cá hồi đang là món ăn sang trọng của du khách khi đến với Sapa. Với khí hậu quanh năm mát mẻ và một mùa đông lạnh thậm chí có cả tuyết bao phủ, cá hồi Sapa có thớ săn, không có mỡ, chất lượng không thua kém cá hồi nhập khẩu, rất thích hợp để chế biến thành nhiều món khác nhau như: gỏi, lẩu, cháo, cá hồi nướng, trứng cá hấp, cá hun khói, salad rau xanh ăn kèm cá hồi tẩm sốt cam và tiêu xanh, cá hồi nhồi dưa chuột…
Thắng cố là món ăn truyền thống của dân tộc Mông ở vùng Bắc Hà, Mường Khương. Tuy nhiên theo năm tháng món ăn này được hầu hết các tộc người bắt trước và biến tấu đi nhiều. Tuy nhiên nó vẫn mang hương vị và nguyên liệu đặc trưng là nôi tạng, xương của ngựa, bò, lợn. Thắng cố được nấu kèm với rất nhiều những loại thảo dược thường tại các buổi chợ phiên thì người ta nấu thắng cố trong một cái nồi lớn cho hàng chục người ăn, ninh nhừ trong vài giờ đồng hồ, khi ăn thì múc ra những tô nhỏ. Ăn thắng cố nhâm nhi cùng ly rượu ngô, rượu táo mèo chắc chắn sẽ mang lại cho du khách một trải nghiệm thú vị khó quên.
Hay còn được gọi lợn cắp nách, lợn được thả rông từ lúc mới đẻ khoảng một năm mới nặng chừng 20kg, người dân có thể dắt lợn hay cắp nách đem ra chợ bán nên mới có cái tên như vậy. Dưới bàn tay khéo léo của đầu bếp thịt lớn cắp nách được đem hấp, quay, nướng… món nào cũng ngon khó cưỡng. Thớ thịt dầy, ròn ngọt, vị đậm đà, đặc biệt là không ngấy chút nào. Ở Sa Pa, có nhiều nhà hàng phục vụ món này, nếu đi đông các bạn có thể đặt làm nguyên một con nhỏ, nếu không trong thực đơn các nhà hàng cũng luôn sẵn có phục vụ các khách lẻ.
Một số đặc sản Sa Pa mua về làm quàLà một thị trấn vùng cao, khí hậu mát mẻ nên ở Sa Pa có nhiều loại đặc sản ngon mà khi du lịch Sa Pa các bạn có thể mua về làm quà cho gia đình và bạn bè.
Lê tai nung có nguồn gốc từ Đài Loan, trong quá trình trồng tại một số nơi của tỉnh Lào Cai, cây Lê Tai nung tỏ ra phù hợp với điều kiện thổ nhưỡng, khí hậu của địa phương như huyện Bắc Hà, Sa Pa. Lê Tai nung ra hoa muộn hơn đào và mận, nên có thể tránh được thời điểm rét đậm trong mùa đông, thời gian thu hoạch vào tháng 6, tháng 7 (sau mùa thu hoạch đào và mận). Loại lê này có vị ngọt mát vỏ mỏng nhiều nước.
Sa Pa vốn nổi tiếng là vùng trồng đào ăn quả nổi tiếng, giống đào ở đây chủ yếu là giống Pháp (giống đào ta gốc hầu như không còn do bị chặt mang về xuôi để chơi) được đưa về trồng tại địa phương. Đào Sa Pa quả nhỏ, ăn giòn và có vị chua.
Những cây mận này được trồng trên 20 năm tại Ô Quy Hồ, là loài cây gắn bó với đời sống của người dân Sa Pa, trở thành loại quả đặc sản nhiều người muốn thưởng thức. Khác với loài quả khác, khi chín, mận hậu Sa Pa vẫn giữ màu xanh, nhưng căng mọng, ăn dóc hạt, ngọt ngon đầu lưỡi.
Cây cải Mèo thuộc hàng rau có bẹ, lá dài màu xanh đậm, viền lá xoăn cảm giác như có gai, loại có lông, loại trơn. Rau cải Mèo loại nhỏ, lá có lông ăn ngon hơn. Trước đây, đồng bào chỉ quen trồng cải Mèo để ăn chứ không bán nên chẳng chú trọng gì. Thường thì người dân địa phương không trồng thành hàng, thành luống mà chỉ quãi hạt ra ven nương, đồi để mọc tự nhiên, cây cứ thế lớn lên, xanh tốt.
Rau cải Mèo của Sa Pa được người dân địa phương nấu bằng nhiều cách: xào, nấu, luộc hoặc dùng để ăn lẩu. Thông thường, chế biến một cách đơn giản nhất, chỉ cần thái nhỏ, đập gừng đổ nước vào đun sôi là có một bát canh mát, rất hợp cho thực khách uống rượu. Kỳ công hơn, rau có thể nấu cùng với thịt gà băm rối, không quên bỏ gia vị gừng, nêm vừa mắm, muối, người thưởng thức sẽ cảm nhận được một hương vị thật độc đáo. Chất ngọt của thịt gà quện với cái ngọt mát, ngăm ngăm đắng của rau cải làm cho người ăn cảm thấy không bị ngán.
Do được trồng ở độ cao 1.500 mét, với màu mỡ đất mùn núi cao, đồng thời biên độ chênh lệch nhiệt độ ngày và đêm lớn, khả năng tích lũy đường cao, nên đã tạo cho Su su Sa Pa có vị ngọt và độ giòn rất đặc trưng. Rau Su su trồng tại Sa Pa luôn phát triển tốt, cho năng suất cao, chất lượng tốt, ít phải dùng đến các loại thuốc bảo vệ thực vật, chất kích thích sinh trưởng.
Có một đặc điểm khác biệt so với Su su trồng ở các địa phương khác, là rau Su su Sa Pa chỉ trồng một lần và thu hoạch nhiều năm. Vì vậy, có những gốc Su su ở Sa Pa có tuổi đời hàng chục năm. Sau mỗi một mùa thu hoạch từ tháng 4 – 11 hàng năm, người dân lại cắt bỏ các dây Su su ở trên mặt đất, đồng thời tiến hành bón phân chăm sóc cho phần gốc. Tuy nhiên, với những năm thời tiết rét đậm đầu năm kéo dài, lại có tuyết rơi nên mùa thu hoạch Su su ở Sa Pa sẽ muộn hơn so với những năm bình thường.
Sapa không chỉ là vùng đất nổi tiếng về phong cảnh thiên nhiên mà còn là nơi lưu giữ được nét văn hóa ẩm thực tinh tế và độc đáo. Vùng đất này được thiên nhiên ban tặng cho vô số các đặc sản của núi rừng vô cùng thơm ngon, trong đó không thể không kể đến nấm hương Sapa. Nấm hương Sapa về hình thức cũng giống như các loại nấm hương khác nhưng ăn sựt sựt đã miệng, mùi thơm tự nhiên thích hợp cho các món xào hoặc lẩu vẫn có mùi thơm của nấm mà không át đi các vị thơm của các thực phẩm đi kèm.
Quả táo mèo hay người dân vùng cao còn gọi là quả sơn tra vốn từ lâu đã nổi tiếng với du khách Tây Bắc. Nếu nói đến táo mèo người ta sẽ nhớ nhiều đến Trạm Tấu hay Mù Cang Chải của tỉnh Yên Bái, tuy nhiên, nếu nhắc tới rượu táo mèo thì có lẽ phải nghĩ ngay tới Sapa.
Để làm rượu chua chát, từng quả táo mèo được rửa sạch, trải qua những bước ngâm khác nhau tùy từng gia đình. Có nhà cẩn thận bổ đôi quả sơn tra, ngâm muối cho bớt nhựa quả, nhưng cũng có nhà lại để nguyên quả đảo qua đường cho nhựa ra nhiều rồi cho vào bình thủy tinh hoặc hũ ngâm rượu. Qua 6 đến 8 tháng rượu mới đạt đủ độ và cho ra một loại rượu thơm ngon, bổ dưỡng.
Rượu Sim San là đặc sản truyền thống của đồng bào dân tộc Dao, được bà con người Dao đỏ trưng cất trên độ cao 2000m tại thôn Sim San xã Ý Tý, Bát Xát.
Được người dân gọi là Hà Sin Cô hay Hoàng Sin Cô, loại củ này có hình dáng bên ngoài rất giống củ khoai lang, nhưng bên trong lại có màu vàng nhạt, nhiều nước, vị giòn, ngọt nhẹ, thanh mát. Củ sau khi gọt vỏ có thể ăn sống.
Ở Lào Cai lại có một dân tộc sản xuất Bia thủ công truyền thống đặc biệt ngon đó là dân tộc Hà Nhì thuộc xã “Y Tý” Bát Xát, đến với người Hà Nhì chúng ta sẽ thấy nhà nào cũng biết nấu bia, ủ bia để dùng cho những dịp lễ, tết và mời khách quý.
Bia của người Hà Nhì làm từ gạo nếp. Công đoạn ủ bia thì quả là cầu kỳ và độc đáo. Để có được hũ bia ngon, mùi thơm đặc trưng thì điều quan trọng nhất đó là phải chọn được loại gạo nếp ruộng phơi đủ nắng, hạt đều và có mùi thơm. Gạo nếp được đãi sạch, ngâm nước 1 tiếng rồi đem đồ thành xôi. Khi xôi chín, người ta rải xôi ra mẹt và để nguội. Để từng hạt xôi ngấm đều men người ta dùng nước đun sôi để nguội vẩy lên mẹt xôi cho từng hạt tơi ra, không dính vào nhau. Ngoài gạo ra thì men là cũng là yếu tố quan trọng để làm bia ngon. Men để ủ thành bia là được làm thủ công từ hạt cây rừng, nghiền nhỏ trộn với bột gạo nếp và ủ trong rơm. Sau khi xôi nguội, người ta rắc men trộn đều và cho xôi vào hũ sành, bịt kín lại. Sau 3 ngày, phần cơm xôi đó sẽ lên men, tiết ra nước, phần cái nổi lên trên và phần dưới là nước cốt. Nước cốt màu trắng ngà có mùi thơm và vị ngọt dịu. Lúc này, sẽ chế thêm nước sôi để nguội vào hũ và tiếp tục ủ, đủ 15 ngày sẽ cho ra sản phẩm bia. Cứ 10 kg gạo nếp sẽ cho khoảng 7 lít bia. Càng ủ lâu, nước bia chuyển từ trắng sẽ sang vàng và uống càng ngon.
Lạp xưởng này đặc biệt ở chỗ được chế biến bằng thịt của giống lợn đen nổi tiếng, thịt rất thơm và ngọt. Quy trình chế biến cũng không hề đơn giản. Để lạp xưởng ngon, người ta phải lựa chọn loại thịt có lẫn mỡ và lạc để không khô và cũng không ngấy khi thưởng thức. Sau đó lạp xưởng được phơi khô khoảng ba nắng rồi mới treo lên gác bếp. Khói và hơi nóng của bếp lửa qua từng ngày làm cho miếng thịt săn hơn và thơm ngon kì lạ.
Dứa Bản Lầu (Mường Khương)Dứa Bản Lầu là loại dứa chỉ có ở Mường Khương. Đến đây bạn sẽ cảm thấy như lạc vào cánh đồng dứa bát ngát vô tận và khó có thể cưỡng lại cái mùi thơm lừng. Dứa thường có 2 mùa là xuân hè và thu đông. Quả dứa to, mắt căng có vị ngọt sắc, thơm ngon. Đặc biệt với thời tiết càng nhiều nắng dứa càng ngon, quả khô và tích mật.
Dù chỉ là một trong những món giản dị nhưng lại rất phổ biến và không thể thiếu trong mỗi bữa ăn hằng ngày của đồng bào dân tộc nơi đây, do đó tương ớt Mường Khương được nhiều du khách phương xa biết đến bởi cái hương vị cay cay, thơm thơm, thưởng thức một lần là nhanh chóng “bị nghiện” và không bao giờ quên được hương vị đậm đà, đặc sắc của món tương này.
Nếu Bắc Hà nổi tiếng với rượu Bản Phố thì Si Ma Cai có rượu Mản Thẩn, Sín Chéng làm say lòng thực khách. Nguyên liệu nấu rượu chủ yếu từ ngô bản địa, kết hợp với men Hồng My và nguồn nước tự nhiên của xã Mản Thẩn, Si Ma Cai, Lào Cai. Đặc biệt, khi chưng cất có cả râu ngô nên rượu Mản Thẩn không gây tác hại tới hệ thần kinh, uống không nhức đầu.
Đã từ lâu, giống vịt Sín Chéng đã thành thương hiệu gắn liền với mảnh đất Si Ma Cai, tỉnh Lào Cai. Vịt Sín Chéng vừa là đặc sản, vừa mở ra hướng phát triển kinh tế bền vững thoát nghèo cho bà con trên vùng cao nguyên đá.
Ưu điểm của vịt Sín Chéng là trọng lượng lớn, thịt ngọt, quả trứng to, tỷ lệ lòng đỏ cao nên rất được thị trường ưa chuộng. Tuy nhiên nguồn cầu lớn nhưng cung vẫn chưa thể đáp ứng, bởi những khó khăn trong việc chăn nuôi và phát triển đàn vịt quý này.
Năm 2012, Viện chăn nuôi Quốc gia đã quyết định đưa giống vịt Sín Chéng vào danh sách cần bảo tồn nguồn gen để nhân giống phát triển đàn gia cầm quốc gia. Năm 2013 vịt Sín Chéng được công nhận thương hiệu, trở thành đặc sản của vùng cao này.
Cập nhật thông tin chi tiết về Các Món Ăn Ngon Ở Hà Tĩnh (Cập Nhật 01/2021) trên website Raffles-hanoi.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!