Xu Hướng 6/2023 # Các Món Ngon Chế Biến Từ Sứa : Nộm Sứa , Gỏi Sứa, Bún Sứa… # Top 13 View | Raffles-hanoi.edu.vn

Xu Hướng 6/2023 # Các Món Ngon Chế Biến Từ Sứa : Nộm Sứa , Gỏi Sứa, Bún Sứa… # Top 13 View

Bạn đang xem bài viết Các Món Ngon Chế Biến Từ Sứa : Nộm Sứa , Gỏi Sứa, Bún Sứa… được cập nhật mới nhất trên website Raffles-hanoi.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

 Cần tìm đối tác tiêu thụ sản phẩm sứa biển đã chế biến sẵn (đóng gói), sứa muối, sứa khô…

Liên hệ: Mrs Hải  – 092 886 0003 / 09839 58865  . Công ty CP Đầu tư Phát triển Công nghiệp Quốc tế. Đ/C: 20 Ngõ 260 Tân Mai – Hoàng Mai – TP. Hà Nội.

 

GỎI SỨA

Vật liệu: 200g sứa muối, thái sợi, xả nước nhiều lần cho hết chất mặn; 150g ức gà (hoặc thịt heo lạc) luộc xé sợi; 50g chả lụa, thái sợi; 20g đậu phộng rang; 200g dưa leo, cắt khúc, dùng dao lạng tròn, cuộn lại, thái mỏng; 100g cà rốt đã thái sợi; 100g củ cải trắng thái sợi; rau mùi ngò; húng cây; chanh; đường; ớt thái sợi và nước mắm chua ngọt.

Cách Làm: Trộn sứa, chả lụa, thịt gà (hoặc heo), dưa chuột, cà rốt, củ cái trắng, húng, mùi, ớt sợi, nước mắm chua ngọt, đậu phộng rang. Cho ra đĩa bỏ mùi ngò rau thơm lên trên. Dùng với nước mắm chanh ớt và bánh phồng tôm

GỎI SỨA CHAY

Vật Liệu:      2 trái dưa chuột, 2 củ cà rốt

3 cây mì căn, 100 gr đậu phộng rang

100 gr mè, 2 miếng đậu hũ chiên

Đường, ớt, chanh,

Nước tương, muối, ngò

 

Cách Làm: Dưa chuột và cà rốt: xắt nhỏ như cọng giá, trụng sơ nước sôi, vắt ráo. Mì căn : xé nhỏ, chiên vàng. Mè và đậu phộng: rang vàng, giả nhỏ. Đậu hũ chiên: xắt nhỏ như cọng gía. Trộn chung các thứ lại nêm 1 muỗng cà fê đường, 1 tí nước tương, vắt chanh và bỏ ít ớt vào. Nêm vừa chua chua ngọt ngọt là được. Cho gỏi vào dĩa, rãi đậu phộng, mè, ngò lên mặt.

 

GỎI SỨA DƯA LEO

Vật liệu        200g sứa muối

                     1 trái dưa leo

1 cây tỏi tây

1 thìa nước mắm

2 thìa đường

1 thìa dấm

Cách Làm: Sứa cắt sợi, xả nước lạnh nhiều cho hết mặn. Chần nước sôi, vớt ra để ráo nước. Dưa leo bỏ hột cắt mỏng. Tỏi tây tước sợi. Pha nước mắm chua ngọt, trộn tất cả hỗn hợp trên.

Lưu ý: Sứa muốn giòn phải trần qua nước sôi, miếng sứa sẽ nở to và rất giòn.

NỘM SỨA

Vật liệu:       100g sứa, 100g tôm, 100g thịt ba chỉ

100g ngó sen, 100g củ sen

Cà rốt, hành tây, dưa chuột, ớt, kiệu chua, rau cần, giấm, tỏi đường, nước cốt chanh, nước mắm.

Cách làm:

Ngó sen rửa sạch cắt khúc. Củ sen bào vỏ thái mỏng, 1 củ cà rốt gọt vỏ thái sợi. Hành tây bóc vỏ thái mỏng. Dưa chuột bỏ ruột thái miếng, ớt thái sợi, kiệu chua thái mỏng. Rau cần nhặt rửa sạch cắt khúc.

Ngâm ngó sen, củ sen, cà rốt, hành tây với giấm, đường.

Sứa rửa sạch, trần nước sôi, thái sợi. Tôm luộc chín, bóc vỏ, bỏ đầu, giữ đuôi, rút chỉ đen. Thịt luộc chín, thái mỏng.

Làm nước trộn: Pha hai thìa xúp cốt nước chanh, 1 thìa xúp nước mắm, 2 thìa súp đường, 1 thìa cà phê tỏi băm , 1 thìa cà phê ớt băm.

Đổ nước trộn vào ngó sen, củ sen, cà rốt, hành tây, dưa chuột, kiệu trộn đều rồi cho tôm, thịt, sứa, rau cần vào trộn sau cùng.

Dọn ra đĩa, dùng ngay.

 

SỨA CUỐN TÔM THỊT

Vật Liệu:     

Sứa khô: 300g.           Tôm tươi: 300g

Thịt vai nạc: 200 g.     Dưa chuột: 2 quả

Gừng: 1 nhánh to.      Hành tươi: 100 g.

Rau mùi: 1 bó.

Nước mắm, dấm, đường,

chanh, ớt, cà cuống.

Cách Làm: Ngâm sứa vào nước, một giờ sau rửa sạch cát sạn, chần qua nước sôi có gừng, để ráo thấm khô, cắt miếng 3×6 cm. Tôm luộc chín bóc lấy nõn.

Thịt ướp nước mắm, đường, rán chín thái bằng 1/3 miếng sứa.

Gừng, dưa chuột thái tương đương với thịt bóp muối vắt ráo, ngâm vào dấm đường. Hành tươi chần qua nước sôi, cắt riêng củ, chẻ mỏng.

Lấy thịt, tôm, hành, gừng, dưa chuột mỗi thứ một miếng với một nhánh mùi để vào miếng sứa cuốn tròn lại, quấn dọc hành bên ngoài. Bày vào đĩa, ăn nguội. Chấm nước mắm, chanh, ớt cà cuống.

GỎI SỨA DẦU MÈ

Vật liệu:       50g sứa

Dầu mè, tương, bột ngọt, đường trắng (mỗi thứ 5g)

Cách làm: Cắt sứa thành từng miếng, rửa sạch, để ráo nước rồi cho vào đĩa; cho dầu mè, tương, bột ngọt, đường vào đĩa sứa trộn đều thành gỏi sứa.

NỘM SỨA

Cách Làm: Bóc gói nộm sứa ra, chắt nước dấm thơm ra bát để trộn với rau thơm

300g nộm sứa: sản phẩm đã bao gồm gia vị (dấm thơm, tỏi, ớt, đường,…)

Sau đó chỉ cần thêm rau kinh giới, tía tô, húng thơm đã ngâm với nước dấm và lạc giã là bạn đã có thể thưởng thức ngay món nộm sứa ngon lành.

Sẽ ngon hơn nếu bạn cho thêm: xoài xanh, dưa chuột, hoa chuối, hành tây, cà rốt, thịt gà xé, tôm bóc nõn và thịt bò khô. Đây là phần dành cho các mẹ có nhìu thời gian ngâm cứu.

Món ngon mùa hè:

CANH SỨA CÁ RÔ

Từ sứa biển đến cá đồng, mỗi nguyên liệu đều có vị đặc trưng, khi kết hợp với nhau tạo nên khúc biến tấu ngày hè thật hấp dẫn.

Vật liệu: 200g sứa, 4 con cá rô lớn, 4 trái cà chua, 400g bánh đa sợi nhỏ khô, 1 thìa cà phê bột nghệ, 2 thìa cà phê ớt bột, 2 thìa súp hạt nêm, 1 thìa súp nước mắm ngon, 1 thìa súp hành tím thái lát, 4 thìa súp dầu ăn. Rau ăn kèm: Bù ngót, thìa là, cần nước trụng, cải cúc trụng.

Cách làm:

Sứa thái miếng vừa ăn, rửa sạch bằng nước ấm pha ít muối nhạt. Cá rô đánh vẩy làm sạch, cho cá vào nồi nước sôi nêm ít nước mắm, luộc chín. Vớt ra để nguội, tách lấy thịt, cho xương và đầu cá vào lại nồi hầm cho ra nước ngọt, lọc lấy nước dùng, nêm hạt nêm vừa ăn. Phi thơm hành tím với dầu ăn, cho ớt bột và bột nghệ vào trộn đều, cho tiếp cá vào xào, nêm ít hạt nêm, để lửa nhỏ cho cá thấm gia vị. Cà chua rửa sạch cắt hạt lựu, phi thơm hành tím, cho cà chua vào xào sệt, nêm hạt nêm vừa ăn, tắt bếp. Nấu sôi lại nước dùng. Trụng bánh đa xếp vào tô, cho sứa, cá rô và các loại rau ăn kèm vào, chan nước lèo lên trên, dùng nóng, nêm thêm ít ớt sa tế.

 

VỀ MIỀN TRUNG ĂN GỎI SỨA  

Khi những cơn gió mùa hạ bắt đầu thổi về thì cũng là lúc những con sứa biển bắt đầu vào bờ. Và đó cũng chính là mùa dân chài dọc bờ biển miền Trung sửa soạn  vào mùa khai thác sứa.

Ai có dịp về miền Trung vào ngày hè mới cảm nhận hết cái không khí oi nồng của thời tiết, sự khó chịu khi những đợt gió Lào thổi bay cát trắng… Và chẳng hiểu vì sao nữa, như một quy luật bù đắp của biển cả vậy, cư dân đi biển vào những ngày nhiều sứa cũng chẳng phải vất vả lắm, chỉ việc dong thuyền ra khơi, dùng lưới thả, vây bắt sứa mang về. Sứa hay đi theo đàn, vì thế nếu hôm nào giăng lưới khéo và gặp may, người đi biển có thể bắt hết cả đàn, con lớn bằng cả cái thuyền thúng, nặng tới 100kg.

Sứa khi vừa bắt lên từ biển được rửa sạch sau đó cho vào những ngăn chứa nước muối pha phèn nhẹ, ngâm ngập khoảng 15 đến 30 ngày, tùy theo trọng lượng của sứa, sau đó mới vớt ra phơi nắng, bao giờ thấy sứa tóp khô lại thì được.

Sứa khô thường được xuất ra nước ngoài hay đưa lên thành phố, còn những người đi biển ít ăn sứa khô, phần vì giá thành cao, phần vì sứa tươi ngọt hơn.

Sứa để làm gỏi,  phải dùng loại có đầy đủ cả chân, thịt, mình màu trong xanh mới dòn, giai khi chế biến.

Cần tìm các đối tác tiêu thụ các sản phẩm : sứa biển đã chế biến sẵn, đóng gói để cung cấp cho các nhà hàng ăn uống. ”sứa biển đóng gói, ngon nhất, rẻ nhất, uy tín chất lượng, đáp ứng số lượng lớn.

 

Tác Dụng, Sơ Chế Và Cách Làm Nộm Sứa (Gỏi Sứa) Ngon Tại Nhà

Nộm là một loại món ăn rất đặc trưng, được mệnh danh là “Salad” của người Việt. Để tạo nên các món nộm này, ngoài sự kết hợp giữa nhiều nguyên liệu khác nhau và cũng có nhiều cách làm khác nhau. Một trong những món nộm được nhiều người ưa ích và chọn lựa đó là món Nộm sứa. Món ăn này có thể làm khai vị hay ăn kèm cơm cũng đều rất ngon, từng miếng sứa trong vắt, giòn sần sật hòa thấm vị chua ngọt của chanh đường hấp dẫn người thưởng thức. Trong bài viết này, mình sẽ nói chi tiết hơn về sứa biển, tác dụng và hướng dẫn cách làm nộm sứa ngon (gỏi sứa) tại nhà.

Sứa biển là gì?

Cụ thể trong 100 gram sứa có:

– Lượng chất đạm: 12.3 gram. – Chất béo: 0.1 gram. – Đường: 3.9 gram. – Canxi (182 mg), sắt (9.5 mg), I-ốt (132 mg), nhiều vitamin và các nguyên tố vi lượng khác (phốt – pho, selen, magie,…).

Tác dụng của sứa biển khi sử dụng

Cũng có nhiều thắc mắc Ăn sứa biển có tốt không? Câu trả lời là Có. Bản thân sứa biển không chỉ được chế biến món ăn món mà chúng còn được sử dụng trong nhiều bài thuốc để điều trị bệnh hiệu quả. Những công dụng từ sứa biển mang lại phải kể đến.

– Bổ sung nhiều chất dinh dưỡng cho cơ thể con người: Chất đạm (protein), chất chống oxy hóa và một số loại khoáng chất cần thiết khác. – Giảm nguy cơ mắc bệnh tim: Do sứa có chứa nhiều axit béo omega 3 và omega 6. – Bảo vệ tế bào cơ thể tránh khỏi stress oxy hóa (là cơ thể không trung hòa được các gốc tự do gây nên sự lão hóa và bệnh tật): do chứa hàm lượng selenium (là chất selen, có tác dụng chống oxy hóa và ngăn ngừa ung thư) nhiều. – Hỗ trợ trí nhớ: vì sứa chứa hàm lượng Choline (là chất dinh dưỡng quan trọng như vitamin B), có chức năng tổng hợp DNA, hỗ trợ hệ thần kinh và sản xuất chất béo cho màng tế bào, giúp não xử lý thông tin tốt và nhớ lâu hơn. – Giúp da tươi trẻ: do sứa chứa nhiều collagen nên hỗ trợ tốt trong việc đẩy lùi quá trình lão hóa của tế bào. – Chữa chứng huyết ứ gây nhiệt nổi mụn, ho đàm, táo bón, nhức mỏi,… .

Cách lựa chọn và sơ chế sứa biển

Để chế biến món nộm sứa (gỏi sứa) thì khâu lựa chọn mua sứa biển và sơ chế sứa không tanh, sạch, an toàn là điều hết sức cần thiết. Đây là điều kiện cần thiết để có món ăn ngon hấp dẫn hơn.

Cách lựa sứa biển

– Nếu bạn chọn mua sứa tươi còn sống thì hãy chọn thịt sứa dày, có màu hơi phớt hồng, có phấn như lớp muối, không bị nát nhũn, không chảy nước và không bị dính bết. – Nếu mua sứa đông lạnh hoặc sứa khô thì bạn cũng cần quan tâm đến nguồn gốc, hạn sử dụng và thông tin nhà sản xuất. – Tuyệt đối không nên tự đánh bắt sứa rồi tự chế biến mà không có kiến thức để xử lý các chất độc có trong sứa. – Nếu bạn chưa có kinh nghiệm hãy nhờ thợ bán, thường họ sẽ biết cách chế biến sứa biển.

Cách sơ chế sứa biển tươi

– Sau khi lựa chọn và mua sứa tươi ở biển về, rửa sạch, mổ ra để loại bỏ các chất độc có trong sứa.

– Cắt sứa ra từng miếng vừa phải, rửa sạch cho hết nhớt, rồi mang đi ngâm trong chậu nước muối có pha thêm phèn chua. Mục đích của việc làm này là để giữ nước trong thân sứa, không bị teo tóp.

Lưu ý sơ chế sứa tươi

– Trong quá trình ngâm sứa, các bạn nên thay nước khoảng 3 lần. Với nước thay mới thì vẫn cho muối và đường phèn tương tự như lượt ban đầu. – Theo cách sơ chế sứa truyền thống, được người dân cũng hay áp dụng, đó là ngâm sứa vào nước lá lăng, lá ổi, vỏ sú vẹt và củ nâu, để tránh cho sứa bị tan vữa, thay vì ngâm vào phèn chua.

– Khi thịt sứa chuyển sang màu đỏ (hoặc vàng nhạt), lấy ra rồi ngâm lại vào nước lạnh để loại bỏ bớt muối.

– Sau đó, bạn thái sứa từng lát vừa ăn, rửa bằng nước đun sôi để nguội, hoặc có thể ngâm qua nước gừng, trước khi chế biến.

Cách sơ chế sứa khô

– Khi mua sứa biển khô các bạn cũng quan tâm đến công đoạn sơ chế này. Cần xả rửa qua nước sạch nhiều lần, để loại bỏ bớt các hóa chất cũng như độ mặn của muối trong quá trình bảo quản.

– Chần sơ sứa biển khô trong nồi nước sôi (khoảng 80 độ C) để ráo trước khi chế biến.

Cách làm nộm sứa (gỏi sứa) ngon

– Nên ngâm sứa trong nước khoảng 30 phút.– Chần sơ sứa biển khô trong nồi nước sôi (khoảng 80 độ C) để ráo trước khi chế biến.

Bạn có thể thấy vô số cách làm nộm sứa (gỏi sứa) như: nộm sứa thập cẩm, hoa chuối, dưa chuột, kèm tai heo… trong phần công thức chế biến này, mình sẽ hướng dẫn các bạn những cách mà nhiều người lựa chọn nhất.

Cách làm nộm sứa hoa chuối tai heo

Đầu tiên có lẽ là công thức làm gỏi sứa hoa chuối kèm tai lợn, đây cũng được coi là món nộm sứa thập cẩm luôn rồi. Bởi những nguyên liệu này đều có tác dụng làm tăng thêm kích thích vị giác cho món ăn. Tăng thêm hương vị cho nộm sứa biển.

Nguyên liệu cần mua

– Sứa biển: 300-400 gram (chọn mua sứa đã được sơ chế và đóng túi sẵn). – Hoa chuối: 1/2 cái. – Tai lợn: 1/2 cái – Xoài xanh chua: 1 quả – Cà rốt: 1 củ. – Các loại rau thơm: Mùi tàu, kinh giới, húng thơm… – Chanh tươi, ớt, riềng…. – Vừng, lạc. – Gia vị: Muối, đường, mì chính…

Công đoạn thực hiện Bước 1: Sơ chế sứa và tai lợn

– Sứa biển làm sẵn đóng gói rất tiện, các bạn chỉ cần mua về bỏ túi sứa và trút ra một cai rổ cho ráo nước. Sau đó, bạn phải rửa qua một hai lần với nước sạch, cuối cùng trần với nước sôi tầm 5 -10 phút để sứa hết mùi tanh. Sau đó vớt ra rổ để thật ráo nước.

– Về phần tai heo, bạn đem rửa sạch (nhớ cạo kỹ phần trong tai vì phần này rất hôi). Sau đó, cho vào nồi luộc chín sau đó đem ngâm ngay vào nước sôi để nguội cho giòn, sau đó thái lát thật mỏng.

Bước 2: Sơ chế rau gia vị kèm theo

– Hoa chuối bạn thái sợi nhỏ và mỏng sau đó đem ngâm vào một chậu nước có chứa nước gạo, hoặc giấm ăn và muối để hoa chuối được giòn và trắng. Tiếp theo bạn vớt hoa chuối ra và rửa lại nhiều lần cho sạch rồi vắt khô.

– Xoài xanh và cà rốt gọt vỏ, rửa sạch và đem bào thành sợi nhỏ vừa để tăng thêm gia vị vừa giúp món ăn hấp dẫn hơn.

– Riềng cạo vỏ rửa sạch sau đó đem giã thật nhỏ cho thơm. Giã riềng sẽ làm món ăn của bạn thơm. Lưu ý: Riềng giã sẽ mềm hơn so với việc cho vào máy xay sinh tố để xay.

– Vừng, lạc bạn rang riêng từng loại sau đó vò cho hết vỏ rồi đập dập để tăng hương vị cho món nộm sứa.

– Các loại mùi tàu, kinh giới, húng cũng đem rửa sạch rồi thái nhỏ.

Bước 3: Trộn nộm sứa hoa chuối tai heo

– Cho sứa và tai lợn vào một âu lớn sau đó nêm gia vị cho đậm đà, tiếp theo bạn cho hoa chuối vào và đảo đều lên.

– Tiếp thục cho thêm xoài xanh chua và cà rốt bào sợi vào đảo đều. Thêm chanh, ớt, đường, muối sao cho vừa khẩu vị của bạn.

– Bước cuối cùng bạn cho thêm các loại rau thơm vào đảo đều và bày ra đĩa. Trước khi ăn bạn cho thêm lạc và vừng rang lên trên và thưởng thức.

Bước 4: Thành phẩm

Nộm sứa hoa chuối giòn giòn với sứa và tai lợn, ngấm đủ gia vị chua cay mặn ngọt, thơm mùi lạc và vừng rang cùng các loại rau thơm. Đây chắc chắn là món hấp dẫn trên bàn ăn được nhiều người ưu ái bởi độ thanh mát mà không có dầu mỡ.

Cách làm nước chấm nộm sứa Nguyên liệu cần

Nước mắm loại ngon

Tỏi, ớt

Đường cát

Chanh tươi hoặc giấm ăn

Các bước thực hiện

Bước 1: Trước tiên, bạn cần sơ chế sẵn các nguyên liệu trước khi tiến hành làm nước chấm nộm. Với chanh, bạn dùng tay nắn đều xung quanh cho tép vỡ ra rồi bổ đôi và vắt lấy nước cốt vào một chiếc bát tô, bỏ hạt đi. Với tỏi và ớt tươi, bạn bóc vỏ, rửa sạch, bỏ hạt rồi tiến hành băm nhuyễn chung với nhau luôn.

Bước 3: Tiếp nữa, bạn thêm hỗn hợp tỏi ớt băm nhuyễn vào hỗn hợp nước chấm đã pha ở trên, khuấy đều lên. Cuối cùng, bạn từ từ đổ nước mắm vào, vừa đổ vừa nếm cho tới khi thấy vị mặn hài hòa là được. Thế là xong!

Thực tế là cách làm nước chấm nộm sứa này quá đơn giản và nhanh gọn phải không nào? Sau khi chuẩn bị và sơ chế hết các nguyên liệu làm nộm như sứa, đủ đủ, cà rốt, xoài xanh, lạc rang… thì bạn chỉ cần thêm khoảng 3 – 5 phút cho việc pha chế nước chấm mà thôi. Với sự đảm đang của chị em, Ngonaz tin chắc chắn cách pha chế nước chấm nộm sứa này không thể làm khó bất cứ ai và ai cũng có thể thực hiện trên cả thành công để mang đến cho cả gia đình mình món nộm sứa thơm ngon hoàn hảo nhất. Nên nhớ rằng, nộm sứa ngon hay không phụ thuộc phần lớn vào nước chấm của nó đấy.

Lưu ý nhỏ khi làm nước chấm nộm sứa

– Bạn có thể chủ động điều chỉnh lượng gia vị trong bát nước chấm nộm để đảm bảo phù hợp với khẩu vị gia đình, không để quá mặn. – Bạn có thể sử dụng món nộm này làm món khai vị trong bữa tiệc hoặc ăn kèm cơm. – Khi thưởng thức, bạn nên dùng kèm nộm sứa kèm với bánh tráng nướng chấm cùng nước chấm này để cảm nhận được trọn vẹn hương vị món ăn.

4.7

/

5

(

8

votes

)

Các Món Ngon Từ Sứa Bạn Có Biết?

Món gỏi hấp dẫn này được làm từ các nguyên liệu chính bao gồm sứa – tôm – thịt, kết hợp với các loại rau như ngó sen, củ sen, dưa chuột, hành tây, kiệu chua. Món ăn này cần thêm các gia vị như ớt, giấm, tỏi, đường, chanh và nước mắm. Các loại rau cần được rửa sạch, thái mỏng hoặc cắt khúc vừa ăn. Tôm hấp chín, bỏ vỏ, bỏ đầu và phần chỉ đen ở lưng. Thịt luộc thái mỏng. Sứa rửa sạch, chần nước sôi, thái mỏng. Xong phần nguyên liệu, bạn chuẩn bị phần nước trộn như sau: Pha 2 thìa cốt chanh + 1 thìa mắm + 2 thìa đường + 1 thìa tỏi băm + 1 thìa ớt băm. Trộn phần nước dùng này với các nguyên liệu, để khoảng 10 – 15 phút cho ngấm, sau đó bày ra đĩa. Bạn đã có một các món ngon từ sứa rồi đấy.

Sứa cuốn thịt, tôm – một trong số các món ngon từ sứa

Đối với món ăn này, bạn có thể sử dụng sứa khô thay vì sứa tươi. Sứa khô đem ngâm nước 1 giờ, rồi đem rửa sạch, chần nước nóng với gừng và thái miếng 3 x 6cm. Tôm hấp chín, bỏ vỏ, bỏ đầu, chỉ lấy phần tôm nõn. Thịt nạc tẩm ướp với mắm đường, đem rán chín, và cắt miếng bằng ⅓ miếng sứa. Gừng và dưa chuột cắt miếng tương đương miếng thịt, sau đó bóp muối, vắt ráo, đem ngâm dấm, đường. Hành tây thái mỏng, ngâm nước lạnh để bớt hăng. Trình bày món ăn, cho tất cả các nguyên liệu kèm tho một cọng mùi vào miếng sứa, dùng hành lá cuốn tròn bên ngoài. Món ăn này được chấm kèm nước mắm chanh ớt.

Một trong các món ngon từ sứa mà có thể bạn chưa biết, chính là món bún sứa. Món ăn này làm từ các nguyên liệu bao gồm sứa, nạc cá thu, lòng đỏ trứng vịt; hành lá, hành củ, dầu điều. Ăn kèm với bún là rau thơm, rau sống, giá sống, ruốc Huế, đậu phộng rang giã dập. Chế biến sửa bằng cách đem sứa rửa sạch, thái sợi rồi chần sơ qua nước nóng, để ráo. Nạc cá thu, đem trộn cùng hành lá, ½ thìa cafe tiêu, 1 thìa cafe nước mắm, 1 thìa hạt nêm, sau đó chia phần nguyên liệu này thành 2 phần. Một phần đem vê thành viên, chiên vàng; phần còn lại hấp chín. Để có nước dùng ngon, đẹp mắt, đem phi hành mỡ và dầu điều, đổ vào nước dùng, đun sôi. Cho bún ra tô, xếp chả cá thu, sứa và các loại rau thơm, sau đó chan nước dùng. Vậy là bạn đã có một món bún vừa ngon, vừa lạ miệng rồi.

Cảm ơn các bạn đã theo dõi chúng tôi của chúng tôi !

Bạn Đã Biết Đến Cách Làm Chẻo Chấm Sứacách Làm Nước Chấm Sứa?

Mách bạn cách làm chẻo chấm sứa

Chẻo chấm sứa thường được dùng với món gỏi sứa nhiều hơn. Tuy nhiên với cách làm sứa nộm, người ta cũng hay ăn kèm các loại nước chấm này cũng vô cùng hấp dẫn. Gỏi sứa chấm mắm tôm đã ngon nhưng bạn làm thêm chẻo chấm sứa nữa thì vô cùng tuyệt vời.

Tạp chí nhà bếp chia sẻ đến bạn 2 cách làm chẻo phổ biến và ngon nhất

Cách 1: Cách làm nước chấm sứa? đơn giản

Tại sao lại gọi là đơn giản, bởi đây chính là loại nước gỏi hay nộm bạn có thể áp dụng cho tất cả các loại gỏi mà không lo ai đó trong nhà bạn không chấm đượcnước mắm chanh tỏi ớt.

Nước mắm chanh tỏi ớt có thể được xem là loại nước chấm “quốc dân” khi xuất hiện rất nhiều vào những bữa ăn của đại đa số gia đình Việt Nam. Chính hương vị hài hòa này nên cách chế biến cũng đơn giản và đa dạng hơn khi kết hợp với các món ăn gia đình đã tạo nên sự phủ sóng rộng rãi của loại nước chấm này. Có nhiều cách pha nước mắm tỏi ớt chấm gỏi, nhưng làm thế nào để có một chén nước chấm vừa đẹp mắt vừa ngon miệng thì bạn cần phải tuân thủ đúng tỷ lệ mới ngon được.

Cách làm:

Pha nước mắm, đường, nước chanh với 80ml nước lọc vào chung 1 chén, quậy đều cho đường tan rồi cho thêm tỏi, ớt băm là có thể dùng được rồi.

Bạn có thể pha đường, nước chanh, nước lọc trước với nhau tạo thành hỗn hợp nước chua ngọt, sau đó từ từ cho thêm nước mắm vào tới khi nào vừa ăn là được.

Tỏi ớt băm càng nhỏ thì khi cho vào nước mắm càng nổi lên mặt nhiều, nhìn sẽ đẹp mắt hơn.

Cách 2: Cách nấu chẻo chấm sứa

Công thức này không còn đơn giản như cách trên nữa bởi vì khâu chuyển bị nguyên liệu cũng phức tạp hơn.

Nguyên liệu cần chuẩn bị

– Cà chua: 500 gram

– Ớt cay: 3 quả

– Dừa nạo sợi: 1 bát con

– Bột năng: 70 gram

– Cơm rượu: 150 gram (cơm rượu nếp sẽ thơm hơn)

– Giấm gạo: 20 ml

– Gia vị: Đường, mì chính, bột nêm

Tỏi bạn đem bóc vỏ rồi băm thật nhuyễn, cho vào một bát con, ớt bỏ hạt và thái lát nhỏ rồi cho cùng vào bát tỏi băm.

Tiếp theo, cà chua rửa sạch thái lát mỏng. Bột năng bạn trộn đều với 100ml nước sôi để nguội (Nhớ trộn đều đừng để bột năng vón cục).

Bước tiếp theo, bạn lấy 1 cái chảo cho 1 thìa dầu ăn đun nóng rồi cho cả tỏi và ớt vào phi thơm, vàng rồi cho phần cà chua vào chưng lên, cho thêm nước để không bị cháy. Đến khi cà chua chín mềm, cho 150 gram cơm rượu vào và bắt đầu nêm nếm gia vị.

Bạn cho 5 thìa giấm gạo vào, cho 5-7 thìa cà phê đường (tùy vào khẩu vị gia đình), cho tiếp 2 thìa hạt nêm và 1 thìa mì chính. Bạn nhớ đảo đều gia vị cho ngấm đều.

Sau đó, bạn cho bột năng vào trộn đều cho hỗ hợp sánh đặc lại. Cuối cùng bạn cho toàn bộ phần dừa nạo sợi đã chuẩn bị vào nồi đun thêm 1-3 phút cho hỗn hợp sôi lại rồi tắt bếp.

Để nguội và chấm kèm với gỏi sứa! Thế là chẻo chấm sứa đã hoàn thành. Món này thường dùng để ăn kèm với gỏi sứa tươi rất ngon.

Cách làm sứa trộnCách trộn sứa cực nhanh, giòn sần sật

Bài viết Bạn đã biết đến cách làm chẻo chấm sứaCách làm nước chấm sứa? được Đại lý nhà bếp SCO tổng hợp

Nguồn: Tạp chí nhà bếp

Cập nhật thông tin chi tiết về Các Món Ngon Chế Biến Từ Sứa : Nộm Sứa , Gỏi Sứa, Bún Sứa… trên website Raffles-hanoi.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!