Xu Hướng 10/2023 # Các Món Ngon Ở Chợ Lớn # Top 11 Xem Nhiều | Raffles-hanoi.edu.vn

Xu Hướng 10/2023 # Các Món Ngon Ở Chợ Lớn # Top 11 Xem Nhiều

Bạn đang xem bài viết Các Món Ngon Ở Chợ Lớn được cập nhật mới nhất tháng 10 năm 2023 trên website Raffles-hanoi.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Người Sài Gòn thường bảo nhau: “Ăn cơm Tàu…”. Ai đến Chợ Lớn mà không ăn cơm Tàu thì thật đáng tiếc. Ban đêm, dọc theo các con đường huyết mạch dẫn từ Sài Gòn vào Chợ Lớn có rất nhiều nơi để ăn. Tuy nhiên, bạn không thể cho qua ẩm thực đặc sắc của vùng Chợ Lớn.

Nồi phá lấu, đậu hũ lòng heo.

Đi ăn đồ tiềm

Có thể nói, món tiềm với người Hoa rất đỗi quen thuộc, là món ăn bổ dưỡng với gia vị tiềm là các loại thảo mộc có tính dược, bồi bổ lục phủ ngũ tạng sau những ngày lao động vất vả. trước kia, món tiềm chỉ lan truyền trong phạm vi gia đình, cộng đồng nhỏ lẻ nhưng nay đã phổ quát rộng rãi ra các hàng quán bày bán mọi nơi vùng Chợ Lớn.

Một trong những con đường tập trung món tiềm độc đáo với số lượng đông đảo hàng quán bán các món tiềm là đường Phan Xích Long ngay đoạn giao với đường 3.2, thuộc phường 16 quận 11. Con đường vắng vẻ ban ngày nhưng khi chiều đến, độ từ 16h trở đi, cả con phố dài chừng 200m nhộn nhịp xe cộ ra vào, đèn hộp sáng trưng với các quán tiềm nằm san sát trông thật huyên náo, tấp nập.

Món đứng đầu trong thực đơn của phố tiềm là gà ác tiềm thuốc bắc, một món ăn rất đặc trưng kiểu người Hoa được thực khách rất yêu thích. Những con gà vừa cỡ nắm tay, nằm lọt thỏm trong chiếc thố đã lên nước cũ xì rạn màu thời gian, ngập trong đủ các vị thuốc bắc thân thuộc như đảng sâm, đương quy, hoài sơn, nhục túc, xuyên khung, kỷ tử, thục địa… qua thời gian tiềm cùng thịt gà, thố tiềm trở thành một liều thuốc bồi dưỡng ngon ngọt, đậm đà thật khó quên.

Có ít nhất tám quán tiềm trên đoạn ngắn của con đường với những tên gọi quen thuộc phổ quát của các quán ẩm thực người Hoa như Thuận Phát, Hồng Phát, Chấn Phát, Lương Ký, Lâm Ký, Văn Ký, Hải Sơn, Dương Thành… Ngoài món đặc thù nhất là gà ác tiềm, đặc sản phố tiềm còn có các loại đồ tiềm khác như óc heo, tim, gan, cật, các loại xúp cá, xúp cua… cùng những món ẩm thực đặc thù kiểu người Hoa như há cảo, sủi cảo, cơm chiên dương châu, mì xào giòn… đều có đủ.

Khác hẳn với những phố ẩm thực khác của Sài Gòn, phố tiềm Phan Xích Long ngoài thực đơn phong phú, dù các món tiềm đều giống nhau tên gọi nhưng khẩu vị mỗi quán mang một đặc thù, có tính gia truyền. Chị Ken, một người Hoa gốc Phước Kiến, chủ tiệm Chấn Phát ở 95 Phan Xích Long, cho biết: “Món tiềm là món truyền thống, giống nhau tên gọi và cách tiềm, nhưng ở mỗi tiệm, cách gia giảm gia vị và lượng thảo dược khác nhau nên sẽ tạo nên đặc thù của từng tiệm…”. Chính nét đặc thù của khẩu vị từng tiệm đem lại cho con phố nhiều dạng thực khách khác nhau, hoạt động ăn uống tấp nập đến tận khuya mới nghỉ.

Đặc sản cháo Tiều Được gọi bằng thổ âm là món “ciae mué” (chè muế), ăn với “kềm xại” (cải chua) và “từ tố” (lòng heo) hay còn gọi là “tư khoan xoại”. Món cháo này thường dành cho giới lao động nghèo, ngoài chuyện giá cả bình dân, món cải chua lòng heo của cháo Tiều nhìn vẻ ngoài cũng rất đơn thuần. Một nồi nước lèo lủng củng trong đó là cải chua, lòng heo, huyết heo, thịt mỡ, giò heo, tàu hũ, đậu phụng… dồn chung vào đó, để lửa sôi riu riu hầm hết ngày này qua ngày khác, ăn béo ngậy, phục vụ cho giới bình dân dùng chung với cháo trắng.

Ở Chợ Lớn, món cháo Tiều vẫn duy trì được những phẩm vị nguyên thuỷ của cháo Tiều từ vùng huyện Kiết Dương, Triều Châu do tám anh em của anh Trịnh Văn Tường nối nghiệp từ thời ông nội, bán ở 63 Hồng Bàng, phường 6, quận 6. Anh Tường cho biết: “Từ thời ông nội ở Triều Châu nhà đã bán cháo rồi, khi ông nội sang Việt Nam mang nghề này theo, truyền cho ba, và đến giờ là tám anh em trai gái nối nghiệp…”. Cháo Tiều rất thuần túy, chỉ là cháo trắng, ăn kèm với cải chua lòng heo và các món muối từ rau củ đến động vật. Cháo Tiều nấu lạt, không nêm nếm gia vị, hạt gạo nấu cháo vừa nở rộ (người Việt thường gọi cháo hoa) là xong.

Ở các quán cháo Tiều, nồi nước lèo là tinh hoa của cả tiệm cháo bởi trong đó gia vị đều lấy từ các vị thảo dược, mỗi tiệm có một bí quyết riêng để tạo nên vị đặc thù. Ở tiệm cháo của gia đình anh Tường cũng vậy, anh cho biết thêm: “Cách chế biến thực phẩm cũng phải tuân thủ các kỹ thuật như hồi xưa, ví dụ giò heo hầm, khi làm lông phải dùng dao lam cạo thật kỹ, không thui qua lửa, như vậy khi hầm món giò da heo sẽ láng mịn, căng bóng lưỡng nhìn rất đẹp mắt. Giò heo hầm phải thiệt nhừ, nhưng không nát thịt, chỉ cần xoi đũa là thịt bung ra, nhờ hầm với cải chua, có tác dụng rút mỡ, vị chua giúp cho món giò ăn không ngán”.

Trải qua ba đời, tiệm cháo của gia đình anh Tường hiện được coi là tiệm cháo Tiều hiếm hoi còn sót lại của vùng Sài Gòn – Chợ Lớn.

Sủi cảo Quảng Đông nhắc đến sủi cảo lừng danh ở khu vực Chợ Lớn, không ai không nghĩ đến phố sủi cảo Hà Tôn Quyền, nằm cắt ngang đường 3.2 quận 11 và Nguyễn Chí Thanh quận 5. Con đường này trở nên nhộn nhịp, sáng đèn từ chiều tối trở đi cho đến khuya. Phố sủi cảo Hà Tôn Quyền được nhiều người biết đến với khoảng chục tiệm bán sủi cảo nằm san sát nhau như Ngọc Ý, Thiên Thiên, Hằng Phát, 193… Có thể nói đây là khu phố bán sủi cảo ngon nhất Sài Gòn, chất lượng tuyệt hảo, phục vụ nhiệt tình. Giá cả của các quán tại đây không đắt lắm. Một tô sủi cảo được bán với giá 15.000 đồng. Quán nào giá cả cũng như nhau. Người đến lần đầu còn được chỉ cho cách ăn.

Khách có thể ăn sủi cảo mì, sủi cảo xương hay sủi cảo thập cẩm. Chủ quán người Quảng Đông gọi sủi cảo thập cẩm là “cảo xập”, tức sủi cảo ăn với mực, tôm, cá viên, rau cải… Nếu không ăn kèm các món trên, khách có thể chỉ ăn sủi cảo với cải ngọt mà thôi. Nhiều người không quen với món ăn của người Hoa cũng rất thích món này. Chị Mỹ Tiên, một thực khách, cho biết: “Sủi cảo tại đây đúng là ngon. Giá cả cũng vừa phải. Tôi và gia đình thường ghé đến đây ăn”.

Mùa mưa trời lạnh, ăn sủi cảo nóng, húp nước canh thì không gì tuyệt bằng. Viên sủi cảo to, nóng hổi. Nhân bánh sủi cảo được làm bằng thịt heo băm và cá quết nhuyễn bọc một con tôm sú to, giòn và ngọt. Vỏ sủi cảo được làm bằng vỏ bột mì dùng để gói hoành thánh. Sủi cảo ăn với nước chấm gồm giấm đỏ, hắc xì dầu và sa tế, có vị chua ngọt và cay. Nước lèo ngọt và thanh được nấu từ nước hầm xương với cải ngọt, mực và các loại hải sản, thực sự là thú thưởng thức trên đời.

Thưởng Thức 7 Món Ngon Ở Chợ Lớn Sài Gòn

Dimsum, vịt quay, phá lấu, cá viên cà ri, chè trà trứng… là những món ăn mà bạn không thể không thể nếm thử khi đã đặt chân đến Quận 5 – Sài Gòn.

Sài Gòn món gì cũng có bởi văn hóa ẩm thực phong phú và vì đây là nơi tập trung của nhiều nền văn hóa khác nhau. Tuy nhiên giữa một “thành phố ẩm thực” như thế, ẩm thực Quận 5 luôn được “liệt” vào danh sách những món phải thử khi đến Sài Gòn. Ở đây có sự pha trộn hài hòa giữa nhiều nền ẩm thực khác nhau, mỗi món lại có một nét đặc trưng, khiến cho ẩm thực Quận 5 – Chợ Lớn càng đa dạng và phong phú hơn bao giờ hết.

là một món ăn cực kỳ nổi tiếng ở . Phá lấu được chế biến bằng những bộ phận như: tai, mũi, lưỡi,… hoặc bộ lòng của heo, gà. Để hoàn thành món ăn này, người ta phải rửa thật sạch và khử mùi tanh của thịt, sau đó cắt nhỏ và ướp cùng với ngũ vị hương, rượu trắng, xì dầu, đường, và các phụ gia khác. Nhưng quan trọng hơn cả, đó là phá lấu phải luôn được nấu bằng nước dừa tươi thì mới tạo ra được hương vị đúng điệu. Ngoài ra tùy vào từng món phá lấu mà có người sẽ cho thêm nước cốt dừa hoặc sữa tươi để tăng độ béo.

Ở Sài Gòn, món phá lấu này được “chế” ra rất nhiều loại, như: phá lấu ăn với bánh mì, phá lấu nướng, lẩu phá lấu, phá lấu mì gói, bánh mì kịp phá lấu,…

Tô phá lấu cực kỳ hấp dẫn được bỏ thật nhiều hành để tăng mùi thơm

Hiện ở Chợ Lớn, khu bán nhiều nhất và nổi tiếng nhất là dọc trên đường Bùi Hữu Nghĩa với hơn 10 tiệm vịt quay lớn, nhỏ, từ vài chục năm cho đến vài năm tuổi đều có đủ. Nhưng nổi tiếng nhất vẫn là hàng vịt quay nằm ngay phía trái góc đường Bùi Hữu Nghĩa.

Tại khu Chợ Lớn nổi tiếng nhất là hàng vịt quay Bùi Hữu Nghĩa

Món vịt quay ngày xưa là một món ăn chỉ chuyên phục vụ cho vua chúa, bởi món này chế biến khá cầu kỳ. Tiêu chí của một con vịt quay ngon là da phải giòn, áo một màu vàng nâu nhưng phải bóng loáng và bắt mắt, thịt vịt thì phải mềm, cắn vào vẫn còn giữ nước ngọt và tươi của thịt. Nhưng quan trọng hơn cả là mùi vị khi nêm nếm phải có một mùi thoang thoảng của hoa hồi, bột xá xíu và ngũ vị hương.

Những con vịt sau khi được tẩm ướp gia vị sẽ được nướng vàng, căn tròn như thế này

Ăn kèm với vịt quay ngày xưa thường là bánh mì giòn nóng. Nhưng giờ đây nhiều nơi đã bắt đầu chế thêm bánh bao hấp hoặc bánh bao chiên để tăng thêm cảm giác no.

Món mì kéo tươi được làm ngay tại chỗ trên những chiếc xe đẩy truyền thống, mà ta vẫn thường thấy trên phim ảnh đến nay vẫn còn rất nhiều ở đời thật. Đây cũng là món ăn mà nhất định bạn phải thử khi có dịp đến khu ẩm thực Chợ Lớn. Bởi các sợi mì này không giống với các loại mì mà bạn mua sẵn ngoài chợ hay trong siêu thị. Phải nói thật là không thể ngon bằng bất cứ loại mì làm sẵn nào.

Đây là đoạn clip ghi lại quá trình kéo mì tại một quán mì kéo nổi tiếng trên đường Hà Tôn Quyền quận 11. Toàn bộ quá trình kéo mì tại quán này đều được làm ở ngay trước cửa để thực khách có dịp “mở rộng tầm mắt”.

Do việc kéo mì cũng phải dùng khá nhiều sức và cả tung hứng, nên nhiều người gọi đây là món mì kéo kungfu.

Do mì lúc nào cũng được làm ngay tại chỗ, nhào nặn hoàn toàn bằng tay theo cách truyền thống và chỉ bán ngay trong buổi, nên lúc nào sợi mì cũng rất dai, mềm mại, đều đặn và tạo cảm giác không bao giờ ngán vì độ tươi mới. Nhưng ngon thôi cũng chưa đủ. Việc mọi người thích thú với món ăn này là có thể tận mắt thấy quá trình nhào nặn từ một cục bột, chỉ trong tích tắc và sau vài cú tung hứng thì biến thành từng sợi mì mỏng, đều tăm tắp. Việc kéo mì chỉ dành cho những người có lực tay tốt, khéo léo và có kinh nghiệm.

Món mì kéo tươi này dùng ngon nhất là ăn với vịt tiềm, hoặc xá xíu.

Món mì trứng được kéo tại chỗ ăn cùng vịt tiềm là “hết sảy”

Còn hơn cả một món ăn, gà ác tiềm thuốc bắc còn là một phương thuốc bồi bổ cơ thể cực kỳ hữu dụng. Món ăn này được làm từ nguyên con gà ác (loại gà có da màu đen, lông trắng), sau đó đem đi hầm với một số vị thuốc bắc như: nhân sâm, kỷ tử, thục địa, táo tàu và bạch quả,…

Món ăn này với một số người chưa quen thì cảm thấy có vị khá kỳ vì mùi nồng và nước hơi đắng của các loại thuốc bắc. Nhưng về phần thịt gà ác thì lại rất mềm và vô cùng ngọt thịt. Gà ác tiềm thuốc bắc theo Y học phương Đông có thể bồi bổ, tốt cho thận,…

Sử dụng nhiều loại thuốc và thảo mộc nên món ăn này được đánh giá là cực tốt cho sức khỏe

Thật ngạc nhiên là cả khu Chợ Lớn gần như chỉ có duy nhất một cửa hàng cá viên cà ri nằm ngay góc mũi tàu Nguyễn Trãi. Chú Hùng chủ quán từng chia sẻ rằng: “Món này khá dễ làm, nhưng về mùi vị thì không phải ai cũng ưa chuộng. Vậy nên người nào hợp với hương vị nồng nàn và đặc trưng của cà ri thì sẽ thích ngay lần thử đầu tiên”.

Ở Hồng Kông, Đài Loan,… cá viên cà ri được xếp vào loại món ăn đường phố nổi tiếng và đáng thử nhất khi đến đây. Những viên cá giòn giòn, dai dai, được nấu trong nước sốt cà ri cay cay đã làm nên một món ăn vô cùng đặc biệt. Ngoài việc ăn không, thì món cá viên cà ri còn có thể ăn cùng với mì trứng, ăn nước hoặc ăn khô tùy vào sở thích của mỗi người.

Cá viên cà ri là một món ăn vô cùng quen thuộc trên phim ảnh

Đây là hàng cá viên cà ri đúng điệu và duy nhất ở trên đường Nguyễn Trãi quận 5

Dimsum là tập hợp các món ăn sáng (điểm tâm) truyền thống của người Hoa, mà theo một số tài liệu xưa cho rằng nó xuất phát từ vùng Quảng Đông, Trung Quốc. Khởi đầu từ các quán trà chuyên phục vụ cho những thương lái ngày xưa, do phải đi xa buôn bán, nên các thực khách luôn cần những món ăn tiện lợi, nhanh chóng mà cũng không quá đắt tiền. Nhờ thế mà món Dimsum dần dần ra đời với nhiều hình dạng, mùi vị khác nhau, nhưng vẫn nằm trong cái tiêu chuẩn là “nhỏ mà có võ” (tức là nhỏ nhưng vẫn phải ngon).

Dimsum luôn là những món ăn rất nhỏ gọn nhưng lại cực kỳ tinh tế

Chính vì yêu cầu cao như thế, nên việc chế biến Dimsum không phải là chuyện dễ. Nhân bên trong phải được chọn lựa từ những loại nguyên liệu tươi mới. Ngoài tôm, cua, cá, thịt,… thì còn phải có rau, củ, nấm,… đi kèm, tất cả phải được bằm nhuyễn rồi trộn cho đều. Quá trình nêm nếm cũng phải khéo để phần nhân không bị mất vị tươi ngọt tự nhiên mà vẫn phải đậm đà. Chế biến thì Dimsum hấp, luộc, chiên,… tất cả đều đủ cả, vô cùng phong phú.

Ngoài ra lớp vỏ nhân bao bọc bên ngoài cũng phải được gói ghém sao cho cẩn thận và bắt mắt nhất có thể. Gần như tất cả các món Dimsum đều có kích thước rất nhỏ để tiện bỏ vào miệng khi ăn. Khi phục vụ, Dimsum được để trong những chiếc xửng tre có nắp đập để giữ độ nóng và hương vị của từng món ăn khác nhau.

Dimsum thường là hấp, nhưng cũng có một số loại được chiên cho phần khác lạ

Từ việc chế biến, hình dáng đến cả cách phục vụ cũng đều được lên chi tiết, tỉ mẩn. Nên có thể nói, Dimsum là một trong những món ăn nghệ thuật, tinh túy nhất của ẩm thực Trung Hoa. Tại khu Chợ Lớn, Dimsun hầu như được bán ở khắp các quán ăn của người Hoa.

Sau khi đã ăn no nê với các món, chua, cay, mặn,… thì việc cuối cùng là bạn nên thử một chút ngọt của những món chè.

Khác hẳn với các loại chè nơi khác, chè ở khu Chợ Lớn được chế biến ít ngọt hơn và ít béo hơn. Nổi tiếng trong số các món chè ở đây là phải kể đến: chè trà trứng, cao quy linh, đu đủ hầm, bạch quả, chè mè đen, chè hạnh nhân,…

Chè trà trứng là hột gà được nấu với trà đen cho đến khi nước trà ngấm vào tận lòng đỏ. Do trà ngấm vào, nên phần lòng trắng trứng khi ăn sẽ có cảm giác dai, vị hơi chát. Nhưng thú vị là phần lòng đỏ rất bùi mà lại không béo, hòa quyện cùng vị trà hơi dịu nên càng khiến nhiều người rất nghiện khi ăn.

Chè trà trứng với nhiều bạn mới lần đầu ăn hoặc không quen sẽ cảm thấy không được ngon cho lắm. Nhưng khi đã quen rồi thì không ít người lại trở nên cực kỳ nghiện món chè này.

Cao quy linh là một món chè rất mát. Nhưng vì có vị hơi đắng nên một số hàng chè thường chế ăn kèm với sữa đặc hoặc dùng với mật ong để lấn đi vị đắng đó.

Tổng hợp

Phát Ghiền Với 10 Món Ngon Chợ Lớn Ở Sài Gòn

Ở Sài Gòn bấy lâu nay liệu rằng bạn đã thử hết những món ngon Chợ Lớn mang hương vị ẩm thực của người Hoa chưa?

Phát ghiền với 10 món ngon Chợ Lớn ở Sài Gòn

Chợ Lớn – nơi sinh sống của cộng đồng người Hoa Kiều lớn nhất Việt Nam, thường tập trung ở các quận 5, 6 và 11. Đồng hành cùng sự phát triển của người Hoa, ẩm thực gốc Hoa cũng theo đó góp phần làm cho ẩm thực của Sài Gòn càng phong phú, đa dạng. Ghé sang khu “Chinatown” mà không thưởng thức những món ngon Chợ Lớn mang hương vị Hoa chính hiệu thì uổng lắm đấy.

Dimsum

Dạo vòng quanh Chợ Lớn chắc chắn bạn sẽ thấy đâu đâu cũng bán Dimsum từ những quán ăn lề đường đến nhà hàng sang trọng. Không chỉ đơn thuần là món ăn thường xuất hiện trong các bữa ăn của người Hoa, Dimsum còn chứa đựng trong mình cả nét tinh hoa nghệ thuật của ẩm thực Trung Hoa. Vốn xuất phát từ vùng Quảng Đông chuyên phục vụ cho thương lái trên “Con đường tơ lụa”, những món này ban đầu chỉ mang tính chất tiện lợi – nhanh chóng – không quá đắt tiền, dần dần đã cho ra đời tổ hợp điểm tâm với nhiều hình dạng, mùi vị làm nao lòng biết bao thực khách trên toàn thế giới.

Chế biến Dimsum không hề dễ như bạn nghĩ, từ lớp vỏ bọc nhiều loại nhân khác nhau bên trong qua bàn tay khéo léo của người đầu bếp, mỗi Dimsum có kích thước đủ để vừa miệng người ăn đã trở thành một tác phẩm nghệ thuật sinh động hơn bao giờ hết. Đặt trong những chiếc xửng hấp chỉ bằng bàn tay, Dimsum luôn được giữ độ nóng ổn định đảm bảo hương vị thơm ngon trong từng món. Ngoài ra, bạn có thể thay đổi khẩu vị sang món chiên hay luộc. Thưởng thức Dimsum cũng không thể thiếu một chén nước chấm gồm xì dầu, ít giấm chua, ít ớt và vài lát gừng cắt sợi, tất cả hòa quyện trở nên đậm đà và thật tròn vị. Thêm một ngụm trà nóng sau bữa ăn nữa, vậy là bạn đã trở thành “dân sành” Dimsum rồi đấy.

Những địa chỉ gợi ý để thưởng thức Dimsum:

– Quán Baoz Dimsum: 86-88 Nguyễn Tri Phương, Phường 7, Quận 5.

– Dimsum Tân Nguyên Thái: 102 D – E An Dương Vương, Quận 5.

– Quán Dim Sum Mr Hào: 175 Trần Tuấn Khải, Phường 5, Quận 5.

– Long Phụng Lầu – Dimsum & Hải Sản: 570-572-574-576 Nguyễn Trãi, Phường 8, Quận 5.

– Dim Tu Tac: 29B Trần Hưng Đạo, Phường 6, Quận 5.

Phá lấu

Cùng là một tên gọi nhưng phá lấu của người Tiều khác hẳn với món phá lấu nội tạng heo hay bò được chế biến chung với nước cốt dừa. Họ sử dụng bộ lòng heo cùng tai heo, lưỡi heo, chân gà, tàu hũ chiên, trứng… được nấu trong nồi tẩm ướp ngũ vị hương, quế chi, bát giác, đại hồi, tiểu hồi cùng một số vị thuốc bắc và thường được dùng chung với cơm hoặc cháo.

Ngoài cách ăn truyền thống ở trên, món phá lấu của người Tiều càng thêm hấp dẫn khi được “phá cách” kẹp vào ổ bánh mì giòn nóng và ăn kèm nước chấm, dưa cải, kim chi hay củ sen.

Hiện chỉ có một xe bán bánh mì phá lấu Tiều trên đường Nguyễn Trãi với thâm niên hơn 60 năm và đã qua ba thế hệ đó là phá lấu Tâm Ký số 823 Nguyễn Trãi, Phường 14, Quận 5.

– Mở cửa: 11 – 23h30 hàng ngày.

– Giá của bánh mì phá lấu (15.000 đồng/ổ), phá lấu thập cẩm (270.000 đồng/ký).

Heo, vịt quay

Nếu bạn hỏi ai đó mua heo, vịt quay ở đâu ngon, chắc chắn họ sẽ chỉ đến Chợ Lớn. Nức tiếng khu chuyên bán heo, vịt quay, suốt con đường Bùi Hữu Nghĩa với hơn 10 tiệm lớn, nhỏ, từ vài chục năm cho đến vài năm tuổi đều có đủ. Vốn là món chỉ chuyên phục vụ cho vua chúa ngày xưa bởi công đoạn chế biến khá cầu kỳ và công phu, nhưng ngày nay bất cứ khi nào – ở đâu bạn vẫn có thể thưởng thức được 2 món này. Đặc biệt vào ngày vía Thần tài, người Sài Gòn nhộn nhịp mua heo, vịt quay về cúng.

Ấy vậy heo, vịt quay cũng có những tiêu chí riêng để làm nổi bật lên tính chất cầu kỳ của món. Một con vịt quay ngon là da phải giòn, áo một màu vàng nâu nhưng phải bóng loáng và bắt mắt, thịt vịt thì phải mềm, cắn vào vẫn còn giữ nước ngọt và độ tươi của thịt. Quan trọng hơn cả là mùi vị khi nêm nếm phải có một mùi thoang thoảng của hoa hồi, bột xá xíu và ngũ vị hương theo bí kíp gia truyền từng nhà. Còn thịt heo quay ngon không chỉ ở những miếng thịt và gia vị ướp, mà còn ngon cả ở lớp da giòn rụm bên ngoài không một ai có thể cưỡng lại được. Ăn kèm với 2 món này là bánh mì, bánh hỏi, bánh bao hấp hoặc bánh bao chiên để tăng thêm cảm giác no.

Bạn có thể ghé mua heo, vịt quay tại:

– Vịt quay Vĩnh Phong: ngay góc đường Bùi Hữu Nghĩa – Phan Văn Trị, Quận 5.

– Vịt Quay Phát Thành: 132 Bùi Hữu Nghĩa, Phường 7, Quận 5.

Mì kéo

Món mì kéo tươi được làm ngay tại chỗ trên những chiếc xe đẩy truyền thống của người Hoa, mà ta vẫn thường thấy trên phim ảnh đến nay vẫn còn rất nhiều ở đời thật. Đây cũng là một trong những món ngon Chợ Lớn bạn nhất định phải trải nghiệm khi sang khu vực “Chinatown”.

Có một sự khác biệt lớn giữa mì kéo với những loại mì bạn mua trong chợ hoặc siêu thị đó là bạn sẽ được thưởng thức sợi mì tươi ngon được làm ngay tại chỗ. Cùng với đó, bạn có thể tận mắt thấy màn trình diễn “kungfu mì kéo”, quá trình nhào nặn hoàn toàn bằng tay theo cách truyền thống của người đầu bếp cho ra những sợi mì mềm mại, vàng óng.

Địa chỉ thưởng thức mì kéo:

– Quán mì Thiệu Ký: số 66/5 Lê Đại Hành, Phường 7, Quận 11.

– Mì Kéo Kungfu Khải Ký: 118 Hà Tôn Quyền, Phường 4, Quận 11.

Sủi cảo

Nổi tiếng với con đường sủi cảo ở Chợ Lớn, đường Hà Tôn Quyền (Quận 11) luôn là thiên đường cho những ai yêu thích ẩm thực Trung Hoa, hiển nhiên cũng không thể bỏ qua những viên sủi cảo vàng óng với nhân tròn ụ bên trong.

Sủi cảo là một biến thể mới mẻ từ món “vằn thắn” mà người Nam hay đọc chạy là “hoành thánh”. Lớp da bột mì mềm mại và dai dai bọc bên ngoài, bao trọn phần nhân được nêm nếm vừa vị vo tròn bên trong. Nếu hoành thánh là nhân thịt băm thì sủi cảo lại mang vị ngọt từ tôm. Một tô sủi cảo nhỏ bé sẽ làm cho bạn choáng ngợp bởi ngoài sủi cảo bên trong tô còn có cá viên, da heo, mực ngâm tro, rau cải… tưởng chừng như không no nhưng mà “no không tưởng” đấy nhé. Ngoài ra, bạn có thể phối món mì – cảo hoặc gọi một dĩa cảo chiên chấm tương xíu mại lạ miệng nữa nha.

Bạn có thể ghé hai quán sau:

– Sủi Cảo Thiên Thiên: 195 Hà Tôn Quyền, Phường 4, Quận 11.

– Sủi Cảo Ngọc Ý: 187 Hà Tôn Quyền, Phường 4, Quận 11.

Chè người Hoa

Song hành cùng những món ngon Chợ Lớn, chè người Hoa hay còn gọi là chè Tàu cũng mang một màu sắc riêng biệt, khó nhầm lẫn với những loại chè của vùng miền khác. Không chỉ là một món tráng miệng thông thường, chè Hoa được biết đến như một bài thuốc giúp thanh nhiệt, bổ sung khí huyết cho cơ thể.

Chè khu Chợ Lớn lấy cái ngọt thanh tao của đường phèn làm tiêu chuẩn, chế biến chung với các loại thảo mộc cộng thêm công thức gia truyền của từng quán, những món chè tưởng chừng như khó uống, hóa ra lại thật ngọt ngào, thanh mát.

Bạn có thể nếm thử các món chè Hoa đặc trưng, dễ tìm thấy nhất trong những quán chè như: hột gà trà, chè mè đen, đu đủ tiềm, quy linh cao, củ năng hột gà, chè đậu hũ hạnh nhân, chè bo bo trứng cút hay chè bạch quả.

Thưởng thức chè người Hoa ở các quán lâu đời tại:

– Quán Hà Ký: 138 Châu Văn Liêm, Phường 11, Quận 5.

– Quán Thanh Tâm: 98 Bùi Hữu Nghĩa, Phường 7, Quận 5.

– Quán Tường Phong: 83 An Điềm, Quận 5.

– Chè Tàu cột điện: nằm giữa 2 căn nhà 476-478 Trần Hưng Đạo, Quận 5.

– Quán Nhà Đèn: 476 – 478 Trần Hưng Đạo B, Quận 5.

Gà, vịt tiềm

Không chỉ phá lấu hay chè mới chế biến chung với các hương vị thảo mộc, món tiềm của người Hoa cũng được sử dụng chúng như một “chất xúc tác” kích thích vị giác của thực khách. Có hai món tiềm nổi tiếng của người Hoa là mì vịt tiềm và gà tiềm thuốc Bắc.

Choáng váng ở mỗi tô mì vịt tiềm chính là đùi vịt to thơm mùi thuốc Bắc. Tùy theo sở thích của mỗi người mà chọn ăn mì nước hay khô. Nhưng với món này, bạn nên ăn khô mới thấy ngon miệng và cũng để cảm nhận trọn vẹn sự dai của từng sợi mì vàng.

Chợ Lớn được xem như “thủ phủ” của món mì vịt tiềm với nhiều điểm bán tập trung có từ hai đến ba hàng, chạy dọc đường Nguyễn Trãi, Huỳnh Mẫn Đạt, Trần Hưng Đạo, Hà Tôn Quyền… Bạn có thể ghé 2 quán tiêu biểu sau đây:

– Hải Ký: 349 – 351 Nguyễn Trãi, Phường 7, Quận 5.

– Mì vịt tiềm Huê Viên: 59C Thuận Kiều, Phường 12, Quận 5.

Hơn cả một món ăn, gà ác tiềm thuốc Bắc còn là một phương thuốc bồi bổ cơ thể cực kỳ hữu dụng. Món ăn này được làm từ gà ác nguyên con (loại gà có da màu đen, lông trắng), sau đó đem hầm với một số vị thuốc Bắc như: nhân sâm, kỷ tử, thục địa, táo tàu và bạch quả,… Với một số người chưa quen, ban đầu sẽ cảm thấy vị khá kỳ vì mùi nồng và nước hơi đắng của các loại thuốc Bắc. Nhưng về thịt gà ác thì lại rất mềm và vô cùng ngọt thịt.

Thưởng thức gà tiềm thuốc Bắc tại:

– Quán 77 – Gà Tiềm Thuốc Bắc: 87 Nguyễn Thi, Phường 13, Quận 5.

– Gà Ác Vĩnh Quý: 464 Trần Hưng Đạo, Phường 2, Quận 5.

Món hủ tiếu

Nói đến hủ tiếu, phải kể đến đó là hủ tiếu sa tế của người Hoa. Những người Hoa gốc Triều Châu chỉ truyền lại nghề cho con cháu, vậy nên kiếm được những quán bán món này khá hiếm ở đây. Thế nhưng nếu thưởng thức một tô hủ tiếu sa tế thì hơn cả tuyệt vời, bởi mùi thơm ngào ngạt, “sực mũi” khó có thể cưỡng lại mỗi khi ngang qua. Cọng hủ tiếu sa tế của người Hoa mềm và bản lớn tựa như cọng phở Bắc trong nước dùng có độ sệt với đủ các vị từ chua, cay, béo, mặn, ngọt. Hủ tiếu sa tế thường ăn kèm với thịt bò hoặc thịt nai làm tái, rắc thêm một ít đậu phộng rang được giã nhuyễn vào, chỉ bấy nhiêu thôi đã làm bạn “đánh chén” ngon lành.

Nơi bán món này phổ biến là quán Quảng Ký với hơn 50 năm tuổi chuẩn gốc Triều Châu tại số 117 Triệu Quang Phục, Phường 11, Quận 5. Ngoài ra, bạn có thể tìm đến một số nơi khác như hủ tiếu sa tế nai Tô Ký gia truyền, hủ tiếu sa tế Cao Văn Lầu…

Thêm một món hủ tiếu nữa đó là hủ tiếu hồ. Cái tên khá lạ bởi món này có nguồn gốc từ người Tiều. Khác với cọng hủ tiếu sa tế hay hủ tiếu cọng nhỏ – dai của miền Tây, sợi hủ tiếu hồ to dạng hình vuông, lá bánh mỏng mượt, ăn kèm với cải chua cắt nhỏ và bao tử heo, lưỡi heo, huyết… Để thưởng thức tô hủ tiếu hồ chính gốc, bạn phải tìm đến đúng địa chỉ bán là góc đường Gò Công – Gia Phú (Quận 6). Quán mở bán từ sau 12 giờ trưa với mức giá cực bình dân chỉ 25.000 đồng/tô.

Cháo Tiều

Được xem là một trong những món ăn đặc sắc nhất mà vẫn được người Hoa lưu giữ hương vị, cháo Tiều cũng bao gồm những thành phần tương tự như món cháo lòng của người Việt nhưng điểm khác biệt chính là ở cách chế biến. Các thứ đi kèm như lòng, gan, phổi… không nấu cùng cháo mà sẽ đợi khi khách gọi món mới cho vào một tô nhỏ rồi nấu sôi, khuấy đều cùng với cháo trắng.

Bát cháo nóng hổi vừa múc ra, bạn sẽ cảm nhận được vị ngọt đậm đà từ lòng heo, hòa quyện cùng hương thơm và độ sánh của cháo. Thêm mực, nấm rơm, hành lá, tiêu, gừng, ớt để gia tăng hương vị cho món ăn. Đặc biệt, ăn cháo Tiều không thể thiếu trứng gà, giò cháo quẩy. Hầu hết bạn có thể tìm thấy cháo Tiều ở bất cứ ngóc ngách nào trong khu phố Tàu. Nhưng nếu muốn thưởng thức đúng vị cháo Tiều nhất, bạn hãy thử ghé cháo Tiều cô Út chợ Bàn Cờ (Quận 3) với tuổi thọ 70 năm.

Cà phê vợt hay còn có tên gọi khác là cà phê kho – cách pha cà phê bắt nguồn từ người Hoa từ rất lâu ở Sài Gòn, đây cũng được xem như cách pha bình dân của người Hoa thời xưa. Không giống như cà phê phin, cà phê vợt cũng có một nét đặc trưng riêng. Đúng theo tên gọi, điều đặc biệt của cà phê này chính là được pha trong chiếc vợt vải và được kho lên bằng ấm siêu. Cách pha cà phê vợt không mấy phức tạp, nhưng cần chú trọng đến chu trình. Bột cà phê cho vào trong chiếc vợt vải hòa cùng nước sôi để chắc lấy cốt. Sau đó, cà phê sẽ đặt trong những chiếc ấm siêu, đun trên bếp riu riu lửa. Công đoạn này giúp giữ cà phê luôn nóng, nhờ đó cũng giữ cho hương vị cà phê đậm đà và thơm ngon hơn.

Hiện nay ở Sài Gòn có 2 quán vẫn giữ cách pha cà phê vợt hơn nửa đời người, trong đó bạn có thể ghé đến quán cà phê vợt ông Thanh tọa lạc trong hẻm 313 đường Tân Phước kế bên chợ Thiếc (Quận 11). Bất cứ ai đến quán đều nhận ra nét hoài cổ kiến trúc Hoa xưa vẫn còn hiện hữu trong căn nhà. Ở góc bếp nhỏ nơi ông Thanh pha chế cà phê, khói bốc ngun ngút từ ấm siêu kho cà phê được đặt trên bếp củi làm căn nhà ấm áp, thân quen. Chỉ có vài chiếc ghế đẩu gỗ và bàn gỗ, ly cà phê thêm một ít sữa dạng bạc xỉu đựng trong cái ly nhỏ kiểu xưa hay dùng đã khiến khách đến đây như được trải lòng với cuộc sống đời thường.

Theo Mai Nguyễn (Tổng hợp) *** Tham khảo: Cẩm nang du lịch iVIVU.com

Dạo Quanh Khu Chợ Lớn Thưởng Thức Các Món Ăn Ngon (Phần 1)

Ẩm thực khu Chợ Lớn hay được người Sài Gòn gọi với tên thân mật là “ẩm thực người Hoa”. Đến khu Chợ Lớn để có dịp thưởng thức những món ăn lạ và vô cùng đặc sắc mà Misskick sẽ giới thiệu ngay sau đây.

Sủi cảo

Trong ẩm thực của người Hoa, sủi cảo hay còn gọi là bánh chẻo, là một món ăn truyền thống. Sủi cảo bắt nguồn từ Trung Quốc nhưng ở Chợ Lớn, món ăn này đã được biến tấu sao cho phù hợp với khẩu vị người Việt.

Vậy nên sủi cảo ở đây rất đa dạng, từ sủi cảo nước đến sủi cảo chiên. Với phong phú các loại nhân từ tôm, mực, da heo…

Nét đặc biệt của món ăn này là nước dùng được hầm từ xương, mực và cải ngọt, mang đến vị ngọt thanh rất vừa miệng.

Sủi cảo chiên cũng là một món lạ miệng, không ăn kèm với nước dùng và cải ngọt, mà được ăn kèm với tương ớt hoặc tương chua ngọt.

Nhắc đến sủi cảo nổi tiếng ở khu vực Chợ Lớn, nhất định phải ghé đến con đường sủi cảo Hà Tôn Quyền với hàng chục quán san sát nhau.

Phá lấu

Phá lấu là một món ăn “ruột” của Sài Gòn, bạn có thể tìm thấy những quán phá lấu ở khắp các gánh hàng rong cho đến các quán ăn lớn, nhỏ.

Ở Sài Gòn, phá lấu được chế ra rất nhiều loại như nướng, lẩu và còn có cả món phá lấu mì gói, bánh mì phá lấu…

Trong đó thì bánh mì phá lấu là món được người Hoa rất yêu thích. Phá lấu được chế biến bằng những bộ phận như bao tử, ruột non, phổi, gan, lưỡi, tai… của heo.

Nước dùng của phá lấu có một hương vị thơm ngon khó cưỡng lại của quế, ngũ vị hương, đại hồi, một số loại thuốc bắc và nước dừa.

Ở quận 5, Phá lấu Tâm Ký là tiệm nổi tiếng nhất với bánh mì phá lấu từ 20.000 đồng một ổ hoặc bạn có thể qua đường Phan Văn Trị, quận 5 cũng có thể thấy rất nhiều nơi bán phá lấu.

Hủ tiếu sa tế

Nói đến hủ tiếu sa tế của người Hoa thì gần như bạn chỉ có thể tìm thấy ở khu Chợ Lớn. Những người Hoa gốc Triều Châu chỉ truyền lại nghề cho con cháu, nên kiếm được những quán bán món này ở đây chỉ đếm trên đầu ngón tay.

Cọng hủ tíu không giống cọng hủ tíu hay bán trên các xe đẩy ở Sài Gòn – nhỏ và dai. Cọng hủ tíu sa tế của người Hoa có thể thấy là giống với cọng phở Bắc, mềm và cọng bản lớn.

Nước dùng của hủ tiếu sa tế có độ sệt, chỉ vừa xăm xắp sợi hủ tiếu, với đủ các vị từ chua, cay, béo, măn, ngọt. Tô hủ tíu có màu nâu đục và thơm lừng vị đậu phộng rang được giã nhuyễn trộn vào.

Mùi thơm ngào ngạt và “sực mũi” của tô hủ tíu sa tế là thứ rất khó cưỡng lại khi chạy qua những chiếc xe đẩy bán món này.

Hủ tiếu sa tế thường ăn kèm với thịt bò hoặc thịt nai nhưng chỉ làm tái thôi nên thịt ăn vừa dai vừa ngọt rất “ưng miệng”.

Nơi bán món này phổ biến là quán Quảng Ký trên đường Triệu Quang Phục Quận 5. Hoặc một số nơi khác như hủ tíu sa tế nai Tô Ký gia truyền, hủ tíu sa tế Cao Văn Lầu…

Dimsum

Dimsum là tên gọi chỉ tổng hợp các món điểm tâm phục vụ buổi sáng của người Hoa. Dimsum là món ăn thể hiện sự cầu kỳ và tinh tế trong ẩm thực của người Trung Hoa.

Dimsum có thể được xem là món ăn đa dạng nhất với rất nhiều hình dạng và phần nhân phong phú.

Bánh thì chủ yếu được làm từ bột gạo, bột mì, tàu hủ ky. Nhưng nhân bánh thì rất đa dạng từ nhân mặn như thịt gà, heo, tôm cua, nấm, rau củ… hoặc nhân ngọt như đậu, rau củ…

Dimsum là món ăn cực kỳ lâu đời ở khu vực Chợ Lớn, từ những năm 1960 và được ưa thích cho đến tận bây giờ.

Bạn có thể tìm thấy món ăn này từ những quán vỉa hè cho đến những nhà hàng sang trọng.

Dimsum được người Hoa thưởng thức với món trà nóng và lần lượt từng món một. Phong cách ăn uống nhẹ nhàng, ngon miệng và tinh tế này chính là lý do nó được lưu giữ đến tận ngày nay.

Bạn có thể thưởng thức Dimsum ở quán Tiến Phát và đừng bỏ lỡ món xíu mại tôm. Hoặc các quán ăn như Dimsum Tân Nguyên Thái, Dimsum nhà làm. Còn nếu muốn một nhà hàng để thiết đãi khách thì bạn có thể đến Royal Garden, tầng 6 Hùng Vương Plaza quận 5.

(Đón đọc phần 2)

Siêu Thị Điện Máy Chợ Lớn

Món thịt hầm cùng các loại rau củ, hành tây, thêm một chút rượu trắng là một trong những món ăn không chỉ hấp dẫn mà còn giàu dinh dưỡng. Bài viết này sẽ hướng dẫn bạn cách nấu nồi áp suất chế biến món thịt hầm cực ngon mà không tốn quá nhiều thời gian chuẩn bị và thực hiện. Đây là một món ăn tuyệt vời dành cho những ngày se lạnh giao mùa. Một tô cơm nóng ăn cùng một chén canh nóng hổi, thơm phức và tốt cho sức khỏe nữa thì còn gì bằng.

Để thực hiện món thịt hầm theo cách nấu nồi áp suất, đầu tiên bạn vẫn phải chuẩn bị đầy đủ nguyên liệu. Trong bài sẽ không nếu rõ cụ thể số lượng từng nguyên – vật liệu để bạn có thể linh động dựa theo số lượng người ăn. Tùy theo sở thích của gia đình, bạn chọn mua thịt bò, thịt heo hoặc thịt gà đều được. Món hầm này không thể thiếu các loại củ như cà rố, khoai tây, hành tây, thêm vài cọng cần tây. Đặc biệt đừng quên hai nguyên liệu chính là bột mì cà rượu trắng. Bột mì để canh hầm có độ sánh, còn rượu trắng sẽ làm tăng thêm mùi vị của món ăn.

Đầu tiên, bạn thái nhỏ thịt, khoai tây, cà rốt, hành tây và cần tây rồi đem đi rửa sạch sẽ. Kế tiếp, cho thịt vào nồi áp suất, thêm một chút dầu ăn vào và đậy kín nắp lại. Đối với nồi áp suất cơ không có chế độ hẹn giờ, bạn canh chừng khi thịt chuyển sang màu nâu thì thêm rượu trắng vào. Còn nếu bạn dùng nồi áp suất điện thì đơn giản hơn, không cần phải canh lửa. Bạn chỉ cần cái đặt chế độ hẹn giờ theo ý mình, điều chỉnh mức nhiệt lớn phù hợp với từng món ăn.

Thái thịt thành miếng vừa ăn và rửa sạch trước khi cho vào nồi áp suất.

Cách nấu nồi áp suất có một chút khác so với nồi thông thường, bạn không được mở nắp quá nhiều lần trong lúc nấu. Chính vì thế, trước khi cho thịt hoặc thực phẩm vào hầm, bạn nên tẩm ướp gia vị kỹ lưỡng vừa ăn, tránh tình trạng vừa nấu vừa nêm nếm như cách truyền thống sẽ gây bỏng hoặc cháy nổ.

Sau khi đã thêm rượu trắng vào, bạn nấu thêm khoảng 15 phút rồi tiến hành xả áp.

Sau khi đã thêm rượu trắng vào, bạn nấu thêm khoảng 15 phút rồi tiến hành xả áp. Khi hơi đã được xả hết ra ngoài, bạn cẩn thận mở nắp nồi và thả các loại rau củ quả đã được sơ chế trước đó vào nồi, tiếp tục nấu thêm khoảng 8 – 10 phút. Ở giai đoạn này, bạn có thể nêm nếm thử xem món hầm có vừa miệng ăn chưa. Nếu chưa, bạn thêm gia vị cần thiết và một ít rượu trắng để món ăn thêm đậm đà. Hết thời gian nấu, bạn tiến hành xả áp thêm một lần nữa.

Món thịt hầm nấu bằng nồi áp suất thơm ngon, bổ dưỡng.

Cuối cùng, cho món ăn ra dĩa và trang trí vài cọng ngò lên trên bề mặt. Lúc này chúng ta đã hoàn thành xong món hầm thơm ngon, bổ dưỡng theo cách nấu nồi áp suất. Quá đơn giản và không tốn nhiều thời gian thực hiện đúng không nào?

Với những bước nấu ăn đơn giản, bạn chỉ cần một chút thay đổi trong cách nấu thường ngày là đã có thể tạo nên món thịt hầm thật ngon, ngại gì không thử đúng không bạn? Bạn còn biết bí quyết hầm thịt ngon tuyệt khác, chia sẻ với mọi người ngay nào.

Chỉ với vài thao tác chuẩn bị và thực hiện đơn giản, bạn đã có thể tự tay nấu món thịt hầm thơm ngon, bổ dưỡng cho cả nhà thưởng thức. Ngoài cách nấu nồi áp suất để làm món thịt hầm này, bạn còn có thể dùng nó để chế biến các món ăn khác mà không tốn quá nhiều thời gian đâu. Nếu chưa có nồi áp suất tại nhà, bạn cũng có thể chọn mua một sản phẩm chất lượng với thương hiệu uy tín tại hệ thống siêu thị Điện Máy – Nội Thất Chợ Lớn trên toàn quốc.

Món Ăn Ngon Ở Chợ Lớn Sài Gòn, Thử Là Mê Ngay (Phần 1)

Dimsum

Món ăn bạn có thể gặp nhiều nhất ở khu vực chợ Lớn là dimsum. Đây là món ăn truyền thống có xuất xứ từ Trung Hoa. Với lớp vỏ thơm ngon, mềm mịn, cùng nhiều loại nhân đa dạng, kích thước vừa miệng và hình dáng đa dạng, mùi vị hấp dẫn thì dimsum đã trở thành món ăn nổi tiếng và quen thuộc khắp vùng quận 5, quận 6 nói riêng và khắp Sài Gòn nói chung.

Dimsum được bán ở khắp nơi, từ những xe đẩy, hàng rong cho đến những nhà hàng sang trọng với nhiều mức giá khác nhau, Phục vụ từ khách hàng bình dân, học sinh, người buôn bán, lao động,… Ở chợ Lớn, người ta ăn dimsum hàng ngày, có khi vài lần một ngày. Chỉ có đến đây, bạn mới có thể được thưởng thức dimsum truyền thống từ những người đầu bếp người Hoa.

Dimsum không chỉ đa dạng về chủng loại mà còn phong phú về cách chế biến. Có dimsum chiên, hấp đi kèm với nước sốt hay nước dùng thơm ngọt. Đặc biệt, nó luôn nóng hổi, đảm bảo luôn phục vụ chất lượng ở bất kì thời điểm nào trong ngày.

Phá lấu

Phá lấu là món ăn cực kì hấp dẫn, lạ miệng và dễ gây nghiện. Một chén phá lấu nhỏ cùng nước chấm chua chua, thêm vài ổ mì nóng nữa thật là không còn gì bằng.Phá lấu có nhiều loại, như phá lấu dê, bò,… và đặc biệt là phá lấu người Tiều.

Không đâu ở Sài Gòn có món phá lấu người Tiều ngon như ở Chợ Lớn. Khác với những loại phá lấu khác, món ăn này được nấu bởi nguyên liệu chính là lòng heo, tai heo, đậu hũ chiên,… được ướp ngũ vị hương. Bởi vậy, nó có hương vị rất đặc biệt do nhiều hương liệu tạo ra, ăn một lần thôi là thèm mãi.

Phá lấu không chỉ được kết hợp cùng bánh mỳ theo kiểu thông thường mà còn tạo thành các món ăn như mì phá lấu với nước dùng thơm béo nước dừa và miếng lòng bò giòn dai, nóng hổi.

Vào những buổi chiều tan tầm hay tối muộn, phá lấu trở thành món ăn mà người người đều muốn thưởng thức. Với chưa đầy 20.000 đồng, ở bất cứ con đường nào của quận 5, quận 6, bạn cũng sẽ bắt gặp những quán nhỏ hay xe bán phá lấu thơm nức mũi, những người chủ thân thiện và món ăn thì không chê vào đâu được.

Thịt quay

Ở Sài Gòn, muốn mua được thịt heo, thịt vịt quay ngon và đẹp mắt thì không nơi đâu bằng Chợ Lớn. Ở đây có những quán làm nghề quay heo, vịt mấy chục năm, với danh tiếng và chất lượng tuyệt hảo.

Thịt heo quay ở đây nổi tiếng bởi mỗi quán đều có công thức riêng, chế biến sao cho món ăn của mình thơm ngon nhất. Heo quay ngon là phần da bên ngoài phải giòn rụm, có màu vàng nâu bóng loáng và bên trong thịt mềm, thơm hương hoa hồi, bột xá xíu và ngũ vị hương. Các gia vị trong món ăn này gia giảm như thế nào là tùy vào công thức của từng đầu bếp và sở thích của thực khách.

Vào những ngày lễ, khu vực Chợ Lớn như đường Bùi Hữu Nghĩa cực kì đông đúc vì nhiều khách ở khắp nơi về đây đặt heo quay, vịt quay về làm cỗ. Món ăn thơm ngon này thường ăn với bánh mì, bánh hỏi, bánh bao,… thêm một chén nước chấm chua ngọt hoặc tương là đầy đủ hương vị.

Mì kéo

Mì kéo hấp dẫn thực khách không chỉ vì là một món ăn truyền thống Trung Hoa với nước dùng đậm đà, sợi mì dai, thơm cùng các nguyên liệu đi kèm tươi ngon mà còn nhờ giá thành rẻ, chất lượng thì không chê vào đâu được.

Không chỉ vậy, khi đến những quán mì kéo ở khu vực Chợ Lớn, bạn còn được tận mắt chứng kiến những màn “kungfu mì kéo” – làm mì ngay tại quán của các đầu bếp ở đây. Mì được làm tại chỗ và sau đó chế biến luôn để thưởng thức. Đây cũng là một nét độc đáo riêng có của “China town” giữa lòng Sài Gòn.

Bởi cách chế biến công phu và đặc biệt như vậy, ăn mì ở đây không lo các chất phụ gia, bảo quản mà còn thơm phức. Trông những sợi mì vàng óng, xen lẫn thịt, xí quách trong tô nước dùng đang nóng hổi là chỉ muốn ăn ngay thôi.

Nguồn hình cover: www.wsj.com

Cập nhật thông tin chi tiết về Các Món Ngon Ở Chợ Lớn trên website Raffles-hanoi.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!