Xu Hướng 12/2023 # Cách Làm Dưa Món Chua Ngọt Thơm Ngon Tròn Vị Ngày Tết # Top 21 Xem Nhiều

Bạn đang xem bài viết Cách Làm Dưa Món Chua Ngọt Thơm Ngon Tròn Vị Ngày Tết được cập nhật mới nhất tháng 12 năm 2023 trên website Raffles-hanoi.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Dưa món được làm từ các nguyên liệu cà rốt, củ cải, củ kiệu… và được ngâm chua chua ngọt ngọt. Để cách làm dưa món chua ngọt được chuẩn vị, cần có sự cẩn thận và tỉ mỉ của người làm.

Chuẩn bị nguyên liệu:

1 kg củ kiệu (chọn củ tròn, không bị dập nát)

5 – 7 trái ớt hiểm

6 củ hành tím

1 củ su hào cỡ vừa (nên chọn loại non để muối được giòn, củ già sẽ có nhiều xơ và bị cứng)

Đường, nước mắm, bột ngọt, muối

Cách thực hiện:

Bước 1: Sơ chế nguyên liệu

Các bước sơ chế nguyên liệu vô cùng quan trọng trong cách làm dưa món miền trung.

Củ kiệu bạn đem bóc phần màng bên ngoài và cắt gọn phần lá, rễ. Hành tím bóc sạch bỏ, rửa qua nước.

Su hào, cà rốt gọt vỏ, rửa sạch. Cắt thành những miếng mỏng hình con chì hoặc dùng dao tỉa rau củ để trổ miếng cho đẹp mắt

Bước 2: Ngâm nước muối và phơi khô nguyên liệu

Các loại rau củ sau khi sơ chế cần được ngâm trong nước muối loãng khoảng 20 phút. Sau đó, bạn vớt rau củ ra và xả dưới vòi nước sạch 4 – 5 lần.

Để cách làm dưa món ngày Tết được ngon thì nguyên liệu cần phải được phơi trước khi muối dưa. Sau bước ngâm muối, bạn đổ nguyên liệu và một chiếc nia hoặc rổ sạch và đem phơi nắng.

Để nguyên liệu trong một ngày hoặc lâu hơn chút nếu không đủ nắng, cần đảm bảo vệ sinh khi phơi, tránh cho ruồi bọ dính vào rau củ.

Nấu 500 ml nước mắm và 150 ml nước sôi, để nguội. Sau đó, cho thêm 2 thìa đường và chút bột ngọt vào khuấy cho tan đều, để nước thật nguội.

Tiếp đó, bạn xếp đều các nguyên liệu vào lọ, đổ nước mắm vừa nấu vào ngập rau củ. Nhớ canh lượng nước nhiều hơn 1 ngón tay, nén thật chặt tránh cho nó nổi lên, để tầm 2 ngày là có thể ăn được.

Dưa món chua ngọt là món ăn phổ biến trong thực đơn ngày Tết, có thể ăn kèm với bánh chưng, bánh tét hoặc thịt heo. Khi ăn, chúng ta có thể trộn dưa món với một chút đường, tỏi, ớt sẽ làm món ăn thêm hấp dẫn và đậm vị.

Cách làm dưa món đu đủ chống ngán ngày Tết

Chuẩn bị nguyên liệu:

Cách làm dưa món chua ngọt bằng đu đủ rất đơn giản, chỉ cần một vài công đoạn là bạn đã có thể thực hiện món ăn này giòn ngon mà không bị chua hay nhanh hư. Trước hết, bạn chuẩn bị các nguyên liệu sau:

Đu đủ: 1 quả nhỏ còn xanh (khoảng 300 – 500 gram)

Cà rốt: 1 củ nhỏ (200 gram)

Củ kiệu: 200 gram

Hành tím: 100 gram

Su hào: 1 củ nhỏ 100 gram

Muối: 200 gram

Đường: 300 gram

Gia vị: Nước mắm, tỏi, giấm

Cách thực hiện:

Bước 1: Sơ chế nguyên liệu

Đu đủ mua về các bạn đem gọt vỏ, nạo hột cho sạch, rồi ngâm sơ với nước muối loãng từ 3 – 5 phút cho bớt nhựa. Sau đó, bạn đem rửa sạch bằng nước lạnh, vớt ra, để ráo, rồi cắt miếng vuông mỏng từ 2 – 3 cm.

Su hào bạn đem gọi vỏ rồi thái miếng vuông, mỏng tương tự như đu đủ.

Cà rốt bạn rửa sạch, gọt vỏ thái miếng tròn hoặc khía hình hoa tùy theo sở thích.

Củ kiệu và hành tím bạn đem ngâm với nước gạo từ 1 đến 2 tiếng. Sau đó, bóc lớp màng bên ngoài, đem bỏ rễ và ngọn, chỉ lấy phần củ.

Ớt và tỏi bạn đem rửa sạch rồi bằm nhuyễn.

Bước 2: Ngâm muối đu đủ và các nguyên liệu

Bạn chuẩn bị một tô nước rồi pha với 5 thìa muối. Sau đó cho tất cả phần rau, củ đã sơ chế trước đó vào ngâm từ 15 – 20 phút.

Cách làm dưa món đu đủ này giúp nguyên liệu rau củ tránh bị thâm và giòn ngon hơn. Sau khi ngâm, bạn đem phần rau, củ rửa sạch lại bằng nước và để ráo.

Bạn đem các nguyên liệu trên phơi khô từ 1 – 2 ngày, tốt nhất là tận dụng nắng buổi trưa. Bạn lưu ý nên phơi ở những nơi khô thoáng, ít khói bụi để đảm bảo vệ sinh, vào buổi tối thì nên đem nguyên liệu cất vào nơi khô thoáng trong nhà, tránh để sương xuống ám vào nguyên liệu không tốt.

Bạn không nên phơi nguyên liệu quá khô sẽ khiến rau củ bị héo, khi muối sẽ bị dai. Khi nguyên liệu đã khô, bạn đảo qua một lượt trên bếp rồi xóc đều cho bớt bụi.

Bước 4: Chuẩn bị nước mắm ngâm dưa món

Để thực hiện phần nước ngâm, bạn cho vào nồi 500 ml nước mắm, 3 thìa cà phê giấm cùng 300 gram đường, khuấy đều và đun ở nhiệt độ vừa. Khi nước mắm bắt đầu sôi thì các bạn cho thêm 3 thìa cà phê muối, tắt bếp rồi để nguội.

Bạn đem rau củ xếp vào hũ thuỷ tinh, chú ý xếp khít nhau. Nếu bạn để trống quá nhiều, thì trong quá trình muối, rau củ sẽ ra nước làm nước ngâm bị nhạt. Điều này sẽ khiến món ăn của chúng ta không còn đậm đà.

Sau khi xếp rau củ thật đều, từ từ đổ phần nước ngâm đã chuẩn bị trước đó vào cho ngập mặt hũ. Sau đó, vặn nắp rồi nén chặt, chỉ cần để từ 3 – 5 ngày là chúng ta có ngay một hũ dưa món chua ngọt đúng điệu.

Cách làm dưa món chua ngọt chay

Một trong những nét đặc sắc của ẩm thực ngày Tết ở Việt Nam là sự có mặt của các món chay ngon đa dạng.

Nếu yêu thích món chay, bạn cũng có thể thực hiện món dưa món chay tương tự như các bước thực hiện ở trên, chỉ thay thế phần nước mắm ngâm trong công thức bằng nước ngâm chay.

Cách 1: Ngâm dưa món chay bằng nước tương đen thanh tịnh

Lấy một chiếc nồi nhỏ, cho vào đó 1 chén nước tương, 1/2 chén đường. Đem đun cho sôi, khuấy đều để đường tan ra rồi bỏ thêm một ít ớt khô vào. Tắt bếp, để nguội hỗn hợp 100% trước khi tiến hành ngâm.

Cách 2: Cách làm dưa món chay từ hỗn hợp giấm và đường

Sử dụng 400 gram đường, 100 ml giấm ăn, 1 muỗng muối cùng với 100ml nước lọc. Khuấy đều hỗn hợp trên rồi đun sôi, đợi cho hỗn hợp tan hết thì tắt bếp để nguội.

Cách 3: Ngâm dưa món bằng nước mắm chay

Chỉ cần hoà tan nước mắm chay với đường, bột ngọt, để lên bếp đun lửa nhỏ tầm 10 phút để hỗn hợp đường tan, đặc lại, khi nước mắm nguội bạn nhớ hớt bọt để nước mắm sạch, khi ngâm không bị sủi khí.

Để bảo quản dưa món chua ngọt được lâu, chúng ta nên sử dụng lọ thuỷ tinh sạch. Mỗi lần lấy dưa món từ lọ phải dùng đũa sạch, tránh lấy đũa đang gấp thức ăn khác cho vào lọ.

Lưu ý đậy nắp lọ dưa thật kín, cất ở nơi khô ráo, thoáng mát (nhiệt độ phòng) hoặc ngăn mát tủ lạnh.

Dưa món là món ăn truyền thống ngày Tết của người miền Trung, miền Nam. Với màu sắc rực rỡ, dưa món còn được coi là một trong những món ăn mang lại may mắn cho ngày đầu năm mới. Với những cách làm dưa món chua ngọt nêu trên bạn đã có ngay một món ăn thật thơm ngon, hấp dẫn để mọi người cùng thưởng thức trong dịp Tết sắp đến.

Cách Làm Dưa Món Miền Trung Chua Ngọt Chuẩn Vị Tết

1. Hướng dẫn cách làm dưa món miền Trung chuẩn vị ngày Tết cổ truyền 1.1. Nguyên liệu

Nếu ” bánh chưng, dưa hành, câu đối đỏ ” là món ăn đặc trưng ngày Tết của người Miền Bắc, thì cách làm dưa món miền Trung ăn cùng bánh tét cũng là món ngon không thể thiếu đầu xuân. Dưa món miền Trung là món ăn quen thuộc, dân dã và giản dị rất phổ biến ở nơi đây. Món ăn được làm từ nguyên liệu rau củ như cà rốt, đu đủ, dưa leo, củ kiệu,…và được ngâm chua chua mặn mặn.

Cảm giác khi ăn là mùi vị giòn thơm đem lại sự ngon miệng vô cùng. Dưa món thường được sử dụng để ăn kèm với các món làm từ đồ nếp và thịt cá ngày Tết khi mà mọi người đã quá ngán vì ăn nhiều đạm. Để cách làm dưa món miền Trung chuẩn vị, cần có sự cẩn thận và tỉ mỉ của người làm. Nhờ đó, bạn mới có thể hoàn tất những miếng dưa món chua ngọt mặn đủ vị kích thích vị giác. Cách làm dưa món su hào cà rốt với củ kiệu cần các thành phần nguyên liệu:

1 kg củ kiệu (chọn củ tròn, không bị dập nát)

2 củ cà rốt

5 – 7 trái ớt hiểm

6 củ hành tím

1 củ su hào cỡ vừa (nên chọn loại non để muối được giòn, củ già sẽ có nhiều xơ và bị cứng)

Đường, nước mắm, bột ngọt, muối

Ngoài những thành phần trên, bạn có thể chuẩn bị phần bẹ của cải muối dưa để muối cùng, đĩa dưa món sẽ đa dạng và ngon miệng hơn.

1.2. Cách làm dưa món miền Trung chua ngọt Bước 1: Sơ chế nguyên liệu

Các bước sơ chế nguyên liệu vô cùng quan trọng trong cách làm dưa món miền Trung, hãy đảm bảo các rau củ được gọt rửa sạch sẽ trước khi muối dưa.

Củ kiệu bạn đem bóc phần màng bên ngoài và cắt gọn phần lá, rễ, cẩn thận tránh động vào thân củ làm xây xước vì khi ngâm nước thấm vào sẽ làm cho củ kiệu bị nhũn, mềm.

Hành tím bóc sạch bỏ, rửa qua nước.

Su hào, cà rốt gọt vỏ, rửa sạch. Cắt thành những miếng mỏng hình con chì hoặc dùng dao tỉa rau củ để trổ miếng cho đẹp mắt. Bên cạnh đó, bạn thái ớt thành lát mỏng, bỏ bớt hạt ớt.

Bẹ cải rửa sạch, thái khúc nhỏ (phần bẹ cải có thể có hoặc không).

Bước 2: Ngâm nước muối và phơi khô nguyên liệu

Các loại rau củ sau khi sơ chế cần được ngâm trong nước muối loãng khoảng 20 phút. Sau đó, bạn vớt rau củ ra và xả dưới vòi nước sạch 4 – 5 lần.

Để cách làm dưa món miền Trung được ngon thì nguyên liệu cần phải được phơi trước khi muối dưa. Sau bước ngâm muối, bạn đổ nguyên liệu và một chiếc nia sạch và đem phơi nắng. Để nguyên liệu trong một ngày hoặc lâu hơn chút nếu không đủ nắng, cần đảm bảo vệ sinh khi phơi, tránh cho ruồi bọ dính vào rau củ.

Bước 3: Cách ngâm dưa món kiểu miền Trung

Bạn đem nấu 500 ml nước mắm và 150 ml nước sôi, để nguội. Sau đó, cho thêm 2 thìa đường và chút bột ngọt vào khuấy cho tan đều, để nước thật nguội.

Tiếp đó, bạn xếp đều các nguyên liệu vào lọ, đổ nước mắm vừa nấu vào ngập rau củ. Nhớ canh lượng nước nhiều hơn 1 ngón tay, nén thật chặt tránh cho nó nổi lên, để tầm 2 ngày là có thể ăn được. Cách làm dưa món miền Trung chỉ cần muối trong thời gian ngắn. Vì nếu để lâu sẽ rất chua và mất vị ngon vốn có của dưa món.

2. Cách làm dưa món miền Trung ăn với gì ngon nhất?

Có một đĩa dưa món đủ màu sắc rau củ tươi xanh để ăn cùng bánh tét và thịt cá ngày Tết chống ngán thì thật tuyệt vời phải không nào. Chỉ một đĩa dưa món nhỏ nhưng nó chắc chắn sẽ đem lại cảm giác ăn ngon miệng khó quên cho bạn. Cách làm dưa món ngon ngày Tết sẽ có vị chua, giòn, mặn rất hấp dẫn. Đối với người miền Trung, có đĩa dưa món trên mâm cơm Tết mới thật sự là coi là Tết. Cách làm dưa món miền Trung đã có, bạn còn chần chừ gì nữa, hãy bắt tay vào làm ngay thôi nào!

Hoài Thương tổng hợp

Kinh Nghiệm Làm Dưa Món Ngon Ngày Tết Cho Mâm Cơm Gia Đình Thêm Tròn Vị

Cách làm dưa món ngon ngày Tết luôn là công thức nấu ăn được nhiều chị em tìm kiếm trong mỗi độ Tết đến, xuân về. Người dân miền Trung luôn có cách làm dưa món ngon cho ngày Tết, vì đây chính là món ăn đặc trưng trên mâm cơm của họ. Cách chế biến món ăn này rất đơn giản, nhưng cần người đầu bếp phải có sự tỉ mỉ và cẩn thận để cho ra được thành phẩm dưa món giòn thơm…

1. Hướng dẫn cách làm dưa món ngon ngày Tết cổ truyền 1.1. Nguyên liệu 1.2. Cách làm dưa món ngon ngày Tết đúng chuẩn miền Trung 1.2.1. Bước 1: Sơ chế nguyên liệu rau củ quả

Đầu tiên, bạn rửa sạch dưa chuột, củ cải, cà rốt và su hào.

Sau đó, vớt các loại rau củ ra một chiếc rổ, để ráo nước.

Sau khi để ráo, bạn dùng dao tạo hình để cắt thái nguyên liệu theo ý mình. Bạn có thể ngâm các nguyên liệu này với nước muối loãng để đảm bảo loại bỏ hoàn toàn vi khuẩn.

1.2.2. Bước 2: Phơi nguyên liệu muối dưa món

Sau khi thái xong nguyên liệu, bạn cần đem nguyên liệu ra phơi từ 2 – 3 ngày nắng trước khi muối.

Kết thúc quá trình phơi nắng, chần tất cả nguyên liệu qua nước sôi. Đây là bí quyết cách làm dưa món ngon ngày Tết giúp loại bỏ những bụi bẩn bám vào nguyên liệu.

Trong thời gian chờ ngâm nguyên liệu và vớt để ráo, bạn tiếp tục tiến hành sơ chế các gia vị còn lại. Bạn cắt nhỏ tỏi thành những miếng mỏng, ớt thái vát thành miếng nhỏ tùy ý.

1.2.3. Bước 3: Pha nước ngâm dưa món ngon

Tiếp theo sẽ là bước chế biến nước ngâm dưa món – đây chính là “linh hồn” của này.

Bạn đặt một chiếc nồi nhỏ lên bếp, đổ vào đó 400 ml nước mắm vừa chuẩn bị cùng 400 gram đường và 10 gram bột ngọt.

Khuấy đều tay cho tan đường và bột ngọt tạo thành hỗn hợp đặc sánh.

Sau đó, bạn bắt đầu bật bếp và tiếp tục khuấy đều tay cho tan đường. Bạn đợi hỗn hợp sôi lăn tăn thì tắt bếp.

Cách làm dưa món ngon ngày Tết không nên để nước mắm sôi quá lâu hoặc quá to. Vì nước sôi quá lâu sẽ làm mất đi mùi thơm của hỗn hợp. Còn khi để hỗn hợp sôi quá to, nước mắm dễ bị trào ra ngoài rất nhanh.

1.2.4. Bước 4: Cho nguyên liệu vào hũ ngâm dưa món

Sau khi hỗn hợp nguội, chúng ta sẽ trộn ớt cùng tỏi vào hỗn hợp nguyên liệu su hào, cà rốt vừa để ráo.

Lấy đũa trộn đều rồi cho tất cả những nguyên liệu vào một cái lọ.

Sau đó, cho hỗn hợp củ cải cà rốt vào lọ, bạn sẽ lấy hỗn hợp nước mắm vừa nấu được đổ lên trên bề mặt, để hỗn hợp nước từ từ len lỏi qua các khe chảy đều xuống, ngấm dần vào nguyên liệu.

2. Một số lưu ý giúp bạn có cho mình hộp dưa món ngon như ý

Trong quá trình chị em sơ chế nguyên liệu, dưa leo chúng ta không nên gọt vỏ. Mục đích là để giữ được màu xanh và cả độ giòn khi muối. Với nguyên liệu su hào, cà rốt, cần lựa những củ non để không có xơ. Còn củ cải cần lựa những củ chắc tay để khi cắt ra làm không bị xốp quá, mất độ giòn.

Trong quá trình phơi nguyên liệu, bạn phải phơi thật ráo để khi muối có thể bảo quản được lâu hơn. Còn khi phơi mà nguyên liệu vẫn còn nước thì độ bảo quản sẽ kém đi.

Trước khi đổ nguyên liệu vào lọ, bạn cần tráng qua lọ bằng nước sôi và lâu kĩ cho thật khô ráo.

Hoài Thương tổng hợp

Cách Làm Dưa Món Giòn Ngon Chua Chua Giải Ngán Ngày Tết

Dưa món là món ăn không thể thiếu trong mỗi gia đình khi mỗi độ Tết về. Cách làm dưa món ngon chua ngọt có vị chua giòn, ăn kèm với bánh chưng, bánh tét và các thức ăn nhiều dầu mỡ thì ngon vô cùng.

Để muối dưa món chua ngọt ngon cần nguyên liệu

Đu đủ: 200g

Cà rốt: 200g

Củ kiệu: 100g

Ớt trái: 30g

Hành tím: 100g

Su hào: 200g

Đường: 500g

Nước mắm: 0.5 lít

Bột ngọt: 2 muỗng cà phê

Muối: 2 muỗng cà phê

Cách làm và muối dưa món chua ngọt ngày Tết

– Bước 1: Để làm dưa món ngon cho ngày Tết, bạn nên chọn củ kiệu ta, thân kiệu nở, đuôi kiệu nhỏ mảnh, có thắt eo ở giữa. Không nên chọn củ kiệu to, tròn, chứa nhiều nước, kiệu loại này sẽ hao rất nhiều sau khi ngâm, làm cho kiệu mềm và ăn không thơm.

– Củ kiệu bạn nhớ bỏ rễ, và rửa sạch, hành tím bỏ vỏ và để nguyên không thái, ớt trái rửa sạch.

– Bước 2: Gọt vỏ đu đủ, cà rốt, su hào. Sau đó rửa sach lại với nước lạnh. Đu đủ, cà rốt, su hào bạn có thể cắt lát hoặc tỉa hoa, cũng có thể cắt theo hình răng cưa để khi muối, dưa món sẽ đẹp hơn.

– Bước 3: Bạn dùng một chậu sạch, đổ nước lạnh và đổ muối vào hòa tan. Cho toàn bộ rau củ mới được cắt và củ kiệu vào ngâm khoảng 20 phút.

– Sau đó vớt ra, vắt đi hết nước muối rồi xả sach lại với nước nhiều lần và để ráo nước. Bước này sẽ giúp loại bỏ hết vị hăng trong củ quả để khi làm món dưa món sẽ ngon hơn về hương vị.

– Bước 5: Đun sôi 0.5l nước mắm và 500g đường, khi nước mắm sôi cho thêm 2 muỗng bột ngọt vào. Tắt bếp và để thật nguội. Phần hỗn hợp gia vị này sẽ dùng để muối dưa món cho vị ngọt mặn hài hòa.

– Bước 6: Rau củ bạn phơi khô sẽ được trụng qua lại với nước sôi để có thể rửa sạch những bụi bẩn khi phơi. Vớt ra và để ráo và bắt đầu muối dưa món. Bạn chọn hũ thủy tinh sạch, có nắp đạy kín.

– Bước 7: Lần lượt xếp nguyên liệu rau củ vào hũ thủy tinh rồi đổ hỗn hợp nước mắm vào ngập nguyên liệu, dùng cây gài gài sao cho nguyên liệu không bị nổi lên khỏi mặt nước mắm.

– Đậy nắp kín và đợi thời gian để nguyên liệu thấm với nước mắm là khoảng 2 -3 ngày là có thể dùng được.

Dưa món là một món ăn truyền thống ngày Tết của người miền Trung, miền Nam. Dưa món thơm ngon, chua chua ngọt ngọt giòn giòn hấp dẫn người thưởng thức đến mê mẩn.

Màu sắc rực rỡ, dưa món được coi là một trong những món ăn mang lại may mắn cho ngày đầu năm. Bạn có thể cất giữ dưa món trong khoảng thời gian dài, để ăn kèm cơm hoặc bánh chưng ngày Tết thì ngon tuyệt vời.

Gợi Ý Cách Làm Dưa Cải Chua Ngọt Thơm Giòn Cho Bữa Ăn Thêm Vị

Trong mỗi bữa ăn của người Việt Nam bạn sẽ rất hay thấy sự xuất hiện của bát dưa muối chua chua ngọt ngọt ăn kèm cùng món chính. Công thức cách làm dưa cải chua ngọt siêu đỉnh sẽ được JAMJA’s BLOG giới thiệu đến các bạn. Món dưa muối chua ngọt trong cuộc sống thường ngày của người Việt Nam

Dưa cải muối là món ăn dân dã quen thuộc của người dân việt Nam. Cách thức làm dưa muối từ các nguyên liệu chính là loại cải hay còn gọi là cải bẹ xanh. Không chỉ là món ăn quen thuộc của mọi gia đình Việt Nam, dưa cải muối còn được bán ở rất nhiều nơi nhất là các quán cơm bụi hay các quán ăn cho đến nhà hàng. Ở Hàn Quốc cũng có một loại dưa cải muối có phiên bản giống như của Việt Nam đó chính là kim chi. Kim chi còn được coi là món ăn quốc túy của đất nước này và nổi tiếng khắp thế giới.

Chú ý: dưa cải muối thường dùng cải xạ, giống cải có lá to, dày và cứng hơn cải bẹ xanh. Nếu không tìm được thì dùng cải bẹ xanh đều ổn cả.

Bước 1:

Cải xạ cắt bỏ đi phần gốc, nhặt bỏ đi những lá sâu và bị úa. Sau đó rửa cải với nước sạch, rửa khoảng 3 đến 4 lần cho những lá cải sạch đất triệt để. Khi đã rửa sạch thì để cải vào một rổ lớn và thưa cho nhanh ráo nước. Nếu nhà bạn có mẹt lớn thì trải hết những lá cải ra, đậy vải thưa rồi đem phơi qua một lần nắng to cho héo bớt, như vậy cải muối sẽ ngon hơn.

Hành lá rửa sạch, cắt đi phần rễ rồi thái thành những khúc ngắn khoảng 2 đốt ngón tay.

Bước 2:

Sau khi cải đã ráo nước thì dùng dao cắt cải thành từng khúc vừa ăn, nếu có lá nào to quá thì nên chẻ đôi rồi mới thái khúc. Tiếp tục trộn cải cùng hành lá cắt khúc rồi xếp gọn gàng vào một hũ thủy tinh đã được làm sạch.

Chú ý: bắt buộc phải dùng những hộp đựng từ chất liệu sành, sứ hoặc thủy tinh để đựng dưa muối. Vì khi đựng vào hũ nhựa, dưa sẽ dễ dàng bị đổi màu.

Cách Làm Các Món Dưa Chua Cho Bữa Cơm Ngày Tết

1. Dưa cải bẹ muối chua.

– 1 mớ cải bẹ

– 2 củ hành tím

– Hành lá

– Các loại gia vị như muối, đường, dấm

Cách chế biến: Các bạn hãy tách cải bẹ ra thành từng lá và cắt khúc vừa miệng ăn rồi đem đi rửa sạch, phơi dưới ánh nắng khoảng 1 ngày tùy theo nhiệt độ để cải bẹ hơi héo 1 chút.

2. Dưa hành

Các nguyên liệu cần có.

– Hành trắng.

– Dấm, đường, muối, nước vo gạo, nước lọc.

Sau đó pha nước muối theo tỷ lệ 20g muối với 1,5 lít nước để rửa và cho ráo nước.

Nước để muối hành, bạn pha 200ml dấm, 1 lít nước , 50g đường và 20g muối rồi cho vào đun đến khi sôi thì tắt bếp và để nguôi. Tiếp đến là cho hành vào lọ rồi đổ nước vừa pha vào, đừng để hành ngoi lên mặt nước mà hãy dùng 1 cái đĩa hay cái bát chèn hành để có độ nén nhất định. Chỉ mất có 3-4 ngày là mâm cơm của chị em đã có món hành muối chua chua cay cay cực ngon miệng.

3. Dưa món

Nguyên liệu:

– Cà rốt

– Củ cải

– Đường, mì chính, nước mắm, muối trắng, nước lọc.

Để món dưa món được ngon thì bạn phải pha tỷ lệ nước muối thật chuẩn. 200g đường, 50ml nước lọc cho lên đun sôi rồi trộn thêm 1 chút nước mắm và mì chính. Sau khi cà rốt và củ cải đã sấy khô và để nguội thì cho vào bình và đổ nước muối vào dùng đĩa để chèn cho hỗn hợp nén xuống và nước ngập được hết nha.

4. Dưa giá.

Món dưa này rất lạ miệng nên sẽ là một món mới đưa cơm vào những ngày tết đầu năm mới.

Nguyên liệu:

– Giá đỗ

– Cà rốt.

– Hẹ

Hẹ bạn hãy cắt thành từng khúc và cho tất cả các nguyên liệu vào rửa sạch để ráo nước. Nước muối pha theo tỷ lệ 250ml nước, 1 thìa cà phê đường, 1 thìa cà phê muối rồi cho vào trộn đều với nguyên liệu trên. Để khoảng 1 ngày là ăn được luôn

Món dưa giá ăn kèm với thịt lợn nước, các món kho, hay dùng với bánh trưng, giò trong ngày tết thì quả là tuyệt vời.

Cảm ơn các chị em đã quan tâm, chúc các chị em và gia đình sẽ đón một năm mới ngập tràn niềm vui và hạnh phúc.

Cập nhật thông tin chi tiết về Cách Làm Dưa Món Chua Ngọt Thơm Ngon Tròn Vị Ngày Tết trên website Raffles-hanoi.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!