Xu Hướng 12/2023 # Cách Làm Món Canh Đắng Từ Gan, Lòng Nhím # Top 21 Xem Nhiều

Bạn đang xem bài viết Cách Làm Món Canh Đắng Từ Gan, Lòng Nhím được cập nhật mới nhất tháng 12 năm 2023 trên website Raffles-hanoi.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Canh đắng đơn giản là thứ canh được nấu từ lòng nhím với các gia vị đi kèm – các loại rau thơm rất đơn giản có trong bữa ăn hàng ngày. Hơn nữa, những ai am hiểu một chút thì đều biết rằng dạ dày nhím là một trong những vị thuốc bổ dưỡng, có tác dụng chữa bệnh dạ dày rất tốt. Còn với một bữa thịt nhím ngon miệng, nó là món khai vị độc đáo, thanh mát và đặc biệt giải rượu hiệu quả cho các khách nhậu.

Gan và lòng nhím làm sạch băm nhỏ. Rau răm, hành hoa, rau ngổ, lá móc mật, thịt, thêm một chút củ riềng, sả, cơm mẻ, một chút mắm tôm ngon… Nếu thích, người nấu có thể điểm vào một mớ lát cây chuối non xắt mỏng như lá mạ. Rồi bóp tất cả cho thật đều với nhau, ướp trong khoảng 15 phút. Đun lửa nhỏ, bắc nồi lên bếp đảo đều. Lửa vừa bén vào, mùi thơm của riềng sả, mắm tôm dậy lên. Đầu bếp cứ để cho nồi canh ngấm gia vị, sôi liu riu trên bếp lửa chừng vài phút rồi đổ thêm vào vài bát nước. Khi nào nồi canh sôi bùng lên, khuấy vào thấy sền sệt là được.

Nồi canh sóng sánh mỡ vàng, ẩn hiện những miếng lòng, miếng sụn quyện với nhúm lá đắng xanh đen, điểm thêm vài trái ớt hiểm đỏ tươi như hoa nở trên mặt đất nâu cằn cỗi. Hương thơm tỏa ra thoang thoảng, có vị nhân nhẫn của lá cây, dìu dịu chua của mẻ, phảng phất chút ngầy ngậy thơm thơm của mỡ, thịt thật quyến rũ. Món này bạn phải thưởng thức ngay khi nóng, phải bưng bát nóng bỏng tay vừa thổi vừa húp, để làn hơi nghi ngút và mùi thơm quyến rũ xộc vào mũi mới cảm nhận được hết cái ngon.

Chạm vào chóp lưỡi đầu tiên là vị đắng đến tê người, rồi dần dần đến cái béo bùi của thịt thà, thơm lừng của sả bằm… cả vị cay xè của trái ớt hiểm mọc dại trên đồi. Đắng, nhưng khi miếng ăn trôi qua cổ họng, còn vương vấn lại trên môi là vị ngọt thật lạ lùng. Húp hết bát canh nóng đến mềm môi, mồ hôi thực khách sẽ vã ra như tắm, người thêm tỉnh táo, khỏe khoắn hẳn ra. Canh đắng còn trợ tiêu hóa, ngừa cảm mạo.

Các Món Ngon Từ Nhím Và Cách Chế Biến Thịt Nhím Xào Lăn

Nhím là một loài động vật gặm nhấm hoang dã, nhìn rừng gai nhọn trên lưng nó có vẻ nguy hiểm nhưng thịt nhím lại vô cùng thơm ngon. Thịt nhím là nmột đặc sản nổi tiếng được đánh giá là rất bổ dưỡng, có công dụng tích cực đối với sức khỏe con người. Thịt nhím là bài thuốc chữa trị đau dạ dày một cách hiệu quả, giúp tăng cường sinh lý phái nam, tăng cường chức năng tiêu hóa…

Ngoài thịt ngon bổ ra thì các bộ phận khác trên cơ thể nhím cũnh được tận dụng chẳng hạn : Gai nhím dùng để làm đồ trang sức, đồ lưu niệm, bào chế để chữa chứng đau răng, đau tai – Mật nhím dùng để làm thuốc trị bệnh đau mắt, xoa bóp giảm đau nhức cơ thể…

Về ẩm thực, thịt nhím được chế biến thành rất nhiều món ngon bổ dưỡng là: Thịt nhím xào lăn sả ớt, thịt nhím cuộn lá lốt, thịt nhím nướng, thịt nhím hấp gừng, … và rất nhiều món ăn ngon hấp dẫn khác.

Tìm hiểu các món ngon từ nhím qua ảnh 1. Thịt nhím xào lăn Chuẩn bị nguyên liệu:

+ 1kg thịt nhím nạc

+ 8 cây sả, 3 trái ớt đỏ

+ 2 củ hành tím, 2 củ hành tây

+ 100 gam Vừng rang vàng

+ 10 gam rau ngỏ, rau ngổ

+ Nước mắn, đường trắng, hạt tiêu, dầu hào, bột nêm, dầu điều, sa tế

Cách chế biến món thịt nhím xào lăn

+ Khi đã chọn được thịt nhím thui rồi, lấy rượu trắng xoa lên phần thịt, rồi nhúng vào nước sôi cho bay hết mùi tanh. Sau đó lấy ra ngoài rửa lại với nước sạch để cho ráo. Tiếp đến là khâu cắt thịt nhím thành những miếng nhỏ vừa ăn.

+ Sau khi cắt nhỏ thịt xong vào nồi, tiến hành ướp tẩm thịt với các loại gia vị : nước mắm, bột nêm, đường trắng, tiêu xay, 2 thìa dầu ăn, 1 thìa café sa tế, 1 thìa dầu điều. Đảo thịt đều tay cho gia vị thấm đều vào từng miếng thịt. Ướp thịt trong thời gian 30 phút.

+ Mở bếp làm chảo dầu nóng lại để cho hành tím vào phi thơm rồi tiếp tục đổ nồi thịt nhím đã ướp gia vị vào chảo này để xào. Bậc lửa lớn để xào thịt nhím, khi thấy thịt nhím săn lại thì cho tiếp bát sả ớt đã phi thơm vào xào cùng thịt. Đảo đều tay cho thịt ngấm nùi thơm của sả ớt, hành tím phi.

+ Khi thịt gần chín tới, cho hành tây cắt lát vào xào cùng, nêm nếm lại lần nữa cho vừa miệng. Cuối cùng cho chút vừng rang vào, đảo đều thêm vài lần nữa khoảng 1 phút sau thì tắt bếp. Múc thịt ra đĩa, trang trí rau ngò, ngổ lên đĩa thịt cho thêm đẹp và hấp dẫn.

Cách Làm Lòng Xào Dưa Giòn Ngon, Không Đắng, Không Dai

Cách làm lòng xào dưa Nguyên liệu làm món lòng xào dưa

Lòng lợn: 600gr

Dưa muối chua: 1 bát

Hành khô + ớt + hành lá

Rau thơm ăn kèm

Hướng dẫn chi tiết cách làm lòng xào dưa

Để món lòng xào dưa ngon và không bị đắng, các bạn nên mua những đoạn lòng bé, có màu trắng hồng, tròn và có ống ruột căng, chất dịch bên trong có màu sữa và nhiều bột. Không nên chọn những đoạn lòng to, det và mỏng có dịch màu vàng bên trong thường đắng và dai.

Bước 1: Lòng sau khi mua về các bạn lộn trái bóc sạch lớp màng mỡ, sau đó cho muối vào bóp thật kĩ rửa lại với nước sạch nhiều lần. Cuối cùng dùng chanh xát để làm sạch lòng.

Bước 2: Rửa qua lòng lợn với muối và rượu cho sạch, sau đó cho vào nồi luộc lòng cùng ít muối. Luộc chín tới và vớt ra ngâm với nước lạnh, có thể cho thêm nước cốt chanh để lòng trắng và giòn, Sau đó, cắt lòng thành từng khúc vừa ăn để riêng ra bát.

Bước 3: Dưa chua các bạn nên chọn dưa có màu vàng óng, phần bẹ nhiều hơn phần lá ăn sẽ giòn hơn. Sau đó vắt sạch nước và rửa qua với nước lọc cho bớt chua.

Bước 4: Bắc chảo lên bếp cho dầu ăn nóng, rồi cho tỏi băm vào phi thơm, cho lòng vào xào và nêm nếm gia vị vừa ăn xúc ra đĩa.

Tiếp theo, cho hành vào chảo phi thơm rồi cho dưa chua vào xào chín, thêm hành tươi vào đảo đều. Cuối cùng cho lòng vào đảo đều đun thêm 5 phút là tắt bếp.

Trình bày món lòng xào dưa: Cho lòng xào dưa chua ra đĩa, cho ớt tỉa hoa, rau mùi trang trí lên bên trên, rắc thêm một ít tiêu lên trên là các bạn đã hoàn thành xong cách làm lòng xào dưa cực ngon và hấp dẫn rồi đấy.

Lòng không bị đắng, giòn ngon và không bị thâm

Dưa chua có màu vàng, giòn và đậm vị

Cách làm lòng xào dưa đơn giản, hấp dẫn và không đắng đã hoàn thành. Với món ăn này các bạn có thể ăn kèm với cơm nóng, đặc biệt dùng cho ông xã nhâm nhi với rượu rất tuyệt.

Bánh Canh Cá Lóc Rau Đắng

Cá lóc chọn để nấu thường là con to để ít xương. Tuy vậy các đầu bếp kỹ tính thường chọn cá lóc đồng. Loại cá này tuy nhỏ hơn nhưng thịt chắc và thơm. Cá mua về đánh vảy, xát muối lên toàn thân cá để khử nhớt và bớt mùi tanh.

Bụng và đầu cá cần làm thật sạch bằng cách lấy mang và tất cả phần máu bằm còn đọng lại. Với người miền Tây, cá làm sạch nhưng phải để lại nguyên bộ ruột vì đây được xem là phần ngon nhất của cá lóc và cũng là nét hấp dẫn của món cháo cá. Để cá hết tanh và không bị nhạt, sau khi làm sạch, một số người chần cá qua nước sôi có tí gừng, tí muối và bột nêm.

Để cháo tròn hương vị, nước nấu cháo không được dùng loại nước máy có lẫn mùi clo. Một số người kỹ tính dùng nước mưa hoặc nước lọc để nấu cháo. Bắc nồi lên bếp, đun nước sôi cho gạo rang vào nấu đến khi nở, nêm muối, bột ngọt, đường và nước mắm. Cuối cùng, cá lóc được cho vào đun để nước ngọt và khi dậy mùi thơm thì vớt cá để riêng.

BÁNH CANH CÁ LÓC RAU ĐẮNG CHẾ BIẾN CỰC KÌ CÔNG PHU

Với người nấu khéo, con cá lóc chỉ vừa đủ chín tới để thịt vẫn còn nguyên không vỡ. Tùy vào sở thích của người ăn, đầu bếp sẽ tách riêng phần đầu và ruột cá. Phần thân cá sẽ được tách hết xương, khi cần ăn, chỉ việc cho cá vào tô rồi múc cháo. Cũng có người thích để cá riêng trên đĩa có thêm hành chần và rau thơm.

Cuối cùng là đĩa rau đắng đất, thứ rau đặc sản miền Nam đắng tê đầu lưỡi nhưng sau lại ngọt. Không phải loại rau đắng trồng công nghiệp có thân và lá to như cọng rau sam, rau đắng đất Mỹ Tho mọc theo các mô đất ở sau nhà có lá và thân nhỏ, vị đắng hơn. Với món cháo cá, sự kết hợp giữa vị đắng và mùi thơm của rau như hòa quyện một cách hoàn hảo với mùi gạo rang, cá lóc và cả mùi tương có trong từng muỗng cháo.

Trời nóng, làm tô cháo bánh canh cá lóc rau đắng nóng hổi vừa ăn vừa lau mồ hôi. Mùa lạnh, tô bánh canh làm ấm lòng thực khách. Ngon miệng, dễ tiêu hóa lại giàu dinh dưỡng, cháo cá vài chục nghìn đồng trở thành món ăn đặc sản có mặt quanh năm và là món ăn mà những ai có dịp ghé qua mảnh đất miền Tây.

Một lần ăn, vạn lần mê.Hãy đến tận hưởng ít nhất 1 lần trong đời.

THÔNG TIN LIÊN HỆ HỆ THỐNG CHI NHÁNH

Chi nhánh 1:Số 61, Đường Đổ Xuân Hợp, Phước Long B, Quận 9, TP.HCM. Điện thoại:0933.255.227.Chi nhánh 2:Số 44, Đường 147, Phước Long, Quận 9, TP.HCM.Điện thoại: 0933.255.227. Chi nhánh 3:Số 23, Đường Hoàng Tam Kỳ, Long Bình, Biên Hòa, Đồng Nai.Điện thoại:0969.255.227.Chi Nhánh 4:Số 2, Đường B5, Khu Dân cư Phú Thịnh, Long Bình Tân, Biên Hòa, Đồng Nai.Điện thoại:0969.255.227.Chi Nhánh 5:Số 206, Trương Định (Đường 4), Tân Mai, Biên Hòa, Đồng Nai. Điện thoại:0969.255.227.

Mẹo Giảm Vị Đắng Trong Món Canh, Súp

•Mẹo giảm mặn cho cá khô

Dù xuất phát từ bất kỳ nguyên nhân nào thì vị đắng trong canh, súp sẽ làm món ăn mất đi hương vị thơm ngon và khó ăn, đặc biệt là đối với trẻ em và người già. Nếu món canh hoặc súp của bạn đã lỡ có vị đắng, hãy thử áp dụng một số bí quyết giúp loại bỏ vị đắng sau đây.

1. SữaCho thêm khoảng 3 đến 4 muỗng canh sữa tươi vào nồi canh, súp có vị đắng. Đây là cách giúp hạn chế được vị đắng rất phù hợp các món lỏng, có nhiều nước.

2. Mật ongMột số loại rau xanh đặc biệt có thể khiến cho món canh, súp bị đắng. Tốt nhất, nên tránh dùng những loại rau này để nấu vì chúng làm hỏng món ăn của bạn. Tuy nhiên, nếu món canh đã có vị đắng nhẹ, cần lấy ngay những loại rau xanh là nguyên nhân gây ra vị đắng như tỏi tây ra ngoài và cho thêm vào một ít mật ong. Sau đó, tiếp tục đun món canh, súp sôi nhẹ trở lại trong khoảng 3 phút, vị đắng sẽ không còn nữa.

3. Hớt bọt cho món canh

Hãy vớt hết lớp váng, bọt phía trên mặt của món canh, súp đang được nấu. Lớp váng trên mặt thường rất đắng và chứa nhiều tạp chất có khả năng khiến cho món canh đắng hơn. Bạn cũng cần nếm thử phần bọt này để kiểm tra độ đắng của món ăn vì thông thường, chúng chính là phần đắng nhất trong món canh.

4. Vụn bánh mì

Rắc những vụn bánh mì vào món canh, súp bị đắng cũng là một cách hiệu quả để giải quyết vấn đề. Tuy nhiên, bạn chỉ có thể áp dụng bí quyết này cho những món không quá đắng. Vụn bánh mì sẽ hấp thu nước canh, súp và nhờ đó, hút luôn cả vị đắng trong món ăn. Khi cho vụn bánh mì vào, nước canh, súp sẽ bị hao hụt. Vì vậy, bạn nên cho thêm một ít nước dùng vào.

5. Đường và giấmNhiều đầu bếp khuyến cáo không nên dùng nước để làm giảm độ đắng, mặn của các món canh, súp vì chúng làm mất đi độ ngọt và mùi vị của món ăn. Thay vào đó, hãy cho thêm một ít mật ong và chút đường. Nếu món canh, súp có vị ngọt, bạn tiếp tục cho vào một muỗng canh giấm. Điều này giúp loại bỏ vị đắng và cân bằng được mùi vị của chúng.

Hướng Dẫn Cách Làm Các Món Ngon Từ Cà Đắng

Người ta nhắc tới vùng đất đầy nắng và gió này là những giọt cà phê thơm lừng hay những món mang hương vị đậm chất núi rừng như thịt gà rừng, thỏ rừng,thịt nai, cơm lam, gỏi lá, lẩu lá rừng…

Rất hiếm người Tây Nguyên nào không biết món cà đắng ( cà đồng bào). Vùng đất đỏ bazan hào sảng này không dùng món cà đắng cũng tương tự như đi Đồng Tháp mùa lũ mà không ăn món cá linh kho chấm bông điển điển, đến Cù Lao Chàm, Quảng Nam lại quên thử món rau rừng quý giá này, qua Lào không dừng món gỏi đu đủ cay chảy nước mắt…

Các món ngon từ cà đắng và cách thức chế biến Cách thức chế biến món cà đắng Tây Nguyên

Bỏ từng trái cà lên thớt, dùng cái dao to bản, sống dày đập mạnh một cái, toàn trái cà sẽ dập nát rồi ngâm vào dấm chua 10 phút thì vớt ra để ráo. Nướng hoặc chiên cá khô cho chín xé vụn cho vào cà, nêm thêm ít gia vị như muối, bột ngọt, rau thơm thái nhỏ trộn đều. Khi ăn nếu có ít đậu phộng rang dã nát rắc vào nữa thì càng ngon, càng bùi hơn.

Đặt vỉ sắt lên than hồng, xếp kín cà với nhau, vừa nướng vừa lấy đũa gảy cho cà chín đều. Cà chín để nguội bóc vỏ rồi đâm ớt xanh, lẫn muối, bột ngọt, tiêu nướng xay nhỏ… dằm nát cà trộn vào. Món này được làm buổi sáng đem theo để dùng bữa trưa khi cơm đã nguội hoặc nấu với canh hẹ cho thêm ít tôm khô nữa thì rất ngon.

Cá suối với lá giang là món ăn được xếp vào hàng hảo hạng kể cả trước kia cũng như bây giờ. Luộc lá giang lấy nước vừa chua thì nêm gia vị và cho cà vào om, khi cà mềm thì xào thịt ếch cho chín hoặc chiên cá vừa vàng đổ lẫn vào. Om nhỏ lửa khoảng 10 phút nữa cho nước sệt sệt thì nêm muối, bột ngọt nhắc xuống. Cứ mỗi miếng thịt ếch hoặc miếng cá cặp với một quả cà mà ăn, nhai chầm chậm thôi để thưởng thức vị đắng đến thâm trầm kèm thêm vị ngọt thanh thao của cà lẫn vị béo của thịt ếch. Món này có thể ăn với cơm, với bún hoặc lấy nước chấm bánh mì.

Chân giò heo được thui qua lửa rơm cho hơi vàng, đem ra cạo sạch chặt thành từng khúc nhỏ và phi tỏi mỡ đảo qua. Đổ nước hầm khi thịt gần nhừ thì cho cà đắng và ít măng tươi hoặc măng khô vào hầm đến chín rục quả cà, gần nhắc xuống thì thái nhỏ ít lá nhíp (một loại rau rừng họ dương sỉ) hoặc hành lá và băm vài quả ớt xanh nêm vào, chỉ cần ngửi khói bốc lên thôi đã nghe đói bụng. Ăn món này có thể một lúc cảm nhận được 4-5 vị khác nhau, vị đắng của cà, vị ngọt của xương heo, cay của ớt và nhiều mùi vị thơm ngon khác.

5.Cà đắng nấu canh cá trích, cá cơm khô

Cập nhật thông tin chi tiết về Cách Làm Món Canh Đắng Từ Gan, Lòng Nhím trên website Raffles-hanoi.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!