Bạn đang xem bài viết Cách Làm Món Nộm Da Trâu được cập nhật mới nhất trên website Raffles-hanoi.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Nộm da trâu là món ăn tinh tế của người dân Sơn La, Tây Bắc. Những miếng da trâu sau khi được lột, người Thái có cách chế biến vô cùng đặc biệt để tạo ra món ăn vừa tinh tế lại độc đáo và hấp dẫn. Nộm da trâu tuy không đòi hỏi sự cầy kỳ nhưng lại cần kiên trì, khéo léo.
Bên cạnh nộm da trâu, Pa Pỉnh Tộp Sơn La cũng là món ăn khiến mọi thực khách siêu lòng. Khi đến với Tây Bắc, bạn cũng có thể thử “cảm giác mạnh” với món món nậm pịa Tây Bắc. Chắc chắn đó sẽ là kỷ niệm “nhớ đời” của bạn đấy!
Cách làm món nộm da trâu “chuẩn bài” Sơ chế da trâu đúng cáchKhâu đầu tiên quyết định đến hương vị của món ăn này là chế biến da trâu. Da trâu vốn dĩ đã rất dày, cứng nên cần phải xử lý đúng cách. Có như vậy món ăn này mới mềm, không bị cứng. Để làm nộm, trước hết da trâu được nướng chín sau đó đem làm sạch. Trải qua bước nướng, da trâu sẽ có màu vàng ruộm vô cùng đẹp mắt.
Tiếp đến, người Thái sẽ đem miếng da trâu để cạo bỏ lớp vỏ bên ngoài. Bước này giúp da trâu không bị dai, cứng mà vẫn giữ được độ giòn cần thiết. Sau đó, người ta sẽ đem da đi luộc trong nước khoảng 2 giờ. Kế đến là vót ra để ráo rồi thái mỏng, đều tay. Bước này cần chú ý để miếng da được thái đều, khi ăn giữ được độ mềm cần thiết.
Theo những vị lão niên Thái, để món nộm da trâu thơm ngon hấp dẫn nhất nên thái thật mỏng. Có thể đặt miếng da lên thớt rồi thái vát. Da trâu đạt yêu cầu là khi nó vàng trong, có độ giòn hấp dẫn.
Trộn nộm da trâu đúng cáchNhư đã nói ở trên, cách làm món nộm da trâu quyết định rất nhiều tới hương vị món ăn. Đặc biệt nhất là khâu chuẩn bị gia vị và trộn món da trâu. Đối với món nộm da trâu, người Thái sử dụng rất đa dạng các loại gia vị. Đó là đặc trưng trong văn hóa ẩm thực của người Thái mà không nơi nào có được. Họ rất tinh tế, khéo léo trong lựa chọn nguyên liệu và chế biến món ăn.
Để có món nộm da trâu hoàn hảo nhất, người ta sử dụng đậu phộng rang, ớt, gừng, rau mùi,… cùng với đó là hoa chuối, rau dớn. Đặc biệt là mắc khén – nguyên liệu không thể nào thiếu trong các món ăn của người Thái. Thêm vào đó sẽ là nước măng chua sẽ được trộn cùng với món nộm này. Nó không chỉ khiến món ăn có độ chua vừa miệng và còn giúp da trâu giòn và mềm hơn.
Sau khi các nguyên liệu đã đầy đủ, người ta sẽ tiến hành trộn nộm. Chúng sẽ được giã nhỏ và trộn đều với nhau, sau đó cho vào cùng rau thơm. Tiếp đến là nêm nếm gia vị cho vừa ăn. Vậy là bạn đã hoàn thành được món nộm da trâu đặc sản của Tây Bắc này rồi.
Món đặc sản này đạt yêu cầu khi nó có vị thanh dịu, vị chua mềm của măng. Lại thêm chút bùi bùi của lạc rang, thêm vị cay cay của mắc khén Tây Bắc,… tất cả chúng quyện vào nhau và sẽ khiến bất kỳ ai cũng không khỏi chối từ.
Canh Bon Nấu Da Trâu Một Món Ăn Không Thể Nào Quên
Bon hay còn gọi là cây khoai sọ, đây là một loại cây nông nghiệp có nhiều công dụng. Ngoài làm thức ăn chăn nuôi, củ và thân cây cũng có tác dụng để nấu các món ăn ngon cho con người. Đặc biệt Canh bon nấu da trâu một món ăn không thể nào quên của người Thái Tây Bắc cũng là một trong những đặc sản mà bất kỳ ai cũng nên nếm thử.
Canh bon da trâu là món ăn truyền thống được người dân tộc lưu truyền trong văn hóa ẩm thực của người Thái. Những nguyên liệu để chế biến món canh bon da trâu rất đơn giản, thành phần chính chỉ gồm thân và lá của cây bon, da trâu đã được làm sạch cùng các loại rau thơm và gia vị. Thế nhưng để nấu được món da trâu ngon thì phải chuẩn bị khá cầu kỳ.
Cây bon (khoai sọ) trồng ở miền núi Tây Bắc
Cây bon thường được trồng ở ven ao, suối, hay các hồ nước cạn, nơi có dòng nước chảy qua chảy lại quanh năm, bởi loài cây này có đặc tính ưa sống ở môi trường ẩm ướt. Cây bon có thân cây mềm và tích nước nên khi nấu sẽ có được hương vị ngọt và thanh đạm. Nhưng theo như những kinh nghiệm của đồng bào dân tộc đúc kết lại thì không phải loại bon nào cũng có thể sử dụng để chế biến thành món ăn.
Khi lựa chọn thì nên chọn những loại cây bon màu không quá đậm, lá dày, bởi những cây này sẽ không có chất làm gây ngứa cổ. Do đặc tính ưa sống ở môi trường nước nên cây bon cũng phát triển rất đa dạng và có thể đỡ ngứa hơn ở những cây sống trên vùng đất khô cằn. Những cây bon sống tại những vùng đất khô sẽ mang lại hiệu quả trong việc thu hoạch củ.
Để nấu được món canh bon đặc sắc và chuẩn vị thì gia vị để chế biến món canh bon cũng phải được lựa chọn kỹ càng. Người Thái ở Tây Bắc như: Sơn La, Điện Biên thường dùng các gia vị như: Cà rừng, ớt, mắc khén, hành củ, muối, mì chính, bí, lá lốt… đặc biệt là da trâu để chế biến. Đây là những nguyên liệu không thể thiếu trong cách chế biến món ăn này.
Canh bon nấu da trâu thơm ngon
Ngoài việc lựa chọn cây bon dùng để nấu thì lựa chọn da trâu cũng là một khâu rất quan trọng, da trâu phải dày, làm sạch lông, sau đó ninh khoảng từ 5 – 8 tiếng để da trâu mềm cũng như lấy nước nấu da trâu để nấu canh, để canh có vị ngọt, thơm ngon, hấp dẫn.
Để nấu canh bon phải tuân thủ các bước sau: Cây bon sau khi hái về rửa sạch, tước bỏ vỏ rồi ngâm nước có thể ngâm qua nước muối loãng. Sau đó đem thái nhỏ, cho vào nước dùng từ da trâu có sẵn. Bon được nấu đến khi nào cuống bon nhừ, thái da trâu ninh cùng, bởi món này phải nấu càng mềm mới càng ngon.
Thưởng thức hương vị đặc biệt của món canh bon nấu da trâu
Trong lúc đợi canh bon chín, người chế biến chuẩn bị rau thơm các loại và các loại gia vị. Các loại rau thường được người Thái ở Sơn La cho vào canh bon như lá lốt, rau ngót, rau bí, ngò gai, rau mùi, quả cà rừng… thái nhỏ. Các loại gia vị cho vào canh bon gồm: Mắc khén, ớt, hành củ, muối, mì chình… Sau khi thịt và bon trong nồi đã nhừ người nấu cho rau và các gia vị đã chuẩn bị vào nồi canh và nêm sao cho vừa ăn.
Đến với Sơn La để học Cách nấu măng chua khô thơm ngon và đặc biệt.
Đối với đồng bào Thái ở Sơn La canh bon là món ăn rất quen thuộc và đặc biệt, với mỗi bữa cơm gia đình thì canh bon lại trở thành một điều không thể thiếu. Khi thưởng thức canh bon, người dùng sẽ cảm nhận được mùi thơm đặc trưng của mắc khén, vị bùi ngậy của bon, vị cay của ớt, quện với vị ngọt của da trâu tạo nên hương vị đậm đà không thể trộn lẫn với bất kỳ mòn canh nào khác. Bởi vậy, canh bon đã trở thành món ăn ẩm thực độc đáo của đồng bào Thái ở Sơn La.
3 Cách Làm Nộm Sứa Ngon Nhất
Nộm sứa có thể làm khai vị hay ăn kèm cơm cũng đều rất ngon, từng miếng sứa trong vắt, giòn sần sật hòa thấm vị chua ngọt của chanh đường hấp dẫn người thưởng thức.
Đây là một gợi ý hay cho những bà nội trợ bận rộn hay những ông bố không khéo tay lắm cũng có thể tự làm được cho mình một đĩa mồi.
– Xoài xanh: 1 quả
– Hạt điều hoặc lạc (đậu phộng)
– Nước chấm theo tỉ lệ: 2 nước mắm : 2 dấm : 1 đường
– Rau thơm, rau mùi, kinh giới
– Cắt túi sứa, đổ sứa ra một cái rây cho ráo nước
– Xoài, cà rốt bào sợi, bóp qua với chút muối cho ra bớt nước rồi vắt nhẹ
– Các loại rau nhặt rửa sạch
– Hạt điều hoặc lạc rang chín, bỏ vỏ rồi giã dập
– Pha nước trộn gỏi theo tỉ lệ như trên. Tỏi bóc vỏ, ớt bỏ hạt băm nhỏ rồi cho vào nước trộn gỏi
– Cho sứa, xoài, cà rốt vào tô, rưới nước trộn gỏi vào trộn đều để 10ph cho ngấm
– Trước khi ăn trộn rau vào, rắc hạt điều/lạc lên trên
– Hoa chuối: 1/2 cái.
-Tai lợn: 1/2 cái
– Xoài xanh chua: 1 quả
– Các loại rau thơm: Mùi tàu, kinh giới, húng thơm…
– Chanh, ớt, riềng….
– Muối, đường, mì chính…
Cách làm nộm sứa hoa chuối
Cách làm:
Bước 1: Sơ chế sứa và tai lợn:
– Đầu tiên bạn cắt bỏ túi sứa và trút ra một cai rổ cho ráo nước, tiếp theo rửa qua một hai lần với nước lạnh, cuối cùng trần với nước sôi tầm 5 -10 phút để sứa hết mùi tanh. Sau đó vớt ra để thật ráo nước.
-Tai lợn rửa sạch cho vào nồi luộc chín sau đó đem ngâm ngay vào nước lạnh cho giòn, sau đó thái thật mỏng.
Bước 2: Sơ chế các loại rau gia vị kèm theo
– Hoa chuối bạn thái sợi nhỏ và mỏng sau đó đem ngâm vào một chậu nước có chứa nước gạo, dấm ăn và muối để hoa chuối được giòn và trắng. Tiếp theo bạn vớt hoa chuối ra và rửa lại nhiều lần cho sạch rồi vắt khô.
– Xoài xanh và cà rốt gọt vỏ, rửa sạch và đem bào thành sợi nhỏ vừa để tăng thêm gia vị vừa giúp món ăn hấp dẫn hơn.
– Riềng cạo vỏ rửa sạch sau đó đem giã thật nhỏ cho thơm. Giã riềng sẽ làm món ăn của bạn thơm, các miếng riềng mềm hơn so với việc cho vào máy xay sinh tố để xay.
– Vừng, lạc bạn rang riêng từng loại sau đó vò cho hết vỏ rồi đập dập để tăng hương vị cho món nộm sứa.
– Các loại mùi tàu, kinh giới, húng thơm bạn đem thái nhỏ.
Bước 3: Tiến hành làm nộm sứa hoa chuối
– Cho sứa và tai lợn vào một âu lớn sau đó nêm gia vị cho đậm đà, tiếp theo bạn cho hoa chuối vào và đảo đều lên.
– Tiếp thục cho thêm xoài xanh chua và cà rốt bào sợi vào đảo đều. Thêm chanh, ớt, đường, muối sao cho vừa khẩu vị của bạn
– Đầu tiên là bạn bỏ sứa là một cái chậu lớn rồi nêm nếm chút gia vị để sứa của bạn đậm dà hơn sau đó cho thêm hoa chuối khô vào đảo đều.
– Tiếp tục thêm xoài xanh, cà rốt vào đảo đều.Nêm nếm độ chua cay, mặn ngọt với ớt đường, muối và chanh sao cho vừa khẩu vị với bạn.
– Bước cuối cùng bạn cho thêm các loại rau thơm vào đảo đều và bày ra đĩa. Trước khi ăn bạn cho thêm lạc và vừng rang lên trên và thưởng thức.
– Nộm sứa hoa chuối giòn giòn với sứa và tai lợn, ngấm đủ gia vị chua cay mặn ngọt, thơm mùi lạc và vừng rang cùng các loại rau thơm. Đây chắc chắn là món hấp dẫn trên bàn ăn được nhiều người ưu ái bởi độ thanh mát mà không có dầu mỡ.
3. Cách làm nộm sứa dưa chuột
– Đường, muối, hạt tiêu, dầu mè…
– Sứa cho riêng ra bát.
– Lấy 1 quả dưa chuột thái chỉ. Nếu lựa phải quả dưa chuột hơi già thì nên bỏ hạt. Một quả dưa chuột thái miếng vát để trang trí.
– Tỏi bóc vỏ, băm thật nhuyễn.
– Cho ít nước lên bếp, đun sôi, sau đó nhúng sứa vào nước sôi chừng 10 giây rồi vẩy ráo nước. Khâu này bạn phải làm thật nhanh tay, nếu để lâu quá sứa sẽ bị cứng.
– Cho sứa vào bát to, cho dưa chuột thái chỉ, tỏi băm, ít dấm, đường, gia vị, hạt tiêu, ớt băm, dầu mè rồi trộn thật đều để các nguyên liệu ngấm gia vị. Cuối cùng là ít rau thơm và lạc rang nếu thích.
– Trút món nộm sứa ra đĩa, trang trí bằng dưa chuột đã thái vát.
4 Cách Làm Món Nộm Đu Đủ Ngon, Đơn Giản
Cập nhật vào 07/09
Tác dụng của đu đủ
Giúp hệ tiêu hóa thêm khỏe mạnh: Trong quả đu đủ chứa rất nhiều chất xơ, vì thế thường xuyên ăn đu đủ có thể giúp cải thiện hệ tiêu hóa, thoát khỏi chứng táo bón, thậm chí có khả năng ngăn ngừa bệnh ung thư ruột kết. Ngoài ra, các dưỡng chất có trong đu đủ như: folate, vitamin C, beta-carotene, vitamin E cũng có khả năng giảm thiểu bệnh ung thư ruột kết. Vì vậy, tăng cường ăn đu đủ là cách đơn giản giúp bạn bảo vệ hệ tiêu hóa của mình.
Làm đẹp hơn cho vòng 1: Đu đủ có chứa chất enzyme chính là tác nhân giúp “đồi núi” nở nang. Hơn nữa, hàm lượng lớn Vitamin A trong đu đủ sẽ giúp cơ thể tổng hợp các hợp chất có tác dụng làm săn chắc và nở nang khuôn ngực của bạn. Thường xuyên ăn đu đủ xanh sẽ tăng số đo vòng một đáng kể.
Tác hại của đu đủ
Khiến tay co quắp, không còn cảm giác: Nếu ăn quá nhiều, chất beta carotene có trong đu đủ có thể khiến da đổi màu, co quắp và không còn cảm giác, y học gọi hiện tượng này là carotenemia. Nếu như người bệnh còn mắc thêm chứng vàng da thì mắt có thể chuyển sang màu trắng, lòng bàn tay và bàn chân chuyển sang màu vàng.
Có thể gây sảy thai: Đu đủ xanh được xem như một bài thuốc tự nhiên đế phá thai ngoài ý muốn. Trong khi đu đủ chín được coi là an toàn và bổ dưỡng thì đu đủ xanh lại có thể làm tăng nguy cơ khiến tử cung bị co thắt do có nhựa. Nếu bà bầu ăn phải nhựa của đu đủ xanh, thai nhi có thể bị ảnh hưởng dẫn đến sảy thai hoặc sinh non, trẻ sinh ra bất thường thậm chí thai chết lưu.
Những ai không nên ăn đu đủ
Phụ nữ cho con bú: Phụ nữ Châu Á được khuyên nên ăn nhiều đu đủ để có nhiều sữa cho con bú. Tuy nhiên, ở những nơi khác, phụ nữ đang cho con bú được khuyên không nên ăn đu đủ, dù là chín hay xanh bởi các enzyme trong loại trái cây này có thể gây ảnh hưởng xấu tới sức khỏe của trẻ sơ sinh. Vì vậy, để đảm bảo an toàn các bà mẹ nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi ăn đu đủ.
Người dùng thuốc chữa bệnh loãng máu: Nhiều nghiên cứu đã chứng minh được rằng chất papain trong đu đủ có khả năng làm loãng máu. Vì vậy, những người đang sử dụng thuốc giảm loãng máu hoặc thuốc chống máu đông như aspirin. Ngoài ra, những người vừa trải qua phẫu thuật vài tuần cũng nên tránh xa loại quả này do tính chất chống đông máu của nó.
Những cách làm món nộm đu đủ Nộm đu đủ chayNguyên liệu:
Đu đủ xanh: 1 quả
Cà rốt: 1 củ
Lạc rang: 50 gr (khoảng nửa bát con là được)
Chanh: 1 – 2 quả
Ớt hiểm: 1 – 2 quả
Tỏi khô: 1 củ
Gia vị: mắm chay, giấm, đường, muối, mì chính
Cách làm:
Trước khi gọt vỏ đu đủ thì bạn cần rạch vài đường, đồng thời ngâm quả đu đủ trong chậu nước khoảng 15 phút cho nhựa trắng chảy ra hết. Sau đó, bạn tiến hành gọt sạch vỏ, rửa lại với nước rồi bổ dọc quả đu đủ để loại bỏ hết phần ruột hạt non bên trọng. Cuối cùng, bạn đợi đu đủ ráo nước thì tiến hành nạo thành sợi.
Với cà rốt thì đơn giản hơn, bạn chỉ việc gọt bỏ vỏ, rửa sạch rồi nạo sợi giống như đu đủ là được. Nạo xong thì bạn trộn đều cà rốt và đu đủ với nhau.
Bạn bắc nồi nước lên bếp, đun sôi. Khi nước sôi thì bạn cho phần đu đủ cà rốt vào trần qua thật nhanh. Xong xuôi thì bạn vớt tất cả ra rổ, tản đều và vẩy mạnh cho ráo nước.
Khi đu đủ cà rốt đã ráo nước thì bạn cho ra một chiếc bát tô lớn, thêm vào nửa thìa cà phê giấm và nửa thìa cà phê muối rồi trộn đều tất cả lên. Bạn ướp như thế trong khoảng 15 phút rồi dùng tay vắt nhẹ cho kiệt hết nước.
Bạn chuẩn bị một chiếc bát con, cho vào đó phần tỏi, ớt đã băm nhuyễn cùng với 2 thìa cà phê nước cốt chanh, 2 thìa cà phê nước lọc, 2 thìa cà phê nước mắm chay, khuấy đều lên cho tan hết.
Bạn rưới đều phần nước trộn nộm đã pha vào bát tô hỗn hợp đu đủ cà rốt đã chuẩn bị, sau đó trộn đều hỗn hợp lên cho ngấm gia vị. Lúc này, bạn có thể nếm xem đã vừa khẩu vị của gia đình hay chưa và có thể thêm thắt để vừa miệng hơn.
Khi ăn, bạn bày nộm ra đĩa, rắc lạc rang đã giã dập lên trên cùng với vài nhánh kinh giới, rau mùi nếu thích và chỉ việc thưởng thức thành phẩm của mình cùng cả nhà nữa mà thôi.
Nộm đu đủ thịt bò khôNguyên liệu:
Đu đủ xanh: 1 quả khoảng 500g
Thịt bò khô: 200g
Cà rốt: 1 củ
Lạc: 50g
Hành khô: 3 củ
Rau thơm: kinh giới, rau mùi, húng quế mỗi loại một nắm nhỏ
Giấm: 350ml
Đường cát trắng: 200g
Nước mắm: 1 thìa cà phê
Muối trắng: 1 thìa cà phê
Tỏi: ½ củ
Ớt tươi: ½ trái
Cách làm:
Đầu tiên, bạn dùng dao khía nhiều đường trên vỏ đu đủ xanh để đu đủ ra hết chất mủ màu trắng, sau đó rửa sạch rồi đem ngâm với nước thêm 15 phút nữa cho sạch mủ. Sau 15 phút, bạn vớt đu đủ ra ngoài, gọt sạch vỏ, rửa qua nước rồi cắt 4 theo chiều dọc.
Loại bỏ hết hạt và ruột đu đủ, đem rửa thật sạch cả bên trong lẫn bên ngoài. Dùng dao bào bào đu đủ thành những sợi mỏng, nếu không có dao bào bạn có thể xắt đu đủ thành những sợi nhỏ, dài cũng được.
Cà rốt đem gọt vỏ, rửa sạch, dùng dao bào bào cà rốt thành dạng sợi mỏng hoặc làm tương tự đu đủ, sau đó trộn cà rốt và đu đủ lại với nhau để tạo màu đẹp mắt.
Cà rốt và đu đủ thái sợi cho vào một cái chậu nhỏ, thêm 1 thìa muối lớn vào trộn đều rồi bóp mạnh tay cho đến khi sợi đu đủ, cà rốt mềm. Để như vậy thêm 15 phút nữa cho đu đủ thấm mặn thì thêm 1 chén nước sôi để nguội, đảo đều và mắt mạnh tay cho sợi đu đủ và cà rốt bớt mặn. Cuối cùng vớt ra để ráo.
Thịt bò khô nếu mua loại sợi thì bạn để nguyên, còn nếu là loại thịt bò khô miếng lớn thì hãy dùng tay xé thành các sợi nhỏ vừa ăn. Xé theo chiều dọc của thớ thịt.
Lạc cho vào chảo rang chín với lửa nhỏ, sau đó lấy ra để nguội, chà xát nhiều lần để lớp vỏ lụa tách ra, bạn lấy phần hạt cho vào cối giã dập. Lưu ý, chỉ nên giã dập để lạc có vị bùi sần sật khi ăn, không nên giã nát hoặc giã quá nhỏ vì sẽ không cảm nhận được hương vị của lạc. Không chỉ riêng món nộm này mà tất cả các món nộm khác cũng chỉ nên giã dập lạc rang là được.
Hành khô bóc vỏ, thái lát mỏng, đem phơi dưới nắng vài giờ cho héo rồi cho vào chảo chiên, đến khi hành chuyển màu vàng nâu, mùi thơm phức và vị giòn tan, béo ngậy thì vớt hành phi ra rây lọc cho ráo, tiếp đó đổ lên giấy thấm dầu cho hành khô hoàn toàn. Nếu không muốn tự làm, bạn có thể mua hành phi làm sẵn.
Rau mùi nhặt gốc, rửa sạch, thái nhỏ. Rau kinh giới, húng quế làm tương tự. Tỏi khô bóc vỏ, đập dập, băm nhỏ.
Ớt tươi rửa sạch, bỏ hạt, băm nhỏ, tùy vào khẩu vị ăn cay bạn có thể thêm bớt cho phù hợp. Cho ớt băm và tỏi băm vào một cái chén để làm nước trộn nộm.
Bạn lấy khoảng 350ml giấm ra tô, thêm 200g đường trắng, 1 thìa cà phê muối, 1 thìa cà phê nước mắm, cuối cùng thêm tỏi băm, ớt băm vào trộn đều là được. Nếu làm nhiều nộm hơn định lượng của chúng tôi, bạn có thể thay đổi các gia vị sao cho phù hợp.
Cho đu đủ, cà rốt vào một cái âu lớn, rưới nước trộn nộm lên trên, đeo bao tay rồi dùng tay trộn đều hỗn hợp để đu đủ, cà rốt thấm nước trộn đậm đà. Tiếp theo, bạn cho thịt bò khô, lạc rang giã dập và rau thơm thái nhỏ vào trộn đều, nêm nếm gia vị lần nữa cho phù hợp với khẩu vị của gia đình. Lưu ý: Để nộm được ngon, bạn nên chuẩn bị sẵn các nguyên liệu, khi ăn chỉ nên trộn trước vài phút, nếu trộn lâu mà chưa ăn thì món nộm sẽ bị ỉu, màu sắc kém hấp dẫn, đậu phộng không còn vị bùi ngậy như lúc ban đầu.
Gắp nộm ra đĩa, nếu nộm ra nhiều nước thì để bớt nước lại, chỉ vớt phần cái. Rắc lên trên đĩa nộm một chút thịt bò khô, lạc rang, rau thơm và hành phi rồi thưởng thức.
Nộm đã được trộn sẵn gia vị nhưng nếu muốn món ăn đậm đà hơn, bạn nên pha thêm một bát nước mắm ăn kèm. Cách pha nước mắm khá đơn giản, bạn cho 3/2 thìa canh nước mắm, 1 thìa canh xì dầu, 3/2 thìa canh đường, 3 thìa canh nước sôi để nguội và ớt băm, tỏi băm vào khuấy đều là hoàn thành xong món nộm này.
Nộm đu đủ tai heoNguyên liệu:
Tai lợn: 150g
Tôm sú tươi: 200g
Đu đủ xanh: 700g
Cà rốt: 100g
Lạc: 100g
Chanh tươi: 2 quả
Ớt sừng: 1 quả
Tỏi khô: 1 củ
Ngò rí: 1 bó nhỏ
Các gia vị thường dùng: hạt nêm, muối, nước mắm, đường…
Cách làm:
Ngò rí nhặt gốc, rửa sạch, để ráo, thái nhỏ, để riêng.
Đu đủ xanh cần sơ chế cẩn thận để loại bỏ chất mủ. Bạn dùng mũi dao khía nhiều vết trên vỏ đu đủ để đu đủ chảy hết nhựa trắng, rửa sạch lớp mủ, cho vào nước ngâm khoảng 15 phút. Lấy đu đủ ra, gọt vỏ, bổ tư, loại bỏ ruột và hạt, đem rửa thật sạch. Tiếp theo, bạn dùng dao bào để bào đu đủ thành sợi nhỏ.
Cà rốt gọt vỏ, rửa sạch, dùng dao bào bào cà rốt thành sợi nhỏ rồi trộn chung với đu đủ để tạo màu đẹp mắt.
Cho cà rốt và đu đủ vào một cái chậu nhỏ, thêm nắm muối vào trộn và bóp đều đến khi sợi đu đủ mềm. Để khoảng 15 phút cho đu đủ, cà rốt thấm muối thì đổ 1 chén nước sôi để nguội vào, đảo đều và vắt mạnh tay cho đu đủ, cà rốt bớt mặt, sau khi vắt khô thì lấy ra để riêng.
Tai lợn mua về làm sạch, cạo hết lông, rửa với nước muối và nước sạch nhiều lần. Cho tai lợn vào nồi nước, bắc lên bếp luộc; thêm vào nồi chút hạt nêm, đường, muối cho tai lợn đậm đà.
Luộc khoảng 25 – 30 phút thì vớt ra, để nguội rồi thái mỏng (thái dày mỏng tùy ý). Chỉ nên luộc tai lợn vừa chín tới để đảm bảo độ giòn của món ăn.
Tôm rửa sạch, cho vào nồi hấp hoặc luộc nhưng hấp sẽ giúp tôm giữ được vị ngon ngon tự nhiên. Khi tôm vừa chín tới bạn vớt ra để nguội, bóc vỏ, bỏ đầu, rút sợi chỉ đen ở sống lưng tôm để loại bỏ mùi tanh. Thịt tôm sau khi bóc có thể để nguyên con hoặc dùng dao chẻ đôi, để riêng.
Bắc chảo lên bếp, chờ cho chảo nóng thì cho lạc vào rang đều tay. Sau 10 – 15 phút, nếu thấy lớp vỏ lụa tách ra, ăn thử thấy bùi là lạc đã chín, tắt bếp rồi đổ ra ngoài, để nguội. Khi lạc nguội, bạn dùng tay chà xát để lớp vỏ lụa tách ra, sàng hết vỏ để lấy hạt lạc, cho vào cối giã dập (không nên giã nát).
Lấy một cái tô lớn, cho vào 3 thìa nước mắm ngon, 1,5 thìa đường, vắt nước cốt chanh, thêm 1 bát nước sôi để nguội vào khuấy đều cho đường tan hết. Cuối cùng, cho tỏi và ớt băm nhỏ vào trộn đều là xong.
Cho hết tai lợn thái nhỏ, tôm hấp, cà rốt, đu đủ, ngò rí vào một cái chậu nhỏ, sau đó rưới nước mắm chua ngọt vào trộn đều. Đeo bao tay nilong, dùng tay bóp nhẹ để nộm thấm nước trộn, để thêm 15 – 20 phút cho nộm thấm gia vị rồi đổ hết lạc rang vào trộn đều. Cho nộm ra đĩa, trang trí với rau thơm rồi thưởng thức.
Nộm đu đủ cà rốtNguyên liệu:
Đu đủ xanh: 1 quả chừng 500 – 600 gr
Cà rốt: 1 củ
Lạc rang sẵn: 100 gr
Chanh: 1 – 2 quả
Ớt hiểm: 1 – 2 quả
Tỏi: 1 củ
Rau răm: 1 mớ
Rau húng: 1 mớ
Gia vị: mắm, muối, đường, bột canh
Cách làm:
Với các loại rau gia vị như rau răm, rau húng thì bạn nhặt lấy phần non và rửa sạch, sau đó để ráo nước và thái nhỏ.
Với lạc đã rang chín, bạn chỉ việc giã dập ra rồi để riêng trong một chiếc bát con.
Với đu đủ xanh, nếu là đu đủ mới hái thì bạn cần dùng mũi dao rạch vài đường trên thân quả rồi ngâm vào nước để nhựa ra hết. Sau đó bạn mới tiến hành gọt vỏ, bổ dọc để lấy hết hạt non và màng trắng bên trong ruột. Cuối cùng thì bạn mới dùng chiếc dao nạo để bào đu đủ thành những sợi mảnh dài. Ngay sau khi bào xong, bạn có thể ngâm đu đủ trong nước muối loãng có pha đá lạnh để đu đủ được trắng và giòn hơn.
Với cà rốt, bạn chỉ việc gọt vỏ, rửa sạch rồi nạo thành sợi mảnh dài như đu đủ, sau đó ngâm cà rốt chung với đu đủ để cà rốt cũng được giòn hơn.
Hỗn hợp đu đủ với cà rốt ngâm xong thì bạn vớt ra rá và đợi cho đến khi thật ráo nước mới có thể làm nộm được. Sau khi ráo, bạn cho tất cả vào một chiếc âu lớn, thêm một chút muối vào, trộn đều và dùng tay bóp nhẹ cho ra hết nước. Sau đó, bạn vắt nhẹ đu đủ và cà rốt cho ráo rồi để sang một chiếc âu khô khác.
Bạn từ từ rưới hỗn hợp nước làm nộm đã pha ở bước 4 vào âu đựng đu đủ cà rốt. Rưới xong thì bạn trộn đều lên, thêm các loại rau gia vị cùng với một nửa lạc rang vào, tiếp tục trộn lên một lần nữa. Bạn để nộm ngấm gia vị trong khoảng 15 phút là có thể dùng được. Khi ăn, bạn chỉ việc bày nộm ra đĩa, rắc lên trên cùng nốt phần lạc rang còn lại nữa là xong.
Được tổng hợp bởi monngonmienbac.net
Cập nhật thông tin chi tiết về Cách Làm Món Nộm Da Trâu trên website Raffles-hanoi.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!