Bạn đang xem bài viết Cách Làm Mứt Củ Dền Đỏ Lạ Miệng Hấp Dẫn được cập nhật mới nhất trên website Raffles-hanoi.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Có lẽ nhắc tới cái tên mứt củ dền đỏ sẽ khiến nhiều người thắc mắc, ngạc nhiên. Cái tên lạ là thế nhưng nó sẽ làm bạn bất ngờ bởi sự thơm ngon, bắt mắt vô cùng, chắc chắn sẽ hấp dẫn gia đình và khách đến chơi nhà bạn bởi màu đỏ và vị thơm đậm đà của củ dền. Vậy còn ngần ngại gì mà chúng ta không vào bếp làm món mứt củ dền đỏ độc đáo cho dịp Tết này!
Nguyên liệu
Củ dền đỏ: 500g
Đường: 200g
Muối: 1/2 thìa cà phê
Nước: 1 lít
Vani: 1 ống nhỏ
Cách làm
Bước 1: Sơ chế củ dền
Củ dền rửa sạch gọt vỏ, nạo thành sợi. Dùng nào lỗ to cho khỏi nát sợi, dễ sên, không có nạo bạn có thể dùng dao cắt sợi. Đối với những bạn thích ăn lát thì thái ngang, tỉa hoa cho bắt mắt. Sau đó, hòa tan 1/2 thìa muối vào tô nước 1 lít đun sôi, thả củ dền đã thái sợi vào chần sơ khoảng 1 phút , vớt ra rổ xả lại nước lạnh cho bớt muối, nguội và để ráo nước.
Bước 2: Ngâm củ dền đã thái sợi
Bước 3: Sên củ dền
Đổ tô củ dền thái sợi và nước đường đã chảy vào chảo đun với lửa to cho sôi rồi hạ lửa nhỏ dần. Khi sôi ta cho lửa nhỏ dần luôn vì để lửa to lâu đường thành kẹo sẽ không kết tinh được. Thi thoảng đảo đều cho đường ngấm dần không bị cháy dính chảo, vón cục.
Thêm ống vani vào, tiếp tục đun lửa nhỏ cho tới khi cạn hết nước đường thì đảo liên tục. Để sên cho nhanh khô thì ta chia nhỏ mứt ra. Lúc này , lửa ta đun mức bé nhất, đảo đều tay cho tới khi mứt khô dần đường kết tinh, đảo lì tay thì tắt bếp. làm vậy với mẻ còn lại. Đối với mứt sợi nhỏ trong lúc đảo, ta dùng đũa đảo tơi ra. Khi mứt kết tinh còn hơi ấm tắt bếp đừng sên lâu quá mứt khô, mất vị ngon và màu không còn đẹp mắt.
Bước 4: Bảo quản
Cũng giống như các loại mứt có lớp đường kết tinh ngoài thì ta có thể để nguội cho vào lọ hoặc túi nilon kín để nơi thoáng mát, tránh không khí vào dễ làm mứt chảy hoặc bị ỉu không ngon. Mỗi lần lấy ra đủ dùng rồi lại bịt kín lại. Với cách bảo quản này ta có thể để mứt củ dền đỏ khoảng 1- 2 tháng. Muốn để lâu hơn ta có thể cho một lớp đường bên dưới có tác dụng hút ẩm.
Một số lưu ý khi làm mứt củ dền:
Chọn củ dền tươi chắc tay, vỏ mịn không bị nhăn sẽ khô. Chọn củ dền đáy tròn sẽ ngọt hơn củ đáy phẳng làm mứt sẽ mang vị ngọt tự nhiên. Đun củ dền không nên để lửa to lâu vì nhiệt độ cao sẽ làm mất chất dinh dưỡng.
Không bảo quản mứt củ dền trong tủ lạnh vì khi bỏ ra mứt sẽ dễ bị hỏng và chảy nước khi ở nhiệt độ thường. Không để nơi có nắng mứt dừa cũng sẽ bị chảy sinh vi khuẩn.
Cách Làm Cá Diêu Hồng Hấp Nấm Lạ Miệng Hấp Dẫn
Cá diêu hồng hấp nấm là món ăn giúp bạn giữ nguyên vẹn dinh dưỡng của cá diêu hồng và còn cảm nhận được độ giòn, vị ngọt vốn có của nấm. Đối với những bạn yêu thích cá hấp nhưng lại sợ tanh thì đây là một công thức tuyệt vời đấy. Bepxua sẽ chia sẻ cho các bạn cách chế biến ngay thôi. Cùng nhanh tay chuẩn bị và thực hiện nào.
Vào những lúc trời se lạnh, cá diêu hồng hấp nấm với hương thêm nhẹ nhàng, cá cùng nấm nóng hổi, thanh ngọt, giòn giòn thưởng thức thì ấm áp còn gì bằng. Món ăn có cách chế biến đơn giản, không hề phức tạp như nhiều người vẫn nghĩ, bạn có thể dễ dàng thực hiện để đem lại một bữa ăn ngon cho gia đình mình.
Sơ chế
Cá diêu hồng làm sạch ruột, rửa kĩ với nước, sau đó dùng dao chẻ đôi cá. Rửa cá bằng muối hột và chanh để khử mùi tanh giúp hấp ngon hơn.
Nấm sau khi mua về thì chẻ đôi. Rửa sạch với nước 2-3 lần. Vớt nấm ra để ráo nước.
Hành lá xắt thành 4 khúc, phần lá chẻ dọc thành 4 để tạo hình bông hoa, phần đầu hành đem xay nhuyễn. Gừng 1 phần xay nhuyễn, 1 phần xắt sợi. Hành tím 1 phần xắt lát và 1 phần xay nhuyễn. Ớt sừng xắt sợi.
Ướp cá: Cho hỗn hợp hành tím, gừng, tỏi, đầu hành đã xay nhuyễn vào tô. Tiếp theo, cho ½ muỗng canh hạt nêm, 1 muỗng canh nước tương, 1 muỗng canh dầu hào, 1 muỗng canh dầu mè vào tô trộn đều lên. Sau đó, phết lên 2 mặt cá đã được làm sạch trước đó. Phết đều và đợi 15 phút để cá thấm gia vị.
Chế biến
Đầu tiên, bắt nồi lên bếp cho 2 muỗng canh dầu ăn, cho nấm đùi gà vào xào nhanh, cho thêm 1 muỗng canh nước tương, ½ muỗng cafe hạt nêm sau đó đảo đều tay và tắt bếp. Sau khi tắt bếp thì cho hết phần gừng, hành tây, hánh tím cắt lát vào xào nhanh tay. Cuối cùng cho thêm 1 ít hành lá vào đảo nhẹ.
Cho cá đã ướp xong vào nồi hấp. Phần nấm đùi gà đã xào để lên trên cá. Đậy nắp và hấp 20 phút. Cuối cùng để món cá hoàn hảo hơn thì cho hành lá, ngò rí, ớt cắt sợi vào hấp vài giây.
Không nên bỏ qua bước khử mùi cá bằng muối hột và chanh để đảm bảo món ăn chuẩn vị và thơm ngon.
Để tạo hình bông hoa cho hành lá thì nên ngâm hành vào nước đá.
Nếu các bạn thích ăn cay, bạn có thể ăn thêm ớt trái đã chuẩn bị sẵn.
Cách làm món cá diêu hồng kho
Cá diêu hồng được ưa thích bởi giá thành rẻ, thịt ngon mà lại không có quá nhiều xương, khi kết hợp với nước sốt cá theo công thức của BepXua hứa hẹn tạo nên món ăn có hương vị đậm đà, thơm dịu và ngọt thịt rất phù hợp với bữa cơm gia đình.
Xem cách làm
Hướng Dẫn Cách Làm Lòng Bò Xào Dưa Chua Hấp Dẫn Lạ Miệng
Không biết các bạn như thế nào, đối với riêng cá nhân mình khi đã ăn quá nhiều thịt cá trong bữa cơm hàng ngày, mình sẽ thay đổi khẩu vị bằng những món ăn đơn giản, nhưng đầy thú vị. Những loại món ăn này không thay thế thịt lợn, thịt gà thường xuyên nhưng nó cũng góp phần làm mình ngon miệng hơn. Một số món được chế biến mình có thể kể đến như lòng lợn, gan, sách bò, dạ dày, lòng bò… Hôm nay, NGONaz sẽ mang đến cho bạn cách làm lòng bò xào dưa chua được đông đảo cánh mày râu khoái khẩu.
Theo mình tìm hiểu về lòng bò có chứa nhiều chất béo và cholesterol, do đó nếu bạn ăn quá nhiều sẽ làm tăng mỡ máu, có hại cho tim mạch và đây là lý do chính mà người phương Tây thường không ăn nội tạng động vật. Tuy nhiên, lòng bò nếu được chế biến sạch, ăn vừa phải thì có nhiều tác dụng tốt cho sức khỏe.
– Theo Đông y, trong lòng bò có vị ngọt, tính bình có tác dụng ích khí, dưỡng huyết, tốt cho gân xương là vị thuốc chữa được nhiều bệnh như đau đầu, chóng mặt, ăn không ngon, viên đại tràng, suy nhược cơ thể. – Còn theo nền Y học hiện đại nghiên cứu trong lòng bò rất giàu protein, lipid Vitamin A, B12, Fe… đây đều là những chất rất tốt cho cơ thể.
Lòng bò làm món gì ngon?
– Cũng tương tự như lòng non lợn, lòng bò cũng được chế biến thành rất nhiều món xào ngon hấp dẫn phải kể đến: lòng bò xào dứa, lòng bò xào khế, lòng bò xào dưa chua.
Món lòng bò xào dưa
Nguyên liệu chuẩn bị
Lòng bò: 500gr
Dưa chua: 2 bát con
Cà chua: 2 quả
Hành lá
Chanh tươi
Tỏi khô
Giấm gạo
Dầu ăn
Gia vị: Hạt nêm, muối trắng, nước mắm, hạt tiêu…
Rau răm, rau mùi
Công đoạn chế biến
Bước 1: Sơ chế nguyên liệu
– Khi mua lòng bò về giai đoạn đầu các bạn cứ làm sạch bằng chanh và muối. Nếu có bột mì làm sạch thì càng tốt. – Sau đó, lấy nước nóng (khoảng 80 độ) rồi pha một muỗng nước mắm ngon (loại đậm đặc có độ đạm cao), cho thêm muỗng giấm ăn (không có cũng được), rồi đem trụng với lòng.
Công dụng của cách làm này: Nước nóng làm sạch chất nhờn của lòng bò và mắm có công dụng khử mùi thần kì. Nhất là cái bao tử (dạ dày lợn), ăn thì ngon nhưng làm sạch chất nhớt rất cực, lại có mùi khó trị. Dùng hỗn hợp nước mắm và giấm khử mùi còn giữ được cái vị ngon tự nhiên của lòng. Khi luộc lên hay xào nấu, lòng sẽ có mùi thơm ngon ngọt.
Các nguyên liệu khác
– Tỏi khô bóc vỏ đập dập rồi băm nhỏ. – Cà chua rửa sạch thái lựu – Rau răm, rau mùi, hành lá các bạn nhặt sạch rồi rửa sạch bằng nước lọc sau đó thái đoạn.
Bước 2: Xào lòng
– Bắc 1 cái chảo lên bếp, cho dầu ăn vào trước để phi thơm tỏi vàng thơm sau đó cho lòng non vào xào. Xào đến khi lòng chín tới rồi cho ra 1 chiếc đĩa. Bạn không nên xào lâu, không lòng sẽ bị dai. Các bạn cũng có thể cho chút gia vị: nước mắm, hạt nêm trước tuy nhiên dưa chua sẽ mặn sẵn rồi nên các bạn nên cẩn thận không mặn. – Lại rửa sạch chảo, cho dầu ăn vào chờ cho nóng già dầu rồi đồ cà cà chua vào xào chín mềm rồi trút dưa chua vào xào cùng cho đến khi dưa chín mềm.
Hướng Dẫn Làm Món Gỏi Chay Thập Cẩm Lạ Miệng, Hấp Dẫn
Gỏi chay là món ăn chay vô cùng ngon miệng, hấp dẫn được làm từ các loại rau củ thuần chay, mang lại cảm giác lạ miệng, hấp dẫn mà không kém phần thanh mát. Đây là món ăn chay không chỉ dùng để ăn vào những ngày rằm mà còn có thể chế biến làm món ăn giải nhiệt, thanh lọc cơ thể trong những ngày hè oi bức.
Bên cạnh các loại gỏi từ rau muống, rau càng cua, gỏi ngó sen, gỏi Thái,…món gỏi chay thập cẩm với đa dạng các nguyên liệu rau củ kết hợp hài hòa mang đến cho bạn trải nghiệm và thưởng thức hương vị hấp dẫn của món ăn này. Để tự chế biến gỏi chay thập cẩm thơm ngon tại nhà, các chị em nội trợ cần chuẩn bị sẵn các nguyên liệu và thực hiện theo cách mà chúng tôi gợi ý sau:
1. Các nguyên liệu cần chuẩn bị để làm món gỏi chay thập cẩm:
20g chả giò chay
1 củ cà rốt
1 miếng đậu hũ trắng
1 trái dưa leo
1 ít bắp chuối bào
1 ít rau muống bào
1 ít rau răm
10g đậu phộng
1 trái chanh
2 trái ớt hiểm
1 củ tỏi
Các loại rau thơm: húng quế, húng chanh, tía tô,…
Các gia vị nêm nếm món gỏi chay: Đường, bột ngọt, nước mắm chay, giấm gạo, dầu ăn.
2. Trình tự các bước thực hiện món gỏi chay thơm ngon, giòn ngọt:
Bước 1: Sơ chế các nguyên liệu
Chả giò chay mua về, xối qua nước lạnh rồi cắt mỏng thành sợi nhỏ.
Cà rốt bào vỏ, rửa sạch và cắt mỏng.
Dưa leo ngâm qua nước muối pha loãng để làm sạch bụi bẩn, thuốc trừ sâu còn bám bên ngoài vỏ. Sau đó rửa sạch và cắt mỏng.
Bắp chuối nên ngâm trong nước muối pha loãng với một ít nước cốt chanh pha ngâm khoảng 15 phút, giúp bắp chuối giữ được màu sắc tươi ngon, không bị thâm đen. Sau đó rửa sạch, vớt ra để ráo nước.
Rau muống bào rửa sạch, để ráo nước.
Các loại rau thơm rửa sạch, cắt thành từng khúc nhỏ.
Rau răm rửa sạch, cắt mỏng.
Ớt hiểm rửa sạch, bổ làm đôi, bỏ bớt hạt rồi cắt mỏng.
Tỏi lột vỏ, đập dập và giã nhuyễn.
Chanh cắt làm đôi, vắt lấy nước cốt cho vào chén.
Bước 2: Thực hiện làm món gỏi chay thập cẩm
Bắc 1 cái chảo lớn lên bếp, cho 1 muỗng dầu ăn vào đun nóng. Khi dầu đã nóng thì bạn cho đậu hũ cắt sợi vào chiên vàng giòn, vớt ra để ráo dầu.
Đậu phộng cho vào chảo rang , lúc mới rang nên để lửa lớn, lúc sau thì tắt nhỏ lửa, đảo đều tay để đậu phộng chín vàng, giòn và dậy mùi thơm. Sau đó vò cho sạch vỏ, cho vào một cái chén.
Làm nước trộn món gỏi chay thập cẩm: Trước tiên, bạn cho 5 muỗng canh nước lọc vào tô lớn, thêm 3 muỗng cà phê nước mắm, 3 muỗng cà phê đường với ít tỏi giã nhuyễn, nước cốt chanh và ớt băm nhuyễn vào trộn chung tất cả các nguyên liệu với nhau để hòa tan hoàn toàn. Nêm nếm vừa ăn là được.
Để trộn gỏi, bạn lấy một cái tô lớn cho bắp chuối bào, rau muống bào và rau răm vào. Thêm đậu hũ và chả lụa, cà rốt bào sợi vào tô. Tiếp tục, đổ nước trộn đã làm ở trên vào tô, đeo găng tay rồi trộn đều các nguyên liệu với nhau khoảng 9 – 10 phút.
Sau khi gỏi ngấm đều gia vị thì bạn cho dưa leo thái sợi với đậu phộng rang vào trộn đều.
– Món gỏi chay thập cẩm ăn kèm với nước mắm chay chua ngọt, ăn với bánh phồng tôm chiên giòn hoặc ăn với rau sống, các món ăn vặt chiên xào vô cùng ngon miệng.
3. Yêu cầu đối với cách thực hiện món gỏi chay thập cẩm:
Món gỏi chay thập cẩm không quá cầu kỷ, chỉ với các nguyên liệu quen thuộc, đơn giản và dễ làm là bạn đã có ngay món ăn ngon hấp dẫn để thay đổi khẩu vị, thêm vào thực đơn ăn chay mỗi ngày. Để món gỏi chay làm tại nhà có hương vị ngon đúng chuẩn, các chị em nội trợ nên lưu ý:
– Làm nước trộn gỏi nêm nếm vừa ăn, nếu muốn ăn cay hay ngọt đậm đà hơn thì bạn có thể tăng giảm lượng ớt và đường sao cho hợp khẩu vị. Tránh làm gỏi quá cay hay quá ngọt dễ làm mất đi hương vị của các loại rau củ nộm gỏi.
– Rau bắp chuối bào nên ngâm qua nước muối pha loãng và khi trộn gỏi nên trộn đều, bóp nhẹ tay bởi bắp chuối dễ bị nát, thâm và không giữ được độ giòn khi trộn gỏi.
Cập nhật thông tin chi tiết về Cách Làm Mứt Củ Dền Đỏ Lạ Miệng Hấp Dẫn trên website Raffles-hanoi.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!