Bạn đang xem bài viết Cách Lên Thực Đơn Ăn Dặm Cho Bé 5 Tháng Tuổi Chỉ Với 50K/Ngày được cập nhật mới nhất tháng 10 năm 2023 trên website Raffles-hanoi.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Mẹ sẽ là người hiểu con nhất. Và khi bé muốn ăn dặm, con sẽ có những dấu hiệu để mẹ biết và phục vụ nhu cầu ăn uống cho con. Bạn sẽ thấy con mình có các biểu hiện sau:
Bé có khả năng ngồi tương đối vững. Miệng bé chóp chép liên hồi ngay cả khi vừa được cho bú no sữa.
Bé tự chộp lấy đồ ăn và đưa vào miệng chính xác
Bé tỏ ra hợp tác khi mẹ đút đồ ăn vào miệng mình.
Bé hợp tác khi được mẹ cho ăn
Muốn đợi để được bú tiếp. Bé chơi không ngoan và mút tay, luôn hau háu để được bú tiếp.
Bé ngủ không sâu giấc vì đói. Thông thường, bé sẽ quấy khóc vào 3 tháng đầu sau đó chấm dứt. Thế nhưng từ 5 tháng, mẹ lại thấy bé xuất hiện triệu chứng này, chứng tỏ bé đã đến lúc ăn dặm.
Dấu hiệu quan trọng nhất báo hiệu bé đã đến lúc ăn dặm đó là bé phải từ 5 tháng tuổi trở lên.
Khi thấy bé có những dấu hiệu trên chứng tỏ đã đến lúc bạn nên cho bé ăn dặm. Hãy tìm hiểu và lên thực đơn để đảm bảo sức khỏe cho bé.
Lượng chất dinh dưỡng cần bổ sung cho con mỗi ngàyKhi lên thực đơn ăn dặm cho con, bạn cần phải đảm bảo bé có đủ 4 nhóm chất dinh dưỡng trong ngày đó là:
Chất béo gồm mỡ động vật, dầu ăn, bơ…
Chất tinh bột gồm mì, gạo, bún…
Chất đạm gồm cá, thịt, cua, tôm, trứng…
Hoa quả và rau xanh.
Chỉ khi bé đảm bảo đủ 4 chất dinh dưỡng này thì mới có thể phát triển khỏe mạnh. Lúc bé mới ăn dặm, bạn chỉ nên cho bé ăn 1 loại thực phẩm trong một bữa ăn. Hãy nhớ rằng lấy cả phần nước và phần cái để đủ dinh dưỡng. Riêng trái cây, bạn có thể cho bé ăn thêm vì nó chứa nhiều dưỡng chất cần thiết. Lượng dinh dưỡng cho mỗi bữa ăn của bé cũng nên tăng dần chứ không cho bé ăn nhiều ngay từ đầu.
Bé 5 tháng tuổi đang trong thời kỳ phát triển đặc biệt nhanh, sữa mẹ lúc này đã không còn đủ cung cấp dưỡng chất mà cơ thể bé cần. Lúc này bố mẹ càn cho con ăn dặm với các loại thức ăn dạng bột, kết hợp các loại nguyên liệu. Ăn dặp đúng lúc sẽ giúp vé phát triển toàn diện và khỏe mạnh hơn.
Kết hợp dinh dưỡng khi chuẩn bị thực đơn ăn dặm cho bé 5 tháng tuổiKhi kết hợp dinh dưỡng cho bé, bạn cần chú ý một số điểm sau:
Các bé 5 tháng tuổi đa số chưa mọc răng hoặc chuẩn bị mọc răng sữa nên rất thích ăn. Thức ăn dạng hồ bột loãng rất thích hợp cho con ở giai đoạn này. Tuy bé được ăn dặm nhưng mẹ vẫn cần cho con bú hoặc dùng thêm sữa bột, nên bú sữa 5-6 lần/ngày và kết hợp với thức ăn dạng hồ.
Mục đích chính của việc cho bé ăn dặm với thức ăn dạng hồ bột không chỉ bổ sung thêm dinh dưỡng mà còn để con quen với các loại thức ăn, rèn thói quen ăn uống tốt.
Để tập cho bé có thói quen tốt, ngay từ khi còn bé thì bố mẹ nên cho bé ăn dặm nước trái cây bằng cách dùng muỗng đút. Sớm nhất là 15 ngày sau khi sinh là bố mẹ có thể dùng muỗng đút nước cho bé rồi.
Kết hợp các loại thực phẩm dễ ăn. Trước hết hãy sử dụng bột ăn dặm cho bé 5 tháng, bạn có thể dễ dàng cho bé ăn bột ăn dặm với hoa quả, hay bột ăn dặm với thịt xay, bột ăn dặm với các loại thủy hải sản.
Một số thực phẩm kết hợp hoàn hảo cho thực đơn ăn dặm của bé đó là: Cua có thể nấu với khoai mỡ, bí xanh, phô mai, rau đay, rau dền, mướp, đậu hà lan, rau muống, … Thịt gà với bí, rau mùng tơi, đậu…
Bột đậu nành: là sự kết hợp hoàn hảo của rau xanh, đường, bột gạo và sữa đậu nành theo tỉ lệ lần lượt là 1 thìa cà phê, 1 thìa cà phê, 2 thìa cà phê, 200 ml
Bột đậu xanh bí đỏ: với sự kết hợp của mỡ ăn (dầu ăn) 1 thìa, bí đỏ 2 miếng nhỏ, nghiền nát, bột gạo pha lẫn đậu xanh (1kg gạo + 2lạng đậu xanh), nước: 1 bát con
Bột tôm: gồm 2 thìa cà phê bột gạo, 2 thìa tôm tươi (bỏ vỏ,giã nhỏ), 1 thìa mỡ hoặc dầu ăn, 1 thìa rau xanh giã nhỏ, 1 bát con nước.
Bột cua: gồm 1 thìa cà phê dầu ăn, 1 thìa cà phê rau xanh giã nhỏ, 2 thìa cà phê bột gạo tẻ, 1 bát nước lọc cua
Bột thịt: gồm 2 thìa cà phê bột gạo, 2 thìa cà phê thịt nạc, 1 thìa mỡ hoặc dầu ăn, 1 bát con nước, 1 thìa rau xanh giã nhỏ
Bột trứng gồm: 2 thìa cà phê bột gạo, ½ cái lòng đỏ trứng gà hoặc 2 quả trứng chim cút, 1 thìa mỡ hoặc dầu ăn, 1 thìa rau xanh giã nhỏ, 1 bát con nước.
Những thực phẩm vàng giúp bé phát triển tốt hơn:
Trứng và phô mai: 2 thực phẩm này khi kết hợp với nhau được xem như là thực phẩm vàng cho bữa ăn của trẻ. Bạn có thể chế biến thành món trứng cuộn phô mai vô cùng đơn giản.
Thịt gà và cà rốt: Lượng vitamin A trong cà rốt sẽ được phát huy đến mức tối đa nếu như nó được nấu với thịt gà. Bạn có thể hầm 2 loại này với nhau và cho bé ăn cùng với bột ăn dặm.
Bạn có thể kết hợp các chất dinh dưỡng trên với hoa quả. Đừng quên thường xuyên thay đổi thực đơn ăn dặm cho bé 5 tháng tuổi để đảm bảo dinh dưỡng cũng như giúp trẻ không bị biếng ăn.
Những dụng cụ cho bé ăn dặm cần thiết bố mẹ nên mua
Dụng cụ ăn của bé nên chọn bằng thủy tinh, inox, sành sứ hay nhựa không độc hại. Bắt buộc phải có:
Bình sữa (125ml, 250ml). Giá từ 85k, mua .
Ly thủy tinh (100ml, 200ml). Giá 169k/bộ 6 ly.
Muỗng: 2 cái: 1ml, 2.5ml, 5ml. Giá 56k, mua .
Dụng cụ vắt: dùng khi bố mẹ vắt nước trái cây. Chỉ cần để cả vỏ, cắt đôi quả rồi vắt. Có thể dễ dàng vắt nước trái cây mà không bị lãng phí.
Cốc đo lường: rất tiện lợi khi đong gạo nấu cháo cho bé hay cân đo đong đếm nước để chế biến món ăn. Chỉ cần mua loại cốc 200ml là đủ, nhưng phải có vạch chia rõ ràng, dễ sử dụng.
Dụng cụ mài: có rất nhiều chất liệu khác nhau như kim loại, nhụa,… nhưng các sản phẩm bằng gốm sứ thường dễ mài và dễ làm sạch. Ngoài ra nó còn rất bền.
Chày và cối: nên chọn loại dễ rửa, kích thước nhỏ gọn
Nồi nhỏ: vì bé có sức ăn rất ít nên bố mẹ nên mua chiếc nồi nhỏ để dễ sử dụng. Người ta thường gọi là quánh nấu bột. Nên dùng nồi có chất liệu chống dính.
Thìa đo lường: bố mẹ nên mua thìa có dung tích dưới 15ml. Thường dùng đầy 1 thìa nhỏ và đầy 1 thìa to, nhưng người bán thường bán bộ 3 chiếc, mỗi chiếc hơn nhau 1/2 tiện hơn rất nhiều.
Rổ: mua loại rổ nhỏ sẽ dễ sử dụng hơn.
Rây: rây không chỉ dùng khi chắt nước canh mà còn có thể dùng để loại bỏ dầu mỡ, muối hay chần thức ăn qua nước nóng, để lọc thực phẩm,…
Thực đơn ăn dặm cho bé 5 tháng tuổi chỉ với 50k/ngày
Cháo cá nấu cùng đậu nành và bí xanh. Món ăn đầy dinh dưỡng cho buổi sáng. Chi phí cho món ăn này khoảng 15k/ bát.
Chân gà ác nấm hạt sen: Đây sẽ là thực phẩm bổ dưỡng giúp bé lấy lại năng lượng sau khi chơi suốt cả buổi sáng. Chi phí cho một bát cháo này rơi vào khoảng 25.00 0đ
Nấu cháo trứng với rau mồng tơi và mướp: Đây là thực phẩm rất dễ ăn và mẹ có thể mua được ở bất kì đâu. Nếu nhà trồng được thì bạn sẽ tiết kiệm được chi phí, lại rất đảm bảo vệ sinh. Chi phí cho món ăn này khoảng 10 nghìn đồng.
Cháo trứng, mướp, mồng tơi
Cháo thịt lợn rau củ. Bé sẽ cảm thấy ngon miệng và không bị ngầy vì có rau củ đan xen. Món ăn này sẽ hết 20.000đ ( 10.000 tiền thịt và 10.000đ tiền rau củ).
Thịt lợn, khoai tây, khoai lang, cà rốt
Cháo thịt bò với rau cải. Để tránh bị nhàm chán, bạn có thể thay đổi khẩu vị cho bé bằng món cháo thịt bò. Chi phí 20.000đ cho món ăn này ( 15.000 tiền thịt và 5000đ tiền rau).
Thực đơn ăn dặm cho bé 5 tháng tuổi với rau cải + thịt bò
Thịt gà nấu cùng súp lơ và đậu nành giúp bé dễ tiêu hóa, lại đảm bảo dinh dưỡng. Chi phí cho món ăn này đó là 15.000đ (10.000 thịt gà và 5000đ rau với đậu nành)
: Cháo cua với ngô và cà rốt. Giúp bé bổ sung vitamin A và chất đạm cần thiết cho cơ thể.Chi phí cho bữa sáng là 20.000đ (15.000 cua và 5.000đ rau củ)
Cháo lươn nấu cùng đậu và khoai. Đây là món ăn đơn giản, rẻ tiền nhưng giàu dinh dưỡng. Chi phí 15.000đ( Lươn 10.000đ, đậu và khoai 5000đ).
Cháo tôm và rau mùng tơi. Chi phí 15.000đ ( 10.000 tôm và 5000 rau), là món ăn bổ sung canxi giúp xương chắc khỏe.
Thực đơn ăn dặm cho bé 5 tháng tuổi
Cháo cá hồi hầm với rau củ. Đây là món ăn giúp phát triển trí thông minh, tăng cường hệ miễn dịch cho bé. Chi phí 25.000đ ( Cá 20.000đ, rau củ 5000đ).
Cháo cá hồi rau củ
Cháo cá cà chua. Món ăn này hết khoảng 15.000đ ( 10.000 cá và 5000đ rau, cà chua).
Bạn có thể lặp lại những món ăn trên cho bữa tối và những ngày sau đó theo vòng tuần hoàn để bé không bị chán ăn. Ngoài ra mẹ có thể tham khảo các món cháo khác như cháo bó xôi, cháo bông cải, cháo cà rốt, cháo cá, cháo thịt heo nạc, cháo lòng đỏ trứng gà, cháo rau củ hầm thịt, cháo cá rau cải, cháo bánh mì,… để đổi bữa cho bé.
Các loại rau giằm: cà rốt giằm, cà chua giằm, bông cải giằm, cải thìa giằm, bí đỏ giằm,…
Trái cây giằm: táo giằm, táo đỏ giằm, chuối giằm,…
Lòng đỏ trứng gà, sữa chua, canh thịt gà, canh cá, nạc cá giằm, canh thịt lòng đỏ trứng,…
Sữa lòng đỏ trứng, sữa chua lòng đỏ trứng, cải thìa sữa chua, bông cải phô mai,…
Một số sai lầm thường gặp khi cho bé ăn dặm
Điều quan trọng đầu tiên đó là cho bé ăn đúng thời điểm, khi bé có những dấu hiệu đòi ăn như trên, rơi vào khoảng lúc bé 5 tháng tuổi thì bạn nên cho bé ăn dặm.
Khi mới bắt đầu quá trình ăn dặm, bạn không nên ép trẻ ăn quá nhiều vì thức ăn chính lúc này vẫn là sữa mẹ. Vì vậy, mẹ chỉ nên đan xen thêm các thực phẩm ăn dặm cho bé làm quen dần.Việc ép bé ăn nhiều sẽ chỉ làm bé ngầy và sợ ăn. Gây khó khăn cho việc cho bé ăn sau này.
Ăn kết hợp cả 4 nhóm dinh dưỡng vì chúng đều rất quan trọng. Mẹ không nên thiên về bất kì loại thực phẩm nào, đặc biệt là chất đạm. Điều này sẽ dẫn đến rối loạn tiêu hóa ở bé. Bạn hãy sử dụng các thực phẩm chứa 4 nhóm chất dinh dưỡng này một cách đầy đủ trong ngày.
Cho bé ăn cả nước lẫn cái để không bỏ phí những phần dinh dưỡng còn sót lại ở phần cái. Tư tưởng ăn nước bỏ cái là hoàn toàn sai lầm.
Bạn có thể tạo niềm vui cho con trong mỗi bữa ăn bằng cách để bé cầm, nắm và tự đưa vào miệng một số loại thực phẩm như rau, cà rốt cắt thanh dài… Đừng biến bữa ăn thành cực hình với trẻ. Ngoài ra, bạn cũng nên chuẩn bị trước những thực phẩm dự định sẽ nấu cho bé vào ngày mai.
Không nên để thực phẩm nấu sẵn qua đêm như cháo xay sẵn, nấu sắn…Điều này sẽ ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa của trẻ. Tuy nhiên, bạn có thể chuẩn bị trước các thao tác như vo gạo sẵn và để vào ngăn đá tủ lạnh, gọt vỏ sẵn các loại rau củ…Hoặc mẹ bận có thể dùng bột ăn liền cho bé trong vài bữa
Tuyệt đối không tạo thói quen xấu cho bé đó là vừa ăn vừa di chuyển hay vừa ăn vừa xem ti vi. Điều này sẽ khiến bé hình thành thói quen không tốt và rất khó bỏ. Thay vì vừa ăn vừa xem tivi, bạn nên kể và nói chuyện với bé về những loại thực phẩm mà bé đang ăn như carot chứa dưỡng chất gì, bữa ăn gồm những loại nào…Mặc dù bé không hiểu nhưng đây là cách vô cùng hiệu quả để kích thích trí thông minh của trẻ, đồng thời giúp bé tập trung vào việc ăn uống hơn.
Không nên vừa cho con ăn vừa xem tivi
Thực Đơn Ăn Dặm Cho Bé 9 Tháng Tuổi
Gợi ý thực đơn dinh dưỡng cho bé 9 tháng tuổi trong một tuần
Tương tự như những tháng trước, chế độ dinh dưỡng cho bé 9 tháng tuổi vẫn phải đảm bảo đủ các nhóm chính gồm tinh bột, đạm, béo và vitamin.
Sang tháng thứ 9, bé đã có thể cầm nắm các đồ vật và háo hức với các món ăn được cắt miếng. Vì thế, bạn có thể thuận theo sở thích này của bé để bữa ăn trở nên nhẹ nhàng hơn.
Bé 9 tháng tuổi ăn được những gì và ăn bao nhiêu Thực đơn tuần bổ sung dinh dưỡng cho bé 9 tháng tuổiBên cạnh những bữa chính vào các buổi sáng, trưa, chiều, các mẹ nên bổ sung các món ăn nhẹ vào hai buổi ăn dặm để đảm bảo đầy đủ dinh dưỡng cho bé 9 tháng tuổi.
Những điều cần lưu ý khi lên thực đơn dinh dưỡng cho bé 9 tháng tuổi:Để đảm bảo đầy đủ dinh dưỡng cho bé 9 tháng tuổi, các mẹ nên tiếp tục duy trì cho bé bú sữa mẹ hoặc sữa công thức song song với các bữa ăn dặm sao cho đảm một ngày khoảng 500-600 ml.
Thực đơn ăn dặm cho bé 9 tháng tuổi viện dinh dưỡng khuyênBé từ 9 tháng tuổi trở lên bắt đầu bước sang một giai đoạn ăn dặm mới, các bà mẹ cần lên thực đơn ăn dặm đầy đủ chất dinh dưỡng cho bé 1 cách hợp lý để cho bé luôn đầy đủ chất dinh dưỡng.
Giai đoạn này, bé có thể ăn được hầu hết các loại rau. Có thể cho bé ăn cả phần cuống rau chân vịt (cắt nhỏ). Bé có thể ăn cả lòng đỏ và lòng trắng trứng. Tuy nhiên, nên cho bé ăn trứng chín hoàn toàn.
Bé có thể ăn hầu hết các món cá, trừ món cá sống, gỏi cá. Nên cho bé ăn thêm gan gà, các loại thịt có màu đỏ, đậu quả, đậu hũ để bổ sung chất sắt.
Bé 9 tháng tuổi chỉ uống sữa thì có đủ dưỡng chất cho bé không?Hỏi: Thưa chuyên gia dinh dưỡng, bé nhà em 9 tháng tuổi em đang cho bé ăn dặm nhưng bé không chịu ăn chỉ uống sữa. Vậy có đủ chất dinh dưỡng không?
Trả lời của chuyên gia dinh dưỡng: Ở lứa tuổi của bé (9 tháng) bé đã có thể ăn bột đặc với đủ 4 nhóm thức ăn và ăn 2 bữa/ngày. Nếu bé không chịu ăn bạn nên kiểm tra lại xem bé có bị bệnh gì hay không nếu có bệnh phải điều trị hết bệnh bé sẽ ăn lại, bạn đừng ép bé ăn làm cho bé sợ, cứ ăn ít từ từ tăng dần lên, thời điểm bé không ăn được bạn nên cho ăn những thức ăn khác như mì, nui, v.v… nhất định vài ngày sau bé sẽ ăn lại.
Ngoài ra sữa vẫn là nguồn dinh dưỡng rất cần thiết đối với trẻ, nếu bé thích uống sữa bạn vẫn có thể cho bé uống theo nhu cầu, vừa cung cấp đủ dinh dưỡng cho bé, vừa bổ sung thêm canxi giúp bé phát triển được chiều cao rất tốt.
Hỏi: Thưa chuyên gia dinh dưỡng con trai em được 9 tháng tuổi cháu được có 7 kg bác sỹ có thể cho em biết lịch ăn phù hợp cho bé được không ạ. em xin chân thành cảm ơn.
Trả lời của chuyên gia dinh dưỡng: Bé trai 9 tháng tuổi có cân nặng trung bình là 8,9kg (dao động từ 8,0-9,9kg), như vậy con bạn đã bị suy dinh dưỡng mức độ trung bình. Bạn cần cho bé đi khám dinh dưỡng để bác sĩ kiểm tra sức khỏe, đánh giá cách nuôi dưỡng bé và hướng dẫn phục hồi dinh dưỡng. Tình trạng suy dinh dưỡng kéo dài ở tuổi còn nhỏ rất nguy hiểm vì sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe và trí tuệ của trẻ về sau.
Thông thường ở tuổi này bé cần ăn 3 bữa bột hoặc cháo mịn mỗi ngày, trong đó mỗi chén có khoảng 20g thức ăn giàu đạm (thịt, cá, tôm, cua, trứng…), 20g rau, 10ml dầu ăn. Bé cần được bú mẹ sau khi ăn khỏang 2h, tối có thể bú thêm.
Nếu không có sữa mẹ thì mỗi ngày cần uống khỏang 600ml sữa và các chế phẩm sữa. Phần ăn vặt thêm như trái cây, yauort thì mỗi lần một chút sau mỗi cữ ăn và cữ bú.
Một số món cháo cho bé từ 9 tháng tới 12 tháng tuổi 1. Cháo sườn – Hột gà (1 chén cho 200 calo)Nguyên liệu:
2. Cháo óc heo – đậu Hà Lan (1 chén cho 229 calo) cho bé 9 tháng tuổi ăn dặmNguyên liệu:
3. Cháo gan gà – Khoai lang bí cho béNguyên liệu:
4. Cháo cật heo – cải trắng cho bé 9 tháng tuổiNguyên liệu:
Các món súp dinh dưỡng cho bé 9 tháng tuổi ăn dặmSúp là món ăn thường có trong thực đơn cho bé 9 tháng, súp giúp bé ăn ngon miệng hơn và rất hợp cho những bé từ 9 tháng tuổi trở lên
1. Súp bông cải xanh cho bé ăn dặm 2. Súp khoai lang cho bé 3. Súp cá hồi khoai tây 4. Súp gà nấm cho bé ăn dặm 5. Súp gà ngô ngọt 6. Súp thịt bò khoai tâyMùa đông, các loại rau, quả màu vàng cam như: khoai lang, bí đỏ, cà rốt, cà chua.. là những thực phẩm tốt nhất cho bé bạn nên cho bé ăn. Bởi chúng giàu vitamin A, C và caroten giúp duy trì sức khỏe và tạo ra những màng ngăn vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể. Vì vậy thực đơn cho bé 9 tháng tuổi cần bổ sung các loại thực phẩm trên.
Tư vấn cách chọn món ăn cho bé 9 tháng tuổi trong tuầnMâm Cơm Việt (Tổng hợp)
Chủ đề tìm kiếm: tre 9 thang an gi, ăn dặm cho bé 9 tháng, be 12 thang tuoi nen an gi, bé 9 tháng ăn bao nhiêu là đủ, bé 9 tháng tuổi ăn bao nhiêu là đủ, bé 9 tháng tuổi ăn được những gì, bé 9 tháng tuổi cân nặng bao nhiêu, be 9 thang uong bao nhieu sua moi ngay, các món ăn dặm cho bé 9 tháng, các món cháo cho trẻ 9 tháng tuổi, các món cháo ngon cho bé 9 tháng tuổi, cách nấu cháo cho trẻ 9-12 tháng tuổi, cách nấu cháo ngon cho bé 9 tháng tuổi, cham soc tre 9 thang tuoi tro len, chao dinh duong cho be 9 thang tuoi, chế độ dinh dưỡng cho bé 9 tháng tuổi, lịch ăn cho bé 9 tháng tuổi, món ăn dặm cho bé 9 tháng, nhung mon an cho be 9 thang tuoi, sự phát triển của bé 9 tháng tuổi, thuc don an dam cho be 9 thang, thuc don cho be 9 thang tuoi vien dinh duong, thức ăn dặm cho bé 9 tháng tuổi, thực đơn ăn dặm cho bé 9 tháng kiểu nhật, thực đơn cho bé 9 tháng biếng ăn
Nguồn: http://bit.ly/2zKoxTI
Coi nguyên bài viết ở : Thực Đơn Ăn Dặm Cho Bé 9 Tháng Tuổi – Dinh Dưỡng Cho Trẻ 9 Tháng
via #1 Mâm Cơm Việt – Mâm Cơm Gia Đình Việt Nam – Feed http://bit.ly/2zKoxTI
Thực Đơn Ăn Dặm Cho Bé 7 Tháng Tuổi
Ở mỗi gia đoạn phát triển, trẻ cần được cung cấp các chất dinh dưỡng khác nhau. hôm nay, mình xin mách bạn thực đơn ăn dặm cho bé 7 tháng tuổi.
_ Từ 19h đến sáng hôm sau cho trẻ bú mẹ lúc nào trẻ có nhu cầu hoặc cho ăn thêm 1-2 bữa sữa ngoài.
_ 5g dầu mỡ = 1 thìa cà phê, 10g thịt (cá, tôm) = 1 thìa cà phê.
Tham khảo cách làm bột cá cho bé ăn dặm: Nguyên liệu: Cách chế biến:Hòa bột gạo, nước, cá quấy đều cho lến bếp đun sôi từ 5-7 phút cho rau xanh, dầu mỡ, sôi lại nhấc xuống, đổ vào bát bột hoặc đĩa.
Công thức nấu bột cho bé ăn dặm từ 6-12 tháng tuổiBột là một trong những thức ăn dặm đầu tiên cho trẻ nhỏ từ 6 tháng tuổi trở đi, để có một bữa bột ngon đủ dinh dưỡng, phù hợp với độ tuổi của trẻ là vô cùng quan trọng, vì từ tháng thứ 6 trẻ rất hay bị ốm đau và dễ bị suy dinh dưỡng nếu chế độ ăn bổ sung không hợp lý.
Có thể nấu bột mặn hoặc bột ngọt:
Cách nấu bột ngọt cho bé ăn dặm:
Cách nấu: hoà bột với nước lã quấy đều cho tan bột cho lên bếp đun vừa lửa, quấy đều tay, bột sôi trong 5 – 7 phút, cho 1 thìa dầu ăn, nhắc xuống đổ bột ra bát, khi bột nguội ấm ăn được rắc 3 thìa sữa bột công thức quấy đều xúc cho trẻ ăn.
Cách nấu bột thịt:Cách nấu: hoà bột với nước lã và thịt quấy đều cho tan bột cho lên bếp đun vừa lửa, quấy đều tay, bột sôi trong 5 – 7 phút, cho 1 thìa dầu ăn và rau xanh bột sôi lại nhắc xuống đổ bột ra bát, khi bột nguội ấm xúc cho trẻ ăn.
Cách nấu bột trứng:Cách nấu: hoà bột với nước lã quấy đều cho tan bột cho lên bếp đun vừa lửa, quấy đều tay, bột sôi trong 5 – 7 phút là chín, cho lòng đỏ trứng gà vào bát có rau đã giã nhỏ đánh thật nguyễn trứng và lá rau sau đó đổ vào nồi bột đang sôi, vừa đổ vừa quấy đều tay để trứng không bị vón, bột sôi trở lại, cho 1 thìa dầu ăn nhắc xuống đổ bột ra bát, khi bột nguội ấm xúc cho trẻ ăn.
Trong trường hợp trẻ không được bú mẹ, mà lại không chịu ăn sữa ngoài, có thể trộn thêm sữa bột công thức vào bột thịt và trứng cũng được, nhưng chú ý chỉ trộn sữa khi bột đã nguội chuẩn bị ăn mới trộn, trộn sữa xong cho trẻ ăn ngay không cần đun lại bột.
Cách nấu bột cho trẻ 7 – 12 tháng tuổi:Từ 7 tháng ngoài bột sữa, thịt , trứng trẻ có thể ăn được cả bột tôm, cua, cá, lươn…về cách nấu cũng tương tự như trên, chỉ cần tăng thêm lượng bột, thịt, cá tôm và rau xanh, riêng cá, tôm, lươn.. cần bỏ vỏ, vảy, xương rồi xay hoặc băm nhỏ, cách nấu như nấu bột thịt, riêng bột cua đồng, lấy nước giã cua lọc kỹ thay cho nước lã nấu bột.
Lượng thực phẩm trong một bát bột của trẻ 7- 12 tháng như sau :Hiện nay có máy xay sinh tố, ngoài nấu bột, các bà mẹ cũng có thể nấu cháo xay cho trẻ ăn cũng được, nhưng từ 12 tháng bắt buộc phải cho trẻ ăn cháo hạt và ăn các thực phẩm khác như cơm nát, mỳ, bún, phở. Không nên quá lạm dụng máy xay sinh tố làm trẻ không biết nhai dẫn đến biếng ăn.
Một bà mẹ hỏi chuyên gia dinh dưỡng: Bé gái nhà tôi 6 tháng 25 ngày, từ tháng thứ 5 đến giờ, cháu chỉ tăng 200g. Hiện, cháu nặng 7,2kg, cao 65cm. Cháu ăn rất chậm, 45 phút đến một tiếng mới xong bữa. Xin bác sĩ tư vấn chế độ ăn hợp lý giúp cháu lớn khỏe? (Vân Anh, Hà Nội)
Lượng ăn một ngày của cháu như sau: 7h sáng ăn 130ml sữa,10h ăn 100ml bột, 12h ăn sữa chua, 14h ăn 130ml sữa, 17h ăn 130ml sữa. Lúc 18h-19h bé bú mẹ. Bé ăn thêm 90ml-130ml sữa vào lúc 20h, đêm cháu bú mẹ.
Trả lời của chuyên gia dinh dưỡng:Bé gái gần 7 tháng có mức cân nặng trung bình chuẩn là 7,5kg, cao 67cm, như vậy cân nặng và chiều cao của con bạn hơi thiếu. Mức tăng cân tháng thứ 4, 5, 6 là 500-600g mỗi tháng. Bé nhà bạn chỉ tăng 200g mỗi tháng là ít.
Con bạn bị biếng ăn vì thời gian ăn lâu quá lâu, 45-60 phút mới xong bữa. Tổng lượng ăn của trẻ 7 tháng phải khoảng 1.200ml (600ml sữa và 2-3 bữa bột tương đương 400-600ml bột). Theo bạn mô tả thì tổng lượng ăn của con là 700ml sữa và một bữa bú mẹ, 1 bữa bột. Như vậy là chưa cân đối, bạn cần tăng thêm bột để tổng 2 đến 3 bữa bột mỗi ngày, và 500-600ml sữa mỗi ngày bao gồm cả sữa mẹ (nên ưu tiên sữa mẹ).
Bên cạnh đó, bé cần ăn các chế phẩm sữa như sữa chua, phomat mềm… Về bữa bột cháo ăn dặm: sang tháng thứ 7, ngoài các loại thức ăn thịt, lòng đỏ trứng gà như khi mới tập ăn dặm, bé đã ăn được các loại cá, tôm, cua. Sang tháng thứ 8, bé sẽ ăn được đa dạng các loại thực phẩm như của trẻ lớn (nhưng vẫn phải xay giã nhuyễn). Các bữa ăn đều phải có rau hoặc củ và có dầu, mỡ (xen kẽ bữa dùng dầu bữa dùng mỡ).
Mẹ Việt Chia Sẻ 34 Thực Đơn Ăn Dặm Cho Bé 6 Tháng Tuổi Trở Lên
Là mẹ ai cũng mong muốn những điều tốt đẹp nhất đến với con, kể cả từng bữa ăn dặm đầu đời của con. Để còn có được những món ăn ngon bổ dưỡng cho sự phát triển, hầu hết các mẹ phải trang bị cho mình một lượng kiến thức, học hỏi trau dồi, trao đổi kinh nghiệm qua trên mạng, mua sách về đọc, thêm tham khảo từ các mẹ khác trên các hội nhóm.
Khoai hấp chín hoặc cho vào nấu cùng cháo luôn cũng được. Cháo và khoai chín thì cho lòng đỏ trứng vào, đun sôi 5-7 phút rồi tắt bếp. Múc cháo ra bát, cho 1 thìa cafe dầu oliu là xong.
Bé mới tập ăn thì ăn 1/2 lòng đỏ. 7m trở lên ăn 1 lòng đỏ. Trên 1 tuổi mới nên ăn lòng trấng.
Tôm rửa sạch, bóc vỏ, bỏ đầu, bỏ chỉ ở bụng và sống lưng.
Rau dền thái nhỏ.
Xào tôm với tỏi sau đó cho cháo vào nấu nhừ. Đến khi chín thì cho rau dền vào, nấu sôi 5 phút là xong.
Xào lườn gà với hành khô, sau đó cho tiếp rau ngót vào xào cùng. Thịt và rau chín thì cho cháo vào, nấu sôi lại 5 phút là xong.
Tôm con (Tép) mua về rửa sạch rồi để ráo nước. Sau đó cho lên chảo rang với lửa vừa đến khi tép khô ròn, kiểu lớp vỏ và thịt tách rời khỏi nhau ấy.Chị nào có lò vi sóng thì sau khi rang cho bay bớt hơinước thì cho vào lò vi sóng quay ở chế độ thấp khoảng 10p rồi lấy ra đảo đều, lại cho tiếp vào lò quay đến khi tôm khô, giòn ăn như kiểu bim bim ấy thì lấy ra, để nguội rồi cho vào máy xay sinh tố, xay mịn rồi lọc qua rây.
Cẩn thận hơn nữa thì hạt nêm sau khi xong, các chị cho vào lò quay thêm vài phút nữa là xong.
Chú ý: Bé nhà em đang nhỏ nên em không nêm gia vị, nếu các chị muốn cho đậm đà thì lúc rang tôm cho thêm bột canh vào. Nêm mặn nhạt tuỳ ý.
Vì không có chất bảo quản nên chỉ để được khoảng 10 ngày nếu sấy khô hẳn. Có thể bảo quản tủ lạnh nhưng hơi lạnh sẽ làm hạt nêm bị ẩm. Vậy nên khi làm các chị chỉ cần làm ít một. Khoảng 2 lạng tép ăn trong vòng 1 tuần là được. Nếu ăn nhiều thì 1 tuần mới hết. Còn thỉnh thoảng mới ăn thì chỉ nên làm 1 lạng thôi.
Cá hồi rửa sạch rồi bỏ lớp da, sau đó ngâm với nước muối loãng chừng 30p rồi rửa sạch, sau đó đem ngâm với sữa tươi ko đường giúp làm giảm mùi tanh của cá. Cá ngâm xong thì rửa sạch rồi đem hấp với chút gừng xả, cá chín thì lấy nĩa dầm nát.
Cải bó xôi thái nhỏ.
Cháo chìn thì cho cá hồi và cải bó xôi vào. Nấu sôi lại 5 phút là xong. Múc cháo ra bát cho thêm 1 thìa dầu oliu
Cà chua rửa sạh, dùng dao cắt hình chữ thậtp trên quả cà chua rôid đem đi luộc với nước sôi 2-3 phút rồi bóc vỏ bỏ hạt.
Thịt bò xào lên với tỏi, cháo thì thì cho thịt bò và cà chua vào. Nấu sôi 5 phút là xong.
Rau ngót băm nhỏ
Tôm bóc vỏ, bỏ đầu, rút chỉ sống lưng và bụng.
Tôm băm nhỏ xong xào lên với hành, tiếp đó cho rau ngót vào xào chín rồi cho cháo đaz nấu vào, nấu sôi lại là xong.
Thịt bò thái nhỏ
Cải bó xôi rửa sạch thái nhỏ.
Thịt bò xào lên với chút tỏi và dầu ăn. Thịt chín thì cho tiếp cháo vào nấu đến khi thịt nhừ, sau đó cho tiếp rau cải vào. Nấu sôi lại 5p là xong
Chim câu làm sạch, lấy muối hột sát hết toàn bộ con chim cho sạch rồi rửa lại với nước, sau đó lọc thịt sườn và đùi.
Bí đỏ băm nhỏ
Thịt chim băm nhỏ rồi xaod lên với hành. Những phần còn lại của chin thì cho vào nồi nấu cùng cháo cho ngọt nước.cháo chín thì cho bí đỏ và thịt chin đã xào vào nấu đến khi bí và thịt nhừ là xong.
Nấu cháo chín thì cho trứng vào nấu sôi lại đến khi trứng chín, sau đó cho thêm cà chua vào, nấu sôi lại rồi cho tiếp hành hoa vào. Nấu sôi 3 phút tắt bếp, múc cháo ra bát rồi cho thêm 1 thìa dầu oliu là xong.
Cho gạo, chân giò, hạt sen vào nồi áp suất, nấu đến khi chân giò và hạt sen nhừ là được. Thịt chân giò băm nhỏ rồi xào lên với hành, sau đó cho vào cháo nấu sôi lại là xong.
Mùng tơi thái nhỏ
Hành hoa và mùi thái nhỏ
Lươn mua về thì cho ít muối trắng vào cho hết nhớt rồi rửa sạch, sau đó đem đi luộc. Lượn chín thì gỡ lấy thịt, đầu với xương giã nhỏ rồi lọc lấy nước để nấu cháo. Thịt lươn băm nhỏ rồi xào lên với hành. Cháo chín cho lươn vào, sao đó cho tiếp rau mùng tơi vào. Đun sôi 5 phút rồi cho mùi và hành vào. Cháo sôi lại thì tắt bếp là xong.
Khoai mộ băm nhỏ rồi đem luộc chín.
Hành hoa và mùi thái nhỏ
Lươn mua về thì cho ít muối trắng vào cho hết nhớt rồi rửa sạch, sau đos đem đi luộc. Lượn chín thì gỡ lấy thịt, đầu với xương giã nhỏ rồi lọc lấy nước để nấu cháo. Thịt lươn băm nhỏ rồi xào lên với hành. Cháo chín cho lươn vào, sau đó cho tiếp khoai vào. Đun sôi 5p rồi cho mùi và hành vào. Cháo sôi lại thì tắt bếp là xong.
Rửa sạch tất cả nguyên liệu rồi cho vào nồi sau đó cho nước vào. Đun lửa vừa 25 – 30 phút là được. Nước cho vào khay trữ đông, rau củ rây riêng từng loại rồi cho vào khay trữ đông. Cấp đông ăn trong vòng 1 tuần
Lưu ý: Loại nào lâu chín thì cho vào luộc trước, loại nhanh chín thì cho vào sau.
Tôm bóc vỏ, bỏ đầu, bỏ chie đất ở sống lưnh và bụng
Cà rốt thái nhỏ
Hành khô băm nhỏ.
Cho dầu vào nồi, dầu nóng già thì cho hành vào xào lên với tôm, tôm chín cho cà rốt vào xào. Khi nào chín thì cho cháo vào nấu sôi, đến khi cà rốt nhừ thì bắc ra là xong.
Phi tỏi lên xong cho thịt bò vào xào, tiếp đến cho đậu hà lan vào rồi cho cháo vào nấu nhừ. Cháo chín múc ra bát cho 1/2 viên phomai vào là xong
Yến mạch ngâm nước lạnh 30p rồi đổ nước đi.
cá hồi rửa sachh, ngâm với nước muối loãng 30 phút, sau đó ngâm với sữa tươi ko đường 30 phút rồi rửa sạch, hấp cùng chút xả hoặc gừng cho bớt tanh. Cá chín lấy ra dằm nát. Cho yến mạch và bí đỏ vào nồi nấu cho chừ. Yến mạch chín thì cho cá vào nấu sôi lại là xong. Múc ra bát cho thêm 1 thìa cafe dầu oliu.
Cá quả luộc chín, bỏ da và xương rồi dằm nát, sau đoa xào lên với hành. Cháo chín thì cho cá vào nấu sôi lại, tiếp đó cho thêm rau vào, nấu sôi 5p là xong.
Cá quả luộc lên rồi bỏ xương, bỏ da , thịt cá dầm nát rôi xào lên với hành. Khoai cho vào cháo nấu nhừ. Cháo chín thì cho cá vào, nấu sôi lại là xong.
Phi thơm hành rồi cho tôm vào xào, cho tiếp mướp vào xào. Mướp và tôm chín thì cho cháo vào nấu nhừ. Thêm bột nêm tôm vào là xong.
Xe nhỏ bánh mỳ cho vào nồi, thêm nước nấu nhừ.
Thịt bò xào lên với chút tỏi cho thơm. Cháo bánh mỳ chín thì cho thêm bò và đậu, nấu sôi lại là xong.
Phi hành lên rồi cho gà vào xào, gà chín thì cho ngô ngọt vào xào cùng. Sau đó cho cháo vào nấu nhừ, khi nào chín thì cho măng tây vào, nấu sôi 5p là xong.
Phi tỏi lên rồi cho tôm vào xào sau đó cho bầu vào xào cùng. Tôm và bầu chín thì cho thêm cháo vào, nấu nhừ là xong. Nêm hạt nêm tôm tự làm.
Cho dầu vào nồi, dầu nóng già thì cho hành tây vào xào, tiếp theo cho gà vào xào, rôi đến cà rốt. Hỗn hợp chín thì cho cháo vào, nấu sôi đến khi cà rốt chín nhừ là xong.
Lươn cho vào nồi luộc chín rồi lấy ra, lọc lấy thịt, đầu và xương đem giã nát để lấy nước nấu cháo cho ngon. Thịt lươn băm nhỏ rồi xào lên với hành. Cho bí đỏ vào nấu cùng cháo. Cháo chín thì cho lươn vào nấu sôi lại là xong.
Cho dầu vào nồi, dầu nóng già thì cho hành tây vào xào, sau đó cho thịt bò vào xào chín. Tiếp theo cho cháo vào nấu đến khi thịt bò và hành nhừ, rồi cho măng tây vào. Nấu sôi 5 phút là xong.
Đậu hà lan rửa sạch, bóc lớp vỏ bên ngoài.
Khoai băm nhỏ
Ngô thái dọc bắp
Trứng gà tách riêng, lấy lòng đỏ.
Đậu hà lan, khoai, ngô đem hấp chín rồi cho vào nấu cùng cháo. Cháo chín cho lòng đỏ trứng vào đánh đều, đậy vung sôi 5p là xòn. Tắt bếp, múc cháo ra bát thêm 1 muỗng cafe dầu ăn.
Tôm bóc vỏ, bỏ đầu, bỏ chân, bỏ chỉ đen ở bụng và sống lưng rồi băm nhỏ.
Hoa thiên lý bỏ cuống, rửa sạch, thái nhỏ.
Cho dầu vào nồi rồi phi chút hành sau đó cho tôm vào xào, sau đó cho cháo vào nấu tiếp. Nấu sôi đến khi tôm chín mềm thì cho hoa lý vào, nấu sôi lại 5 phút là xong.
Cho dầu vào nồi, phi thơm với chút tỏi sau đó cho hành tây vào xào chín rồi cho thịt bò vào xào chín, tiếp đến cho cháo vào nấu chín nừ. Khi cháo chín thì cho cần tây vào nấu sôi lại 3 phút là Xong
Nấu hạt sen và cháo cho nhừ.
Cho dầu oliu vào nồi, đợi nóng giá thì phi hành lên sau đó cho gà vào xào chín, tiếp đó cho bí đỏ vào rồi cho cháo và hạt sen đã nấu vào. Nấu sôi đến khi bí đỏ nhừ là xong.
Bắc nồi lên bếp, cho dầu oliu vào, đợi dầu nóng già thì cho gà vào xào chín, tiếp đến ngô ngọt, xào 3 phút thì cho cháo đã nấu nhừ vào nấu sôi lại đến khi nào gà ngô chín nhừ là xong. Tắt bếp, múc cháo ra bát rồi cho 1/2 viên phomai vào, quấy đều lên rồi cho bé ăn.
1/3 bát yến mạch, ngâm nước lạnh 30p, đổ nước đi.
Tôm bóc vỏ, bỏ đầu, bỏ chân, bỏ chỉ bụng và sống lưng rồi băm nhỏ.
Rau ngót rửa sạch rồi vò nát.
Phi hành lên rồi cho tôm vào xào. Tôm chín thì trút ra bát để riêng.
Yến mạch cho vào nồi, thêm nước nấu lửa vừa đến khi yến mạch chín mềm thì cho tôm vào nấu sôi , sau đó cho tiếp rau ngót vào. Nấu sôi 5 phút là xong
yến mạch khi nguội sẽ nhanh đặc nên khi nấu các mẹ nấu loãng ra một chút, khi nguội bớt thì yến mạch đặc lại, con ăn là vừa.
Phi hành lên xong cho thịt heo vào xào cho chín, tiếp đến cho giá vào xào thêm 2 phút. Thịt và giá chín thì cho tiếp cháo vào. Nấu sôi 3 phút là xong.
Cua làm sạch, giã nhỏ lọc lấy nước
Mồng tơi thái nhỏ.
Cho nước lọc cua vào nồi, nấu trên lửa vừa cho thịt cua nổi lên, vớt thịt cua ra bát.
Cho cháo đã nấu vào nồi nước cua nấu sôi đến khi cháo nhừ. Phi hành lên, xào gạch cua và thịt cua, cháo chin cho gạch và thịt đã xào vào, nấu sôi lại 2 – 3 phút, sau đó cho rau vào, nấu sôi lại 5 phút là xong.
Thực Đơn Ăn Dặm Cho Bé 10 11 12 Tháng Tuổi
Sự phát triển của bé sơ sinh trong giai đoạn từ 10 – 12 tháng tuổi khá nhanh, bé cũng cần có chế độ ăn dặm đầy đủ chất và phù hợp để bổ sung được nhiều năng lượng, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao về sự phát triển vượt trội của trẻ trong giai đoạn này. Muốn vậy, các bậc cha mẹ hãy nắm rõ thực đơn ăn dặm cho bé 10-11-12 tháng để cho bé có chế độ ăn phong phú và đa dạng.
Thực đơn cho bé 10 11 12 tháng tuổi cần tuân thủ những nguyên tắc gì?Đến giai đoạn này, mẹ vẫn nên đảm bảo thực đơn ăn dặm cho bé 10 tháng đến 12 tháng phải có đầy đủ 4 nhóm chất trong một bữa ăn. Đó là chất bột đường (tinh bột), chất đạm (thịt, cá, tôm, cua,…), chất béo (dầu ăn, mỡ động vật), vitamin và chất khoáng (rau củ, trái cây).
Chỉ cần để trẻ thiếu 1 trong 4 nhóm dưỡng chất chủ yếu trên cũng gây ra nhiều nguy hiểm và ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển của trẻ. Ví dụ, khẩu phần ăn thiếu chất béo lâu ngày sẽ khiến trẻ khó hấp thu được nhiều loại vitamin nhóm A, D, E, K,… Bởi lẽ, các vitamin này cần phải được hòa tan trong dầu nếu trẻ muốn hấp thu dễ dàng.
Ngoài việc cung cấp các chất dinh dưỡng, khoáng chất cho trẻ 10 – 11 -12 tháng thông qua 3 bữa bột chính trong ngày thì mẹ vẫn buộc phải đảm bảo cho bé bú 500-700 ml sữa/ ngày, có thể bao gồm các loại sữa mẹ, sữa ngoài hay các chế phẩm từ sữa (phô mai, bơ,..). Mẹ có thể cho các bé ăn thêm các bữa ăn phụ trong ngày như: hoa quả tươi, bánh snack, bánh quy,… Có như vậy mới tăng cường thêm năng lượng, cung cấp cho các hoạt động hàng ngày của bé.
Những thực phẩm có trong thực đơn ăn dặm cho trẻ 10 11 12 thángTheo khuyến cáo của Viện dinh dưỡng, việc xây dụng thực đơn ăn dặm cho trẻ 10 tháng -12 tháng tuổi sẽ giúp các mẹ có thể dựa vào đó để chế biến, nấu nướng thành những món ăn dặm sao cho phù hợp với sở thích cũng như sự phát triển của trẻ sơ sinh trong từng giai đoạn như:
Sữa mẹ, sữa công thức hoặc sữa tươi.
Các loại ngũ cốc có chứa nhiều chất sắt và khoáng chất.
Phô mai, sữa chua, bơ, váng sữa cũng như các chế phẩm từ sữa khác.
Thực phẩm có chứa nhiều protein như: thịt gia cầm, các loại cá, trứng, thịt heo, bò, đậu phụ, đậu Hà Lan,…
Các loại hoa quả chín theo mùa như: cam, chuối, dâu tây, đào, táo, lê, bơ,…
Các loại rau củ trồng theo mùa như: khoai tây, cà chua, cà rốt, bí xanh, khoai lang,…
Các loại đồ ăn nhẹ dành cho bữa phụ như: chuối chín bóc vỏ cắt lát, nui nấu chín, bánh mì nướng đem cắt nhỏ, bánh quy giòn, các loại bánh ngũ cốc ít đường (có hình chữ O) để cho bé thích ăn dặm, đồng thời giúp đa dạng thực phẩm hơn.
Những điều mẹ cần lưu ý khi cho trẻ 10 11 12 tháng tuổi tập ăn dặmMẹ nên chú ý đa dạng thực phẩm ăn dặm cho bé bằng cách cân bằng giữa các nhóm dưỡng chất trong bữa ăn. Ngoài 3 bữa chính, cha mẹ có thể cho trẻ ăn nhẹ vào những thời điểm thích hợp trong ngày và bú thêm bữa phụ.
Theo thực đơn cho bé 10-11-12 tháng tuổi của Viện dinh dưỡng, cha mẹ nên cho trẻ ăn đủ 3 bữa chính/ ngày và xen kẽ thêm với một số món ăn nhẹ như bánh quy, bành snack, bánh ăn dặm, váng sữa, các loại hoa quả và sữa chua,… Đồng thời, bé cần uống thêm các loại sữa bổ sung theo nhu cầu như sữa mẹ và sữa bột pha theo công thức.
Khi trẻ mới tập ăn, các mẹ hãy cho trẻ ăn chậm từng ít một, chia ra làm nhiều bữa và hạn chế cho trẻ ăn những loại thực phẩm nhiều dầu mỡ hoặc khô cứng, khó tiêu. Nếu mẹ thấy bé có khả năng ăn được nhiều hơn khẩu phần định sẵn thì bố mẹ có thể tăng dần lượng thức ăn lên sao cho phù hợp với nhu cầu ăn dặm của từng trẻ.
Trong bữa ăn, các mẹ cũng cần phải chú ý quan sát để hiểu được con yêu thích và không thích ăn những món ăn nào. Từ đó, mẹ tiến hành chọn lọc ra, xây dựng thành thực đơn ăn dặm phù hợp nhất, giúp kích thích con yêu ăn ngon miệng nhất mà vẫn đáp ứng nhu cầu, đảm bảo đủ chất.
Đồng thời, mẹ hãy luôn cố gắng thực hiện đa dạng thực đơn hàng ngày cho trẻ, tránh việc trẻ phải ăn 1 món quá nhiều ngày hoặc 1 nồi cháo nấu 1 lần ăn 3 bữa khiến cho trẻ bị ngán hay khiếp sợ mỗi khi ăn. Còn những món khiến trẻ bị dị ứng hay không thích thì mẹ nên tìm hiểu kỹ lưỡng để tránh đưa vào trong thực đơn hằng ngày của bé.
Thực đơn ăn dặm cho trẻ 10 – 11 – 12 tháng như thế nào là hợp lý?Đối với thực đơn cho bé 10 tháng tuổi biếng ăn , các bậc cha mẹ nên ưu tiên cho trẻ ăn bột đặc và các loại thức ăn chín mềm thái nhỏ, cắt thành khúc dài để trẻ có thể tự cầm ăn được. Lượng bữa ăn của trẻ có thể là 3 bữa/ ngày và có thêm 1 bữa bú sữa mẹ.
Thực đơn ăn dặm cho bé 11 tháng tuổi được Viện Dinh Dưỡng khuyến cáo là phải đủ hàm lượng thức ăn nạp vào cơ thể bé mỗi ngày từ 250ml – 300ml. Khi trẻ đã được 11 tháng tuổi thì các mẹ có thể cho trẻ tập ăn các loại cháo nguyên hạt và thức ăn được hấp mềm, thái thành khúc. Mỗi ngày trẻ phải ăn đảm bảo 3 bữa chính và thêm 1 bữa bú mẹ.
Trong thực đơn ăn dặm cho bé 12 tháng , các mẹ cũng nên cho trẻ ăn cháo trắng nấu nhừ kết hợp với các loại thực phẩm đa dạng khác như: thịt, cá, rau xanh, trứng, tôm,… đồng thời cho thêm chút dầu ăn trẻ em để giúp trẻ cảm thấy ngon miệng và ăn được nhiều hơn.
Một số món ngon trong thực đơn ăn dặm cho bé 10 -11- 12 thángĐể góp phần đa dạng hóa thực đơn hàng ngày cho trẻ, các bậc cha mẹ có thể tham khảo các món ăn dặm thơm ngon như:
Cách nấu cháo thịt nạc nấu với đậu Hà LanNguyên liệu cần chuẩn bị: 30gr Thịt lợn nạc, 30gr đậu Hà Lan, 40gr cháo ăn dặm Mabu nguyên hạt, 1 thìa cafe dầu ăn.
Cách thực hiện như sau:
Đậu Hà Lan mẹ hãy rửa sạch, cho vào nồi, đổ thêm nước xâm cho xấp mặt và đun trên bếp cho đến khi đậu chín mềm, sau đó lấy ra đem nghiền nhỏ cho bé vừa ăn. Tiếp đến, mẹ hãy cho cháo ăn dặm cùng với thịt lợn băm nhỏ vào trong nồi nước luộc đậu, dùng vá khuấy đều lên, sau đó, bắc lên bếp để nấu. Đến khi cháo chín thì mẹ tiếp tục cho đậu Hà Lan vào và luôn tay khuấy đều.
Cách nấu cháo như sau: Thịt lợn nạc mẹ hãy đem băm nhuyễn, tiếp đến, rau ngót nhặt sạch thái nhỏ. Dùng khoảng 4- 5 đầu hành để băm nhỏ, đem phi thơm trên chảo, sau đó, cho thịt lợn vào để xào săn lại. Cho 1 nắm gạo vào trong nồi nước, bắc lên bếp đun cho sôi, vặn nhỏ lửa và tiếp tục đun cho đến khi cháo trong nồi nở bung.
Tiếp theo, mẹ hãy cho thịt lợn vào, tiếp tục nấu sôi thêm khoảng 3-5 phút, cuối cùng cho rau ngót vào và nhanh tay khuấy đều là xong. Khi cháo chín, các mẹ tắt bếp, múc cháo ra bát để cho nguội bớt. Thế là mẹ đã có món cháo thơm ngon dành cho bé ăn dặm thật hấp dẫn, đủ chất và ngon miệng rồi.
Cháo thịt gà và nấm rơmĐể nấu món cháo thịt gà nấm rơm, các mẹ cần chuẩn bị: 30gr thịt gà, 30gr nấm rơm, 40gr gạo nấu cháo, 1 thìa cafe dầu ăn, kèm theo một chút hành ngò, mắm muối, gia vị,… phù hợp. Thịt gà và nấm hương mẹ hãy rửa sạch và đem cắt nhỏ. Bắc chảo lên bếp, tiếp đến, đổ dầu ăn đun cho nóng già rồi cho hành vào phi thơm, sau đó cho thịt gà và nấm rơm cắt nhỏ vào xào.
Cho gạo đã vo vào nước, bắc lên bếp đun sôi, vặn lửa nhỏ rồi đun thêm khoảng 20 phút để cho gạo nhừ. Sau đó, cho thịt gà và nấm hương đã xào vào, tiếp tục nấu sôi lên thêm 5 – 10 phút nữa. Mẹ có thể cho thêm các loại hành ngò để trang trí cho đẹp mắt và giúp món ăn dậy mùi thơm. Cuối cùng, tắt bếp, múc cháo ra bát, chờ 1 chút cho nguội bớt rồi cho bé ăn.
Cháo trứng và đậu phụ nonĐể nấu được món thực đơn cho be 11 tháng tăng cân này, mẹ cần chuẩn bị trứng gà: 1 quả, đậu phụ non: 1 miếng nhỏ, gạo nấu cháo: 60g, dầu ăn: 1 thìa cà phê. Cách làm rất đơn giản: đập trứng lấy lòng đỏ, cho đậu phụ non vào bát trứng và đánh đều cho tan hết.
Cho gạo vào nồi nước nấu cho sôi, khuấy đều, sau đó đun với lửa nhỏ khoảng 20 phút. Khi cháo chín nhừ, gạo nở bung hết thì mẹ hãy cho trứng và đậu phụ vào đun sôi bùng lên rồi tắt bếp. Đổ cháo ra bát, nêm thêm 1 – 2 giọt dầu ăn rồi cho trẻ ăn khi còn ấm.
Cháo thịt bò nấu với súp lơ xanhVới cách nấu cháo cho bé 11 tháng tuổi này, mẹ cần chuẩn bị thịt bò: 35g, súp lơ xanh: 30g, phô mai: 1 miếng, dầu ăn: 1 thìa cà phê,… Cách làm như sau: Thịt bò rửa sạch, băm nhỏ, súp lơ xanh rửa sạch, thái nhỏ rồi cho vào máy xay nhuyễn cùng với 1 miếng phô mai.
Cháo thịt bò súp lơ xanh – món ngon khó cưỡng của trẻCho gạo vào rồi bắc lên bếp đun sôi, vặn nhỏ lửa và tiếp tục đun thêm 20 phút. Đến khi cháo nhừ, đặc sền sệt lại thì mẹ cho thịt bò, súp lơ xanh, phô mai đã tán nhuyễn vào nồi cháo, khuấy cho đều đến khi cháo chín sôi bùng lên. Cuối cùng, mẹ tắt bếp, nêm thêm gia vị cho rồi bé ăn.
Bún rau cải – Món ngon trong thực đơn ăn dặm cho bé 10-11-12 thángNguyên liệu chính gồm có mì (hoặc bún): 50g, thịt bò: 20g, cải ngọt: 1 cây, cà rốt: 1 khoanh, nước luộc rau củ,… Cách làm như sau:
Mì (hoặc bún) đem luộc qua nước sôi rồi vớt ra, để ráo nước, cắt ngắn cho sẵn vào bát nhỏ. Rau cải ngọt rửa sạch, luộc chín rồi sau đó thái nhỏ. Cà rốt xắt miếng hạt lựu rồi luộc chín. Thịt bò thái nhỏ, xào chín tới.
Đặt thịt bò, cà rốt, rau cải luộc lên bát bún, đun sôi nước luộc rau củ rồi múc từng muỗng đổ lên bát bún đã đầy đủ nguyên liệu. Vừa thổi vừa cho bé ăn khi còn nóng.
https://viknews.com/vi/gia-dinh/dinh-duong/be/thuc-don-cho-be-10-11-12-thang.html
https://www.mabu.vn/thuc-don-cho-be-10-12-thang-tuoi.html
https://www.nhs.uk/start4life/weaning/what-to-feed-your-baby/10-12-months/
Thực Đơn Ăn Dặm Cho Bé 9 Tháng Tuổi Tăng Cân
Thực đơn ăn dặm dinh dưỡng cho bé 9 tháng tuổi
Nhu cầu dinh dưỡng cho bé 9 tháng tuổiTheo chúng tôi Lê Bạch Mai, Nguyên Phó Viện trưởng Viện Dinh dưỡng Quốc gia, Giám đốc Y khoa Hệ thống Phòng khám Dinh dưỡng – Y học Vận động Nutrihome (khu vực miền Bắc), để giúp trẻ 9 tháng tuổi phát triển về chiều cao, cân nặng trong giai đoạn này, mẹ cần hiểu rõ nhu cầu dinh dưỡng đầy đủ cho trẻ. Với trẻ 9 tháng tuổi, ngoài sữa mẹ, bé cần ăn dặm thêm bột, cháo đặc, trái cây, yaourt… Khẩu phần hàng ngày của bé 9 tháng tuổi gồm 3 bữa chính và 3 bữa phụ bao gồm:
Sữa mẹ: 500 – 600ml
Ba bữa chính: bột, cháo ăn dặm, hoặc cơm nhão: gạo; thịt/cá; dầu ăn; rau xanh, trái cây bao gồm 60 – 90g gạo tẻ trắng, 60 – 90g thịt (tôm, cá… ), 15g dầu (mỡ), rau xanh, quả chín…). Mỗi bữa khoảng 200ml cháo.
Ba bữa phụ bao gồm: trái cây, yaourt, phô mai, bánh quy…
Nhóm bột đường: gạo, yến mạch, lúa mì và các loại đậu…
Nhóm chất đạm: thịt, cá, tôm, cua, lòng đỏ trứng…
Nhóm vitamin và khoáng chất: tất cả các loại rau củ, trái cây. Ưu tiên rau màu xanh đậm, các loại trái cây họ cam quýt.
Sữa và các chế phẩm từ sữa: yaourt, pho mát, bơ…
Những điểm cần lưu ý trong chế độ ăn dặm cho trẻ 9 tháng tuổi
Trẻ 9 tháng tuổi đã có 4 răng cửa và bắt đầu quá trình tập nhai, nên mẹ có thể cho trẻ ăn cháo nguyên hạt, bột ăm dặm và các loại rau củ băm nhuyễn chứ không cần phải xay, nghiền nát như giai đoạn trước.
Tập cho trẻ ăn bốc với các loại thức ăn như: các loại rau, củ, trái cây. Điều này không chỉ giúp trẻ khám phá mùi vị thực của các loại thức ăn, mà còn khuyến khích bé tập nhai, kích thích hệ tiêu hóa, trẻ sẽ hào hứng với bữa ăn và ăn ngon miệng hơn.
Bé 9 tháng tuổi cần ăn đa dạng thực phẩm
Ngoài các cữ bú mẹ, mẹ nên bổ sung thêm các chế phẩm từ sữa vào các bữa ăn phụ như: yaourt, phô mai, bơ… giúp tăng cường thêm dưỡng chất cho trẻ 9 tháng tuổi.
Nên xây dựng thực đơn phong phú cho trẻ, cung cấp đủ chất, giúp bé ăn ngon miệng hơn. Đặc biệt, với những đứa trẻ bú mẹ thì cần tăng cường chất sắt trong thực đơn của bé như gan gà, gan lợn, thịt đỏ… Tuy nhiên, trẻ 9 tháng tuổi vẫn chưa sử dụng được các thực phẩm sau: sữa tươi, lòng trắng trứng, các loại hải sản thuộc dòng vỏ cứng như trai, sò, ốc.. vì có nguy cơ dị ứng cao.
Cho trẻ uống thêm nước: Khác với trẻ 6 tháng đầu đời, thì trẻ 9 tháng cần được uống đủ nước để tránh táo bón.
Nên tập thói quen ngồi vào bàn ăn: Để tập thói quen ăn uống nghiêm túc, mẹ nên cho bé ngồi vào bàn ăn như một thói quen, bé sẽ hào hứng ăn uống hơn.
Gợi ý thực đơn ăn dặm cho bé 9 tháng tuổi tăng cân 1. Cháo cá hồi + bí đỏThực đơn tham khảo cho trẻ 9 tháng tuổi tăng cân
Cách làm: Cá hồi rửa sạch hấp cách thủy với ít lát gừng để khử mùi tanh của cá. Cá chín đem ra gỡ bỏ xương, băm nhuyễn. Sau đó phi với hành khô băm nhuyễn cho ra bát. Bí đỏ gọt vỏ, hấp chín, nghiền nhuyễn. Cháo nấu nhừ thì cho cá hồi và bí đỏ vào, nấu sôi lên cho hành lá thái nhuyễn vào và tắt bếp. Múc cháo ra bát và cho dầu ăn vào, cho con ăn lúc cháo còn ấm.
2. Cháo gan gà + khoai langCách làm: Gan gà rửa sạch rồi băm nhuyễn, phi với hành khô rồi múc ra bát. Khoai lang hấp chín và nghiền nhuyễn. Gạo nấu cháo nhừ thì cho gan gan gà và khoai lang vào nấu sôi lên. Múc cháo ra bát và cho dầu ăn vào rồi cho bé ăn.
3. Cháo thịt heo + rau ngótCách làm: Gạo cho vào nồi ninh nhừ, thịt heo rửa sạch, băm nhỏ, phi với chút hành khô băm nhuyễn cho chín và cho vào cháo. Rau ngót trụng sơ và đem cắt nhuyễn rồi cho vào cháo, đợi cháo sôi lại cho chín rau thì tắt bếp. Múc cháo ra bát và cho dầu ăn vào và cho bé ăn.
4. Cháo tôm + cải bó xôiCách làm: Tôm bóc vỏ, bỏ đầu, chỉ đen và băm nhuyễn rồi xào qua với hành khô băm nhỏ. Cải bó xôi trụng qua và cắt nhuyễn. Gạo ninh nhừ thì cho tôm và cải bó xôi vào nấu sôi lại cháo thì tắt bếp. Múc cháo ra cho dầu ăn vào và rồi cho bé ăn.
Bên cạnh đó, Trung tâm Dinh dưỡng – Y học Vận động Nutrihome cũng đầu tư hệ thống máy xét nghiệm sinh hóa, huyết học hiện đại, máy phân tích thành phần cơ thể thế hệ mới nhất, máy xét nghiệm vi chất (vitamin D, vitamin B), máy siêu âm… giúp các bác sĩ chẩn đoán và đưa ra phác đồ chính xác, góp phần quan trọng cho quá trình điều trị và chăm sóc dinh dưỡng cho bé 9 tháng tuổi hiệu quả.
Thi Phan
Cập nhật thông tin chi tiết về Cách Lên Thực Đơn Ăn Dặm Cho Bé 5 Tháng Tuổi Chỉ Với 50K/Ngày trên website Raffles-hanoi.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!