Bạn đang xem bài viết Cách Nấu Chè Đậu Đen Nước Cốt Dừa Thơm Ngon Mà Không Bị Sượng được cập nhật mới nhất trên website Raffles-hanoi.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Là một món chè truyền thống của người dân Việt Nam, có tác dụng giải nhiệt rất tốt và thường được ăn vào mùa hè. Với nguyên liệu chính là hạt đậu đen – loại ngũ cốc phổ biến, dễ mua, dễ bảo quản, ai cũng có thể tự nấu chè tại nhà để thưởng thức.
Cách nấu chè đậu đen không cầu kì, nói cách khác là rất đơn giản, chẳng cần kết hợp với nguyên liệu cao sang, chỉ những hạt đậu bình dân ấy cũng có thể làm nên một món ăn ngon chuẩn vị. Vào những ngày hè oi bức, cầm trên tay ly chè đậu đen mát lạnh, hạt đậu đen nhừ chín bở, bùi bùi không bị sượng, vị thanh thanh, ngọt nhưng không hắc… tưởng chừng cái nắng nôi, khó chịu như dần tan biến đi.
Nhiều người nấu chè đậu đen bằng cách ngâm đậu trong nước cho mềm, đổ vào nồi ninh chín rồi thêm đường vừa ăn là xong. Cách làm này không có gì sai nhưng không thể đem lại món chè thơm ngon nhất, chè nấu xong đậu có thể bị nát hoặc sượng, nước rất ngọt nhưng đậu lại nhạt, ăn không ngon… Thực hiện đúng các bước hướng dẫn này, nhất định bạn sẽ có ly chè ngon không thua kém ngoài tiệm.
Nguyên liệu
Đậu đen: 300 – 400g
Đường cát trắng: 200g
Nước cốt dừa: 200ml
Dừa khô: 30g
Dừa tươi nạo sợi: 50g
Dầu chuối: 10ml
Đậu phộng rang giã nhỏ: 30g
Sơ chế đậu đenBạn cho đậu đen vào rổ, kiểm tra lần nữa để loại bỏ tạp chất và những hạt đậu bị hỏng. Đổ đậu vào một cái thau nhỏ, xả ngập nước rồi hớt bỏ những hạt nổi vứt đi (đậu nổi là những hạt đã bị hư hỏng), chỉ giữ lại phần hạt chìm.
Vo đậu thật sạch với nước, bạn cho đậu vào nồi, đổ ngập nước rồi ngâm khoảng 2 – 3 tiếng, ít nhất cũng phải 1 tiếng để đậu mềm hơn để khi ninh có thể nhừ đều, không bị sượng và cũng không bị nát. Khi ngâm đậu phải lấy vung đậy kín nồi vì phần nước ngâm sẽ được dùng để ninh đậu luôn, cần đảm bảo vệ sinh sạch sẽ.
Ninh chè đậu đenKhi hết thời gian ngâm đậu, bạn bắc nồi lên bếp, cho thêm nước và nấu với lửa lớn. Lưu ý rằng, lượng nước trong nồi phải ngập đậu và tương đương với lượng nước bạn muốn nấu chè, không nên cho quá nhiều, chè sẽ bị loãng.
Khi nước nổi bọt và chuẩn bị sôi, bạn mở vung nồi để nước không bị trào ra ngoài. Nước sôi thì dùng muôi múc hết bọt ra ngoài, hạ lửa nhỏ và ninh cho đến khi hạt đậu chín mềm ( chín mềm nhưng không chín nát) rồi tắt bếp.
Múc đậu ra ngoài và ướp đườngBạn dùng muôi thủng múc hết phần hạt đậu đen ra ngoài, cho vào một chiếc tô lớn (hoặc đổ nước đậu sang nồi khác, đổ đậu đen ra rổ cho ráo nước rồi trút vào tô). Đổ đường vào tô đậu, nhẹ nhàng trộn đều, để trong khoảng 10 – 15 phút cho đậu thấm ngọt.
Hoàn thiện món chè đậu đenSau khi đảo đậu và đường xong xuôi, bạn trút hỗn hợp này sang nồi nước chè đã ninh trước đó, bật bếp nấu sôi trở lại. Nêm nếm lượng đường cho phù hợp với khẩu vị rồi tắt bếp.
Lưu ý:
Chè đậu đen bạn có thể ăn nóng hoặc ăn lạnh, cách ăn lạnh thường kết hợp với đá. Nếu muốn ăn lạnh, bạn nãy nêm thêm một chút đường để chè ngọt đậm, khi cho đá vào sẽ vừa ăn.
Nếu muốn nồi chè sánh hơn thì hãy hòa tan 2 muỗng cà phê bột năng với nước, đổ vào nồi khuấy đều cho đến khi chè có độ sánh đặc như ý. Bước này bạn không nhất thiết phải thực hiện vì chè loãng ăn cũng rất ngon.
Trình bày và thưởng thứcĐợi cho chè nguội tự nhiên, bạn múc chè ra ly hoặc ra chén tùy ý. Rưới 1 – 2 muỗng cà phê nước cốt dừa lên trên, rắc thêm chút dừa khô, dừa nạo, đậu phộng giã dập, nhỏ thêm vài giọt dầu chuối cho thơm rồi trộn đều và thưởng thức. Nếu muốn ăn lạnh, bạn cho thêm đá bào vào hoặc làm mát trước khhi ăn.
Lưu ý, nếu muốn ăn chè đậu đen nguyên bản thì bạn múc ra ăn ngay, không cần thêm các nguyên liệu khác.
Yêu cầu thành phẩm
Món ăn sau khi trình bày phải có thành phẩm hấp dẫn với nhiều màu sắc khác nhau, đó là màu đen của chè nguyên bản, màu trắng của nước cốt dừa, điểm thêm những sợi dừa nạo đẹp mắt, vài miếng dừa khô giòn tan và đậu phộng rang vàng giòn.
Hạt đậu chín mềm nhưng không nát, thấm vị ngọt; nước chè ngọt thanh, không hắc, sóng sánh mùi thơm của nước cốt dừa và thoang thoảng hương dầu chuối.
Chè đậu đen để nguội là ăn được ngay nhưng ăn lạnh là ngon nhất, bạn phải chờ chè nguội hẳn thì mới cho đá vào, nếu chè còn nóng đá sẽ nhanh tan, chè bị loãng và không còn hấp dẫn.
Mẹo & lưu ý (Footnotes)Dùng loại đường nào không quan trọng, bạn có thể dùng đường cát, đường kính trắng hay đường nâu đều được. Lượng đường tùy theo khẩu vị của bạn, nếu thích ăn ngọt nhiều thì chuẩn bị thêm đường.
Nước cốt dừa để ăn kèm với dừa cho béo ngậy, bạn có thể mua sẵn trong siêu thị (nước cốt dừa đóng hộp) hoặc mua dừa tươi về làm, tuy mất công một chút nhưng vừa ngon vừa đảm bảo.
Thông tin thêm Biến tấu với món chè đậu đen trân châuNgoài cách làm như trên, món chè này còn được biến tấu với nhiều nguyên liệu khác nhau để tạo sự đa dạng, phổ biến nhất là chè đậu đen trân châu.
Để làm hạt trân châu, bạn trộn bột năng với nước nóng già, nhào bằng tay cho đến khi tạo thành một khối bột dẻo mịn. Dừa tươi cắt thành những hạt lựu nhỏ để làm nhân trân châu. Lấy từng chút bột vào tay, nhận bẹp rồi cho miếng dừa vào giữa, vo tròn lại thành những viên trân trâu có kích thước đồng đều. Trong 1 bài viết khác, chúng tôi sẽ hướng dẫn các bạn cách làm trân châu chi tiết sau.
Tiếp theo, bạn nấu sôi nồi nước trên bếp rồi thả các viên trân châu vào luộc, khi thấy trân châu chuyển từ màu trắng sang trong và nổi lên mặt nước là đã chín. Dùng muôi thủng vớt trân châu ra, cho vào tô nước đá lạnh để trân châu không dính vào nhau.
Khi đã nấu xong, bạn múc hạt đậu ra ly, cho thêm một lớp trân châu rồi múc nước chè vào, tiếp đó có thể thêm nước cốt dừa, dừa nạo… tùy ý. Chè đậu đen trân châu vừa ngon lại vừa đẹp mắt, có sự kết hợp của hạt đậu bùi bùi, trân châu dai dai và nước chè ngọt ngon, thanh mát.
Những thông tin thêm về đậu đenĐậu đen là thực phẩm ngon, bổ, rẻ được nhiều người ưa chuộng. Theo Y học cổ truyền, đậu đen tính hơi ôn, vị ngọt, quy kinh thận, có tác dụng trừ thấp, giải độc, bổ huyết, bổ thận, bồi bổ cơ thể… Các tài liệu cổ viết rằng ăn đậu đen chữa được chứng thùy phũng, tê thấp, bổ thận, giải độc, phụ nữ dùng lâu ngày có tác dụng làm đẹp hiệu quả. Nhiều tổ chức y tế công cộng nói về các loại đậu, trong đó có đậu đen như một nhóm thực phẩm chính có tác dụng bảo vệ sức khỏe và ngăn ngừa bệnh tật.
Đậu đen chứa hàm lượng protein lên đến 24,4%, glucid 53,3 g%, lipid 1,7%,và các loại axit amin thiết yếu khác. Ngoài ra, đậu đen còn chứa vitamin A, B1, B2…
Sử dụng đậu đen giúp bổ thận, bổ máu và làm sáng mắt, đặc biệt nó còn có tác dụng điều trị thận yếu, mặt sưng phù, lưng eo nhức mỏi, phong thấp tê liệt, thấp khớp hoặc các bệnh lở loét. Khi sử dụng đậu đen, bạn lưu ý đậu có tính mát nên không dùng cho những người bị hư hàn, chân tay hàn, sợ lạnh. Những người này nếu ăn nhiều đậu đen sẽ làm tình trạng bệnh nặng hơn.
Hướng Dẫn Cách Nấu Chè Đậu Trắng Nước Cốt Dừa
Nguyên liệu
200g đậu trắng
½ chén gạo nếp
1 muỗng canh bột năng
1 chén nước cốt dừa
150g dừa nạo
200g đường
Các bước thực hiện Bước 1: Sơ chế nguyên liệuĐầu tiên, bạn vo sạch gạo nếp rồi cho vào âu nước ngâm trong vòng khoảng 4 tiếng để gạo được nở mềm.
Tương tự, bạn rửa đậu trắng với nước để sạch bụi bẩn bám bên ngoài rồi cũng cho vào âu nước ngâm khoảng 4 tiếng để đậu nở mềm.
Ngâm đậu trắng trong âu nước khoảng 4 tiếng để chúng nở mềm (Ảnh: Internet)
Bước 2: Nấu nước cốt dừaTiếp đến, cho dừa nạo vào trong âu lớn, đổ nước ấm vào cùng, bạn vắt mạnh tay để lấy được phần nước cốt.
Vắt dừa nạo để lấy nước cốt dừa (Ảnh: Internet)
Trộn phần nước vừa vắt vào trong bát nước cốt dừa mua sẵn, khuấy đều rồi cho vào nồi bắc lên bếp đun sôi. Khi nước cốt dừa trong nồi sôi nhẹ, bạn cho 1 ít muối và đường vào khuấy đều.
Kế đó, bạn hòa bột năng cùng ít nước trong bát, đổ từ từ vào trong nồi nước cốt dừa đang sôi. Lưu ý, bạn nên khuấy liên tục cho đến khi phần nước cốt dừa sánh đặc.
Nấu cho đến khi nước cốt dừa trong nồi sánh đặc (Ảnh: Internet)
Bước 3: Cách nấu chè đậu trắngLúc này, bạn vớt đậu trắng ra ngoài, cho vào nồi nước, bắc lên bếp luộc chín mềm, vớt ra để trên rổ.
Luộc đậu trắng chín mềm (Ảnh: Internet)
Bạn cho gạo nếp vào trong nồi, bắc lên bếp nấu cho nở bung rồi tiếp tục cho đậu trắng vừa luộc vào tiếp tục nấu.
Sau đó, bạn cho thêm lượng đường và muối vào nồi chè sao cho vừa ăn. Đây là thao tác quan trọng trong cách nấu chè đậu trắng, vì vậy bạn cần linh hoạt điều chỉnh gia vị phù hợp với khẩu vị của gia đình.
Cho gạo nếp, đậu trắng vào nồi bắc lên bếp nấu chín (Ảnh: Internet)
Bước 4: Hoàn thành và trình bày thành phẩmCuối cùng, bạn múc chè đậu trắng ra bát hoặc ly, cho nước cốt dừa lên trên là hoàn tất cách nấu chè đậu trắng nước cốt dừa một cách nhanh chóng. Bây giờ, bạn đã có thể thưởng thức bát chè thơm ngon cùng người thân.
Trình bày món chè đậu trắng nước cốt dừa bắt mắt rồi thưởng thức (Ảnh: Internet)
Yêu cầu thành phẩmThành phẩm chè đậu trắng nước cốt dừa có một số yêu cầu như sau:
– Gạo nếp, đậu trắng nở mềm nhưng không bị nát.
– Đậu trắng có vị bùi, gạo nếp dẻo, trong, nước cốt dừa béo ngậy.
– Chè không quá đặc hay quá loãng, độ ngọt vừa phải.
Một số lưu ý quan trọng khi nấu chè đậu trắng nước cốt dừa– Để tăng thêm hương thơm của món chè, bạn có thể cho thêm 1 muỗng cà phê vani.
– Bạn có thể chủ động điều chỉnh lượng đậu trắng, gạo nếp, nước cốt dừa sao cho phù hợp với khẩu vị của gia đình.
– Khi thực hiện cách nấu chè đậu trắng nước cốt dừa, bạn có thể sử dụng đường kính, đường phèn đều được.
– Ngoài cách tự làm nước cốt dừa tại nhà, bạn cũng có thể mua nước cốt dừa có sẵn bán ở các cửa hàng tạp hóa, siêu thị.
Như vậy, chúng ta đã hoàn thành cách nấu chè đậu trắng nước cốt dừa ngay tại nhà. Thành phần nguyên liệu dễ tìm mua, cách làm tương đối đơn giản, thời gian chế biến nhanh chóng, hương vị thơm ngon ấn tượng, tại sao bạn không thử ngay món ngon này?
Nếu muốn biết thêm công thức chế biến nhiều món chè khác, các bạn có thể theo dõi những bài viết tiếp theo của chúng tôi hoặc điền thông tin cá nhân vào form bên dưới. Chúng tôi sẽ liên hệ và tư vấn khóa học phù hợp với bạn nhất.
Cách Nấu Chè Đậu Đen Thơm Ngọt
1. Cách nấu chè đậu đen ngon đúng chuẩn
Đây là món chè dân dã truyền thống của người dân Việt Nam. Món chè này có tác dụng giải nhiệt rất tốt và thường được dùng vào mùa hè. Nguyên liệu chính của món ăn này chính là hạt đậu đen – loại ngũ cốt dễ mua, bổ dưỡng, dễ bảo quản đấy!
Đậu đen: 400 – 500g
Đường kính trắng: 200g
Nước cốt dừa: 200ml (bạn có thể tự làm hoặc mua sẵn tại siêu thị)
Dừa khô: 30g
Dừa tươi nạo sợi: 50g
Dầu chuối: 10ml
Đậu phộng rang giã nhỏ: 30g
Những lưu ý trong quá trình chuẩn bị nguyên liệuMón chè này ngon nhất là khi bạn chọn được đậu đen xanh lòng, có hạt đều, mẩy và vỏ thì bóng loáng, có màu đen nhánh. Hạt đậu ngon là hạt đậu đều nhau, lành lặn và không bị sâu hay mối mọt gì cả.
Đường để nấu chè dùng loại nào cũng không quan trọng. Dù đó là đường cát trắng, đường kính hay đường nâu đều được hết. Lượng đường không nhất thiết theo công thức trên mà tùy theo khẩu vị của bạn nêm nếm cho vừa là được.
Nước cốt dừa ăn kèm chè sẽ làm món chè thêm béo ngậy và thơm hơn. Nếu dùng nước cốt dừa đóng lon thì bạn nên mua trong siêu thị. Còn nếu tự làm được thì tốt nhất.
Bước 1: Sơ chế nguyên liệuTiếp tục vo thật sạch đậu với nước để trôi hết chất bẩn, rồi đổ gập nước ngâm khoảng 2 tới 3 tiếng/ Muốn nhanh thì cũng phải để ngâm 1 tiếng để đậu mềm nhừ hơn, khi nấu không bị sượng, không bị nát. Khi ngâm đậu bạn chú ý dùng vung đậy kín phần nước ngâm lại vì nước ngâm sẽ dùng để nấu đậu.
Bước 2: Thực hiện ninh chè Bước 3: Tiến hành ướp đường cùng đậuDùng muôi thủng vớt hết đậu ra ngoài và cho vào 1 bát sạch. Tiếp tục cho đường vào tô hạt đậu và nhẹ nhàng trộn đều. Để trong 10 tới 15 phút cho đậu ngấm đường.
Bước 4: Hoàn thành món chè đỗ đenĐảo đậu với đường xong thì bạn đổ hỗn hợp này sang nồi nước chè và cho len bếp ninh sôi trở lại. Nếm đường lại một lần nữa cho vừa miệng rồi tắt bếp.
Để chè nguội rồi bạn múc ra ly hoặc bát sau đó cho thêm 1 tới 2 thìa nước cốt dừa lên trên, rồi tiếp tục là dừa khô, dừa nạo, đậu phộng giã nguyễn và 1 vài giọt dầu chuối cho thơm rồi trộn đều và thưởng thức là được.
Món ăn sau khi nấu xong phải có màu sắc hấp dẫn. Màu đen của chè nguyên chất thêm chút màu trắng của dừa nạo và nước cốt dừa. Màu vàng thơm của dừa khô và đậu phộng rang giã nhỏ.
Hạt đậu chín mềm nhưng không bị nát và thấm được vị ngọt. Khi ăn thấy bở và không bị hắc. Mùi hương đậu hòa quyện với mùi thơm của nước cốt dừa và dầu chuối.
Chè này để nguội là có thể ăn được rồi nhưng bạn nên ăn lạnh thì sẽ ngon hơn. Bạn nên để chè nguội hẳn rồi mới cho đá! Hoặc có thể cho vào ngăn mát tủ lạnh.
2. Chè đậu đen và những thông tin thú vịĐậu đen là một thực phẩm ngon bổ rẻ được nhiều người ưa chuộng. Theo Đông y, đậu đen có tính hơn ôn, vị ngọt. quy kinh thận. Vì thế chúng có tác dụng trừ thấp, giải độc, bổ huyết, bỏ thẩn và bồi bổ cơ thể.
Có những tài liệu cổ ghi được đậu đen chữa được thùy phũng, tê thấp, bổ thân. Phụ nữ nếu dùng lâu sẽ khiến da đẹp hơn.
Các tổ chức y tế công cộng xếp đậu đen vào nhóm thực phẩm chính có tác dụng bảo vệ sức khỏe và ngăn ngừa bệnh tật tốt.
Theo nghiên cứu đậu đen có hàm lượng protein lên đến 24,4%, glucid 53,3 g%, lipid 1,7%,và các loại axit amin thiết yếu khác. Không những vậy đậu đen còn chứa nhiều vitamin A, B1, B2,….
Sử dụng đậu đen thường xuyên sẽ giúp bổ máu, bổ thận và làm sáng mắt, đẹp da. Không những thế nó còn có tác dụng điều trị phong tê thấp, mặt sưng phù, thấp khớp hay các bệnh lở loét.
Mặc dù đậu đen tốt là thế nhưng không phải ai cũng thích hợp để sử dụng món ăn này. Không những không bổ cho cơ thể mà còn khiến tình trạng sức khỏe suy yếu hơn.
– Những người có tính hàn (chân tay lạnh, thiếu lực, chân đau nhứ, đi ngoài phân lỏng) càng ăn đỗ đen thì bệnh càng nặng thêm. Thậm chí nặng hơn có thể khiến bạn đi ngoài mất nước nhiều và cơ bắp yếu hơn, đường tiêu hóa cũng gặp vấn đề.
– Những người bị đau dạ dày, tụy yếu không kể là trẻ con hay người già thì không nên ăn chè đậu đen. Do trong đậu đen có chứ hàm lượng dinh dưỡng cao hơn cả thịt gà.
Do vậy trong thời gian ngắn khó mà tiêu hóa hết được các chất dinh dưỡng. Không những thế đậu đen là thức ăn lạnh, sau khi ăn bệnh tình dễ bị tái phát.
– Đậu đen có tính hàn nên khi bụng đang đói thì bạn không nên ăn chè đậu đen vì có thể ảnh hưởng không tốt tới dạ dày.
Cập nhật 25/06/2020
Cách Nấu Chè Đậu Trắng Với Gạo Nếp Và Nước Cốt Dừa Tại Nhà Ngon Nhất
Phần nguyên liệu được chia làm 2 phần: Phần nấu chè và phần làm nước cốt rưới lên trên.
Phần nguyên liệu nấu chè
Đậu trắng: 200 gram
Gạo nếp: 150 gram
Baking soda (muối nở): 1 thìa
Lá dứa: 1 cây
Đường phèn: 300 gram
Nước cốt dừa: 500ml
Vani: 2 ống
Muối: 1 muỗng
Phần nguyên liệu nấu nước cốt
Nước cốt dừa: 300ml
Nước lọc: 100ml
Đường phèn: 1.5 thìa
Muối: 1/4 thìa
Bột năng: 2 thìa
Bột gạo: 2 thìa
Lượng đậu trắng, gạo nếp cũng như lượng đường bạn có thể tùy chỉnh sao cho phù hợp với sở thích của mình khi thích ăn nhiều đậu hoặc ăn nhiều nếp hơn.
Đặc điểm của đậu trắng là có lớp vỏ khá cứng và có vị chát. Khi nấu thì dễ mềm nhưng khi cho đường vào nấu và để nguội thì dễ bị cứng lại. Cách sơ chế để khắc phục tình trạng này bạn hãy ngâm đậu với 1 thìa cafe baking soda như bước sơ chế bên dưới.
Bạn có thể sử dụng đường phèn hoặc đường kính trắng đều được. Ở đây mình sử dụng đường phèn.
Các bước nấu chè đậu trắng Bước 1: Sơ chế và luộc đậu trắngVo sạch gạo nếp và để riêng, ngâm 3h cho mềm (không ngâm cũng được).
Đậu trắng rửa sạch. Hòa tan 1 muỗng cafe baking soda trong chậu nước rồi ngâm đậu trắng 6 tiếng.
Bắc nồi lên bếp và luộc đậu trắng với lửa nhỏ khoảng 40 phút hoặc hơn với 1/2 thìa muối để khi ăn đậu không bị nhạt, khi ăn thử thấy đậu chín mềm là được.
Sau đó đổ đậu ra rổ và rửa lại với nước 1 lần.
Bước 2: Nấu nước cốt chèTrước khi nấu nước cốt chè, bạn cho gạo nếp vào tô, lần lượt cho: 1/4 thìa muối, 500ml nước cốt dừa vào ngâm 15 phút.
Để nấu nước cốt, bạn bắp nồi lên bếp. Sau đó cho 100ml nước cốt dừa vào, nếu nước cốt khá đặc thì nên cho thêm 100ml nước lọc vào cho vừa, 1.5 thìa đường, 1/4 thìa muối và khuấy đều. Trước khi đun, bạn múc vài thìa nước cốt này vào 1 bát nhỏ và hòa thêm 2 thìa bột năng + 2 thìa bột gạo. Bát nước bột năng này bạn sẽ cho vào nồi chè khi vừa nấu xong để tạo độ dẻo, sẽ sử dụng ở bước sau.
Bắt đầu bật bếp ở mức lửa nhỏ, vừa đun vừa khuấy đều khi thấy hỗn hợp hơi đặc và quyện lại thì tắt bếp, cho hỗn hợp ra bát.
Đến đây, bạn đã có đậu xanh luộc chín ở bước 1, nước cốt dừa đã nấu ở bước này (bước 2) và 1 chén nhỏ hỗn hợp bột năng. Tiếp theo chúng ta sẽ tiến hành nấu chè đậu trắng.
Bước 3: Nấu chè đậu trắngĐậy vung, bật bếp đun sôi rồi hạ lửa ở mức thấp nhất. Nấu chè khoảng 60 phút, khi thấy gạo nếp chín, chuyển sang màu trong là được. Trong quá trình nấu không nên đảo hoặc khuấy.
Yêu cầu thành phẩmMón chè đậu trắng đạt chuẩn khi đạt được những yêu cầu sau:
Đậu trắng và gạo nếp không bị nát
Đậu trắng khi ăn mềm và bùi không bị chát
Gạo nếp dẻo, trong
Chè không quá đặc cũng không quá loãng và có độ ngọt vừa đủ, phù hợp với khẩu vị của bạn
Nước cốt đậm đà béo ngậy và thơm
Chè nói chung và chè đậu trắng nói riêng không những để ăn vặt, làm bữa phụ trong những ngày hè mà còn được nấu để thắp hương trong những ngày lễ tết, đặc biệt là để cúng thôi nôi (khi bé tròn 12 tháng tuổi).
Chè đậu trắng bao nhiêu calo?Với nguyên liệu chính là đậu trắng và gạo nếp – 2 loại thực phẩm có hàm lượng calo khá cao. Tuy không chính xác nhưng lượng calo từ chè đậu trắng khoảng 400 calo (khá cao) nên bạn nào sợ tăng cân thì không nên ăn quá nhiều nha.
>> Cách nấu chè khoai lang tím với bột báng, nước cốt dừa vừa dẻo vừa ngon hết ý
Cập nhật thông tin chi tiết về Cách Nấu Chè Đậu Đen Nước Cốt Dừa Thơm Ngon Mà Không Bị Sượng trên website Raffles-hanoi.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!