Xu Hướng 4/2023 # Cách Nấu Lẩu Cá Khoai Ngon, Đơn Giản Tại Nhà! # Top 12 View | Raffles-hanoi.edu.vn

Xu Hướng 4/2023 # Cách Nấu Lẩu Cá Khoai Ngon, Đơn Giản Tại Nhà! # Top 12 View

Bạn đang xem bài viết Cách Nấu Lẩu Cá Khoai Ngon, Đơn Giản Tại Nhà! được cập nhật mới nhất trên website Raffles-hanoi.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Nguyên liệu làm lẩu cá khoai

Để làm món lẩu cá khoai thơm ngon, bạn cần chuẩn bị những nguyên liệu sau đây:

1kg cá khoai

500g xương heo

3 quả cà chua

1 bó hành lá, thì lá

Hành củ, me chua

Hải sản: Mực tươi, tôm, nghêu, sò (tùy loại bạn thích)

Rau nhúng: Xà lách, rau thơm, rau cần, rau cải (tùy loại bạn thích)

Gia vị: Nước mắm, ớt, bột nêm, muối, dầu ăn.

Nước xương hầm là một một trong những nguyên liệu không thể thiếu trong món lẩu. Có 3 loại xương được dùng phổ biến để làm nước hầm ngon là xương ống, xương đuôi của heo/ bò và xương ức của gà. Trong món lẩu cá khoai, mình khuyến khích mọi người dùng xương heo, xương heo giúp món lẩu ngon ngọt hơn.

Nên sử dụng loại xương tươi, còn đỏ. Tốt nhất là sáng bạn dậy sớm, đến chợ đầu mối mua ngay ở lò mổ. Tránh mua xương đông lạnh, không rõ nguồn gốc.

Muốn nồi lẩu cá khoai ngon thì đây là bước quyết định tất cả. Chọn mua cá khoai còn tươi, ánh lên những ia sáng màu hồng dọc theo thân.

Cách nấu lẩu cá khoai ngon tại nhà

Bước 1: Sơ chế nguyên liệu

Xương ống rửa sơ qua, chặt thành khúc vừa ăn, rồi cho vào nồi nước có pha muối đun sôi. Sau đó đổ phần nước đi, rửa lại bằng nước lạnh thật sạch, để loại bỏ mùi hôi và chất bẩn. Cho xương đã trần rồi hầm như, để lửa to, khi nước sôi thì hạ lửa nhỏ. Trong quá trình hầm tuyệt đối không cho thêm muối sẽ làm mất đi độ ngọt tự nhiên của xương. Nếu muốn nước ngon, trong hơn thì cho củ hành khô cắt thành múi cau hầm chung. Bạn chỉ cần hầm xương trong 1 tiếng đã đủ làm xương mềm, nhừ, ngọt. Nếu chỉ lấy nước dùng không thì hầm 2 tiếng. Xương hầm ngon nhất trong khoảng 3-4 tiếng.

Cá khoai ngâm với nước muối loãng để miếng cá rắn chắc khi nhúng nước lẩu không bị nát. Sau đó vớt ra rổ cho ráo, dùng dao cắt làm đôi, ướp với nước mắm, bột nêm, gừng, rồi xếp ra đĩa sao cho đẹp mắt, chưa ăn ngày thì dùng màng bọc cá lại bằng màng bọc thực phẩm, bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh.

Bước 3: Sơ chế các loại rau, hải sản

Bạn có thể dùng bất kỳ loại rau gì để nhúng lẩu, tùy theo sở thích. Mỗi vùng khác nhau có sở thích nhúng rau khác nhau, người bắc bộ thích sử dụng rau cần, cải cúc còn nhiều niềm Nam thích dùng rau cải mầm. Rau bạn nhặt bỏ những ngọn dập nát, hỏng, rồi rửa sạch, ngâm nước mũi vớt ra rổ để ráo, khi ăn cho rau ra đĩa.

Đối với các loại rau gia vị

Cà chua rửa sạch, bổ múi cau; hành khô bóc vỏ, đập giập, bằm nhỏ; Hành lá, thì là nhặt bỏ rễ, lá giập, úa vàng, rồi cắt thành khúc vừa ăn. Me ngâm nước nóng cho mềm, dằm nhuyễn, dùng dây lọc lấy phần thịt mẹ

Các loại hải sản bạn thích, rửa sạch, khử mùi tanh bằng rượu trắng, sau đó để ráo, xếp ra đĩa.

Tiếp theo trong hướng dẫn nấu lẩu cá khoai. Bạn bắc nồi lên bếp, cho dầu ăn vào đun nóng, phi thơm hành, đổ cà chua vào xào chín. Tiếp đó cho nước hầm xương vào đun sôi. Nêm nếm gia vị nước me, nước mắm, ớt, bột nêm sao cho vừa, rồi tắt bếp.

Bước 5: Thưởng thức lẩu cá khoai

Khi ăn lẩu, bạn sắp rau, cá khoai, hải sản ra đĩa, sao cho đẹp mắt và hấp dẫn. Khi ăn lẩu thì đun sôi lại nồi nước dùng cho hành lá, thì lá cắt khúc vào. Thích ăn loại nào thì nhúng vào nồi đợi đến khi chín thưởng thức. Món lẩu cá khoai rất tuyệt khi ăn kèm với bún.

So với các loại cá khác, cá khoai ăn lẩu rất đặc biệt, sau khi thả cá vào nồi sôi cho chín tới, rồi vớt ra dùng ngay, khi ăn dùng tay cầm đuôi lắc lắc thịt cá sẽ róc ra. Một buổi tối cuối tuần, các bà nội trợ ngại gì mà không chiêu đãi cả nhã một bữa lẩu. Ngoài cá khoai, có thể học cách nấu lẩu cá lóc mà không cần đến tận Nam Bộ thưởng thức.

Bà bầu ăn cá khoai được không?

Trong cá khoai chứa rất nhiều dinh dưỡng như chất đạm, protein, khoáng chất, nhiều vitamin, chất béo. Chúng còn hỗ trợ điều trị một số bệnh thai kỳ như tiểu đường, chóng mặt, cao huyết áp, thai kỳ. Tuy nhiên cá khoai sống ở vùng nước lợ, gần cửa biển, có chứa thủy ngân, ảnh hưởng rất lớn đến tế bào thần kinh của thai nhi. Bà bầu khi ăn cá khoai, không được ăn sống, chưa chín kỹ, mua tại những cửa hàng uy tín, cá sạch, không sống trong môi trường ô nhiễm. Mỗi tuần nên ăn khoảng 350g cá biển các loại. Thay vào đó bà bầu có thể lựa chọn loại các loại thủy hải sản nước ngọt như tôm, cua, ốc.

Những loại rau ăn lẩu cá khoai phổ biến là rau muống, rau cải, hoa chuối, rau cần, cải cúc, ngoài ra một số vùng miền khác sử dụng rau sống và rau cải mầm để làm rau nhúng… Những loại rau này rất tốt cho dạ dày, còn giúp điều hòa thân nhiệt. Hạn chế sử dụng loại rau dễ gây dị ứng như dọc mùng, nấm, giá đỗ, hoa bí để ăn lẩu. Để tránh ngộ độc bạn nên chọn mua rau có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng. Bởi hiện nay trên thị trường rau thường dùng nhiều hóa chất tăng trưởng, thuốc trừ sâu, sống ở môi trường ô nhiễm.

Cách Nấu Chè Khoai Lang Ngon Đơn Giản Nhất Tại Nhà

Chỉ sau 5 phút đọc bài viết bạn sẽ biết được cách nấu chè khoai lang ngon đơn giản nhất. Đây là món ăn được đông đảo người yêu thích. Và tiếp đó sẽ có nhiều người sẽ thán phục tài nội trợ của bạn bởi khoai lang không chỉ là thức ăn bổ dưỡng mà còn rất tốt cho sức khỏe.

Nguyên liệu nấu chè khoai lang

500g khoai lang tím

50g đường kính

1 hộp sữa ông thọ nhỏ ( hộp nhựa)

150g bột báng

50g bột sắn dây

200ml nước cốt dừa

50g muối ăn

Cách nấu chè khoai lang ngon

Sơ chế nguyên liệu

Bước 1: Rửa sạch khoai rồi loại bỏ vỏ. Sau đó bạn tiến hành cắt khoai thành từng miếng vuông có kích thước khoảng 1,5 – 2 cm. Tiếp đó hòa muối vào nước và thả khoai vào ngâm khoảng 20 phút để loại bỏ nhựa và giúp khoai giữ được màu sắc đẹp mắt.

Bước 2: Sau khi vớt khoai ra và để róc nước thì bạn chuẩn bị nồi để hấp khoai. Đổi tầm 1 lít nước vào và hấp đến khi khoai chín bở thì tắt bếp.

Bước 3: Chia khoai làm hai phần đều nhau. Một phần bạn đem xay nhuyễn và phần còn lại thì ướp với lượng đường đã chuẩn bị.

Bước 4: Trong thời gian chờ khoai ngấm đường thì bạn ngâm bột báng vào nước ấm( khoảng 70-80 độ) trong 15 phút để bột nở mềm hết cỡ rồi vớt ra rổ cho ráo nước.

Bước 5: Đem phần khoai lang đã xay nhuyễn đun với 500ml nước rồi cho sữa đặc vào đun sôi. Với cách này thì sau khi hoàn thành món chè sẽ có mùi thơm và ngậy của sữa và không hề ngọt sắc như khi chỉ dùng đường kính.

Nấu chè khoai lang

Bước 6: Khi hỗn hợp khoai trong nồi sôi thì hòa tan bột sắn với 1/2 bát nước ăn cơm rồi đổ từ từ vào nồi. Tiếp đó bạn khuấy đều tay theo chiều kim đồng hồ và đổ toàn bộ số khoai đã ướp đường trước đó và bột báng vào nồi.

Bước 7: Tắt bếp sau 2 phút khi nồi chè khoai sôi thì bạn tắt bếp và tiến hành múc chè ra từng bát. Giờ chỉ cần rưới nước cốt dừa, rắc dừa nạo cùng lạc rang thì đã có thể mời cả nhà thưởng thức rồi đấy.

Thật đơn giản để chế biến món ngon với cách nấu chè khoai lang đơn giản này bạn nhỉ? Hãy tìm hiểu thêm các món ngon mỗi ngày và một số công thức nấu chè khác hướng trên kênh cẩm nang đời sống chúng tôi để chinh phục hết các món ăn ngon cùng gia đình mỗi khi rảnh dỗi nào?

Cách Nấu Lẩu Vịt Om Sấu Đơn Giản Tại Nhà

Lẩu vịt om sấu thơm ngon, hấp dẫn đến bất ngờ. Ảnh: Internet

Cách chọn và sơ chế vịt ngon

Nên chọn vịt đực, non để thịt tươi ngon, ăn hấp dẫn hơn. Vịt non, ngon có mỏ to, ức tròn, da cổ và da bụng dày, lông mọc đủ các loại, đan xen vào nhau. Khi sơ chế, bạn nên bỏ đi phần phao câu của vịt để bớt mùi hôi, bên cạnh đó, việc sơ chế qua với muối, rượu, gừng còn giúp thịt vịt bớt tanh và thơm hơn.

Nguyên liệu

1 con vịt nặng khoảng 1,5 – 2kg

6 trái sấu

500g khoai sọ

0,5 lít nước dừa

2 củ hành tím

1 củ tỏi

4 nhánh sả

1 ít rau mùi tàu

2 trái ớt

1 nhánh gừng

Gia vị thường dùng: Nước mắm, muối, hạt tiêu

Các bước thực hiện

Vịt làm sẵn mua ngoài chợ, sau khi đem về, dùng muối, giấm hoặc rượu chà xát khắp thân vịt để khử mùi hôi, rửa lại thật kỹ cho sạch, chặt thành từng miếng vừa ăn và để ráo.

Thịt vịt cần sơ chế kỹ để mất mùi hôi tanh. Ảnh: Internet

Bước 2: Sơ chế các nguyên liệu khác

Hành tím, tỏi, gừng bỏ vỏ, băm nhỏ.

Sả bỏ phần lá già, rửa sạch, phần gốc băm nhỏ, phần lá đập dập, cắt khúc.

Khoai sọ gọt vỏ, cắt làm 2 hoặc 4 tùy kích cỡ, cho vào âu nước muối loãng ngâm khoảng 20 phút để giảm độ nhớt rồi mới nấu. Cách sơ chế này sẽ giúp bạn tránh bị ngứa khi ăn.

Sấu tươi cạo sạch vỏ, rửa sạch, để ráo.

Rau mùi tàu làm sạch, cắt nhỏ.

Ớt tươi rửa sạch, bỏ hạt, cắt nhỏ.

Cho thịt vịt vào âu và ướp với các gia vị gồm ½ muỗng canh muối, 1 muỗng cà phê tiêu xay, 1 muỗng canh nước mắm, 1 muỗng canh đường, cùng sả, gừng, tỏi, hành tím băm, mỗi thứ 1 muỗng canh.

Ướp thịt vịt với các gia vị cần thiết. Ảnh: Internet

Bước 4: Nấu lẩu vịt om sấu nước dừa

Đặt nồi lên bếp, đun nóng dầu ăn và phi hành, tỏi, gừng, sả băm cho thơm vàng rồi trút thịt vịt đã ướp vào xào săn lại.

Xào săn thịt vịt. Ảnh: Internet

Sau đó, bạn lần lượt cho khoai sọ, sấu tươi, sả cắt khúc đã sơ chế vào xào chung với lửa nhỏ cho các nguyên liệu chín mềm.

Nấu chín mềm các nguyên liệu. Ảnh: Internet

Tiến hành cho nước dừa đã chuẩn bị vào nồi thịt vịt và nấu với lửa vừa. Khi nước sôi, vớt sấu ra ngoài, dằm nhuyễn rồi cho lại vào nồi. Nêm nếm lại gia vị cho vừa ăn, nấu thêm khoảng 20 phút, bạn cho mùi tàu, ớt vào và tắt bếp.

Lẩu vịt om sấu có cách làm đơn giản, dễ thực hiện. Ảnh: Internet

Trình bày và thưởng thức

Múc lẩu vịt om sấu ra nồi nhỏ, chuẩn bị thêm bún tươi và rau xanh ăn kèm. Món ăn này ngon nhất khi thưởng thức cùng rau muống và rau nhút.

Một số lưu ý khi làm lẩu vịt om sấu

– Nên dùng nước dừa xiêm để nấu lẩu vịt, như vậy món ăn sẽ có hương vị béo ngọt, hấp dẫn.

– Để rút ngắn thời gian, bạn có thể luộc riêng sấu, dầm nát rồi mới cho vào nồi vịt.

– Ngoài muối, rượu, gừng, giấm, bạn có thể dùng nước cốt chanh để khử sạch mùi hôi cho vịt.

– Trong quá trình nấu, bạn có thể nướng sơ vài củ hành tím đã bóc vỏ rồi cho vào nấu cùng vịt, cách này sẽ giúp nồi lẩu vịt thơm ngon hơn.

Cách làm lẩu vịt om sấu miền Bắc với nước dừa rất đơn giản, chỉ với vài bước thực hiện là bạn đã có một món lẩu siêu ngon, siêu hấp dẫn để thưởng thức.

Cách Nấu Lẩu Dê Khoai Môn Chấm Chao Đơn Giản

Trong các món lẩu ngon thì không thể nào thiếu được món lẩu dê khoai môn. Món lẩu này ăn vào những ngày mưa thì còn gì bằng. Thịt dê với vị thơm đặc chưng chấm với một chút chao thật mùi quá. Vị dê ngọt lịm hòa quyện với vị béo của chao thêm một chút cay cay của sate thật khó mà tả hết cảm xúc được.

Khoai môn với vị thơm béo tự nhiên ngấm gia vị của nước dùng lại càng làm cho món ăn thêm phần đặc sắc. Ăn dê là một nghệ thuật thì người nấu lẩu dê lại là một nghệ sĩ. Vậy còn chần chừ gì nữa những nghệ sĩ của chúng ta, cùng vào bếp để trổ hết tài năng thiên phú của mình thôi.

Nguyên liệu làm món lẩu dê khoai môn chấm chao

1kg thịt dê tươi (lựa phần thịt có da và da đã được thui vàng)

Nấm đông cô hoặc nấm bào ngư

1 củ khoai môn

1 củ sen

2 miếng đậu trắng

Váng đậu

1 chén rượu

1 quả dừa tươi

Hành, tỏi, gừng, riềng

Rau ăn lẩu: cải bẹ xanh, mồng tơi, hẹ, rau má

Gia vị: muối, đường, bột ngọt, hạt nêm, tiêu, bột ớt, sate, ngũ vị hương, nước mắm, quế, hồi

Bún hoặc mì tùy ý

Cách sơ chế lẩu dê khoai môn chấm chao

Thịt dê mua về rửa sạch sau đó ướp với rượu và gừng trong 15 phút. Tiếp đó bạn cắt thành miếng nhỏ vừa ăn và ướp chung với đường,bột ngọt, nước mắm mỗi loại 1 muỗng. Tiêu, ớt bột, ngũ vị hương, sate, muối mỗi loại 1/2 muỗng.

Khoai môn cắt miếng vừa ăn và đem chiên

Củ sen tước xơ và cắt khoanh tròn

Đậu hũ cắt miếng nhỏ vừa ăn

Váng đậu ngâm nước cho mềm

Nếu dùng nấm đông cô khô bạn ngâm qua nước và rửa sạch

Riềng cạo vỏ sau đó giã nhỏ vắt lấy nước để ra 1 chén riêng để làm nước sốt

Cách làm nước sốt:

Cách làm nước dùng cho món lẩu dê khoai môn chấm chao

+ Nướng 1 củ hành tây. Quế và hồi bạn xao thơm trên chảo sau đó cho vào túi lọc.

+ Bắc chảo lên bếp phi thơm hành, tỏi bằm. Tiếp đó bạn cho thịt dê vào xào săn. Khi xào được khoảng 10 phút thì bạn chế nước dừa vào. Tiếp đó bạn cho túi lọc chứa quế và hồi cùng hành tây thả vào nồi. Khi nước sôi bạn cho phần sốt, khoai môn và củ sen vào nồi. Đun trong khoảng 15 phút để thịt và khoai môn mềm hẳn.

Cách pha nước chấm:

Ở đây mình dùng chao làm nước chấm. Bạn cho 2 muỗng chao + 1 muỗng nước chao ra bát. Dằm nhỏ, Tiếp đó bạn pha thêm 1 muỗng đường, và 1 xíu bột ngọt. Khi hỗn hợp đã đều thì bạn cho lên trên 1 muỗng sate ớt. Vậy là đã có một chén nước chấm dê vừa béo vừa thơm rồi.

Thực sự thì món thịt dê này có thể nấu thành nhiều cách khác nhau. Tuy nhiên trong bài viết này mình chỉ giới thiệu với các bạn cách nấu lẩu dê khoai môn đơn giản nhất mà vẫn thơm ngon đúng vị. Tại nhà hàng sẽ sử dụng nhiều gia vị đặc biệt hơn so với việc mình nấu tại nhà. Đơn giản là bởi vì họ nấu nhiều nên khi mua gia vị thì cũng mua với số lượng lớn. Còn mình tuy không hội tụ đủ gia vị nhưng cũng ngon nghẻ không kém nha cả nhà.

Cập nhật thông tin chi tiết về Cách Nấu Lẩu Cá Khoai Ngon, Đơn Giản Tại Nhà! trên website Raffles-hanoi.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!