Bạn đang xem bài viết Cách Nấu Lẩu Nấm Ngon Đậm Đà, Đúng Chuẩn Nhà Hàng được cập nhật mới nhất tháng 10 năm 2023 trên website Raffles-hanoi.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Lẩu là một món ăn khá phổ biến trong ẩm thực Việt. Những loại lẩu làm nên thương hiệu không quên trong lòng du khách và người dân Việt như lẩu riêu cua bắp bò, lẩu gà ngải cứu,…Vào mùa đông, ngồi cùng bạn bè hay những thành viên trong gia đình và thưởng thức một nồi lẩu nóng hổi vào ngày cuối tuần thì không gì tuyệt vời bằng.
1. Công dụng của nấmNấm là một loại thực phẩm được sử dụng làm nguyên liệu trong nấu ăn trong nhà hàng cũng như các hộ gia đình. Hầu hết nấm được chế biến theo nhiều kiểu cách khác nhau, làm thành rất nhiều món ăn ngon như kho, xào, … Thành phần dinh dưỡng trong nấm khá cao, chứa nhiều chất dinh dưỡng tốt cho cơ thể như: chất đạm, kali, canxi, sắt, kẽm, chất xơ, các loại vitamin nhóm B và C ….
Đặc biệt trong nấm không có cholesterol, hàm lượng calo thấp, không có chất béo, hàm lượng đường và muối rất thấp thích hợp cho việc giảm cân cũng như cho người tiểu đường. Hơn nữa, lẩu nấm còn phù hợp với những người ăn chay, nhữn người không thích ăn dầu mỡ, hay đơn giản muốn có chế độ ăn thanh đạm.
Chính vì vậy, nấm là thực phẩm hoàn hảo giúp chống oxy hóa, giảm cholesterol trong máu và bảo vệ tim mạch. Hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại nấm nào được bày bán như: nấm kim chi, nấm kim châm, nấm rơm, nấm hương, nấm mỡ, nấm đông cô … Tuy nhiên việc chế biến các món ăn từ nấm mà vẫn giữ lại được những giá trị dinh dưỡng thì không phải ai cũng biết.
2. Nguyên liệu để nấu lẩu nấm
Thịt gà: 1kg, ngoài ra cũng có thể thay thế hoặc kết hợp với xương ống để nước dùng được đậm đà hơn.
Váng đậu 50gr
Nấm rơm 100gr
Nấm đùi gà 150gr
Nấm kim châm 150gr
Nấm bạch tuyết 100gr
Ngoài ra các bạn cũng có thể sử dụng thêm các loại nấm khác: nấm linh chi trắng và nâu, nấm đông cô tươi, …
1 bắp ngô ngọt
Rau tần ô, hẹ bông, rau bắp cải, rau cải cúc và các loại rau khác tùy theo sở thích
1 thanh đậu phụ
Mì tôm hoặc bún tùy theo sở thích
Hành, Tỏi, Ớt, Gừng, …
Gia vị: muối, hạt nêm, bột ngọt, hạt tiêu, ….
3. Chuẩn bị sơ chế nguyên liệuHành, tỏi, gừng bỏ vỏ, băm nguyễn, ớt thái lát, để riêng vào từng bát nhỏ. Bắc chảo lên bếp, đợi khi chảo nóng cho vào đó một ít dầu ăn, đến khi dầu nóng thì cho hành, tỏi vào phi thơm. Chia đôi chỗ hành tỏi đã phi để riêng ra 2 bát.
Thịt gà làm thật sạch, rửa sạch với nước, dùng muối chà xát trong và ngoài con gà để loại bỏ hoàn toàn chất bẩn, rửa lại với nước một lần nữa sau khi để ráo nước chặt ra thành nhưng miếng vừa ăn. Sau đó ướp cùng với hành tỏi đã phi, một nhúm gừng băm, vài hạt muối, ½ thìa hạt nêm, ½ thìa tiêu xay, ½ thìa bộ ngọt để khoảng 20 đến 30 phút cho thịt gà thấm gia vị.
Nấm, rau và bắp rửa sạch, cắt bỏ những phần hư hỏng, ngâm 10 phút với nước muối sau đó rửa sạch với nước lạnh, rau ngắt thành những khúc vừa ăn, xếp ra đĩa, ngô xắt thành những khoanh nhỏ, nấm đùi gà thái miếng hình con thoi. Nấm rơm cắt hình chữ thập trên đỉnh cho đẹp mắt. Phần khó nhất chính là sơ chế nấm đông cô. Đối với phần nấm này, bạn phải cho vào nước ngâm trong khoảng 30 phút cho đến khi nấm nở ra, sau đó rửa sạch và để sang một bên.
Váng đậu cắt miếng nhỏ, chiên qua dầu và để ráo
Đậu hũ cắt miếng vừa ăn, xếp ra đĩa
4. Cách nấu lẩu nấmBước 1: Nấu nước lẩu: Cho một ít dầu ăn vào nồi, đợi dầu nóng cho hành tỏi băm vào đảo nhẹ. Sau khi tỏi đã vàng, cho gà đã sơ chế vào xào săn, đổ vào nồi khoảng 2 lít nước, nêm nếm gia vị cho vừa ăn, đậy nắp đợi cho sôi, trong quá trình đun, liên tục vớt bọt để nước dùng được trong. Ninh gà khoảng 30 phút, nếm thử nước dùng có vị ngọt của xương thì cho thêm nấm rơm và ngô vào đun khoảng 15 phút, cho thêm nấm đùi gà đun thêm 10 phút nữa. Nước lẩu sẽ có vị ngọt thanh của nấm cùng thịt gà.
Bước 2: Trình bày và thưởng thức món lẩu nấm: Cho nồi nước lẩu lên bếp, đun lửa liu riu, bày đồ ăn lẩu sẵn ra bàn. Lần lượt cho các nguyên liệu còn lại (váng đậu, nấm kim châm, nấm bạch tuyết, đậu hũ, rau, …) vào đun cùng, và thế là bạn đã hoàn thành nồi lẩu nấm ngon hết sảy. Chấm với nước mắm hoặc muối ớt tùy theo khẩu vị, các bạn cũng có thể ăn cùng với mì nấu chín hoặc bún.
5. Những điều cần lưu ý khi nấu lẩu nấmĐể có một nồi lẩu nấm vừa ý, chúng mình sẽ giới thiệu đến các bạn một số lưu ý nhỏ sau:
Khi chọn gà để làm nước lẩu, mọi người nên chọn gà ta, bởi gà ta có thịt chắc hơn, ngọt hơn so với gà công nghiệp
Nên kết hợp ninh xương ống cùng với thịt gà khi làm nước lẩu làm tăng thêm vị ngọt cho món ăn, giúp hòa quyện hương vị, càng làm cho món lẩu của bạn được đậm đà hơn.
Nên trụng mì qua nước sôi cùng một ít dầu, sau đó mới chan nước lẩu vào ăn cùng. Các bạn bắc lên bếp một nồi nước, cho thêm vào đó một ít dầu ăn, đun đến khi nước sôi thì cho mì tôm vào, để thêm tầm 1 phút thì vớt mì ra. Cách làm này sẽ làm cho sợi mì được dai hơn, ngon hơn so với việc thả trực tiếp mì vào nồi nước lẩu.
Nếu bạn muốn nước lẩu có màu đẹp hơn thì nên chuẩn bị thêm 1 quả cà chua, thái miếng nhỏ, xào chung với gà.
Ngoài ra, có thể tăng thêm tác dụng của lẩu nấm bằng cách thêm một số vị thuốc bắc vào khi nấu nước lẩu. Các bạn có thể tìm mua gói thuốc bắc nấu lẩu có bán tại các siêu thị, cửa hàng tạp hóa, … hoặc mua riêng lẻ từng vị tùy theo nhu cầu. Một số vị có thể có: hồng sâm, câu kỷ tử, hoài sơn, táo đỏ, cam thảo, …Những vị thuốc này giúp
Thông thường nấm được trông và sinh sống ở những môi trường sạch. Vì vậy, khi sơ chế bạn không nên rửa nấm quá kỹ sẽ làm mất đi những chất dinh dưỡng có trong nấm. Không nên ngâm nấm quá lâu trong nước bởi như vậy sẽ khiến hút cho nấm rất nhiều nước và khi ăn sẽ có vị nhạt, không đảm bảo được vị ngọt của nấm.
Các loại nấm và rau có thể dễ dàng mua tại các siêu thị hay ngoài chợ. Tuy nhiên, khi mua các bạn nên chọn rau và nấm còn tươi, xanh, không có dấu hiệu ủng, vàng úa hay có phần hư hỏng quá nhiều mới có thể đảm bảo nước lẩu có vị ngọt, thanh đúng chuẩn của lẩu nấm.
Thời tiết lúc này cũng sắp bước sang thu, những đợt gió đang chuẩn bị tràn về. Vào những ngày se lạnh được ngồi bên nhau, cùng ăn một nồi lẩu nấm không chỉ xua đi cái lạnh của mùa đông mà còn mang mọi người đến gần nhau hơn. Hãy nắm bắt ngay cách nấu lẩu nấm này và trổ tài cho bạn bè cũng gia đình thôi nào!
Samya không chỉ muốn mang đến sức khỏe, sự tự tin cho chị em phụ nữ thông qua các sản phẩm dung dịch vệ sinh phụ nữ, mà còn muốn chia sẻ nhiều thông tin giúp chị em có được cuộc sống gia đình viên mãn.
Hướng Dẫn Nấu Lẩu Ngan Ngon Đúng Chuẩn Nhà Hàng
Hướng dẫn cách nấu lẩu ngan ngon đúng chuẩn nhà hàng, công thức có thể nấu lẩu ngỗng om sấu, lẩu ngan thập cẩm hay nấu với măng chua ngon tuyệt.
Giá trị dinh dưỡng của món lẩu ngan
Thịt ngan là một trong những loại thịt có giá trị dinh dưỡng cao. Trong 100 gam thịt ngỗng có khoảng 25 gam protein (nhiều hơn nhiều so với thịt bò, cá, trứng, lợn, dê).
Hôm nay, cũng bắt đầu từ nguyên liệu chính là thịt ngan, các bạn hãy thử cách làm lẩu ngan thập cẩm hầm sả ngon cách chế biến cũng rất đơn giản (không khó), dùng trong bữa cơm. Tổ chức tiệc tại nhà.
Cách nẩu lẩu ngan thập cẩm ăn kèm bún ngon tuyệt Nguyên liệuBước 1: Gừng cạo vỏ, rửa sạch, đập dập gừng rồi băm nhuyễn. Rửa sạch sả, băm nhuyễn.
Bước 2: Nấm rơm cắt nhỏ, rửa sạch, ngâm nước muối loãng khoảng 10 phút rồi vớt ra để ráo. Đun sôi trứng cút trên bếp, để nguội rồi bóc vỏ trứng.
Bước 3: Rửa sạch chanh, cắt lát và vắt lấy nước cốt chanh. Bóc vỏ hành tím, tỏi, rửa sạch và băm nhỏ. Rau các bạn nhặt rửa sạch, để ráo. Bước 4: Ngan bạn làm sạch, rửa qua rượu và gừng để trứng không còn mùi hôi, sau đó rửa sạch, để ráo, thái miếng nhỏ.
Cách làm lẩu ngan thập cẩm ngon đơn giản tại nhàBước 1: Trước tiên, chúng ta sẽ cho chút dầu ăn vào trong chảo đun nóng rồi cho thêm sả băm vào phi thơm, phi thơm khoảng 3 muỗng súp đầy sả băm. Sau đó, bạn cho ngan đã ướp vào để xào săn và ngấm gia vị rồi bạn tắt bếp.
Bước 2: Tiếp theo, các bạn cho thêm nước dùng vào nồi rồi bắc lên bếp rồi cho thêm sả đập dập và vài lát vào và đun cho sôi.
Bước 4: Tiếp đến, bạn cho thêm nấm rơm, trứng cút với đậu hũ vào nồi lẩu nấu cùng.
Bước 5: Bây giờ, các bạn cho nồi lẩu vào nồi lẩu bắc lên bếp gas, bày thêm các loại rau ra đĩa, bày bún tươi vào một cái đĩa riêng là bắt đầu thưởng thức món lẩu ngan được rồi đấy.
Cách nấu lẩu ngan om sấu công thức chuẩn nhà hàng
Thịt ngan vốn loài có thịt dày mình và tính ngọt mềm rất tuyệt vời và phù hợp để chế biến thành những món ăn khác nhau.
Trong số đó phải kể đến món lẩu ngan om sấu sau đây, vừa rồi chúng mình lại vừa có dịp về quê và được mẹ nấu cho món này thưởng thức, hương vị thật sự béo ngậy của miếng thịt vừa đậm đà, vừa cân bằng được với vị giác nhờ phần nước lẩu om sấu chua cay chuẩn vị. Hương vị quả thật khó nơi nào mà có thể sánh bằng.
Nguyên liệu
1/2 con ngan khoảng 1,5 đến 2kg
500g khoai môn
10 quả sấu tươi
Hành lá, tỏi,sả cộng, ớt sừng, sa tế
1kg bún tươi sợi nhỏ
1 bó rau muống xạ
Gia vị nêm nếm, nước dừa tươi hoặc một trái dừa xiêm
Rau và nấm ăn kèm các loại, ngô ngọt (bắp mĩ)
Công đoạn thực hiện món lẩu ngan om sấu
Thịt ngan sau khi mua về đem rửa sạch, chặt thành miếng vừa ăn.
Hành lá, tỏi, ớt băm nhỏ, sả cộng thái mỏng. Sấu gọt bỏ vỏ, rửa sạch để cho ráo.
Mẹo hay để khử mùi hôi của ngan để cách nấu lẩu ngan thêm hoàn hảo
Ướp phần thịt ngan với hành, tỏi, sả, ớt vừa sơ chế và ít gia vị nêm nếm cho vừa ăn rồi để thịt nghĩ khoảng 15 phút để thịt ngấm đều gia vị.
Phi thơm phần hành tỏi với ít sa tế, rồi cho thịt ngan đã ướp vào xào săn lại.
Thêm phần nước tươi và sấu đã làm sạch vào ninh trong khoảng 20 phút cho thịt ngan chín.
Trong thời gian ninh ngan, các bạn nhặt sạch rau muống bỏ lá già và úa rồi rửa sạch, để r
Ngô (bắp mĩ) cắt khúc vừa ăn. Nấm đem cắt chân ngâm nước muối pha loãng 10 phút rồi rửa sạch.
Trình bày bày các loại rau củ và nấm ăn kèm lẩu ra đĩa. Khi thưởng thức nhúng lần lượt các nguyên liệu đã chuẩn bị vào nồi lẩu, dùng kèm với bún tươi.
Các công thức chế biến món ăn từ thịt ngan trên giúp cho gia đình bạn đổi khẩu vị cho gia đình mình .Truy cập vào chúng tôi nếu bạn muốn tìm hiểu thêm về các công thức nấu ăn đơn giản.
Nguồn: massageishealthy.com
#2 Cách Nấu Lẩu Đuôi Bò Thơm Ngon Đậm Vị Chuẩn Nhà Hàng
Cách nấu lẩu đuôi bò thơm ngon, hấp dẫn vào những ngày mưa sẽ mang đến cho bạn một bữa ăn đầy đủ chất đạm nhưng cũng không kém phần thanh tao. Vị ấm nóng, đậm đà và ngọt mát của món lẩu đuôi bò này chắc chắn sẽ làm hài lòng vị giác của mình.
Cách nấu lẩu đuôi bò hầm thuốc bắc
1kg đuôi bò
4 cây sả
10g táo tàu
10g kỷ tử
5g hoa hồi
5g quế
3 củ hành tím
6 tép tỏi
1 củ gừng to
1 miếng đậu hũ non
1 củ cải trắng
Gia vị để nấu lẩu đuôi bò: hạt nêm, bột ngọt, chao, đường phèn, tương đen
Bước 1: Sơ chế đuôi bòĐuôi bò sau khi mua về, bạn cho lên bếp hơ qua rồi cạo thật sạch phần lông và rửa sạch lại bằng nước muối. Tiếp theo, để khử mùi hôi của đuôi bò, bạn có thể rửa chúng qua với rượu trắng đồng thời chà xát gừng đã giã nát lên và cuối cùng rửa lại thật sạch dưới vòi nước. Bạn chặt đuôi bò thành từng khúc vừa ăn theo khớp xương.
Ướp đuôi bò với 2 muỗng cà phê hạt nêm, ½ muỗng cà phê bột ngọt, 1 muỗng cà phê đường, 2/3 muỗng cà phê muối và trộn đều lên để cho thật thấm gia vị.
Bước 2: Sơ chế các nguyên liệu khácSả cây cắt khúc, đập dập.
Hành tím, tỏi băm nhỏ.
Gừng cắt miếng nhỏ, đập dập.
Củ cải trắng cắt khúc lớn.
Đậu hũ non cắt miếng vừa ăn.
Bước 3: Xào đuôi bòBắc chảo lên bếp, cho vào 1 muỗng canh dầu ăn, đổ gừng, sả, tỏi, hành vào phi thơm. Tiếp theo, bạn đổ đuôi bò cùng với quế, hoa hồi vào xào cho săn lại.
Bước 4: Hầm đuôi bòKhi đã thấy đuôi bò xào đã săn lại, bạn cho tất cả vào nồi áp suất cùng với củ cải trắng và đổ khoảng 2 lít nước vào hầm trong khoảng 40 phút.
Bước 5: Gia vị nêm nước dùngBạn trộn đều 1 muỗng canh hạt nêm, 1/3 muỗng canh bột ngọt, ½ muỗng canh muối, 2 muỗng canh đường phèn, 1,5 muỗng canh tương đen trong chén nhỏ.
Bước 6: Làm nước chấm ăn kèmCho khoảng 3 cục chao và 3 muỗng cà phê nước chao, 2 muỗng cà phê đường vào chén và tán đều để tan đường. Khi đã tan đều, bạn cho vào 1 muỗng sa tế và 1 ít sả cắt lát.
Bước 7: Nấu nước lẩuKhi đã hầm đuôi bò được 40 phút, bạn đổ tất cả ra 1 nồi lớn và cho táo tàu, kỷ tử, hỗn hợp gia vị nêm đun sôi lên. Lúc này, bạn cũng nêm nêm nếm lại cho phù hợp với khẩu vị gia đình mình.
Bước 8: Trình bày và thưởng thứcCho nước lẩu ra nồi nhỏ có thể là nồi đất đun trên bếp điện hoặc bếp than và nhúng rau ăn kèm. Rau ăn với lẩu đuôi bò thường là cải, tần ô, mồng tơi, rau má… Trước khi ăn, bạn nhớ cho đậu hũ vào.
Cách nấu lẩu đuôi bò chua cayNếu không thích vị thuốc Bắc, bạn có thể thử nấu lẩu đuôi bò chua cay theo hướng dẫn sau:
1kg đuôi bò
200g bắp bò
200g bò viên
100g nấm rơm
200g măng luộc
5g sả băm
2 cây sả đập dập
2 trái ớt hiểm băm nhỏ
1 củ gừng nhỏ đập dập
Rau nêm: ngò gai, rau om, húng quế, lá chanh
Gia vị bao gồm: giấm, dầu điều, mắm, muối, đường, hạt nêm
Rau ăn kèm: bắp chuối bào, rau muống, rau nhút, bông so đũa…
Bước 1: Sơ chế nguyên liệuĐuôi bò sau khi mua về chặt thành khúc vừa ăn rồi mang đi chần qua nước sôi. Trong nước sôi bạn cho thêm muối, gừng. Sau đó, bạn vớt ra để ráo rồi ướp vào 2 muỗng canh muối, 2 muỗng canh hạt nêm.
Các loại rau nêm và rau ăn kèm rửa sạch. Riêng rau nêm cắt khúc khoảng 2cm.
Bắp bò cắt lát mỏng.
Nấm rơm rửa sạch, cắt bỏ chân.
Bước 2: Hầm đuôi bòCho đuôi bò cùng với 2 lít nước vào nồi áp suất hầm trong 20 phút cho mềm.
Bước 3: Nấu nước lẩuBắc chảo lên bếp, đun nóng 2 muỗng canh dầu điều rồi cho sả cây, sả băm, tỏi, ớt băm vào phi thơm. Tiếp theo, thêm nấm, măng vào chảo nêm 2 muỗng canh hạt nêm, đảo nhanh tay cho nấm và măng thấm gia vị.
Đổ phần đuôi bò hầm ra nồi lẩu, cho nấm và măng xào vào cùng với lá chanh. Cuối cùng bạn nêm vào nước dùng lẩu 2 muỗng canh đường, 1 muỗng canh hạt nêm, 4 muỗng canh giấm, 2 muỗng canh dầu điều, 1 muỗng canh nước mắm sao cho vừa ăn rồi cho rau nêm vào.
Bước 4: Trình bày và thưởng thứcBắc nước dùng lẩu lên bếp điện. Dọn ăn kèm với bắp bò, cá viên chiên và các loại rau.
Cách chọn đuôi bò giúp món lẩu thêm ngon
Bạn nên chọn đuôi có phần thịt đỏ tươi. Tuyệt đối không được chọn phần thịt đỏ sẫm vì đó có thể là hàng cũ, không ngon, ảnh hưởng đến chất lượng món ăn.
Ngoài phần thịt ra, bạn cũng cần chú ý đến phần mỡ. Mỡ phải có màu vàng tươi và cứng. Nếu dùng tay ấn vào mỡ thấy mềm thì bạn không nên sử dụng.
Gân trên phần đuôi bò phải cứng và trắng.
Tất cả phần đuôi bò không bị nhũn, không có mùi hôi, ấn vào phải có độ đàn hồi.
Với 2 cách nấu lẩu đuôi bò với 2 hương vị khác nhau ở trên, hy vọng bạn đã có ngay bí quyết chế biến cho riêng mình. Đuôi bò mềm thơm, béo ngậy ăn kèm với với rau xanh thanh mát và nước dùng ngọt thơm chắc chắn sẽ làm hài lòng vị giác của bạn.
Cách Nấu Lẩu Gà Nấu Nấm Đậm Đà Đãi Bạn Cuối Tuần
Muốn món lẩu gà của mình ngon thì quan trọng nhất là các bạn phải nấu nước lẩu thật ngon.
Để có được nồi nước lẩu ngon ngoài những nguyên vật liệu dùng để nấu phải thật tươi ngon thì cách bạn xử lý món ăn cũng quan trọng không kém.
Cách Làm Lẩu Gà Nấu Nấm Đông Cô – Nước Lẩu Gà Ngon Nhất
Lẩu gà nấu nấm là một trong những món lẩu được nhiều người yêu thích, món này được nấu từ nấm và thịt gà có nhiều chất dinh dưỡng lại có vị ngọt thanh mát dễ ăn, nước dùng ngọt đậm đà được nấu từ xương, thoang thoảng mùi hương của các vị thuốc bắc.
Vào các bữa tiệc cuối tuần hay dịp nghỉ lễ, được thưởng thức một nồi lẩu gà nấm nóng hổi cùng gia đình thì thật tuyệt vời. Nguyên liệu ngon nhưng các bạn nấu nước dùng bị đục hay nêm nếm không vừa ăn thì cũng không còn hấp dẫn gì nữa. Tiêu chí mình đưa ra ở đây là ” các bạn nấu ngon hay không thì không quan trọng bằng việc các bạn đã bỏ tâm mình vào món ăn.
Lẩu gà nấu nấm là một trong những món lẩu được nhiều người yêu thích
Trời mùa thu đông thời tiết se lạnh, cả nhà được quây quần bên nhau ăn lẩu gà thì còn gì bằng nữa phải không.
Lẩu gà nấm thực hiện vừa đơn giản, ngon lại rât bổ dưỡng, cách nấu lẩu nấm gà cũng đơn giản nữa. Vậy tại sao phụ nữ đảm đang như chị em chúng ta lại không vào bếp thực hiện ngay nhỉ.
Gia vị thông thường: dầu ăn, muối, nước mắm, hạt nêm, đường, bột ngọt
Hành tím và tỏi băm nhuyễn
Món gà nấu nấm ăn vừa thơm mùi của nấm lại béo ngậy vị của nước cốt dừa kèm theo vị ngọt vừa tới của thịt gà sẽ làm hài lòng những thành viên khó tính nhất trong gia đình bạn đấy.
Tham khảo bài viết gốc ở : Cách nấu lẩu gà nấu nấm đậm đà đãi bạn cuối tuần
via #1 Mâm Cơm Việt – Mâm Cơm Gia Đình Việt Nam – Feed http://bit.ly/2jmLpld
5 Cách Nấu Lẩu Nấm Ngon Chuẩn Vị Của Nấm Chế Biến Tại Nhà
Cách Nấu Lẩu Nấm Ngon Tại Nhà
Nấu lẩu nấm thì thành phần nấm là một loại thực phẩm dinh dưỡng khi đảm bảo cho người dùng không có cholesterol, không có chất béo, hàm lượng calo thấp, cũng như hàm lượng muối và đường rất thấp. Thêm vào đó, nấm còn bổ sung nguồn chất xơ giá trị, đồng thời có thêm một vài khoáng chất (canxi, kẽm, sắt,..) và vitamin (vitamin D, B1, B5,..).
Có rất nhiều loài nấm ăn khác nhau, vì thế người tiêu dùng có nhiều sự lựa chọn để làm phong phú bữa ăn cho gia đình của bạn. Tuy nhiên, theo các chuyên gia dinh dưỡng thì có một số loại nấm giàu giá trị dinh dưỡng chẳng hạn như: nấm đông cô – vua các loại nấm, nấm rơm, nấm mỡ, nấm tai mèo, nấm mỡ gà,…
1. Cách Nấu Lẩu Nấm Hải Sản:
Thay đổi khẩu vị chút nào khi mà ăn cơm hoài chắc bạn cũng cảm thấy ngán, vậy thì còn chần chờ gì mà không nạp ngay cho mình món lẩu nấm hải sản vừa giàu chất dinh dưỡng vừa thanh đạm.
Nguyên liệu cho lẩu nấm hải sản gồm:
Kỷ tử, táo tàu
Mực, tôm: 300gram
Cà rốt, củ cải trắng: 1 củ
Xương gà: 1kg
Tỏi, hành tây, nhánh gừng: 1 củ
Gia vị: dầu mè, đường phèn, nước mắm, hạt nêm, muối tiêu
Ớt, hành tím
Rau ăn kèm: tùy sở thích bạn có thể chọn bất kỳ loại nào: nấm, rau,..
Cách chế biến lẩu nấm hải sản:
Bước 1: Ninh nước dùng và sơ chế nguyên liệu
Rửa sạch mực và tôm với nước, rượu nhằm khử mùi tanh. Có thể để nguyên con hoặc cắt mực thành miếng
Gọt vỏ củ cải trắng, cà rốt rồi cắt khoanh. Rửa sạch các loại rau nấm ăn kèm và cắt khúc vừa ăn. Nếu dùng nấm đông cô nên rửa sạch và ngâm với nước lạnh
Lột vỏ cắt đôi hành tây, cắt ngang củ tỏi, lột vỏ hành tím, cạo vỏ gừng rồi cắt lát. Để nước lẩu thơm hơn thì bạn đừng quên nướng các nguyên liệu vừa rồi
Rửa sạch xương gà với nước, muối rồi nấu cùng với các nguyên liệu vừa nướng. Ninh trong 1 tiếng, lửa vừa, thêm nước vừa ăn
Bước 2: Tiến hành nấu nước lẩu
Lọc lấy nước của nồi nước dùng vừa ninh. Cho thêm vào để nấu: kỷ tử, táo tàu, cà rốt, củ cải trắng và nêm nếm gia vị
Khi củ cải chín cho 1 thìa cà phê dầu mè nhằm làm cho nước lẩu thêm thơm hơn.
Bước 3: Thành phẩm
Cho nước dùng ra nồi, khi nào ăn thì cho hải sản, rau nấm để ăn kèm, nên ăn ngay.
Có thể ăn kèm với bún, mì đều tuyệt!
Xem hướng dẫn làm lẩu nấm hải sản✅
2. Cách nấu Lẩu Nấm Ashima thơm ngon hấp dẫn:
Lẩu nấm Ashima, món ăn phù hợp cho mọi người không chỉ mang hương vị thanh mát khi thưởng thức mà còn giàu chất dinh dưỡng. Đặc biệt, bạn chỉ cần chuẩn bị nguyên liệu cực kì đơn giản cũng như chế biến gần như là không quá phải cầu kỳ, nên đây là một món ăn cực kì được ưa thích.
Để có một nồi lẩu nấm Ashima ngon miệng, bạn sẽ cần phải chuẩn bị những gì và chế biến ra sao, đừng lo tất cả sẽ được chúng tôi chỉ dẫn chi tiết ngay.
Nguyên liệu cần chuẩn bị cho món Lẩu Nấm Ashima:
Chỉ nghe cái tên thôi cũng đủ khiến tâm hồn ăn uống của bất cứ ai cũng phải náo nức muốn thưởng thức ngay, từng ngụm nước dùng hay mỗi nguyên liệu trong đó vừa thơm ngon vừa giàu dinh dưỡng. Bạn cần phải chuẩn bị những nguyên liệu như sau:
Nấm đông cô khô
Nấm tươi các loại: những loại nấm nấu trong món lẩu này đều là các loại nấm quý, từng loại sẽ có hương vị cũng như công dụng khác nhau. Bạn có thể tham khảo một vài loại nấm như: nấm bào ngư, nấm kim châm, nấm mỡ, mộc nhĩ đen, ngân nhĩ, nấm rơm, nấm hương, nấm bụng dê,…
10 trái: táo đỏ
8 lát: hoài sơn
10g: câu kỷ tử
1 củ: hồng sâm
1 con gà ta tầm 1.5kg
Đậu hủ trắng
Thanh cua, thịt bò, tôm,..
Rau cải, cà rốt, bắp trái
Gia vị nêm nếm
Những bước nấu món lẩu thơm ngon tuyệt hảo:
Bước 1: Tiến hành sơ chế tất cả các nguyên liệu
Rửa sạch tất cả nấm mua về và để ráo nước, tùy theo nhu cầu sử dụng và sở thích mà số lượng, loại nấm không giống nhau.
Cà rốt cắt mỏng và thành khoanh tròn, phần bắp trái cắt thành 3 khúc vừa ăn, rửa sạch cải và cắt thành khúc rồi để cho ráo nước.
Sơ chế khó và đặc biệt nhất đối với món lẩu nấm Ashima chính là nguyên liệu nấm đông cô khô, cần phải ngâm với nước trong 30 phút làm cho nấm nở ra sau đó thì rửa sạch.
Bước 2: Tiến hành luộc gà rồi lấy nước lẩu nấm
Luộc gà trong một cái nồi lớn rồi lấy nước để làm nước lẩu, luộc trong khoảng 30 phút, tiếp đó sẽ vớt ra.
Bước 3: Tiến hành nấu nước lẩu nấm
Khi đã vớt gà ra, bắt đầu cho lần lượt các nguyên liệu nấu chung trong tầm 2 tiếng: hồng sâm, hoài sơn, nấm đông cô.
Sau khi nấu khoảng 15 – 20 phút, thì cho táo đỏ, kỳ tử vào
Tiếp tục nấu thêm một lúc nữa, thì nêm nếm sao cho vừa ăn
Bước 4: Bắt đầu trình bày và cùng thưởng thức món lẩu nấm thơm nức thôi
Nêm nếm vừa ăn xong, tiếp đến là bạn chiết sang một nồi lẩu nhỏ để đặt trên bếp ga mini hoặc đồ nấu lẩu (nếu có)
Tiếp theo, sẽ cho cà rốt – bắp nấu trong tầm 5 phút, rồi mới cho đậu hủ non – các loại nấm – các loại rau sống và chờ sôi như vậy là cùng nhau thưởng món Ashima rồi đó.
Quá đơn giản đúng không nào, qua 4 bước nấu trên bạn có ngay một nồi lẩu nấm Ashima thơm ngon, an toàn và dinh dưỡng nữa. Hoặc để chi tiết hơn bạn có thể tham khảo video bên dưới của đầu bếp Liêm. Đây là một youtuber được mọi người yêu quý với vẻ ngoài giản dị và cách hướng dẫn đầy chất phát cũng như sự tỉ mỉ trong công thức cũng như cách hướng dẫn của mình.
3. Cách Nấu Lẩu Nấm Gà Thập Cẩm:
Món lẩu kết hợp giữa củ quả nấm với thịt, thì chắn chắn không thể thiếu xót đi món lẩu gà nấm thập cẩm. Mặc dù nghe có vẻ rất nhiều nguyên liệu, nhưng chuẩn bị và chế biến lại vô cùng nhanh chóng.
Nguyên liệu chuẩn bị nấu lẩu nấm gà
200gram: nấm đùi gà, nấm bào ngư, nấm rơm, nấm đông cô tươi, nấm kim châm tươi
1/2kg: củ cải trắng
500gram: xương ống
1 con gà nặng khoảng 1.5 – kg
200gram: rau xà lách xoong
Ớt, tỏi băm, hành tím
300gram: mì trứng
Gia vị: muối, nước mắm, bột ngọt, hạt nêm, đường, dầu ăn
Các bước chế biến nấu lẩu nấm gà
Bước 1: Ướp thịt gà và sơ chế nguyên liệu nấu lẩu nấm
Rửa sạch gà và chà xát bằng muối hoặc gừng ngoài lẫn trong con gà nhằm khử đi mùi hôi rồi rửa lại thịt bằng nước sạch và để ráo
Rửa sạch xương ống, sau đó chần qua nước sôi
Gà chia thành 4 phần, sau đó cắt bỏ phần xương
Cắt phần da rồi chặt gà sao cho vừa ăn, tiếp theo sẽ ướp gà trong 30 phút theo hỗn hợp: ½ muỗng tiêu xay + 1 muỗng tỏi băm + ½ muỗng hạt nêm + ½ muỗng bột ngọt
Bước 2: Nấu nước dùng món lẩu nấm gà
Cho 2 lít nước vào nồi rồi bắc lên bếp, ninh phần xương gà và xương ống đã sơ chế trước đó trong 3 tiếng. Hãy để lửa liu riu, và cho 1 muỗng canh giấm gạo và 1 muỗng muối, tuy nhiên khi ninh không đậy nắp và liên tục vớt bọt
Gọt vỏ củ cải trắng, rửa sạch rồi cắt thành miếng vừa ăn và cho vào nồi
Rửa sạch (cắt bỏ phần hư, ngâm nước muối 20 phút) rồi cắt vừa ăn
Luộc mì trứng rồi trụng qua nước lạnh, tiếp đến tơi mì để ráo
Nước dùng gà sôi thì nêm nếm gia vị rồi cho nấm rơm kế đến cho thịt gà, xà lách xoong, các loại nấm vào sau
Bước 3: Bắt đầu trình bày
Cho tất cả các nguyên liệu ra loại nồi lẩu chuyên dụng, rắc chút tiêu bột và dùng kèm với mì trứng, chén nước mắm tỏi ướt.
Bên cạnh những nguyên liệu trên, bạn có thể linh động cho các món khác vào như: khi ninh củ cải trắng cho thêm táo đỏ, bắp ngọt, kỷ tử hay có thể dùng thịt bò cũng như những loại nấm, rau yêu thích
4. Cách Nấu Lẩu Nấm Chay:
Nếu bạn đang ở chế độ ăn chay thì món lẩu nấm chay chính là cực phẩm mà bạn sẽ yêu thích liền ngay, không những hấp dẫn không gây nhàm chán mà còn có hương vị tuyệt ngon. Món này vừa bổ mát vừa thanh đạm
Nguyên liệu cần chuẩn bị cho lẩu nấm chay
100gram các loại nấm: nấm rơm, nấm đông cô, nấm kim châm, nấm kim châm, nấm đùi gà,…
Đậu hũ non: 200gram
Chả chay: 150gram
Mì vắt: 200gram
100gram các loại rau: bó xôi, cải thảo, cải bẹ trắng, tần ô,…
Rau củ khi nấu nước dùng: cà rốt, củ cải mặn, xu hào, su su
Các bước thực hiện làm lẩu nấm chay:
Bước 1: Sơ chế nguyên liệu
Gọt vỏ su su, cà rốt, xu hào sau đó rửa sạch, cắt thành khúc lớn
Xả củ cải mặn sơ qua nước lạnh rồi cắt khúc nhỏ
Rửa sạch nấm đùi gà và cắt lát mỏng
Chả chay, đậu hũ non cắt miếng mỏng
Rửa sạch các loại nấm rồi ngâm 15 phút trong nước vo gạo, rồi rửa sạch và cắt vừa ăn
Bước 2: Đun nước sôi và cho củ cải mặn, su su, cà rốt, xu hào rồi đun nhỏ lửa tầm 30 phút, đồng thời cũng có thể thêm một chút sao cho vừa ăn
Bước 3: Sau khoảng 30 phút, rồi vớt các loại củ ở trong nồi nước dùng qua nồi lẩu và cho ít búp nấm rơm
Bước 4: Mỗi loại nấm trong từng đĩa riêng dọn kèm theo chả chay, đậu hủ. Dùng lúc còn nóng sẽ ngon miệng hơn
5. Cách Nấu Lẩu Nấm Chua Cay:
Món lẩu nấm chua cay sẽ khiến người ăn khó quên được hương vị đậm đà, thanh mát và đặc biệt cung cấp cho bạn thêm một sự lựa chọn mới khi dùng món chay. Ngọt nước, thơm ngon của món lẩu giúp bạn thanh lọc lại cơ thể mà còn kích thích thêm vị giác của bạn nữa đấy!
Những nguyên liệu chuẩn bị cho việc nấu món lẩu cần có:
Bún tươi sợi nhỏ: 1kg
Cà chua chín: 2 trái, đậu bắp: 200gram
Sắn dây, củ su su, củ cải muối mặn, củ cà rốt: 1 củ
Đậu hũ trắng non: 2 miếng
Chả chay: 150gram
Các loại rau: rau đắng, rau cần ô, cải bẹ xanh, rau muống,…
Nấm mỡ, nấm linh chi, nấm kim châm nhỏ, nấm rơm: 100gram
Nấm đông cô tươi, nấm bào ngư: 200gram
Gia vị: ớt sate, chao, đường cát, hạt nêm chay, muối ăn
Cách chế biến lẩu nấm chua cay:
Bước 1: Sơ chế nguyên liệu
Cắt bỏ chân nấm rơm rồi ngâm 15 phút trong nước muối pha loãng, sau đó xả lạch cho sạch
Rửa sạch nấm mỡ rồi cắt lát mỏng
Cắt bỏ chân nấm bào ngư rồi xé nhỏ và rửa sạch
Cắt bỏ gốc nấm kim châm rồi rửa sạch
Nếu dùng nấm đông cô khô ngâm với nước chanh cho mềm sau đó cắt chân nấm cứng, nhỏ thì để nguyên lớn thì nên cắt đôi
Chả chay, đậu hũ non cắt vừa ăn
Rửa sạch rau và ngâm với nước muối rồi xả sạch để ráo nước
Rửa sạch boa rô rồi cắt lát mỏng tròn
Cắt đậu bắp thành lát mỏng xéo, đối với cà chua chín thì cắt thành múi cau
Gọt bỏ vỏ củ sắn, su su, cà rốt rồi cắt thành khúc sau đó cho vào nồi nước nước sôi có thêm củ cải muối đã cắt khúc, nấu thành nước dùng cho món lẩu
Bước 2: Cách nấu lẩu
Để chảo cho nóng rồi cho ít dầu ăn vào và cho boaro vào hơi vàng, thơm thì xào cà chua cho chín
Nêm vào chảo hổn hợp: 2 muỗng ớt sate + 2 muỗng đường cát + 2 muỗng hạt nêm chay
Tiếp đó, cho cà chua đã xào mềm vào nồi nước dùng và tiếp tục nêm nếm cho vừa ăn
Bước 3: Trình bày
Đặt các nguyên liệu theo các đĩa đựng riêng, nồi lẩu chuyên dụng hoặc bếp ga mini
Món lẩu ăn kèm ngon hơn với bún, mì, chén chao pha cùng với ớt sate
Qua 5 cách nấu lẩu nấm thơm ngon ở trên mà chúng tôi vừa mới giới thiệu cho các bạn, hy vọng thực đơn của gia đình đã thêm phần phong phú, dinh dưỡng hơn. Cách nấu không quá khó, nguyên liệu dễ tìm thế nên bạn có thể sắn tay áo vào bếp bất cứ lúc nào, đồng thời cũng là dịp để quây quần bên tổ ấm gia đình thân yêu của mình.
Cách Ướp Thịt Bò Nướng Thơm Ngon Đậm Đà Chuẩn Vị Nhà Hàng
Nắm trong tay bí quyết ướp gia vị ngon là bạn sẽ có ngay món bò nướng hấp dẫn dành để chiêu đãi gia đình và bạn bè.
Cách ướp thịt bò nướng BBQ ngon mềm
1kg thịt bò
4 củ hành tím
4 củ tỏi
5 nhánh sả
2 trái ớt
50ml dầu hào
30g bột quế
10g hạt điều đỏ
2 muỗng canh mật ong
1 ít mè rang
Gia vị thông dụng: tiêu, muối, đường, bột ngọt, nước mắm, dầu ăn, dầu mè, hạt nêm
Bước 1: Sơ chế nguyên liệuThịt bò mua về rửa sạch, cắt thành từng lát dày khoảng 0,5cm. Nên chọn phần thịt vai hoặc bắp bò nướng sẽ ngon hơn.
Hành tím, tỏi, sả, ớt rửa sạch rồi băm nhỏ. Lấy một ít tỏi, hành tím băm phi cho thơm vàng.
Bắc chảo lên bếp đun nóng dầu ăn, tiếp đó cho hạt điều đỏ vào. Sau khi thu được hỗn hợp màu nâu sậm, bạn tắt bếp và vớt bỏ hạt, chỉ để lại phần dầu.
Bước 2: Pha chế hỗn hợp xốt ướp thịtCho vào tô các nguyên liệu gồm hành tím, tỏi, sả, ớt băm nhuyễn, dầu hào, dầu điều (bước 1), mật ong, bột quế, tiêu xay. Tiếp tục thêm vào đó 1 muỗng cà phê muối, 2 muỗng cà phê hạt nêm, 2 muỗng cà phê đường, 1 muỗng cà phê bột ngọt và trộn đều các gia vị lên.
Bước 3: Ướp thịt bòDùng găng tay lấy hỗn hợp ướp thịt (bước 2) xoa đều hai mặt miếng thịt. Sau đó cho vào tô lớn bóp và trộn thật kỹ để gia vị thấm thật đều.
Tiếp theo lấy màng bọc thực phẩm bọc miệng tô và cho vào ngăn mát tủ lạnh ướp khoảng 4 – 5 tiếng.
Bước 4: Làm nước chấm thịt bò nướngBạn trộn tương ớt và dầu mè theo tỷ lệ 1:1. Sau đó cho vào 1 muỗng cà phê đường trắng và khuấy tan đều. Cuối cùng bạn cho hành tím, tỏi đã được phi vàng thơm ở bước 1 vào trộn đều. Rắc thêm một chút mè rang và thưởng thức ngay.
Bước 5: Nướng thịtSau khi ướp, lấy thịt bò đặt lên bếp nướng. Bạn có thể nướng bằng than hoặc bếp nướng điện.
Khi nướng nhớ lật đều miếng thịt để không bị cháy.
Thịt bò nướng ướp theo cách này có mùi thơm của bột quế, màu vàng đỏ của dầu điều, vị ngọt của mật ong thấm vào từng thớ thịt, dậy lên hương vị thơm ngon của thịt bò làm say lòng những thực khách khó tính nhất.
Thịt bò vừa chín tới, không quá cháy cũng không được sống. Nhìn bên ngoài, miếng thịt có màu vàng cánh gián vô cùng bắt mắt và hấp dẫn.
Thịt bò khi ăn có độ mềm vừa phải, không quá dai cũng như không bị khô. Người dùng cảm nhận được vị ngọt của thịt, miếng thịt vừa miệng, thơm ngon tuyệt vời.
Thịt bò có thể chế biến thành nhiều món ăn khác nhau. Tuy nhiên, thịt bò cũng có “1001 loại”, mỗi loại sẽ phù hợp với từng món ăn nhất định. Do đó, khi chế biến, chọn đúng loại thịt bò phù hợp sẽ giúp món ăn ngon hơn nhiều. Vậy, nên chọn loại thịt bò nào để chế biến các món nướng?
Đối với món nướng, bạn nên chọn phần thịt thăn sườn, nạc mông, nạc vai hoặc bắp bò. Những phần này có khá nhiều thịt, khi cắt ra thớ rất dài và mềm, phù hợp để nướng.
Do tình trạng an toàn thực phẩm không đảm bảo nên khi đi chợ, bạn cần biết thêm cách chọn loại bò tươi và nhận biết được thịt trâu giả bò để đảm bảo chất lượng món ăn.
Bạn nên chọn mua những miếng thịt bò có màu đỏ tươi, ngược lại miếng thịt đỏ sậm, hơi tái là thịt ươn, không nên chọn. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể dùng tay ấn thử để xem độ đàn hồi của miếng thịt. Miếng thịt khi ấn xuống và nhanh chóng trở lại hình dạng ban đầu, có độ đàn hồi tốt là thịt tươi. Ngược lại là thịt ươn.
Để có món thịt bò nướng ngon bạn cần ướp gia vị sao cho đúng cách. Việc ướp gia vị cho thịt bò nướng quyết định đến hương vị và độ ngon miệng của món ăn.
Khi ướp thịt bò nướng muốn gia vị thấm vào thịt nhanh hơn bạn nên sử dụng nước ép táo hoặc lê để ướp cùng. Đặc biệt bạn không nên bỏ qua mật ong và dầu điều, 2 nguyên liệu này sẽ giúp phần thịt khi nướng được mềm hơn.
Thịt bò cho vào âu cùng các gia vị gồm sa tế, nước tương, nước mắm, đường, bột ngọt, hạt nêm với lượng vừa đủ và trộn đều. Để thịt bò mới ướp vào ngăn mát của tủ lạnh khoảng 4 – 5 tiếng cho gia vị ngấm đều.
Sơ chế thịt bò xong bạn cho vào cái âu lớn để ướp với một ít muối, dầu hào, dầu mè, mật ong, đường, nước tương, hành tím băm nhỏ.
Thêm chút tiêu xay rồi dùng đũa trộn đều các nguyên liệu. Để khoảng 4 – 5 tiếng cho thịt ngấm đều gia vị.
Thịt bò và thịt heo đã băm nhỏ cho vào tô rồi thêm hành tím phi vàng, 1 muỗng nước tương, 1 muỗng hạt nêm, 1 muỗng cà phê bột ngọt, 1 muỗng cà phê tiêu xay, 1 muỗng dầu mè, sả băm.
Trộn đều tất cả lên rồi ướp khoảng 1 – 2 tiếng cho thịt ngấm gia vị.
Thịt bò sơ chế xong bạn cho vào cái âu lớn. Thêm các gia vị gồm đường, dầu hào, xì dầu, nước mắm vào và trộn đều tất cả lên. Hỗn hợp gia vị ướp cần xâm xấp mặt thịt bò, như thế thịt mới ngấm đều được gia vị.
Tiếp đến bạn cho hành, tỏi, ớt băm, dầu ăn và mật ong vào thịt bò, trộn đều lần nữa. Chỉ đơn giản như vậy là bạn đã ướp xong phần thịt nướng cục rồi.
Bạn nên ướp thịt khoảng 24 tiếng trước khi nướng.
Cho các gia vị gồm 2 viên chao đỏ, ¼ muỗng cà phê đường, ½ muỗng canh tiêu xay, ½ muỗng canh hạt nêm vào tô và trộn đều. Sau đó, cho 300g thịt bò phi lê vào ướp trong vòng 1 tiếng là được.
ĐĂNG KÝ TƯ VẤN MIỄN PHÍ:
Cập nhật thông tin chi tiết về Cách Nấu Lẩu Nấm Ngon Đậm Đà, Đúng Chuẩn Nhà Hàng trên website Raffles-hanoi.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!