Xu Hướng 5/2023 # Cây Măng Le – Đặc Sản Rừng Ngon Tuyệt Của Đăk Lăk – Đặc Sản Ngon Nhất Đăk Lăk # Top 6 View | Raffles-hanoi.edu.vn

Xu Hướng 5/2023 # Cây Măng Le – Đặc Sản Rừng Ngon Tuyệt Của Đăk Lăk – Đặc Sản Ngon Nhất Đăk Lăk # Top 6 View

Bạn đang xem bài viết Cây Măng Le – Đặc Sản Rừng Ngon Tuyệt Của Đăk Lăk – Đặc Sản Ngon Nhất Đăk Lăk được cập nhật mới nhất trên website Raffles-hanoi.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Măng le Đăk Lăk ăn ngon không biết chán, là loại đặc sản của núi rừng nên được người đồng bằng ưa chuộng. Măng le có thể dùng chế biến nhiều món ăn ngon và bổ, khi măng vào mùa, người ta đổ xô mua măng le  tươi và cả măng khô về tích trữ ăn dần.

Măng le được lấy từ cây le thuộc họ tre nứa không có gai, thân dẻo mọc phổ biến ở vùng đất ba gian Đăk Lăk, nó có sức phát tán mạnh mẽ, sức sống dẻo dai đến kỳ lạ. Hễ nơi nào có đất trồng trọt là có cây le xuất hiện. Cây le dù bị đốt cháy, tàn lửa lại đâm chồi khác mọc khoẻ hơn.

Trong các khu rừng rậm ở Đăk Lăk, người ta còn khai thác thêm nhiều loại măng khác, những không gì ngon bằng măng le. Măng le được lấy từ phần ngọn của cây măng dùng tươi hoặc cắt lát phơi khô. Những người sành ăn món măng có thể khẳng định măng le thuộc loại ngon nhất trong các loài măng như măng tre, măng trúc… nhờ tính đặc ruột, vị ngọt, bùi, không đắng chát…

Măng le tươi là món ăn khoái khẩu của nhiều bà con, nhưng để lâu không được. Vì thế, họ còn thái măng thành từng lát (không dày, không mỏng) và đem phơi khô. Măng phơi khô tuy không ngon bằng măng tươi nhưng hương vị vẫn rất đậm đà, vị ngọt và giòn không hề mất đi. Người ta gọi đó măng khô.

Cách nấu măng le với thức ăn ngon:

Với món măng tươi có thể chế biến món đơn giản nhưng lại đầy hương vị là món gỏi măng trộn. Để chế biến trước tiên lấy măng tươi luộc chín rồi thái sợi. Cho măng thái sợi vào luộc lại lần 2 trong nước mới, nêm ít muối cho nhả chất đắng. Vớt măng, xả lạnh, cho vào khăn sạch vắt ráo khô

Măng le luộc: đây là cách ché biến đơn giản nhất của loại đặc sản này. Măng le tươi đem về rửa sạch, xong đem luộc chín rồi thái ra từng lát nhỏ chấm với nước mắm. Hoặc bở thêm đậu phụng, gia vị và xào đều với dầu phụng cũng cho ra món măng le trộn với cơm ăn ngon tuyệt.

Măng le nấu chua, kho thịt, hầm xương: Măng le là thực phẩm không thể thiếu trong một số món ăn, nổi tiếng như giò heo ninh măng khô, vịt xào măng tươi, hay bún măng vịt mà người đồng bằng hay ăn. Món măng kho thịt là khổ biến hơn cả, vì măng có tính khử mùi tanh của thịt, nhất là những loại thịt có mùi như thịt vịt, thịt cò..v..v…

Nếu là khách quý được mời vào trong các buôn làng Tây Nguyên thì thế nào chủ nhà cũng sẽ mời bữa cơm gạo nương ăn với măng le nấu với thịt nai khô  kèm muối đâm lá bép ớt hiếm mới thì sẽ ăn nhớ đời cái món ăn độc đáo này mà không phải ở đâu cũng tìm thấy được.

Khi mùa măng nhiều không bán hết hay để vận chuyển, bán đi xa người dân Tây Nguyên thực hiện phơi khô măng le rồi đóng hộp để cất giữ. Cái ngon của măng khô tuy không bằng măng tươi nhưng người ăn vẫn cảm nhận được cái vị măng rừng độc đáo này qua từng món ăn chế biến.

Măng Le Rừng Khô Loại Đặc Biệt Mua Làm Quà Biếu

Đã từ lâu chúng ta đã biết măng rừng là một sản vật quý và giá trị trong việc chế biến những món ăn ngon. Sản phẩm măng le rừng của chúng tôi được sản xuất từ những miếng măng chất lượng nhất. Thông qua quá trình lấy măng của người đồng bào dân tộc tại Đắk Nông, chúng tôi thu mua và phân loại trước khi đem sơ chế và phơi khô dưới ánh nắng tự nhiên.

Nội dung chính Mô tả sản phẩm măng le rừng khô đặc biệt

Mô tả sản phẩm măng le rừng khô đặc biệt

Tên sản phẩm: Măng Le sấy khô.

Đơn giá: 410.000đồng/1kg.

Nơi canh tác: Măng le rừng tự nhiên.

Nơi chế biến: Tổ hợp tác Nông nghiệp sạch,Xã Quảng Khê, huyện Đăk Glong, tỉnh Đăk Nông.

Ngày sản xuất: 10/7/2019.

Hạn sử dụng: 6 tháng từ khi khui sản phẩm. Để ngăn mát tủ lạnh sẽ tăng thời gian sử dụng được lâu hơn.

Loại măng này luộc không đắng, không ngọt, khi làm măng chua có màu vàng ươm, không trắng như loại măng khác, đặc biệt là làm măng khô. Để làm được măng khô đặc biệt ngon như trên ngoài việc chọn loại măng to mập thì việc thu hoạch măng đúng thời điểm cũng là việc quan trọng trong việc có được những miếng măng ngon nhất. Sau khi thu hoạch sẽ được chọn lọc để làm loại măng le rừng khô đặc biệt.

Măng khô kết hợp với món nào cũng rất ngon. Với mùi thơm đặc trưng, các món ăn được chế biến từ măng khô cũng làm cho mâm cơm vào nhừng ngày lễ, ngày tết thêm đủ đầy hương vị.

Măng khô chế biến được nhiều món ăn như: xào thịt, xào lòng gà, lòng vịt, thịt gà, măng le khô hầm xương, nấu món bún măng,…

Mỗi năm vào mùa mưa từ tháng 7 đến tháng 9 dương lịch là người đồng bào dân tộc Đắk Nông vào rừng lấy măng le. Lấy măng le vào thời gian này, măng sẽ dày thịt, làm măng khô sẽ mền và ngọt hơn. Măng lấy về là phải làm ngay, để lâu măng bị ủng sẽ không có màu sắc đẹp và chất lượng ăn sẽ không ngon.

Là món canh không thể thiếu trong bữa cơm ngày Tết của các gia đình người Việt. Để có món canh măng khô ngon mềm, nóng hổi, hương vị hòa quyện cũng cần có bí quyết.

Nguyên liệu nấu canh măng khô với sườn non

Măng khô trước khi đem chế biến rửa bằng nước lạnh và ngâm qua đêm. Sau đó cho măng khô vào nồi đổ nước ngập măng rồi luộc. Đun sôi từ 15 đến 20 phút rồi đổ măng ra rổ, rửa sạch bằng nước lạnh. Sau đó lại luộc tiếp. Làm như vậy từ 2 đền 3 lần, không thấy màu nước vàng đậm là có thể đem chế biến các loại món ăn.

200g măng khô

400g xương sườn

50g hành lá

1 mớ rau mùi

Cùng các gia vị khác như: nước mắm, bột canh, hạt nêm,dầu ăn

Bổ sung chất xơ: Bên trong măng le khô chứa nhiều chất xơ, rất phù hợp cho những người cần ăn kiêng và giảm cân. Chất xơ trong măng khô rừng sẽ giúp giảm lượng cholesterol thừa, xấu. Giúp người ăn kiêng vẫn bổ sung đầy đủ chất xơ mà không sợ thừa chất béo và quá tải calo.

Phòng chống các bệnh về tim mạch: trong măng khô rừng chứa hàm lượng cacbohydrate và đường thấp, đồng thời bổ sung nhiều dưỡng chất thiết yếu như kali, selen là những chất dinh dưỡng tốt cho hoạt động của tim. Sử dụng măng le khô thường xuyên còn giúp đào thảo lượng cholesterol xấu tích tụ, lưu thông máu tốt, giảm thiểu các bệnh về tim mạch.

Bên cạnh đó dùng măng khô rừng còn giảm khả năng mắc bệnh ung thư, tăng cường hoạt động hệ miễn dịch, kháng khuẩn, bảo vệ đường hô hấp và hỗ trợ hoạt động của dạ dày,…

Khác với những sản phẩm kém chất lượng, đầy hóa chất bán đầy rẫy trên thị trường hiện nay thì măng le rừng khô được cung cấp từ

Sản Phẩm Đặc Sản làm hoàn toàn theo qui trình tự nhiên. Được trải qua quy trình chế biến rất thô sơ nhưng nhờ đó mà măng le rừng khô mang vị thơm đặc trưng của măng nguyên chất, hương vị rừng vùng Tây Nguyên nắng và gió hòa thành một hương vị rất đặc trưng.

Để có được loại măng le rừng khô ngon thì măng le tươi được thu hái từ rừng phải non, tươi và ngọt, được phơi khô và đảm bảo sạch 100% không có chất bảo quản.

Khi quan sát bằng mắt thường, măng le rừng khô chất lượng sẽ có màu vàng tự nhiên, sờ vào thấy mịn và mướt, khi ngửi có mùi thơm tự nhiên.

Bên cạnh các dấu hiệu quan sát bằng mắt và mũi lưu ý khi chế biến măng le rừng khô miến thịt măng sẽ mềm và phần nước măng khi chế biến sẽ trong hơn so với các loại măng có tẩm phẩm màu.

C

Hiện tại kênh măng le rừng sấy được cung cấp bở kênh bán hàng online Sản Phẩm Đặc Sản

Quí khách vui lòng đặt hàng tại website chúng tôi sẽ Ship đến tận nhà cho quí khách. Nếu quí khách không hài lòng về sản phẩm măng le rừng sấy khô của chúng tôi có thể đổi trả trong thời gian 3 ngày kể từ ngày nhận hàng.

Sản Phẩm Đặc Sản cam kết bán đúng chuẩn măng le rừng khô. Nếu quí khách chứng mình sản phẩm mà kênh chúng tôi phân phối không đúng như đã mô tả chúng tôi sẽ hoàn tiền 200% cho quí khách.

ác bước nấu canh măng khô với sườn:

Bước 1: Sơ chế măng khô

Có 2 cách chế biến măng khô

Cách 1: Măng khô sau khi mua về luộc trong 60 phút, trong khoảng thời gian đó bạn nên thay nước luộc măng khoảng 3 – 4 lần. Khi đã luộc xong vớt ra rổ cho ráo rồi dùng dao cắt bỏ phần măng già rồi cho măng vào ướp

Cách 2: Ngoài ra, nếu muốn làm măng theo cách đơn giản thì ta có thể ngâm măng từ đêm hôm trước, hôm sau vớt ra đun lại một nước sủi là được. Sau đó vớt ra để ráo dùng dao cắt bỏ phần già rồi để ra âu to sau ướp

Bước 2: Sơ chế phần xương lợn

Làm sạch xương rồi chặt miếng nhỏ vừa ăn. Để xương vào bát to sau đó ướp gia vị

Bước 3: Ướp gia vị thêm đậm đà

Đối với cả măng và thịt trước khi nấu canh bạn nên ướp với một lượng gia vị vừa đủ để món ăn có chút đậm đà mà lại có vị. Dùng lượng gia vị như nhau cho 1/2 thìa cafe hạt nêm, 1/2 thìa cafe bột canh và 1 thìa nước mắm vào từng phần riêng của sườn và măng rồi ướp chúng trong 15 phút

cách nấu canh măng khô với sườn 7

Bước 4: Sơ chế các nguyên liệu khác

Hành làm sạch, sau đó cắt nhỏ

Mùi cũng làm sạch thái nhỏ

Bước 5: Tiến hành nấu canh măng khô với sườn

Đầu tiên bạn cho 2 muỗng dầu ăn vào cho chảo nóng, đổ phần xương vào xào đợi cho xương đổi màu và se lại thì đổ tiếp phần măng vào xào cho ngấm gia vị. Khi thấy cả 2 đã đủ vị nấu, cho 2 bát nước lọc vào đun trong 15 phút rồi hãy chp thêm phần nước lọc vào ngập măng đun khoảng hơn 1 tiếng là có thể dùng đuợc

Nguyên liệu làm món măng khô hàm móng giòCách chế biến món măng khô hầm móng giò::

Măng khô

1 cái móng giò heo

Hành lá, hành khô

Nước mắm, muối, hạt tiêu vừa đủ

Bước 1: Măng khô ngâm với nước vo gạo từ 3-5 ngày để măng nở và loại bớt độc tố. Thay nước vo gạo ngâm măng 1-2 lần mỗi ngày. Măng đã ngâm nở, cắt và xé miếng vừa ăn. Bỏ bớt đi những phần cứng quá vì già. Luộc măng lại 2-3 lần để khử bớt độc tố và cũng giảm bớt thời gian ninh nấu.

Sau khi luộc xong thì rửa lại măng với nước sạch rồi dùng tay xé nhỏ măng thành sợi.

Bước 2: Móng giò rửa sạch, chặt miếng vừa ăn. Sau đó đem luộc sơ trong nồi nước sôi có cho xíu muối, sau đó xả lại dưới vòi nước sạch.

Bước 3: Cho móng vào nồi hầm, cho ít mắm vào cùng rồi đảo một lúc cho móng được ngấm vị.

Bước 4: Tiếp đến, chế lượng nước đủ ăn vào nồi để nấu. Để nước sôi, bạn hớt sạch phần bọt váng ở xương tiết ra để nước canh được trong, ngon.

Bước 5: Sau khi luộc măng xong để ráo nước rồi cho măng vào xào. Khi xào, nêm ít mắm và hạt nêm cho ngấm vị.

Bước 6: Hớt xong bọt, bạn cho phần măng xào vào nồi canh xương và tiến hành đậy nắp nồi áp suất để ninh nấu. Sau khi ninh khoảng 20, 30 phút thì canh măng sẽ mềm, nhừ. Thả hành củ, rắc hành lá, mùi tàu thái nhỏ vào canh rồi múc canh măng khô móng giò ra bát thưởng thức.

Những thông tin thêm về măng le rừng khô

Măng le nấu món gì ngon ?

Cách nấu món măng khô hầm móng giò

Cách nấu canh măng khô với sườn non

Để chể biến những món ăn chúng ta cần lưu ý

Măng le rừng khô có công dụng gì với sức khoẻ?

Làm sao để nhận biết măng le rừng khô chất lượng ?

Ở đâu bán sản phẩm măng le rừng khô chất lượng ?

Những thông tin thêm về măng le rừng khô Măng le nấu món gì ngon ? – Cách nấu món măng khô hầm móng giò – Cách nấu canh măng khô với sườn non Để chể biến những món ăn chúng ta cần lưu ý Măng le rừng khô có công dụng gì với sức khoẻ? Làm sao để nhận biết măng le rừng khô chất lượng ? Ở đâu bán sản phẩm măng le rừng khô chất lượng ?

10 Món Đặc Sản Tuyệt Ngon Của Tỉnh Lâm Đồng

Đến với Lâm Đồng, khách du lịch sẽ được nghỉ ngơi trong không khí trong lành, tiết trời se se lạnh và khám phá những danh thắng đẹp miền cao nguyên. Không những thế, thực khách sẽ bị mê hoặc bởi rất nhiều món ngon đặc sản nằm trong danh sách top đặc sản nổi tiếng và giá trị của Việt Nam.

Ai cũng biết Đà Lạt là thiên đường du lịch và nghỉ dưỡng của Lâm Đồng. Và điều khiến du khách nhớ tới nơi đây không chỉ là cảnh sắc và sự thân thiện của người Đà Lạt mà còn là những thức quà vặt tuyệt hảo – mứt hoa quả ôn đới.

Với đặc trưng khí hậu ôn hòa, mát mẻ và trời phú cho cao nguyên đất đai màu mỡ, tươi tốt, Đà Lạt thực sự là thiên đường của những trái cây được coi là hiếm ở một đất nước mà đặc trưng khí hậu là nhiệt đới gió mùa như Việt Nam. Như một lẽ tất nhiên, người dân Đà Lạt đã biết tới nghề trồng cây ăn quả, trồng hoa ôn đới và sản xuất các thứ mứt quả tuyệt vời từ những nông sản tươi ngon, bổ dưỡng đó. Đến Lâm Đồng hay Đà Lạt, bạn sẽ phải ngỡ ngàng trước hàng trăm loại mứt trái cây với nguyên liệu và công thức chế biến truyền thống.

Trước kia, hồng chỉ thường được để chín, làm mứt hoặc sấy khô nhưng đến những năm gần đây, hồng giòn mới thật đưa thương hiệu hồng Đà Lạt vang xa. Thay vì để quả mọng đỏ, người ta thu hoạch hồng già sớm hơn một chút. Dù là hồng đầu bằng hay hồng trứng lốc đều được lựa kỹ càng, chọn riêng những quả lành lặn. Sau đó, hồng được đem ủ giòn.

Hồng giòn – – ăn lâu chán, cứ miếng ra miếng vào cả ngày mà dễ thành nghiện. Vừa ngon lại có tác dụng chữa bệnh trong đông y nên hồng giòn được du khách ưa thích vừa mua làm quà, vừa để ăn vặt khi thăm thú thành phố ngàn hoa.

Atisô là loại rau thực vật và cũng là một loại dược thảo có công dụng chữa nhiều bệnh như gan, mất ngủ, háo nhiệt… nhưng không phải vùng nào cũng trồng được atisô. Chính vì vậy, atisô mới thành một trong những món hàng tiêu thụ mạnh nhất ở Đà Lạt.

Và tất nhiên, du khách cũng không bỏ lỡ dịp thưởng thức các món ăn ngon bổ như atisô hầm giò heo, atisô luộc chấm sốt chua, atisô tẩm bột chiên, nõn atisô luộc trộn kem tươi…

Trong đó, atisô hầm giò heo là hút người ăn nhất. Ăn miếng atisô hay giò heo đã ninh nhừ đều thấy trọn vẹn vị hòa quyện vào nhau của món ăn. Vị béo ngậy, mềm ngập chân răng cùng với cái bùi bổ và mùi thơm hấp dẫn, nước ngọt rất tự nhiên kích thích mọi giác quan, khẳng định chất lượng của món ăn quý tộc phương Tây ngày càng phổ biến.

Thành phố Đà Lạt không phải vùng nguyên liệu rau duy nhất của Lâm Đồng nhưng lại thành cái tên được biết đến nhiều nhất. Rau Đà Lạt có chất lượng cao, được bảo đảm bằng sự tin tưởng của khách hàng trong nước và lượng rau xuất khẩu hàng năm.

Bất kể món ăn nào từ bún, phở, lẩu… mà có rau Đà Lạt kèm theo là sẽ dễ cảm nhận rõ độ ngọt, giòn mát “ăn đến đâu, biết đến đấy”.

“Kinh đô trà hương” thời Pháp thuộc nay vẫn là một trong những nơi trồng trà ngon nhất nước. Những vườn chè xanh mướt mát trải dài hai bên đường đi không chỉ là phong cảnh đẹp mê lòng người mà còn cho ra thứ nguyên liệu thức uống ngan ngát níu mãi hồn khách đến.

Trà hoa sen thanh mát, quen thuộc, trà hoa sói lạ lẫm, thanh tao, trà sâm dứa nồng đượm, trà lài ngào ngạt… mà thứ nào cũng đậm đà vị núi vị sương.

Dâu tây là món quà đặc sản của Đà Lạt sản xuất ra bao nhiêu, hết bấy nhiêu. Loại quả này có hình dáng đẹp, lại chứa nhiều chất bổ hơn cả cà chua, quả kiwi, hay hoa lơ xanh nên được các chị em rất ưa thích.

Ghé qua Đà Lạt, vào vườn tự tay chọn dâu thì khó mà kiềm lòng không cầm mấy quả mọng đỏ cứ thế cắn để nghe vị chua chua ngọt ngọt, thơm thơm lan tỏa và thú vị khi thấy hạt dâu lạo xạo rất thực trong khoang miệng. Ngoài ra, mứt dâu tây nước, dâu tây sấy, mứt dâu tây khô, dâu tây sữa… chế biến sẵn cũng là sự lựa chọn quà tặng hoàn hảo sau chuyến đi về núi.

Các loại trái cây, rau củ sấy – món ngon Lâm Đồng – là nét đặc sắc khác trong ẩm thực Lâm Đồng. Từng hộp, từng gói ngon lành đủ màu sắc chế biến sẵn với các nguyên liệu ngay tại chỗ như khoai tây, mít, khoai lang…

Loại nào cũng giòn tan như snack thượng hạng, vị thanh giản không quá ngọt khiến từ trẻ em đến người già đều thấy phù hợp.

8. Rượu cần của người Chu Ru

Rượu cần của người Chu Ru ở Lâm Đồng được làm từ một loại men đặc biệt. Những loại cây đặc chế như Dong Patơi, Dông ơ mre, Dông Wong, Dong dă khiến cho rượu cần Chu Ru khác biệt so với nhiều loại rượu khác của các đồng bào anh em. Năm loại men nói trên kết hợp với men cái Kzút cùng với gạo lức tạo thành vị đậm đà mang hơi thở của núi. Sự cân bằng khiến rượu cần này uống nhiều chỉ say chứ không bị đau đầu hay đau bụng.

Trong ánh lửa xua sương lạnh trên cao nguyên, xung quanh rộn rã tiếng cười đùa và giọng nói của người dân trong bản mà được nhâm nhi rượu cần thì sẽ nhớ mãi không quên. Đó không chỉ là men say mà còn là cảm giác ấm từ bụng, rạo rực trong lồng ngực và niềm vui đơn sơ không đong đếm được khiến chúng ta tự hỏi đã vô tình đánh mất từ bao giờ nay chợt tìm thấy lại. Đã uống rượu cần này một lần, mỗi lần nhìn thấy ché rượu sẽ khó kìm lòng để không nhấp môi và túy lúy những lần sau và sau nữa.

Đặc sản này thì thực khách có thể đã gặp ở Quảng Ngãi nhưng khi đến Đà Lạt thì món này lại có vị khác một chút, rất riêng của Đà Lạt. Ngon miễn chê nếu như ai đó từng nếm thử, có thể nói ăn là ghiền luôn. Ram bắp được chế biến từ bắp tươi được bào nhỏ và ướp với gia vị, hành tím xay, cuốn với bánh tráng và chiên giòn.

Ram được cuốn với rau sống Đà Lạt và đồ chua thì khỏi phải chê, chấm cùng nước lèo làm từ đậu phụng xay nhuyễn, đây chính là sự khác biệt với ram bắp ở nơi khác.

Quán bánh ướt gà lúc nào cũng đông khách. Cả người địa phương và khách du lịch đều muốn trải nghiệm vị lạ của món ăn khác thường này. Không ăn với chả, nem hay bánh tôm, nem chua như món bánh ướt nhiều nơi khác, món bánh ướt ở Đà Lạt được ăn kèm với thịt gà, lòng gà. Sự kết hợp giữa bánh dẻo, mềm với thịt gà thơm ngọt, lòng gà giòn, khiến cho món ăn trở nên rất ngon và lạ miệng. Nếu có dịp đến thăm thành phố ngàn hoa, bạn đừng bỏ qua cơ hội thưởng thức món ăn ngon miệng này.

Ngoài ra, du khách đến Lâm Đồng cũng có thể thưởng thức rất nhiều món đặc sản khác như nem nướng, bánh tráng nướng (loại bánh được du khách ưu ái đặt tên là pizza Việt Nam), bánh mì xíu mại… Mỗi món ăn đều mang hơi thở, đặc trưng của những con người trên mảnh đất cao nguyên.

Đặc Sản Dân Quê Cá Rô Rừng U Minh

Chao ơi con cá rô rừng U Minh thịt sao mà béo, chắc và ngọt lịm. Húp chén canh cá rô khổ qua, ngon sao mà ngon. Còn cá rô kho tộ dân dã tuyệt hảo ăn cơm không biết no. Cũng không thiếu chai rượu nếp ngâm trái mỏ quạ, đặc sản rừng U Minh.

Ở thành phố, khó mà kiếm được cá rô thiên nhiên, phần lớn cá bán trong siêu thị hay ở các chợ là cá rô nuôi, cá rô phi. Cá rô đồng làm các món ăn đã ngon “bá chấy”, nhưng cá rô rừng U Minh mới là sản vật đặc biệt của đất trời Cà Mau.

Mới đây, có dịp về công tác ở Cà Mau chúng tôi đã được mấy người bạn thân tại địa phương tổ chức một chuyến đi thăm rừng quốc gia U Minh Hạ (rừng quốc gia U Minh Thượng thuộc tỉnh Kiên Giang), nằm trên địa bàn hai huyện U Minh và Trần Văn Thời.

Đặc điểm của rừng U Minh Hạ là có vùng lõi diện tích trên 8.500 hécta, với một phân khu bảo tồn hệ sinh thái rừng tràm trên đất than bùn rộng hơn 2.500 hécta.

Tràm là loại thực vật chiếm tỷ lệ lớn nhất ở U Minh Hạ, mặt nước rừng tràm là chốn ngụ cư lý tưởng của nhiều loài thủy tộc, trong đó có cá rô, cá lóc, cá trê vàng, cá thát lát, cá sặc…

Một tiết mục không thể thiếu trong chương trình du ngoạn rừng tràm U Minh Hạ là ngồi xuồng câu cá. Nếu gặp vận may hoặc là tay “sát cá” bạn có thể câu được những chú cá rô đen nhánh, vẫn quẫy đùng đùng dù đã được gỡ lưỡi câu, ném lên xuồng.

Chao ơi con cá rô rừng U Minh thịt sao mà béo, chắc và ngọt lịm. Húp chén canh cá rô khổ qua, ngon sao mà ngon. Còn cá rô kho tộ dân dã tuyệt hảo ăn cơm không biết no. Cũng không thiếu chai rượu nếp ngâm trái mỏ quạ, đặc sản rừng U Minh.

Mấy anh bạn muốn gọi thêm vài món nữa cũng chỉ ăn giữa tán rừng U Minh mới đúng điệu, như lươn um lá nhàu, chuột đồng nướng mọi… nhưng chúng tôi biết bữa tiệc cá là đã quá đủ cho một chuyến du hành về vùng đất cực Nam Tổ quốc.

Hẹn lần sau vậy!

Cùng Danh Mục:

Cập nhật thông tin chi tiết về Cây Măng Le – Đặc Sản Rừng Ngon Tuyệt Của Đăk Lăk – Đặc Sản Ngon Nhất Đăk Lăk trên website Raffles-hanoi.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!