Bạn đang xem bài viết Chính Quyền Địa Phương Trong Hiến Pháp Năm 2013 được cập nhật mới nhất trên website Raffles-hanoi.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (sau đây gọi là Hiến pháp năm 2013) vừa được Quốc hội khóa XIII thông qua đã tạo cơ sở chính trị – pháp lý vững chắc cho công cuộc đổi mới toàn diện đất nước trong thời kỳ mới. Đây là bản Hiến pháp vừa kế thừa được các giá trị to lớn của các bản Hiến pháp năm 1946, năm 1959, năm 1980 và năm 1992, vừa thể chế hóa các quan điểm, phương hướng, nội dung phát triển đã được khẳng định trong Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ đi lên chủ nghĩa xã hội (bổ sung, phát triển năm 2011), trong đó có nội dung về Chính quyền địa phương.
1. Nội dung Chính quyền địa phương trong Hiến pháp
Chương IX – Chính quyền địa phương là một trong những nội dung nhận được sự quan tâm lớn của nhân dân cả nước, đồng thời cũng là Chương nhận được nhiều ý kiến góp ý nhất của các tầng lớp nhân dân, các cơ quan, tổ chức trong quá trình xây dựng, sửa đổi Hiến pháp. Chương Chính quyền địa phương đã đánh dấu những thay đổi lớn của Hiến pháp năm 2013 so với Hiến pháp năm 1992, đã làm rõ hơn tính chất của hệ thống cơ quan công quyền ở địa phương trong mối quan hệ với Trung ương, thể hiện tính gắn kết, mối quan hệ chặt chẽ giữa HĐND, UBND trong chính thể của chính quyền địa phương; đồng thời, cũng quy định một cách tổng quát về phân chia đơn vị hành chính.
– Về tên gọi của Chương: Trên thực tế, thuật ngữ “chính quyền địa phương” đã được sử dụng tương đối rộng rãi và phổ biến trong các văn kiện của Đảng, các văn bản pháp luật của Nhà nước, các sách báo chính trị pháp lý, cũng như các bài phát biểu của lãnh đạo Đảng và Nhà nước ta ở Trung ương và địa phương. Hiến pháp năm 2013 đã đổi tên gọi từ HĐND và UBND (trong Hiến pháp năm 1992) thành Chính quyền địa phương. Đây là sự thay đổi hợp lý, phù hợp với lịch sử lập hiến cũng như các văn bản khác của Đảng và Nhà nước ta. Mặt khác, từ thực tiễn hoạt động của hai cơ quan này cho thấy: HĐND và UBND mặc dù là hai cơ quan có vị trí và tính chất khác nhau, nhưng được tổ chức và hoạt động trên cùng một địa bàn, một cấp hành chính. Do đó, hai cơ quan này có mối quan hệ chặt chẽ về mặt tổ chức, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn. Cũng vì thế, việc đổi tên này không phải là hình thức, mà nó đặt ra yêu cầu phải đổi mới thực sự về mô hình tổ chức cũng như chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của chính quyền địa phương theo hướng: Bảo đảm sự gắn kết chặt chẽ hơn giữa HĐND và UBND; tạo không gian tự chủ, tự chịu trách nhiệm cao hơn cho chính quyền địa phương; khẳng định rõ nét hơn vị trí của chính quyền địa phương trong hệ thống hành chính thống nhất của đất nước.
– Quy định về đơn vị hành chính: Hiến pháp năm 2013 kế thừa quy định của Hiến pháp năm 1992 về các đơn vị hành chính nhằm bảo đảm sự thống nhất, đồng bộ, ổn định trong cấu trúc hành chính ở nước ta; đồng thời, bổ sung quy định về đơn vị hành chính – kinh tế đặc biệt, đơn vị hành chính tương đương với quận, huyện, thị xã thuộc thành phố trực thuộc Trung ương. Theo đó, nước chia thành tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; tỉnh chia thành huyện, thị xã và thành phố thuộc tỉnh; thành phố trực thuộc Trung ương chia thành quận, huyện, thị xã và đơn vị hành chính tương đương; huyện chia thành xã, thị trấn; thị xã và thành phố thuộc tỉnh chia thành phường và xã; quận chia thành phường; đơn vị hành chính – kinh tế đặc biệt do Quốc hội thành lập (Điều 110). Bổ sung quy định “Việc thành lập, giải thể, nhập, chia, điều chỉnh địa giới đơn vị hành chính phải lấy ý kiến nhân dân địa phương và theo trình tự, thủ tục do luật định” (khoản 2 Điều 110). Từ các quy định trên, có thể nhận thấy một số điểm mới như sau:
Thứ nhất, Hiến pháp đã sử dụng thuật ngữ “đơn vị hành chính tương đương” với quận, huyện, thị xã trong thành phố trực thuộc Trung ương. Đây là ý tưởng mới trên cơ sở tiếp thu ý kiến của đông đảo đại biểu Quốc hội và nhân dân, mở ra khả năng cho việc thành lập các đơn vị hành chính mới nhằm tăng khả năng dự báo và tính ổn định của Hiến pháp trong việc đáp ứng nhu cầu khách quan của quá trình phát triển kinh tế – xã hội. Với cách quy định mở về đơn vị hành chính, Hiến pháp mới đã tạo điều kiện việc đưa ra tên gọi mới cho đơn vị hành chính trong thành phố trực thuộc Trung ương, ví dụ như “thành phố” trong “thành phố trực thuộc Trung ương”. Theo đó, cách quy định về đơn vị hành chính “thành phố trong thành phố” sẽ không bị xem là vi hiến trong các văn bản pháp luật sau này.
Thứ hai, Điều 110 Hiến pháp năm 2013 bổ sung quy định “Đơn vị hành chính – kinh tế đặc biệt do Quốc hội thành lập”. Thực chất, vấn đề này cũng đã được đề cập trong Hiến pháp năm 1992. Đây là quy định được bổ sung trên cơ sở ý kiến đề xuất của các đại biểu Quốc hội, các cơ quan, tổ chức (nhất là ý kiến đề xuất của Chính phủ) và các địa phương, nhằm đáp ứng nhu cầu thiết lập các đơn vị hành chính – kinh tế đặc biệt đang đặt ra ở một số địa phương như huyện đảo Phú Quốc tỉnh Kiên Giang hay huyện Vân Đồn tỉnh Quảng Ninh…
Thứ ba, tại Điều 110 Hiến pháp năm 2013 bổ sung quy định: “Việc thành lập, giải thể, nhập, chia, điều chỉnh địa giới đơn vị hành chính phải lấy ý kiến nhân dân địa phương và theo trình tự, thủ tục do luật định”. Thực tiễn cho thấy, việc chia tách, sáp nhập đơn vị hành chính lãnh thổ của nước ta trong thời gian qua ở các cấp diễn ra rất phổ biến nên đã có lúc dẫn đến hoặc làm tăng đầu mối đơn vị hành chính và làm tăng tổ chức bộ máy, biên chế công chức và tài chính công… hoặc hao tổn rất nhiều chi phí quốc gia để làm việc này… dẫn đến suy giảm hiệu quả quản lý nhà nước nói chung và cải cách hành chính hiện nay. Để tránh tình trạng nhập, tách, chia, điều chỉnh địa giới hành chính một cách dễ dãi, thiếu căn cứ, tiêu chí minh bạch, công khai, đặc biệt là thiếu sự tham gia ý kiến có tính quyết định của nhân dân đã diễn ra trong thực tế vừa qua ở nước ta, Hiến pháp năm 2013 đã quy định việc thành lập, giải thể, nhập, chia, điều chỉnh địa giới hành chính phải lấy ý kiến nhân dân địa phương và theo trình tự, thủ tục do luật định. Có thể nói, việc hiến định rõ hơn về thẩm quyền, tiêu chí, điều kiện, thủ tục thành lập mới, sáp nhập, điều chỉnh địa giới đơn vị hành chính của Hiến pháp mới góp phần bảo đảm tính ổn định của các đơn vị hành chính hiện nay. Đồng thời, quy định này cũng nhằm bảo đảm thực hiện quyền dân chủ trực tiếp của nhân dân quy định tại Điều 6 Hiến pháp năm 2013. Bên cạnh đó, quy định mới này cũng đặt ra nhiệm vụ cho Chính phủ phải gấp rút nghiên cứu và soạn thảo các quy định ở tầm luật để trình Quốc hội ban hành về trình tự, thủ tục thành lập, giải thể, nhập, chia, điều chỉnh địa giới đơn vị hành chính trong đó nhất thiết phải có việc lấy ý kiến nhân dân địa phương.
– Quy định về tổ chức chính quyền địa phương ở các đơn vị hành chính: Theo Điều 118 Hiến pháp năm 1992, “Việc thành lập HĐND và UBND ở các đơn vị hành chính do luật định”. Thực tế, các đạo Luật tổ chức HĐND và UBND (năm 1994 và 2003) đều quy định: Mọi đơn vị hành chính đều tổ chức HĐND và UBND. Mô hình tổ chức này đã gây nên sự cồng kềnh, trùng lắp về chức năng, nhiệm vụ giữa HĐND và UBND các cấp, không có sự phân biệt giữa mô hình tổ chức chính quyền địa phương ở nông thôn, đô thị và hải đảo. Hiến pháp năm 2013 quy định như sau:
1. Chính quyền địa phương được tổ chức ở các đơn vị hành chính của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
2. Cấp chính quyền địa phương gồm có HĐND và UBND được tổ chức phù hợp với đặc điểm nông thôn, đô thị, hải đảo, đơn vị hành chính – kinh tế đặc biệt do luật định (Điều 111).
Với quy định trên, đơn vị hành chính nào cũng có chính quyền. Tuy nhiên, cần phải hiểu rõ rằng: Không phải ở tất cả các đơn vị hành chính, chính quyền địa phương được tổ chức giống nhau.
Với khái niệm này, cho phép chúng ta phân biệt rõ giữa cách phân chia đơn vị hành chính để quản lý với mô hình tổ chức quản lý ở từng đơn vị hành chính. Không phải một đơn vị hành chính là một cấp chính quyền. Cấp chính quyền được tổ chức phù hợp với đặc điểm nông thôn, đô thị, hải đảo, đơn vị hành chính – kinh tế đặc biệt. Ở đâu được coi là cấp chính quyền thì chính quyền ở đó bao gồm HĐND và UBND; còn ở đâu không được coi là cấp chính quyền thì sẽ có cơ quan hành chính thực hiện nhiệm vụ quản lý hành chính và dịch vụ công tại địa bàn. Vì vậy, Điều 111 Hiến pháp năm 2013 đã đưa ra khái niệm “cấp chính quyền địa phương gồm có HĐND và UBND”, cấp chính quyền có ở những đơn vị hành chính nào sẽ do luật định, phù hợp với “đặc điểm nông thôn, đô thị, hải đảo, đơn vị hành chính – kinh tế đặc biệt”.
Như vậy, Hiến pháp năm 2013 đã mở ra những khả năng để luật quy định và khắc phục những bất cập trong tổ chức chính quyền địa phương theo Hiến pháp năm 1992, đồng thời, đổi mới một bước quan trọng tổ chức chính quyền địa phương.
– Về vai trò, chức năng, nhiệm vụ của chính quyền địa phương: Hiến pháp năm 1992 không có điều khoản riêng quy định về vai trò, chức năng, nhiệm vụ của chính quyền địa phương mà nội dung này được thể hiện thông qua các quy định về thẩm quyền của HĐND(1) và UBND. Hiến pháp năm 2013 đã thay đổi cách tiếp cận khi bổ sung một điều mới (Điều 112) quy định về vai trò, chức năng, nhiệm vụ của chính quyền địa phương. Cụ thể như sau:
Thứ nhất, khoản 1 của Điều này khẳng định rõ chính quyền địa phương có 02 loại nhiệm vụ được phân biệt với nhau: (1) Nhiệm vụ tổ chức và bảo đảm việc thi hành Hiến pháp, pháp luật tại địa phương; (2) Quyết định các vấn đề của địa phương do luật định.
Trong một Nhà nước đơn nhất như nước ta, nhiệm vụ cơ bản, hàng đầu của chính quyền địa phương là tổ chức và bảo đảm thực hiện Hiến pháp, pháp luật tại địa phương. Đồng thời, chính quyền địa phương thực hiện các nhiệm vụ xuất phát từ tính đặc thù của địa phương. Đây là quy định thể hiện nhiệm vụ có tính tự quản cao của chính quyền địa phương, nhằm phát huy lợi thế của mỗi địa phương trên thực tế.
Thứ hai, khoản 2 Điều 112 quy định rõ “Nhiệm vụ, quyền hạn của chính quyền địa phương được xác định trên cơ sở phân định thẩm quyền giữa các cơ quan nhà nước ở Trung ương và địa phương và của mỗi cấp chính quyền địa phương”. Có thể nói, đây là một định hướng quan trọng trong việc thiết kế cơ chế điều chỉnh mối quan hệ giữa chính quyền địa phương và chính quyền Trung ương (cũng như giữa các cấp chính quyền địa phương với nhau) trong thời gian tới. Chỉ có trên cơ sở phân định rõ thẩm quyền của mỗi cấp chính quyền theo tinh thần phân cấp mạnh mẽ thì cơ chế xác định trách nhiệm, bảo đảm tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm của mỗi cấp chính quyền cũng như thực hiện việc kiểm soát quyền lực mới có hiệu quả.
Thứ ba, khoản 3 Điều 112 quy định: “Trong trường hợp cần thiết, chính quyền địa phương được giao thực hiện một số nhiệm vụ của cơ quan nhà nước cấp trên với các điều kiện bảo đảm thực hiện nhiệm vụ đó”. Trên thực tế rất nhiều nhiệm vụ của Trung ương được giao cho địa phương thực hiện, nhưng chỉ giao việc mà không kèm theo các điều kiện để thực hiện công việc, do đó, gây rất nhiều khó khăn cho địa phương. Quy định tại khoản 3 Điều 112 của Hiến pháp tạo cơ sở hiến định giải quyết nhiều khó khăn của các địa phương hiện nay.
– Quy định về Hội đồng nhân dân: Hiến pháp năm 2013 tiếp tục kế thừa các quy định về HĐND trong Hiến pháp năm 1992. Theo đó, khoản 1 Điều 113 tiếp tục quy định: “HĐND là cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương, đại diện cho ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của nhân dân địa phương, do nhân dân địa phương bầu ra, chịu trách nhiệm trước nhân dân địa phương và cơ quan nhà nước cấp trên”. Khoản 2 Điều 113 quy định rõ chức năng và nhiệm vụ của HĐND địa phương. HĐND thực hiện 02 loại chức năng là “quyết định” và “giám sát”:
– HĐND quyết định các vấn đề của địa phương do luật định;
– HĐND giám sát việc tuân theo Hiến pháp và pháp luật ở địa phương và việc thực hiện nghị quyết của HĐND.
Như vậy, HĐND sẽ quyết định chính sách địa phương về việc thực hiện công vụ địa phương; đồng thời giám sát việc thực hiện các chính sách này. Trong khi đó, đối với các công vụ của Trung ương giao cho chính quyền địa phương thực hiện thì HĐND có trách nhiệm giám sát việc triển khai công việc này. Cách quy định như trên là phù hợp với những điểm mới trong quy định tại Điều 112 về chức năng, nhiệm vụ của chính quyền địa phương.
– Quy định về Ủy ban nhân dân: Hiến pháp năm 2013 tiếp tục kế thừa các quy định về UBND trong Hiến pháp năm 1992 theo hướng: Ở cấp chính quyền nào có HĐND thì UBND ở nơi ấy phải do HĐND bầu ra và được xác định là “cơ quan chấp hành của HĐND”, “cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương”. Cụ thể, theo quy định tại Điều 114 Hiến pháp mới, “UBND ở cấp chính quyền địa phương do HĐND cùng cấp bầu là cơ quan chấp hành của HĐND, cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương, chịu trách nhiệm trước HĐND và cơ quan hành chính nhà nước cấp trên.” Tuy nhiên, quy định về UBND trong Hiến pháp mới cũng thể hiện sự đổi mới theo hướng: Ở những đơn vị hành chính không được xác định là một cấp chính quyền địa phương, thì cơ quan quản lý hành chính ở nơi đó được thành lập như thế nào là do luật định. Về chức năng, nhiệm vụ của UBND, khoản 2 Điều 114 tiếp tục quy định “UBND tổ chức việc thi hành Hiến pháp và pháp luật ở địa phương; tổ chức thực hiện nghị quyết của HĐND”, đồng thời, có bổ sung nhiệm vụ “thực hiện các nhiệm vụ do cơ quan nhà nước cấp trên giao.”
2. Cụ thể hóa các quy định của Hiến pháp về chính quyền địa phương
Có thể nói, Hiến pháp năm 2013 về chính quyền địa phương kế thừa nhiều quy định của Hiến pháp năm 1992; đồng thời, bổ sung nhiều điểm mới giúp cho việc tiếp tục đổi mới thể chế về chính quyền địa phương. Để cụ thể hóa các quy định của Hiến pháp về chính quyền địa phương, trong thời gian tới cần thực hiện các nhiệm vụ cơ bản sau:
– Xây dựng Luật về chính quyền địa phương
Luật về chính quyền địa phương cần quy định rõ các vấn đề sau:
– Luật cần xác định rõ việc thành lập cấp chính quyền ở vùng nông thôn, đô thị, hải đảo, đơn vị hành chính – kinh tế đặc biệt. Nơi nào cần phải có cấp chính quyền (bao gồm cả HĐND và UBND); và nơi nào chỉ cần cơ quan hành chính (UBND). Việc xác định sự phân định này cần phải được cụ thể hóa thông qua các tiêu chí rõ ràng.
– Luật cụ thể hóa việc phân cấp giữa Trung ương và địa phương. Để thể chế hóa khoản 2 Điều 112, trước hết cần nghiên cứu, tổng kết thực tiễn để xác định rõ được các thẩm quyền nào cần được giao cho cơ quan Trung ương và thẩm quyền nào giao cho địa phương nhằm bảo đảm việc thực hiện phân cấp về thẩm quyền, trách nhiệm giữa cơ quan quản lý nhà nước ở Trung ương với cơ quan quản lý nhà nước ở địa phương và giữa các cấp chính quyền địa phương với nhau.
– Luật cần cụ thể hóa quy định về Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân. Thể chế hóa quy định này, cần nghiên cứu để làm rõ vấn đề: Ở những đơn vị hành chính không được xác định là một cấp chính quyền địa phương, thì cơ quan quản lý hành chính ở nơi đó được thành lập như thế nào? Có phải do dân bầu trực tiếp hay không?
– Xây dựng Luật về đơn vị hành chính – kinh tế đặc biệt
Trọng tâm của Luật này là:
– Xác định rõ đơn vị hành chính – kinh tế đặc biệt là đơn vị thuộc cấp nào trong hệ thống phân cấp chính quyền ở nước ta.
– Xác định rõ có bao nhiêu cấp chính quyền tại đơn vị kinh tế đặc biệt (một hoặc là hai), từ đó có cơ sở cho việc tổ chức chính quyền tại đơn vị kinh tế đặc biệt phù hợp với đặc điểm của từng địa phương này.
Như vậy, với vai trò thực hiện công vụ địa phương, HĐND sẽ quyết định chính sách địa phương về việc thực hiện công vụ địa phương; đồng thời, giám sát việc thực hiện các chính sách này. Trong khi đó, đối với các công vụ của Trung ương giao cho chính quyền địa phương thực hiện thì HĐND có trách nhiệm giám sát việc triển khai công việc này. Do đó, để bảo đảm việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ của chính quyền địa phương thì cần nghiên cứu xây dựng Luật giám sát của HĐND, bảo đảm tính hiệu lực, hiệu quả của công việc giám sát của HĐND, đồng thời phát huy được tính tự quản của địa phương.
Tóm lại, với việc quy định các nội dung về chính quyền địa phương theo hướng mở, Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã tạo cơ sở pháp lý cho việc xây dựng nhiều văn bản pháp luật nhằm thể chế
hóa đầy đủ, toàn diện các quy định của Hiến pháp trong thời gian tới về vấn đề này, mà trước hết là việc xây dựng các văn bản pháp luật nêu trên.
(1) Điều 120 Hiến pháp năm 1992 quy định như sau: Căn cứ vào Hiến pháp, luật, văn bản của cơ quan Nhà nước cấp trên, HĐND ra nghị quyết về các biện pháp bảo đảm thi hành nghiêm chỉnh Hiến pháp và pháp luật ở địa phương; về kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội và ngân sách; về quốc phòng, an ninh ở địa phương; về biện pháp ổn định và nâng cao đời sống của nhân dân, hoàn thành mọi nhiệm vụ cấp trên giao cho, làm tròn nghĩa vụ đối với cả nước.
Bạn Biết Gì Về Phương Pháp Làm Chín Thực Phẩm Trong Nước?
PHƯƠNG PHÁP LÀM CHÍN THƯC PHẨM TRONG NƯỚC
1. Chần (hay trụng), luộc a. Chần: là phương pháp cho thực phẩm vào một lượng nước lớn đang sôi trong thời gian rất ngắn, chỉ đủ làm chín tái hoặc chín tới thực phẩm. 🥘 Quy trình kỹ thuật – Nhặt, gọt, rửa nguyên liệu thực vật hay động vật, cắt thái cho phù hợp. – Đun nước cho sôi, thêm tí muối hoặc phèn chua tùy yêu cầu. Thả thực phẩm vào, dùng đũa đảo sơ cho chín đều. Vớt ra đem nhúng ngay vào thau nước lạnh. – Hoặc có thể múc nước sôi dội lên thực phẩm vài lần cho chín tái. 🥘 Thực phẩm để chần thường là: + Rau lá như: rau cần, cải cúc v.v… + Thực phẩm nấu nhiều bị dai như: thịt bò, thận… + Thực phẩm được chế biến bằng các phương pháp khác như các loại rau, trái trước khi sên đường. 🥘 Yêu cầu kỹ thuật – Thực phẩm còn giữ được màu sắc tươi (rau xanh, quất vàng…); còn giữ được mùi vị chính của nguyên liệu thực phẩm. – Thực phẩm chín tái đều.
b. Luộc: là phương pháp cho thực phẩm vào một lượng nước lớn (có thể đang sôi hoặc nước lạnh) trong thời gian dài, đủ để làm thực phẩm chín mềm theo yêu cầu. 🥘 Quy trình kỹ thuật – Nhặt, gọt, rửa sạch nguyên liệu, cắt thái cho phù hợp. – Nếu luộc chủ yếu lấy nước: cho thực phẩm vào nước lạnh. Sau khi nước sôi, đun nhỏ lửa, năng hớt bọt cho nước trong (nấu nước dung…). – Nếu luộc chủ yếu lấy cái: ướp gia vị vào thực phẩm, cho thực phẩm vào lúc nước đang sôi. – Thời gian luộc tùy thuộc tính chất thực phẩm. – Có những thực phẩm bỏ nước, cần cho vào nước lạnh như trứng, sò, ốc, hến… 🥘 Yêu cầu kỹ thuật – Nước luộc cần trong (thịt, cá), rau lá xanh tươi. – Thịt (thực phẩm động vật) chín mềm, không nhừ, không dai. – Rau lá chín tới, rau củ có bột chín nở. 🔺Chú ý – Cần giữ lửa thật đều trong khi luộc, hay chần. – Lượng nước luộc phải ngập thực phẩm để nhiệt chuyền vào khắp và nhanh. – Món ăn luộc, chần cần dọn chung với một thứ nước chấm thích hợp để làm tăng mùi vị của món ăn.
2. Nấu, hầm, kho a. Nấu: là phương pháp chế biến phối hợp nhiều nguyên liệu động thực vật có thêm gia vị trong môi trường truyền nhiệt là nước (nấu canh, giò heo hầm, thịt kho…) 🥘 Quy trình kỹ thuật – Nguyên liệu động vật: rửa sạch, cắt thái thành miếng tùy món ăn. Ướp gia vị thích hợp. Có thể chiên (rán) sơ để tạo lớp vỏ bên ngoài giữ độ ngọt. – Cho nước vào nấu 1 – 2 giờ cho mềm. – Nguyên liệu thực vật: nhặt rửa sạch, cắt miếng hay tỉa hoa tùy món. Khi thực phẩm động vật mềm, cho nguyên liệu thực vật vào, nấu tiếp đến khi mềm. – Nêm nếm gia vị phù hợp từng món ăn để tạo mùi vị, màu sắc hấp dẫn, kích thích dịch vị, gây cảm giác ngon miệng khi ăn. – Thí dụ: – Món giả cầy; cần riềng, mẻ, mắm tôm. – Món cà ri: cần có hột điều dầu (hột cho màu đỏ), lá thơm, sả ớt, dừa, bột cà ri. – Chè hoa cau, đậu xanh nhuyễn; cần nước hoa bưởi, bột thơm (vani). 🥘 Yêu cầu kỹ thuật – Màu sắc hấp dẫn. – Hương vị thơm ngon, đậm đà. Có mùi đặc trưng của từng món. – Thực phẩm động vật và thực vật chín mềm, không nhừ, không dai.
b. Hầm: là phương pháp làm chín mềm thực phẩm trong khá nhiều nước, đun sôi nhẹ trong thời gian khá dài để thực phẩm thật mềm và cho nước ngọt. 🥘 Quy trình kỹ thuật – Nguyên liệu động vật và thực vật được sơ chế như trên (đặc biệt các loại gia cầm như gà, vịt, chim… có thể được mổ moi hay rút xương, dồn nguyên liệu thực vật vào sau khi nêm gia vị – khâu vết cắt lại). – Có thể đem chiên (rán) sơ. – Cho thực phẩm vào nước, hầm với lửa nhỏ để nguyên liệu chín và mềm nhừ. Sau thời gian nấu từ 1 đến 2 giờ, nước sẽ cạn dần. – Nguyên liệu động vật mềm mới cho nguyên liệu thực vật vào hầm tiếp. 🥘 Yêu cầu kỹ thuật – Nguyên liệu thực phẩm chín mềm nhưng không rã nát. – Mùi vị thơm ngon đậm đà. – Nước xăm xắp, hơi sánh, chất béo nổi trên mặt. – Đẹp, hấp dẫn (kết hợp cách trình bày lên đĩa). c. Kho: tương tự như món hầm nhưng có đặc điểm nổi bật là vị hơi mặn, hoặc pha ngọt (thịt kho nước dừa), ít nước và nhừ. 🥘 Quy trình kỹ thuật – Thực phẩm được thái khối (thịt), hoặc để nguyên, ướp gia vị, nước màu, nêm mắm muối đậm đà hoặc hơi mặn, thêm đường. – Xếp thực phẩm vào nồi, nấu trên lửa vừa. Đậy nắp để thực phẩm hơi săn lại. – Cho nước nóng hoặc sôi (đối với cá kho), hay nước dừa tươi vào. Hầm lửa nhỏ, đậy nắp đến khi chín mềm nhừ. – Khi kho các thực phẩm ít chất béo (tôm, cá, đậu rau…) trước khi nhắc xuống, cho thêm vài muỗng mỡ nước để tạo vẻ bóng mướt, hấp dẫn.
🥘 Yêu cầu kỹ thuật – Thực phẩm mềm nhừ nhưng không nát, có vẻ săn chắc, bóng mướt. – Thơm ngon, vị mặn, màu vàng nâu. – Nước ít và sánh.
Phương pháp sử dụng nhiệt
Phương pháp làm chín bằng hơi nước.
Phương pháp làm chín trong chất béo (mỡ, dầu).
Phương pháp làm chín bằng sức nóng trực tiếp của lửa.
Các Phương Pháp Dạy Nấu Ăn Cơ Bản
Phương Pháp Dạy Nấu Ăn Cơ Bản:
Phương Pháp Dạy Nấu Ăn Cơ Bản Nguồn : http://hocnauancanban.simplesite.com/
Phương pháp dạy nấu ăn cơ bản::
Phương pháp dạy nấu ăn cơ bản: P hương pháp dạy nấu ăn căn bản thứ 1: Làm những các món ăn dễ làm Làm các món dễ dàng, đừng nỗ lực làm món phức tạp khi đang người chưa bước đầu từ các món căn bản nhất. Khi đã nhuần nhuyễn một món ăn căn bản, fan sẽ dần cảm nhận đc mùi vị của thực phẩm cũng như thâu tóm nhanh hơn những kiến thức mới. P hương pháp dạy nấu ăn căn bản thứ 2: đọc phương pháp dạy nấu ăn L uôn đọc phương pháp dạy nấu ăn trước. điều này không tồn tại nghĩa người chỉ đọc lướt qua nó mà phải hiểu rõ nguyên lý nấu món đó là ra sao. bạn phải đọc kĩ từ trên đầu đến cuối, một trong những lần đến lúc người hiểu thành phần chính gồm những thứ gì và sử dụng đúng đồ dùng để bếp như nồi, chảo, đĩa….
Phương pháp dạy nấu ăn cơ bản::
Phương pháp dạy nấu ăn cơ bản: P hương pháp dạy nấu ăn cơ bản thứ 3: tận dụng đúng lượng nguyên vật liệu Đừng suy đoán lượng vật liệu đc nhu cầu trong phương pháp dạy nấu ăn mà hãy chắc chắn bạn đã cho chính xác lượng thực phẩm hoặc hương liệu gia vị nêm nếm. nếu như chỉ mới bước đầu và chưa thuần thục, tín đồ cần làm theo bí quyết có sẵn . C ông bằng mà nói các phương pháp nấu luôn phải linh hoạt. Tuỳ dạng món ăn & tùy hương vị của mọi cá nhân mà những thành phần vật liệu hoặc lượng gia vị có sự biến đổi không giống nhau. sau khoản thời gian đã thành công với các món ăn từ cách làm đã có sẵn, chúng ta có thể tạo ra, biến hóa nguyên vật liệu tùy theo sở thích. fan chú ý đừng chuyển đổi rất nhiều mà chỉ từng chút một. Sự đổi khác này sẽ đem lại cho bạn xúc cảm ngon cơm hơn khi đc thưởng thức các gì mình phát minh ra. P hương pháp dạy nấu ăn cơ bản thứ 4: Đừng nỗ lực trở nên hoàn hảo Đùng cố gắng tạo ra áp lực cho bản thân bằng phương pháp đi theo những phương pháp dạy nấu ăn phức tạp. Vì ở giai đoạn bước đầu, tín đồ chỉ cần đi từng bước & làm cái gi cực tốt. Bởi lẽ chẳng ai tuyệt vời trong cả đối với 1 đầu bếp nổi danh bên trên tivi. bọn họ cũng đã thông qua những lúc vụng về thưở bước đầu như chúng ta khi mới ban đầu bước đi vào nghành bếp núc.
Phương pháp dạy nấu ăn cơ bản::
Phương pháp dạy nấu ăn cơ bản: P hương pháp dạy nấu ăn cơ bản thứ 5: làm cho nóng xoong, chảo Tôi luôn được lưu ý là trước khi đi vào chu trình nấu bất cứ món thức ăn nào thì cũng phải trụng nóng các dụng cụ nấu nướng như xoong, chảo. điều này sẽ giúp đỡ bạn tiết kiệm thời hạn & chống được luận điểm vết bẩn bám phụ thuộc vào lòng chảo khó chùi rửa. có khá nhiều luồng ý kiến cho luận điểm này tuy nhiên sự thật là sai lạc khi bạn cho cá vào chiên bên trên một chiếc chảo chưa đủ nóng. P hương pháp dạy nấu ăn cơ bản thứ 6: sử dụng đúng size nồi & chảo Hãy chắc chắn là người tận dụng đúng size nồi, chảo khi triển khai tạo ra nhiều loại thực phẩm. một cái chảo quá lớn cho lượng ăn uống ít ỏi sẽ khiến tiêu hao tích điện không đáng, còn cái quá nhỏ dại lại không đủ để làm nên nhiều ăn uống. những khối thịt lớn hoặc món hầm cần nấu trong hơi lâu, nước hoàn toàn có thể bị tràn ra ngoài khi chúng ta không sử dụng loại nồi thích hợp.
Phương pháp dạy nấu ăn cơ bản::
Phương pháp dạy nấu ăn cơ bản: P hương pháp dạy nấu ăn căn bản thứ 7: sử dụng đồng hồ đeo tay trong nhà bếp L uôn tận dụng đồng hồ thời trang bấm giờ trong nhà bếp để có thẻ ước lượng được thời gian thiết yếu. Sự phỏng đoán thời gian theo cảm tính hoàn toàn có thể làm hỏng mùi vị của ăn uống hàng ngày. bạn cũng có thể check trên đồng hồ thời trang treo tường trong nhà bếp hay đồng hồ thời trang của người sử dụng, tuy nhiên thông thường tận dụng đồng hồ bấm giờ trên lò vi sóng là tốt nhất. P hương pháp dạy nấu ăn căn bản thứ 8: Trang bị ăn uống ướp lạnh N hiều người cho rằng nguyên liệu ướp đông lạnh không tốt đủ dinh dưỡng bằng thức phẩm tươi sống. điều ấy không phải chính xác, một số loại nguyên liệu như rau củ hay thịt vẫn giữ vị hàm lượng vitamin nếu chúng ta biết bảo quản. bạn nên dành ra một phần không bao lâu sau khi mua thực phẩm để sẵn sàng, chế biến sơ qua và để sẵn chúng phía trong gầm tủ lạnh để lúc nào cần là có thể lấy ra sử dụng. điều đó có thể giúp ta tiết kiệm đươc tiền bạc và khối thời hạn.
Phương pháp dạy nấu ăn cơ bản::
Phương pháp dạy nấu ăn cơ bản: P hương pháp dạy nấu ăn căn bản thứ 9: sử dụng các con dao bén L uôn sử dụng những con dao bén nhọn khi đang chế tạo ăn uống hàng ngày. Một con dao cùn rất dễ trượt and rất có thể cắt vào tay fan nếu khách hàng ấn chúng quá mạnh. Một con dao bén sẽ giúp bạn bước đầu chế biến nguyên liệu nhanh and tiết kiệm thời gian. tuyệt nhất bạn nên có sự cho mình một bộ dao bén dùng cho các mục đích khác nhau như thái thịt, cắt rau, chặt xương…và phải khỏe mạnh nhưng con dao cầm vừa tay tín đồ để chu trình tạo ra trở nên đơn giản hơn.
Liên Hoan Ẩm Thực Món Ngon Các Nước Năm 2013
(LV) – Liên hoan ẩm thực Món ngon các nước lần 8, năm 2013 do Sở VHTTDL phối hợp với Hiệp hội Du lịch thành phố Hồ Chí Minh tổ chức sẽ diễn ra tại Khu B – Công viên 23/9, từ ngày 5/12 đến 8/12/2013.
Dự kiến có khoảng 120 gian hàng của 60 đơn vị nhà hàng, khách sạn đại diện cho nền ẩm thực của hơn 20 quốc gia và vùng lãnh thổ; các đơn vị, nhà hàng đạt chuẩn trong chương trình Tp.Hồ Chí Minh – 100 điều thú vị; Trường nghiệp vụ đào tạo nhà hàng; cơ quan Tổng lãnh sự, đại diện nước ngoài tại thành phố… cùng tham gia trình diễn, giới thiệu và chào bán các món ngon, nét văn hóa ẩm thực đặc sắc.
Được tổ chức với quy mô lớn, nội dung hoạt động mới, hấp dẫn, liên hoan ẩm thực món ngon các nước 2013 thu hút nhiều đơn vị kinh doanh ẩm thực hàng đầu thành phố tham gia nhằm giới thiệu những tinh hoa trong ẩm thực Việt Nam và thế giới đến người dân thành phố Hồ Chí Minh và khách du lịch vào dịp cuối năm.
Đây là một sân chơi hấp dẫn, bổ ích thông qua các hoạt động như: biểu diễn chế biến và phục vụ ẩm thực, biểu diễn nghệ thuật dân tộc, trò chơi dân gian, giới thiệu trang phục, âm nhạc đặc trưng… thể hiện bản sắc văn hóa của các quốc gia.
Đến với Liên hoan, du khách cũng sẽ có dịp tìm hiểu nhiều nền văn hóa phong phú, đa dạng và thưởng thức những món ăn đặc trưng của nhiều quốc gia trên thế giới thông qua các hoạt động phong phú, hấp dẫn như: Biểu diễn chế biến và phục vụ ẩm thực tại các gian hàng, liên hoan “Bếp trưởng 5 sao”; Chương trình giới thiệu rượu vang các nước; Hoạt động giới thiệu, biểu diễn và dạy chế biến thức ăn của Viện Nghiên cứu văn hóa ẩm thực thế giới ( WFCC); Chương trình biểu diễn nghệ thuật pha chế Bartender…
Hoàng Nguyên
Cập nhật thông tin chi tiết về Chính Quyền Địa Phương Trong Hiến Pháp Năm 2013 trên website Raffles-hanoi.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!