Bạn đang xem bài viết Chương Trình Học Nghề (Bếp, Bánh ….) Tại Pháp được cập nhật mới nhất trên website Raffles-hanoi.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Hiện nay xu hướng các bạn trẻ Việt Nam mong muốn đến Pháp để học nghề ngày càng phổ biến. Với nền ẩm thực lâu đời, phong phú, đa đạng, tinh tế và cầu kì, Pháp là lựa chọn hàng đầu cho những bạn mong muốn học nghề bếp và bánh
Trên một số trang web như edX (tiếng Anh) hay Fun Mooc (tiếng Pháp) có các khóa học online cung cấp kiến thức cơ bản về rượu, thực phẩm và nấu ăn thì bạn nên đăng kí để học trước cho nắm từ vựng chuyên ngành. Các khóa học này hoàn toàn miễn phí và bạn chỉ mất phí nếu bạn yêu cầu họ cung cấp bằng chứng nhận sau khi kết thúc khóa học.
2. Các chương trình nghề về ẩm thực thuộc lĩnh vực nhà hàng khách sạn
Hệ thống giáo dục phổ thông bên Pháp cũng tương tự như ở Việt Nam, nghĩa là mẫu giáo (từ 3 đến 5 tuổi), tiểu học ( từ 6 đến 10 tuổi), trung học cơ sở ( từ 11 đến 15 tuổi) và trung học phổ thông ( từ 16 đến 18 tuổi). Nếu bạn trẻ nào muốn đi theo con đường nghề thì sau khi tốt nghiệp trung học cơ sở sẽ bắt đầu việc học tại các trường dạy nghề.
Có những chương trình sau đây mà bạn có thể đăng kí ứng tuyển
Có 3 loại hình trường là công lập (Public), tư thục có hợp đồng (Privé sous contrat) và tư thục ngoài hợp đồng (Privé hors contrat).
Trường tư thục có hợp đồng ( prive sous contrat), có hai loại là:
trường tư thục theo hợp đồng đơn giản ( prive sous contrat simple) : lương nhân viên được nhà nước chi trả
trường tư thục theo hợp đồng liên kết ( prive sous contrat d’association) : chi phí hoạt động ngoại trú và lương nhân viên được nhà nước chi trả
Trường tư thục ngoài hợp đồng ( Prive hors contrat) là những trường tự chủ tài chính hoàn toàn . Họ không nhận trợ cấp từ nhà nước từ chi phí hoạt động cũng như tiền thù lao cho giáo viên. Những tổ chức ngoài hợp đồng này là một hệ thống quản lý hoàn toàn độc lập và họ thuê bất cứ ai làm giáo viên mà không có bất kỳ yêu cầu mức độ nào. Và chương trình giảng dạy thì họ không bắt buộc phải tuân theo các chương trình chính thức.
Học phí của những trường tư thục chênh lệch nhau khá lớn. Có những trường như EPMT thì khoảng 4000€ cho khóa học làm bánh kéo dài 8 tháng. Nhưng ở Cordon Bleu thì học phí sẽ là 24000€ cho cùng 1 thời gian học. Sự chênh lệch này thật ra tùy thuộc vào thời gian học tại trường (bao gồm cả lý thuyết & thực hành) và ngôn ngữ giảng dạy. Nếu chương trình học bằng tiếng Pháp nhưng có đi kèm thông dịch viên tiếng Anh trong suốt khóa học thì học phí sẽ tăng lên đáng kể. Số giờ học càng ít thì học phí sẽ thấp. Thông thường thì học phí cho một giờ học sẽ khoảng 15€ – 20€.
Việc chọn trường nào là tùy thuộc vào khả năng tài chính cũng như nhu cầu của bạn. Nếu bạn chọn học tại những trường có chương trình vừa học vừa làm (formation en alternance) thì học phí bạn không mất mà còn được hưởng lương từ công ty. Tuy nhiên thời gian học sẽ kéo dài hơn rất nhiều vì số giờ học rất ít, ngoài ra bạn còn phải học những môn cơ bản như tiếng pháp, lịch sử, địa lý …. Hơn nữa, trong thời gian thực tập tại công ty thì bạn không biết là người ta sẽ cho bạn làm những gì 😉 Mình đã từng được nghe kể 1 bạn học Cap coiffure ( nghề làm tóc) thời gian đầu thì công việc thực tập tại tiệm uốn tóc là mở cửa và lấy áo của khách treo lên móc 🙄 . Nếu bạn chọn trường mà họ đã có sẵn xưởng để bạn thực tập và không yêu cầu bạn phải tìm kiếm công ty thì thời gian học của bạn sẽ rút ngắn nhưng học phí thì rất cao .
Bảng bên dưới sẽ so sánh về số giờ học và học phí tại hai trường tư thục áp dụng cho chương CAP Pâtisserie pour les adultes ( bằng CAP về làm bánh cho người muốn chuyển đổi nghề )
Môn học / Trường École de Paris des metiere de la table École FerrandiKí kết hợp đồng vừa học vừa làm ( le contrat en alternance) với công ty là điều kiện bắt buộc nếu bạn chọn học CAP , Bac Pro hay BTS . Bạn cũng cần lưu ý là bạn phải có mặt tại Pháp từ 1 năm trở lên thì mới kí được hợp đồng này.
Việc lựa chọn loại hình công ty thì tùy thuộc vào năng lực cũng như nguyện vọng của bạn . Đối với những nhà hàng khách sạn năm sao thì họ yêu cầu khá cao về tay nghề ứng viên. Những tiệm bánh thì yêu cầu thấp hơn nhưng bạn sẽ làm việc trong không gian rất chật hẹp nếu tiệm bánh đó ở trung tâm thành phố. Có 3 cách để bạn ứng tuyển :
Đến trực tiếp các tiệm bánh / nhà hàng để gửi CV và thư động lực (lettre de motivation)
Tham dự các ngày hội việc làm (salon de recrutement) do trường hoặc do công ty tổ chức.
Gửi CV và thư động lực (lettre de motivation) đến các trang web đăng tin tuyển dụng hoặc các trang web của công ty để tự ứng tuyển
1.Trang web chuyên đăng tin tuyển dụng
2. Các hệ thống siêu thị
3. Hệ thống nhà hàng khách sạn
4. Các công ty chuyên cung cấp suất ăn công nghiệp cho căn tin ở trường học, bệnh viện, nhà máy, văn phòng ( restauration collectives)
Nếu bạn muốn tìm kiếm nhanh hơn thay vì phải vào và đăng kí tài khoản tại mỗi trang web mà mình liệt kê ở trên , bạn hãy vào Adzuna. Đây là trang web tổng hợp hầu hết các việc làm nên sẽ giúp bạn đỡ mất thời gian hơn rất nhiều 😀
Ciblez votre interlocuteur : Civilité Prénom Nom Poste
Datez à la date d’envoi de votre lettre
Mettez un objet complet : Candidature Apprenti Métier Contrat Dates Alternance
Annoncez votre objectif : préparer un diplôme en alternance avec …. nom de l’école
Dites où vous avez trouvé l’annonce
Expliquez votre projet professionnel, décrivez vos qualités, vos compétences
Enumérez les points forts de l’entreprise : en quoi vous seront ils utiles dans votre apprentissage ?
Finissez par une formule de politesse et ajoutez vos disponibilités pour un éventuel entretien
Signez avec votre identité : Prénom Nom Poste Apprenti(e) Métier
Lương cho người học việc sẽ được tính theo phần trăm của mức lương tối thiểu SMIC. Tùy theo hợp đồng kí kết là hợp đồng học việc (contrat d’apprentissage) hay hợp đồng chuyên nghiệp ( contrat de professionnalisation) mà mức lương nhận được sẽ khác nhau.
Người học nghề có quyền yêu cầu công ty chi trả một phần phí đi lại từ nhà đến nơi làm việc và các điều kiện trả thù lao làm thêm giờ sẽ áp dụng như nhân viên đang làm tại công ty đó. Người học việc còn được hưởng những lợi ích từ thuế như là không phải đóng thuế thu nhập trên mức lương trong mức giới hạn thu nhập hằng năm theo SMIC (mức lương tối thiểu). Ngoài ra, người học việc sẽ được hưởng 5 tuần nghỉ phép có lương.
Do chương trình CAP, Bac Pro, BTS đều yêu cầu phải kí hợp đồng với một công ty nên chắc chắn bạn phải có mặt tại Pháp. Đối với những bạn ở Việt Nam thì bạn phải chọn cách đăng kí học dự bị tiếng và trong thời gian đó thì bạn sẽ tranh thủ kiếm công ty. Hoặc nếu điều kiện tài chính cho phép thì bạn đăng kí những khóa học cấp bằng diplome de pâtisserie/cuisine. Những khóa học này trường đã có sẵn xưởng hoặc hệ thống nhà hàng khách sạn rồi nên bạn không phải nhọc công tìm công ty nữa và bạn hoàn toàn có thể đăng kí khi ở Việt Nam.
Danh sách các trường dạy làm bánh, bếp, nếm rượu, làm socola… tiêu biểu tại Pháp
Du Học Nghề Úc Ngành Đầu Bếp
Những năm trở lại đây, du học Úc luôn là điểm nóng cho sự lựa chọn du học của các học sinh Việt Nam. Với mong muốn tương lai sẽ được sinh sống, làm việc và định cư tại Úc, du học nghề ngành Đầu bếp – Làm bánh – Ẩm thực đang là sự lựa chọn phổ biến của các bạn du học sinh:
Vì sao ngành Đầu bếp – Làm bánh – Ẩm thực được sinh viên Việt Nam ưu tiên chọn:
1. Ưu tiên định cư:
Theo cập nhật danh sách định cư tay nghề (Skilled Occupations List, SOL) của bộ Di trú Australia ( https://www.border.gov.au) ngành Đầu bếp – Làm bánh – Ẩm thực tiếp tục là những ngành nghề đang thiếu nhân lực trầm trọng tại Australia và được ưu tiên định cư.
2. Triển vọng nghề nghiệp:
Khi mà nhu cầu giải trí và hưởng thụ của mọi người ngày càng được nâng cao thì việc thưởng thức những món ăn ngon là điều tất yếu. Việc này cũng kéo theo nhu cầu các nhà hàng, khách sạn cần những đầu bếp giỏi, được đào tạo bài bản để phục vụ thực khách. Cộng thêm tốc độ phát triển của ngành du lịch khách sạn tại những thành phố du lịch như Sydney khiến nhu cầu việc làm cho vị trí đầu bếp tăng cao mỗi năm. Theo con số thống kê của bang New South Wales, đến tháng 10/2014, có đến 74% chỗ trống dành cho vị trí dành cho đầu bếp được tuyển tại Sydney.
Chính vì thiếu nhân lực trầm trọng cộng thêm sự sáng tạo trong mỗi món ăn mà nghề đầu bếp có mức lương vô cùng hấp dẫn. Mức lương trung bình đầu bếp tại Úc là khoảng $35,000 – 60,000 đô la Úc/năm (Tương đương 590.000.000đ – 999.800.000đ). Sau khi trải qua vị trí đầu bếp bình thường thì khoảng 5 – 10 năm có thể sẽ lên vị trí bếp trưởng (Mức lương trung bình của bếp trưởng là: 1.200.000.000đ)
Quản trị kinh doanh
Nấu ăn
Quản lý tổ chức sự kiện
Quản lý khách sạn
Quản lý du lịch lữ hành
Du lịch khách sạn Úc – Ngành học HOT, lương cao, dễ tìm việc làm
Nhằm giúp quý phụ huynh và các em học sinh hiểu rõ về du học Úc, cơ hội nghề nghiệp tại Úc đối với ngành đầu bếp, EduViet Global kết hợp cùng trường William Blue College tổ chức hội thảo:Du học nghề Úc ngành đầu bếp – nghề HOT ưu tiên định cưThời gian: 9:00, thứ 7 ngày 27/08/2016 Địa điểm: Phòng Hội An, khách sạn Sofitel Plaza, số 1 Đường Thanh Niên, Quận Ba Đình, Hà Nội. Điện thoại: (04) 730 86 000 – nhánh 2. Hotline: 0985.701.001 *** Hội thảo có sự tham gia đại diện trường William Blue College – Trường hàng đầu về du lịch khách sạn, đầu bếp.
Học Bếp Chính Bếp Chay Tại Dạy Nghề Nấu Ăn Netspace
Chương trình học nấu ăn “Bếp chính Bếp Chay” là khóa học dành cho người yêu thích văn hóa ẩm thực chay được đào tạo kỹ thuật chế biến theo cấp độ từ cơ bản đến nâng cao.
Đặc điểm chương trình Bếp chính Bếp Chay
Học nấu ăn – Bếp chính Bếp Chay được Trường dạy học nấu ăn Netspace thiết kế đặc biệt dành cho các học viên yêu thích món chay và mong mong muốn trở thành đầu bếp tại một nhà hàng chay hoặc khởi nghiệp kinh doanh.
Học viên sẽ được học 2 cấp độ: Bếp chay căn bản và bếp chay nâng cao từ các Bếp Trưởng nhà hàng chay, các Chuyên gia ẩm thực chay hàng đầu tại Việt Nam.
Sau khi hoàn tất khóa học, học viên sẽ có nhiều cơ hội thực tập và làm việc tại các quán chay, nhà hàng chay tại Việt Nam hoặc làm chủ các mô hình ẩm thực chay.
Thời gian học Bếp chính Bếp Chay
Thời gian học: 35 buổi ( gần 3 tháng )
Số lượng học viên trong một lớp:15 học viên.
Học viên chọn một trong các ca học sau:
Học phí
Học phí: 18.000.000 – Liên Hệ Hotline: 0987937938
Học phí đã bao gồm chi phí nguyên liệu thực hành, giáo trình và đồng phục
Đăng ký & đóng học phí hoàn thành 100% trước ngày khai giảng giảm 10% tổng học phí
Ưu đãi giảm 20% học phí cho các đối tượng gia đình khó khăn hoặc bộ đội xuất ngũ (có giấy xác nhận của địa phương)
Xem Lịch khai giảng
Chứng chỉ hoàn tất khóa Bếp chính Bếp Chay
Chứng chỉ nghề “Bếp chính Bếp Chay” do Trung tâm dạy nghề Ẩm thực Netspace cấp có giá trị toàn quốc.
Chứng chỉ Certificate of Completion “Executive Chef of Vegetarian Culinary Arts” bằng tiếng Anh được chấp nhận ở thị trường lao động quốc tế do Trung tâm dạy nghề Ẩm thực Netspace cấp.
NỘI DUNG KHOÁ HỌC BẾP CHÍNH BẾP CHAY
BẾP CHAY CĂN BẢN
Phần 1: Kiến thức ẩm thực chay và kĩ năng cơ bản
Văn hóa ẩm thực Việt Nam, ẩm thực chayCác nguyên tắc chế biến món chay
Kỹ năng cắt thái, mài daoBảo quản rau, nấm, củ, quả, thực phẩm (Hút chân không, bảo quản lạnh, mát nguyên liệu)
Cắt tỉa, trang trí dĩa căn bản sử dụng nguyên liệu: dưa leo, cà chua, cà chua bi, cà rốt
Phần 2: Phương pháp chế biến món chay
Các món ăn sáng 1: phở chay, bún Huế chay
Các món ăn sáng 2: bún riêu chay, Hủ tiếu Nam vang
Cơm chay và các món kho: kho tộ, kho tiêu, kho sa tế, kho gừng
Cơm chay và các món xào: xào dầu hào, xào chua ngọt, xào tương hột, xào sa tế
Nguyên tắc và kỹ thuật chế biến các món gỏi, nộm, súp: gỏi củ hủ dừa, nộm su hào, gỏi Thái, súp hạt sen, súp rong biển
Nguyên tắc và kỹ thuật chế biến các món cuốn: gỏi cuốn, bì cuốn, chả giò truyền thống
Nguyên tắc và kỹ thuật chế biến các món hầm: cà ri Ấn Độ, nấu đậu, bò kho
Nguyên tắc và kỹ thuật chế biến các món cơm chiên: cơm chiên ngọc bích, cơm chiên Dương Châu, cơm chiên Thái
Nguyên tắc và kỹ thuật chế biến các món xào đặc biệt: mì xào mềm, hủ tiếu xào, mì Ý
Nguyên tắc và kỹ thuật chế biến các món lẩu: lẩu Thái (chua cay), lẩu nấm, lẩu chao
Nguyên tắc và kỹ thuật chế biến các món cháo: cháo nấm, cháo đậu, cháo dinh dưỡng
Nguyên tắc và kỹ thuật chế biến các món nướng: nướng lá lốt, nướng BBQ, nấm áp chảo cuộn rau
Các món bánh 1: Chả bắp, khoai sọ Lệ phố, bánh cam
Các món bánh 2: Bánh bèo, bánh cuốn, bánh bột lọc đậu xanh
Thi kết thúc học phần
BẾP CHAY NÂNG CAO
Kỹ năng sắp xếp và vận hành hệ thống Nhà hàng, Quán chay…Định lượng món ăn, quản lý chi phí
Kỹ thuật chế biến món ăn sang: Bánh mì chay, cơm tấm
Kỹ thuật nấu cơm niêu và ứng dụng món ăn: tàu hũ Tứ xuyên, nấm bào ngư cháy sả, canh dinh dưỡng
Kỹ thuật nấu cơm gạo lức và ứng dụng món ăn: sa kê kho tộ, tàu hũ rang muối Hồng Kông, canh thực dưỡng
Nguyên tắc và kỹ thuật chế biến các món gỏi: gỏi cầu vòng nhân duyên, gỏi nấm chiên, gỏi bưởi
Nguyên tắc và kỹ thuật chế biến các món súp: súp bí đỏ, súp bát bửu, súp miso, súp trái dừa
Nguyên tắc và kỹ thuật chế biến các món cuốn 1: cuốn diếp, cuốn bía, gỏi cuốn nấm
Nguyên tắc và kỹ thuật chế biến các món cuốn 2: chả giò Hồng Kông, chả giò sandwich, nem vuông
Nguyên tắc và kỹ thuật chế biến các món hầm: sốt vang bánh mì, cà ri xanh, nấu lagu
Nguyên tắc và kỹ thuật chế biến các món chiên: nấm chiên xù, tàu hũ non chiên xù, các loại rau củ chiên xù (tempura)
Nguyên tắc và kỹ thuật chế biến các món xào: mì xào giòn, phở áp chảo, miến xào kim chi, udon xào nấm
Nguyên tắc và kỹ thuật chế biến các món xào đặc biệt: cơm chiên trái thơm, cơm chiên cẩm tú, cơm chiên hương nhu
Nguyên tắc và kỹ thuật chế biến các món lẩu: lẩu tiêu xanh, lẩu kim chi, lẩu Nhật
Nguyên tắc và kỹ thuật chế biến các món cơm: Cơm trộn Hàn Quốc, cơm hấp lá sen, cơm trộn Trung Hoa
Nguyên tắc và kỹ thuật chế biến các món đặc biệt: Cơm cháy chà bông, nấm bằm xúc bánh đa, cơm sushi, miến trộn Hàn Quốc,
Nguyên tắc và kỹ thuật chế biến các món bánh: Bánh xèo, bánh đúc
Thi kết thúc học phần
Đây là những món ăn Chay do các bạn Học viên Netspac thực hiện.
Muốn Học Nghề Bếp Phải Thi Khối Nào?
Yêu thích, đam mê và muốn sớm trở thành Đầu bếp nhưng bạn lại đang lúng túng không biết học nghề Bếp thì phải thi khối nào? Học nghề Bếp thi khối A, B, C hay D? Đây là hai câu hỏi mà rất nhiều người, đặc biệt là các sĩ tử và các bậc phụ huynh quan tâm khi bước vào mùa chọn trường – chọn nghề cho tương lai.
Bạn cần nhiều yếu tố để theo đuổi nghề Bếp đến cùng.
Chỉ còn một thời gian ngắn nữa là kỳ thi THPT quốc gia 2020 chính thức diễn ra, không khí chọn ngành, chọn khối thi đã bắt đầu nóng lên. Không tìm đến cánh cổng trường Đại học, nhiều bạn trẻ đam mê nấu ăn và năng động đã tìm kiếm và chọn cho mình những trung tâm đào tạo nghề uy tín để theo đuổi nghề Bếp. Tuy nhiên, trong giai đoạn “nước rút” này, không chỉ các bạn trẻ mà nhiều người vẫn còn đang lúng túng chưa biết muốn theo học tại các trung tâm này thì phải thi khối nào, A, B, C hay D? Có cần phải thi đầu vào hay không? Và theo đuổi nghề Đầu bếp thì cần chuẩn bị những gì?
Yếu tố CẦN và ĐỦ để theo nghề Bếp như sau:
1. Bạn đủ 15 tuổi, Đủ sức khỏe
Theo Khoản 1 Điều 3 Luật Giáo dục nghề nghiệp 2014 và Điều 15 Thông tư 42/2015/TT-BLĐTBXH, chỉ cần đủ 15 tuổi trở lên là có thể theo học nghề. Bên cạnh đó, để trở thành Đầu bếp, bạn cần phải có một thể lực tốt, cơ thể khỏe mạnh, không mắc các bệnh truyền nhiễm, các bệnh ngoài da… để đảm bảo yêu cầu công việc.
2. Quyết tâm và yêu nghề
Công việc chiếm phần lớn cuộc đời mỗi người, cách duy nhất để thành công là phải làm việc bằng niềm đam mê và sự yêu thích. Với đặc thù của nghề Đầu bếp, hằng ngày bạn luôn phải làm việc với cường độ và áp lực cao nhưng vẫn đảm bảo sự sáng tạo cũng như chất lượng món ăn. Chỉ khi “cháy hết mình” bằng niềm đam mê và lòng yêu nghề thì bạn mới theo được nghề Bếp đến cùng.
3. Nỗ lực học hỏi và sáng tạo
Với nghề Bếp, tài năng là cần thiết nhưng sự nỗ lực học hỏi và tiếp thu kiến thức cũng vô cùng quan trọng. Nên biết rằng, những Đầu bếp giỏi và thành công nhất thường là những người có nhiều trải nghiệm trong nghề, chịu khó, có tinh thần học hỏi, dấn thân để tích lũy kinh nghiệm và bí quyết, từ đó thể hiện khả năng sáng tạo trong từng món ăn.
4. Kiên nhẫn và tinh thần cầu tiến
Nếu vội vàng, bạn không thể trở thành Đầu bếp. Kiên nhẫn trong công việc, thường xuyên học hỏi những người đi trước và cập nhật xu hướng ẩm thực đương đại trên thế giới, là những yếu tố quan trọng để bạn dễ dàng tiến thân trong sự nghiệp.
Chỉ cần đủ 15 tuổi là bạn đã có thể tham gia các khóa học nghề bếp
học nghề Bếp không cần thi đầu vào, nên bạn KHÔNG CẦN CHỌN KHỐI THI mà vẫn có thể theo đuổi và đạt được nhiều thành công trong tương lai với lòng quyết tâm và sự nỗ lực của chính mình.
Vậy trước khi học nghề Bếp, bạn cần chuẩn bị những gì?
Bước 1: Tìm hiểu về nghề Bếp
Điều đầu tiên, ngoài một số kiến thức cơ bản về nấu ăn như thành phần nguyên vật liệu, các loại gia vị hay công thức nấu ăn những món ăn thông thường… bạn cần tìm hiểu sâu hơn về nghề Bếp như: công việc của từng vị trí, mức lương cũng như môi trường làm việc và cơ hội thăng tiến… Qua đó, bạn nắm rõ lộ trình phát triển trong nghề Bếp để cân nhắc và chắc chắn bản thân đã có cái nhìn sâu sắc về nghề và công việc trước khi bắt đầu theo học.
Tìm hiểu từng vị trí công việc, mức lương, cơ hội thăng tiến trong lộ trình nghề Bếp.
(Đây chỉ là con số tham khảo, mức lương có thể thay đổi tùy vào từng môi trường làm việc)
Bước 2: Xác định tinh thần học nghiêm túc
Hiện nay, nghề Bếp được nhiều người lựa chọn hơn, vì vậy sự cạnh tranh để trở thành Đầu bếp trở nên khốc liệt. Bạn nên biết rằng, để đạt được thành công và có thể điều hành toàn bộ khu bếp của các nhà hàng, khách sạn nổi tiếng, rất nhiều Bếp trưởng phải mất nhiều năm học tập và trau dồi bản thân.
Do đó, nếu muốn thành công, trước hết bạn cần xác định tinh thần học tập nghiêm túc, dành thời gian tích lũy kiến thức, trui rèn kỹ năng, những đức tính cần có của một người đầu bếp và quan trọng hơn hết là phải cống hiến hết mình.
Bước 3: Chuẩn bị tài chính
Học phí của khóa học nấu ăn chuyên nghiệp được chia nhỏ thành nhiều đợt đóng trong thời gian học 3 – 6 tháng. Sau khi kết thúc khóa học, bạn sẽ rèn luyện tay nghề, phát triển và mở ra nhiều cơ hội việc làm tại các nhà hàng, khách sạn, khu du lịch lớn tại Việt Nam và thế giới.
Khoản đầu tư này thực sự không hề lớn mà rất phù hợp với nhiều bạn trẻ. Mặt khác, tùy vào nhu cầu làm việc, bạn hoàn toàn có thể lựa chọn các khóa học ngắn hạn hơn, từ đó nhanh chóng thu hồi vốn và sinh lời.
Bước 4: Xác định nhu cầu việc làm của xã hội
Nắm bắt nhu cầu việc làm của xã hội rất quan trọng, bạn cần biết được ngành nghề nào xã hội đang thiếu, ngành nghề nào xã hội đang cần cũng như học xong có dễ xin việc không. Từ đó giúp bạn chọn được khóa học phù hợp mà vẫn đảm bảo việc làm đầu ra và không lo thất nghiệp.
Đối với nghề Bếp, hiểu được nhu cầu việc làm của xã hội giúp bạn lựa chọn đúng khóa học phù hợp với bản thân và nhu cầu của thị trường lao động.
Bước 5: Chọn ngành học đúng sở trường, đam mê
Nghề Bếp có nhiều khóa học khác nhau. Bạn có thể lựa chọn cho mình một khóa phù hợp như: Nghiệp Vụ Bếp Trưởng, Nghiệp Vụ Bếp Trưởng Bếp Á, Bếp Âu, Bếp Việt, Bếp Nhật… cùng các lớp thành nghề kinh doanh mở quán. Việc chọn đúng khóa học và làm việc đúng với đam mê, sở trường sẽ cho bạn cơ hội thăng tiến và phát triển nghề nghiệp nhanh hơn.
Để làm được điều này bạn cần trả lời được Đam mê của mình là gì? Năng lực của bản thân? Công việc này có phù hợp hay không? Có như vậy bạn mới tự tin thể hiện tốt năng lực làm việc của bản thân trong tương lai.
Bước 6: Chọn trường học, trung tâm dạy nghề uy tín
Hành trang cho nghề Bếp vững vàng hơn khi bạn chọn được đơn vị đào tạo nghề nấu ăn uy tín, chất lượng, nơi sẽ đồng hành tạo nên nền móng vững chắc trong sự nghiệp của bạn.
Một trung tâm đào tạo nghề Đầu Bếp uy tín phải đáp ứng đủ các yêu cầu khắt khe như:
Đội ngũ Giảng viên là các Bếp trưởng, Đầu bếp hàng đầu nhiều kinh nghiệm
Chương trình học bám sát yêu cầu thực tế
Hành trang theo đuổi nghề Bếp cần được chuẩn bị một cách kỹ lưỡng.
Cơ sở vật chất, trang thiết bị đạt chuẩn quốc tế
Chính sách hỗ trợ giới thiệu việc làm sau tốt nghiệp
Hiện nay, Nghề Đầu Bếp nằm trong “top” các nghề nghiệp có tương lai “tươi sáng” , đạt được những tiêu chuẩn đánh giá về một công việc tốt: Lương trả tốt, cân bằng cuộc sống tốt, triển vọng tốt. Thêm vào đó, nghề Bếp không cần thi đầu vào, chỉ cần bạn đủ niềm tin, lòng yêu nghề, sự sáng tạo và phấn đấu không ngừng nghỉ, tất cả chắc chắn đem lại cơ hội, tiềm năng phát triển và sự thăng tiến trong tương lai.
Nếu bạn đang ấp ủ kế hoạch và ước mơ theo đuổi nghề Bếp, đừng ngại ngần, hãy để lại thông tin bên dưới hoặc gọi đến t ổng đài miễn phí cước 1800 6148, chúng tôi sẽ tư vấn chi tiết hơn.
Đăng Ký Để Được Tư Vấn Miễn Phí
Cập nhật thông tin chi tiết về Chương Trình Học Nghề (Bếp, Bánh ….) Tại Pháp trên website Raffles-hanoi.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!