Bạn đang xem bài viết Chuyên Đề: Hậu Môn Nhân Tạo – Tuần 1 được cập nhật mới nhất trên website Raffles-hanoi.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
HẬU MÔN NHÂN TẠO
Hậu môn nhân tạo (HMNT) là 1 chỗ mở chủ động ở đại tràng để đưa toàn bộ phân ra ngoài. Sau khi có HMNT, phân không có ở đoạn ruột dưới HMNT và bệnh nhân sẽ không đi cầu bằng hậu môn tự nhiên.
Vài mốc lịch sử:
-Năm 1710 Littré đưa ra ý kiến đầu tiên về mở thông đại tràng.
-Năm 1770 Pillore làm phẫu thuật mở thông manh tràng đầu tiên.
-Năm 1783 Dubios làm phẫu thuật mở thông đại tràng chậu hông đầu tiên.
-Năm 1797 Calisen làm hậu môn nhân tạo ở hố thắt lưng, với lợi điểm là đường vào là ngoài phúc mạc.
-Sau đó Richet và Verneuil nêu ra những lợi điểm của HMNT đại tràng chậu hông.
I. CHỈ ĐỊNH: Hậu môn nhân tạo được chỉ định trong một số trường hợp sau:
-Ung thư đại tràng đến muộn trong giai đoạn trễ không còn khả năng cắt bỏ.
-Viêm loét năng trực tràng chảy nhiều máu.
-Bệnh túi thừa đại tràng.
-Rò trực tràng – âm đạo hay rò trực tràng – bàng quang.
-Chấn thương
-Các rối loạn chức năng khác.
III. CÁC LOẠI HẬU MÔN NHÂN TẠO:
1. HMNT tạm thời: là những HMNT chỉ được sử dụng trong 1 thời gian nhất định. Loại HMN này được sử dụng trong các trường hợp sau:
-HMNT với mục đích bảo vệ an toàn cho một đường khâu hay một miệng nối ở đại trực tràng.
-HMNT làm để thoát phân trong tắt ruột do ung thư đại trực tràng mà thương tổn có thể cắt bỏ được.
-HMNT với mục đích thụt tháo phân chuẩn bị cho một phẫu thuật lớn sau 1-2 tuần.
2. HMNT vĩnh viễn: là HMNT để mãi mãi cho tới khi BN chết. Được sử dụng trong các trường hợp sau:
-Ung thư đại trực tràng đến trong giai đoạn trễ của bệnh không thể cắt bỏ được.
-Phẫu thuật cắt đại tràng như phẫu thuật Hartmann hay cắt bỏ trực tràng như phẫu thuật Miles. HMNT của các phẫu thuật này chỉ có 1 đầu đại tràng đưa ra ngoài, thuộc loại hậu môn tận.
IV. VỊ TRÍ HMNT: Vị trí làm hậu môn nhân tạo phải đạt được các yêu cầu sau:
– Ở vùng thành bụng phẳng (để dễ dán túi).
-Không gần sẹo cũ, chỗ gồ xương.
-Không nằm ngay vị trí thắt lưng quần.
-BN dễ quan sát và dễ chăm sóc.
Mỗi ¼ thành bụng đều có thể được chọn lựa để làm hậu môn nhân tạo. Việc làm hậu môn nhân tạo qua cơ thẳng bụng trước đây được cho là nhằm giảm bớt nguy cơ thoát vị cạnh hậu môn nhân tạo, nhưng ngày nay điều này được cho là không cần thiết.
Vị trí được chọn lựa để làm hậu môn nhân tạo phải được xác định trước cuộc mổ. Cần chọn lựa vị trí ở cả tư thế đứng và ngồi. Đánh dấu vị trí bằng mực không phai màu (India).
V. NGUYÊN TẮC:
Nguyên tắc căn bản của hậu môn nhân tạo là tạo ra sự dính giữa thành đại tràng và da thành bụng. Do đó nguyên tắc làm hậu môn nhân tạo gần giống với nguyên tắc khâu nối đại tràng, đó là:
– Cả hai phía của hậu môn nhân tạo (đại tràng và da) phải được tưới máu tốt.
– Đoạn đại tràng được đưa ra làm hậu môn nhân tạo không căng.
-Cần thiết phải di động tốt đoạn đại tràng trước khi đưa nó qua thành bụng làm hậu môn nhân tạo. Thành bụng phải được xẻ đủ rộng để không làm hẹp miệng hậu môn nhân tạo.
-Thành bụng phải được khâu kín với thành đại tràng để cho dịch phân không trào ngược vào xoang bụng.
V. KỸ THUẬT LÀM HMNT:
-Tạo đường hầm qua thành bụng: Việc tạo đường hầm qua thành bụng chỉ được thực hiện sau khi xác định chắc chắn đoạn đại tràng sẽ được đưa ra làm hậu môn nhân tạo.
-Cắt bỏ một phần da hình tròn, đường kính 2,5 cm. Rạch dọc đến lớp cân. Không nên cắt bỏ mô mỡ vì đây sẽ là phần mô đệm cho hậu môn nhân tạo. Mặt khác, việc cắt bỏ mô mỡ sẽ tạo ra khoảng chết. Rạch lớp cân chéo ngoài (hay lá trước cơ thẳng bụng) hình chữ thập. Sau khi tách các sợi cơ sang hai bên, rạch tiếp lá cân sau. Khi đến lá phúc mạc thành, xẻ lá phúc mạc cẩn thận để tránh làm tổn thương các tạng bên dưới. Nong thành bụng bằng các ngón tay để tạo đường hầm. Nếu đại tràng không dãn, đường hầm có kích cỡ đút lọt hai ngón tay là vừa.
-Hậu môn nhân tạo đại tràng kiểu đầu tận: Đầu tận đại tràng, được đóng kín bằng stapler và được đưa qua đường hầm bằng kẹp không sang chấn (Babcock). Kiểm tra để chắc chắn rằng mạc treo đại tràng và đoạn đại tràng không bị xoắn trong đường hầm.
-Đầu tận của đại tràng được đưa ra khỏi thành bụng 2 cm. Vết mổ được khâu và băng kín. Dùng dao cắt bỏ miệng đóng kín của đại tràng. -Khâu lộn đại tràng kiểu như ’lộn tayáo’ bằng 4 mủi khâu ở 4 góc, bằng chỉ tan. Mỗi mủi khâu lấy ba vị trí: mô dưới da, thanh cơ thành đại tràng ở vị trí ngang với bề mặt da và toàn bộ thành đại tràng ở miệng đại tràng, sao cho phần đại tràng nhô lên khỏi thành bụng khoảng 0,5 – 1 cm.
-Tiếp theo, miệng đại tràng được khâu kín vào da thành bụng. Mỗi mủi khâu lấy hai vị trí: mô dưới da và toàn bộ thành đại tràng ở miệng đại tràng (hình b). Hậu môn nhân tạo đại tràng kiểu quai: Hậu môn nhân tạo đại tràng kiểu quai được thực hiện nhanh hơn kiểu đầu tận và thường có tính chất tạm thời. Nhược điểm của hậu môn nhân tạo đại tràng kiểu quai là đường hầm thành bụng thường lớn hơn so với kiểu đầu tận, do đó nguy cơ xảy ra thoát vị cạnh hậu môn nhân tạo cao hơn. Vị trí để làm hậu môn nhân tạo đại tràng kiểu quai là 1/4 bụng trên phải (đại tràng ngang) và hố chậu trái (đại tràng xích – ma). Nếu làm hậu môn nhân tạo ở đại tràng ngang, phần mạc nối lớn tương ứng với đoạn đại tràng đó thường được cắt bỏ.
Sau khi chọn đoạn đại tràng để làm hậu môn nhân tạo, đục một lổ nhỏ ở mạc treo sát thành đại tràng. Luồn một thông Nelaton qua lổ mạc treo và đưa quai đại tràng qua thành bụng. Rút thông Nelaton, thay bằng một que thuỷ tinh hay nhựa. Khâu đóng và băng kín vết mổ. Xẻ một đường ngang trên đỉnh của quai đại tràng. Khâu’lột vỏ’miệng đại tràng vào mép da thành bụng, bằng các mũi khâu đã mô tả trong phần trên. Que có thể được rút sau 5 ngày.
-Hậu môn nhân tạo hồi tràng kiểu đầu tận: Hậu môn nhân tạo hồi tràng kiểu đầu tận thường được thực hiện sau khi đã cắt toàn bộ đại trực tràng và thường có tính chất vĩnh viễn.
-Đoạn hồi tràng để đưa ra làm hậu môn nhân tạo nên là đoạn cuối, sát van hồi manh tràng, để bảo tồn tối đa chiều dài của ruột non, đảm bảo chức năng tiêu hóa và và hấp thu, và’để dành’chỗ cho việc tạo túi chứa sau này.
-Kỹ thuật làm hậu môn nhân tạo hồi tràng kiểu đầu tận tương tự như kỹ thuật làm hậu môn nhân tạo đại tràng kiểu đầu tận, trừ một số điểm khác biệt sau đây: +Hồi tràng được đưa ra khỏi thành bụng 5 cm.
+Sau’khi khâu lộn tayáo’, miệng hậu môn nhân tạo nhô lên khỏi thành bụng 2,5 cm.
+Có ba mủi khâu lộn: hai mủi ở hai bên mạc treo, mủi còn lại ở phía đối diện Hậu môn nhân tạo hồi tràng kiểu quai: Quai hồi tràng được đưa ra khỏi thành bụng vài cm. Đánh dấu quai đi bằng một mủi khâu. Khâu đính vài mủi cố định hồi tràng (quai đến) vào mép da thành bụng (mủi khâu lấy thanh cơ thành hồi tràng – mô dưới da). Xẻ thành hồi tràng ở quai đi một đường vòng cung, dùng kẹp Babcock đưa qua miệng xẻ, kẹp giữ thành hồi tràng quai đến, lộn ngược mép cắt hồi tràng theo kiểu’lột vỏ’để tạo ra một mỏm nhô của hồi tràng trên thành bụng. Khâu mép cắt hồi tràng vào mép da thành bụng.
VI. YÊU CẦU KỸ THUẬT: HMNT cần đạt những yêu cầu sau:
-Phân ra dễ dàng: miệng hậu môn phải đủ rộng, lỗ mở đại tràng và thành bụng phải đủ rộng.
-Phân ra toàn bộ: phải đưa toàn bộ khẩu kính cuả đại tràng ra ngòai, bờ mạc treo ruột phải nằm ở ngoài da.
-Lắp túi phân thuận lợi: đại tràng được đưa ra ngoài không quá lớn, không sa đại tràng, chỗ nằm của hậu môn trên thành bụng phải xa các gờ, các ụ xương.
-Không gây khó khăn cho lần mỗ sau đối với HMNT tạm thời.
-Tự chủ: đối với HMNT vĩnh viễn, nếu có thể, làm cho HMNT tự chủ một phần, thuận lợi cho bệnh nhân trong sinh hoạt.
VII. MỘT SỐ BIẾN CHỨNG:
1-Tắc ruột:
-Nguyên nhân:+ Đường hầm trên thành bụng quá hẹp.
+Còn tổn thương ở đoạn đại tràng phía trên hậu môn nhân tạo.
+ Hậu môn nhân tạo bị xoắn Hậu môn nhân tạo bị đưa lộn đầu.
+ Thoát vị cạnh hậu môn nhân tạo (nghẹt)
-Xử trí: mổ lại, tuỳ tổn thương mà xử trí.
2. Viêm tấy da quanh hậu môn nhân tạo:
-Thường xảy ra ở hậu môn nhân tạo hồi tràng.
-Xử trí: Dán túi dán để hạn chế dây dịch ruột ra xung quanh.
-Chăm sóc da: rửa bằng xà-phòng trung tính, lau khô, thoa thuốc mỡ oxýt kẽm.
– Kháng sinh.
3. Áp-xe quanh hậu môn nhân tạo:
-Nguyên nhân: dây trùng đáng kể khi làm hậu môn nhân tạo.
– Xử trí: cắt chỉ, tách một phần miệng hậu môn nhân tạo ra khỏi mép da để thoát mũ, thay băng hằng ngày.
4. Hoại tử hậu môn nhân tạo:
-Nguyên nhân: đoạn đại tràng được đưa ra làm hậu môn nhân tạo bị thiếu máu do xoắn hay chọn mạch máu không tốt.
– Xử trí: Theo dõi thêm, nếu hậu môn nhân tạo ra phân và phần hoại tử không lan xuống quá lớp cân thành bụng. Mổ lại, nếu nghi ngờ xoắn hậu môn nhân tạo hay phần hoại tử lan sâu quá lớp cân thành bụng.
5. Hậu môn nhân tạo bị tụt vào xoang bụng:
-Nguyên nhân: Đoạn đại tràng đưa ra làm hậu môn nhân tạo quá căng.
Đính đại tràng vào thành bụng không đúng kỹ thuật.
Hậu môn nhân tạo bị hoại tử
-Xử trí: Mổ lại, làm lại hậu môn nhân tạo Đóng hậu môn nhân tạo nếu đã đến thời điểm đóng.
6. Thoát vị cạnh hậu môn nhân tạo:
-Nguyên nhân: Lổ mở thành bụng quá rộng.
Khâu đính thành đại tràng vào thành bụng không đúng kỹ thuật.
– Xử trí: Khâu hẹp lại lổ mở thành bụng.
Khâu đính lại thành đại tràng vào thành bụng.
Đóng hậu môn nhân tạo nếu đã đến thời điểm đóng.
7. Sa hậu môn nhân tạo:
-Nguyên nhân: thường xảy ra ở hậu môn nhân tạo kiểu quai.
-Xử trí: Làm lại hậu môn nhân tạo, chuyển kiểu quai thành kiểu đầu tận.
Đóng hậu môn nhân tạo, nếu đã đến thời điểm đóng
Nguồn: Sách BỆNH NGOẠI KHOA ĐƯỜNG TIÊU HÓA
http://www.slideshare.net/giangduongykhoa/hau-mon-nhan-tao-ok-1481753
yhvn.vn/wiki/ky-thuat-lam-hau-mon-nhan-tao
Chia sẻ:
Số lượt thích
Đang tải…
Chăm Sóc Hậu Môn Nhân Tạo Và Người Bệnh Có Hậu Môn Nhân Tạo
Chăm sóc hậu môn nhân tạo và người bệnh có hậu môn nhân tạo HẬU MÔN NHÂN TẠO ĐỊNH NGHĨA
Hậu môn nhân tạo là lỗ mở chủ động ở đại tràng ra da để đưa toàn bộ phân ra ngoài thay thế hậu môn thật.
PHÂN LOẠI HẬU MÔN NHÂN TẠO Hậu môn nhân tạo tạm thờiChỉ sử dụng trong thời gian nhất định giúp thoát phân ra ngoài trong thời gian tạm thời do bệnh hay do chấn thương để đoạn ruột phía dưới được nghỉ ngơi, lành chỗ khâu nối ruột. Sau đó hậu môn nhân tạo sẽ được đóng và tái lập lại lưu thông phân bình thường qua hậu môn thật.
Hậu môn nhân tạo vĩnh viễnLà trường hợp đưa đại tràng ra da và người bệnh đại tiện qua hậu môn nhân tạo suốt đời. Thường gặp ở bệnh lý ung thư trực tràng đoạn thấp phải làm phẫu thuật Miles, phẫu thuật Hartmann, ung thư đại trực tràng.
CÁC KIỂU LÀM HẬU MÔN NHÂN TẠO Hậu môn nhân tạo kiểu quai (loop – colostomy)Là đưa một quai đại tràng ra da và có 1 que thủy tinh xỏ ngang để giữ không cho quai ruột tụt vào trong ổ bụng.
Hậu môn nhân tạo kiểu tận (end – colostomy)Là loại hậu môn mà toàn bộ đường kính của ruột được đưa ra ngoài thành bụng để thoát phân. Hậu môn nhân tạo kiểu tận có thể có một nòng chỉ đưa đầu trên ra ngoài bụng để tháo phân, hoặc cả hai nòng đầu gần và đầu xa của đại tràng đều được đưa ra ngoài da. Thường là hậu môn nhân tạo vĩnh viễn.
Hậu môn nhân tạo có cựaLà đưa 1 quai đại tràng ra da và có 1 cựa (éperon). Cựa có thể là những mũi chỉ khâu đính quai đi và quai đến với nhau và cố định vào thành bụng, hoặc là que thủy tinh xỏ ngang mạc treo để ruột không tụt vào. Sau đó xẻ 1 lỗ trên đoạn đại tràng đưa ra ngoài da để cho thoát phân có 2 đầu còn hậu môn nhân tạo có 2 nòng. Nòng phía đoạn trên ruột ra phân còn nòng ở đoạn ruột phía dưới chỉ ra dịch ruột.
Hậu môn nhân tạo có cầu da(Hiếm gặp) đưa 2 đầu ruột ra 2 nơi trên thành bụng, đầu trên ra phân, đầu dưới ra dịch ruột.
a) 1 nòng b) 2 nòng c) Kiểu quai
Hình 50.1. Hậu môn nhân tạo
CHỈ ĐỊNH LÀM HẬU MÔN NHÂN TẠO Bảo vệ thương tổnTạo điều kiện để một sang thương bệnh lý phía dưới được nghỉ ngơi, để giữ sạch sẽ một đường khâu, một miệng nối tránh xì bục gây viêm phúc mạc.
Chỉ định trong các trường hợp:
Ung thư đại tràng trong giai đoạn trễ không còn khả năng cắt bỏ.
Viêm loét nặng đại trực tràng chảy máu nhiều.
Rò trực tràng – âm đạo hay trực tràng – bàng quang. Vết thương trực tràng ngoài phúc mạc.
Vết thương ở đoạn đại tràng cố định.
Thoát phân khi có tắcTrong các trường hợp:
Dị dạng hậu môn trực tràng.
Phình to đại tràng tiên thiên (bệnh Hirschprung).
Tắc ruột do ung thư đại trực tràng.
Chít hẹp đại tràng.
Làm sạch đại tràngNhiều trường hợp bệnh lý (như chít hẹp hậu môn, hoặc phình to đại tràng tiên thiên…), chế độ ăn không có bã, tẩy ruột, thụt tháo đại tràng không đủ để làm sạch ruột, do đó cần phải làm hậu môn nhân tạo để qua đó thụt tháo ruột thật sạch chuẩn bị cho cuộc mổ điều trị triệt căn.
BIẾN CHỨNG Biến chứng sớmChảy máu từ mạc treo đại tràng đưa ra hay trên thành đại tràng. Hoại tử ruột khi thấy đoạn ruột đưa ra bị tím đen.
Tụt hậu môn nhân tạo gây viêm phúc mạc (nếu tụt vào trong ổ bụng) hoặc gây nhiễm trùng thành bụng (nếu tụt vào thành bụng).
Lòi ruột.
Nhiễm trùng vết mổ.
Tắc ruột.
Thủng đại tràng thì thường do đầu canule đặt vào hậu môn nhân tạo để thụt tháo phân.
Hình 50.2. Đặt túi hậu môn nhân tạo Hình 50.3. Hậu môn nhân tạo 2 nòng
BIẾN CHỨNG MẠN TÍNHViêm thanh mạc đại tràng. Hẹp hậu môn nhân tạo.
Thiếu máu, hoại tử lỗ mở.
Thoát vị thành bụng.
Sa niêm mạc hậu môn nhân tạo. Rò hậu môn nhân tạo.
Đại tiện không tự chủ.
QUY TRÌNH CHĂM SÓC NGƯỜI BỆNH TRƯỚC MỔ CÓ MỞ HẬU MÔN NHÂN TẠO NHẬN ĐỊNH TÌNH TRẠNG NGƯỜI BỆNHNhận định mức độ lo sợ của người bệnh, mức độ hiểu biết về hậu môn nhân tạo mà người bệnh sẽ mang sau mổ. Nhận định khả năng thích nghi của người bệnh. Nhận định mức độ hiểu biết về cách chăm sóc hậu môn nhân tạo. Quan sát những dấu hiệu từ chối, lo sợ, giận dữ.
Nhận định mức độ hiểu biết của người thân nhất là chồng hay vợ về tâm lý, mức độ chấp nhận. Nắm rõ tình trạng bệnh lý của người bệnh là làm hậu môn nhân tạo vĩnh viễn hay tạm thời.
Nhận định vị trí làm hậu môn nhân tạo trên thành bụng cho người bệnh, thường căn cứ vào tình trạng bệnh lý hay người bệnh béo hay gầy.
CHẨN ĐOÁN VÀ CAN THIỆP ĐIỀU DƯỠNG Lo âu về cuộc mổ sắp đến và về chẩn đoán ung thưThường tâm lý người bệnh trải qua các giai đoạn từ chối, giận dữ, không chấp nhận phẫu thuật, trầm cảm. Lượng giá những phản ứng xúc cảm của người bệnh và gia đình. Khuyến khích người bệnh phát biểu cảm xúc. Hiểu chẩn đoán bệnh và lượng giá người bệnh nhận thức tới đâu về bệnh trạng của họ, lắng nghe tâm trạng, nguyện vọng của người bệnh. Cho người bệnh nói chuyện với người đã phẫu thuật hậu môn nhân tạo thành công.
Hỗ trợ tâm lý trước mổ
Có chương trình giáo dục người bệnh bằng các tư liệu, bài giảng, vật trưng bày, nên cung cấp thông tin về cuộc mổ. Giáo dục về mặt sức khỏe như cách chăm sóc hậu môn nhân tạo, cách sinh hoạt hằng ngày sau mổ, chế độ ăn uống, tắm rửa, thay băng, hoạt động xã hội, công việc, sinh hoạt tình dục.
Chuẩn bị cho cuộc mổ (trường hợp mổ chương trình)Nâng cao thể trạng người bệnh như cho ăn chế độ nhiều calo như cá, thịt xay nhuyễn, sữa, ăn ít chất xơ trước mổ. Thực hiện truyền dịch trong trường hợp người bệnh cần nhịn ăn.
Chống nhiễm trùng vì thực hiện khâu nối trên ruột, hơn nữa trong lòng ruột có nhiều vi khuẩn nên nguy cơ nhiễm trùng cao. Điều dưỡng thực hiện thuốc chống nhiễm khuẩn đường ruột vài ngày trước mổ, kháng sinh dự phòng trước mổ.
Đặt ống thông mũi – dạ dày: trong mổ chương trình, đặt thông mũi dạ dày giúp giảm bớt căng chướng ruột và dễ dàng khâu nối trên ruột. Trong mổ cấp cứu giúp ruột bớt tắc, hút dịch và hơi trong ruột giúp giảm tình trạng căng giãn có nguy cơ hoại tử ruột cao.
Làm sạch đại tràng: trong trường hợp mổ chương trình do tình trạng bệnh lý như ung thư nên việc phân còn rất nhiều trong lòng ruột hay còn phân cứng điều dưỡng cần thụt tháo nhiều ngày và thực hiện ngày 2 lần vào ngày trước mổ, hay cho người bệnh uống thuốc rửa ruột vào ngày trước mổ nhưng lưu ý cần thận trọng trong trường hợp người bệnh có tắc ruột. Trong trường hợp mổ cấp cứu thì việc thụt tháo hoàn toàn không thực hiện được.
Xác định vị trí của lỗ mở hậu môn nhân tạo: đây là nhiệm vụ của điều dưỡng, vì là người trực tiếp chăm sóc và hướng dẫn người bệnh. Vị trí lỗ mở thường là vị trí ở ngoài cơ thẳng bụng, vị trí lỗ mở nên nằm trong tầm nhìn và tầm tay của người bệnh và trên mặt da phẳng. Vị trí lỗ mở nên tránh là đường thắt lưng, vùng da lõm xếp nếp, sẹo mổ cũ, vùng có thoát vị, vùng có xương gồ lên, rốn, vùng chịu ảnh hưởng của tia xạ. Cần cách xa vết mổ, nằm dưới dòng của dẫn lưu và cách xa dẫn lưu để tránh dòng phân chảy qua dẫn lưu gây nhiễm trùng.
Nhận biết tâm lý người bệnh khi biết sau mổ sẽ mang hậu môn nhân tạo, điều dưỡng chú ý thận trọng với những lời phàn nàn của người bệnh về sợ hãi, thất vọng, đau khổ.
Thực hiện cân bằng nước và điện giải trước mổ. Nên đặt thông tiểu giúp theo dõi chính xác lượng nước xuất nhập, giúp vùng đáy chậu được khô sau mổ.
QUY TRÌNH CHĂM SÓC NGƯỜI BỆNH SAU MỔ CÓ HẬU MÔN NHÂN TẠO NHẬN ĐỊNH TÌNH TRẠNG NGƯỜI BỆNHNhững điều cần quan sát trong những ngày đầu sau mổ về lỗ mở ra da:
Tuần hoàn máuQuan sát màu niêm mạc ruột, nơi khâu chỉ, tụt hậu môn nhân tạo vào trong, dịch tiết, niêm mạc ruột nên ẩm, hồng. Theo dõi phù nề: nếu màng nhầy phù nhẹ, trong suốt là bình thường, nếu phù nề tăng hơn là bất thường.
Vùng da xung quanh lỗ mởDa có bị rôm lở, đỏ, xì rò phân. Tránh dùng các chất sát trùng vì có thể gây dị ứng. Dùng túi hứng phân thích hợp, thay túi đều, lỗ cắt phải vừa, tránh quá rộng hay quá hẹp, cạo sạch lông nơi vùng dán túi, tránh để người bệnh đau khi tháo túi hay lông ngăn cản keo dính da.
Trong trường hợp người bệnh được rửa sạch ruột trước và trong mổ, phẫu thuật viên sẽ đặt túi hậu môn ngay sau mổ. Điều dưỡng nhận định tình trạng niêm mạc hậu môn, phân. Và phẫu thuật viên cần sử dụng túi trong suốt để điều dưỡng dễ quan sát.
Trong trường hợp cấp cứu hay không có rửa ruột trong mổ, phẫu thuật viên xẻ hậu môn nhân tạo nhưng sau đó khâu mũi chỉ chờ và băng kín lại bằng gạc vaseline. Điều dưỡng cần nhận định dấu hiệu chảy máu hậu môn nhân tạo. Thường sẽ mở hậu môn nhân tạo sau 24 – 48 giờ sau mổ.
Nhận định tình trạng hoạt động của nhu động ruột.
Nhận định tình trạng vết mổ: phân có thấm băng, dấu hiệu nhiễm trùng. Nhận định tâm lý người bệnh: khóc, lo sợ, hoảng hốt và thất vọng.
CHẨN ĐOÁN VÀ CAN THIỆP ĐIỀU DƯỠNG Sự tổn thương da do vết mổ và lỗ hậu môn nhân tạoNgười bệnh có hậu môn nhân tạo chưa xẻ miệng thì hậu môn nhân tạo sẽ được phẫu thuật viên bao phủ bằng gạc thấm vaselin. Nếu máu thấm ướt băng điều dưỡng chỉ thay lớp băng ngoài, giữ cho niêm mạc hậu môn nhân tạo luôn ẩm không bị khô. Theo dõi tình trạng bụng, cơn đau, màu sắc niêm mạc hậu môn nhân tạo, theo dõi chảy máu quanh chân hậu môn nhân tạo. Thường sau 48 giờ thì xẻ miệng hay mở miệng hậu môn nhân tạo. Sau khi xẻ miệng điều dưỡng cần rửa sạch phân trào ra, quấn gạc thấm vaselin quanh dưới chân ruột (ngừa phân đổ vào ổ bụng). Người bệnh có hậu môn nhân tạo đã xẻ miệng, trong vài ngày đầu nên bôi chất oxit kẽm lên da quanh hậu môn nhân tạo ngừa rôm lở da nếu không dùng túi dán hậu môn. Tốt nhất là nên dùng túi dán hậu môn nhân tạo để giúp người bệnh sạch sẽ, thoải mái, tránh phân tràn ra ổ bụng gây viêm loét da, nhiễm trùng vết mổ, nhiễm trùng dẫn lưu. Trong trường hợp có túi phân, điều dưỡng cần lưu ý tránh cắt miệng túi quá rộng sẽ làm tổn thương da do phân tràn ra, nếu quá hẹp sẽ làm tổn thương niêm mạc ruột.
Nếu hậu môn nhân tạo bên phải, hay đưa ruột non ra da điều dưỡng cần theo dõi sự mất nước và càng chú ý hơn việc phòng ngừa lở loét da cho người bệnh vì đây là loại chất dịch mang tính chất kiềm có thể gây bỏng rát vùng da quanh chân hậu môn nhân tạo.
Sau khi xẻ miệng hậu môn nhân tạo thì ruột có thể phù nề hay chướng, điều dưỡng cần theo dõi màu sắc niêm mạc hậu môn nhân tạo. Nếu phân quá cứng không ra được, điều dưỡng có thể mang găng tẩm chất trơn nong nhẹ nhàng vào miệng hậu môn nhân tạo để lấy phân ra hoặc dùng ống thông hậu môn bơm 100 – 200ml nước muối sinh lý để kích thích nhu động ruột và làm mềm phân. Rất thận trọng khi thụt tháo qua niêm mạc hậu môn nhân tạo trong những ngày đầu sau mổ vì tình trạng niêm mạc ruột phù nề nên nguy cơ thủng ruột là rất cao. Chỉ nên dùng đúng dụng cụ thụt tháo hậu môn nhân tạo. Ống cao su hoặc que thủy tinh giữ cố định quai ruột ở thành bụng, trong trường hợp hậu môn nhân tạo có quai sẽ được rút sau 5 – 7 ngày.
Người bệnh lo lắng về hậu môn nhân tạo đang mangTạo tính độc lập: hướng dẫn người bệnh cách rửa, thay túi đựng phân ngay tại bệnh viện, nên hướng dẫn người bệnh tự chăm sóc túi đựng phân với tất cả các loại túi, cách thay, cách lắp túi phân, cách pha dung dịch, cách làm túi đựng phân tự tạo, cách rửa và chăm sóc hậu môn nhân tạo. Hướng dẫn người bệnh tránh đặt túi khi có nếp nhăn bụng. Khi dán túi mà thấy có nếp nhăn trên keo thì có thể túi bị rò nên thay túi khác. Tránh để túi quá đầy mới thay hay mới tháo phân vì nếu quá đầy sẽ dễ sút túi hay tuột da nơi đặt túi.
Chú ý hai vấn đề: đủ dinh dưỡng và thức ăn có ảnh hưởng đến chức năng của hậu môn nhân tạo, khuyên người bệnh uống nhiều nước, nhai kỹ thức ăn, ăn chậm, ăn những thức ăn giàu dinh dưỡng. Cần cân nhắc đối với:
Những thức ăn dễ táo bón: phomát, đậu, chocolat, ngô, nho. Những thức ăn nhuận tràng: trái cây, đậu xanh, gan,… Những thức ăn nhiều gia vị: tiêu, tỏi, ớt, hành,…
Những thức ăn tạo hơi: bông cải, đậu, bưởi, dưa chuột, hột mít,… Những thức ăn tạo mùi: mít, sầu riêng, củ kiệu, mắm, trứng, cá, thịt. Thức ăn khử mùi: sữa chua.
Nên nhớ rằng đối với những người lớn chịu uống sữa và sản phẩm của sữa nên hạn chế nếu có hậu môn nhân tạo.
Đối với lỗ mở hồi tràng ra da cần chú ý mất nước và rối loạn điện giải. Không nên dùng các chất kích thích nhu động ruột như thuốc xổ.
Vệ sinh thân thể: người bệnh vẫn tắm rửa bình thường nhưng tránh chà xát xà phòng lên hậu môn nhân tạo. Sau khi tắm có thể mang túi mới sạch sẽ. Khi tắm tránh để tia nước vòi sen tưới trực tiếp lên hậu môn nhân tạo. Tránh dùng khăn hay gạc quá cứng để lau khô niêm mạc hậu môn.
Người bệnh đau sau phẫu thuậtGiảm đau: thực hiện thuốc giảm đau theo y lệnh, tạo môi trường thư giãn, thăm viếng và điện thoại.
Giúp người bệnh có tư thế thoải mái, thay đổi tư thế, kỹ thuật thư giãn.
Hướng dẫn người bệnh cách ngồi dậy, đi lại, vận động.
Nhu động ruột kém phục hồi sau mổHướng dẫn người bệnh hít thở sâu, tập bụng, ho, xoay trở và ngồi dậy sớm. Hơn nữa, điều dưỡng cần nghe nhu động ruột để nhận định tình trạng hoạt động ruột sau mổ, rất quan trọng nếu người bệnh phẫu thuật sau tắc ruột vì biến chứng sau mổ có hậu môn nhân tạo là tắc ruột sớm. Khi khám nên hỏi người bệnh có trung tiện chưa, nếu sau 2 – 3 ngày mà chưa có nhu động ruột điều dưỡng cần theo dõi sát niêm mạc ruột đưa ra da, tình trạng đau bụng, tình trạng phân qua hậu môn như nghẹt phân do phân quá cứng.
Người bệnh lo lắng về sinh hoạt tình dục khi có hậu môn nhân tạoĐiều dưỡng cần gặp người chồng hay vợ, bạn tình của người bệnh, trao đổi với họ về tình trạng hậu môn nhân tạo của người bệnh, cách chăm sóc. Hướng dẫn người bệnh vẫn có thể quan hệ tình dục được nếu như bản thân người bệnh hay người phối ngẫu trợ giúp người bệnh đại tiện sạch phân và mang túi phân trống và sạch, quan hệ thay đổi tư thế phù hợp. Giúp người phối ngẫu làm quen với túi hậu môn nhân tạo và hậu môn nhân tạo của người bệnh. Gặp gỡ 2 người để giúp họ trao đổi những thắc mắc và khuyên họ nên gặp chuyên gia về hậu môn nhân tạo.
Người bệnh được chỉ định đóng hậu môn nhân tạoĐiều kiện đóng hậu môn nhân tạo:
Thường sau 2 – 3 tháng (hay sớm hơn tuỳ vào tình trạng bệnh).
Đoạn dưới phải thông.
Chung quanh miệng hậu môn nhân tạo không nhiễm trùng.
Chuẩn bị đóng hậu môn nhân tạo: chuẩn bị trước 3 ngày, phải đảm bảo đại tràng sạch và không nhiễm trùng.
Chế độ ăn, chuyển dần từ chế độ ăn đặc sang lỏng. Ngày đầu ăn cơm, ngày thứ hai ăn cháo, ngày thứ ba uống sữa hoặc trà đường. Chiều tối hôm trước mổ nhịn ăn uống hoàn toàn để sáng hôm sau mổ.
Thụt tháo ở hậu môn nhân tạo xuống hậu môn thật ngày một lần (2 ngày trước mổ); ngày 2 lần (ngay trước ngày mổ). Thụt tháo với nước muối sinh lý là tốt nhất. Chú ý, lượng nước chảy ra nên bằng hay nhiều hơn số lượng nước cho vào. Khi thụt tháo nếu người bệnh đau bụng hay chảy máu nên báo bác sĩ ngay.
Rửa sạch đại tràng: uống dung dịch Fortrans (polyethylene glycol) một ngày trước với 3 gói, mỗi gói pha một lít nước, điều dưỡng cần bảo đảm sạch phân trong lòng ruột. Thực hiện kháng sinh đường ruột, kháng sinh dự phòng trước mổ.
Nguy cơ có các biến chứng sau mổ đóng hậu môn nhân tạoBục xì miệng nối hậu môn nhân tạo: gây viêm phúc mạc hay rò tiêu hoá khu trú. Điều dưỡng theo dõi dấu hiệu xì rò phân qua vết mổ hay lỗ đóng hậu môn nhân tạo, nhiệt độ, đau bụng, tình trạng mất nước. Nếu rò ít thường điều trị bằng cách chăm sóc da tránh nhiễm trùng, viêm lở, nâng cao dinh dưỡng tốt giúp lành nơi rò.
Chảy máu miệng nối hay ở thành bụng: báo bác sĩ để khâu cầm máu.
Hẹp miệng nối hậu môn nhân tạo: thường xảy ra do phẫu thuật, khuyên người bệnh tránh tăng cân trong thời gian có hậu môn nhân tạo vì nếp da cũng làm cho miệng hậu môn nhân tạo hẹp lại và cũng do sẹo co rút. Điều dưỡng theo dõi tình trạng táo bón, rặn khi đi đại tiện, số lần đi đại tiện, nên có chế độ ăn tránh táo bón, uống nhiều nước. Nếu người bệnh hẹp quá nhiều và có biến chứng thường phải được phẫu thuật để sửa miệng nối nếu là hậu môn nhân tạo vĩnh viễn.
Tắc ruột: đây là biến chứng thường xảy ra cho người bệnh. Điều dưỡng cần giúp người bệnh phòng ngừa bằng cách cho người bệnh đi bộ, tập luyện…
Nhiễm trùng vết mổ: thành bụng, chỗ đóng hậu môn nhân tạo nên thay băng khi thấm dịch.
LƯỢNG GIÁNgười bệnh tham gia sinh hoạt trong gia đình, xã hội, công việc một cách tự tin. Người bệnh tự chăm sóc hậu môn nhân tạo thành thạo.
Người bệnh đến tái khám đóng hậu môn nhân tạo không bị tai biến.
Sống Chung Với Hậu Môn Nhân Tạo
Đại tràng nằm ở phần đầu tiên của ruột già, có chiều dài khoảng 122cm hoặc 152cm, và đây cũng là một phần của hệ thống tiêu hóa trong cơ thể. Công việc của nó là hấp thụ nước từ chất thải (phân) và trả lại cho cơ thể. Ngoài ra, đại tràng cũng hấp thụ bất kỳ chất dinh dưỡng nào còn lại. Thông thường các chất thải rắn được đưa qua đại tràng đến trực tràng. Sau đó, nó được đào thải khỏi cơ thể qua hậu môn.
Tuy nhiên khi đại tràng, trực tràng hoặc hậu môn không thể hoạt động bình thường vì bệnh hoặc chấn thương, hay chúng cần nghỉ ngơi từ chức năng bình thường, thì cơ thể sẽ có một cách khác để loại bỏ chất thải. Thì hậu môn nhân tạo được xem là một lựa chọn hữu ích (còn được gọi là lỗ thở) giúp kết nối ruột kết với bề mặt của bụng. Điều này cung cấp một con đường mới cho chất thải và khí thải ra khỏi cơ thể. Hiện tại hậu môn nhân tạo có thể là vĩnh viễn hoặc tạm thời.
Làm thế nào hậu môn nhân tạo lại thay đổi cuộc sống của người bệnh?Theo dõi thuốc. Hiện nay có một số loại thuốc có thể gây táo bón hoặc tiêu chảy.
Thực hiện một chế độ ăn uống cân bằng. Hãy tránh các loại thực phẩm gây ra khí quá mức, chẳng hạn như bắp cải, đậu và một số loại hạt. Ngoài ra chuyên gia dinh dưỡng có thể giúp người bệnh chọn một chế độ ăn uống cân bằng, điều này sẽ giúp người bệnh tránh táo bón và tiêu chảy, cũng như không can thiệp vào hoạt động của hậu môn nhân tạo.
Hoạt động trong cuộc sống. Thực tế việc có hậu môn nhân tạo không phải là kết thúc của người bệnh như họ biết. Hiện tại hậu môn nhân tạo đã được cải tiến và có thiết kế hiện đại (nằm phẳng và sẽ không được chú ý dưới quần áo). Hầu hết bệnh nhân đại tràng có thể trở lại làm việc và tham gia nhiều hoạt động bao gồm cả quan hệ tình dục, đều mà họ rất thích thú trước khi phẫu thuật.
Xem xét việc làm sạch túi hậu môn nhân tạo. Một số trường hợp nhận thấy rằng việc làm sạch túi hậu môn nhân tạo là cần thiết, người bệnh có thể sử dụng thuốc xổ qua lỗ khí, giúp làm sạch ruột trong ngày và tốt nhất là giữ túi hậu môn luôn không đầy quá một nửa. Vì vậy hãy nói chuyện với bác sĩ để tìm hiểu phương pháp này.
Do đó người bệnh hãy luôn luôn nói chuyện với bác sĩ hoặc y tá về việc tiếp tục các hoạt động bình thường của họ và về bất kỳ mối quan tâm nào của người bệnh về việc sống chung với hậu môn nhân tạo.
Cảnh báo về hậu môn nhân tạoTrong một số trường hợp của hậu môn nhân tạo, việc kích ứng da hoặc nhiễm trùng có thể do phân bị rò rỉ dưới túi. Do đó một thoát vị bẹn có thể phát triển xung quanh hậu môn nhân tạo, và ruột có thể trở nên hẹp. Vì vậy việc chăm sóc tốt lỗ khí và thực hiện một chế độ ăn uống cân bằng có thể giúp người bệnh tránh những vấn đề này.
Chăm Sóc Người Mang Túi Hậu Môn Nhân Tạo Tại Nhà
CHĂM SÓC NGƯỜI MANG TÚI HẬU MÔN NHÂN TẠO TẠI NHÀ Hậu môn nhân tạo là chỗ mở của hồi tràng hay đại tràng trên thành bụng. Chăm sóc bệnh nhân trước mổ – Tư vấn cho người bệnh:
Cần tìm hiểu rõ những lo âu của người bệnh, chẳng hạn như: sau khi mang hậu môn nhân tạo có tiếp tục làm việc được hay không? Có bị ai sợ sệt xa lánh vì mùi hôi của phân nơi hậu môn nhân tạo? Ảnh hưởng đến kinh tế gia đình? Bác sĩ và điều dưỡng có trách nhiệm giải thích rõ bệnh tật, lý do phải mở hậu môn nhân tạo, cách chuẩn bị, các can thiệp chính sẽ thực hiện trong cuộc mổ… Đôi khi, nhân viên y tế phải nhờ đến những người mang hậu môn nhân tạo đã ổn định. Họ sẽ giúp cho ý kiến và là bằng chứng sống chứng minh cho người bệnh biết là có thể chấp nhận và sẽ quen dần với việc mang hậu môn nhân tạo. – Giải thích và hướng dẫn về hậu môn nhân tạo: – Giải thích hậu môn nhân tạo là gì và lý do phải mở hậu môn nhân tạo. – Vị trí mở hậu môn nhân tạo: cần có mô hình hậu môn nhân tạo trong khi tư vấn, chỉ các vị trí có thể mở hậu môn nhân tạo, vị trí dự định sẽ mở hậu môn nhân tạo cho người bệnh. Điều dưỡng cần giải thích lý do vì sao lựa chọn vị trí đó và dùng mô hình dán lên vị trí dự định mở (không gần nếp gấp, không gần vùng da bị tổn thương, không cản trở người bệnh khi đi lại, dễ ra phân ở các tư thế). – Dùng viết đánh dấu vị trí cho phẫu thuật viên trước ngày mổ. – Cách chăm sóc hậu môn nhân tạo, chế độ ăn uống trước mổ và sau khi mở hậu môn nhân tạo, cách dán túi chứa phân, cách đi lại và nằm ngồi khi có túi chứa phân… – Vật lý trị liệu trước mổ: Tập cho người bệnh cách thở sâu và tập các động tác giúp ngăn ngừa các biến chứng ở phổi, giúp săn chắc cơ bụng tránh trường hợp sa hậu môn nhân tạo. Hướng dẫn cho người bệnh nên tập đi lại sớm sau phẫu thuật. Chế độ dinh dưỡng: hướng dẫn chế độ ăn thích hợp trước mổ để làm sạch phân trong chuẩn bị mổ, các loại thức ăn sau khi mở hậu môn nhân tạo nhằm tránh mùi, tránh thoát hơi nhiều, tránh bón, tránh tiêu chảy. Vệ sinh cá nhân: đây là điều rất cần thiết trước và sau mổ. Điều dưỡng cần hướng dẫn cho người bệnh cách chăm sóc răng miệng, cách tắm trước mổ và sau khi có túi chứa, giữ vệ sinh bộ phận sinh dục. Chăm sóc sau mổ Hướng dẫn cho người bệnh: – Tập quen dần với hậu môn nhân tạo, cách sử dụng túi chứa phân như thế nào là đúng (cách cắt hay làm miệng túi không quá rộng, cách đo vòng cần cắt, cách dán túi sao cho dính tốt và không bị hở), loại túi thích hợp, cách theo dõi hậu môn nhân tạo để phát hiện các biến chứng. – Tập vật lý trị liệu, tập đi lại. – Hướng dẫn cách ăn uống với chế độ phù hợp đầy đủ dinh dưỡng, không nên nhịn ăn, và tránh tình trạng kiêng cữ quá mức đưa đến tình trạng suy dinh dưỡng. – Vệ sinh cá nhân. – Hướng dẫn người bệnh quen dần cách tự làm làm vệ sinh cá nhân: vệ sinh răng miệng, tắm rửa, vệ sinh bộ phận sinh dục. Khi người bệnh xuất viện Tư vấn giúp người bệnh dễ hòa nhập với cuộc sống gia đình và xã hội, tự tin trong cuộc sống, có thể tiếp tục công việc đã làm nhưng tránh làm các việc nặng. Các kỹ thuật tự chăm sóc bản thân và hậu môn nhân tạo: Hướng dẫn cho người bệnh cách tự chăm sóc hậu môn nhân tạo: Cách chăm sóc, thay túi hậu môn nhân tạo. Cách chọn túi chứa. Cách đo và dán túi chứa. Hướng dẫn kỹ thuật “thụt tháo” khi bị bón (theo chỉ định của bác sĩ). Hướng dẫn phát hiện các biến chứng có thể xảy ra: – Tắc ruột. – Viêm loét vùng da quanh hậu môn nhân tạo. – Hậu môn nhân tạo bị tụt vào thành bụng. – Sa hậu môn nhân tạo. – Thoát vị cạnh hậu môn nhân tạo. – Áp-xe hậu môn nhân tạo. – Rối loạn tiêu hóa: bón, tiêu chảy… Hướng dẫn tập vật lý trị liệu hoặc dưỡng sinh, đi bộ, tập thể dục các động tác nhẹ. Hướng dẫn về vệ sinh cá nhân, hướng dẫn cách tắm khi mang túi. Hướng dẫn chế độ ăn uống sau xuất viện đầy đủ dinh dưỡng, ít chất béo, nhiếu chất đạm, khoáng chất. Hướng dẫn người bệnh tái khám theo hẹn, thực hiện hóa trị, xạ trị theo kế hoạch điều trị cho từng loại bệnh. Động viên tham gia câu lạc bộ “Mở lỗ thông ra da”, để người bệnh: – Hiểu rõ về bệnh tật của mình. – Hiểu cách chăm sóc bản thân và hậu môn nhân tạo. – Chia sẻ giữa các người bệnh các kinh nghiệm tự chăm sóc bản thân. Cập nhật các thông tin về các kỹ thuật tự chăm sóc bản thân và hậu môn nhân tạo cho người bệnh.
Cập nhật thông tin chi tiết về Chuyên Đề: Hậu Môn Nhân Tạo – Tuần 1 trên website Raffles-hanoi.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!