Xu Hướng 5/2023 # Cnn Giới Thiệu Súp Lươn Xứ Nghệ Là 1 Trong 7 Món Ăn Sáng Độc Đáo Trên Thế Giới # Top 11 View | Raffles-hanoi.edu.vn

Xu Hướng 5/2023 # Cnn Giới Thiệu Súp Lươn Xứ Nghệ Là 1 Trong 7 Món Ăn Sáng Độc Đáo Trên Thế Giới # Top 11 View

Bạn đang xem bài viết Cnn Giới Thiệu Súp Lươn Xứ Nghệ Là 1 Trong 7 Món Ăn Sáng Độc Đáo Trên Thế Giới được cập nhật mới nhất trên website Raffles-hanoi.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

CNN giới thiệu súp lươn xứ Nghệ là 1 trong 7 món ăn sáng độc đáo trên thế giới

Súp lươn xứ Nghệ được CNN giới thiệu bên cạnh các món ăn sáng như bánh mì ngọt Mandazi của Kenya, món Kuymak của Thổ Nhĩ Kỳ, súp ngô cá da trơn của Mỹ…

Nhà sản xuất Beryl Shereshewsky của công ty truyền thông nổi tiếng Great Big Story thuộc kênh truyền hình Mỹ CNN đã liên hệ với người dân từ 7 quốc gia khác nhau để tìm hiểu về các món ăn sáng đặc trưng cũng như cách thưởng thức bữa ăn đầu tiên mỗi ngày ở mỗi nước.

Tại Việt Nam, nhân vật trải nghiệm của CNN đã tìm đến một quán súp lươn, cháo lươn có tuổi đời trên 20 năm của chị Thủy trên đường Đốc Thiết, thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An.

Nguyên liệu chính làm nên món súp lươn trứ danh xứ Nghệ là lươn con. Nước súp được ninh từ xương, bỏ thêm chút màu, hành tăm, rau thơm. Súp lươn được ăn kèm với bánh mì, bánh cuốn, bánh đa.

Theo chị Thủy, nhiều khách lần đầu ăn súp lươn vào quán chị là thấy sợ, sau khi được chủ quán thuyết phục “ăn thử một lần” thì lại cảm thấy ngon và yêu thích món ăn này.

Bên cạnh món súp lươn xứ Nghệ, kênh CNN còn giới thiệu các món ăn sáng khác ở nhiều nước như món bánh mì ngọt Mandazi của Kenya, món Kuymak (làm từ kem kaymak và bột ngô vàng) của Thổ Nhĩ Kỳ, cá da trơn ăn kèm súp ngô của Mỹ, món bánh Patra Dhokla của Ấn Độ, món bánh Za’aTar Manouche của Lebanon, bún cá Mohinga của Myanmar.

Phương Đặng

(Theo CNN)

Món Cháo Lươn Với Nghệ Ngon Chuẩn Vị ” Thế Giới Ẩm Thực

Món cháo không chỉ mang hương vị thơm ngon mà còn có nhiều lợi ích cho sức khỏe. Bởi thịt lươn cung cấp nhiều loại khoáng chất như: Canxi, Photpho, Sắt, Kẽm,… cùng với các dưỡng chất có trong tinh bột nghệ nên rất tốt cho hệ tiêu hóa, ngăn ngừa các bệnh về hô hấp, tiểu đường, đau nhức xương khớp,…

Đặc biệt, cháo lươn nấu nghệ như là một bài thuốc ngăn ngừa ung thư, tăng sức đề kháng, chống viêm, kháng khuẩn,.. giúp cơ thể cải thiện hệ miễn dịch, phòng ngừa bệnh hiệu quả.

500gr lươn.

100gr gạo tẻ.

50gr gạo nếp.

30gr củ nghệ tươi.

15gr củ nén (có thể thay bằng tỏi).

50gr tía tô.

50gr rau răm.

Một nhánh hành lá, 2 nhánh gừng.

2 lít nước.

Gia vị: dầu điều, muối, hạt nêm, đường, dầu ăn, ớt bột.

Bước 1:

Lươn các bạn làm sạch, bóp với muối và chanh cho sạch nhớt rồi xả lại với nước.

Sau đó, các bạn dùng 1 nhánh gừng đập dập để chà xát lên lươn để khử mùi tanh.

Đem lươn đi luộc với gừng và hành lá cho chín rồi để nguội.

Giã dập củ nghệ tươi rồi cho 100ml nước vào, lọc lấy nước cốt nghệ, để riêng.

Tía tô, rau răm cắt nhỏ, củ nén băm nhỏ.

Bước 2:

Lươn sau khi luộc các bạn gỡ thịt lươn để riêng, còn xương thì các bạn nấu với 2 lít nước, thêm chút muối để lấy nước dùng nấu cháo.

Gạo nếp và gạo tẻ các bạn lần lượt rang vàng để cháo khi nấu sẽ thật thơm ngon hấp dẫn.

Sau 20 phút ninh xương, bạn vớt xương ra rồi cho gạo đã rang vào, nấu trong 30 phút cho cháo nở mềm.

Nêm nếm vào cháo cho vừa ăn.

Bước 3:

Bắc chảo lên bếp, thêm 1 thìa dầu ăn, phi thơm củ nén. Sau khi củ nén vàng thơm thì bạn cho thịt lươn vào xào.

Nêm nếm các gia vị vừa ăn và thêm dầu điều, ớt bột, nước cốt nghệ để màu sắc hấp dẫn.

Xào lươn đến khi lươn đã thấm gia vị, nước sốt cạn lại là được.

Múc cháo ra tô, cho lươn xào và nước sốt lên mặt cháo, thêm chút rau ăn kèm đã cắt nhuyễn trộn đều rồi cùng thưởng thức.

Người Dân Trên Khắp Thế Giới Ăn Gì Trong Lễ Phục Sinh?

Trong lễ Phục sinh, một gia đình Mexico truyền thống thường ăn món capirotada, một loại bánh ngọt phủ xi-rô, nhiều loại trái cây, hoa quả, và các loại hạt cùng một lớp pho mát.

Fanesca là một món súp giàu chất dinh dưỡng, thường được dành riêng trong tuần trước lễ Phục Sinh ở Ecuador. Món súp này được làm từ sữa, trái bầu, bí ngô, đậu, ngũ cốc, ngô, trứng, và cá tuyết ướp muối. Nó thường được ăn cùng với chuối chiên.

Ở Jamaica, các tín đồ Kitô ăn bánh nhân nho và pho mát vào lễ Phục Sinh.

Bánh mì chữ thập (Hot Cross Buns) là món ăn không thể thiếu trong lễ Phục sinh của người Anh. Bánh có vị ngọt và mùi thơm nồng của bột quế, đậu khấu và trộn với những gia vị khác, thêm vào đó là những quả khô khác như nho hay mận.

Advocaat là một đồ uống có truyền thống lâu đời ở Hà Lan và thường được dùng vào lễ Phục sinh. Đây là một loại rượu Brandy dạng kem, được đánh với trứng, đường và mật ong.

Koulourakia là một loại bánh bơ nhỏ và là một món ăn truyền thống ở Hy Lạp. Món tráng miệng có hương vani được cho là có hình dáng của một con rắn này thường được ăn vào Thứ 7 Tuần Thánh.

Là một món ăn yêu thích của người dân Hy Lạp cũng như các nước ở Tây và Trung Á, Tsoureki là món bánh ngọt truyền thống, đi kèm với những quả trứng nhuộm đỏ – biểu tượng máu của Chúa. Món ăn này không chỉ được dùng trong lễ Phục sinh mà còn rất được yêu thích trong dịp giáng sinh và năm mới.

Ở các nước Đông Âu như Serbia, Belarus, Ukraine, Georgia, và nhiều vùng của Nga, các tín đồ Kitô thường ăn kulich, một chiếc bánh hình trụ phủ kem.

Người dân Phần Lan thường ăn mừng lễ Phục sinh bằng món mämmi, một loại bánh mì mềm ướp mật đường và vỏ cam, ăn kèm với sữa hoặc kem.

Torta pascualina là một chiếc bánh thơm ngon được làm từ rau bina, ricotta, và trứng. Đây là món ăn truyền thống yêu thích của cả người dân Argentina và Uruguay.

Tại Mỹ, người dân thường ăn giăm bông cùng dứa và anh đào.

Bảo An

Món Ăn Ngày Tết Của Các Nước Trên Thế Giới

Cũng như ở Việt Nam, tại một số quốc gia trong khu vực, người dân rất chú trọng tới những món ăn trong ngày Tết làm sao ẩm thực không chỉ đem lại đủ chất dinh dưỡng cho cơ thể mà chúng còn đem đến cho họ nhiều hy vọng may mắn và tài lộc trong năm mới.

Tết của người dân Hàn Quốc được tổ chức theo âm lịch, gọi là Tết Seolla. Các món ăn trong ngày đầu năm thường làm từ gạo và khoai tây. Có điều đặc biệt là, món thịt chó vốn được xem là món khoái khẩu của người dân Hàn Quốc lại không được xem là món ăn truyền thống trong ngày Tết. Trong ngày Tết, món kim chi là món ăn cổ truyền đồng thời cũng là món ăn thường ngày của người Hàn Quốc. Dùng món này trong năm mới, mọi người sẽ cảm thấy có nhiều điểm lành, đặc biệt là đối với giới doanh nhân. Ngoài các món trên, hai món tok và garettok được làm từ thịt gia súc và gia cầm sau đó được chiên lên cũng là hai món ăn bắt buộc có trong ngày Tết của người dân Hàn Quốc. Sau bữa ăn, mọi người thường uống một loại nước có tên poricha được làm từ trà pha với bột lúa mạch. Riêng loại rượu guibalki sool thì bắt buộc trong ngày Tết ở Hàn Quốc ai cũng phải uống, dù ít hay dù nhiều để lấy may. Người Hàn Quốc thường cho rằng, nếu mua các món trên sẽ không có lộc bằng tự tay làm.

Tết của Lào thường diễn ra vào giữa tháng 4 dương lịch, khi bầu trời thanh cao, các dòng sông lớn ở đây đều dồi dào nước, tượng trưng cho một năm mới nhiều lộc. Trong ngày Tết, đặc biệt là giới kinh doanh thường chú trọng ăn các món có tên lạp. Theo ngôn ngữ của nước này, lạp có nghĩa là lộc. Lạp ở đây thường làm bằng thịt gà hay thịt bò tươi sau đó đem trộn với gia vị. Đặc biệt là món này mà không có thính thì giảm hương vị độc đáo của chúng. Trong mỗi gia đình, món lạp thường được các đầu bếp làm rất công phu, vì món này trong ngày Tết mà không làm ngon thì họ thường ví năm mới làm ăn có nhiều điều xui. Lạp thường được ăn với xôi nóng, theo nhiều chuyên gia văn hoá Lào, lạp thường được xem là linh hồn của dân tộc Lào trong năm mới. Người ta có thể đem chúc nhau bằng món lạp, gia đình nào nhận được món này thì hy vọng năm mới có nhiều lộc.

Món sủi cảo trong ngày Tết thường được người dân ưa chuộng, họ ăn loại bánh này không chỉ lấy ngon, mà còn hi vọng đem lại nhiều điều may mắn sau này. Tại Trung Quốc, thứ gạo được chế biến trong ngày Tết để nhiều người ăn cảm thấy may mắn là gạo trắng và gạo nếp. Người làm kinh doanh quan niệm rằng, khi ăn các loại gạo trên sẽ có nhiều cơ hội may mắn trong năm mới. Ngoài ra, hai loại gạo này cũng khiến người thưởng thức hi vọng dễ cầu được ước thấy trong năm mới.

Người theo Ấn Độ giáo và giới doanh nghiệp nước này thường tổ chức đón năm mới vào ngày Lễ hội ánh sáng (Diwali) thường diễn ra vào ngày 25/10 hằng năm. Trong ngày Tết, món ăn không thể thiếu là sữa nóng và bánh xốp, bánh ngọt, bánh sôcola. Các loại bánh này thường được làm ở nhà trước ngày lễ. Ngoài ra, các loại bánh không trứng cũng được nhiều gia đình làm và thưởng thức trong ngày Tết. Ngày đầu xuân, các món bánh thường không có chất béo. Ngoài ra, món ăn trong ngày Tết ở ấn Độ là các loại trái cây đắng để cầu lấy điều may mắn. Người dân ấn Độ tin tưởng rằng, ăn món này sẽ đuổi được nhiều ma quỷ thường quấy phá họ trong việc làm.

Những ngày đầu năm ở Nhật Bản, các món không thể thiếu trong mỗi bữa ăn đó là các sản phẩm được chế biến từ đậu đen, cá và các loại hải sản khác nhau. Theo quan niệm của người Nhật Bản, cá gần gũi với cuộc sống của con người và loại này cũng rất thông minh. Vì vậy, khi ăn các loại động vật trên sẽ giúp cho con người năng động hơn, tâm trí sẽ sáng suốt trong công ăn việc làm. Ngoài các món trên, trong ngày Tết còn có nhiều loại nước sốt được làm từ các loại đậu để chấm các loại bánh, chả và cá nướng. Thực phẩm để ăn cùng với nước sốt và gỏi cá là các loại bánh, mì sợi được chế biến từ các loại gạo. Người dân Nhật Bản tâm niệm rằng, các sản phẩm được làm từ gạo là món ăn gốc để làm nên cội nguồn thành đạt ở mỗi con người. Các loại bánh được làm từ gạo thường có tên là omochi. Tất cả những món ăn trong năm mới thường được bảo quản trong những chiếc hộp quét sơn đỏ. Hộp gói thức ăn càng đẹp bao nhiêu thì niềm hy vọng bội thu trong năm mới càng lớn bấy nhiêu.

Tết năm mới của Thái Lan thường bắt đầu từ giữa tháng 4 dương lịch. Món ăn trong ngày Tết của họ thường đảm bảo đầy đủ chất dinh dưỡng nhưng giúp cơ thể sung mãn, tinh thần minh mẫn trong ngày đầu năm. Thành phần chế biến các chất trên hoàn toàn tới từ các vùng nhiệt đới, có pha thêm chút nguyên liệu ngoại nhập, chủ yếu tới từ các vùng miền nam Trung Quốc, ấn Độ và một số nước Đông Nam á. Tuy nhiên, trong món ăn đó không thể thiếu gạo, thành phần chính trong các món ăn của người Thái, sản phẩm cung cấp nhiều ca lo, ngoài ra, cũng cần nhiều gia vị phẩm màu khác. Những nguyên liệu khác không thể thiếu, đó là bột cà ri, nước sốt, rau trái cây, bột dinh dưỡng. Để món ăn trên ngon và hấp dẫn thì không thể thiếu món đùi gà. Thịt thường được ướp với gia vị từ ban đêm. Đến sáng, khi gia vị ngấm vào thịt thì được mang nướng trên bếp hồng.

Cập nhật thông tin chi tiết về Cnn Giới Thiệu Súp Lươn Xứ Nghệ Là 1 Trong 7 Món Ăn Sáng Độc Đáo Trên Thế Giới trên website Raffles-hanoi.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!