Bạn đang xem bài viết Công Việc Của Đầu Bếp Trong Khách Sạn 5 Sao được cập nhật mới nhất trên website Raffles-hanoi.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Trường Quốc tế Citysmart Hotel Management giúp các em hình dung rõ nhất công việc chung của người đầu bếp:
– Kiểm tra nguyên liệu, thực phẩm tồn để xác định số lượng hàng hoá, nguyên liệu cần Order.- Kiểm tra hàng hoá trước khi nhập.
– Chuẩn bị và phối hợp với các bếp khác cung cấp kịp thời, chính xác các món ăn trong phiếu yêu cầu (order) của khách hàng.
– Tư vấn trực tiếp cho khách hàng về các món ăn nếu khách hàng có yêu cầu.
– Tiếp nhận Order của khách hàng, phân công nhân viên trong bộ phận thực hiện. Yêu cầu các bếp khác hỗ trợ khi cần thiết.
-Hỗ trợ nhân viên bộ phận thực hiện công việc kịp thời khi nhân viên gặp khó khăn.
– Kiểm tra, giám sát quá trình nhân viên làm và chế biến món ăn.
– Kiểm tra về số lượng, chất lượng món ăn, đảm bảo món ăn đã được chuẩn bị và chế biến theo đúng quy trình, tiêu chuẩn số lượng, định lượng chất lượng của Công ty, phù hợp với các yêu cầu về vệ sinh thực phẩm.
– Đánh số bàn vào các món sau khi kiểm tra chất lượng, chuyển cho nhân viên Chạy bàn.
-Giải quyết kịp thời các trường hợp chuyển, trang trí, chia, định lượng thức ăn không theo đúng các tiêu chuẩn và trình tự của nhà hàng.
-Trực tiếp giải quyết các thắc mắc của khách hàng, khắc phục các sai sót của nhân viên.
– Thường xuyên kiểm tra việc đáp ứng các Order có đúng, đủ, đảm bảo chất lượng không.
– Hỗ trợ bộ phận khác thực hiện công việc khi cần thiết.
– Kiểm tra lần cuối hệ thống bếp, đèn, quạt, thông gió và các máy móc, thiết bị khác trước khi nghỉ. Đảm bảo tủ lạnh, tủ mát phải hoạt động tốt và theo đúng nhiệt độ tiêu chuẩn.
– Tổng hợp các Order trong ngày vào báo cáo và chuyển cho thu ngân (mẫu báo cáo phải ghi rõ tổng số liên order của ca đó).
– Đào tạo kỹ năng, nghiệp vụ, hướng dẫn công việc cho nhân viên mới.
– Phân công ca, kiểm tra công việc của nhân viên, căn cứ mức độ hoàn thành nhiệm vụ để đề nghị thưởng phạt.
– Quản lý việc sử dụng thực phẩm, bảo đảm sử dụng thực phẩm luân phiên theo nguyên tắc nhập trước, xuất trước.
Tham khảo thông tin các khóa học đầu bếp tại trường Quốc tế CHM.
– Quản lý, sử dụng hợp lý, tiết kiệm hàng hoá, thực phẩm, điện, nước, ga…
Gợi Ý Những Nơi Làm Việc Của Đầu Bếp – Học Nghề Bếp Ra Làm Gì?
Học nghề Bếp – Một nghề nhiều cơ hội (Ảnh: Internet)
Mức lương sau khi ra trường của nghề nấu ăn
Hiện nay, nhóm ngành Du lịch – Ẩm thực – Dịch vụ ngày càng khát nguồn nhân lực lành nghề, chính vì vậy mà yêu cầu tuyển dụng nhân sự cho nhóm ngành này ngày một cao hơn. Đối với đầu bếp trẻ mới ra trường, mức lương từ 4 – 6 triệu đồng/ tháng, tùy theo năng lực làm việc mà mức lương sẽ tăng từ 7 đến 10 triệu đồng/ tháng cho 1 – 2 năm tiếp theo. Mức lương đáng mơ ước cho vị trí bếp trưởng hay quản lý giỏi, nhiều kinh nghiệm nghề có thể đạt đến 30 – 40 triệu đồng/tháng.
Gợi ý nơi làm việc của đầu bếp – Học đầu bếp ra làm gì?
Học nghề bếp sau khi ra trường bạn sẽ nắm vững kiến thức, kỹ năng và kỹ thuật chuyên nghiệp, theo đó tự tin ứng tuyển nhiều vị trí việc làm với mức thu nhập hấp dẫn ở nhiều doanh nghiệp như:
Làm việc tại nhà hàng – khách sạn
Làm việc tại các nhà hàng, khách sạn lớn được xem là đích đến của rất nhiều bạn trẻ, bạn sẽ có môi trường làm việc chuyên nghiệp và mức lương hấp dẫn. Để có được cơ hội này, bạn trẻ cần thật sự nghiêm túc theo đuổi đam mê nghề nghiệp, rèn luyện tay nghề và kỹ năng mềm cần thiết.
Làm việc tại khách sạn – nhà hàng cao cấp (Ảnh: Internet)
Làm việc tại các tàu du lịch
Đây là cơ hội việc làm hấp dẫn đối với nhiều bạn trẻ, những con tàu du lịch cao cấp được xem như một khách sạn nổi vì ngoài mục đích du lịch còn có thêm dịch vụ ăn uống. Những con tàu hạng sang thường có số lượng khách đông và nhu cầu tuyển dụng nhiều vị trí bếp là điều tất yếu, đây là cơ hội lớn cho các ứng viên ngành bếp lành nghề và giỏi ngoại ngữ.
Thu nhập cao với nhiều vị trí làm việc tại quán ăn
Ứng tuyển việc làm tại doanh nghiệp thuộc lĩnh vực ẩm thực
Nắm bắt cơ hội để ứng tuyển việc làm trong môi trường này, các Đầu Bếp trẻ cần đáp ứng được yêu cầu cao về kỹ thuật và kỹ năng nghề chuyên nghiệp. Tại đây, ngoài các khâu sản xuất, còn rất nhiều vị trí như: làm việc tại các phòng nghiên cứu, ứng dụng sản phẩm, nghiên cứu món ăn và tìm ra hương vị ẩm thực mới,…
Trở thành Chuyên gia trong lĩnh vực ẩm thực (Ảnh: Internet)
Tự kinh doanh
Nếu bạn yêu thích công việc nấu ăn và mong muốn tự mở quán kinh doanh, sau khi hoàn thành các khóa học chuyên nghiệp bạn có thể lên kế hoạch và thực hiện ước mơ của mình. Khởi nghiệp với nghề nấu ăn là lựa chọn lý tưởng cho rất nhiều bạn trẻ.
☆ ☆ ☆ ☆ ☆
Scores: 4.2 (12 votes)
Thank for your voting!
Cùng Đầu Bếp Âu Làm Món Cơm Chiên Paella Của Tây Ban Nha Trong 5 Phút
Cơm chiên có thể nói là không còn xa lạ gì với những người đầu bếp âu hay là á. Tuy nhiên thì làm theo phong cách của Tây Ban Nha lại mang đến những hương vị khác lạ cho người ăn. Bếp 36 hướng dẫn bạn cách làm món cơm chiên này chỉ trong 5 phút là bạn đã có được một món ăn hấp dẫn thực khách của mình rồi.
Không người dân Tây Ban Nha nào thắc mắc paella xuất hiện từ đâu khi nào, bởi đơn giản món cơm trộn này đã gắn bó mật thiết với đời sống của cư dân xứ bò tót. Không chỉ ở Tây Ban Nha, mà ở những đất nước cùng chia sẻ hệ ngôn ngữ tương tự, paella cũng trở thành món ăn quen thuộc hàng ngày. Dù vậy, người ta vẫn tin rằng loại paella lâu đời và “nguyên bản” nhất có xuất xứ từ khu hồ Albufera, thuộc vùng Valencian vào khoảng thế kỉ thứ 15. Valencian paella cũng là tên gọi của công thức truyền thống cho món paella, khá khác biệt với các biến thể sau này.
Nguyên liệu
50 kg gạo
20 l dầu ô liu chiết xuất
45 kg thịt gà
15 kg thịt lợn cắt miếng
1 kg ớt bột paprika
1kg nghệ tây
8 kg cà chua nghiền
20 kg đậu xanh cắt khúc 2,5cm
1kg hạt đậu Hà Lan
1kg ớt đỏ ngọt, thái mỏng
15 kg con trai
6 kg tôm to
15 lít chất lỏng để nấu cơm: có thể dùng nước luộc gà + với nước luộc con trai.
Muối
Cách làm món cơm chiên paella của Tây Ban Nha với đầu bếp âu
Luộc trai. Ngay khi trai mở miệng, vớt trai ra để một bên. Nước trai giữ lại để nấu cơm. Lọc phần nước trong rồi để sang một bên.
Cho dầu ô liu vào chảo rồi đun nóng với ngọn lửa trung bình. Rắc một vài hạt muối vào chảo giúp cho dầu ăn không bị bắn ra ngoài. Cho tôm vào xào trong vài phút sau đó vớt ra, để sang một bên.
Tiếp tục cho thịt gà, thịt lợn vào rán. Thêm ớt ngọt vào đảo trong 2 – 3 phút. Cho gà, ớt ra đĩa.
Nhanh tay cho đậu Hà Lan và đậu xanh xắt khúc vào chảo rồi xào chúng trong vài phút. Thêm cà chua vào giữa chảo rồi chiên trong 2 phút. Thêm bột ớt vào trộn đều. Sau 1 phút, cho phần thịt đã được xào qua vào, đảo đều tất cả.
Thêm 1,5 lít nước cùng nghệ tây và một chút muối. Trộn đều và đun trong vòng 18 phút. Nếu cảm thấy cần thiết bạn có thể cho thêm chút nước.
Cho gạo vào. Nấu cơm thập cẩm trong vòng 6 phút với ngọn lửa lớn. Cho trai, tôm, ớt lên trên về mặt và để lửa ở mức nhỏ nhất. Đun như vậy thêm khoảng 13 phút cho đến khi gạo được nấu chín.
Khi nấu chín, tắt bếp, để cơm chiên như vậy trong chảo khoảng 5 phút rồi mới thưởng thức. Thông thường, nhiều người thích ăn món này khi vẫn còn được để nguyên trong chảo và đặt chảo luôn lên trên bàn ăn.
Paella là một hỗn hợp cơm với đủ thứ nguyên liệu bên trong. Chính sự kết hợp này cũng đã phản ánh xuất xứ giản dị của món ăn: Người lao động Tây Ban Nha xưa đã nghĩ ra cách tiết kiệm các nguyên liệu thừa trong bếp là cho tất cả vào một chiếc chảo lớn và rang thơm lên. Dần dà, paella không còn là một công thức “hổ lốn” và chắp ghép mà được nhìn nhận như một “bảo tàng sống” về văn hóa ẩm thực Tây Ban Nha. Thông qua thành phần, mùi vị và màu sắc của paella, chúng ta có thể thấu hiểu những đặc trưng ẩm thực từ chính những bữa ăn hàng ngày của người dân xứ bò tót.
Học Nghề Đầu Bếp Bao Lâu Thì Có Thể Xin Được Việc?
Du lịch Việt Nam phát triển mạnh mẽ tạo điều kiện thuận lợi cho ngành Dịch vụ – Nhà hàng – Khách sạn (Hospitality) bùng nổ, thu hút sự quan tâm của nhiều người đặc biệt là giới trẻ. Một trong những nghề thuộc ngành Hospitality đang trở thành xu hướng chọn nghề nghiệp hiện nay là: Nghề Đầu bếp! Vậy học nghề Đầu bếp bao lâu thì có thể xin được việc?
Tương lai của nghề Đầu bếp như thế nào?
Khi tìm hiểu một nghề nghiệp cho bản thân, điều chúng ta quan tâm nhất chính là cơ hội phát triển ở hiện tại và tương lai. Ở Việt Nam, khi Du lịch nhận được sự đầu tư lớn, các nhà hàng, khách sạn mọc lên ngày càng nhiều. Không chỉ gia tăng về mặt số lượng, chất lượng phục vụ và dịch vụ cũngđược nâng cao! Và để giữ chân khách du lịch, không gì tốt hơn là những món ăn ngon và độc đáo với hương vị khó quên!
Chính vì vậy, nhu cầu tuyển dụng các vị trí trong nghề bếp: phụ bếp, bếp chính, bếp trưởng… tăng vọt! Học nghề Đầu bếp, bạn có thể ứng tuyển vào các vị trí khác nhau với mức lương hấp dẫn! Đối với người mới vào nghề, bắt đầu từ vị trí phụ bếp với mức lương từ 5-6 triệu/tháng. Khi có kinh nghiệm và chứng tỏ được tay nghề, cơ hội thăng tiến lên các vị trí cao hơn sẽ đến. Vị trí bếp trưởng thu nhập có thể lên tới vài nghìn USD. Bên cạnh công việc chính, người làm bếp hoàn toàn có thể làm giáo viên dạy nấu ăn từ các khóa cơ bản tới cáckhóa truyền nghề, mở quán. Không ngừng học hỏi, rèn luyện tay nghề là chìa khóa đưa bạn tới thành công trong nghề bếp.
Học nghề Đầu bếp bao lâu thì xin được việc?
Không khó để tìm thấy các cơ sở đào tạo nghề đầu bếp, từ các trung tâm dạy nấu ăn cho tới các trường Trung cấp, bạn đều có thể đăng ký học. Vậy 2 cơ sở đào tạo này khác nhau ở đâu?
Các trung tâm dạy nấu ăn cung cấp phần lớn là các khóa học nấu ăn ngắn hạn. Đây là các khóa học theo nhu cầu thực tế thường ngày như: học nấu ăn gia đình, học lẩu nướng mở quán, học nấu chè, học nấu ăn dành cho trẻ em, học nấu phở bò … Thời gian học mỗi khóa trong khoảng từ 3 ngày cho tới 1 tháng. Các lớp học truyền nghề có thể học 1 thầy 1 trò riêng. Bên cạnh các khóa ngắn hạn, một số trung tâm cũng có khóa học dài như học đầu bếp chuyên nghiệp. Vì vậy, nếu bạn muốn học nấu ăn để biết thêm, để nâng cao tay nghề hay chỉ muốn học riêng một vài món thì các khóa học ngắn hạn là sự lựa chọn hoàn hảo!
Đối với các trường Trung cấp, chương trình học hướng tới mục tiêu đào tạo đầu bếp gồm có nhiều học phần khác nhau. Các môn học gồm có phần lý thuyết như: dinh dưỡng và vệ sinh an toàn thực phẩm, nghiệp vụ phục vụ nhàhàng, xây dựng thực đơn… Và phần thực hành từ kỹ năng cơ bản đến nâng cao như: kỹ năng cắt tỉa, chế biến món Á, chế biến món Âu, chế biến bánh và món tráng miệng… Và quan trọng nhất là sau khi Tốt nghiệp sẽ được cấp bằng Trung cấp Chính quy.
Như vậy, nếu bạn muốn học nghề đầu bếp bài bản và kỹ lưỡng về kiến thức, kỹ năng và nghiệp vụ thì học tại các trường Trung cấp Nấu ăn là sự lựa chọn rất tốt. Khi Tốt nghiệp bạn còn được cấp thêm bằng Trung cấp. Còn nếu bạn chỉ muốn học đề nâng cao tay nghề hay học để kinh doanh thì các khóa học theo yêu cầu ngắn hạn tại các trung tâm đào tạo nấu ăn lại là lựa chọn tốt hơn!
Học nghề Đầu bếp có tốn kém không?
Học phí là điều mà bất kỳ ai khi tham khảo các khóa học nấu ăn cũng băn khoăn. Học phí tùy thuộc theo nội dung của từng khóa học. Các khóa học cơ bản như nấu ăn gia đình hay khóa học chứng chỉ thường từ 2 triệu rưỡi đến3 triệu 1 khóa. Các khóa học nấu ăn kinh doanh mở quán hay khóa học nấu ăn chuyên nghiệp dao động từ 6-7 triệu hoặc nhiều hơn. Còn khóa trung cấp có học phí từ 3 đến 3 triệu rưỡi một kỳ học.
Thoạt nhìn có vẻ cao, nhưng thực tế đây là mức học phí khá hợp lý. Với số tiền đầu tư như vậy, bạn có trong tay kiến thức và kỹ năng của một trong những nghề có tương lai và thu nhập cao nhất hiện nay! Hãy xét tới vị trí phụ bếp – vị trí khởi đầu cho người mới vào nghề – thì cũng chỉ 1-2 tháng là bạnđã hoàn lại số tiền học. Còn đối với người học kinh doanh thì đây không phải là số tiền lớn nếu so sánh với lợi nhuận khi mở quán hay mở nhà hàng.
Cập nhật thông tin chi tiết về Công Việc Của Đầu Bếp Trong Khách Sạn 5 Sao trên website Raffles-hanoi.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!