Xu Hướng 3/2023 # Cùng Cet Học Cách Nấu Cháo Lòng Heo Thơm Ngon, Nóng Hổi Như Ngoài Quán # Top 11 View | Raffles-hanoi.edu.vn

Xu Hướng 3/2023 # Cùng Cet Học Cách Nấu Cháo Lòng Heo Thơm Ngon, Nóng Hổi Như Ngoài Quán # Top 11 View

Bạn đang xem bài viết Cùng Cet Học Cách Nấu Cháo Lòng Heo Thơm Ngon, Nóng Hổi Như Ngoài Quán được cập nhật mới nhất trên website Raffles-hanoi.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Trong bài viết nay, mời các bạn cùng chúng tôi tìm hiểu cách nấu cháo lòng heo ngon – món cháo dân dã quen thuộc với nhiều người Việt Nam. Dù là bữa điểm tâm hay bữa ăn lót dạ về chiều, cháo lòng heo nóng hổi cũng khiến người thưởng thức phải xuýt xoa vì hương vị thơm ngon của nó. Hai cách nấu cháo lòng heo kiểu miền Bắc và miền Tây sau đây sẽ giúp bạn “biến tấu” món ăn quen thuộc với nhiều kiểu khác nhau.

Cách nấu cháo lòng miền Bắc

1/3 bát gạo nếp

1/3 bát gạo tẻ

500gr xương heo

1 chiếc lưỡi heo

100gr gan lợn

200gr tiết heo

Tim, lòng non, dạ dày

Hành lá, hành khô, gừng, rau mùi tàu, rau mùi, giá đỗ, ớt

Nước mắm, muối tiêu, giấm

Nguyên liệu cháo lòng miền Bắc

Cách nấu cháo lòng ngon tuyệt

Bước 1: Sơ chế nguyên liệu

– Xương heo, lưỡi heo rửa sạch với nước. Chặt xương thành miếng vừa ăn rồi cho vào chần sơ qua cùng nước giấm pha loãng, đổ nước và rửa lại cho hết mùi hôi. Cho xương vào nồi ninh cùng hành tím nướng. Trong quá trình đun vớt bỏ bọt nổi lên nếu có. Lưỡi heo xát muối, cạo sạch phần trắng rồi cho vào nồi luộc cùng xương.

– Tiết lợn chia 2 phần, 1 phần pha thêm nước lọc, mì chính và nước mắm vào, khuấy đều rồi để đông. Phần còn lại để dành nấu cháo.

– Tim, gan, lòng non, dạ dày rửa sạch sau đó đem luộc chín hoặc đem chiên tùy theo sở thích. Khi chín thì đem thái mỏng, bày ra đĩa riêng.

Bước 2: Cách nấu cháo lòng ngon

– Gạo nếp vo sạch, ngâm nước khoảng 1 giờ cho mềm rồi vớt ra để ráo. Giã nhỏ gạo rồi cho vào nước luộc xương nấu thành cháo, khi đã thành cháo thì cho phần tiết heo còn lại vào đánh tan cùng gừng băm nhỏ. Đây là bí quyết nấu cháo lòng ngon giúp hạt cháo nhanh nhừ, cháo sánh mịn mà không bị lợn cợn, khó ăn.

– Gạo vo sạch, đem ngâm trong 1h rồi vớt ra để ráo giã nhỏ rồi cho vào nước luộc xương nấu thành cháo, khi đã thành cháo thì bỏ tiết lợn vào đánh tan cùng gừng băm nhỏ. Cách nấu cháo lòng như vậy giúp hạt cháo nhanh nhừ, sánh mịn mà không bị lợn cợn khó ăn.

Bước 3: Nêm gia vị

– Khi cháo chín mềm, gạo nở đều và mịn, bạn nêm thêm gia vị mắm muối cho vừa ăn. Phần tiết để đông đem cắt thành miếng nhỏ vuông rồi thả vào nồi cháo, nấu thêm khoảng 15 phút cho tiết chín là có thể tắt bếp.

Bước 4: Trình bày và thưởng thức

– Múc cháo ra tô, rắc hành lá thái nhỏ, hạt tiêu ăn kèm với rau mùi, húng, giá đỗ và phần lòng bày ở đĩa. Nếu bạn thích ăn nóng thì lòng heo sau khi thái xong đổ vào nồi cháo đang đun và nấu cho đến khi sôi là đạt yêu cầu.

Cách nấu cháo lòng miền Tây

250gr gạo tẻ, 50gr gạo nếp

100gr mỡ cơm xôi

200gr gan heo, 80gr phổi heo

250gr lòng già, 250gr lòng non

150gr dạ dày, 50gr tim heo

150gr tiết heo

Tiêu hạt, nước mắm, mì chính, phèn chua

Ăn kèm: Rau mùi, hành hoa, rau răm, rau húng, lá xương xông

Nguyên liệu cháo lòng miền Tây

Cách nấu cháo lòng heo miền Tây ngon

Bước 1: Sơ chế và luộc nội tạng heo

– Ngâm lòng non và dạ dày heo vào nước phèn chua để khử mùi, sau đó rửa sạch lại với nước và cho vào nồi nước sôi luộc chín, rồi vớt ra ngâm vào tô nước lạnh để lòng và dạ dày không bị thâm đen.

– Phổi, tim, gan sơ chế tương tự như trên và cũng bỏ vào nồi luộc chín, vớt ra để nguội.

– Làm sạch lòng gà bằng cách cạo thật sạch, lộn trái lòng gà lại và bóp muối nhiều lần để tẩy sạch mùi hôi. Rửa sạch lại với nước, để ráo.

Bước 2: Cách làm dồi heo cực ngon

Dồi heo và bộ lòng heo cần được sơ chế thật sạch trước khi chế biến. (Ảnh: Internet)

– Băm lẫn các nguyên liệu sau với nhau: rau thơm, húng, xương xông, hành hoa, tiết heo và mỡ cơm xôi. Sau đó cho tất cả vào bát, trộn đều với nước mắm và hạt tiêu. Tiếp theo, nhồi hỗn hợp này vào lòng già đã làm sạch, dùng chỉ buộc chặt hai đầu và bỏ vào nồi nước luộc lòng luộc chín. Để biết lòng chín tới đâu, bạn dùng que tăm nhọn chọc vào để kiểm tra. Nếu thấy nước đỏ chảy ra nghĩa là còn đỏ và chưa chín, ngược lại là đã chín rồi.

Bước 3: Nấu cháo

– Trộn gạo tẻ với gạo nếp với nhau rồi đem vo sạch, để ráo nước. Cho vào cối giã dập với một ít nước lạnh. Dùng vá khuấy đều rồi đổ từ từ vào nồi nước luộc lòng để nấu thành cháo. Khi nước sôi lại thì vặn nhỏ lửa rồi nấu liu riu trong khoảng 1 giờ, nêm nếm lại gia vị cho vừa ăn là hoàn thành.

Bước 4: Trình bày và thưởng thức

– Rau răm, rau mùi, hành hoa rửa sạch và thái nhỏ xếp vào tô, múc cháo lòng đang nóng vào. Lòng non, tim, gan, dạ dày thái mỏng xếp vào đĩa để bên cạnh. Khi ăn cháo lòng có thể dùng kèm các loại rau thơm và rắc thêm ít hạt tiêu lên trên.

4 Món Cháo Ngon Dễ Làm Nóng Hổi Thơm Ngon Cho Bữa Sáng

– Thủ heo: 1 cái (đã được làm sạch)

– Bột gạo: 100 g

– Quẩy: 5-10 cái

– Trứng cút: 10-15 quả

– Mộc nhĩ: 3-4 cái

– Bột nêm, mắm ngon

– Dầu ăn, hành khô.

Cách làm:

Thủ lợn sau khi làm sạch, rửa bằng muối hạt để loại bỏ mùi hôi. Cho vào nồi hầm mềm, chắt phần nước dùng để riêng, gỡ lấy phần thịt rồi băm nhỏ. (Phần thịt ở thủ lợn vừa mềm, vừa có nhiều sụn bạn nên băm nhỏ để tạo độ giòn sần sật khi ăn).

Mộc nhĩ ngâm nở, cắt bỏ chân, rửa sạch băm nhỏ.

Lược nước xương qua rây để loại bỏ vụn xương. Đổ nước xương từ từ vào chung với bột gạo, khuấy đều đến khi bột không còn vón cục.

Sau đó đổ bột vào nồi nước dùng xương và khuấy đều cho tan hết bột. (Lưu ý không đổ bột vào nồi nước dùng khi nước xương quá nóng vì như vậy bột sẽ bị vón cục).

Phi thơm hành băm với chút dầu ăn cho phần thịt vào xào cùng với mộc nhĩ băm nhỏ. Nêm nếm cho vừa miệng. Rồi cho thịt ra bát để riêng.

Đặt nồi nước dùng xương lên bếp khuấy đều tay đến khi bột nặng tay và trong thì cho phần thịt vừa xào vào đảo đều.

Múc cháo thịt heo ra bát, rắc thêm ít hành khô phi giòn cùng vài miếng quẩy nóng, trứng cút và ít hành răm thái nhỏ cùng ít hạt tiêu là bạn đã hoàn thành món cháo thịt heo nóng hổi rồi.

– Cá quả: 700g

– Gạo tẻ ngon: 1 bát ăn cơm

– Hành hoa, rau răm, thì là

– Gia vị: mắm, bột ngọt, tiêu, ớt.

Cá quả làm sạch, rửa thêm chút rượu cho hết mùi tanh, ướp cùng chút gia vị cho cá ngấm.

Cho cá vào nồi, thêm nhánh gừng đập dập rồi đặt lên bếp luộc cho cá chín.

Khi cá chín, để nguội bớt rồi gỡ hết phần thịt cá để riêng, nhớ gỡ kỹ để tránh xương dăm trong cá. Phần nước luộc cá để lại nấu cháo, phần xương cá có thể xay nhuyễn rồi lọc qua rây để lấy thêm nước nấu cháo.

Gạo vo sạch, đổ vào nồi nước cá, đặt lên bếp đun sôi, khi nước sôi vặn nhỏ bếp để gạo nở, mềm. Trong quá trình nấu cháo, nếu nước cạn mà cháo vẫn chưa đạt độ sánh, mịn thì tra thêm nước vào nồi.

Hành hoa, rau răm, thì là thái nhỏ.

Hành củ thái lát phi thơm, vàng cùng dầu ăn rồi cho ra giấy thấm dầu.

Phi thơm hành, gừng với chút dầu ăn, cho phần thịt cá vào xào đều, có thể thêm chút gia vị nếu muốn.

Khi cháo mềm, nêm nếm lại gia vị cho vừa, cho 1 phần thịt cá đã xào vào nồi, sau đó bắc nồi cháo xuống. Cho cháo vào bát, thêm cá, hành hoa, thì là, tiêu, hành phi lên trên rồi mời mọi người thưởng thức.

– Gạo: 1/2 bát gạo tẻ và 1 nắm gạo nếp

– 1 bó lá dứa

– 4-5 quả trứng vịt muối

– Muối

Gạo tẻ và gạo nếp đem vo sạch, cho vào nồi cùng nước, xíu muối nấu nhừ, thêm 2-3 lá dứa cắt khúc vào nấu cùng để tạo mùi thơm cho món cháo. Để cháo nhanh nhừ ban đầu bạn nên cho nước vừa phải, nhiều hơn khi nấu cơm một chút. Khi cháo sôi, sền sệt, bạn thêm nước lạnh vào và tiếp tục đun nhỏ lửa.

Thực hiện như vậy khoảng 2-3 lần, việc thay đổi nhiệt độ đột ngột sẽ giúp cháo của bạn nhanh nhừ hơn.

Lá dứa rửa sạch, cắt khúc, thêm xíu nước vào cùng và xay nhỏ, lọc lấy nước cốt.

Trứng vịt muối rửa sạch, luộc chín, bóc vỏ, bổ đôi.

Cháo chín, múc ra bát ăn cùng trứng vịt muối là được. Thường các quán cháo ở Sài Gòn ngoài trứng vịt muối còn ăn cháo kèm với một số loại khác như trứng bác thảo, dưa mắm, cá kho,…

– Gạo tẻ ngon

– Tôm lột vỏ: 150-200g

– Nấm kim châm (hoặc nấm rơm, nấm tuyết) tùy thích: 200 g; hành khô: 1 củ

– Bột nghệ: 1 thìa cà phê; hành, răm, rau mùi: 1 ít

– Gia vị, nước mắm ngon, bột nêm, mì chính, dầu ăn

Gạo tẻ vo sạch, ngâm trong nước khoảng 45-60 phút. Gạo sau khi ngâm vớt ra để ráo cho vào nồi áp suất ninh nhỏ lửa cho gạo nở chín mềm.

Tôm bóc vỏ rửa sạch, dùng cối giã dối.

Phi thơm hành khô với dầu ăn, cho tôm vào xào, thêm thìa mắm ngon, 1 thìa bột nghệ rồi đảo đều. Thấy thịt tôm săn lại tắt bếp chút tôm xào ra bát con.

Nấm kim châm cắt bỏ chân nấm, cắt làm 2 hoặc 3 rồi cho ngâm nước rửa sạch, vớt ra rổ để ráo.

Khi thấy hạt cháo nở đều, mềm xúc ra nồi nhỏ, đun khoảng 4-5 phút, nêm nếm gia vị vừa miệng rồi cho tôm vào khuấy đều.

Khi gần ăn thì tiếp tục cho nấm vào khuấy đều lần nữa.

Hành, răm, mùi rửa sạch thái nhỏ, nêm chút mì chính. Tắt bếp múc cháo ra bát tô dùng nóng.

Món cháo tôm nấm thơm ngon ấn tượng đã hoàn thành.

Theo Minh Hằng (Tổng hợp) (Khám phá) Nguồn: eva

Cách Nấu Chè Nha Đam Đậu Xanh Ngon Mát Ngày Hè

Cách nấu chè nha đam trong những ngày hè oi bức đang là sự quan tâm hàng đầu của các chị em nội trợ khi muốn đem lại cho gia đình một món ăn thanh mát, bổ dưỡng.

Cách nấu chè nha đam hiện nay chúng ta có thể kết hợp nấu kèm theo các loại hạt như hạt sen, đậu xanh, đậu đen hay thậm chí là với đường phèn cũng có thể cho ta một nồi chè nha đam thơm ngon, thanh mát trong những ngày hè nắng nóng. Không những là món giải khát mà chè nha đam còn có tác dụng chăm sóc sức khỏe và làm đẹp rất hiệu quả. Bài viết này sẽ giới thiệu cho bạn cách nấu chè nha đam đậu xanh ngon mát.

Nha đam: 0,5kg

Đậu xanh bóc vỏ: 200 – 250gram

Đường kính: 400gram có thể thêm bớt tùy khẩu vị

Bột năng: 100gram

½ quả chanh

Dầu chuối hoặc vani

Cách nấu chè nha đam đậu xanh giòn, mát mà không sợ bị đắng:

Bước 1:

Nha đam đem rửa sạch, gọt bỏ phần vỏ xanh chỉ lấy phần thịt trắng bên trong. Xắt nhỏ hình hạt lựu rồi ngầm nha đam vào 1 bát nước có vắt ½ quả chanh và 1 thìa cà phê đường trong 30 phút. Sau đó bóp cho hết nhớt rồi rửa với nước sạch, để ráo nước.

Đậu xanh đã bóc vỏ đem ngâm trong nước lạnh khoảng 2 giờ sau đó rửa sạch với nước.

Bước 2:

Đem bỏ đậu xanh vào nồi nước, đun cho đến khi đậu xanh chín nhừ thì thêm đường vừa đủ theo khẩu vị. Trong quá trình đun các bạn nên vớt bỏ bọt nước nhé.

Hòa bột năng với 1 chút nước cho vào nồi đậu xanh và khuấy đều để tránh bị vón cục. Sau đó cho nha đam vào nồi, đợi sôi thì tắt bếp.

Một nồi chè nha đam ngon tuyệt đã hoàn thành, lúc này bạn chỉ cần múc chè nha đam đậu xanh ra từng bát, để nguội và cho thêm ít dầu chuối hoặc vani kèm theo chút đá nếu thích ăn lạnh và thưởng thức.

Cách nấu chè nha đam thật đơn giản phải không ạ? Qua bài viết này hi vọng các bạn đã có thể tự mình nấu cho gia đình những bát chè nha đam ngon, thanh mát và đầy bổ dưỡng trong những ngày nắng nóng ngay tại nhà.

Lẩu Cá Khoai Ngon Nóng Hổi Cực Phẩm

Thực ra mỗi loại cá đều có thể nấu lẩu được nhưng quả thực mà để món lẩu cá ấy đạt đến độ ngn, hoàn mĩ, ăn rồi muốn ăn mãi thì quả thực cũng chỉ có một vài loại cá. Mà vừa hay cá khoai rẻ rẻ lại nằm trong số này.

Khi những cơn gió lành lạnh kéo về, được quây quần cùng người thân bạn bè nhâm nhi chén rượu, sì sụp chút nước lẩu nóng hổi quả là mỹ vị nhân gian.

Tưởng lẩu cá khoai khó nấu thế nào nhưng ai ngờ cách nấu cũng không khác các món lẩu cá khác là bao nên vạn hoàn toàn có thể dùng món ăn này để chiêu đãi cả nhà nữa đấy.

1. Cách nấu lẩu cá khoai thơm ngon đơn giản tại nhà

Cà chua chín 200g

Hải sản tươi sống: ngao, tôm, hàu, mực, hoặc bất cứ loại hải sản nào bạn yêu thích

Cá khoai 800-1500g tùy số người ăn

Hành lá và thì là mỗi loại 1 nắm to

Xương lợn để nấu nước dùng 400g

Vài củ hành tím vài trái me chín hoặc me ngâm

Rau tươi ăn lẩu ví dụ như rau cải, rau cần, xà lách… nhìn chung bạn có thể thêm bớt theo khẩu vị là được.

Gia vị nấu ăn thông thường gồm nước mắm, hạt tiêu, hạt nêm, dầu ăn, bột canh, ớt sừng chín….

Bất cứ món lẩu nào cũng thế, đều không thể thiếu nước xương hầm được. Đây là hồn cốt tạo nên món lẩu ngon đúng nghĩa. Thông thường người ta sẽ dùng một trong ba loại xương sau để nấu nước dùng lẩu. Đó là xương ống hoặc xương đuôi của lợn hoặc bò, và xương ức gà. Cả 3 loại xương này có đặc điểm chung là khi hầm lên nước rất ngọt.

Nhưng đối với món lẩu cá khoai này mình khuyên các bạn nên dùng xương lợn để nấu hơn. Vì nó ngọt mà không át đi mùi vị riêng của cá.

Tốt nhất bạn nên mua buổi sáng ở lò mổ để đảm bảo chọn được xương tươi ngon nhất.

Không nên dùng xương đông lạnh. Cho dù bạn có mua trong siêu thị đảm bảo chất lượng thì khi nấu lên vị ngọt của nước cũng khác rồi. Càng không được dùng xương không có nguồn gốc rõ ràng nấu ăn.

Sau khi chọn xương xong thì tiến hành chọn nguyên liệu chính cho nồi lẩu là cá khoai. Có thể nói món lẩu này có thành công hay không phụ thuộc hoàn toàn vào khâu chọn cá này.

Cá khoai nhất định phải chọn con còn tươi sống, khỏe mạnh, không lờ đờ, yếu ớt. Dọc theo thân cá khoai mà có ánh lên tia màu hồng thì càng tốt. Đó là những con rất ngon đấy!

Cách nấu lẩu cá chép giòn

Khi đã chuẩn bị đầy đủ nguyên liệu rồi thì chúng ta cùng bắt tay vào việc nấu lẩu cá khoai ngay thôi nào. Các bước được thực hiện lần lượt như sau.

Bước 1: Làm sạch các nguyên liệu trước khi chế biến lẩu cá khoai

Xương ống rửa nhiều lần với nước cho sạch chất bẩn rồi đem chặt thành từng khúc vừa ăn. Cho xương đã chặt vào nồi rồi thêm vài hạt muối rồi đặt nồi lên bếp đun sôi qua. Bước này để xương tiết ra chất bẩn từ bên trong. Khi nồi nước sôi swx gạn bỏ ohaafn nước, phần xương rửa lại cho sạch với nước. Mục đích của việc này là giúp rửa sạch hoàn toàn chất bẩn hay mùi hôi còn bám ở xương.

Rửa xong đợi ráo nước thì cho vào nồi, thêm nước sạch và đun to lửa đến khi nồi nước sôi lên liêgn để lửa liu riu để ninh xương.

Theo kinh nghiệm của nhiều người khi hầm xương nhất định không được thêm muối vì làm nước xương mất đi độ ngọt tự nhiên.

Nhiều chị em còn có cách làm nước xương trong và thơm hơn bằng cách thái hành củ vào để ninh cùng. Muốn hành không nát thì bổ múi cau là đẹp nhất, hoặc nướng hàng lên rồi cho cả củ vào ninh cùng cũng được.

Ninh xương với lửa nhỏ chừng 1 tiếng là xương đã tiết hết chất ngọt cũng như nhừ rồi. Nhưng thông thường nếu lấy nước dùng người ta hầm thêm 1-2 tiesn nữa cho nước ngọt hơn. Còn muốn ăn xương và cho xương mềm sẽ ninh tầm 4-5 tiếng.

Bước 2: Sơ chế cá khoai đúng cách để nấu lẩu cho chuẩn vị

Cá khoai là cá da trơn nên khi chế biến muốn thịt cá săn chắc, không bị nát vữa thì người ta hay ngâm vào nước muối loãng chừng 15-20p. Sau đó mới tiến hành sơ chế tiếp theo.

Sơ chế rau tươi nhúng lẩu

Rau nhúng lẩu kỳ thực cũng không có quá nhiều loại đâu nên bạn cứ chọn theo sở thích là được. Mỗi người một loại khác nhau, nhiều loại cho món lẩu được ngon hơn. Theo mình thấy khi ăn lẩu người miền Bắc rất hay dùng rau cần, cải cúc hay các loại cải khác, còn người miền Nam có vẻ ưa chuộng rau cải mầm hoặc các loại rau mầm hơn.

Dù là rau nào cũng cần làm sạch lá già, úa hay các lá hỏng rồi đem rửa với nước nhiều lần cho hết đất cát. Sau đó ngâm vào chậu nước muối loãng chừng 20p cho sạch hoàn toàn rồi vớt ra để thật ráo. Bày ra đĩa để chuẩn bị ăn lẩu.

Các loại rau thơm cũng cần được làm sạch

Cà chua chọn quả chín tới không dập thối, rửa sạch, bỏ cuống rồi thái múi cau cho đẹp mắt. Hành tím bóc vỏ, đập dập băm nhuyễn. Hành tươi nhặt bỏ gốc, lá úa, lá dập, rửa sạch rồi thái khúc cỡ 3-4cm.

Nếu bạn dùng quả me chín thì cạo vỏ, rửa sạch rồi cho vào bát nước nóng ngâm 150. Dùng thìa dầm nhuyễn me ra để lấy được thịt me và nước cốt. Lọc qua rây để loại bỏ xơ và hạt còn sót lại.

Sơ chế hải sản để ăn cùng lẩu cá khoai

Nếu dùng tôm và mực thì làm sạch đầu tôm, túi mực rồi dùng rượu trắng rửa lại cho bớt mùi thanh rồi bày ra đĩa, mực thì thái miếng vừa ăn cho dễ dùng. Còn các loại hải sản khác như ngao, sò, thì ngâm nước gạo cho sạch đất cát rồi cũng dùng rượu trắng rửa lại và bày ra đĩa.

Khi đã chuẩn bị đầy đủ các nguyên liệu rồi thì bắt tay vào nấu lẩu cá khoai thôi nào.

Đầu tiên bạn chuẩn bị một chiếc nồi to rồi thêm dầu ăn vào và đặt lên bếp đun sôi. Khi dầu sôi thì thả hành tím đã băm nhuyễn vào phi thơm vàng lên mới cho cà chua vào xào chín.

Bạn có thể dầm nhuyễn cà chua ra để nước lẩu có màu đẹp hơn, còn để nguyên miếng thì nhìn đẹp hơn. Việc này tùy sở thích của bạn.

Khi cà chua đã chín thì thêm chút gia vị như nước mắm, hạt nêm vào cho cà chua ngấm gia vị. Đảo thêm chừng 1 phút thì cho nước ninh xương vào nấu cùng. Nêm nếm gia vị gồm nước mắm, hạt nêm, nước cốt me, ớt cho vừa miệng rồi đun sôi. Sôi lại lần nữa liền tắt bếp.

Bước 5: Thưởng thức thành quả lẩu cá khoai cùng gia đình

Khi các thành viên đã đầy đủ rồi thì cũng là lúc chúng ta cùng thưởng thức món lẩu cá khoai thôi nào.

Đặt nồi lẩu đã đun sôi vào giữa rồi bật bếp cho sôi trở lại. Xung quanh nồi lẩu bày hải sản, cá khoai cùng các loại rau dùng lẩu đã làm sạch. Khi nước lẩu sôi thì thả hành lá cũng như thì là vào cho nước dùng thơm. Sau đó tùy ở thích mỗi người mà nhúng rau nào để ăn.

2. Những điều cần lưu ý khi sử dụng cá khoai chế biến món ăn

Cá khoai khi nấu lẩu nhìn chung không phải loại rau nào cũng ăn được, một là làm mất vị lẩu hai là có thể gây dị ứng. Chính vì thế khi ăn lẩu cá khoai người ta thường chọn các loại rau thông dụng như cải xông, cải thìa, cải cúc hay rau cần để làm rau nhúng.

Các loại rau này cũng có thể thay đổi tùy theo khẩu vị và đặc trưng rau của từng vùng, nhưng nhìn chung rau nhúng lẩu các loại này để thanh mát và tốt cho dạ dày, lại không làm mất đi hương vị vốn có của cá khoai.

Khi ăn lẩu người ta hạn chế dùng các loại có khả năng gây dị ứng như dọc mùng, hoa bí hay nấm kim châm. Nhưng nếu cơ địa bạn tốt thì thêm những món này vào thì lẩu cá khoai càng ngon hơn đấy!

Rau xanh hiện tại rất dễ bị phun thuốc trừ sâu hay thuốc kích thích để đảm bảo có ngoại hình xanh tươi bắt mắt. Nhưng nếu nhìn bằng mắt thường rất khó phân biệt với các loại rau sạch khác. Do đó để đảm bảo an toàn bạn nên chọn mua rau ở nơi uy tín biết được nguồn gốc của rau là tốt nhất.

Theo nghiên cứu các khoai có nhiều khoáng chất hay các vitamin, đạm, protein cùng các dưỡng chất tốt cho cơ thể khác và chất béo. Chính vì thế các chuyên gia dinh dưỡng khuyên mẹ bầu nên dùng cá khoai trong thai kỳ. Ngoài việc bổ sung dưỡng chất cho cơ thể thì nó còn ngăn chặn và cải thiện một vài tình trạng trong thai kỳ như tiểu đường, đau đầu, chóng mặt, cao huyết áp tốt.

Nếu muốn dùng cá khoai cho và bầu thì cần đảm bảo mua tại nơi uy tín, cá được đánh bắt hoặc nuôi trồng ở nơi sạch sẽ, không bị ô nhiễm. Khi nấu ăn cần được nấu chín hoàn toàn, tuyệt đối không được ăn sống. Mỗi tuần cũng chỉ nên ăn khoảng 350g các loại cá biển, kể cả cá khoai, ăn nhiều không tốt cho sức khỏe. Một vài loại hải sản nước ngọt bà bầu cũng có thể cân nhắc để sử dụng như ốc, tôm để bổ sung dưỡng chất cho mẹ và bé.

3. Kết luận

Cập nhật thông tin chi tiết về Cùng Cet Học Cách Nấu Cháo Lòng Heo Thơm Ngon, Nóng Hổi Như Ngoài Quán trên website Raffles-hanoi.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!