Xu Hướng 3/2023 # Đặc Sản Cà Mau Nên Thử Hoặc Mua Làm Quà Khi Du Lịch Đất Mũi # Top 10 View | Raffles-hanoi.edu.vn

Xu Hướng 3/2023 # Đặc Sản Cà Mau Nên Thử Hoặc Mua Làm Quà Khi Du Lịch Đất Mũi # Top 10 View

Bạn đang xem bài viết Đặc Sản Cà Mau Nên Thử Hoặc Mua Làm Quà Khi Du Lịch Đất Mũi được cập nhật mới nhất trên website Raffles-hanoi.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

1. Đặc sản ba khía Rạch Gốc

Ngoài các cảnh quan thiên nhiên mang vẻ đẹp hoang sơ thì chắc chắn những ai đến Rạch Gốc cũng sẽ rất thích thú với một món ăn mà từ lâu đã trở thành đặc sản của địa phương: ba khía.

Ba khía Rạch Gốc đã có thương hiệu từ xưa đến nay vì chỉ có địa phương này con ba khía mới thật sự ngon, hấp dẫn hơn cả. Khoảng tháng 7, tháng 8 Âm lịch hằng năm là vào mùa ba khía. Loại ba khía này ăn quả mắm đen rụng xuống nên có gạch son, thịt thơm và chắc hơn giống ba khía ở các nơi khác.

Ba khía sau khi bắt xong, rửa sạch và muối ngay tại chỗ. Cho muối thấm khoảng 5 đến 7 ngày đêm là có thể ăn được. Muối ba khía không nên mặn quá, cũng không muối nhạt quá. Vì nếu mặn thì thịt sẽ xẵng lại, còn nếu lạt quá thì thịt mau bủng, ăn mất ngon.

Ngoài ra, ba khía còn được chế biến bằng cách luộc sả ăn cùng với nước chấm. Nước chấm được chế biến rất đơn giản nhưng không kém phần đặc biệt; gồm sả băm nhuyễn, trộn chung với cơm mẻ, cho chút ớt vào tạo vị cay rồi bỏ thêm chút gia vị cho vừa ăn. Với cách ăn này, thịt của ba khía rất ngọt, thơm do hòa với hơi cay của ớt, sả và chút chua, nồng của cơm mẻ. Ba khía luộc ăn cùng với nước chấm sẽ là một món ăn không thể quên đối với du khách.

2. Tôm khô Rạch Gốc: Đặc sản Cà Mau làm quà ý nghĩa nhất

3. Lẩu mắm U Minh: thưởng thức vị ngọt đặc biệt của rừng

Nguyên liệu chính của món lẩu mắm U Minh là mắm sặc (nhưng phải là mắm ngon). Mắm được lược kỹ xương, nêm nếm bột ngọt, đường cho vừa ăn rồi cho vào lẩu. Để cho dậy mùi người ta còn bổ sung thêm một ít lá sả băm mịn, phần gốc sả đập dập cho vào lẩu. Để cho nước lẩu có vị béo, thơm và sánh người ta cho vào một ít sữa bò thay đường. Lẩu mắm hợp với nhiều loại thịt hay cá tùy thích. Nhưng lẩu mắm U Minh nhất định phải được nấu với cá đồng. Ngon nhất là lươn, cá rô mề, cá lóc bự hoặc cá trê trắng.

Ngoài cá ra, lẩu mắm có thể được bổ sung thêm thịt cua đồng, ốc lác, thịt ba rọi. Nhưng điều thú vị nhất khi ăn món lẩu mắm là được thưởng thức rất nhiều loại rau đồng. Lẩu mắm là món quy tụ nhiều loại rau hoang dã nhất. Có thể đúng khi nói rằng, không có món ăn nào trên thế giới lại được ăn kèm với nhiều lọai rau như lẩu mắm.

Đặc biệt, lẩu mắm của xứ U Minh không thể nào thiếu đọt choại, rau the, nhãn lòng, bông súng, rau trai, tàu bay, rau mác… Người ăn sẽ được thưởng thức hương vị: ngọt, bùi, chua, chát, đắng, cay, của nhiều, rất nhiều lọai rau đồng sẵn có ở vùng đất U Minh.

Lẩu mắm đã trở thành món không thể thiếu ở nhiều nhà hàng sang trọng trong cả nước. Về nguyên tắc chế biến đều giống nhau. Tuy nhiên, mỗi nơi lại có sự khác biệt bởi việc sử dụng lọai thịt cá nào và dùng rau nào ăn kèm cho hợp với phong thổ của quê hương. Song, dù bạn là người xứ nào, nhưng với bữa tiệc lẩu mắm ở rừng U Minh chắc chắn sẽ là dư vị đậm đà, dung dị và da diết không thể nào quên.

4. Tôm tít: “Nhớ Cà Mau thì ít nhớ tôm tít thì nhiều”

Tôm tít là quà đặc biệt của biển dành riêng cho bạn bè từ đất liền ra thăm Cà Mau. Thịt tôm tít vừa ngon, ngọt, hiền lành vừa đậm đà hương biển, khác xa với mùi vị của tôm sú và tôm hùm.

Để có một bữa tiệc tôm tít thật hấp dẫn, trước hết phải có rượu ngon và chọn cho được những con tôm còn nhảy. Con càng lớn càng giá trị. Loại 4-6 con/kg mới thật sự là “đẳng cấp”.

Cách chế biến tôm tít không cầu kỳ lắm, chỉ cần hấp, luộc hoặc nướng, chấm muối tiêu chanh hoặc nước mắm me cũng đủ níu chân khách mọi miền. Những người khéo tay và có “tâm hồn” ăn uống còn bày cách ép mỏng những con tôm tít đem phơi khô, coi đó là món ngon hảo hạng dùng đãi khách hoặc biếu bạn bè.

Tôm luộc xong, nếu là tôm lớn, người ta đặt nguyên con lên đĩa và dùng dao cắt từng khoanh cho dễ bóc vỏ. Nếu đem nướng, phải quạt cho than hồng, luôn trở đều, vỏ tôm vừa chín vàng, bốc lên mùi thơm phức là được. Nhưng đã nhất là cứ dùng tay bóc vỏ, cặp thêm miếng rau thơm, nhai lên cảm thấy dai dai, ngọt lịm. Nếu là tôm nhỏ để nguyên con cắn nghe giòn giòn.

Thịt tôm tít đỏ hồng, mùi phưng phức, mềm mại nhưng không bở. Dân sành điệu dùng món này thường kèm thêm rau sống, cà chua, chuối chát, dưa leo và nếu như có thêm chút mù tạt càng ngon. Thịt tôm nếu đem cuốn với bánh tráng rau sống chấm nước mắm chua – cay, chưa chắc có món cuốn nào bì kịp. Nếu như có thêm chai rượu đế hoặc vài lon bia thì bữa tiệc càng thêm hứng thú.

5. Khô cá sặc U Minh: Không chỉ là quà

6. Cá lóc nướng trui

Là món ăn dân dã, dễ làm và đặc trưng cho miền sông nước Nam Bộ nhưng cá lóc nướng trui lại có một hương vị vô cùng độc đáo.

Cá khi vừa bắt dưới sông lên, rửa sạch, dùng que tre xuyên cá từ đầu đến đuôi rồi vùi cá vào đống rơm khô, châm lửa đốt hoặc cắm que xuống đất lấy rơm phủ lên và đốt lửa cho đến khi tro tàn. Khi cá chín, cạo bỏ lớp vẩy đã cháy xém để lộ ra thịt cá trắng và thơm.

Cá nướng xong chỉ cần gỡ thịt chấm muối ớt, mà phải là loại muối hột mới cảm nhận được hết mùi vị thơm ngon vừa cay vừa mặn vừa ngọt vừa thơm của món cá lóc nướng đặc sản của dân Nam Bộ. Ở đồng bằng sông Cửu Long, cá lóc nướng trui thường ăn với nước mắm me, cuốn với bánh tráng, rau thơm các loại ăn thì rất tuyệt.

7. Chả trứng mực đất Mũi

“Câu mực tuy cực mà vui/Khoái ăn trứng mực, lui cui câu hoài”. Trứng mực có gì quyến rũ các ngư phủ đến nỗi trở thành ca dao để trẻ con vùng U Minh thuộc lòng. Người nội trợ trứ danh nào sáng chế món ăn này đến giờ chưa ai biết. Dù vậy, dân câu mực vẫn cứ “lui cui câu hoài” để vừa có tiền lại vừa đáp ứng nhu cầu “khoái ăn trứng mực” của mình, của người.

Trứng mực chiên thành chả có màu vàng rộm như chả quế, đẹp mắt và có mùi thơm đặc trưng. Chả cắt từng lát chừng ngón tay, dọn ra bàn cùng rau thơm và bánh tráng. Cuốn từng cuốn, chấm nước mắm nhĩ, hay muối tiêu chanh. Món đặc sản này đem đến cho người ăn cái mềm mại của rau, cái dai mềm của bánh tráng, cái dẻo xốp, béo bùi của trứng mực, không lẫn được với bất kỳ món ăn nào.

Thường những miếng chả trứng mực đặc biệt này, người dân quê biển Cà Mau dành đãi khách phương xa. Nó cũng là món quà quý dùng gửi tặng bà con quyến thuộc tha phương kiếm sống, ăn để mà ngậm ngùi thương nhớ quê nhà. Nếu có dịp về xứ biển Cà Mau, bạn nhớ đòi ăn cho được chả trứng mực, vì đó là một món ngon chỉ có ở vùng đất mũi.

8. Vọp nướng chấm muối tiêu

Món ăn này vừa mang hương vị đặc biệt, vừa mang niềm vui bất tận cho khách tứ phương. Cà Mau bây giờ rất hiếm vọp, vì nó trở thành món ăn quý hiếm.

Lựa loại vọp ta, rửa sạch, để ráo nước, sắp vào đĩa. Gia vị gồm muối tiêu chanh thêm bột ngọt, các loại rau cải. Lò than cháy đều, đặt lên bàn, để vỉ nướng lên trên. Đặt vọp lên vỉ, có thể nhiều con cùng một lúc. Khi tiệc đến lúc nào hứng thì món vọp nước sẽ làm cho rôm rả hết ý. Lúc vọp há miệng là vừa chín tới, ăn rất ngọt. Để lâu sẽ chín quá, khô nước, thịt dai, nhạt nhẽo./.

Thật hấp dẫn và đặc biệt đúng không các bạn, sao không làm chuyến khám phá các điểm du lịch ở Cà Mau và cùng mọi người thưởng thức những đặc sản Cà Mau tuyệt vời này!

✅️Giao hàng nhanh, 1-2h TPHCM

Cập Nhật Ngay 10 Món Ngon Đặc Sản Cà Mau Cho Du Khách Lần Đầu Đến Đất Mũi

1. Ba khía Rạch Gốc dày thịt, chắc gạch chấm mắm ngon hết sảy

Ba khía là một loại hải sản có hình dáng gần giống con cua khá phổ biến ở nhiều vùng của Cà Mau và ngon nhất là ba khía Rạch Gốc.Thức ăn của ba khía chủ yếu là những quả mắm đen từ trên cây rụng xuống nên thịt và gạch của chúng rất thơm ngon và chắc.

Ba khía Cà Mau có thể chế biến thành nhiều món ăn ngon và độc đáo như nướng, luộc, nấu canh, rang me, nhưng ngon và hấp dẫn nhất là ba khía muối. Ba khía sau khi đánh bắt về sẽ được rửa sạch sẽ sau đó cho vào khạp và rắc muối đều lên trên theo tỷ lê hợp lý để ba khía không quá mặn cũng không quá nhạt.

Ngoài ba khía muối, người dân địa phương còn dùng ba khía để chế biến món ba khía tươi luộc sả làm say lòng thực khách bốn phương. Ba khía luộc sả ăn cùng nước chấm sả băm nhuyễn, giấm gạo nuôi, ớt và nêm nếm gia vị vừa ăn vô cùng thơm ngon, vừa miệng, đảm bảo thực khách ăn một lần là chẳng bao giờ quên được.

2. Vọp nướng chấm muối tiêu – Món ngon đặc sản Cà Mau mang hương vị mặn mòi của biển

Vọp nướng chấm muối tiêu có vị ngọt tự nhiên, vị mặn mòi của biển qua bàn tay chế biến của người dân Cà Mau sẽ càng thêm thấm thía độ ngon hấp dẫn.

Vọp có hình dáng gần giống với ngao và hến, sống chủ yếu trong vùng đất ngập mặn. Những con vọp sau khi thu hoạch về sẽ được rửa sạch, để ráo nước, cho vào đĩa rồi đem ướp cùng gia vị gồm muối tiêu chanh thêm bột ngọt, các loại rau cải. Cho vỉ vọp lên trên lửa than hồng, chờ đến khi chúng há miệng là vừa chín tới, tránh để chín quá, khô nước, thịt dai, vị rất nhạt.

Đặc biệt, thịt vọp nướng ngọt đến nỗi ngay cả phần nước còn lại trong lớp vỏ cũng ngọt không kém chút nào. Phần thịt vọp trắng thơm phức, rắc thêm chút mỡ hành đậu phộng rồi đem chấm muối tiêu chanh thơm ngon đến mức dù bạn ăn vặt hay làm món nhắm rượu đều hấp dẫn khó từ chối.

Du khách chỉ cần thưởng thức qua món vọp nướng chấm muối tiêu một lần sẽ lưu luyến mãi không thôi. Món ngon đặc sản Cà Mau dân dã, mang hương vị của biển này đảm bảo có thể níu chân bất cứ du khách nào khi đến với đất mũi Cà Mau.

3. Về U Minh thưởng thức món ngon đặc sản Cà Mau – Gỏi nhộng ong

Người dân bản xứ đã tặng danh xưng “Cà Mau đệ nhất món ngon” cho một cái tên lạ lẫm: gỏi nhộng ong. Có lẽ cái đệ nhất chính là sự quý hiếm của nguyên liệu nhộng ong và là kết quả kết tinh của cả một quá trình chế biến.

Nhộng ong sau khi thu hoạch về sẽ được chế chế biến khá nhiều món ăn như cháo nhộng ong, nhộng ong xào,…. nhưng ngon nhất vẫn là món gỏi nhộng ong. Món ngon đặc sản Cà Mau này giữ được trọn vẹn vị bùi, béo ngậy của nhộng ong và kết hợp được với nhiều vị thơm của các loại rau thơm tươi xanh, bắp chuối giòn ngon cùng đậu phộng rang, hòa quyện với nhau tạo nên hương vị rất đặc trưng.

Những con nhộng ong đã được rửa sạch, đem đi phi thơm hành cho vào xào cùng gia vị tiêu, đường, nước mắm rồi múc ra để riêng. Sau đó, nhộng ong trộn đều cùng bắp chuối bào mỏng cho thêm chút giấm, trộn cùng đậu phộng, hẹ, rau thơm xắt nhỏ. Cuối cùng pha thêm chút nước mắm chua ngọt đổ lên trên và đem ra thưởng thức.

4. Cháo cá kèo Cà Mau là món ngon bổ dưỡng, nhất là đối với trẻ nhỏ

Món ngon đặc sản Cà Mau hút thực khách còn có món cháo cá kéo giàu dinh dưỡng, giúp tăng cường sinh lực.

Để nấu được tô cháo cá kèo hấp dẫn, người dân Cà Mau sẽ lựa chọn những con cá kèo tươi ngon, làm sạch sẽ rồi cho vào đĩa, bên cạnh sẽ có một đĩa hành sống để để khi nấu nêm vào. Chờ cháo trắng sôi sẽ đổ đĩa cá kèo tươi vào, cho thêm bột ngọt, mắm muối vừa ăn và vài cọng hành sống. Đợi đến khi cháo chín thì sẽ múc ra bát và cho thêm ít ngò, hạt tiêu.

Thưởng thức tô cháo cá kèo nóng hổi, thêm chút gừng xắt nhỏ, một ít chanh ớt, hương vị thơm ngon, đậm đà chứa đựng cả tâm tình của người dân Cà Mau dành tặng cho lữ khách thập phương. Đây quả là sự kết hợp hoàn hảo khiến thực khách phải suýt xoa và góp phần làm phong phú thêm cho kho tàng ẩm thực cho vùng đồng bằng sông nước Tây Nam Bộ.

5. Cá lóc nướng trui thơm phần thịt cá ám mùi rơm khô

Cá lóc nướng trui là món ngon đặc sản Cà Mau dễ làm nhưng lại có hương vị vô cùng độc đáo, thơm vị cá đồng, chút ám mùi khói bếp lạ miệng.

Cá lóc khi vừa bắt dưới sông lên, sẽ được rửa sạch, dùng que tre xuyên từ đầu đến đuôi rồi vùi vào đống rơm khô. Tiếp đến đốt đống rơm cho đến khi tro tàn là cá đã chín. Khi cá chín, chỉ cần cạo bỏ lớp vẩy đã cháy xém để lộ ra thịt cá trắng và thơm. Cá lóc nướng trui không chỉ giữ nguyên chất bổ dưỡng có trong thịt cá mà quá trình nướng còn giúp từng thớ thịt trở nên thơm ngon, đậm đà và rất hấp dẫn.

Gỡ từng thớ thịt cá lóc ra đĩa chấm kèm với muối ớt, cuốn với bánh tráng thêm chút rau muống đồng, bắp chuối và còn rất nhiều loại rau đồng thì không còn gì tuyệt vời hơn. Cá lóc nướng trui bây giờ được biến hóa nhiều kiểu: nào là nướng mía, nào là rắc đậu phộng mỡ hành, v.v để phục vụ cho những bữa cơm mang tính chất đặc biệt.

6. Đuông chà là – Món ngon đặc sản Cà Mau khó tìm

Nếu Bến Tre có món đuông dừa thì Cà Mau lại có món đuông chà là hương vị thơm ngon, có nhiều chất dinh dưỡng không kém. Những con ấu trùng béo múp míp này được xem là thứ đặc sản “đệ nhất Nam Bộ” làm mê mẩn thực khách.

Mùa đuông nhiều nhất là từ tháng 10 đến tháng 2 âm lịch năm sau. Để săn tìm loại đuông này cũng là một kỳ công vì chúng ẩn trong các đọt chà là. Vì thế các món ăn chế biến từ đuông chà là cũng được xem là hàng quý hiếm. Gắp một con đuông chà là vừa lăn bột chiên trên chảo mỡ, vàng óng, thơm phức. Đưa vào miệng cắn thử một cái, sữa trào ra miệng, ngọt và béo không thể tả.

Đuông chà là đặc sản của một loại côn trùng có cánh gọi là kiến dương, c ó thể chế biến thành nhiều món ăn độc đáo, lạ miệng như đuông chà là chiên bột, đuông chà là tẩm nước mắm, đuông nấu xôi hay đuông lội sông luôn thu hút nhiều thực khách tò mò muốn 1 lần thưởng thức.

Vị ngọt bùi béo ngậy lan tỏa trong miệng của đuông dễ khiến thực khách ăn lần đầu thấy sợ nhưng đến những lần sau sẽ khiến thực khách xiêu lòng mà gắp thêm. Khi thực khách nhâm nhi một miếng đuông chà là trong miệng thêm một ít rượu chát nhẹ, du khách sẽ cảm nhận trọn vẹn hương vị đặc biệt thơm lừng và béo ngậy như sữa của nó.

7. Lẩu mắm U Minh hương vị mắm nồng nhưng dễ gây nghiện

Mùi mắm nồng, thậm chí khá khó ăn nhưng cũng là một mùi gây nghiện, mà nghiện rồi là khó cai. Đó chính là nét đặc trưng hương vị của lẩu mắm U Minh.

Mắm cá sặc bướm được xem là nguyên liệu chính của món lẩu mắm U Minh. Theo người dân ở đây, cá sặc bướm tuy nhiều xương nhưng thịt khá thơm, khá dậy mùi giúp món lẩu mắm trở nên độc đáo, chinh phục mọi giác quan của thực khách. Khác với các loại lẩu khác, nước dùng lẩu mắm U Minh chỉ cần nước mắm cá đã được nấu rã thịt, lược bỏ xương nhỏ và nêm mếm gia vị là đã vừa ăn. Để dậy mùi, người nấu thường cho thêm một ít lá sả băm mịn, phần gốc sả đập dập cho vào lẩu. Thêm vào đó, nước lẩu có vị béo, thơm và sánh, người dân ở đây thường cho một ít sữa bò vào lẩu thay đường.

Lẩu mắm U Minh có thể kết hợp với nhiều loại thịt, cá nhưng ngon nhất vẫn là nấu với cá đồng, lươn, cá rô mề, cá lóc bự hoặc cá trê trắng. Đặc biệt, lẩu mắm U Minh không thể thiếu các loại rau đồng như đọt choại, rau the, nhãn lòng, bông súng, rau trai, tàu bay, rau mác,..

Thưởng thức lẩu mắm U Minh, thực khách sẽ cảm nhận được hương vị ngọt bùi, chua chát, đắng cay, tất cả hòa quyện với nhau tạo nên dư vị đậm đà, dung dị và da diết không thể nào quên.

8. Rạm rang me – Món ngon đặc sản Cà Mau tuy xấu xí nhưng ngon hết ý

Rạm tuy hình dạng nhỏ con, xấu xí nhưng được những người sành ẩm thực rất ưa chuộng, hơn cả cua đồng, vì thịt rạm mềm, ngọt, béo, giòn, nhiều gạch, lại có thể nhai luôn cả vỏ. Đây cũng chính là món ngon đặc sản Cà Mau nhất thiết phải lưu vào danh sách khám phá.

Rạm hay còn gọi là rẹm, loại giáp xác có hình dạng hơi giống cua đồng nhưng mình dẹp, mai lõm, thân màu đen xám. Cứ vào khoảng tháng 9 – 10 âm lịch, người dân Cà Mau chỉ dùng vợt vớt là đã có cả chục ký rạm rất dễ dàng. Phần thịt mềm, ngọt béo và giòn đậm chất ruộng đồng sông nước của rạm hòa lẫn vị the the của rau răm thấm vào vị giác, mang đến cho người ăn cảm giác ngất ngây, thú vị và khác biệt.

Tuy có thân hình xấu xí nhưng rạm lại được những người “sành ẩm thực” rất ưa chuộng để chế biến thành rất nhiều món ngon như nấu canh rau ngót, xào mặn, nướng chấm muối ớt, lăn bột chiên giòn,… nhưng món ngon đặc sản Cà Mau được các đấng mày râu ưa thích nhất vẫn là rạm rang me.

9. Cá kèo muối ớt cay xé lưỡi nhưng vẫn được dân nhậu yêu thích

Cá kèo nướng muối ớt là món ngon Cà Mau thường xuất hiện tại các bàn nhậu, với thịt cá kèo thơm ngon ướp cùng muối ớt cay xé vô cùng kích thích vị giác.

Cá kèo (còn có tên khác là cá bống kèo) là loại cá nước lợ sống trong các ao, mương, kênh, rạch, cửa sông. Con cá kèo nó nhỏ xíu, ốm nhom, hình dáng lẫn màu sắc đều xấu xí, cho nên nhìn không hấp dẫn và sang trọng. Cho nên ngày xưa, chỗ ngồi hạng bét trong rạp hát, giá vé rẻ nhứt, kêu là hạng cá kèo, ghế cá kèo.

Cá kèo sau khi đánh bắt về sẽ được rửa sạch, để ráo, cho gia vị gồm muối, ớt, bột ngọt,… ướp cho thấm rồi xiên vào những nan tre chẻ nhỏ. Cho thanh cá kèo nướng trên bếp than hồng khoảng 30 phút cho vừa chín. Cá kèo nướng muối ớt thơm ngon có thể ăn kèm với bánh tráng cuốn bún và các loại rau thơm chấm nước mắm tỏi ớt hay nước mắm me cay kích thích vị giác của người dùng.

Cá kèo nướng dai dai, bốc khói nghi ngút, mang hương vị ngọt lành nặng phù sa của vùng sông nước tạo nên một món ăn đảm bảo sự hài lòng cho thực khách. Nếu có dịp thử món cá kèo nướng muối ớt chắc sẽ không thể nào quên được.

10. Bánh canh cua nước cốt dừa đậm đà, béo ngậy ăn là nhớ

Bánh canh cua nước cốt dừa là một món ăn quen thuộc của người dân sông nước Cà Mau. Sợi bánh canh mềm hoà trong nước dùng đậm đà vào béo ngậy, thơm lừng cốt dừa làm ai ăn rồi cũng nhớ mãi.

Những sợi bánh canh được làm thủ công từ bột gạo, xắt thành những sợi nhỏ không quá dày cũng không quá mỏng hoà trong nước dùng đậm đà vào béo ngậy, thơm lừng cốt dừa hấp dẫn đủ khiến các tín đồ ẩm thực khó tính nhất cũng không thể quên được.

Những con cua đầy gạch, chắc thịt của xứ Cà Mau. Tỏi hành được phi thơm rồi cho thịt và gạch cua vào xào, nêm hạt nêm, đường, nước mắm. Gạch cua sẽ tạo cho món bánh canh có thêm màu vàng, trông rất hấp dẫn. Sự hòa quyện tuyệt vời giữa màu đỏ au của gạch cua với nền bánh trắng, điểm xuyết một ít màu xanh của hành xắt nhuyễn trên mặt và lấm tấm màu tiêu một cách hoàn hảo khiến món ăn thêm phần ngon miệng.

Tô bánh canh cua nước cốt dừa nóng bốc khói vừa ngọt vừa béo chẳng những ngon miệng mà còn bổ dưỡng vô cùng. Du khách một lần thưởng thức món ngon đặc sản Cà Mau này sẽ không bao giờ phải tiếc nuối chuyến đi.

Đừng Quên Mua 15 Đặc Sản Đà Nẵng Về Làm Quà Du Lịch

1. Mực Rim Tỏi Ớt – Đặc Sản Đà Nẵng Về Làm Quà

Mực rim tỏi ớt – loại hải sản đặc trưng tại Đà Nẵng, được phơi khô 2-3 nắng và được tẩm gia vị: đường, ớt,.. cho thấm rồi rim lên trên bếp. Món đặc sản này có màu sắc cực bắt mắt cùng với hương vị của gia vị hòa quyện vào nhau tạo ra một món ăn nhấm nháp hấp dẫn không lẫn vào đâu được. Lát mực còn rõ vị ngọt tự nhiên của mực, vị cay nhẹ của ớt tỏi và chút mặn mặn của nước mắm..

Giá bán món đặc sản này tại Đà Nẵng khoảng tầm 90.000 đồng/hộp 200gr.

2. Cá Cơm Rim Tỏi Ớt – Đặc Sản Làm Quà Đà Nẵng

Cá cơm nguyên con rim dai dai, giòn giòn – sự kết hợp giữa hương vị của cá cơm nguyên chất và sản vật của đồng bằng trù phú (đường, ớt, tỏi ) tạo nên một món ăn độc đáo – Đặc sản Đà Nẵng thơm ngon và rất lạ miệng.

Cá cơm từ là món bình dân đã trở thành đặc sản trứ danh đối với Đà Nẵng, loại đặc sản này có thể ăn liền không cần chế biến lại, có thể dùng với cơm hay làm mồi nhậu …

Giá 1 hộp cá cơm rim tỏi ớt khoảng tầm 78.000 đồng.

3. Mực Cán Cay – Đặc Sản Làm Quà Đà Nẵng

Trong các loại đặc sản mặn thì mực cán cay là một món được tìm kiếm khá nhiều. Mực cán cay được cán mỏng và tẩm gia vị thấm tháp, sau đó được đóng gói cẩn thận.

Vị cay của ớt hoà quyện cùng vị ngọt nguyên chất của mực tạo nên một hương vị vô cùng đặc sắc. Nếu thử chỉ một lần bạn cũng không thể quên được hương vị của đặc sản Đà Nẵng về làm quà này.

Mực cán cay được bày bán trong tầm khoảng 113.000 đồng/hộp 150gr.

4. Mực Hấp Nước Dừa – Đặc Sản Đà Nẵng

Đến Đà Nẵng, mực hấp nước dừa được xem là món đặc sản không thể thiếu khi làm quà. Sợi mực thấm nước dừa mềm mềm, dai dai, béo ngậy, thơm lừng vị dừa hoà quyện với vị mực, chấm kèm tương ớt thật sự rất ngon. Hương vị mực hấp nước dừa thơm ngon, béo giòn, đậm đà. Món đặc sản này rất thích hợp để ngồi ăn nhâm nhi với bạn bè hay lúc rảnh rỗi, hay làm món nhậu ngon.

Hiện nay, trên thị trường mực hấp nước dừa được bán với giá tầm 76.000 đồng/hộp 150gr

5. Ghẹ Sữa Rim Mặn – Đà Nẵng Có Đặc Sản Gì Làm Quà

Ghẹ sữa rim mặn ở Đà Nẵng vừa ngon, dễ ăn, lại không bị ngán. Món đặc sản Đà Nẵng về làm quà này có vị đậm đà, hơi cay mặn ngọt rất hấp dẫn. Ghẹ sữa (ghẹ nhỏ) tươi, khai thác tự nhiên từ biển, lột mai, bỏ mang, làm sạch, đóng gói cẩn thận. Món ăn bổ dưỡng, chứa nhiều Vitamin và chất khoáng cho mọi người.

Giá bán của ghẹ sữa thường dao động từ 63.000 đồng/hộp 150gr.

6. Bò Khô Nguyên Miếng – Món Ăn Đặc Sản Đà Nẵng Làm Quà

Bò khô nguyên miếng có hương vị ngọt đậm thơm từ thịt bò, mùi vị truyền thống, thân thuộc với mọi người. Bò có độ cay vừa phải, tăng hương vị hơn. Thịt bò được lựa chọn nguyên tảng, tẩm ướp và sấy khô nên không vụn, không nát, không lo bị pha trộn các loại thịt khác. Loại đặc sản này rất chiều lòng các vị khách kén chọn, bởi lát bò nhìn đẹp mắt, lẫn hương vị cay mặn vừa phải khiến bạn phải mê mẩn.

Giá bò nguyên miếng bán trên thị trường Đà Nẵng tầm 130.000 đồng/hộp 200gr.

7. Mực Khô Xé Tẩm – Đặc sản làm quà Đà Nẵng

Mực khô xé tẩm cũng là món đặc sản Đà Nẵng về làm quà được rất nhiều bạn trẻ yêu thích. Những miếng mực nhỏ được sấy khô, xé nhỏ ra với màu vàng sẫm cực kì thu hút ánh nhìn của du khách. Vừa có thể sử dụng trực tiếp, lại vừa có thể sử dụng để làm đồ ăn vặt hay đồ nhắm thì rất hấp dẫn. Chính vì vậy mà đây đã trở thành món ăn phổ biến ở Đà Nẵng.

Giá mực xé tẩm chỉ từ 64.000 đồng/ hộp 150gr nha

8. Khô Gà Lá Chanh – Đặc sản Đà Nẵng Nên Mua

Bên cạnh khô bò, khô mực thì khô gà lá chanh sẽ mang đến một hương vị mới cho bạn. Chắc hẳn món khô gà đã không còn quá xa lại với các bạn trẻ. Hương vị thơm của lá chanh, nồng của ớt và vị ngọt của thịt gà hoà quyện vào nhau tại nên hương vị đặc trưng của món ăn. Để làm quà tặng cho bạn bè , người thân thì đây là món đặc sản mà bạn không thể bỏ qua.

Một hộp khô gà có giá dao động chỉ từ 70.000 đồng/hộp 200gr.

9. Chả Bò – Đặc Sản Đà Nẵng Về Làm Quà

Giá: từ 250.000vnđ đến 300.000 vnđ / 1 kg tùy loại (tương đương với 2 đòn chả)

Chả bò ở Đà Nẵng nổi tiếng cả nước vì hương vị thấm thám, thơm ngon. Nguyên liệu được làm từ 100% thịt bò tươi, phần thịt được chọn là thịt bò đùi, loại bỏ hết gân, xay nhuyễn. Đặc biệt là chả bò ở đây không trộn thêm bất kỳ nguyên liệu nào khác cũng không có chất bảo quản. Những lát chả bò cắt ra có mùi thơm rất đặc trưng, nhìn có màu đỏ hồng bắt mắt. Khi ăn vị đậm, thơm và giòn dai.

10. Các Loại Hải Sản Khô – Đặc Sản Đà Nẵng Về Làm Quà

Mực khô: Mực khô được đánh bắt và phơi ở vùng biển Mỹ Khê – Đà Nẵng. Mực khô được phơi 5 nắng và hoàn toàn khô ráo, thịt rất thơm, ngọt lịm và mềm.

Mực một nắng: là đặc sản nổi tiếng của Đà Nẵng. Mực tươi được cắt dọc và rửa sạch, đem phơi một nắng tại Đà Nẵng và đem chế biến thành nhiều loại khác nhau như: chiên, bóp trộn với các món khác, nướng,… Phơi 1 nắng nên mực vẫn giữa được độ tươi ngon, thơm giòn đến từng thớ thịt. Mỗi lần đi Tour du lịch Đà Nẵng, du khách bao giờ cũng nhớ và tìm mua sản phẩm này mang về làm quà

Tôm khô : Hương vị ngọt đậm đà, màu sắc vô cùng hấp dẫn. Du khách mua về có thể nấu canh, trộn gỏi hay làm bột tôm ăn với bánh cuốn.

11. Bò Khô Sợi Lá Chanh Đà Nẵng – Đặc Sản Về Làm Quà

Bò khô sợi lá chanh là một đặc sản ngon, nổi tiếng và đậm đà hương vị Đà Nẵng. Những miếng thịt bò được tẩm ướp gia vị cay nồng. Hơn thế, cùng với cách chế biến công phu, mùi vị thơm lừng của lá chanh không lẫn vào đâu được. Khi đươc thưởng thức bò sợi lá chanh chắc bạn phải ngạc nhiên bởi độ ngon khó cưỡng của nó. Một đặc sản mà du khách chắc chắn không quên mua làm quà tặng cho người thân và bạn bè sau những chuyến du lịch ở Đà Nẵng.

Sản phẩm rất thích hợp để nhắm với rượu, khô bò cũng thường được sử dụng như một nguyên liệu chính, kết hợp với đu đủ xanh bào sợi để làm món trộn bò khô.

12. Cá Thu Que – Đặc Sản Đà Nẵng Về Làm Quà

Nhắc đến các loại đặc sản về cá thì không thể bỏ qua món cá thu que trứ danh Đà Nẵng. Cá được chế biến từ những mẻ cá tươi ngon trên thành phố biển này, qua sơ chế và phơi khô cá thu được ướp gia vị truyền thống đặc trưng tạo nên những que cá thu cực lì bắt mắt và thơm ngon. Cá thu có vị ngọt bùi tự nhiên , chút mặn của gia vị cùng với màu vàng nhè nhẹ sẵn của cá thu đã làm nên món đặc sản không thể nào bỏ qua khi làm quà tặng.

13. Mực Rim Me – Đặc Sản Đà Nẵng Về Làm Quà

Phải nói rằng ở Đà Nẵng có vô vàn loại đặc sản cho bạn lựa chọn luôn, mực rim me được làm từ những con mực tươi sau đó phơi khô. Món đặc sản này có độ ngọt vừa phải, độ sánh của cốt me làm món này trở nên hấp dẫn hơn bao giờ. Đây là món được người dân địa phương lẫn du khách yêu thích.

Giá bán của hộp mực rim me 250gr dao động chỉ từ 79.000 đồng.

14. Điều Rang Tỏi Ớt – Đặc Sản Đà Nẵng Về Làm Quà

Ngoài những đặc sản mặn thì các loại hạt cũng là sự lựa chọn cần thiết cho bạn khi lựa chọn đặc sản làm quà. Điều rang tỏi ớt không còn xa lạ với mọi người nữa, món ăn này đã được bóc vỏ sạch, được ướp tẩm tỏi ớt tạo nên vị cay nhẹ của ớt, mùi thơm và hương vị bùi bùi của điều rang đã làm no nức bao tâm hồn ăn uống.

15. Rong Biển Cháy Tỏi – Đặc Sản Đà Nẵng

16. Xoài Sấy Dẻo – Đặc Sản Đà Nẵng Ngon

Đặc sản sấy dẻo cũng được ưa chuộng không kém tại Đà Nẵng. Xoài sấy dẻo được làm từ những trái xoài tươi , sau chế biến phơi khô đã tạo nên những lát xoài có màu sắc cực bắt mắt, khi thưởng thức xoài sấy dẻo bạn sẽ cảm nhận ngay vị chua vừa phải của xoài, chút ngọt thanh kèm theo đó là độ giòn dai vừa phải của xoài. Đây đúng là sản phẩm bạn nên mua về làm quà.

Liên Hệ Tư Vấn Du Lịch Toàn Quốc Tại Đây:

10 Đặc Sản Hà Nội Làm Quà Nên Mua Khi Ra Thủ Đô

Những đặc sản Hà Nội làm quà biếu ý nghĩa

1. Cốm – đặc sản Hà Nội làm quà

Khi tới Hà Nội thì bạn không thể không nhắc tới món cốm làng Vòng. Thử dừng chân ở làng Vòng trong tiết trời thu mát mẻ, du khách sẽ cảm nhận được trong không gian dịu ngọt, thoang thoảng hương cốm khắp phố phường. Cốm thường được bọc trong những chiếc lá sen và ăn kèm với chuối chín. Thưởng thức một chút, hay mang cốm tươi về làm quà, cảm xúc không thể nào diễn tả được ngoài 2 từ “hạnh phúc”.

Nếu bạn không đến du lịch Hà Nội vào mùa thu được thì vẫn còn rất nhiều đặc sản khác làm từ cốm như : Bánh cốm, xôi cốm, cốm xào hay chả cốm … để bạn mua về làm quà. Tuy nhiên một số loại thời gian sử dụng khá ngắn, vì vậy bạn nên lưu ý.

Cốm làng Vòng bà Hoản, số 36 ngõ 63 Xuân Thủy, Cầu Giấy, Hà Nội

Bánh cốm Nguyên Ninh, số 11 Hàng Than, Hoàn Kiếm, Hà Nội

Cốm xào, số 1A Đinh Liệt, Hoàn Kiếm, Hà Nội

Hội tụ đầy đủ các vị chua, cay, mặn, ngọt, Ô mai chính là tinh hoa của ẩm thực Hà Thành. Các loại ô mai khá đa dạng, hương vị ngon, lựa chọn phong phú, giá cả phải chăng được khách du lịch rất ưa chuộng. Ô mai được sấy khô nên để được rất lâu, rất dễ bảo quản.

Nổi bật nhất, đặc trưng nhất trong những món ô mai ở Hà Nội đó chính là ô mai sấu. Trái sấu ngâm chua chua ngọt ngọt, được chế biến cùng với một chút gừng vị cay nhè nhẹ .Khi thưởng thức sẽ cảm nhận được vị giòn cay chắc chắn sẽ làm say lòng những vị khách khó tính.

Một số địa chỉ mua ô mai để bạn tham khảo

Ô mai Hồng Lam, số 11 Hàng Đường, Hoàn Kiếm, Hà Nội

Ô mai Vạn Lợi, số 24 Hàng Da, Hoàn Kiếm, Hà Nội

Mùa thu Hà Nội có hương cốm, thì mùa hè khách du lịch sẽ được đắm chìm trong vẻ đẹp thanh tao của sen Tây Hồ. Trong tiết trời gay gắt tháng 6 mùa hè, cũng là lúc hoa sen bắt đầu khoe sắc, cũng là lúc người ta thưởng thức những chén trà sen ngọt ngào xua tan đi cái nóng gay gắt của mùa hè. Trà sen được chế biến rất cầu kì, nên khi thưởng thức trà du khách sẽ cảm nhận được cái tinh hoa, đậm đà lan tỏa trong miệng.

Cửa hàng Ninh Hương, 22 Hàng Điếu, Hoàn Kiếm, Hà Nội

Trà Đông Sơn, 169 Nghi Tàm, Tây Hồ, Hà Nội

Trà Việt, 34 Giang Văn Minh, Ba Đình, Hà Nội

4. Bánh chè lam

Món chè lam giản dị nhưng nồng ấm tình người xứ Đoài không chỉ là một món ăn ngon mà còn là đặc sản Hà Nội để biếu tặng cực kỳ ý nghĩa. Bánh chè lam được người thợ chế biến từ những nguyên liệu đơn giản, quen thuộc gắn bó với cuộc sống nông nghiệp như bột nếp, đường kính, mạch nha, cùng chút gừng và lạc rang để tăng thêm hương vị.

Cửa hàng Bảo Phương, 183 Thụy Khuê, Tây Hồ, Hà Nội

Cửa hàng Ninh Hương, 22 Hàng Điếu, Hà Nội

Các cửa hàng trên phố Hàng Đường

Sấu là món ăn khá thân thuộc với người dân thủ đô, từ sấu ta có thể chế biến được nhiều món ăn hay nước giải khát ngon tuyệt. Với mỗi du khách đến với Hà Nội, đặc biệt là du khách miền Nam, ai cũng phải mua cho mình một túi sấu để về làm quà. Nếu du khách đến vào chính vụ mùa sấu, khi đi khắp nẻo đường của thủ đô bạn sẽ bắt gặp rất nhiều sạp hàng bán sấu tươi.

Còn nếu đi vào trái vụ, bạn có thể tìm đến khu chợ Đồng Xuân mua sấu tươi, giá thành lúc này cao gấp 4-5 lần so với sấu vào mùa vụ. Đây là đặc sản và một món quà từ Hà Nội được rất nhiều người yêu thích.

Lacasa, số 12 Nhà Thờ, Hoàn Kiếm, Hà Nội

Craft Window, 99 Nguyễn Thái Học, Ba Đình, Hà Nội

Hoa Sữa, 63A Tràng Thi, Hoàn Kiếm, Hà Nội

Craft Link, 43 Văn Miếu, Đống Đa, Hà Nội

Làng lụa Vạn Phúc nằm cách trung tâm Hà Nội 10km nổi tiếng với nghê dệt lụa. Lụa ở đây có đặc tính mềm, mỏng, thoáng mát và nhẹ khác với các loại lụa thông thường, chất liệu đa dạng. Những kiểu dáng mang đậm bản sắc dân tộc cũng được các nghệ nhân trong làng lựa chọn để thu hút khách nước ngoài.

Làng lụa Vạn Phúc, phường Vạn Phúc, quận Hà Đông, Hà Nội

Khai Silk, 26 Nguyễn Thái Học, Ba Đình, Hà Nội

Lụa Hà, 538 Thụy Khuê, Tây Hồ, Hà Nội

Trong cẩm nang du lịch Hà Nội, bưởi Diễn luôn nằm trong danh sách những đặc sản Hà Nội mà du khách cần phải thử hay mua về làm quà dịp cuối năm. Là loại quả khi xưa được chọn để tiến vua, bưởi Diễn không chỉ hấp dẫn bởi lớp vỏ mỏng tang, vàng ươm khi chín mà những tép bưởi bên trong cũng thật mọng nước và ngọt thanh.

Cập nhật thông tin chi tiết về Đặc Sản Cà Mau Nên Thử Hoặc Mua Làm Quà Khi Du Lịch Đất Mũi trên website Raffles-hanoi.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!