Bạn đang xem bài viết Đại Lý Gạo Tại Tphcm, Cửa Hàng Gạo Sạch Uy Tín được cập nhật mới nhất trên website Raffles-hanoi.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Nhân sự kiện gạo ST25 được vinh danh là ‘gạo ngon nhất thế giới’, nhiều người cho rằng đây là cơ hội vàng để xây dựng thương hiệu gạo Việt Nam. Ngay khi vừa trở về từ Philippines, kỹ sư Anh hùng lao động Hồ Quang Cua – cha đẻ giống gạo ST25 vừa được vinh danh “gạo ngon nhất thế giới” – Gạo ST25 do nhóm nhà khoa học tỉnh Sóc Trăng gồm: Kỹ sư Hồ Quang Cua, Tiến sĩ Trần Tấn Phương và Kỹ sư Nguyễn Thị Thu Hương lai tạo, phát triển vừa được công nhận là “Gạo ngon nhất thế giới 2023” tại Hội nghị Thương mại gạo thế giới lần thứ 11 tổ chức tại Philippines. Ngay sau đó, ST 25 đã trở thành một cơn sốt khi được nhiều người lùng mua. Hiện tại Alogao là 1 trong những đại lý đầu tiên cung cấp gạo Gạo ST 25 ra thị trường. Dù gạo ST đã khá nổi tiếng trên thị trường, nhưng ít ai biết rằng, đây là nơi lai tạo ra những hạt giống đầu tiên của các dòng gạo này. Trong những năm qua, cơ sở nghiên cứu này đã thu thập hàng nghìn giống lúa từ khắp các vùng miền trong nước và trên thế giới. Để tạo ra được những giống lúa thơm mới như ST 25, các nhà khoa học phải thực hiện phép lai giữa rất nhiều giống lúa bố mẹ để tạo ra nhiều dòng lúa phức tạp về kiểu gen, sau cùng sẽ sử dụng phép lai hồi giao cải tiến với dòng ST tân tiến nhất để tạo ra sản phẩm cuối cùng. ST 25, ngoài thơm ngon hơn, còn có các đặc tính vượt trội về phòng bệnh, kháng mặn và đặc biệt là có thể sản xuất được nhiều vụ trong năm. Hiện hồ sơ về giống lúa ST 25 đã được gửi ra Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn. Kỹ sư Hồ Quang Cua và các cộng sự đang mong muốn giống lúa này sớm được công nhận để có thể cung ứng cho bà con sản xuất trên quy mô rộng hơn.
185
₫
Thêm vào giỏ
Những Món Ăn Ngon Từ Gạo Sạch Việt Nam
Nói đến ẩm thực Việt Nam phải nhắc đến phở, bún, hủ tiếu, bánh căn, bánh bèo, bánh xèo, cơm tấm, cơm lam, cơm nị, cơm cháy chà bông… Đây là những món ăn được chế biến từ gạo gắn bó lâu đời với người Việt.
Từ bao đời nay, các món ăn sợi gạo, hay bánh gạo, cơm gạo đã chiếm một phần quan trọng trong văn hóa ẩm thực Việt Nam. Đất nước ta trãi dài được phân làm ba miền bắc – trung -nam, có 54 dân tộc anh em nên các món ăn từ gạo cũng được biến tấu theo văn hóa của từng miền từng dân tộc, làm cho các món ngon từ gạo cũng đa dạng theo.Gạo Sạch Sông Hậu sẽ giới thiệu cho các bạn một số món ăn từ gạo tẻ của người Việt Nam như sau:
Chỉ từ nguyên liệu cơ bản là gạo, ông bà xưa đã tạo ra nhiều loại sợi gạo với hình dáng, kích thước và mùi vị khác nhau với đặc trưng không thể nhầm lẫn. Từng loại sợi gạo lại được người dân địa phương kết hợp với các loại thành phần, nước dùng và gia vị khác nhau, tạo nên những biến tấu thú vị của loại thực phẩm này.
Đầu tiên, không thể không nhắc đến phở – món ăn được xem là quốc hồn quốc túy của Việt Nam. Để có được bánh phở thơm ngon, người làm phở phải chọn gạo mới rồi ủ bột, thay nước, tráng bột thành lớp mỏng và hấp. Khi chín, bánh phở được để se mặt và cắt thành từng sợi, trắng và thơm mùi gạo. Ít ai có thể cưỡng lại mùi vị thơm ngon của từng sợi phở trắng ngần, lớp thịt tái đỏ hồng và mớ rau thơm trong bát phở mỗi buổi sáng sớm.
Phở – món ăn đặc sắc của Việt Nam nổi tiếng thể giới
Trong khi đó, món bún cũng được làm từ gạo nhưng lại có rất nhiều mùi vị và kích cỡ khác nhau tạo nên sự đa dạng trong phương thức ẩm thực Việt. Nếu như ở miền Bắc có bún đậu mắm tôm, bún thang, bún ngan, bún chả, bún mọc… thì hàng bún của người Nam Bộ lại đặc sắc với các món bún riêu, bún mắm… Bún sợi cỡ nhỏ để ăn các loại món trộn không có nước hay bún cỡ trung cho các món bún nước, ngoài ra còn có bún sợi lớn để dành riêng cho món bún bò Huế phong cách miền Nam.
Sợi bún làm từ gạo nở 504 của gạo sạch Sông Hậu
Bên cạnh đó, một biến tấu khác cũng khá phổ biến của sợi gạo ở miền Nam là hủ tiếu. Sợi hủ tiếu nhỏ, có độ dai hơn hẳn so với bún, phở và cách chế biến cũng đa dạng không kém phở và bún.
Từ sợi hủ tiếu đơn giản, người dân Nam bộ đã kết hợp với các loại nước dùng và gia vị khác nhau, tạo nên những món đặc trưng riêng của từng địa phương như hủ tiếu Sa Đéc, hủ tiếu Mỹ Tho… Món ăn này biến thành những món bình dân được bán khắp hang cùng ngõ hẻm đất phương Nam.
Hủ Tiếu Sa Đéc, một món ăn hấp dẫn quen thuộc của người miền Nam
Nếu đã quen với cơm trắng, cơm rang, bạn hãy một lần tìm và nếm thử các món sau để khám phá sự đa dạng và phong phú của ẩm thực Việt.
Những món cơm được biến tấu của người dân tộc
Cơm lam không chỉ là món ăn quen thuộc, mà còn có giá trị tâm linh đặc biệt đối với người dân vùng cao. Đây là món ăn đậm hương rừng, được chế biến rất công phu, thuận theo nguyên lý âm dương ngũ hành. Gạo đựng trong ống tre (mộc) hòa với nước trong chính ống tre hoặc từ suối nguồn (thủy), nấu chín bằng lửa nhỏ (hỏa) trên mặt đất (thổ)… Cơm lam thơm mùi gạo nương lẫn với mùi ống tre nướng, vị ngọt và dẻo, ăn kèm với muối vừng hoặc muối lạc.
Cơm lam, món ăn đậm chất rừng, được chế biền công phu
Đây là món ăn truyền thống của người Chăm. Món cơm nị có màu vàng của bột nghệ, mùi thơm của cà ri, vị đặc trưng của lá tía tô và vị ngọt của tôm mực rất hấp dẫn khiến ai đã từng thưởng thức dù chỉ một lần cũng không thể nào quên. Người Chăm hay ăn cơm nị với cà púa (được chế biến từ thịt bò, cà ri, hành ớt muối, nước cốt dừa… theo phong cách Chăm)
Cơm nị là món ăn truyền thống của người Chăm
Thưởng thức cơm nị – cà púa, bạn sẽ cảm nhận được vị ngọt béo của sữa, bùi bùi của đậu phộng, vị ngọt của thịt bò, nho khô, cay nồng của ớt hòa trộn vào nhau.
Người Tày trồng nhiều lúa nếp nên với họ, món ăn chính chủ yếu là xôi. Vào những dịp lễ, người Tày thường làm xôi ngũ sắc – một trong những món đặc sắc nhất của họ.
Xôi được chế biến khá công phu. Nguyên liệu làm màu đều lấy từ những loại cây cỏ ngâm lẫn với gạo như: co khảu cắm, co khảu đeng, hản mẩu, gừng, nghệ. Xôi đồ lên sao cho có đủ 5 màu: trắng, đỏ, tím, xanh, vàng. Sau khi được gói bằng lá rừng, xôi tỏa lên hương vị thơm ngon, dẻo ngọt của hạt gạo, làm tăng không khí ấm áp khi tiếp đón du khách thập phương.
Vào những dịp lễ, người Tày thường làm xôi ngũ sắc
Với người Kinh, cơm là món ăn phổ biến, do vậy, có nhiều món ăn độc đáo, đặc trưng cho từng vùng miền. Một trong số đó phải kể đến cơm tấm, món ăn bình dị của người miền Nam. Đĩa cơm tấm ngon là cơm phải khô, khi chín hạt cơm không được dính nhau. Nguyên liệu ăn kèm cơm tấm rất phong phú gồm có sườn non, sường nướng, trứng, bì, chả, thịt kho, phá lấu….
Ăn cơm tấm không thể thiếu chén nước mắm chua ngọt đơn giản nhưng rất tinh tế. Nước mắm được nấu với đường và nước lạnh theo một tỷ lệ nhất định, sao cho nước chấm có độ sánh, khi rưới lên đĩa cơm dễ dàng thấm vào từng hạt gạo, thớ thịt. Thêm một ít đồ chua như củ cà rốt, củ cải trên đĩa cơm nữa là món ăn trở nên đủ vị và ngon miệng.
cơm tấm thường được nấu bằng gạo tấm Tài Nguyên rất ngon cơm
Một số loại bánh làm từ gạo tẻ
Là một loại bánh làm từ gạo tẻ mà không dùng lá bọc. Bánh đúc có nhiều loại như bánh đúc lạc, bánh đúc dừa, bánh đúc nộm và bánh đúc lá dứa. Mỗi loại có cách chế biến, cách ăn khác nhau đều rất ngon và mang những hương vị rất đặc sắc. Bánh đúc lá dứa xanh như ngọc, cắt thành từng miếng dài, sắp vòng tròn trong dĩa, chan nước cốt dừa, bên cạnh có thêm chén nước đường được điểm ít đậu phộng, mè.
bánh đúc hấp dẫn lạ miệng
Một loại bánh phổ biến ở vùng Nam Trung Bộ, nhất là các tỉnh Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận. Bánh căn có hình dáng gần với bánh khọt nhưng cách làm hoàn toàn khác. Nếu bánh khọt là loại bột gạo “chiên” (vì có dùng dầu mỡ) thì bánh căn là loại bột gạo “nướng”. Làm bánh căn thường phải có khuôn đúc đặc biệt làm bằng đất nung và có nhiều lỗ tròn để đặt khuôn. Vì bánh căn nhỏ nên thường tính theo cặp chứ không theo cái, ở giữa có thể quét mỡ hành hoặc đổ trứng.
Nước chấm ăn kèm thường là nước mắm pha loãng, tỏi, ớt… hoặc nước cá kho (cá nục), khi ăn nhúng nguyên bánh và rau sống vào nước chấm. Nước chấm có thể bỏ thêm xíu mại, mỡ hành để tăng thêm hương vị.
bánh căn Bình Thuận
Một món ăn dân dã thơm ngon mà bất cứ ai thưởng thức qua rồi cũng nhớ mãi cái hương vị ấy. Vị thơm bùi của bột bánh hòa cùng phần nhân đậm đà của tôm, thịt, cái beo béo của đậu xanh với cả vị tươi mát của giá đỗ ăn kèm rau sống. Bánh xèo miền Bắc, miền Trung, miền Nam đều có biến tấu riêng tùy theo đặc điểm vùng miền, nhưng vẫn cho dù đi ngược về xuôi, thì hương vị bánh xèo vẫn luôn cuốn hút không chỉ đối với người bản xứ mà còn giữ chân bất kỳ vị khách phương xa nào ghé qua.
bánh xèo ngon giòn
Có xuất xứ từ miền Trung, là một món bánh dân dã dễ làm và hấp dẫn. Bánh bèo thường được chia ra làm hai loại là bánh bèo Quảng Nam và bánh bèo Huế. Ở miền Trung thì phân ra như thế, và đa phần đúc bằng chén, hay còn gọi là bánh bèo chén, Nhưng đến miền Nam thì bánh bèo được chế biến cho phù hợp với khẩu vị người dung nên thường có thêm đậu xanh, đồ chua, nhiều khi lại ăn kèm cùng bánh đúc, bánh ít, bánh bột lọc…
GỌI NGAY 0909 945 970 ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN VÀ GIAO HÀNG HOÀN TOÀN MIỄN PHÍ CHÚNG TÔI ĐANG ĐỢI CUỘC GỌI TỪ BẠN!
Cách Chọn Gạo Và Nấu Cơm Gạo Lứt Thực Dưỡng Thơm Ngon
Gạo lứt đỏ là loại gạo chứa nhiều năng lượng, chất chống oxy hóa và cũng dễ ăn hơn so với gạo lứt nâu hoặc trắng. Khi nấu cơm cần phải nêm thêm chút muối và nấu chín trong khoảng 1 tiếng, cứ mỗi dụng cụ nấu khác nhau sẽ có thời gian nấu khác nhau.
Nguyên liệu cơm gạo lứt
1 chén gạo lứt
¼ muỗng cà phê muối
Nồi đất hoặc nồi áp suất.
Cách nấu cơm gạo lức: Vo gạo và đong nướcĐầu tiên bạn đi đãi gạo (hoặc thậm chí chỉ cần xối nhẹ qua nước sạch 2 – 3 lần là được) và đem ngâm với 1 chén nước khoảng 1,5 – 2 tiếng.
Về việc đong gạo – nước sao cho đúng, bạn đong với tỉ lệ sau: cứ 1 gạo lại cho 2 nước. Chẳng hạn 1 lon gạo lứt sẽ nấu cùng với 2 lon nước hoặc cứ 1 chén gạo sẽ đong với 2 chén nước.
Việc nấu cơm gạo lứt khá phức tạp nếu so với nấu cơm bình thường. Bạn có thể nấu bằng nồi đất hoặc nồi áp suất. Nấu bằng nồi áp suất sẽ nhanh và rất đơn giản, tuy nhiên khi nấu bằng nồi đất sẽ cho gạo thơm, dẻo và ngon hơn.
Nấu bằng nồi áp suấtĐối với nồi áp suất, bạn chỉ cần đong gạo và nước vào nồi và nấu trong khoảng 45 phút – 1 tiếng. Trong lúc nấu, bạn có thể kê thêm đậu đỏ, hạt sen để cơm thơm hơn và khi ăn cũng không bị ngấy.
Khi cơm đã chín, bạn để một lúc khoảng 5 – 10 phút cho áp suất hạ xuống, sau đó dùng đũa cả nhúng qua nước lạnh và xới đều nồi cơm cho tơi là dùng được.
Nấu bằng nồi đấtBước 1: Ngâm và đong gạo tương tự như khi nấu gạo lứt bằng nồi áp suất
Bước 2: Đặt nồi lên bếp và để lửa lớn, đậy vung, đun sôi trong khoảng 10 phút. Hết 10 phút, bạn nêm vào nồi cơm thêm ¼ muỗng cà phê muối trắng và dùng đũa cả đánh tơi nhẹ nồi cơm và đậy vung nấu thêm khoảng 20 phút nữa.
Bước 3: Khi đã hết 20 phút và nồi cơm đã cạn nước, bạn dùng một miếng vải xô sạch, nhúng nước và vắt ráo rồi xếp lại sao cho phủ vừa miệng nồi. Sau đó, bạn đặt miếng khăn lên miệng nồi và đậy nắp lại, vặn nhỏ lửa và nấu thêm khoảng 30 – 40 phút nữa là cơm chín.
Khi cơm chín, bạn nhấc nồi ra khỏi bếp, dùng đũa cả xới cơm cho tơi và nguội bớt rồi thưởng thức.
Cách làm muối mèCơm gạo lứt thường được ăn cùng với muối mè. Các bước làm muối mè cũng rất đơn giản như sau:
Bước 1: Mè mua về bạn rang trên ngon lửa vừa để chín vàng đều và thơm.
Bước 2: Trộn muối và mè theo tỉ lệ 1:20 (1 muỗng muối trộn cùng với 20 muỗng mè, thông thường sử dụng đơn vị là muỗng ăn hằng ngày). Tuy nhiên, nếu bạn đang sử dụng gạo lứt theo phương pháp thực dưỡng số 7 (tức 100% khẩu phần ăn là gạo lứt) thì cần điều chỉnh lại ở tỉ lệ 1:5 (1 muỗng muối trộn cùng với 5 muỗng mè).
Gạo lứt đỏ trồng hữu cơ và thu hoạch trong vòng 6 tháng được xem là loại gạo lứt tốt nhất hiện nay. Thực chất phương pháp thực dưỡng ăn gạo lứt không hề “kham khổ” như chúng ta vẫn nghĩ. Nếu ăn chưa quen, bạn chỉ cần ăn một lượng nhỏ, sau đó tăng dần lên. Áp dụng phương pháp thực dưỡng đúng cách kết hợp với các thực phẩm tự nhiên, hạn chế tối đa nêm nếm và ăn các loại gia vị, thức ăn nhân tạo hay có quá nhiều chất hóa học. Như vậy, bạn sẽ giữ được cho mình một sức khỏe tốt cùng tinh thần minh mẫn, suy nghĩ tích cực hơn và tâm trạng vui vẻ hơn.
Cách Làm Bánh Gạo Cay Hàn Quốc Tại Nhà
Bánh gạo cay Hàn Quốc là một món ăn truyền thống mà mỗi du khách đến với đất nước này đều muốn được thưởng thức.
Nhưng với cách làm bánh gạo cay Hàn Quốc tại nhà đơn giản sau đây, bạn có thể thưởng thức trọn vẹn vị ngon của bánh gạo mà không cần phải đến mua ở các cửa hàng Hàn Quốc nào cả.
Bạn nào thường hay xem phim Hàn Quốc chắc sẽ rất mê món bánh gạo trắng tròn ngập nước sốt cay cay đỏ chót này. Món bánh gạo cay ngon Hàn Quốc đã giới trẻ Việt Nam rất ưa chuộng hiện nay.
Bánh được làm từ những thỏi bánh gạo dẻo với thành phần đặc trưng là tương ớt, khi ăn bạn sẽ cảm nhận được vị cay làm nóng người vào những ngày mưa lạnh thì món ăn này lại càng trở nên hấp dẫn hơn.
Cách làm bánh gạo cay Hàn Quốc tại nhà kiểu nấu sốtNguyên liệu sử dụng để làm bánh gạo Hàn Quốc gồm có
Bột gạo: 300gr
Tương ớt Gochujang của Hàn Quốc: 3 muỗng
Ớt bột: 1 muỗng
Nước lọc: 350ml
Tỏi: 1 củ
Hành boa rô: 1 cây
Mè rang: 2 muỗng
Hạt nêm, nước tương, đường, muối và dầu ăn.
2 quả trứng luộc
7 con cá anchovy
1 lá rong biển khô
Dụng cụ làm bánh gạo cay Hàn QuốcXoong nông đáy
Xửng hấp
Cách chế biếnPhần bánh gạo
Bước 1: Cho 300gr bột gạo vào tô, cho thêm 350ml nước lọc và một chút xíu muối vào trộn đều. Nhào thật kỹ và đều tay sao cho bột không bị vón cục, khi thấy bột mịn là được.
Bước 2: Sau khi nhào bột xong, bạn cho bột vào xửng hấp để hấp chín. Thời gian hấp khoảng 20 phút thì tắt bếp, để nguội. Lưu ý là bạn nên lót trên nắp xửng bằng 1 cái khăn để nước không nhỏ vào bột.
Bước 3: Khi bột đã hấp chín và nguội, bạn thu được thành phẩm là 1 tảng bánh gạo to. Tiếp tục dùng tay nhào bánh gạo thêm một lần nữa (khoảng 5 phút là được).
Bước 4: Tiếp theo, chia bánh gạo thành từng phần nhỏ rồi lăn bánh gạo thành hình cây thon dài. Tiếp nữa, dùng dao cắt bánh gạo thành khúc có độ dài bằng 2 đốt ngón tay nữa là xong.
Mẹo nhỏ dành cho bạn: Khi nhào bánh gạo, để cho bột bánh không dính tay, bạn nên dùng một chút xíu dầu ăn xoa đều lên tay và thớt để nhào bánh.
Bước 5: Tỏi bóc vỏ, rửa sạch rồi đem đập dập, băm nhỏ. Hành boa rô làm sạch, rửa sạch với nước rồi đem xắt thành lát mỏng, để riêng.
Bước 6: Bật bếp, chờ cho chảo nóng thì cho 1 muỗng dầu ăn vào, đun cho dầu nóng già thì cho 1 muỗng tỏi băm vào phi thơm. Khi tỏi phi dậy mùi thơm, thì cho bánh gạo vào chiên sơ qua trong khoảng 2 phút.
Phần canh
Bước 1: Đổ nước vào một chiếc xoong nông, bỏ cá anchovy và rong biển vào.
Bước 2: Đun sôi trong 15 phút với lửa to vừa, không đậy vung.
Bước 3: Trộn ớt bột, tương ớt và đường trong một chiếc tô nhỏ. Vớt cá và rong biển ra khỏi nồi sau đó cho bánh gạo với hỗn hợp ớt, hành và trứng đã luộc vào nồi. Trong nồi còn khoảng 2 ½ chén nước.
Bước 4: Dùng thìa gỗ khuấy nhẹ khi hỗn hợp bắt đầu sôi. Tiếp tục khuấy đến khi bánh gạo mềm và phần sốt trở lên sệt lại ( khoảng 10-15′).
Bước 6: Cho bánh gạo cay ra đĩa, cho thêm 1 muỗng mè rang và vài lát hành boa rô lên trên là có thể dùng được. Bánh gạo cay phải ăn nóng mới ngon.
Cách làm bánh gạo cay Hàn Quốc tại nhà kiểu xàoNguyên liệu cần chuẩn bị
1 túi bánh gạo (khoảng 200gr)
1 thìa canh ớt Gochujang
1/2 thìa nhỏ ớt bột
1 thìa nhỏ xì dầu (nước tương)
1 thìa nhỏ đường
1 thìa nhỏ nước lọc
Tỏi, dầu ăn
Mè rang
Tỏi tây dùng để trang trí
Cách chế biến
Bước 1: Cho nước vào nồi đun sôi rồi cho bánh gạo vào luộc qua 1-2 phút để bánh mềm, sau đó vớt ra xối nước lạnh và để ráo nước.
Bước 2: Trộn hỗn hợp gồm ớt Gochujang, ớt bột, xì dầu, đường, nước lọc vào bát, khuấy cho đường tan.
Bước 3: Cho 2 thìa dầu ăn vào chảo đun nóng, phi tỏi thơm, cho bánh gạo ở bước 1 vào đảo khoảng 2 phút.
Bước 4: Cho tiếp hỗn hợp gia vị đã pha ở bước 2 vào đảo đều, xào khoảng 4-6 phút với lửa nhỏ đến khi hỗn hợp tương ớt bám đều quanh bánh gạo.
Bước 5: Tắt bếp, cho mè rang vào đảo đều, đổ ra đĩa dùng nóng. Bạn có thể trang trí với một ít tỏi tây thái nhỏ lên bề mặt để món ăn thêm hấp dẫn.
Cách làm bánh gạo cay Hàn Quốc tại nhà kiểu “mì ăn liền”Cách chế biến bánh gạo cay này siêu đơn giản và nhanh gọn. Bạn chỉ cần mua bánh gạo đóng sẵn từng gói nhỏ có kèm nước sốt ở ngoài siêu thị mà không cần đong đếm tỷ lệ nước sốt.
Tùy nhu cầu và số người ăn bạn có thể chọn loại cốc hoặc loại gói với trọng lượng từ 120gr đến 280gr.
Bánh gạo cay đóng gói sẵn kèm sốt sẽ giúp việc chế biến của bạn đơn giản và nha gọn hơn
Khi chế biến, bạn chỉ cần bóc bánh gạo, nước sốt cho vào chảo. Đổ thêm nước lọc vào đun sôi nhỏ lửa trong vòng 4-6 phút cho bánh chín mềm là được.
Tùy theo sở thích, bạn có thể cho thêm chả cá, miến xào hoặc trứng vào đảo đều và ăn kèm.
Chỉ với 30 phút là bạn có thể thưởng thức món bánh gạo Hàn Quốc thơm ngon đặc biệt rồi đó. Với công thức đơn giản này bạn không còn phải ra ngoài của hàng để mua nữa đâu mà có thể tự cảm nhận vị ngon của nó với bạn bè và người thân ngay tại nhà rồi.
Cập nhật thông tin chi tiết về Đại Lý Gạo Tại Tphcm, Cửa Hàng Gạo Sạch Uy Tín trên website Raffles-hanoi.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!