Xu Hướng 4/2023 # Đầu Bếp Võ Quốc: Đừng Ngại Thất Bại! # Top 7 View | Raffles-hanoi.edu.vn

Xu Hướng 4/2023 # Đầu Bếp Võ Quốc: Đừng Ngại Thất Bại! # Top 7 View

Bạn đang xem bài viết Đầu Bếp Võ Quốc: Đừng Ngại Thất Bại! được cập nhật mới nhất trên website Raffles-hanoi.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Từng được Hiệp hội Đầu bếp thế giới trao tặng danh hiệu “Đại sứ văn hóa ẩm thực Việt Nam” năm 2012, đầu bếp Võ Quốc đã không ngừng tìm tòi, nghiên cứu, làm sống lại những món ăn Việt quý giá bị thất truyền.

Ông “phù thủy” của món Việt

Con đường đến với nghề bếp của Võ Quốc cứ như duyên tiền định. Cậu học sinh giỏi hóa cấp thành phố đã không thể đặt chân đến cánh cổng đại học dù kiên trì dự thi đến 3 lần. Trong lúc tuyệt vọng, Võ Quốc được mẹ nuôi là chuyên gia ẩm thực Nguyễn Dzoãn Cẩm Vân tư vấn theo nghề bếp khi bà nhìn thấy đôi tay Quốc bay bổng trên căn bếp nhà bà.

Đầu bếp Võ Quốc thường đi du lịch đến những vùng đất mới để tìm hiểu thêm về các món ăn các nước. (Ảnh do nhân vật cung cấp)

Nghe lời mẹ, Quốc cắp cặp đến Trường Nghiệp vụ Du lịch và Khách sạn Saigontourist để… giết thời gian. Nhưng khi vào trường, tiếp xúc với những “cây đa cây đề” trong ngành ẩm thực Việt, Quốc tin rằng cuộc đời mình sẽ gắn chặt với nghề bếp khi những người đi trước đã truyền cho anh niềm đam mê với những món ăn Việt. Càng học càng yêu nghề, Quốc đã dành trọn tâm lực của mình cho ước mơ bỏng cháy là trở thành đầu bếp giỏi.

Cơ hội thật sự đến với Quốc năm 2001 khi trường cử anh tham dự cuộc thi nghề châu Á tại Bắc Kinh – Trung Quốc. Bằng tư duy sáng tạo qua món cơm chiên làm theo nguyên tắc nấu xôi vò không để dính dầu, Quốc đã vượt qua 50 thí sinh đến từ 13 quốc gia châu Á để giành giải nhất cuộc thi. Cứ thế, may mắn tiếp nối may mắn, Quốc thẳng tiến vào nghề một cách tự tin.

Tốt nghiệp xuất sắc lớp bếp Việt Nam tại Trường Nghiệp vụ Du lịch và Khách sạn Saigontourist năm 2001, Quốc nhận học bổng tham gia lớp nâng cao dành cho bếp trưởng các nhà hàng của Saigontourist. Lại đứng đầu lớp bếp nâng cao, Quốc nhận thêm suất học bổng tại khách sạn nổi tiếng Raffle ở Singapore và học chuyên ngành Food Stylist (trình bày món ăn) trong 6 tháng. Anh cũng được cấp bằng chuyên gia ẩm thực của Hiệp hội Đầu bếp châu Á.

Đầu bếp chủ bút

Từ tạp chí này, những nghệ nhân ẩm thực nổi tiếng của cả nước có cơ hội thi thố tài năng, góp nhặt tinh hoa và phát triển nó, tạo nên một sắc thái riêng biệt từ trang trí đến cách chế biến thuần chất. Bản thân ông chủ bút Võ Quốc cũng luôn xách balô lên đường đến những vùng đất mới, trong và ngoài nước để lượm lặt các công thức đặc thù của từng món ăn địa phương rồi chuyển tải trên tạp chí. Thành công của Món ngon Việt Nam đã tiếp sức để Quốc khai sinh thêm tạp chí Gia đình vào bếp và Vietnamese Delicious.

Không chỉ nấu ăn ngon, Quốc khá tự tin và đầy kỹ năng hoạt xướng, biểu diễn trước đám đông nên anh còn đảm nhận nhiều chương trình dạy nấu ăn trên đài truyền hình, tổ chức sự kiện… Ngoài ra, anh còn được đề cử hướng dẫn món Việt cho các lãnh sự quán nước ngoài tại Việt Nam trong những ngày “Family Day” của họ và tham gia dạy nấu ăn cho khách du lịch… Những năm qua, vài quán ăn của anh cũng trở thành điểm hẹn của những vị khách say mê ẩm thực.

Một điểm khác biệt ở các món ăn tại nhà hàng Món ngon Việt Nam là được Võ Quốc loại bớt lượng mỡ dư thừa từ động vật và thêm vào những chất xơ đơn giản có lợi vì anh muốn phát triển một nền ẩm thực chất lượng cao, tốt cho sức khỏe.

Tự tin, thành đạt trong nghề bếp bao nhiêu thì Võ Quốc lại rụt rè, e ngại trong chuyện riêng tư bấy nhiêu. Bởi thế, chàng đầu bếp tài năng này vẫn còn “phòng không” dù đã 36 tuổi!

Đừng ngại thất bại!

Chia sẻ thêm về nghề bếp, Võ Quốc cho rằng không phải ai học nghề cũng có thể đến với nghề; chỉ 50% theo được và 5% thành danh. Để thành công, người đầu bếp nên tự lập, tìm tòi khám phá và trải nghiệm; đừng ngại thất bại bởi đó chính là những điều mang đến thành công. “Sau thời gian dài thưởng thức các món ăn, những đặc sản địa phương đã giúp tôi có cái nhìn khách quan và bao quát hơn về hương vị cũng như sở thích của các vùng miền khác nhau. Chính ẩm thực đã xóa tan rào cản ngôn ngữ và đưa mọi người xích lại gần nhau hơn” – Võ Quốc nhấn mạnh.

Ngành Đầu Bếp Thi Khối Nào? Học Đầu Bếp Ở Đâu Tốt Nhất?

Bạn đam mê và có nguyện vọng theo đuổi nghề đầu bếp? Bạn thắc mắc không biết ngành đầu bếp có học Đại học không? Thi khối nào? Học ở đâu tốt nhất? Bài viết này, sẽ cùng bạn giải đáp! ​​

Bạn có biết ngành đầu bếp thi khối nào? Học đầu bếp ở đâu tốt nhất?

Tuy nhiên, có một sự thật mà không phải ai cũng biết là trên thực tế, “hiện nay, nghề bếp đang được đào tạo chuyên sâu tại nhiều trường cao đẳng, trung cấp và dạy nghề nhưng đối với bậc đại học thì chưa có” – chia sẻ của Thạc sĩ Phạm Thái Sơn, Phó Giám đốc Trung tâm tuyển sinh và Quan hệ doanh nghiệp Đại học Công nghiệp thực phẩm TP HCM.

Như vậy, tại Việt Nam hiện chưa có trường Đại học nào có mã ngành “nghề bếp” hay “đầu bếp” để tổ chức tuyển sinh hàng năm. Thay vào đó là những ngành, chuyên ngành như “Quản trị chế biến món ăn”, “Kỹ thuật chế biến món ăn”. Tuy nhiên, số lượng trường Đại học chính quy đào tạo là rất ít.

Mặt khác, nếu muốn, bạn có thể lựa chọn trường cao đẳng, trung cấp nghề hay các trung tâm đào tạo nghiệp vụ du lịch, khách sạn, các lớp dạy nấu ăn… để học với ưu điểm thời gian ngắn, cơ hội thực hành nhiều, được tiếp xúc thực tế, học hỏi kinh nghiệm, trang bị kỹ năng, tạo điều kiện để học viên sớm “hòa nhập” với công việc.

Tuy nhiên, nếu vẫn muốn theo học Đại học để được công nhận thông qua bằng cấp, bạn cũng có thể theo học 1 trong 2 ngành sau:

– Đăng ký xét tuyển vào ngành Khoa học dinh dưỡng và ẩm thực hay Khoa học chế biến món ăn của trường Đại học Công nghiệp thực phẩm TP HCM , chỉ tiêu: 85 mỗi ngành; xét tuyển theo khối A, A1, B và D7. Ngành học này đào tạo các khối kiến thức về dinh dưỡng người, kiểm nghiệm chất lượng thực phẩm, quản lý bếp ăn – nhà hàng, văn hóa ẩm thực và kỹ thuật chế biến món ăn. Sau khi tốt nghiệp, bạn có thể làm việc tại các trung tâm dinh dưỡng; phòng nghiên cứu và phát triển sản phẩm của các doanh nghiệp sản xuất thực phẩm; các bếp ăn nhà hàng, khách sạn; các công ty suất ăn công nghiệp hoặc dạy nấu ăn.

– Và ngành Quản trị chế biến món ăn hay Kỹ thuật chế biến món ăn được đào tạo tại khá nhiều cao đẳng, trung cấp, trung cấp nghề hiện nay cũng mang đến cho bạn nhiều kiến thức chuyên ngành và kỹ năng nghiệp vụ nghề.

Hiện chưa có trường đào tạo nào tại Việt Nam có mã ngành “nghề bếp”

Theo cách nói dân gian, đầu bếp là lĩnh vực học nghề, là “nghề dạy nghề” hay “cầm tay chỉ việc”,…Vì vậy, nếu đam mê và có nguyện vọng theo học, bạn không nhất thiết phải trải qua trường lớp đào tạo chính quy, mà chỉ cần thỏa mãn các điều kiện cần và đủ sau đây:

Theo Khoản 1, Điều 61 của Bộ Luật lao động năm 2012 về Học nghề, tập nghề để làm việc cho người sử dụng lao động thì: “…Người học nghề, tập nghề trong trường hợp này phải đủ 14 tuổi và phải có đủ sức khoẻ phù hợp với yêu cầu của nghề, trừ một số nghề do Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội quy định.…”. Như vậy, chỉ cần bạn đủ 14 tuổi là có thể theo học nghề tại doanh nghiệp, bao gồm nghề bếp. Trường hợp học nghề tại các trường, trung tâm đào tạo nghề thì đối tượng tuyển sinh phải từ đủ 15 tuổi trở lên, có trình độ học vấn và sức khỏe phù hợp với ngành nghề theo học (theo Khoản 1, Điều 3, Luật Giáo dục nghề nghiệp 2014 và Điều 15, Thông tư 42/2015/TT-BLĐTBXH​).

Ngoài ra, để theo đuổi nghề đầu bếp, bạn cũng cần phải có thể lực tốt, có sức khỏe, sự khỏe mạnh, không mắc các bệnh truyền nhiễm, các bệnh ngoài da,…

Đầu bếp là lĩnh vực học nghề, tức nghề dạy nghề

– Có niềm đam mê, sự quyết tâm và lòng yêu nghề ​

Đầu bếp hay bất kì ngành dịch vụ nào cũng chứa đựng cường độ và áp lực công việc rất lớn. Hằng ngày phục vụ hàng trăm, hàng nghìn khách hàng với những nhu cầu và sở thích khác nhau, đòi hỏi bạn phải có sự kiên nhẫn, tính toán và sáng tạo vượt bậc. Chỉ khi có niềm đam mê, sự quyết tâm và lòng yêu nghề thì bạn mới có thể vượt qua những khó khăn, thử thách trong công việc.

– Không ngừng học hỏi và nỗ lực hết mình

Học hỏi để tiếp thu, nỗ lực để đạt được thành tựu là những yếu tố không thể thiếu nếu muốn theo đuổi nghề đầu bếp. Có kiến thức, tài năng thôi chưa đủ, một đầu bếp giỏi là người luôn cố gắng học hỏi mọi lúc, mọi nơi, từ mọi người để tích lũy kinh nghiệm, vốn sống và thể hiện chúng qua những món ăn của chính mình. Một món ăn ngon không chỉ nhờ hương vị, mà còn phụ thuộc vào cái hồn tác giả gửi gắm và sự cảm nhận chủ quan của thực khách.

Bất cứ mọi ngành nghề, bạn chỉ thực sự phát triển nếu bạn có ước mơ, niềm đam mê, sự yêu nghề và ý chí cầu tiến cao trong công việc. Chỉ khi bạn có quyết tâm vươn lên, phát triển với nghề thì bạn mới thực sự nỗ lực, phấn đấu hết mình để đạt được mục tiêu đã đề ra.

Nghề đầu bếp cần người có sức khỏe, cầu tiến và đam mê theo đuổi sự thành công

Trên thực tế, 100% học viên nghề đầu bếp sau khi tốt nghiệp đều có việc làm. Đây là một nghề dễ học, dễ tìm việc nhưng đòi hỏi sự kiên trì, niềm đam mê và tình yêu với nghề.

Hơn nữa, theo dự kiến, trong nhiều năm tới, nghề đầu bếp sẽ tiếp tục nằm trong Top những nghề nghiệp có tương lai tương sáng nhất với nhiều triển vọng: lương tốt, cân bằng cuộc sống tốt và triển vọng phát triển sự nghiệp tốt.

Tại Việt Nam, mức lương đầu bếp cũng khá hấp dẫn. Tùy thuộc vào kinh nghiệm, trình độ, quy mô và cấp bậc làm việc tại mỗi nơi mà sẽ có sự phân chia mức lương khác nhau. Nhìn chung, nghề đầu bếp vẫn đang và sẽ cực kỳ có triển vọng phát triển, cùng với sự phát triển của ngành dịch vụ du lịch và giải trí.

Tuy nhiên, theo các anh, chị đi trước và các đầu bếp thành công trong nghề lại cho rằng: Sẽ có một hướng đi khác tốt và thực tế hơn nếu bạn ở những nhà hàng, quán ăn nhỏ và học hỏi kinh nghiệm từ những đầu bếp chính. Sau đó, nếu bạn thực sự cố gắng, nỗ lực và có tố chất, bạn có thể có khả năng trở thành bếp chính, thậm chí bếp trưởng của nhà hàng đó. Từ việc có kinh nghiệm làm bếp ở nhà hàng nhỏ, bạn có thể xin vào làm phụ bếp ở những nhà hàng, khách sạn lớn. Tại đây, bạn có cơ hội học hỏi những chuyên gia đầu bếp thực thụ, được tiếp xúc với môi trường chuyên nghiệp và rộng mở hơn, từ đó bạn sẽ có cơ hội thăng tiến nhiều hơn trong nghề.

Chỉ cần đam mê, quyết tâm và thực sự yêu nghề, không có khó khăn hay thử thách nào, dù lớn, có thể ngăn cản bước tiến của bạn trên con đường theo đuổi ước mơ nghề đầu bếp.

Đầu Bếp Nổi Tiếng Hàn Quốc Bật Mí Công Thức Món Ngon Với Tương Đậu Hũ

Trong lớp học nấu ăn tại Hà Nội ngày 5/11, đầu bếp Lee Won Il đã hướng dẫn các học viên công thức nấu ăn ngon với tương đậu hũ, loại gia vị trứ danh xứ kim chi.

Trong lớp học nấu ăn tại Hà Nội ngày 5/11, đầu bếp Lee Won Il đã hướng dẫn các học viên công thức nấu ăn ngon với tương đậu hũ, loại gia vị trứ danh xứ kim chi. Chiều 5/11, đầu bếp nổi tiếng Hàn Quốc Lee Won Il đã đứng lớp buổi dạy nấu ăn cho các học viên người Việt. Tại lớp học lần này, anh đem đến những công thức nấu ăn mới lạ được chế biến từ loại gia vị lừng danh xứ kim là tương đậu hũ. Anh đã giới thiệu 2 món ăn kiểu Hàn dễ làm và chia sẻ những kinh nghiệm nấu ăn ngon tới các học viên. Tương đậu hũ là gia vị chính dùng để chế biến các món ăn theo công thức của đầu bếp Lee. Ngoài ra, các gia vị đi kèm gồm có bột ớt, nước tương, mè (vừng), tỏi băm nhuyễn, đường, mật ong… Món ăn đầu tiên đầu bếp hướng dẫn là món thịt heo hấp cải thảo hương sốt đậu hũ. Nguyên liệu chính gồm cải thảo và thịt heo nạc, hành paro và ớt tươi.

Gia vị được trộn đều để làm sốt. Tương đậu hũ chuẩn vị Hàn rất mặn và dậy mùi. Vì thế, bột ớt, hạt tiêu, mật ong được trộn cùng để giảm bớt độ mặn. Phần thịt heo được áp chảo cháy cạnh, hành paro thái nhỏ, cải thảo cắt miếng vừa ăn. Sau khi thịt vàng, món ăn được thêm hành paro, đảo đều cùng sốt đậu tương. Cải thảo được đặt lên trên phần thịt, lớp trên cùng là sốt đậu tường, thêm nước sôi, đậy vung và hầm chín món ăn.

Ngoài món thịt heo hấp cải thảo, tương đậu hũ cũng được sử dụng làm gia vị cho món cải bó xôi chần. Cải được cắt gọn rễ, rửa sạch, sau đó chần với nước sôi. Trong buổi hướng dẫn, Lee Won Il đã mách nhỏ bí quyết giúp cải xanh, giòn. Sau khi chần chín, bạn vớt cải ngâm với đá lạnh khoảng 3 phút cải sẽ không bị nát và giữ được màu xanh tươi. Rau được trộn đều, nhẹ nhàng bằng tay. Món ăn này đặc biệt thêm hấp dẫn khi có thêm mè (vừng) giã nhỏ rắc lên trên cùng để tăng độ ngậy. Bạn có thể tham khảo công thức của đầu bếp Lee làm bữa tối bổ dưỡng cho cả nhà. Hai món ăn này có thể ăn kèm với kim chi sẽ thêm dậy vị. Tại lớp học của Lee Won Il, các học viên tham gia sẽ quan sát tỉ mỉ cách chế biến và nếm thử hương vị của món ăn. Sau đó mọi người chia nhóm thực hành chế biến món tương tự dưới sự giám sát của người đứng lớp.

Các học viên tham gia lớp học đều là những người đam mê ẩm thực, có người từng đạt các giải thưởng tại những cuộc thi nấu ăn. Chị Thảo (Hà Nội), học viên tại buổi học chia sẻ với Zing.vn đây là lần đầu tiên chị được trải nghiệm công thức món ăn chuẩn Hàn Quốc với gia vị tương đậu hũ. Trước đây, chị từng biết đến loại gia vị nổi tiếng này nhưng lo ngại về mùi vị mặn nên chưa thử chế biến.

Lớp học của đầu bếp nổi danh xứ kim chi cũng thu hút các food blogger nổi tiếng mạng xã hội như Mỹ Linh (@Nofoodbia), Bách (@Zizohanoi)… Mỹ Linh chia sẻ đây là lần đầu được trải nghiệm 2 món ăn thú vị của ẩm thực Hàn Quốc. Hào hứng sau khi nếm thử món ăn, Bách bày tỏ: “Mình thích đầu bếp Lee qua những video dạy nấu ăn của anh. Hôm nay là dịp đặc biệt để mình được tiếp xúc và tận mắt quan sát những món ăn do anh nấu”. Tuy nhiên, khi được hỏi món ăn Việt hay món ăn Hàn ngon hơn, các food blogger đều ưu tiên chọn món ăn Việt.

Lee Won Il nhiệt tình truyền đạt kinh nghiệm nấu nướng cho các học viên và trực tiếp hướng dẫn thực hành chế biến 2 món ăn truyền thống xứ kim chi. Đầu bếp Lee chia sẻ với chúng tôi về loại gia vị truyền thống Hàn Quốc được ông giới thiệu trong buổi dạy nấu ăn: “Không nhiều người Việt sử dụng tương đậu hũ khi dùng các món ăn Hàn Quốc vì mùi vị khá khó chịu. Tuy nhiên, ở đất nước tôi, tương đậu hũ là một nguyên liệu phổ biến trong hầu hết món ăn hàng ngày. Vì vậy, thông qua buổi dạy hôm nay, tôi muốn chia sẻ tới các bạn người Việt những hương vị ẩm thực truyền thống Hàn Quốc qua loại gia vị hấp dẫn này”.

Bí quyết làm sợi mì lạnh naengmyeon trứ danh của Hàn Quốc Mì lạnh naengmyeon được nhiều người thích, nhất là vào mùa hè. Người ta quan niệm sợi mì càng dài con người càng sống thọ. Những sợi mì dai, đàn hồi như cao su được làm ra sao?

Theo Zing

Để Trở Thành Một Đầu Bếp

Bạn thích nấu ăn và bạn mong muốn trở thành một đầu bếp? Học nấu ăn chuyên nghiệp bạn sẽ có cơ hội để thiết kế các món ăn sáng tạo, điều hành một nhà bếp, hoặc thậm chí quản lý một nhà hàng. Tìm hiểu về các khóa học và kinh nghiệm mà bạn cần có để bắt đầu sự nghiệp của bạn như là một đầu bếp chuyên nghiệp.

Quyết định để trở thành một đầu bếp bạn cần chuẩn bị những gì?

Khi thử sức với công việc làm bếp tại một nhà hàng, bạn sẽ tiếp xúc với môi trường bếp núc, bạn phải bắt đầu tìm hiểu những công việc mà một đầu bếp cần phải làm. Hãy thực hành nấu ăn tại nhà và chuẩn bị cho những kỹ năng bếp nơi làm việc, bạn phải điều chỉnh tốc độ sao cho phù hợp hoàn cảnh, tạo ra món ăn chất lượng phục vụ cho lượng thực khách lớn. Đồ ăn sẽ thể hiện hình ảnh của bạn, hãy tìm hiểu, chọn lựa thực phẩm thật tốt để có thể sáng tạo ra những món ăn ngon. Bạn phải học nhiều về nấu ăn, luôn trau dồi kỹ năng và học hỏi những kỹ năng mới, tích lũy kinh nghiệm cho bản thân. Đặc biệt, hãy nuôi dưỡng đam mê ẩm thực, lúc đó bạn sẽ sẵn sàng có thể cống hiện cho nghề.

Làm thế nào để bạn thực hành nấu ăn?

Bạn hãy thực hành việc nấu ăn ở bất cứ đâu, ngay cả việc thực hành đơn giản tại căn bếp ở nhà cũng nâng cao kỹ năng nấu ăn và là nền tảng cho nghề đầu bếp của bạn trong tương lai. Hãy tìm hiểu để đánh giá hương vị, kết cấu của những loại thực phẩm khác nhau. Hãy đọc sách về nấu ăn và tìm hiểu lịch sử của các đầu bếp, bếp trưởng đi trước, hãy học hỏi những bí quyết nấu ăn của họ.

Tham gia một khóa học nấu ăn chuyên nghiệp

Hãy tham gia một khóa học nấu ăn và chuẩn bị cho những những kiến thức căn bản về nghề đầu bếp, về thực phẩm, kỹ thuật chế biến thực phẩm và cách nấu nướng căn bản.

Nếu bạn có kế hoạch trở thành một đầu bếp chuyên nghiệp, hãy tìm thêm một lớp học nấu ăn chuyên nghiệp. Tìm một nơi thực tập để có được những kinh nghiệm thực tế.

Khóa học 24 buổi, rất phù hợp với những người mới bước chân vào nghề, muốn trở thành đầu bếp, người đã có kinh nghiệm nấu ăn, phụ bếp tại các nhà hàng khách sạn muốn nâng cao tay nghề hoặc người có ý định mở quán ăn nhà hàng.

2/ Kỹ năng cắt tỉa, trang trí:

Buổi 2:

1/ Kỹ năng cắt, thái, rút xương các loại thịt:

2/ Kỹ năng đóng gói, bảo quản các nguyên liệu (thịt, cá) đã sơ chế vào hộp để trữ đông

3/ Thực hành chế biến: Cá điêu hồng tái mù tạt, xương điêu hồng chiên giòn, gỏi gà xé phay, gỏi vịt

2/ Ứng dụng món

Buổi 4: Phương pháp chế biến các món xào Buổi 5: Phương pháp chế biến các món xào: Buổi 6: Phương pháp chế biến các loại sốt xào Buổi 7: Phương pháp muối, ngâm chua, muối chua Buổi 8: Phương pháp chế biến các món gỏi Buổi 9: Phương pháp chế biến các món lăn bột chiên Buổi 10: Phương pháp chế biến các món chiên Buổi 11: Phương pháp chế biến các món cuốn Buổi 12: Phương pháp chế biến, thực hành chế biến các món súp Buổi 13:

1/ Phương pháp xả đông nguyên liệu

2/ Phương pháp chế biến các món nướng than

3/ Phương pháp chế biến nước chấm ăn kèm

Cập nhật thông tin chi tiết về Đầu Bếp Võ Quốc: Đừng Ngại Thất Bại! trên website Raffles-hanoi.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!