Xu Hướng 5/2023 # Đi Cần Thơ Ăn Gì? 9 Món Đặc Sản Nức Tiếng Xứ Tây Đô (Update 11/2020) # Top 11 View | Raffles-hanoi.edu.vn

Xu Hướng 5/2023 # Đi Cần Thơ Ăn Gì? 9 Món Đặc Sản Nức Tiếng Xứ Tây Đô (Update 11/2020) # Top 11 View

Bạn đang xem bài viết Đi Cần Thơ Ăn Gì? 9 Món Đặc Sản Nức Tiếng Xứ Tây Đô (Update 11/2020) được cập nhật mới nhất trên website Raffles-hanoi.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

1. Bánh cống

Quán Bánh cống cô Út: 86/38 Lý Tự Trọng, quận Ninh Kiều, TP. Cần Thơ

Quán Bánh cống Trần Phú: 134/1A Trần Phú, quận Ninh Kiều, TP. Cần Thơ

Quán Bánh cống Tâm Hiệp: 221A Hoàng Quốc Việt, quận Ninh Kiều, TP. Cần Thơ

Quán Bánh xèo – Bánh cống Huê Viên: 32 Đề Thám, quận Ninh Kiều, TP. Cần Thơ

Bánh cống là món ăn rất dễ tìm thấy khi đi Cần Thơ. Để làm bánh cống thì nhất định phải có chiếc cống – một dụng cụ sâu lòng, hình dáng tựa như một chiếc phin cà phê. Bột làm bánh được pha chế rất cầu kỳ từ bột gạo tẻ, gạo nếp, bột mì… Khi làm bánh, người ta dùng cống cho bột vào, thêm phần nhân là đậu xanh và tôm, chiên vàng giòn là có được chiếc bánh thơm ngon.

Khi ăn, bạn sẽ cảm nhận được vị giòn rụm của vỏ bánh, vị beo béo bùi của nhân đậu xanh và cả vị thanh mát của những loại rau sống ăn kèm, chấm thêm nước mắm chua ngọt nữa thì mới tuyệt vời làm sao!

2. Pizza hủ tiếu

Pizza hủ tiếu được sáng tạo bởi một cơ sở sản xuất hủ tiếu truyền thống ở Cần Thơ. Sở dĩ có cái tên độc lạ “pizza hủ tiếu” này là do du khách Tây khi đến Cần Thơ tham quan lò sản xuất hủ tiếu đã tình cờ được thưởng thức chiếc bánh hủ tiếu chiên giòn thơm ngon và đặt tên món bánh này là pizza hủ tiếu luôn.

Quán Mẫn: 184 Huỳnh Cương, quận Ninh Kiều, TP. Cần Thơ

Quán Đồng Xanh 2: 211 Nguyễn Văn Linh, quận Ninh Kiều, TP. Cần Thơ

Quán An: 15 – 19 – 21 Trần Văn Hoài, quận Ninh Kiều, TP. Cần Thơ

Quán Cá lóc quay Hiệp Thành: 759A Nguyễn Văn Cừ nối dài, quận Ninh Kiều, TP. Cần Thơ

Đã đi Cần Thơ bao lần mà vẫn chưa nếm thử món cá lóc nướng trui thì quả là một thiếu sót vô cùng lớn luôn nha. Món cá nướng này tuy đơn giản, dân dã nhưng lại có sức quyến rũ thần kì và không có từ ngữ nào có thể diễn tả được nếu bạn đã từng thưởng thức chúng.

4. Bánh xèo

Khác với bánh xèo ở các tỉnh miền Trung, ở miền Tây bột bánh xèo được đổ vào chiếc chảo gang lớn đang nóng già phát ra tiếng xèo xèo. Sau đó, người đầu bếp cho thêm phần nhân gồm tôm, thịt, giá sống, củ sắn sống, thậm chí có nơi còn cho củ hủ dừa, thịt vịt xiêm xắt sợi vào cho ngon và tạo hương vị khác lạ.

5. Lẩu cá kèo

Lẩu cá kèo là một món đặc sản miền Tây sông nước và rất được lòng bao du khách đi Cần Thơ. Cứ độ trời hơi lành lạnh hay sau vài trận mưa bất chợt mà đi ăn lẩu cá kèo thì hết sảy luôn đó.

Nước lẩu cá kèo có vị thanh thanh như món canh chua nhưng hơi ngọt một xíu theo khẩu vị nêm nếm của người miền Tây. Cá kèo được thả nguyên con vào nước lẩu nóng, tuy nhiên không gây mùi tanh mà trái lại còn mang vị ngọt và đắng đặc trưng của cá. Món này ăn kèm với các loại rau như rau nhút, bắp chuối bào sợi và đặc biệt không thể thiếu lá giang – một loại lá có vị chua, mọc nhiều ở miền Trung và miền Nam.

Quán Bún Mắm 173: 594 đường 30 Tháng 4, quận Ninh Kiều, TP. Cần Thơ

Quán Bún Mắm Hẻm 24 – Lý Tự Trọng: Hẻm 24 Lý Tự Trọng, quận Ninh Kiều, TP. Cần Thơ

Quán Bún Mắm Huê Viên: 86/18 Lý Tự Trọng, quận Ninh Kiều, TP. Cần Thơ

Quán Bún Mắm Chị Phượng: 25 Trương Định, quận Ninh Kiều, TP. Cần Thơ

Bún mắm có xuất xứ từ Campuchia và du nhập vào Việt Nam những năm 70, được người dân Đồng Bằng Sông Cửu Long ưa thích do mang đậm hương vị đồng quê cỏ nội và Cần Thơ chính là nơi hội tụ nhiều quán bún mắm ngon so với các tỉnh miền Tây khác.

Để làm nên tô bún mắm thơm ngon thì nguyên liệu chính không thể thiếu là cá, tôm, mực, cua, thịt heo, các loại rau đa dạng và nước lèo mắm chưng – công thức “thần kì” tạo nên sức hấp dẫn khó chối từ của bún mắm Cần Thơ.

7. Ốc nướng tiêu

Nếu ở các vùng khác, những con ốc bươu to béo mụp sẽ được chế biến thành món luộc, hấp, xào các kiểu thì ở Cần Thơ có món ốc bươu nướng tiêu ngon vô cùng. Những con ốc được luộc sơ trước khi cho lên bếp than hồng để nướng. Vừa quạt lửa nướng lại vừa cho mắm đã có sẵn gia vị như tiêu, tỏi… vào. Chỉ cần nước bên trong con ốc sôi lên, hơi cạn xuống là ăn được và khi ăn có thể cho thêm rau răm cho thơm để đưa vị hơn.

8. Lẩu mắm

Quán 5 Nương: Ngã 3 Lộ Tẻ, quận Thốt Nốt, TP. Cần Thơ

Quán Má Năm: 98 Huỳnh Cương, quận Ninh Kiều, TP. Cần Thơ

Quán Cát Tiên 2: 264 Võ Văn Kiệt, quận Bình Thủy, TP. Cần Thơ.

Quán 225 Nhậu Đồng Quê: 225 đường 3 tháng 2, quận Ninh Kiều, TP. Cần Thơ

Quán Lẩu Ba Ba 100: Hẻm 28 Nguyễn Văn Linh, quận Ninh Kiều, TP. Cần Thơ

Đây rồi, món “đinh” đây rồi! Với những ai yếu tim hoặc không quen ăn thịt động vật lạ chắc chắn sẽ không dám nhìn hình ảnh chú ba ba chặt thành 6 khúc xếp gọn gàng trên chiếc đĩa. Nhưng nếu bỏ qua yếu tố đó thì lẩu ba ba là một món rất đáng để du khách có dịp đi Cần Thơ thưởng thức thử.

10 Món Đặc Sản Nổi Tiếng Của Cần Thơ

Ẩm thực Cần Thơ mang đậm nét đặc trưng của miền Tây sông nước, được kết tinh từ các món ăn đặc sản từ nhiều địa phương trong khu vực, chính vì thế văn hóa ẩm thực của người Cần Thơ rất đa dạng, phong phú.

Ở Cần Thơ, bánh tét ngon nhất thuộc về gia tộc họ Huỳnh ở Bình Thuỷ. Con cháu họ Huỳnh đã làm cho đòn bánh tét độc đáo hơn bằng cách nấu lá cẩm lấy nước xào nếp dẻo với nước cốt dừa và dùng thịt, trứng vịt muối làm nhân.

Muốn bánh ngon phải lựa nếp thật tốt, không lẫn gạo tẻ mới làm cho đòn bánh dẻo, ngâm với lá cẩm để có màu tím tự nhiên. Lá cẩm phải tươi, lá úa sẽ làm cho nước lá cẩm xuống màu. Thịt làm nhân phải là thịt tươi, ướp cho thịt tẩm thấm. Sau đó, cho nếp xào với nước cốt dừa trước khi gói. Bánh nấu từ 4 đến 5 tiếng là chín. Cắt bánh, vành ngoài ánh lên một màu tím mượt mà của nếp, bên trong là thịt, lòng đỏ trứng vịt muối, mỡ và đỗ tỏa mùi thơm.

Cắn một miếng bánh tét màu tím, nếp dẻo và cái vị ngọt của thịt, của hương thơm trứng muối như đọng trong đầu lưỡi. Nó khác với những đòn bánh tét đậu trắng, đậu đen nhân mỡ hành, nhân chuối theo kiểu truyền thống của người Việt.

Bánh tét từ lò Chín Cẩm, Tư Đẹp khá nổi tiếng, ngày thường bán ở chợ Xuân Khánh, An Thới, Mít Nài… nhiều du khách thập phương biết tiếng đều tới tận điểm bán hàng mua về làm quà.

Nem nướng thì vùng đất nào cũng có, nhưng mỗi nơi lại mang một hương vị, sắc thái riêng gắn với con người và thổ nhưỡng nơi đó. Bên bờ kinh Cái Răng từ hơn nửa thế kỷ trước đã nổi lên một đặc sản nem do chính tay người phụ nữ mà dân trong vùng gọi là Tư Khem sáng tạo nên. Nem Cái Răng đặc sản Cần Thơ không chỉ nổi danh trong thời gian đó mà lưu lại cho đến hôm nay, cho biết bao người khi đến vùng đất này phải tìm mà thưởng thức cho thỏa lòng.

Nem nướng Cái Răng ngon nhất vẫn là làm từ thịt lợn tươi, quết dẻo rồi vo tròn nướng trên than hồng. Từng viên nem tròn trĩnh, xâu bởi thanh tre chuốt nhỏ, mướt rượt mỡ, vàng rượm do được nướng khéo. Tuốt nhẹ một cái, những viên nem đã nằm gọn trong đĩa, bên cạnh rê bánh hỏi trắng tinh, nhất là bánh hỏi Phong Điền thì không còn gì bằng.

Cũng như một vài món ăn khác, người phương Nam ưa dùng rau thơm gói bánh tráng. Món nem nướng Cái Răng lại càng cần rau thơm, chuối chát, dưa leo, dứa, khế… mà phải là loại khế chua thì mới thấm vị. Cầm một nửa chiếc bánh tráng nem mỏng tang, gắp ít rau đặt thêm khoanh chuối chát, dứa, khế rồi để viên nem lên, cuốn lại, chấm vào chén tương xay đặc sệt. Tương xay vừa mịn, vừa ngọt thơm, rắc thêm nhúm đậu phộng và chút ớt đỏ mới nhìn đã thích mắt. Ngoài món nước chấm bằng tương xay, thực khách có thể chấm cùng nước mắm chanh tỏi ớt pha thật khéo thì ai một lần thưởng thức sẽ không thể nào quên.

Ngày nay đến Cái Răng mặc dù người tạo nên món ăn để đời này không còn nhưng con cháu bà vẫn giữ lấy nghề. Hương vị không còn như xưa nhưng đây vẫn là một món ăn du khách nên thưởng thức mỗi lần có dịp ngang qua.

Ở đâu thì người bán cũng nướng khoai, nướng chuối, nướng ngô theo cùng một kiểu, còn chuối nếp nướng lại khác. Sài Gòn thì trái chuối nếp thon dài, Mỹ Tho thì trái to bự ăn một quả là căng bụng, còn ở Cần Thơ, trái chuối nướng be bé, xinh xinh, không thon dài mà cũng không mập. Chuối nếp nướng ngon là những trái có màu nâu giòn của lớp nếp ngoài, màu trắng mềm của lớp nếp trong, màu vàng vừa chín tới của trái chuối không hề nhũn.

Trời mưa, cầm trái chuối nướng nóng vùi trong tấm lá chuối tươi vừa mua ở gánh hàng rong, vừa xuýt xoa thổi vừa cắn ngập hàm răng vào, vừa la ngon quá, là cũng đủ làm nên những phút giây hạnh phúc. Không sơn hào hải vị, chỉ là thú ăn chơi, nhưng ăn một lần là ghiền luôn món chuối nướng thơm thảo mùi ruộng đồng dân dã.

Ốc được luộc sơ cho rồi bỏ lên lửa than nướng, vừa nướng vừa bỏ nước mắm đã làm sẵn gia vị như tiêu, tỏi, bột ngọt… khi thấy nước bên trong con ốc sôi lên, hơi cạn xuống thì cho vào đĩa lót rau răm thơm phức. Ốc nướng như vậy rất vừa ăn, hơi cay, vừa ngọt mặn, vừa giòn, ăn thịt rồi mà húp nước ốc cũng rất tuyệt. Hoặc ốc được nướng tươi sống trong lúc nướng cho nước mắm, lại có vị chua cay gia vị vào, nướng cho đến khi hơi khét vỏ thì mùi thơm của nó càng hấp dẫn hơn, khi ăn rất giòn.

Bánh cống là thứ bánh dân dã, đã rẻ lại ngon, ai đã ăn một lần không dễ quên. Người Cần Thơ xem bánh cống là thứ quà vặt nên chỉ để ăn vào buổi chiều hay tối, từ khoảng 16, 17h trở đi.

Cái cống để đổ bánh là một vật dụng nhỏ và sâu lòng, hình dáng tựa như cái phin cà phê, lại có tay cầm dài như cái muôi múc canh. Thời xa xưa, nó được đẽo gọt từ thân cây tre, sau này người ta làm cống bằng nhôm để bánh to hơn, sử dụng lâu hỏng hơn.

Nguyên liệu chính để làm bánh là bột, đậu xanh và tôm. Bột pha chế qua nhiều công đoạn. Ba phần gạo, một phần nếp, ngâm một đêm rồi xay mịn. Sau khi lọc bột gạo nếp trong một túi vải cho ráo nước, người ta lại pha vào bột gạo nếp này một phần ba bột mì loại ngon, thêm nước, hành lá cắt nhỏ và gia vị. Hỗn hợp bột này không được lỏng như bột đổ bánh xèo. Có người còn cho thêm vào bột vài quả trứng gà cho thêm phần thơm ngon.

Đậu xanh đãi vỏ cho sạch, nấu chín mà không nát. Thịt heo băm nhuyễn, xào chín, trộn chung với đậu xanh. Sau cùng cho vào chút muối, chút bột nêm. Tôm tươi rửa sạch, để ráo, cắt bớt chân và râu. Tôm không nên bỏ vỏ vì lột vỏ đi chiên lên mất giòn.

Sau đó chuẩn bị chảo loại sâu lòng. Dầu ăn cho vào chảo phải đủ ngập một cái cống. Chờ cho dầu sôi, người ta cho ít bột vào cống, sau đó cho vào một muỗng đậu xanh và thịt làm nhân bánh. Đổ thêm trên nhân bánh một lớp bột. Sau cùng để lên đó một vài con tôm. Nhúng cống ngập trong dầu đang sôi riu riu trong chảo. Lửa nhỏ bánh mới giòn đều từ ngoài vào trong. Chờ bánh chín vàng rồi mới nhấc cống ra, khéo léo đổ bánh ra đĩa.

Bánh cống ăn với nước mắm chua ngọt và các loại rau diếp cá, đọt xoài, cải đắng, xà lách, húng quế… Chỉ nhìn đĩa bánh vàng ươm và rổ rau tươi xanh là đã muốn thưởng thức. Mùi đậu xanh, mùi thịt, mùi tôm chiên trộn lẫn vào nhau thơm nức mũi, bát nước mắm lấm tấm hạt ớt, tép chanh, trong veo mấy cọng dưa chua đu đủ. Đúng là một món ăn phong phú về cả mùi vị và màu sắc.

Hương vị bánh tầm bì ở Cần Thơ rất đặc biệt: bánh được hấp trong cái xững trên bếp than, nên luôn nóng hổi. Những sợi bì óng ánh tươm mỡ, thơm ngon. Còn nước mắm thì vàng sóng sánh, trong vắt. Cái vị béo của nước cốt dừa luôn hoà quyện vào những sợi bánh tầm trắng phau đi cùng rau, giá, dưa chua Còn nếu thêm chút xíu mỡ hành nữa thì quá lại tuyệt vời. Một món ăn sáng vừa rẻ tiền, lại vừa giản dị. Cho dù đi nơi đâu, hay là người Cần Thơ xa quê hương sẽ luôn nhớ về hương vị ấy.

7. Bánh hỏi – heo quay Phong Điền

Bánh hỏi là món ăn được làm từ bột gạo, được ăn kèm với thịt heo quay, rau thơm và chấm nước mắm, nước tương chua cay ngọt. Người miền Nam ăn bánh hỏi có tẩm mỡ hành. Người dân miền Trung ăn bánh hỏi thoa dầu lạc hoặc dầu dừa, trộn với lá hẹ xắt nhỏ. Những cuốn bánh hỏi trăng tinh, nhỏ xíu,ăn kèm rau sống, heo quay nóng hổi, chấm nước mắm chua ngọt ăn thiệt dễ ghiền.

Ở miền Tây, người ta không gọi là “làm” bánh xèo mà là “đổ” bánh xèo. Khi đổ, người ta múc một chén bột đổ vào một chảo gang nóng bừng, nghe “xèo” một tiếng, cái tên bánh “xèo” cũng có lẽ khởi nguồn từ âm thanh vui tai ấy.

Loại bột để làm bánh xèo là bột gạo pha nước cốt dừa, nghệ củ cho có màu vàng tươi và một ít hành lá thái mỏng tạo màu xanh non nổi bật trên chiếc bánh vàng rộm sau khi đổ.

Khi lớp vỏ bánh gần chín, người ta mới tiếp tục cho nhân bánh vào. Nhân bánh thông thường gồm có: tôm, thịt, giá sống, củ sắn sống, nhưng cũng có những quán muốn tạo hương vị đặc biệt, lạ miệng lại cho thêm củ hủ dừa và thịt vịt xiêm sắt sợi nhỏ.

Cái hồn để làm nên mùi vị bánh xèo đặc trưng, không lẫn vào đâu được là ở phần nước chấm. Nước chấm phải được pha chế đúng kỹ thuật mới làm tôn hương vị của món ăn nóng sốt này. Chính vì vậy, mỗi người lại có một bí quyết làm nước chấm riêng.

Bánh xèo ăn kèm với nhiều loại rau như: cải xanh, xà lách, cùng các loại rau thơm. Cũng như bánh cống, ăn bánh xèo đúng điệu phải dùng tay chứ không dùng đũa.

Sự hấp dẫn của lẩu bần không chỉ nằm ở cái tên “trái bần” đồng quê dân dã mà chính là hương vị rất đặc trưng của món ăn. Vị chua của lẩu bần rất thanh và dịu. Tinh tế một chút khi thưởng thức lẩu bần, người ăn còn cảm nhận ra mùi thơm dịu nhẹ của hương bần, gợi thương, gợi nhớ về “hương đồng gió nội”.

Nồi lẩu ngon, phải dùng bần chín bởi bần sống sẽ làm cho nồi lẩu có vị chát. Cũng có thể biến tấu các loại thực phẩm chính để nấu lẩu bần. Tùy theo mùa, đó có thể là các loại cá da trơn như cá tra, cá ba sa, cá ngát hoặc cá điêu hồng… sang hơn khách có thể thưởng thức món lẩu bần nấu ba ba, cua đinh.

Vào mùa nước nổi, rau ăn kèm với lẩu bần ngoài bông so đũa, bắp chuối hột, cọng bông súng và một số loại rau canh chua thông thường khác, khách còn được thưởng thức bông điên điển – một loại bông dân dã nên rất “hợp tình hợp cảnh”.

Đăc biệt là khách đến khu du lịch Phù Sa có thể gọi món lẩu bần vào bất cứ mùa nào dù đó là mùa không có bần chín bởi nhà bếp ở đây đã có cách chiết xuất nước cốt trái bần để phục vụ du khách quanh năm.

10. Ba khía rang me Cần Thơ

Ba khía rang me là một trong những món ăn đặc sản Cần Thơ khá nổi tiếng, có hương vị độc đáo mà thực khách một khi thử qua đều rất khó quên.

Cách chế biến ba khía rang me tuy không quá khó nhưng phải rất khéo léo thì mới ngon. Ba khía tươi phải chọn được những con cái, có yếm cứng, thịt nhiều. Sau khi đã sạch bùn, ba khía được tách bỏ mai lấy phần thân rửa sạch để ráo nước. Sau đó phi tỏi vào ba khía xào chín cho đến khi ba khía chín thịt rồi đổ nước sốt me đã nêm nếm gia vị vào rim cho đến khi nước sệt lại là được.

Ba khía chín được để trên đĩa rau răm, rắc thêm ít đậu phụng rang giã rồi thưởng thức. Vị chua dốt của me, vị bùi của đậu phộng, vị cay hơi nồng của rau răm khiến cho thịt của ba khía trở nên đậm đà hơn.

Top 22 Đặc Sản Cần Thơ

1. Đặc sản Cần Thơ độc đáo – Pizza hủ tiếu

, nghe cái tên cứ là lạ làm sao, nhưng không, đối với người dân Cần Thơ, Pizza hủ tiếu lại vô cùng thân thuộc. Đây là món được xếp vào top những món ngon đặc sản Cần Thơ độc đáo

Cảm giác cắn một miếng pizza hủ tiếu giòn tan, cái vị béo béo mặn mặn của nước cốt dừa, mùi thơm của hành ngò phất lên, thêm cái bùi bùi của đậu phộng rang, tất cả làm nên tâm hồn của chiếc pizza miền Tây.

Pizza hủ tiếu được ví như chiếc pizza kiểu Ý với tâm hồn Việt. Một chiếc bánh hủ tiếu được chiên giòn, bên trên phủ một lớp trứng mỏng, rắc thêm đậu phộng, thịt khìa và thêm nhiều loại rau khác nhau gây cảm giác thèm ăn khi ai nhìn thấy nó.

Giá pizza hủ tiếu từ 35.000đ – 50.000đ tùy size khách chọn.

Muốn ăn pizza hủ tiếu phải tìm đến lò hủ tiếu Sáu Hoài gần chợ nổi Cái Răng. Địa chỉ lò hủ tiếu Sáu Hoài: 476, 14 Lộ Vòng Cung, phường Anh Bình, Ninh Kiều, Cần Thơ.

2. Lẩu vịt nấu chao Cần Thơ – Món ăn ngon Cần Thơ

Điều đặc biệt khi đi tìm quán ăn nấu này đó chính là nguyên một con đường ở hẻm 1 Lý Tự Trọng, gần khu III Đại học Cần Thơ, du khách tha hồ lựa chọn vì nguyên con hẻm đều bán món này.

Nước lẩu nấu từ chao đỏ nên có vị béo và ngọt nước. Mùi chao không quá đậm nên rất dễ ăn, thịt vịt cũng được xử lý cẩn thận nên ít bị hôi mùi. Thịt trong nồi lẩu vừa ngon vừa mềm, rau nhiều, có cả tàu hủ ky và hột vịt kèm theo.

Mức giá từ 45.000đ – 300.000đ cho một nồi lẩu đầy ắp đồ ăn tùy size và sở thích của mọi người. Vì các quán ăn này chủ yếu phục vụ sinh viên và du khách nên giá cả cũng rất vừa túi tiền.

Điểm qua một vài thương hiệu nổi tiếng với món lẩu vịt nấu chao ngon nhất Cần Thơ nào:

3. Cơm cháy kho quẹt – Món ăn ngon dân dã ở Cần Thơ

Một trong những món ăn đặc sản đặc biệt tại Cần Thơ, trong cái bình dị, dân dã lại ngon vô cùng là hương vị đã níu chân du khách gần xa.

Cơm cháy được nấu từ loại gạo thơm – dẻo thượng hạng. Kho quẹt được chế biến từ tôm, thịt ba chỉ, mắm, đường, hành cháy rất cầu kỳ. Quán còn kèm theo rau củ sống để ăn kèm, tăng thêm hương vị của cơm cháy.

Giá cơm cháy kho quẹt từ 15.000đ – 50.000đ tùy vào cách chế biến của quán và sở thích của khách. Tìm ăn món cơm cháy kho quẹt ở Cần Thơ không khó. Du khách có thể tìm đến:

Địa điểm ăn vặt ở Cần Thơ: Các khu chợ đêm ở Cần Thơ như chợ đêm Tây Đô, chợ đêm Ninh Kiều, chợ đêm Trần Phú

Các con đường ăn uống như bờ kè Mạc Thiên Tích.

Lô 15 chợ đêm Trần Phú, quận Ninh Kiều, Cần Thơ.

4. Đặc sản bánh cống Cần Thơ

Ăn một lần nhớ mãi không quên là từ mà những người sau khi ăn bánh cống miêu tả. Vỏ bánh vàng óng, giòn rụm. Nhân bánh có đậu xanh, tôm, thịt bằm. Bánh được bày lên một lớp rau xanh, thêm chút ớt và cà chua trang trí vô cùng bắt mắt. Đây được xem như đặc sản Cần Thơ thu hút nhiều du khách nhất.

Bánh ăn giòn giòn, thơm thơm, kèm chung với rau diếp cá, đọt xoài, xà lách, húng quế, chấm lên nước mắm ớt dưa chua được làm sẵn, hương vị phải nói là khỏi chê.

Giá của một phần bánh cống chỉ từ 11.000đ.

Tìm ăn bánh cống không khó, nhiều địa điểm ăn uống ở Cần Thơ có bán món này

Bánh cống Dì Út: 86/38 Lý Tự Trọng, An Cư, Ninh Kiều, Cần Thơ.

Quán Bánh Cống: 134/1A Trần Phú, Ninh Kiều, Cần Thơ.

Hoặc tìm đến các khu chợ đêm nổi tiếng tại Cần Thơ.

5. Nem nướng Cần Thơ – Món đặc sản Cần Thơ tuyệt ngon

Nem nướng ở Cái Răng khác với những nơi khác. Ở đây, nem được làm từ thịt lợn tươi, bằm nhuyễn, quết dẻo rồi vo tròn. Vừa nạt vừa mỡ, từng viên xiên vào một que tre nhỏ rồi đặt lên than hồng. Cách làm sáng tạo này được người phụ nữ tên Tư Khem ở Cái Răng từ nửa thế kỷ trước tìm ra. Nem nướng được xem là món ngon Cần Thơ được nhiều người yêu thích.

Nem nướng được ăn kèm với rau thơm, chuối chát, khế và dưa chua. Thêm ít bún, gói vào một miếng báng tráng. Chấm với nước mắm tỏi ớt vừa thơm, vừa cay. Chính hương vị này đã níu chân du khách.

Giá một phần nem nướng Cái Răng khoảng 50.000đ – 100.000đ tùy size.

Nơi bán nem nướng này ở:

Quán Anh Mập đường Nguyễn Việt Hồng.

Quán Thanh Vân, số 17 đại lộ Hòa Bình.

Tiệm nem chả lụa đối diện ngã 3 Quang Trung.

Bánh xèo là món ăn dân dã của con người Nam Bộ từ những ngày đi mở đất Phương Nam. Miếng bánh xèo vàng óng, vừa mỏng vừa giòn, da bánh kèm thịt, tép đồng, con hến, ngon khó cưỡng. Nhân bánh có củ hủ dừa, giá, sắn cắt sợi xào chung với thịt, chút mực và nấm. Mùi thơm của bánh xèo cùng nhân tỏa ra thơm cả một vùng. Bánh ăn kèm với xà lách, lá cách đắng đắng, thêm chút diếp cá, húng lủi. Chấm với nước nắm chua chua cay cay, phải nói rằng “ăn một lần nhớ mãi không quên”.

Giá một phần bánh xèo rất vừa túi tiền: 50.000đ – 110.000đ/phần.

Bánh xèo 7 Tới nổi tiếng nhất tại Cần Thơ: 45 Hoàng Quốc Việt, An Bình, Ninh Kiều, Cần Thơ

Bánh Xèo Ngọc Ngân, đại lộ Lê Lợi, Ninh Kiều, Cần Thơ.

Quán Bánh Xèo Mười Xiềng, 13/3 đường 917, Trà Nóc, quận Bình Thủy.

Quán ở số 45 Hoàng Quốc Việt, Cái Sơn Hàng Bàng, Ninh Kiều, Cần Thơ.

7. Bánh tét lá cẩm Cần Thơ – Đặc sản Cần Thơ làm quà cho du khách

Bánh tét là món bánh dân dã luôn có mặt trong ngày đám hoặc lễ tết của người Việt Nam. Từ bánh tét truyền thống đến cách tân thành nhiều màu sắc khác nhau. Xuất thân từ nhà họ Huỳnh ở Bình Thủy, bánh tét lá cẩm đã trở thành biểu tượng độc đáo của người Cần Thơ.

Vỏ bánh được xào với nước lá cẩm được nấu chín kèm nước cốt dừa tạo thành một màu tím độc đáo. Nhân bánh làm từ thịt, trứng vịt muối. Người thích ăn ngọt thì dùng chuối chín hoặc đậu làm nhân như bánh truyền thống. Bánh được bó chặt, nhân và vỏ bánh không bị vỡ. Cắt bánh ra, bên ngoài là lớp vỏ tím mượt mà, bên trong là lớp nhân đỏ của thịt và trứng vịt muối.

Giá của một đòn bánh tét khoảng 50.000đ – 90.000đ.

Muốn ăn bánh tét lá cẩm phải tìm đến:

Gần chợ nổi Cái Răng, An Bình, Ninh Kiều, Cần Thơ.

Lò Bánh Bé trong chợ Bình Thủy.

Lò Tài Hoa ở chợ An Nghiệp.

8. Chuối nếp nướng – Món ăn vặt ngon ở Cần Thơ

Chuối nếp nướng nghe thân quen làm sao, người dân miền Tây chắc hẳn ai cũng biết. Khác với ở Sài Gòn hay Mỹ Tho, chuối nếp nướng ở Cần Thơ có dáng bé bé, xinh xinh. Bên trong là chuối chín ngọt bùi, bên ngoài là một lớp nếp nướng vàng óng. Rưới một lớp nước cốt dừa, rắc thêm vài hạt mè và đậu phộng ăn vừa ngọt, vừa bùi. Mùi nếp và chuối hòa quyện vào nhau làm người khác phải ăn ngay mới thỏa mãn.

Muốn tìm ăn chuối nếp nướng không khó. Cứ tìm đến các khu chợ đêm hoặc các con đường ăn uống nhộn nhịp là có ngay. Còn bạn nào tinh mắt, cứ chú ý:

Trên những con đường lớn Nguyễn Văn Linh, Nguyễn Văn Cừ, đường 3/2 hay 30/4.

Các khu chợ đêm trên địa bàn thành phố Cần Thơ.

9. Lẩu bần phù sa

Trái bần hay cây bần đều là loài cây quan thuộc của con người miền sông nước. Vậy nên, các món ăn chế biến từ bần đã trở thành đặc trưng của người dân nơi đây, đặc biệt là món lẩu bần phù sa.

Nước lẩu được nấu từ trái bần chín chua ngọt rất thanh và có mùi bần đặc biệt. Nấu kèm còn có cá theo mùa, có thể là cá diêu hồng, cá ngát hay thậm chí là cá basa. Không có cá thì có cua đinh, ba ba thay thế. Thêm chút nước cốt me, rau thơm cắt nhuyễn để nước lẩu có thêm hương vị. Lẩu phải có rau ăn kèm, rau thường là đặc trưng của người dân miền Tây. Có bông súng, bông đũa, điên điển, bắp chuối thái sợi và rau muốn đi kèm đúng chất vùng phù sa. Lẩu bần phù sa được mọi người ví như đặc sản Cần Thơ ngon nhất.

10. Ốc nướng tiêu xanh Cần Thơ

Ốc nướng tiêu Cần Thơ đúng chuẩn miền Tây được chế biến vô cùng hấp dẫn. Ốc được luộc sơ rồi đem nướng, rưới thêm một lớp nước sốt được chế biến sẵn rồi đợi sôi. Qui trình không quá phức tạp nhưng lại ngon vô cùng. Ốc hơi cay, ngọt mặn vừa đủ, thịt ốc giòn giòn lại thơm mùi tiêu xanh đã bắt lấy những tay sành ăn.

Giá của một phần ốc nướng tiêu được các quán ăn quy định riêng tùy theo cách chế biến tại nơi đó. Khoảng 50.000đ – 300.000đ/ phần.

Muốn ăn ốc nướng tiêu thì tìm tới:

Nhà hàng Hoa Sứ: Vòng Xoay Cồn Cái Khế, Lê Lợi, Quận Ninh Kiều, Cần Thơ.

Nhà hàng Sông Quê: 32 Lê Lợi, Cái Khế, Ninh Kiều, Cần Thơ.

Quán Chị Tôi: 27-29 Lê Lợi, Quận Ninh Kiều, Cần Thơ.

Quán Ăn La Cà: 118 Trần Văn Khéo, Cái Khế, Ninh Kiều, Cần Thơ.

Quán Ốc Mậu Thân: 23-24 Mậu Thân, An Nghiệp, Ninh Kiều, Cần Thơ.

Quán Ốc Đêm 77:305 Đường Nguyễn Văn Linh, Phường An Khánh, Ninh Kiều, Cần Thơ.

11. Đặc sản bánh tằm bì Cần Thơ

Bánh tằm bì ở Cần Thơ đặc biệt ở chỗ, bánh được hấp trong xững đặt trên bếp than. Những sợi bì được làm khéo léo, thơm ngon. Vị béo từ nước dừa quyện cùng mùi sợi tằm trắng mịn, kèm rau thơm, sợi bì, thêm chút giá với dưa chua. Rắc lên thêm chút mỡ hành thì đúng là ngon khó cưỡng. Đây là một trong những món ăn ngon Cần Thơ.

Bánh tằm bì rất rẻ, chỉ từ 5.000đ – 20.000đ/ phần.

Ăn bánh tằm bì ở Hẻm 2 Phạm Ngũ Lão, phường An Hòa, Ninh Kiều, Cần Thơ.

12. Đặc sản Cần Thơ truyền thống – Bánh hỏi heo quay Phong Điền

Nếu bạn có cơ hội đếm Phong Điền thì đừng bỏ lỡ món bánh hỏi heo quay nổi tiếng nơi đây. Miếng bánh hỏi được làm khéo léo từ bột gạo, đi qua khuôn sợi mỏng, phả thành nhiều lớp vừa ăn. Ở miền Nam thì món này được rưới thêm một lớp mỡ hành lên bánh hỏi để thêm độ béo vừa đủ. Bánh được ăn kèm với thịt heo quay giòn rụm, vàng óng, thêm chút rau thơm rồi chấm vào nước mắm tỏi ớt vừa ngọt cay vùa đủ.

13. Đặc sản Cần Thơ làm quà – Rượu mận Sáu Tia

Rượu nho, rượu khóm, rượu chuối hột,… giờ lại có rượu mận ở Cần Thơ. Được bàn tay mày mò sáng tạo của ông Sáu Tia ở , Cần Thơ làm ra. Rượu được điều chế qua phương pháp nấu chứ không ngâm. Thông qua hỗn hợp lên men được chưng cất tỉ mỉ để nấu rượu, hoàn toàn không sử dụng cồn.

Rượu mân Sáu Tia được làm từ trái mận An Phước và mận hồng đào lá của miền Tây. Thơm ngon, tốt cho sức khỏe và rất đẹp phù hợp làm quà tặng. Rượu thơm mùi mận, khi uống không bị nhức đầu, rượu giúp hỗ trợ tiêu hóa nhanh. Nhấp một ly rượu mận cay nồng bên người thân hay bạn bè trong các buổi họp mặt thì đúng là tuyệt vời.

Giá của một chai rượu mận khoảng 270.000đ /bình bằng sứ và có thể cao hơn tùy vào size bình.

Mua rượu mận sáu tia chính hãng thì tìm đến chi nhánh ở hẻm 154 Trần Quang Diệu, An Thới, Bình Thủy, Cần Thơ hoặc tìm và truy cập website của hãng.

14. Bánh tráng Thuận Hưng

Với tuổi đời hơn 200 năm, làng nghề bánh tráng Thuận Hưng ở quận Thốt Nốt, Cần Thơ đã trở thành cái tên ấn tượng trong lòng mọi người. Lò bánh có 4 loại bánh tráng chủ yếu: bánh mặn, bánh lạt, bánh nem và bánh dừa. Bánh tráng Thuận Hưng được tiếng mịn, thơm mềm mùi gạo, beo béo vị dừa, hương mè và mùi nắng giòn. Đây là một trong những đặc sản Cần Thơ.

Tham quan khu làng này cũng là một trải nghiệm du lịch tuyệt vời. Đặt chân đến làng bánh tráng Thuận Hưng những ngày nắng đẹp, du khách sẽ thấy vô vàn vỉ bánh được phơi đều tăm tắp.

Giá của 10 cái bánh tráng dao động khoảng từ 38.000đ – 60.000đ tùy loại.

Mua bánh tráng Thuận Hưng phải đến tận lò bánh ở quận Thốt Nốt, Cần Thơ mới chuẩn. Ở các chợ tại địa bàn Cần Thơ cũng có bày bán.

Đến miền Tây là phải ăn lẩu mắm để biết đặc sản miền Tây – món ngon Cần Thơ.

Món lẩu mắm Ninh Kiều là tập hợp những nguyên liệu chế biến tiêu biểu của con người miền Tây. Trước tiên phải có mắm, chắt lọc thành nước cốt để nấu nước lẩu. Tiếp đó là cá tươi, sau đó là các loại rau, đặc biệt không thể thiếu rau muống bào sẵn. Rau trụng thì có rất nhiều, cải ngọt, bông đũa, bông lục bình, cù nèo, rau mác, rau trai, cải trời. Thêm chút mồng tơi, bông điên điển, càng cua, bông súng, rau má, mướp hương đậm chất miền sông nước. Tổng cộng có hơn 20 loại rau, 10 loại cá. Nước lẩu thơm lừng cả một vùng, cộng thêm rau rụng với thịt cá thì ngon phải biết.

Giá của một nồi lẩu mắm đặc biệt như thế dao động từ 150.000đ – 250.000đ/cái.

Các quán ăn dọc Bến Ninh Kiều.

Các quán ăn, nhà hàng ở Cồn Khương.

Đường Nguyễn Văn Cừ và Hoàng Văn Thụ.

Ngã 3 Lộ Tẻ, Phường Thới Thuận, Quận Thốt Nốt, Cần Thơ.

15. Đặc sản miền Tây – Lẩu mắm Cần Thơ

Món này khá giống với bún riêu nhưng nó không phải bún riêu. Nước lèo của món này được nấu từ tôm khô xào và huyết vịt nên có vị ngọt rất đặc trưng. Một tô bún được bỏ thêm thịt bò, chả giò, chút riêu cua, tôm khô, huyết, chút tóp mỡ và rau. Ăn kèm với bún tôm có nước mắm ruốc làm tăng thêm hương vị của món ăn. Bún tôm khô được xem như một trong những đặc sản Cần Thơ.

Quán lẩu mắm Cần Thơ nổi bật:

Được người miền Tây đặt cho cái tên thân thương là vũ nữ chân dài. Khô nhái đã trở thành món nhắm không thể thiếu trên bàn nhậu hay trong gói quà của du khách. Đây là một trong những món ăn ngon Cần Thơ.

Cách làm ra khô nhái cũng rất vất vả và kỳ công. Nhất là lúc phơi khô, mùa nhái sinh trưởng cũng rơi vào những tháng mưa nên lúc phơi phải canh trời mưa mà đem vào. Khô nhái đem nướng hoặc chiên giòn, chấm với mắm me, ăn kèm với rau sống, uống chút rượu cay cay. Nghe thôi là đã không cưỡng nổi.

Giá của một kilogram khô nhái tùy vào mùa.

16. Bún tôm khô Cái Răng

Bánh đúc là đặc trưng của dân miền Bắc, dần dà xuất hiện tại miền Trung rồi xuống miền Nam. Bánh đúc từ đó cũng thay đổi để phù hợp với khẩu vị của người dân vùng đồng bằng.

Bánh đúc làm từ bột gạo xay rồi nêm cho vừa khẩu vị. Muốn hấp bánh chỉ cần đổ bột vào khuôn, nhưng phải đổ theo từng lớp rồi hấp, lớp cuối cùng thì cho kèm nhân bánh lên lớp mặt. Nhân làm từ tôm với thịt bằm, chút tiêu và hành. Bánh đúc ăn kèm với dưa leo bằm, giá trụng, rau thơm, chấm vào nước mắm tỏi ớt chua ngọt. Mùi vị làm người ta ăn một lần là khó quên.

Nhắc đến hủ tiếu, chúng ta sẽ nghĩ ngay đến tô hủ tiêu đầy ắp nước thêm chút thịt. Nhưng hủ tiếu khô Sa Đéc thì lại khác, món này được bày trong một chiếc đĩa tinh xảo.

Một phần hủ tiếu khô có cọng hủ tiếu dai dai, thịt heo thái mỏng, tim, gan. Thêm chút hẹ, xà lách tươi xắt nhuyễn, bên trên rắc một ít hành phi thơm phức. Bí quyết làm cho món này ngon hơn đó chính là nước sốt màu vàng óng được phủ đều lên tất cả các nguyên liệu trên dĩa.

Ăn bánh đúc mặn phải tìm đến đường Lý Thường Kiệt, Cần Thơ.

Anh Ba Khía xuất thân từ miền Tây, món ba khía rang me cũng sinh ra ở đất miền Tây. Muốn ăn món này phải đợi đến mùa ba khía mới có thể thưởng thức. Mùa của ba khía rơi vào khoảng tháng 8 đến tháng 10 âm lịch.

Thịt ba khía tươi ngon, vị ngọt thanh của ba khía quyện với vị chua của me thì không ăn không được. Đĩa ba khía đỏ au, thêm chút nước sốt me bóng bảy, rắc ít mè, ăn kèm với rau sống thì khỏi chê.

Thịt cu đất được tẩm ướp gia vị riêng biệt, quét thêm chút ớt và mật ong rồi đặt nướng trên bếp than hồng.

Thịt cu đất nướng lên vàng óng, mùi hương quét đến làm xao xuyến cái bụng đang lên cơn thèm. Cu đất nướng mọi ăn kèm với rau sống, chấm lên muối tiêu chanh hoặc muối ớt là ngon khỏi bàn. Đây không chỉ là đặc sản miền Tây mà còn là đặc sản Cần Thơ.

17. Vũ nữ chân dài (khô nhái) – Đặc sản Cần Thơ làm quà ngon

Tìm mua khô nhái ở những khu chợ du lịch nổi tiếng tại Cần Thơ hoặc có thể đặt hàng trên

Địa chỉ chi nhánh 1: D1 đường 47, KDC 586, quận Cái Răng

Địa chỉ chi nhánh 2: 233B Nguyễn Văn Linh, Hưng Lợi, Quận Ninh Kiều

Địa chỉ chi nhánh 3: 31C Mậu Thân, An Hòa, Quận Ninh Kiều

Liên hệ tư vấn – đặt tour Cần Thơ

18. Bánh đúc mặn – Đặc sản Cần Thơ làm quà cho du khách

20. Ba khía rang me – “Hải sản Cần Thơ” cực ngon

22. Phở ngon Cần Thơ

9 Món Đặc Sản Ngon, Đậm Chất Cố Đô Huế

1. Cơm Hến

Cơm hến ngon nhất chỉ có ở Huế. Cơm hến tuy là món ăn dân dã có khắp mọi nơi dù ở thôn xóm hay đường quê, nghèo mà vẫn sang, đậm đà hương vị. Cơm hến được làm từ cơm trắng nấu chín và để nguội. Người ta cho phần thịt hến cùng các phụ gia, thêm tóp mỡ được chiên giòn. Cơm hến có thêm chút mắm ruốc Huế vừa bùi, chát, cay và hăng. Được ăn kèm với phụ gia là rau sống gồm có: rau sống, bắp chuối, giá đỗ và ít thân khoai môn trắng thái nhỏ. Lạc được rang vàng và phi dầu vàng cho có màu đẹp mắt.

Cơm hến ngon nhất là ở cồn Hến, hoặc quán chị Nhỏ, bán trong ngõ đường Phạm Hồng Thái, góc giao với Trương Định – nhưng chỉ bán buổi sáng, đến trưa là hết, hoặc không thì ăn ở số 2 Trương Định. Cơm hến khá rẻ, một tô chỉ khoảng 10.000 đồng.

2. Bánh canh Bà Đợi

Nằm trên đường Đào Duy Anh, ở cuối một con hẻm nhỏ có một quán bánh canh không bảng hiệu. Quán hoạt động theo lối gia đình ít nhân công nên khách thường phải đợi hơi lâu, vì thế quán được khách quen gọi là quán bà Đợi. (người Huế quen gọi là mụ Đợi). Dù bánh canh của quán này được thái sợi dẹt như kiểu Quảng Bình chứ không nén khuôn sợi tròn, nhưng nước dùng thì đặc phong cách Huế.

Nước dùng của quán này có vị đậm đà và thơm tự nhiên của tôm. Khi tô bánh canh được bưng ra, nước trong, chả và tôm tươi giòn sần sật, thực khách sẽ gia thêm tiêu, muối, chanh, tương ớt dầu và hành lá thái nhỏ bầy sẵn trên bàn, mặc dù tự nước dùng trong tô đã đủ ngon vị lắm rồi… Vì vậy mà hiếm khi khách bỏ sót nước dùng trong tô bánh canh ở quán bà Đợi.

3. Chè Hẻm

Ông bà ta ngày xưa thường nói nếu ngoài Hà Nội có “36 phố phường” thì Huế cũng có “36 thứ chè”. Không ai biết chè hẻm có ở Huế từ bao giờ mà chỉ biết gọi là thế, bởi nó thường nằm sâu trong các ngõ ngách với rất nhiều loại chè khác nhau.

Mỗi loại chè có một hương vị riêng, ngon bổ, tinh tế và cầu kỳ như chính con người nơi đây. Chè bắp ngọt mát tinh khiết, vừa thơm vừa bùi nấu từ bắp ngô non của cồn Hến, chè hạt sen với thứ hương trầm thật lạ của giống sen hồ Tịnh Tâm – loại sen “tiến vua”. Lại còn chè nhãn bọc hạt sen ngọt thanh, thơm bùi và nhiều loại chè như chè hạt lựu, chè trôi nước, chè khoai sọ, chè bột lọc…

Có một loại chè nghe rất lạ tai mà chỉ Huế mới có: chè bột lọc thịt heo quay. Được chế biến cầu kỳ từ những miếng thịt heo quay cắt khúc nhỏ, bọc ngoài là bột nếp, cho thêm đường nấu thành chè. Khi ăn, món chè này cho ta một cảm giác rất lạ, vừa ngọt lại vừa mặn, béo ngậy khó diễn tả thành lời…

4. Cơm chay Huế

Nếu bạn muốn có một bữa ăn thanh đạm và để cơ thể được thanh lọc thì hãy thử một bữa cơm chay tại Huế. Các món chay cũng rất đa dạng và phong phú, chỉ từ rau, củ, nấm, đậu phụ… nhưng bạn đã có một bữa cơm đầy đủ và thịnh soạn vô cùng.

Khách đến Huế, nếu thích được thưởng thức một bữa cơm chay thì ngoài những Phật tử biết nấu cơm chay ngon để mời thân mật ở gia đình, có thể liên hệ các chùa để thưởng thức một bữa cơm chay Huế đặc biệt. Bạn đến chùa nào cũng được, nhưng tốt hơn cả là chùa Từ Đàm, vì ở đây là chùa sư nữ nên có nhiều ni cô nấu cơm chay ngon, lại ở ngay trong thành phố – trên đường Điện Biên Phủ.

5. Bún bò Huế

Bún bò Huế chính là linh hồn của ẩm thực Huế, độ ngon và nổi tiếng của món ăn này chắc không phải bàn nhiều. Bún bò Huế có một miếng chân giò, một miếng giò tự nắm, một miếng tiết lợn nhỏ và tất nhiên phải có vài lát thịt bò. Rau ăn kèm cũng rất tươi và phong phú. Địa chỉ ăn bún bò Huế nổi tiếng nhất: 13 Lý Thường Kiệt (cạnh Nhà khách Công đoàn). Ngoài ra, khắp nơi ở Huế bạn cũng sẽ dễ dàng tìm thấy một quán bún bò chất lượng. Giá một tô bún bò Huế khoảng 30.000 đồng.

6. Bún thịt nướng, bánh ướt thịt nướng

Điểm đặc biệt của hai món này nằm ở thịt nướng. Thịt ở đây ướp vừa đủ, không át mùi thơm của, miếng thịt mềm chứ không bị khô, và mang một hương vị đặc trưng, khá đặc biệt so với những nơi khác. Nước chấm ăn kèm cũng vừa miệng, điều đặc biệt là có rất nhiều rau sống, tươi mát và xanh ươm.

7. Các loại bánh Huế: Bánh bèo, bánh bột lọc, bánh khoái

Có dịp đến Huế, mới thấy bánh bèo gắn bó với đời sống sinh hoạt của người dân cố đô như thế nào. Khoảng từ 3 đến 5 giờ chiều, trên các ngõ phố, những phụ nữ quẩy gánh trên vai hoặc chiếc thúng nhỏ cắp ngang hông, đi bán bánh bèo, bánh lọc đến từng nhà. Người Huế rất thích và đã thành thói quen dùng loại bánh đầy hương vị quê nhà này vào các bữa ăn phụ.

Bánh khoái đổ bằng bột gạo xay đánh sệt với nước và lòng đỏ trứng, sau đó thêm tiêu, hành, mắm, muối, tôm bóc vỏ, thịt bò (hoặc chim) nướng thái lát, mỡ thái lát nhỏ, giá sống. Bánh ngon một phần nhờ nước lèo, thứ nước chấm chỉ các đầu bếp giỏi mới chế được. Ðây là bí quyết gia truyền, quyết định chất lượng, tạo nên hương vị thượng hạng của bánh khoái.

8. Bánh chưng Nhật Lệ

Đây là món ăn nổi tiếng ở Huế và có xuất xứ từ con phố Nhật Lệ trong thành Nội, nơi tập trung hàng chục lò làm bánh. Bánh thơm dẻo, ăn rất khoái khẩu do sự kết hợp nhuần nhuyễn mùi vị giữa nhân đậu, thịt (mỡ và nạc) với gạo nếp và các loại gia vị như tiêu, hành. Người ăn quen lâu ngày thành nghiện, thành thèm.

Ăn bánh chưng Nhật Lệ khi nguội ngon hơn khi nóng. Bóc lớp lá chuối ra, màu bánh xanh thơm nhức mắt. Cắn một miếng, nhân đậu thịt mỡ màu nâu trắng béo bùi ngập chân răng.

9. Nem lụi chất Huế

Nhiều người thường nói “Nem lụi là một trong những món ăn đặc sệt Huế”‘. Ở đường Nguyễn Huệ có hai quán nem lụi. Suốt ngày đêm quán nào cũng chật ních người ăn. Khách hàng lần đầu ăn nem lụi, ai cũng xuýt xoa khen ngon để rồi ăn tiếp lần hai, lần ba, thậm chí ăn hàng ngày như dân “nghiện” và lần nào cũng vẫn cứ khen ngon.

Khi ăn, lấy bánh đa nem gói thịt viên nướng cùng với rau, thơm, khế, giá, lát chuối xanh thái mỏng, miếng vả thái sống, ớt màu… lấy lá hành buộc lại rồi chấm với một thứ nước đặc biệt gọi là nước lèo. Nước lèo dùng cho nem lụi được pha chế từ hàng chục nguyên liệu khác nhau như dầu thực vật, gan lợn, bột đao, đường, tương nước mắm, quế chi, hoa hổi trộn với nước cốt dừa.

Cập nhật thông tin chi tiết về Đi Cần Thơ Ăn Gì? 9 Món Đặc Sản Nức Tiếng Xứ Tây Đô (Update 11/2020) trên website Raffles-hanoi.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!