Xu Hướng 3/2023 # Đón Tết Nguyên Đán Với Người Ba Na Ở Kon Tum # Top 7 View | Raffles-hanoi.edu.vn

Xu Hướng 3/2023 # Đón Tết Nguyên Đán Với Người Ba Na Ở Kon Tum # Top 7 View

Bạn đang xem bài viết Đón Tết Nguyên Đán Với Người Ba Na Ở Kon Tum được cập nhật mới nhất trên website Raffles-hanoi.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Tết Nguyên đán bà con không cúng bái cầu kỳ như người Kinh, nhưng cũng có những nghi lễ và khá ấm cúng trong hương rượu cần xà cơn nồng nàn…

Cũng giống như nhiều dân tộc khác, người Ba Na ở Kon Tum cũng có nhiều cái tết truyền thống như Tết mừng lúa mới, Tết Ét Đông (Tết ăn con dúi) và gần đây bà con cũng ăn Tết Nguyên đán như người Kinh. Hằng năm gần đến ngày Tết Nguyên đán, người Ba Na ở thành phố Kon Tum lo dọn dẹp nhà cửa, lau chùi bàn ghế để chuẩn bị đón Tết.

Tết Nguyên đán đối với bà con Ba Na không cúng bái cầu kỳ như người Kinh, nhưng cũng khá đầm ấm. Năm nào ở lại Kon Tum, tôi cũng thường có thói quen thăm viếng và chúc tết một số người thân Ba Na. Chị Y Giút (phường Thống Nhất) tâm sự: Trước Tết bà con cũng gói bánh tét, mua bánh ngọt, mua thịt heo…nhưng không phải để cúng mà để mời nhau thưởng thức. Món ăn đặc sắc được người Ba Na ưa thích nhất và thường được nhiều gia đình làm trong dịp Tết Nguyên đán là cá, ếch, nhái mổ bỏ ruột hay thịt gia súc, gia cầm sau thui, xẻ thịt, chặt từng khúc nhỏ, trộn với rau rừng, măng rừng, sả, tiêu (giã nhỏ) cho vào ống lô ô để lên lửa than hồng nướng chín. Các món ăn khi đã được nướng, nấu chín, người phụ nữ trải lá kbang (lá dầu) trên cái nia hay bàn ăn và đổ thức ăn từ ống lồ ô lên trên lá, sau đó cùng nhau ăn, uống vui vẻ.

Vui xuân điệu múa cồng chiêng. Ảnh: V.N

Bàn về ẩm thực, chị Y HNhem (phường Quang Trung) tự hào: Món ăn người Ba Na thường chế biến khô, ít khi dùng nước và nướng chín trong ống lồ ô là chính. Mỗi một món ăn đều có hương vị đặc trưng riêng của núi rừng…Các nguyên liệu (gia vị) chế biến các món ăn của người Ba Na được sử dụng một cách tương sinh hài hoà với nhau và thường thuận theo nguyên lý “âm dương phối triển” như món ăn dễ gây lạnh bụng buộc phải có gia vị cay nóng đi kèm. Người Ba Na ít khi ăn món nào riêng biệt!

Ngày Tết Nguyên đán, các món ăn không được chuẩn bị công phu như Tết mừng lúa mới, lễ hội, nhưng nghi thức uống rượu cần thường thì không thay đổi. Uống rượu cần, người lớn tuổi uống trước, nhỏ tuổi hơn uống sau.

Theo chị Y Giút, trong những ngày Tết Nguyên đán, chiều ngày 30 dân làng tập trung tại nhà rông uống rượu cần và xem thanh niên trong làng tổ chức đánh bóng chuyền. Tối đến, dân làng tổ chức văn nghệ, nối vòng xoang trong tiếng cồng chiêng ngân vang cho đến giao thừa. Sáng mồng một Tết, sau khi thắp đèn, cắm hoa lên bàn thờ Chúa, hoa quả lên bàn thờ gia tiên, dân làng kéo nhau đi lễ nhà thờ cầu xin mọi người trong gia đình mạnh khỏe, đất nước thanh bình; mồng hai Tết cầu cho linh hồn người thân trong gia đình siêu thoát; mồng ba Tết cầu mùa màng bội thu, gia đình có của ăn của để.

Sau khi đọc kinh và cầu nguyện, bà con về nhà hoặc đi thăm nhau, chúc cho nhau mạnh khỏe. Những năm gần đây, kinh tế khá lên, ngoài rượu cần truyền thống, nhiều hộ khá giả cũng mua các loại bia về tiếp khách trong ngày Tết. Tuy nhiên, tôi vẫn thích nhất là được bà con mời bằng rượu cần. Rượu cần bà con dành cho ngày Tết thường đặc biệt hơn ngày thường bởi nguyên liệu chính không phải bằng củ mỳ mà bằng hạt gạo xà cơn (gạo đỏ, vỏ lụa dày). Hạt gạo xà cơn cộng với các nguyên liệu từ thiên nhiên của núi rừng Tây Nguyên làm cho rượu có vị ngọt và hương thơm nồng.

Theo già làng A Hiuh ở phường Thống Nhất, bàn thờ ngày Tết quan trọng nhất của người Ba Na là bàn thờ Chúa, bởi bà con quan niệm người chết là đã về với Chúa, với Giàng. Mặc dù vậy, nhưng giao thoa văn hóa, nhiều nhà cũng lập bàn thờ gia tiên và thành kính như người Kinh.

Đã từng đón Tết Nguyên đán với người Ba Na, tôi thấy bà con thường có nhiều thời gian thăm nhau, chúc mừng nhau và say khướt rượu cần xà cơn. Người Ba Na rất quý khách. Khi mời rượu dù không uống được bạn cũng phải cố gắng uống một can nếu không sẽ mất lòng chủ vì họ sẽ bảo bạn coi khinh.

Tết Ất Mùi đang đến, bạn thử một lần đón Tết với người Ba Na, để được say trong ân tình với bà con trong hương vị rượu cần xà cơn thơm nồng và để có thêm được những trải nghiệm…

Đào Nguyên

Những Món Ăn Ngày Tết Nguyên Đán Của Người Miền Tây

Ẩm thực là từ nói chung chỉ về việc ăn, uống. Ẩm thực được nâng lên thành “văn hóa ẩm thực” nghĩa là bao gồm cả phong cách, thói quen chế biến, cách bày biện và cách thưởng thức món ăn, món uống của mỗi đất nước, mỗi vùng miền. Miền Tây cũng có văn hóa ẩm thực riêng mà mỗi khi nhắc đến, du khách thường nghĩ ngay đến văn hóa miệt vườn, văn hóa sông nước gắn liền với văn hóa ẩm thực miền Tây.

Để rõ hơn về điều này, mời Quý khách du lịch miền Tây 1 chuyến, thưởng thức các món ăn ngon để hiểu hơn phong cách ăn uống của người miền Tây. Tết Nguyên đán là cơ hội tốt để có cái nhìn tổng quát nhất về văn hóa ẩm thực miền Tây.

Mâm cơm đầy đủ món vào ngày Tết Nguyên Đán của người Miền Tây

1. Cá lóc hấp mẻ

Cá lóc là món ăn đặc sản được xem là tiêu biểu nhất ở vùng đồng bằng sông Cửu Long. Để nấu món ăn này, người nấu cần chọn cá lóc đồng còn sống, nặng chừng 800gr đến 1kg. Hành cắt khúc dài, củ hành xắt mỏng cho dưới khay hấp. Ngâm cá trong nước muối vài phút sau đó rửa thật sách, để lên trên bổi.

Cơm mẻ được chuẩn bị sẵn trước. Cơm mẻ là chất được làm chua từ cơm nguội để lên men tự nhiên. Cơm mẻ có vị chua dịu. Khi có cơm mẻ, cho khoảng 1 chén cơm mẻ lên trên mình cá, để sôi lửa riu riu. Khi cá vừa chín (da cá nhăn lại) thì cho ra dĩa.

Chú ý cá lóc hấp mẻ lúc chế biến không được đánh vảy, mổ bụng hay móc ruột mà phải để nguyên con. Cá lóc hấp mẻ thường ăn với bánh tráng cuốn rau xanh, xà lách, chuối chát, bún, tai heo luộc, tép luộc. Nước chấm thì có thể dùng nước mắm me hoặc chút cơm mẻ dầm thêm muối ớt đều rất ngon. Đây là một trong những món ngon vào ngày Tết của người miền Tây.

Cá ngát nhìn giống cá trê trắng nước ngọt. Người miền Tây hay nấu lẩu cá ngát với trái bần dốt. Cá ngát làm sạch, cắt khúc và để ráo. Nước nấu lẩu nêm nếm cho vừa ăn. Khi nước sôi cho vài trái bần dốt vào nồi, chờ 5 phút vớt bần ra tô, tán nhuyễn, lược bỏ hột và vỏ để lấy độ chua. Cho nước cốt bần vào lại trong nồi và nêm nếm vừa ăn.

Cá ngát đã chuẩn bị sẵn cho vào nổi, đợi nước sôi lên thì cho rau vào. Thêm các loại rau như ngò om, lá quế, cần để cho thơm mùi. Rau để ăn lẩu cá ngát trái bần thường là bạc hà, rau muống, cù nèo, chuối ghém… Nếu muốn cay thì cho vào vài trái ớt hiểm xanh đập dập hoặc sả bằm vào cho thơm.

Lẩu cá ngát nấu bần làm phong phú thêm các món lẩu ở miền Tây mà du khách đi Tour miền Tây thường tìm để thưởng thức.

Lẩu cá ngát nấu bần là món ăn ngon được người dân miền Tây ưa chuộng

VF10:

3. Món gỏi ốc đắng trộn bắp chuối

Miền Tây với địa hình sông ngòi chằng chịt thì việc tìm ốc để làm gỏi là điều rất dễ dàng. Ốc đắng bắt về, rửa sạch bùn đất, cho vào nước vo gạo, có thể bỏ vào một ít ớt giã để ốc nhả hết cặn, nhớt trong miệng ra (hoặc ngâm ốc đắng với nước sạch pha giấm). Sau đó chà rửa thật sạch và cho vào nồi luộc với ít lá sả, lá ổi.

Luộc khoảng 10 phút thì vớt ốc ra rổ, để ráo nước, dùng cây tăm cứng có gai để lấy ruột ốc bỏ vào tô. Chuẩn bị bắp chuối xiêm hoặc chuối hột, xắt nhuyễn ngâm vào nước pha chanh để bắp chuối không bị đen.

Có thể trộn thêm 1 ít ba chỉ luộc xắt mỏng vào đĩa gỏi ốc này cho thêm phần hấp dẫn. Nước chấm ăn kèm gỏi ốc là nước mắm tỏi ớt hoặc nước mắm chua ngọt đều được. Du lịch miền Tây vào dịp Tết, du khách rất có thể được thưởng thức món ăn này.

VF11:

4. Món cá chạch nướng

Món này làm khá đơn giản. Cá chạch làm sạch với nước phèn chua rồi cho lên đĩa. Cơm mẻ tán nhuyễn cho thêm muối, đường, bột ngọt, ớt băm nhỏ. Tất cả trộn đều cho vừa ăn. Rau sống có thể ăn kèm là chuối chát, khế, mù ôm, ngò gai…

Xếp cá lên vỉ cho lên bếp than nóng lửa, khi nghe cá dậy mùi thơm, da nhúm lại là cá đã chín. Có thể chấm cơm mẻ ăn được. Đây là món ngon thường thấy trong các bữa cơm của người miền Tây vào các dịp lễ, Tết.

Miền Tây với lịch sử khai hoang mở cõi từ bao đời trước nên cuộc sống con người miền Tây vốn dĩ gắn liền với sông nước ruộng đồng, miệt vườn. Bên cạnh những món ăn Viet Fun Travel vừa kể trên, đến miền Tây người ta không thể không nhắc đến các món như chuột đồng nướng lu, cá lóc nướng trui, canh chua bông điên điển, lẩu mắm, lẩu bần nấu chua, canh chua cá lóc kho tộ, lẩu cá linh bông so đũa v.v..

Nếu Quý khách chưa từng thưởng thức các món ăn trên, vào dịp Tết năm nay, sao không đăng ký ngay Tour du lịch miền Tây để thỏa sức trải nghiệm, khám phá?

Viet Fun Travel tổng hợp

Tổng Hợp 30 Món Ngon Đãi Khách Ngày Tết Nguyên Đán Đậm Vị Ba Miền

Với danh sách 30 món ngon đãi khách ngày tết này chị em sẽ không cần phải lo lắng, suy nghĩ các món mới cho mâm cỗ ngày tết. Thay vào đó, có thể bắt tay làm nhanh gọn với các công thức đơn giản.

1, Gỏi mực/ bạch tuộc chua cay

Nguyên liệu:

Nguyên liệu chính là mực tươi: có thể là mực lá mực ống, mực nang hoặc bạch tuộc điều được. Để món gỏi mực ngon giòn cần lựa chọn mực tươi, sạch nhất có thể…

3 lạng mực tươi, 1 củ hành tây, 1 củ cà rốt, 1 – 2 quả dưa chuột, hành phi, tỏi, ớt, gừng, rượu, 20 gam lạc rang, các gia vị: muối, nước mắm, đường, dầu mè, tương ớt, 4 thìa cà phê sốt cà chua.

Các làm món gỏi mực

Bước 1: Trước hết các bạn hãy đem mực sơ chế cho sạch. Bạn hãy bỏ phần túi mực đi, sau đó bạn hãy rửa sạch mực lại với gừng pha với rượu để khử đi mùi tanh của mực rồi rửa sạch lại với nước. Khi đã làm mực sạch thì các bạn hãy để mực ráo nước, sau đó khứa mực thành những đường chéo mỏng rồi thái mực thành những miếng vừa ăn. (Bạn cũng có thể thái chỉ to hay khoanh tròn)

Bước 2: Tiếp đó các bạn hãy cho mực vào 1 cái tô rồi cho bột nêm, gừng đập dập vào trộn đều lên, sau đó cho vào nồi hấp chín

Bước 3: Cà rốt rửa sạch rồi gọt vỏ thái sợi mỏng. Các bạn hãy ngâm cà rốt cùng với giấm khoảng 5 phút để cà rốt khi ăn sẽ giòn hơn. Dưa chuột nạo vỏ rồi cắt thành những miếng mỏng xéo và cho vào nước lạnh để ngâm. Hành tây bóc vỏ rửa sạch thái mỏng rồi cho vào ngâm cùng với giấm để có thể khử đi mùi hăng của hành tây và giúp cho hành tây giòn hơn.

gỏi mực chua cay

Bước 4: Pha nước mắm chua ngọt để trộn: bạn hãy lấy 1 muỗng canh nước mắm, 1 muỗng canh đường, 2 muỗng canh nước, 1 muỗng cà phê nước cốt chanh, 1 muỗng cà phê tỏi ớt băm nhỏ cho vào trong 1 cái bát khuấy thật đều lên. Sau đó các bạn hãy nêm lại sao cho nước mắm có khẩu vị vừa với khẩu vị của gia đình là được.

Bước 5: Mực đã hấp chín các bạn hãy gạt bỏ hết phần nước hấp ra rồi cho mực vào 1 cái bát cùng với nước sốt cà chua, 2 thìa tương ớt, 1 thìa canh dầu mè rồi trộn đều lên.

Bước 6: Các loại rau củ đã ngâm các bạn hãy vắt kiệt nước rồi cho vào 1 cái âu sau đó cho nước mắm đã pha ở bước 4 vào trộn thật đều. Tiếp theo các bạn hãy chắt bớt phần nước thừa ra rồi cho phần mực đã trộn ở bước 5 vào rồi bạn hãy cho thêm ít nước sốt trộn đều tất cả lên và nêm lại các gia vị sao cho vừa với khẩu vị của gia đình.

Cách làm khô mực nướng

Tách rời đầu mực và thân mực ra làm 2 phần khác nhau.

Cho 300 ml rượu vào một cái đĩa sứ lớn.

Dùng giấy mồi lửa bỏ vào rượu đến khi cồn trong rượu bắt đầu cháy thì lấy đũa gắp thân mực nướng trên ngọn lửa cồn rượu.

Nướng mực đảo đều các mặt để mực được chín đều, nướng khoảng 1 đến 2 phút thì gắp mực ra.

Cho mực vừa nướng vào tớ giấy, dùng chày đập nhẹ đề mực mềm và có mùi thơm. Khi mực nguội thì xé sợi nhỏ thành miếng vừa ăn. Món khô mực nướng này bạn ăn với tương ớt làm nước chấm và uống bia thì quá tuyệt vời.

Lưu ý khi món khô mực nướng:

Bạn chỉ nên nướng mực khoảng 4 – 5 phút tùy con mực to hay nhỏ, khô mực không nên nướng quá lâu, mực sẽ bị cháy và mất vị ngọt tự nhiên.

Canh lượng rượu vừa đủ cho mỗi lần nướng mực, vì lượng rượu quá ít khô mực không đủ chín, còn nếu quá nhiều sẽ làm khô mực bị cháy. Cho cồn trong mực cháy từ từ để mực được chín đều từ ngoài vào trong. Nướng thân mực và đầu mực riêng biệt nhau, vì nếu nướng chung đầu mực dễ bị cháy trước.

Cho thêm một ít đường vào tương ớt để làm nước chấm thêm vừa miệng.

Nếu không dễ dàng hoặc không quen nướng bằng cồn trong rượu như vậy, bạn có thể nước khô mực bằng lò than thông thường. Bếp than không để quá nhiều lửa, lửa vừa nóng, để khô mực trên ray, bạn trở đều 2 mặt ray trên bếp than để khô mực được chín đều.

Nguyên liệu:

400gr thịt lợn rừng, hãy chọn phần thịt mông hoặc thịt chân giò để thịt dai và ngon hơn., 2 quả ớt sừng, 4 cây sả tươi, hành, tỏi, các gia vị: đường, bột nêm, dầu ăn, mì chính, dầu hào, sa tế….

Cách làm

– Thịt lợn mua về bạn cạo sạch lông, rửa sạch với một ít muối rồi để ráo nước. Sau đó thái thành từng miếng mỏng sao cho vừa ăn.

– Đừng bỏ đi phần bì lợn bởi vì thịt lợn rừng có bì sẽ rất giòn và ngon.

– Ớt sừng bạn rửa sạch rồi thái thành miếng quân cờ. Sả bạn thái lát. Còn hành rửa sạch rồi đem băm nhỏ.

– Sau đó cho thịt lợn rừng vào một cái tô lớn. Tiếp theo cho hành băm ccùng 1 thìa tiêu đen, 1 thìa đường, 1 thìa bột nêm, 1 thìa dầu hào, 1 thìa bột ngọt vào thịt rồi trộn đều, ướp khoảng 20 phút để thịt ngấm đều gia vị

– Bắc chảo lên bếp, cho dầu vào rồi phi thơm hành cùng phần tỏi còn lại. Sau đó cho thịt lợn rừng vào xào đều tay cho đến khi thịt xém vàng. Bỏ thêm ớt đã thái vào đảo nhanh tay để thịt không bị cháy, lúc này nên cho lửa to để thịt săn lại ngon hơn Cuối cùng thêm 1 thìa sa tế vào đảo đều một lần nữa là bạn đã hoàn thành món thịt lợn rừng xào sả ớt. Bày ra đĩa và thưởng thức cùng cơm nóng sẽ rất tuyệt vời đấy.

Nguyên liệu

– 3 miếng cá ngừ- 2 muỗng canh đường – 3 muỗng canh nước mắm – 1 muỗng canh tỏi băm – 1 muỗng canh hành tím băm – 1 muỗng canh ớt băm – Hành lá thái nhỏ – 1/2 muỗng cà phê tiêu – 1/2 trái dứa thái miếng – 3 trái cà chua thái múi nhỏ – 600ml nước dừa tươi hay nước lạnh.

Cách làm Bước 1: Cá rửa sạch để ráo. Ướp vào cá 1 muỗng cà phê bột nêm, nước mắm, tiêu trộn đều.

Bước 2: Sau đó chiên sơ cho cá vàng 2 mặt.

Bước 3: Bắc chảo/ nồi lên bếp, cho 2 muỗng canh dầu, 2 muỗng canh đường thắng đường cho có màu vàng cánh gián. Nhớ khi thắng đường các bạn lấy đũa khuấy cho đường tan.

Bước 4: Khi đường chuyển qua màu vàng tắt bếp rồi cho tỏi, hành, ớt vào xào cho thơm.

Bước 5: Sau đó cho dứa và cà chua vào xào 4 phút. Tiếp theo cho nước dừa tươi vào nấu sôi.

Bước 6: Cuối cùng cho cá chiên vàng vào, hạt lửa nhỏ rim cá cho thấm, rim cho tới khi cá sền sệt, nêm nếm lại cho vừa ăn là tắt bếp.

Cho cá ra tô, rắc hành và vài lát ớt và thưởng thức thôi.

5, Củ kiệu chua ngọt

Thực hiện:

– Hòa tan tro bếp với nước, thả kiệu vào và ngâm qua đêm. Nếu không có tro thì ngâm muối, thời gian ngâm sẽ ít hơn để kiệu không ngấm mặn.

Cách muối củ kiệu ngon giòn đúng điệu cho ngày Tết – Ảnh 1 – Vớt kiệu ra, cắt phần rễ và đuôi. Lưu ý: không cắt phần đầu phạm vào trong nếu không kiệu sẽ ngấm nước mà mất đi độ giòn ngon của kiệu. Đem ngâm kiệu vào nước muối. Có thể ngâm kiệu vào nước đá sẽ giòn hơn.

Cách muối củ kiệu ngon giòn đúng điệu cho ngày Tết – Ảnh 2 – Vớt kiệu ra, xả vài lượt nước cho sạch. Pha nước phèn chua rồi cho kiệu đã rửa vào. Đem phơi nắng một ngày cho hơi héo.

– Sau khi phơi xong, sơ chế lại kiệu thêm lần nữa, lột bớt màng kiệu và phần rễ khô còn sót lại.

Tiếp theo là bước ngâm củ kiệu, bạn có thể thực hiện theo 2 phương pháp sau, tùy lựa chọn của bạn:

Phương pháp 1:

– Muốn củ kiệu giòn và ăn lâu ngày, bạn có thể cho đường vào trộn đều với kiệu, sau đó cho kiệu vào hũ đậy nắp lại ngâm từ 7-14 ngày. Đây là cách làm kiệu chua tự nhiên, vừa giúp kiệu giòn, có màu trong lại vừa để được lâu mà không sợ kiệu bị chua nhiều hay hóa rượu.

– Sau đó vớt kiệu ra. Nấu giấm cho sôi rồi để nguội, sau đó cho ít kiệu ngâm đường vào ngâm. Bước này giúp kiệu nhanh chua hơn, có vị chua chua đỡ ngán ngày Tết. Nêu không thích mùi giấm, bạn có thể bỏ qua công đoạn này vì ngâm đường 7-14 ngày kiệu đã lên men và có thể thưởng thức.

Cách muối củ kiệu ngon giòn đúng điệu cho ngày Tết – Ảnh 3 Phương pháp 2:

– Phương pháp thứ 2 là bạn nấu hỗn hợp nước đường và dấm theo tỉ lệ 1 chén dấm, 1 chén đường , 1/3 muỗng cà phê muối cho thật sôi để đường và muối tan hết. Chờ cho hỗn hợp này thật nguội, sau đó bỏ kiệu vào hũ rồi đổ hỗn hợp này phủ ngập bề mặt kiệu.

Để như vậy khoảng 2 tuần là bạn đã có thể thưởng thức món kiệu thơm, ngon, hấp dẫn.

Gợi ý: Nếu bạn muốn tăng độ hấp dẫn và hương vị cho món kiệu thì ngoài việc thay 2 lần nước kiệu, mỗi lần ngâm khoảng 1 tuần, bạn có thể thêm các loại rau củ có màu sắc đẹp mắt như cà rốt, hành tím, đu đủ, ớt.. vào.

Cách muối củ kiệu ngon giòn đúng điệu cho ngày Tết – Ảnh 4 Vậy là bạn đã có món củ kiệu muối giòn, ngon khó tả, đãi khách ngày Tết rồi.

6, Ruột ốc cừ (mặt trăng) xào sả ớt

Nguyên liệu:

Ốc cừ (mặt trăng) bỏ vỏ hoặc ốc nhồi: khoảng 1 kg, các loại rau thơm cần có: rau răm, tía tô, lá lốt. sả, ớt, tỏi, hành khô, củ nghệ: 1 củ, giấm, gia vị: hạt nêm, đường, bột ngọt…

Cách làm: Chú ý: khi mua ốc nhồi cần chọn lựa những con có kích cỡ bằng nhau, miệng đầy và có vỏ bên ngoài màu vàng óng đẹp mắt, như vậy mới là ốc ngon.

Bước 1: Làm sạch ốc

Ốc nhồi khi mới bắt đầu mua về sẽ rất bẩn và trong thân có nhiều đất. Vì vậy khi đem về bạn cần rửa qua cho sạch vỏ rồi ngâm ốc với nước gạo sau khi vo. Nên để qua đêm cho ốc có thể nhả hết được chất bẩn ở bên trong. Muốn triệt để thì bạn có thể cho một quả ớt tươi cho vào chậu ngâm cùng ốc.

Khi ốc đã được làm sạch bên trong, bạn lại rửa sạch lại vỏ để khi cho vào nồi luộc ốc được vệ sinh nhất. Cho ốc vào nồi luộc, không cho quá nhiều nước. Đợi khoảng 15 phút, kiểm tra xem ốc đã bong hết miệng chưa rồi bắc nồi xuống.

Bước 2:

Đổ ốc ra một các rổ để cho ráo nước và nguội để dễ tách. Khi tách thân ốc ra khỏi vỏ chú ý chỉ dùng những phần không có trứng hay con của ốc vì chúng rất khó ăn, và không tốt cho sức khỏe. Chỉ giữ lại phần đầu của ốc để chế biến món ăn.

Tiếp tục làm sạch phần đầu cho bớt nhớt và chất bẩn bằng cách bóp chúng với một chút muối và nước cốt chanh. Khoảng 5 phút sau thì rửa lại bằng nước sạch. Nếu thấy phần đầu quá to thì có thể cắt làm đôi cho dễ ăn.

Bước 3:

Ướp thịt ốc với những gia vị là hạt nêm, một chút mì chính và nghệ tươi băm nhuyễn. Dùng đũa trộn đều thịt ốc cùng gia vị cho đều rồi để khoảng 10 phút cho gia vị ngấm.

Sả, ớt, tỏi, hành khô đều băm nhỏ, với nghệ thì nên dập trước rồi mới băm nhỏ.

Các loại rau thơm thì rửa sạch rồi sau đó băm nhỏ để chuẩn bị cho công đoạn chế biến.

Bước 4:

Đặt chảo lên bếp, cho thêm chút dầu ăn rồi đợi chảo nóng. Cho hành băm nhỏ vào chảo rồi phi thơm, để lửa vừa phải để tránh bị cháy. Sau đó cho thịt ốc đã ngấm gia vị vào chảo đảo đều. Nên xào ốc ở lửa nhỏ và đều tay để tránh cho ốc không bị dai.

Khi thấy ốc đã đạt được màu chuẩn thì cho thêm sả cùng các loại rau thơm đã cắt nhỏ vào đảo đều rồi bắc ra ngay.

Cách làm Làm sạch gà và ướp sơ gà

Gà khi mua về bạn làm thật sạch. Nếu rửa gà bằng nước không thì rất khó để khử hết mùi hôi vốn có của gà. Vì thế, sau khi rửa với nước lã, bạn giã lấy một ít gừng, sau đó chà lên mình gà cùng với muối hột thật kỹ, sau đó xả lại với nước vài lần nữa. Như vậy sẽ làm mùi hôi không còn nữa và gà cũng sạch sẽ hơn.

Ướp và với các nguyên liệu chính

Việc ướp gà với muối và tiêu như trên mục đích là để cho gà sau khi luộc sẽ có vị đậm đà hơn. Bây giờ sẽ đến phần ướp chính để thịt gà thơm hơn.

Sả bạn đập dập và cắt nhỏ

Hành tây xắt hạt lựu

Lá chanh thái sợi

Gừng bạn cũng đập dập và băm nhỏ

Ớt bạn chẻ đôi, sau đó tách hết hột ra rồi cắt nhỏ

Cách hấp gà muối

Gà nếu luộc vẫn được, tuy nhiên là bị sũng nước và không thơm mùi của lá chanh. Vì thế, bạn làm theo hướng dẫn như sau:

Đầu tiên bạn cho muối vào phủ kín mặt đáy của nồi (không cần nhiều, chỉ cần 1 lớp nhưng kín mặt đáy là được). Tiếp theo, bạn cho sả đập dập, lá chanh (lá nguyên), ớt và gừng thái lát lên trên. Cuối cùng, bạn đặt đĩa lên lớp sả + lá chanh + ớt +gừng và đặt gà lên trên đĩa rồi đậy kín nắp nồi và hấp.

Thông thường, con gà nhỏ như gà cúng thì chỉ khoảng 30 phút là được. Song gà lớn thì có khi phải mất 40 – 45 phút.

Làm muối chấm

Gà hấp lá chanh chắc chắn không thể thiếu muối chấm rồi. Bạn có thể chấm gà với muối tiêu chanh, tuy nhiên để hấp dẫn hơn, bạn thái sợi lá chanh rồi cho vào muối tiêu chanh và chấm gà, sẽ rất hấp dẫn đấy.

8. Thịt kho tàu

Cách thực hiện

Thái thịt 4-5cm, rửa sạch với muối. Đập dập hành tím sau đó cho hành tím, nước cốt dừa, ớt, đường ướp cùng thịt, cho thêm muối trong thời gian 30 – 45 phút. Trong lúc chờ đợi thịt ướp, luộc và bóc vỏ trứng gà và trứng cút.

Cho thịt vào xào qua để săn lại là cách nấu thịt kho tàu ngon đúng điệu, cho thêm nước tạo màu, nước lọc. Nước sôi, hạ lửa nhỏ và đun trong vòng 1 tiếng để thịt mềm, cho thêm 1 thìa nước mắm để thịt dậy mùi thơm. Múc ra đĩa và bạn đã có món ngon đãi khách ngày tết đơn giản rồi.

9. Thịt đông

Cách thực hiện

Rửa sạch và chà muối, giấm vào chân giò, tai lợn. Thái nhỏ tai lợn, nấm hương, mộc nhỉ. Thái thịt chân giò thành miếng vừa để nấu đông. Hành khô, gừng đập dập cho vào chần qua cùng thịt. Xả thịt qua nước và ướp với nước mắm, tiêu, hành trong khoảng 30 phút.

Cho nấm hương và mộc nhĩ đã thái nhỏ vào xào chín, vớt ra đĩa. Cho thịt chân giò và tai vào xào săn lại, nêm thêm gia vị vừa ăn. Cho thịt vào nồi áp suất, đổ thêm nước và đun trong 15 phút. Tiếp theo, bạn cho thêm nấm hương, mộc nhĩ vào đun thêm 10 phút. Sau khi hoàn thành, múc thịt đông ra bát, để nguội và cho vào tủ lạnh 4-6 tiếng là đã có món thịt đông đãi khách thơm ngon ngày tết.

10. Trứng Bọc Thịt Chiên

Cách làm

Sau khi mua các loại trứng gia cầm đã được kiểm định cẩn thận, bạn hãy tiến hành luộc và bóc vỏ trứng cút. Sau đó ướp thịt xay với muối, hạt tiêu. Chia phần ướp thành 15 phần để bọc mỗi phần với 1 quả trứng. Tiếp theo, đập 2 quả trứng gà ra bát, đánh tan và cho từng viên thịt bọc trứng lăn qua trứng, bột mỳ, bột chiên xù. Rán ngập dầu đến khi vàng đều và ăn cùng sốt, tương ớt tùy thích. Là một món ngon đãi khách ngày tết được yêu thích.

11. Mực khô rim chua ngọt

Cách thực hiện

Bước 1: Cho 100 ml nước vào dứa xay lọc lấy nước. Mực khô ngâm trong nước khoảng 3 tiếng đồng hồ, sau đó cắt thành từng đoạn 2cm.

12. Tai heo ngâm mắm chua ngọt

13. Gỏi gà lá lúa

Cách thực hiện

Sau khi đã chuẩn bị các nguyên liệu sơ chế trên, bạn tiến hành làm nước trộn gỏi gồm 2 thìa nước mắm, 2 thìa nước đường siro, 1 thìa tương ớt, 1 thìa nước cốt chanh, thêm tỏi và ớt băm nhỏ vào trộn đều dưới lên thịt gà, củ đậu, dưa chuột, cà rốt, tiến hành trộn lại lần nữa trước khi bày ra đĩa. Đây là một món ăn tương đối dễ làm, vị thanh nhẹ phù hợp làm món ngon đãi khách ngày tết.

Cách thực hiện

Sơ chế cánh gà với muối để hết mùi hôi, rửa sạch, để ráo. Sử dụng 1 thìa tỏi băm nhỏ, 1 thìa canh dầu hào, 2 thìa nước tương trộn với cánh gà và ướp trong 1-2h.

Cách làm

Rửa gà và ngâm với rượu trắng để gà được khử mùi, sau đó rửa sạch, để ráo. Đập dập băm nhuyễn gừng, xả, ớt tươi. Chẻ múi hàng tây làm 6, lá chanh rửa sạch xắt nhuyễn.

Nấu 3 lít nước sôi cho vào nồi sả, ⅓ tổng lá chanh, hành tây, muối cho thịt gà vào luộc chín. Sau khi thịt gà chín, để nguội, xé nhỏ thành sợi. Sau đó cho tiêu, đường, tỏi, dầu điều, ớt, bột nghệ, nước mắm, ngũ vị hương, gừng, một phần lá chanh vào trộn đều với gà xé và ướp trong vòng 30 phút.

Làm nóng chảo chống dính, trút thịt vào (không cần dầu ăn), đảo đều tới khi thịt gà khô và tắt bếp. Thịt gà để nguội bỏ vào tủ và dùng dần. Bạn cũng có thể mua các loại khô gà cay ngon cực đảm bảo để khỏi lo tết làm món gì đãi khách lạ miệng, đơn giản.

Cách làm

Rửa sạch cá ngừ để ráo nước sau đó quết mù tạt, muối, hạt tiêu, vừng lên hai mặt cá. Sau đó làm nóng chảo, cho dầu ăn vào rán cá mỗi mặt 2 phút để không làm cháy lớp vừng bên ngoài. Tiếp theo trộn nước cốt chanh, dầu olive, gừng, muối, tiêu. Cho miếng cá hồi bày ra đĩa và rưới sốt chanh lên miếng cá hồi dùng kèm rau sống.

17. Cá diêu hồng hấp xì dầu

18. Gỏi Tôm Xoài Chua Ngọt

Thực hiện

Xoài xanh gọt vỏ sau đó thái sợi nhỏ, tôm hấp cách thủy vừa chín để giữ độ ngọt sau đó chẻ đôi tôm theo chiều dọc. Rau thơm rửa sạch, thái nhỏ. Pha nước mắm gồm: tỏi ớt băm nhuyễn, 1 thìa dấm, 1 thìa đường, 2 thìa nước lọc, 1 thìa nước mắm ngon.

Cho xoài, tôm, nước mắm đã pha, rau thơm, lạc rang giã dập vào trộn đều. Tiếp theo bày ra đĩa và bạn đã có món ăn đãi khách ngày tết ấn tượng.

Nguyên liệu

Các loại hải sản tươi sống: Tôm sú, cá phi lê, thịt nghêu, mực phi lê, rong biển, trứng gà, cải thảo, bột bắp, bột chiên giòn, gừng, hành lá, ngò, muối, dầu ăn, đường, tiêu, hạt nêm

Cách làm

Rửa sạch các nguyên liệu, cho tôm nhúng lần lượt trứng, bột bắp, bột chiên giòn và rán vàng trên chảo. Mực, cá thái miếng vừa ăn. Rong biển xé nhỏ, cải thảo, hành lá, ngò cắt khúc vừa, gừng thái sợi.

Cho mực, cá, nghêu luộc chín và ngâm trong nước đá. Cho dầu ăn và hành phi thơm, cho nước 500ml nước đun sôi, cho cải thảo, các loại hải sản, rong biển vào nồi, nêm nếm gia vị vừa ăn. Cho bột năng vào để súp đặc lại. Cho ra bát và thưởng thức.

20. Tôm Sốt Me Chua Ngọt

Nguyên liệu

Tôm tươi, nước cốt me, đường, nước mắm, tiêu, hạt nêm, dầu mè, muối, hành khô, tỏi, hành lá

21. Cua Sốt Ớt Cay Singapore

Thực hiện

Gừng, tỏi, hành tím, ớt băm nhỏ. Hành tây thái múi cau. Gừng thái sợi. Cho dầu ăn vào chảo để xào hành tây hết nước, cho hỗn hợp gừng, tỏi, ớt đun trong 5 phút. Đổ thêm nước, giấm, tương hột, đường, nước tương mỗi loại 1 muỗng vào đun nhỏ tạo thành hỗn hợp sánh mịn. Cho cua vào đảo đều trong 15 phút, đập trứng gà đã đánh tan vào. Trình bày ra đĩa và thưởng thức món ngon đãi khách ngày tết.

22. Gỏi Bắp Bò Mầm Cải

Thực hiện

Ướp bò thái mỏng với dầu hào, nước mắm, hạt nêm khoảng 10 phút, Cho chảo lên bếp, dầu sôi cho tỏi băm, thịt bò vào xào nhanh đến khi thịt săn lại cho thêm hành tây thái mỏng, gia vị vừa miệng cho ra đĩa. Cải, cà rốt, ớt đỏ, dầu ăn, nước mắm, đường vào đĩa và cho thịt bò lên trên, rắc đậu phộng để đẹp mắt hơn.

23. Bò Cháy Tiêu Xanh

Chế biến

Phi thơm hành tỏi trong dầu sôi, cho thêm nước, nước tương, tiêu xanh vào. Thêm bột năng để nước sánh lại. Thịt bò và hành tây cho lên chảo xào xém. Dưới nước sốt lên ngập thịt và trang trí tiêu xanh, ớt tươi.

Cách làm

Trộn thịt heo và thịt bò ướp với muối, nước mắm, đường, tỏi băm khoảng 30 phút. Cho một muỗng thịt đã ướp lên mặt thẫm bên ngoài của lá lốt, cuộn tròn lại, ghim vào cuống cho chắc. Dùng que xiên xiên khoảng 5 cuộn lá lốt, cho vào chảo dầu nóng áp chín. Cho ra đĩa ăn nóng. Món ăn đãi khách ngày tết ngon miệng, dễ làm.

25. Khô Bò Dẻo Cay

Cách làm

Thái thịt bò dày ướp cùng ngũ vị hương, dầu điều, sả, ớt, muối, đường, bột nghệ trong 30 phút. Trút thịt vào chảo đun 5 phút, cho thịt nguội, dùng cán cán thịt mỏng ra. Cho thịt bò vào lò nướng khoảng 10 phút ở 1000 độ và lấy ra, xé sợi và thưởng thức. Như vậy là bạn đã có món khô bò cay cay, ngọt ngọt hấp dẫn.

26. Gỏi Vịt Chua Ngọt

Thực hiện

Rửa sạch các nguyên liệu. Luộc chín vịt với hành khô, hạt nêm, gừng để khử mùi tốt nhất. Hành khô phi vàng, lạc rang đập vỡ miếng để riêng. Hành tây trùng với nươc nóng. Trộn bắp cải, cà rốt, thịt vịt, tỏi, ớt bằm, hành tây với đường, nước mắm, nước cốt chanh theo khẩu vị vừa ăn. Bày ra đĩa, cho lạc rang, rau thơm lên trên.

27. Salad Hoàng Đế

Cách làm

Rửa sạch các nguyên liệu, cắt vừa ăn. Chiên vàng thịt ba chỉ, thịt gà thái hạt lựu trong dầu đến khi vàng cho ra đĩa. Chiên bánh mì để bánh mì thơm giòn. Thái bánh mì hình vuông, xào cùng dầu ô liu với bơ trong lửa nhỏ đều các mặt.

Làm trứng cuộn bằng cách luộc trứng kỹ, thái múi cau để ra bát. Làm sốt salad bằng cách đổ tất cả các loại sốt vào gồm sốt mayonaise 4 thìa, muối tiêu, chanh, phô mai mỗi loại 1 thìa. Xếp ra đĩa xà lách, cà chua bi, cho thịt gà và lợn đã xào vào, dưới nước sốt lên và cùng thưởng thức với các thành viên gia đình, bạn bè.

28. Cà Tím Áp Chảo

Nguyên liệu

Cà tím, thịt nạc vai, giò sống, lá lốt, hành tây, ớt sừng, tỏi băm, ngò, dầu ăn, muối, tiêu, đường, bột năng, tỏi băm, nước tương, hạt nêm

Cách làm

Rửa sạch cà tím với nước rạch một đường để moi hết ruột cà tím, ngâm cà tím với nước muối pha loãng. Lá lốt thái sợi nhỏ, hành tây băm nhuyễn, ớt sừng bỏ hạt thái hạt lựu, thịt nạc xay nhuyễn. Cho các gia vị hành tây, thịt lợn xay, lá lốt trộn đều cùng tiêu, hạt nêm ướp trong 10 phút. Cho bột năng đã pha vào ruột cà tím, nhồi hỗn hợp thịt vào. Chiên cà tím vàng đều các mặt là có thể thưởng thức.

29. Bánh Cuốn Tráng Bằng Chảo

Cách làm

Pha bột bánh cuốn với nước lạnh theo hướng dẫn của đơn vị sản xuất bột. Để bột nghỉ khoảng 1 tiếng. Hành phi thơm, mộc nhĩ, nấm hương, hành tây cắt lựu cho vào xào cùng thịt băm trong 15 phút, nêm nếm gia vị vừa ăn.

30. Phở Chiên Phồng

Cách làm

Thịt bò thái mỏng, ướp cùng các loại gia vị chất lượng, giúp món ăn ngon hơn. Để nguyên bánh phở cả tệp, dùng dao sắc thành miếng vuông vừa ăn. Chiên bánh phở trong dầu ngập. Phi thơm tỏi, thịt bò, rau cải xào chín, đổ lên bánh phở vừa chiên và thưởng thức.

Chuẩn bị chảo chống dính, cho lửa nóng, cho nửa muỗng bột vào tráng đều quanh mặt chảo, đợi 20 giây, cho thịt băm vào cuộn tròn đều là có thể cho ra đĩa và thưởng thức.

Theo chúng tôi

Đề Tài: Trò Chuyện Về Ngày Tết Nguyên Đán

– Trẻ biết ngày tết nguyên đán còn gọi là ngày tết cổ truyền của dân tộc Việt Nam.

– Biết được tên gọi của các món ăn ,bánh mứt ngày tết

– Trẻ biết đi bộ sát lề bên phải

– Thích và mong được chào đón tết.

– Phối hợp với các bạn trong khi chơi

– Trò chuyện về nội dung bài hát :

+ Các con vừa hát với cô bài hát nói về đều gì?

+Vậy các con có thích ngày tết hôn?

Vậy các con biết gì về ngày tết chưa, hôm nay cô cháu mình sẽ tìm hiểu thêm về ngày tết và các phong tục ngày tết nha.

Dưa hấu là một món ăn đặc trưng của ngày tết đó các con, vậy ngoài dưa hấu ra con còn biết những loại thức ăn nào đặc trưng cho ngày tết nữa không?

– Ở nhà vào những ngày cuối năm con thấy ba mẹ con thường làm gì để đón tết?

– Vậy người ta thì chuẩn bị hoa gì để trang trí khi tết đến?

– Những ngày cuối năm người ta thường gói những loại bánh gì?

cho trẻ biết ngày tết truyền thống, biết bày tỏ tình cảm của mình đến với mọi người trong dịp tết về và biết lễ phép với mọi người.

– Cách chơi: Phát cho mỗi trẻ 1 rổ đựng tranh loto các loại hoa quả, các món ăn đặc trưng, các lễ hội ngày tết .

– Luật chơi: Trẻ tìm và lấy đúng theo yêu cầu của cô..

C ô chia lớp thành hai đội thi nhau ghép những mảnh rời của bức tranh tạo nên bức tranh hoàn chỉnh về một loại hoa của ngày tết.

– Cô nhận xét tuyên dương trẻ

Đọc thơ ” Tết đang vào nhà”

– Khi đọc đến “ập”, bạn nắm chặt bàn tay lại, trẻ phải rút thật nhanh ngón tay của mình ra, nếu không sẽ bị bắt lại.* Luật chơi: Nếu không bắt được tay trẻ nào, bạn và trẻ sẽ thực hiện lại cho đến khi có trẻ rút tay chậm và bị cô bắt được, giữ lại đứng bên cô. – Sau đó, cô yêu cầu cả nhóm chạy nhanh đến chạm tay vào một vật bất kì (ví dụ: cái cửa, cây, ghế…) hoặc một người nào đó. Khi trẻ chạm tay vào vật (hoặc người) xong phải ngồi thụp xuống, 2 tay chóng hông nhảy bật cóc về lại chỗ cô ngồi..

– Cô quan sát nhận xét.

– Khi trẻ chơi, cô quan sát, theo dõi để đảm bảo an toàn cho trẻ.

– Rửa tay rửa mặt trước khi ăn và sau khi ăn.

– Trước khi ăn phải mời cô và các bạn cùng ăn.

– Đảm bảo trẻ ngủ đủ giấc.

– Vệ sinh khi ngủ dậy và cho trẻ ăn phụ

– Cô và trẻ cùng hát ” Chúc tết”

– Cô cho trẻ xem tranh và trò chuyện về nội dung tranh

– Cho trẻ bày tỏ thái độ về ngày tết

– Nhắc nhở trẻ khi đi chơi tết phải biết lễ phép, ngoan ngoãn

– Cô trao đổi với phụ huynh về tình hình của các cháu trong ngày.

– Cô cho trẻ vệ sinh, nhận xét cuối buổi học, tuyên dương, cắm cờ, trả trẻ

* Nội dung chưa thực hiện được hoặc phù hợp và lý do:

* Những thay đổi cần thiết:

* Những trẻ có biểu hiện đặt biệt ( về sức khỏe và giáo dục) cần quan tâm chăm sóc, giáo dục riêng ( phối hợp với gia đình)

Cập nhật thông tin chi tiết về Đón Tết Nguyên Đán Với Người Ba Na Ở Kon Tum trên website Raffles-hanoi.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!