Xu Hướng 6/2023 # Du Lịch Quan Lạn 2023 Thưởng Thức Các Món Ngon Từ Tôm He # Top 13 View | Raffles-hanoi.edu.vn

Xu Hướng 6/2023 # Du Lịch Quan Lạn 2023 Thưởng Thức Các Món Ngon Từ Tôm He # Top 13 View

Bạn đang xem bài viết Du Lịch Quan Lạn 2023 Thưởng Thức Các Món Ngon Từ Tôm He được cập nhật mới nhất trên website Raffles-hanoi.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Du lịch đảo Quan Lạn 2023 đang nhận được sự quan tâm của rất nhiều người. Nơi đây nổi tiếng với những bãi biến trong xanh, cát trắng mịn và những món ăn được chế biến từ nguồn hải sản tươi ngon, nhất là tôm: tôm he, tôm hùm, tôm sắt,…Trong đó, tôm he được nhiều người ưa chuộng và được dùng nhiều trong các bữa tiệc.

Từ tôm he những người đầu bếp có thể khéo léo chế biến thành nhiều món ăn khác nhau nhưng phổ biến và được yêu thích hơn cả là món tôm hấp bởi món ăn này vẫn giữ được hương vị đậm đà của biển Quan Lạn. Tôm he có màu xah và mác trên đầu tôm khá nhọn, sắc. Khi bắt tôm, bạn phải thật cẩn thận và rửa sạch cho khi đem hấp càng tôm không bị rụng. Sau khi hấp xong, tôm chuyển sang màu hồng vô cùng bắt mặt

Khi ăn, du khách phải bóc vỏ đầu tôm trước. Lớp gạch ở đầu tôm có màu vàng sánh ăn rất ngậy. Nhưng nếu ai không ăn được chất béo thì không nên dùng bởi rất dễ dẫn đến tình trạng không muốn ăn những thứ khác. Tôm khi bóc hết vỏ sẽ lộ ra lớp thịt trắng hồng, chắc nịch. Món này ăn cùng với rau thơm, hành trần và chấm với muối tiêu hay mắm ớt thì ngon miễn chê. Nếu biết chế biến và sắp đặt khéo léo, đĩa tôm he hấp sẽ trở thành một món ăn vừa giàu dinh dưỡng vừa có giá trị thẩm mỹ cao.

Nếu không thích, du khách cũng có thể lựa chọn tôm he nướng. Cách làm món ăn này rất đơn giản: tôm rửa sạch, cắt râu và để ráo rồi ướp với muối, tiêu, tỏi cùng hành băm nhỏ và một chút dầu ăn cho ngấm. Sau đó, dùng quê để xiên hay kẹp tôm bằng vỉ nướng để nướng trên than hoa đang cháy hồng. Đợi tôm chín tới rồi xếp ra đĩa. Khi ăn, chấm mưới muối tiêu, chanh, ớt hoặc sốt cà chua và ăn kèm cùng các loại rau ghém.

Ngoài ra còn có rất nhiều món ăn ngon hấp dẫn khác từ tôm he cũng như các loại hải sản như mực khô, sá sùng,…. Hãy đăng ký ngay 1 chuyến du lịch Quan Lạn 3 ngày để có thể thưởng thức được những món ăn vô cùng đặc sắc đó.

(Visited 7 times, 1 visits today)

Du Lịch Hà Tiên Thưởng Thức Món Ăn Ngon

Được biết đến là vùng đất văn hoá và du lịch nổi tiếng khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long, còn là nơi đón nhận nhiều sản vật ngon từ biển, từ rừng, những thứ đã tạo ra những món ăn hấp dẫn khiến du khách đã ăn một lần là nhớ mãi bởi những món ăn ngon trứ danh, đặc biệt là ở thị xã Hà Tiên.

Làm thế nào đến được Hà Tiên

Từ TP. HCM đi Kiên Giang là một hành trình không quá dài, bạn sẽ chi di chuyển qua đoạn đường khoảng 266km. Không dài nhưng cũng không phải là quá ngắn, việc di chuyển bằng xe sẽ khiến bạn mệt mỏi và chán chường là điều tất nhiên sẽ xảy ra. Vậy giải pháp tối ưu đó chính là book ngay cho mình một vé máy bay để thực hiện chuyến đi của mình vào tháng 3 này.

Nếu như Rạch Giá nổi tiếng với món bún cá thì người dân Hà Tiên lại tự hào khi địa phương mình có món bún kèn. Còn gì tuyệt vời hơn khi khởi đầu ngày mới bằng vị ngon tuyệt hảo của món bún này.

Với cách chế biến cầu kỳ, nhiều công đoạn, bún kèn trở thành món ăn rất riêng của Hà Tiên mà hầu hết du khách đến đây đều muốn thưởng thức. Tô bún kèn ngon quan trọng nhất là mùi vị của nước dùng được tạo nên từ hương vị của cá lóc đồng trứ danh vùng sông nước kết hợp cùng khả năng nêm nếm của người đầu bếp.

Tô bún khi được bày ra thường rất bắt mắt với một lớp tôm khô, cá giã nhuyễn rắc lên trên cùng các loại rau thơm. Thêm chút chanh, ớt, nước mắm trộn vào, du khách sẽ cảm nhận được mùi thơm của rau, độ giòn từ những cọng giá, vị béo bùi nước cốt dừa và vị chua cay nhờ chanh ớt. Tất cả tạo nên hương vị thật khó quên.

Gỏi cá trích là một trong những đặc sản không thể không thưởng thức mỗi khi ghé qua vùng đất Kiên Giang. Tài nguyên thiên nhiên từ biển dồi dào ban tặng cho nơi đây nguồn hải sản phong phú, rất tươi ngon trong đó có có cá trích, thịt rất thơm ngon, tốt cho sức khỏe.

Để thưởng thức món gỏi cá trích được chế biến theo cách truyền thống, giữ trọn hương vị tươi ngon của biển cả có sức hấp dẫn riêng khiến du khách khó lòng cưỡng lại.

Người ta thường lấy thịt phi lê cá trích ướp nước cốt chanh hoặc giấm trong vài phút rồi bỏ nước, sau đó thêm mắm nhĩ, đường, gừng, ớt và hành tây xắt nhỏ… trộn đều. Món này muốn ngon phải chọn những con cá tươi, giàu dinh dưỡng, thịt thơm. Du khách sẽ cảm nhận cả mùi thơm nồng của rau cải, kết hợp vị ngọt của cá, sự béo từ dừa cùng các chất chua, cay, nồng nhờ gia vị.

Hủ tiếu là một món ăn phổ biến 3 miền từ rất lâu rồi, nhưng hủ tiếu hấp thì có lẽ còn rất xa lạ với nhiều người. Nghe cái tên hủ tiếu hấp đã khiến thực khách thấy hấp dẫn, muốn tìm đến thưởng thức. Thực ra đây là một món hủ tiếu khô, được ăn kèm thịt nướng và dưa góp, nó rất dân dã, thường được bán rong ở lề đường nhưng hủ tiếu hấp vẫn rất nổi tiếng trong cộng đồng du khách.

Không giống những nơi khác, sợi hủ tiếu ở Hà Tiên dai và mềm được hấp cách thủy thay vì trụng vào nước sôi, nước trộn được chế từ cốt dừa thắng sền sệt béo ngậy. Món ăn giản dị vậy thôi nhưng lại là một thức quà tuyệt vời cho buổi sáng ở Hà Tiên.

Mua vé máy bay khuyến mãi thật sự không quá khó khăn như nhiều người vẫn nghĩ.Nếu nắm bắt được quy trình đặt vé, thao tác nhanh nhẹn cộng thêm chút xíu may mắn, chắc chắc những tấm sẽ nằm gọn trong tay bạn.

Điều bạn cần quan tâm lúc này chính là trang web chúng tôi , nơi tích hợp những thông tin mới nhất về các đợt khuyến mãi hấp dẫn trong năm đến từ các hãng hàng không uy tín cũng như luôn cập nhật giời bay, giá vé, thông tin cần bổ sung dành cho du khách.

Chỉ cần 5 phút mỗi ngày để không bỏ lỡ bất kì cơ hội nào. Ngoài ra, bạn có thể gọi điện đến tổng đài đặt vé 02871 065 065 – 0903 413 254 để nhận sự tư vấn miễn phí và đội ngũ nhân viên sẽ là người tìm cho bạn những tấm vé phù hợp với nhu cầu nhất. Hãy để chúng tôi phục vụ bạn.

Kinh nghiệm săn vé khuyến mãi, vé giá rẻ

Khi đặt mua vé máy bay khuyến mãi, bạn buộc phải thanh toán theo đúng thời gian mà hãng quy định và thường là 24h kể từ thời điểm đặt vé. Vì nhiều người cũng đang tìm kiếm những cơ hội như bạn cho nên việc mất ghế sẽ diễn ra nếu như bạn không trả phí dúng thời hạn quy định.

Vé máy bay khuyến mãi thường không được phép đổi trả. Những chiếc vé giá rẻ sẽ có nhiều điều kiện đi kèm như không được phép hoàn trả vé, không được phép thay đổi hành trình bay, không được tính vào chương trình cộng dặm bay,..Một số vé máy bay giá rẻ được phép đổi ngày bay, thông tin hành khách nhưng phải đóng thêm phí và bù mức chênh lệch giá vé (nếu có).

An Khê: Kinh Nghiệm Du Lịch An Khê, Top Điểm Tham Quan Du Lịch Hấp Dẫn

An Khê là một thị xã nằm ở phía đông của tỉnh Gia Lai, Việt Nam.

Thị xã An Khê chính thức được thành lập ngày 24/12/2003 theo Nghị định số 155/2003/NĐ-CP ngày 9/12/2003 của Chính phủ trên cơ sở chia tách huyện An Khê cũ để thành lập huyện Đăk Pơ (phía tây) và thị xã An Khê (phía đông).

Dân số: 67.247 người (số liệu thống kê năm 2008).

Vị trí địa lý:

Thị xã An Khê có toạ độ địa lý 13 0 47 15 đến 14 0 07 vĩ độ bắc, l08 038 đến l08 0 47 kinh độ đông.

– Bắc giáp: huyện KBang và tỉnh Bình Định.

– Nam giáp: huyện Đăk Pơ.

– Đông giáp: huyện Tây Sơn – Bình Định.

– Tây giáp: huyện Đak Pơ.

Đơn vị hành chính cấp xã, trị trấn: 11 (6 phường, 5 xã).

– Các phường: An Tân, An Phú, An Bình, Tây Sơn, An Phước, Ngô Mây.

– Các xã: Song An, Cửu An, Tú An, Thành An, Xuân An.

Tổng quan kinh tế -Văn hoá – xã hội:

Thị xã An Khê là cửa ngõ phía đông bắc của tỉnh Gia Lai, nằm trên quốc lộ 19 từ thị trấn Bình Định (An Nhơn) đi Pleiku, cách Pleiku 90 km, cách Quy Nhơn 79 km, trên đèo An Khê (giáp huyện Tây Sơn, tỉnh Bình Định).

An Khê nằm ở sườn phía đông của dãy Trường Sơn, trên bậc thềm chuyển tiếp giữa Cao nguyên và miền duyên hải Trung bộ, nên có khí hậu nhiệt đới gió mùa cao nguyên, chia hai mùa: mùa mưa từ tháng 6 đến tháng 11, mùa khô từ tháng 12 đến tháng 5 năm sau. Nhiệt độ trung bình năm 23 o c, độ ẩm trung bình 81% , lượng mua trung bình năm từ 1.200mm – 1.750mm; tốc độ gió trung bình 3,5m/s, hướng gió chính là đông bắc – tây nam.

An Khê có dòng sông Ba chảy ngang qua khu vực trung tâm thị xã và chảy xuống vùng duyên hải miền trung nên có vị trí khá quan trọng trong việc cân bằng sinh thái khu vực Tây Nguyên và các tỉnh ven biển miền Trung, đây cũng là nguồn thuỷ năng phong phú cho sản xuất thuỷ điện. Hiện nay An Khê đang triển khai xây dụng công trình thủy điện An Khê – Kanat.

Tuy là một thị xã mới thành lập, nhưng An Khê là một đô thị được hình thành từ một quá trình lịch sử lâu đời. Sự hình thành và phát triển của An Khê gắn liền với nhiều giai đoạn lịch sử quan trọng của đất nước. Thời thuộc Pháp, An Khê vốn là thị trấn, huyện lị huyện Tân An, tỉnh Kon Tum . Dưới chính thể Việt Nam Cộng hòa, ban đầu An Khê là quận lị quận Tân An, tỉnh Pleiku. Ngày 13/3/1959, An Khê trở thành quận lị quận An Túc (là quận Tân An cũ) và được nhập vào tỉnh Bình Định.Thời kỳ 1976 – 1991, An Khê là huyện lị huyện An Khê, thuộc tỉnh Gia Lai – Kon Tum, sau đó thuộc tỉnh Gia chúng tôi sự điều chỉnh địa giới ngày 2/3/1979, thị trấn An Khê được lập trên cơ sở chia tách xã Phú An Cư thành xã Phú An và thị trấn An Khê. Khi đó, địa giới thị trấn An Khê: phía bắc giáp 3 xã Cửu An, Cự An, Tú An; phía đông giáp núi Hòn Nhọn, phía tây giáp các xã Tân An, Cư An; phía nam giáp các xã Tân An, Phú An.

Hôm nay, trong thời kỳ đất nước thực hiện công cuộc CNH-HĐH thì An Khê đã khẳng định là một đô thị động lực cho vùng phía đông của tỉnh Gia Lai, có tốc độ tăng trưởng kinh tế-xã hội hàng đầu sau thành phố Pleiku.

UỶ BAN NHÂN DÂN THỊ XÃ AN KHÊ Ở ĐÂU

VĂN PHÒNG UBND THỊ XÃ AN KHÊ

Địa chỉ: 585 Quang Trung – thị xã An Khê – Gia Lai

Điện thoại: 059. 3538450

Fax: 059.3833020 – 3538450

BẢN ĐỒ THỊ XÃ AN KHÊ

Thị xã An Khê nằm ở phía đông tỉnh Gia Lai, có vị trí địa lý:

Phía đông giáp tỉnh Bình Định

Phía tây và phía nam giáp huyện Đak Pơ

Phía bắc giáp huyện K’Bang và tỉnh Bình Định.

Thị xã An Khê có diện tích là 200,07 km² và dân số là 81.600 người.

Thị xã An Khê có 11 đơn vị hành chính cấp xã trực thuộc, bao gồm 6 phường: An Bình, An Phú, An Phước, An Tân, Ngô Mây, Tây Sơn và 5 xã: Cửu An, Song An, Thành An, Tú An, Xuân An.

Quy hoạch xây dựng thị xã An Khê đến năm 2023:

Tính chất: Là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa – xã hội và an ninh quốc phòng của vùng phía Đông tỉnh Gia Lai. Là đô thị loại IV.

Dự báo quy mô dân số: năm 2023 là 80.000 dân (nội thị 50.000 dân); Đến năm 2023 là 90.000 dân (nội thị 60.000 dân).

Quy mô đất đai: Tổng diện tích tự nhiên là 19.912ha, trong đó gồm: 7 phường (4.477 ha); 6 xã (15.553 ha). Trong đó đất xây dựng đô thị là 2.661 ha.

Phát triển không gian đô thị:

Thị xã An Khê đến năm 2023 dự kiến có 7 phường và 6 xã. Phát triển và mở rộng đô thị lõi về phía đông bắc thị xã.

Đến năm 2023 xây dựng đường tránh Quốc lộ 19 đi lên phía bắc của thị xã, hình thành một tuyến đường vành đai phía nam. Giai đoạn hai (sau 2023) định hướng tuyến đường tránh Quốc lộ 19 về phía Bắc của thị xã, trên tuyến đường tránh giai đoạn đầu của thị xã khoảng 2 km.

Khu vực nội thị lấy trục đường Quang Trung, Đường Đỗ Trạc làm trục trung tâm hướng Đông – Tây của đô thị; lấy Sông Ba làm trục công viên cây xanh và mặt nước trung tâm theo hướng Bắc – Nam của đô thị.

Hình thành khu liên hợp TDTT phía nam khu đô thị An Tân, bố trí các khu công viên cây xanh, khu TDTT cho từng khu ở và chuyển đổi 80 ha đất thuộc Khu CN tập trung An Khê (Phường An Bình) để hình thành khu công viên cây xanh TDTT phía tây sông Ba. Đầu tư xây dựng Khu di tích Tây Sơn thượng đạo, khu du lịch hồ bến Tuyết. Đầu tư và đưa vào sử dụng sân vận động hiện có. Thu hút đầu tư thêm các loại hình dịch vụ vào Khu công viên hồ thủy tạ phường Tây Sơn (Ao cá Bác Hồ).

Về nhà ở: Các khu nhà ở của thị xã An Khê được hình thành theo 2 hình thức chính sau:

Khu nhà ở xây dựng dạng đô thị tập trung dọc theo quốc lộ 19 và khu nội thị

Khu nhà ở xây dựng dạng thị tứ dọc theo các tuyến giao thông chính, trung tâm xã ngoại thị.

Hình thành khu TTCN phường An Bình (20 ha). Hình thành khu Công nghiệp tập trung tại xã Song An với quy mô 200-300 ha.

Đầu tư chợ trung tâm thị xã. Hình thành 2 chợ đầu mối thu mua nông thổ sản tại thôn Cửu Định và thôn Tân Lập. Hình thành khu siêu thị tại khu Đô thị An Tân

Phát triển du lịch trên cơ sở đầu tư khai thác tôn tạo các di tích lịch sử, văn hóa, cảnh quan thiên nhiên, làng nghề truyền thống.

Bến xe: Bến xe khách liên tỉnh bố trí tại khu Đô thị An Tân, hình thành thêm hai bến xe buýt ở khu trung tâm nội thị. Hình thành 01 bến bãi xe tải tại thôn Tân Lập phường Ngô Mây

Hạ tầng kỹ thuật:

Quy hoạch hệ thống giao thông:

Đường vành đai Bắc giai đoạn dài hạn: Chỉ giới 50m. Đường vành đai Nam: Chỉ giới 36m.

Đường Quang Trung: Chỉ giới 30m

Đường Tỉnh lộ 669 đoạn từ khu đô thị An Tân đi về phía Bắc: Chỉ giới 35m

Các trục giao thông chính trong khu nội thị: Chỉ giới 20 – 27m

Các trục giao thông chính trong khu ở: Chỉ giới 13 – 17,5m.

Lịch sử

An Khê vốn là thị trấn huyện lị huyện Tân An, tỉnh Kon Tum thời thuộc Pháp.

Thời Việt Nam Cộng hòa, ban đầu là quận lị quận Tân An, tỉnh Pleiku.

Ngày 13 tháng 3 năm 1959, An Khê trở thành quận lị quận An Túc (là quận Tân An cũ) và được nhập vào tỉnh Bình Định.

Theo sự điều chỉnh địa giới ngày 2/3/1979, thị trấn An Khê được lập trên cơ sở chia tách xã Phú An Cư thành xã Phú An và thị trấn An Khê. Địa giới thị trấn An Khê: phía bắc giáp 3 xã Cửu An, Cự An, Tú An; phía đông giáp núi Hòn Nhọn, phía tây giáp các xã Tân An, Cư An; phía nam giáp các xã Tân An, Phú An. Chia xã Yang Trung thành hai xã lấy tên là xã Yang Trung và xã An Trung.

Ngày 17/8/1981, chia xã An Trung thành 2 xã lấy tên là xã An Trung và xã Chư Krey.

Ngày 29/10/1983, chia xã Nam thành 3 xã lấy tên là xã Kông Pla, xã Kông Lơng Khơng và xã Tơ Tung.

Ngày 28/12/1984, chuyển 2 xã Đắk Rong và Kon Pne thuộc huyện Kon Plông về huyện An Khê quản lý. Cùng năm, tách 11 xã Đắk Rong, Kon Pne, Sơn Lang, Sơ Pai, K’rong, Tơ Tung, Kông Lơng Khơng, Kong Pla, Đông, Nghĩa An, Lơ Ku để thành lập huyện K’Bang. Huyện An Khê còn lại 17 xã: Cư An, Cửu An, Song An, Tân An, Hà Tam, Tú An, Phú An, Ya Hội, Yang Bắc, Yang Nam, Yang Trung, An Trung, Chư Krey, Chơ Long, Sró, Đắk Song, Ya Ma và 1 thị trấn An Khê.

Ngày 30/5/1988, tách 8 xã: An Trung, Chư Long, Chư Krey, Đắk Song, Sró, Ya Ma, Yang Nam, Yang Trung để thành lập huyện Kông Chro. Huyện An Khê còn lại 9 xã: Cửu An, Hà Tam, Phú An, Song An, Tân An, Tú An, Ya Hội, Yang Bắc, An Cư và 1 thị trấn An Khê.

Ngày 29/8/1994, chia xã Cư An thành 2 xã: Cư An và Thành An; chia xã Hà Tam thành 2 xã: Hà Tam và An Thành.

Cuối năm 2002, huyện An Khê có 12 đơn vị hành chính gồm thị trấn An Khê và 11 xã: Tú An, Cửu An, Song An, Thành An, Phú An, Tân An, Cư An, Ya Hội, Yang Bắc, An Thành, Hà Tam.

Ngày 9 tháng 12 năm 2003, Chính phủ ban hành Nghị định số 155/2003/NĐ-CP về việc thành lập thị xã An Khê và các phường thuộc thị xã An Khê[1]. Theo đó, thành lập thị xã An Khê trên cơ sở tách thị trấn An Khê và 4 xã: Cửu An, Song An, Thành An, Tú An thuộc huyện An Khê cũ; thành lập huyện Đak Pơ trên cơ sở toàn bộ diện tích và dân số còn lại của huyện An Khê. Đồng thời, thành lập 4 phường: An Bình, Tây Sơn, An Phú, An Tân trên cơ sở giải thể thị trấn An Khê.

Sau khi thành lập, thị xã An Khê có 19.912,10 ha diện tích tự nhiên và 62.600 nhân khẩu với 8 đơn vị hành chính trực thuộc, 4 phường và 4 xã.

Ngày 19 tháng 1 năm 2009, thành lập xã Xuân An trên cơ sở điều chỉnh 2.793,00 ha diện tích tự nhiên và 3.504 nhân khẩu của xã Tú An; thành lập phường An Phước trên cơ sở điều chỉnh 1.879,22 ha diện tích tự nhiên và 2.970 nhân khẩu của xã Cửu An, thành lập phường Ngô Mây trên cơ sở điều chỉnh 1.004,10 ha diện tích tự nhiên và 4.750 nhân khẩu của xã Song An[2].

Từ đó, thị xã An Khê có 6 phường và 5 xã như hiện nay.

Kinh tế – xã hội

Xã Song An là một xã vùng ba có nền kinh tế phát triển sau 5 phường. Hoạt động kinh tế chủ yếu ở đây là nông nghiệp với các vùng chuyên canh cây mía và mì, ngô, chăn nuôi gia súc.

An Khê với một số di tích lịch sử như: Khu di tích Tây Sơn Thượng Đạo, Khu di tích Cửu An thuộc xã Cửu An và nhiều khu di tích, danh lam thắng cảnh khác đang dần được tu sửa và chỉnh trang sẽ là những nơi du lịch bổ ích cho khách thập phương. An Khê nằm giữa Gia Lai và Bình Định là cầu nối giữa Tây Nguyên với vùng duyên hải Nam trung Bộ Với quốc lộ 19, một trong những tuyến đường huyết mạch của tỉnh Gia Lai đang ngày càng được nâng cấp để trở thành những tuyến đường tốt nhất.

Chùa An Bình

Chùa An Bình tọa lạc tại Thôn An Phong, Xã Phú An, An Khê.

Năm thành lập : Nhâm Thân

Người sáng lập : Lê Lão Sư

Khu Rừng Nhiệt Đới Ẩm Kon Hà Nừng

Hiện nay, rừng ẩm nhiệt đới Kon Hà Nừng đã được khoanh vùng bảo vệ với 2 khu bảo tồn tự nhiên là: KonKaKinh và KonChrăng, diện tích cả hai khu vực khoảng 160.000ha, được xem là biểu tượng của khu bảo tồn thiên nhiên ở Ðông Trường Sơn, là nơi có hệ sinh thái rừng á nhiệt đới điển hình với nhiều loại thực vật hạt trần và điều kiện sinh thái ở đây rất thuận lợi cho sự sinh tồn và phát triển của các loại động vật như: voi, bò tót, chồn dơi, mèo gấm, sói đỏ vượn đen…

Rừng ở đây nhiều tầng, thảm thực vật xanh tốt quanh năm và có nhiều loại gỗ quý, nơi đây còn bảo tồn được nhiều khu rừng nguyên sinh quý giá với nhiều cây cổ thụ đường kính trên 1m. Động thực vật ở đây cũng tương đối phong phú, nơi đây còn có tới 60 loài thú, 160 loài chim, trong đó có những loài chim, thú nằm trong sổ đỏ của thế giới và các nước Đông Nam Á cần phải khẩn cấp bảo vệ vì có nguy cơ bị tiệt chủng.

Với phong cảnh núi non, sông suối, ghềnh thác hùng vĩ nên thơ với hệ động thực vật phong phú, KonChrăng – KonKaKinh có đủ điều kiện trở thành điểm du lịch sinh thái hấp dẫn đối với du khách trong và ngoài nước đến tham quan và nghiên cứu.

Tịnh Xá Ngọc Trung ẨM THỰC AN KHÊ: Ẩm thực của người Bắc ở An Khê

Quán ăn ở số 90 Hoàng Hoa Thám (thị xã An Khê) chỉ toàn những món ngon đậm phong vị đất Bắc, từ cháo lòng, bánh cuốn, giò lụa, chả quế… Ăn miếng giò lụa ở đây sẽ nhận ra ngay hương vị của miếng ngon trứ danh xứ Bắc, như chạm vào nỗi nhớ quê nhà của những người Bắc xa quê.

Nhanh tay vớt những cây giò trong chiếc nồi nhôm cỡ đại còn ngút khói, ông Dương Đình Minh-chủ quán ăn giải thích: “Giò gói xong đợi nước sôi mới được thả vào nồi. Luộc chừng 50 phút là vớt ra. Nếu để lâu quá, giò bị xác, không thơm ngon và mất đi độ béo ngậy”. Từng “thớt” chả quế vớt ra vẫn còn nóng hổi được thả ngay vào chảo mỡ sôi, chiên vàng ruộm đều hai mặt, sau đó vớt ra. Khi đồng hồ điểm 6 giờ sáng cũng là lúc mọi công việc đều xong xuôi để chuẩn bị phục vụ thực khách vào ăn bữa sáng. Những cây giò, chả được vợ ông xếp vào giỏ tất bật để kịp buổi chợ sớm.

Nghề gia truyền

“Cha tôi xưa kia chuyên đi làm giò chả thuê khắp Hà Nội. Những người sành ăn cắn miếng giò ông làm là nhận ra ngay. Tôi vào đất An Khê mới hơn hai năm nay nhưng đã có lượng khách hàng ổn định, chủ yếu là người gốc Bắc”-ông Minh lý giải cơ duyên của ông với vùng đất An Khê.

Ảnh: Hoàng Ngọc

Quán ăn của gia đình ông nằm khiêm tốn trên đường Hoàng Hoa Thám, từ biển hiệu đến bàn ghế đều khá giản dị. Tuy bán nhiều món ngon nhưng giò lụa, chả quế là món ăn “linh hồn” của quán. Thực khách không chỉ tới ăn, nhiều người còn mua về làm quà. Để có giò chả ngon giao cho khách vào đầu ngày, ông Minh phải ra chợ từ khi gà gáy sớm, tự tay lựa những thớt thịt ngon mang về để kịp làm mẻ giò sáng. Ông Minh cho hay: “Nghề làm giò chả ở mỗi gia đình đều có bí quyết riêng nhưng quan trọng hơn cả vẫn là khâu chọn thịt. Thịt phải còn nóng hổi làm miếng giò mới ngon được”.

Theo ông Minh, miếng giò muốn đạt đến độ thơm ngon thượng hảo phải được giã bằng tay. Ông lý giải: “Miếng giò giã tay cắt ra thôi đã thấy đẹp rồi, nhìn rất mượt. Hương vị thì khỏi bàn, thơm ngon, giòn hơn hẳn miếng giò làm bằng máy. Suốt đời cha tôi làm nghề giò chả, ông chỉ giã tay. Chỉ ai đặt riêng tôi mới làm theo phương pháp này, còn chủ yếu làm bằng máy để hạ giá thành sản phẩm”. Theo ông Minh, một cây giò giã tay (tương đương 1 kg) có giá từ 180 ngàn đồng đến 200 ngàn đồng. Còn nếu làm bằng máy, giá thành hạ xuống chỉ còn 130 ngàn đồng. Sở dĩ có sự chênh lệch như vậy vì giò chả giã tay thường tốn thời gian, tốn sức, vô cùng vất vả. “Người khỏe mạnh chỉ cần giã một cối giò là mỏi nhừ hai cánh tay. Mỗi cối giã 30-45 phút chỉ được một cây giò. Nếu ham giã nhiều, thịt không đạt được độ quánh dẻo, miếng giò sẽ không được ngon. Còn dùng máy chỉ mất khoảng 3 phút đã ra một mẻ làm được 2 cây giò”-ông nói.

Chỉ người thật sành ăn mới nhận ra sự khác biệt giữa miếng giò giã tay và xay máy. Bởi ngoài sự khác biệt này, các công đoạn còn lại đều được ông Minh đảm bảo đúng kỹ thuật truyền thống. Ông Minh cho hay: “Miếng giò Bắc không lạm dụng gia vị, chỉ dùng một chút nước mắm ngon, loại thượng hảo hạng gia đình tôi đặt ở Bình Định đưa lên và một chút bột ngọt trong khi xay thịt. Ngoài ra, không dùng thêm bất cứ gia vị gì. Hàn the là thứ gia vị tuyệt hảo để làm miếng giò giòn, ngon nhưng tôi tuyệt đối không sử dụng. Đã có hai đợt kiểm tra an toàn thực phẩm nhưng giò chả do gia đình tôi làm luôn đảm bảo yêu cầu”.

Miếng ngon của người Bắc xa quê

Chả quế vớt ra còn nóng hổi được bỏ ngay vào chảo mỡ sôi, chiên vàng ruộm hai mặt. Ảnh: Hoàng Ngọc

Mỗi ngày, gia đình ông làm khoảng 10-20 kg giò chả tùy vào lượng khách đặt, còn lại vợ ông-bà Đào Thị Ngợi-sẽ mang ra chợ An Khê bán. Bà Ngợi cho biết, khách đặt tại nhà hay khách vãng lai ở chợ thì chủ yếu là người Bắc, rất ít người Nam vì khẩu vị các vùng miền có sự khác biệt. Bà so sánh: “Người Nam, nhất là người Bình Định thường thích bỏ thêm hạt tiêu vào giò chả. Còn người Bắc khi ăn mới bỏ một chút hạt tiêu vào bát nước chấm. Người Nam thích thêm chút đường vào cho đậm đà, còn người Bắc thì thích vị thanh, mặn cố hữu. Chúng tôi đã thử làm giò chả theo khẩu vị của người trong này nhưng khách hàng người Bắc lại không thích. Vì thế, dù khách hàng có thị hiếu khác nhau, đến từ nhiều vùng miền nhưng gia đình vẫn chỉ làm giò chả theo hương vị Bắc”.

Giò là miếng ăn ngon, làm sang cho mâm cỗ, nhất là mỗi dịp giỗ chạp, dịp Tết. Ông Minh cho hay: “Cứ tầm mùng 10 tháng Chạp trở đi, mọi người đã tới đặt tiền để làm giò chả. Trung bình mỗi ngày gia đình tôi bán ra khoảng 400 cây giò, vậy mà vẫn không đủ nhu cầu cho khách. Nếu có người làm, mỗi ngày làm 600-700 cây vẫn bán hết”.

Những người Bắc xa quê ở An Khê không cần đợi đến ngày giỗ, ngày Tết, sáng sáng ghé quán ăn Bắc của gia đình ông Minh, ăn miếng giò lụa, chả quế kèm miếng bánh cuốn nóng thơm ngậy hành phi, đã thấy dịu đi nỗi nhớ quê hương bản xứ. Ăn xong chiêu một ngụm trà nóng sánh đặc, thơm ngút khói, thấy hình bóng quê nhà hiện hữu thật gần qua làn khói mỏng…

Về An Khê đi… chợ quê

Phiên chợ Kinh-Thượng với những mặt hàng dân dã truyền thống. Ảnh: Lê Hòa

An Khê, một điểm đến mới

Những phát hiện về di tích, kỹ nghệ đá cũ An Khê (Gia Lai) khẳng định dấu ấn lịch sử loài người tại Tây nguyên, có giá trị đặc biệt ở khu vực châu Á cũng như thế giới.

“Điểm nóng” trong giới khảo cổ học

Chương trình hợp tác quốc tế nghiên cứu quá khứ xa xưa của VN giữa Viện Khảo cổ học, Viện Hàn lâm khoa học xã hội VN và Viện Khảo cổ – Dân tộc học Novosibirsk thuộc Viện Hàn lâm khoa học Cộng hòa Liên bang Nga, đã cho ra những phát hiện gây chấn động giới khảo cổ học thế giới.

Với 23 di tích thời đại đá cũ, hàng ngàn hiện vật có niên đại khoảng 800.000 năm được phát hiện, An Khê (Gia Lai) trở thành “điểm nóng” trong giới khảo cổ học VN và quốc tế. Các nhà khảo cổ của VN và Liên bang Nga không khỏi trầm trồ, ngạc nhiên khi khai quật từ những địa tầng nguyên vẹn hàng ngàn hiện vật đá có giá trị. Trong đó, những hiện vật như công cụ đá ghè hai mặt, công cụ chặt thô…, những mảnh tectit và đặc biệt là rìu tay mà theo tiến sĩ Nguyễn Gia Đối, quyền Viện trưởng Viện Khảo cổ học, là “mang những đặc trưng của rìu tay giai đoạn tối cổ của nhân loại”.

Các nhà nghiên cứu đã có nhận định bước đầu rằng: So với di tích sơ kỳ khác ở Trung Quốc, Hàn Quốc, Ấn Độ, kỹ nghệ đá cũ An Khê còn có một số nét cổ xưa hơn. Từ năm 2023 đến nay, những phát hiện chấn động này dần được công bố trên các tạp chí, hội nghị, hội thảo quốc tế. Nhiều nhà nghiên cứu đã không khỏi ngạc nhiên về một khu vực ven sông Ba của Gia Lai ẩn chứa nhiều giá trị khảo cổ tột quý.

Tiến sĩ Nguyễn Gia Đối khẳng định: “Kỹ nghệ đá cũ An Khê là di tồn văn hóa của người vượn (Hominin) nhiều khả năng là kết quả tiến hóa bản địa của một dạng nhân hình hội tụ truyền thống kỹ thuật chế tác công cụ cuội trong khu vực”.

Còn tiến sĩ Nguyễn Thị Kim Vân, nguyên Giám đốc Bảo tàng Gia Lai, thì nhận định: “Di tích này góp phần quan trọng trong đánh giá lịch sử loài người không chỉ ở VN mà là của thế giới. Đối với thị xã An Khê cũng như Gia Lai, khi có một di tích đặc biệt như thế thì đây là một điểm đến hấp dẫn đối với giới khoa học cũng như du khách. Nếu ý tưởng về Công viên Đá cũ thành hiện thực nữa thì đây là quả là một điểm đến đặc biệt vì không đâu ở VN có một nơi như thế”.

Cơ hội và thách thức

Khu vực Tây nguyên nói chung cũng như Gia Lai nói riêng dù có nhiều tiềm năng về khí hậu, thổ nhưỡng, các giá trị văn hóa riêng có, đặc sắc song vẫn còn thiếu nhiều cú hích trong phát triển kinh tế – xã hội, trong đó có du lịch. Với những phát hiện chấn động giới khảo cổ học quốc tế về đá cũ An Khê, đây là dịp quảng bá giá trị quý báu của di tích và cơ hội để phát triển kinh tế – xã hội liên vùng. Hiện các nhà quản lý đang có những bước đi phù hợp nhằm bảo tồn, gìn giữ và quảng bá di tích này.

Ông Trần Ngọc Nhung, Giám đốc Sở Văn hóa – Thể thao và Du lịch Gia Lai cho biết: “Di tích Khảo cổ học Gò Đá – Rộc Tưng An Khê – Gia Lai đã được UBND tỉnh Gia Lai xếp hạng di tích cấp tỉnh. Hiện Gia Lai đã hoàn thiện hồ sơ trình Hội đồng Di sản văn hóa của Bộ Văn hóa-Thể thao và Du lịch xem xét, kiến nghị Thủ tướng Chính phủ công nhận đây là di tích cấp quốc gia, tiến tới là di tích quốc gia đặc biệt”.

Thị xã An Khê là cửa ngõ phía đông Gia Lai, giáp tỉnh Bình Định, thông ra hướng các tỉnh duyên hải miền Trung. Câu ca dao xưa: “Ai về nhắn với nậu nguồn/Măng le gửi xuống cá chuồn gửi lên”, không chỉ phản ánh sự giao thương giữa miền ngược với miền xuôi mà có lẽ, đó còn là sự đoàn kết Kinh – Thượng trong tiến trình lịch sử của đất nước. Không phải ngẫu nhiên mà các lãnh đạo nhà Tây Sơn đã chọn khu vực này làm căn cứ địa, khởi đi một trong những phong trào khởi nghĩa nông dân rạng rỡ nhất trong lịch sử Việt Nam. Và nay, thêm những giá trị khảo cổ đặc sắc về kỹ nghệ đá cũ, chắc chắn An Khê trở thành một vùng đất có hấp lực đối với giới nghiên cứu và khách du lịch. Quan trọng nhất, các cơ quan hữu quan của Gia Lai sẽ làm gì và làm như thế nào để đánh thức tiềm năng đặc biệt này.

Du Lịch Tết Lên Sapa Thưởng Thức Món Ngon Ngày Gió Lạnh

Du lịch Tết lên Sapa vào những ngày đầu xuân, ta không chỉ được hít hà gió lạnh đầu mùa mà còn có thể nếm thử những món ngon ấm áp đầy ắp hương vị núi rừng. Thưởng thức món ăn hấp dẫn sẽ giúp du khách xua tan đi cái lạnh của vùng cao.

Sapa được biết đến là địa điểm du lịch thu hút khách du lịch thập phương bởi thời tiết ôn hòa, vẻ đẹp thiên nhiên, văn hóa, phong tục tập quán đặc sắc của người dân tộc. Mỗi mùa ở Sapa lại mang một nét đẹp riêng. Song, mùa xuân nơi đây trở nên khác biệt hoàn toàn giữa không gian mờ sương và tiết trời se lạnh.

Thắng cố

Giữa tiết trời se lạnh, chúng ta nên thưởng thức thứ gì đó thật ấm nóng. Chắc hẳn thắng cố sẽ là một trong những sự lựa chọn tuyệt vời trong hành trình du lịch Tết lên Sapa của bạn. Đây là một món ăn truyền thống của người dân tộc Mông gồm nhiều thành phần và gia vị được nấu với nhau. Trước đây, thắng cố truyền thống được chế biến từ một con ngựa và không bỏ đi bất cứ nguyên liệu gì.

Sau này, thắng cố được các dân tộc khác cải biến thêm thịt bò, trâu…và sáng tạo ra nhiều loại công thức nấu khác nhau mang đặc trưng của từng dân tộc. Song, thắng cố ngon nhất vẫn là thắng cố ngựa ở vùng Bắc Hà, Mường Khương, Sapa – Lào Cai. Để làm nên hương vị đặc trưng của thắng cố, người đầu bếp cho thêm tổng hợp 27 loại gia vị khác nhau như: thảo quả, lá thơm, quế, hồi….Thắng cố muốn ngon thì phải ăn khi còn nóng, kèm với các món rau rừng.

Cũng giống như các loại lẩu khác, lẩu cá hồi Sapa có nguyên liệu chính là cá hồi, ăn cũng các loại rau như cải mèo, rau muống, su su, cải thảo. Giữa tiết trời lạnh giá, thưởng thức nồi lẩu cá hồi nghi ngút khói cùng rượu ngô Bắc Hà hay rượu táo mèo giúp bạn ấm người hơn.

Để có món thịt lợn gác bếp thơm lừng và độc đáo thì cách chọn lọc thịt rất quan trọng. Thịt gác bếp phải là thịt ba chỉ, sau đó họ tẩm ướp với các loại gia vị như mắc khén, hạt dổi, thảo quả, ớt… từ 5 – 7 ngày cho gia vị ngấm sâu vào thớ thịt rồi mới treo lên gác bếp và hun khói. Món đặc sản này sẽ thơm ngon hơn nếu được ăn kèm rau cải ngồng. Mùi thơm của thịt hòa quyện trong vị ngọt ngọt đăng đắng của rau tạo nên một món ăn vô cùng lạ và độc đáo khiến bao thực khách say mê.

Gia vị được dùng để nướng gà này cũng khá đặc biệt, bao gồm hạt mắc khén dã nhỏ trộn lẫn ớt, rau thơm, muối, lá chanh, gừng, sả… và một số gia vị khác được sát lên da bên ngoài con gà để thịt được đậm và thơm hơn. Cuối cùng gà được bọc trong một lớp lá chuối, tiếp tục lấy than phủ lên giữ nhiệt độ luôn nóng khoảng 30 phút là gà chín. Loại gia vị chấm thích hợp nhất với món gà nướng là hạt mắc khén dã nhỏ trộn với muốn, ớt, rau thơm dã nhỏ cộng thêm một chút nước gà.

Cập nhật thông tin chi tiết về Du Lịch Quan Lạn 2023 Thưởng Thức Các Món Ngon Từ Tôm He trên website Raffles-hanoi.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!