Xu Hướng 6/2023 # Ếch Xào Cà Ri – Tạp Chí Thủy Sản Việt Nam # Top 11 View | Raffles-hanoi.edu.vn

Xu Hướng 6/2023 # Ếch Xào Cà Ri – Tạp Chí Thủy Sản Việt Nam # Top 11 View

Bạn đang xem bài viết Ếch Xào Cà Ri – Tạp Chí Thủy Sản Việt Nam được cập nhật mới nhất trên website Raffles-hanoi.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Nguyên liệu:

– 500 g thịt ếch tươi

– Ớt chuông xanh: 1/2 trái

– Sả: 3 nhánh

– Tỏi: 3 tép

– Ớt cay: 2 quả

– Hành tím: 2 củ

– Bột cà ri: 20g

– Hạt nêm: 2 thìa nhỏ

– Tiêu xay: 1/2 thìa nhỏ

– Nước mắm: 1 thìa nhỏ

– Dầu ăn: 2 thìa nhỏ

– Muối hạt.

Cách làm:

Thịt ếch sau khi mua về tiến hành lột bỏ phần da, tách đường gân chỉ trên đùi ếch, sau đó rửa sạch thịt ếch với nước muối pha loãng. Tiếp đến dùng dao chặt nhỏ thịt ếch thành những miếng vừa ăn, cho vào bát tô.

Sả bóc bỏ phần vỏ già, sau đó rửa sạch, đập dập rồi băm nhỏ. Hành tím và tỏi bóc vỏ, băm nhỏ. Ớt chuông bỏ phần ruột, rửa sạch rồi thái quân cờ. Ớt cay rửa sạch rồi thái lát hoặc băm nhỏ đều được. Hành lá cắt bỏ rễ, rửa sạch rồi thái khúc ngắn khoảng 2 cm.

Cho 1 thìa cà phê hạt nêm + tiêu xay + bột cà ri + nước mắm + 1/2 lượng (hành tỏi ớt băm) vào bát thịt ếch đã sơ chế, trộn thật đều lên. Ướp thịt ếch trong khoảng 30 phút để thịt ếch ngấm gia vị.

Bắc chảo lên bếp, cho dầu ăn vào, đợi khi dầu nóng già thì cho hành tỏi sả băm vào phi thơm. Khi hành tỏi bắt đầu xém vàng thì cho thịt ếch đã ướp vào xào cho đến khi thịt săn lại, cho ớt chuông vào xào cùng. Nêm thêm 1 thìa nhỏ hạt nêm, đảo đều cho đến khi thấy cả thịt ếch và ớt chuông đều đã chín thơm ngon. Cuối cùng nêm nếm lại gia vị một lần nữa cho vừa miệng rồi cho hành cắt khúc vào, đảo đều rồi tắt bếp và mang ra thưởng thức ngay khi còn nóng với cơm trắng.

Thanh Huyền

            Tổng hợp

Lớp Học Làm Bánh Tiramisu Tại Tạp Chí Món Ngon Việt Nam

Thông tin chi tiết

Tiramisu là món bánh lạnh được ưa chuộng nhất tại đất nước Ý xinh đẹp. Có nhiều biến tấu khác nhau của Tiramisu nhưng hương vị truyền thống từ công thức cà phê, rượu nhẹ, trứng cùng kem phô mai luôn được ưa chuộng nhiều nhất. Cắn sâu vào bánh, bạn sẽ cảm nhận được mùi vị béo ngậy của Whipping Cream kèm theo lớp bánh champagne thơm phức, hương thơm tinh tế, dịu nhẹ rất đặc trưng của rượu Kalua nữa. Chỉ cần nếm qua, bạn sẽ ngay lập tức cảm nhận được tất cả các vị ngon ấy cùng lúc, tựa hồ như “thiên đường đang trong miệng” của mình.

Khi tham gia lớp học, bạn sẽ được hỗ trợ đầy đủ các dụng cụ để thực hành như dao, thớt, xoong, chén, đĩa…, nguyên vật liệu. Lớp học tối đa 10-15 người nên giảng viên có thời gian theo sát và tận tình chỉ dẫn bạn trong suốt buổi học, giải đáp mọi thắc mắc, chia sẻ cùng học viên những kinh nghiệm quý báu trong nấu ăn như: cách chọn lựa nguyên liệu, cách nêm nếm, cách chế biến thực phẩm sao cho hợp lý và đảm bảo dưỡng chất… rất nhiều điều bạn chưa biết để có thể làm ra những món ăn ngon miệng và hấp dẫn.

Trong mỗi buổi học, giáo viên sẽ làm mẫu và hướng dẫn một cách chi tiết, sau đó học viên thực hành dưới sự quan sát và chỉ dẫn tận tình của các giáo viên. Cuối mỗi buổi học, học viên có thể thưởng thức ngay thành phẩm mình vừa thực hiện xong, hoặc mang về nhà làm quà cho người thân, bạn bè, con cái…

Về Công ty Món ngon Việt Nam:

Sở hữu 3 tờ chuyên san ẩm thực hàng đầu Việt Nam: Món Ngon Việt Nam, Delicious, Gia Đình Vào Bếp, công ty Món ngon Việt Nam đã cùng với các đầu bếp, các nhà hàng nổi tiếng trong và ngoài nước gửi tới bạn đọc những hình ảnh, công thức chế biến món ăn một cách đầy đủ nhất trên những chuyên san nhằm giúp phái nữ dễ dàng với công việc nội trợ. Bên cạnh đó, Món Ngon Việt Nam còn mong muốn xây dựng một câu lạc bộ “Gia Đình Vào Bếp” để cho những người yêu ẩm thực có thể trao đổi và chia sẻ văn hóa ẩm thực với nhau, đồng thời tạo điều kiện học hỏi, thực hành nghề bếp thông qua trường nghề bếp Món Ngon Việt Nam.

Với nền tảng tạp chí Món Ngon Việt Nam, đội ngũ giảng viên tham gia giảng dạy tại trường nghề bếp là các chuyên gia ẩm thực và đầu bếp nổi tiếng như vua bếp Martin Yan, nghệ nhân ẩm thực Nguyễn Dzoãn Cẩm Vân, nhà nghiên cứu ẩm thực Bùi Thị Sương, siêu đầu bếp Long Chef, nghệ nhân ẩm thực cung đình Huế Hồ Thị Hoàng Anh, tiến sĩ ẩm thực Nguyễn Thị Diệu Thảo, chủ Tịch Hiệp hội đầu bếp không biên giới Phan Huy Khải, siêu đầu bếp David Thái, siêu đầu bếp Michael Bảo Huỳnh, giám khảo Masterchef Phạm Tuấn Hải, bếp trưởng Knorr Lâm Phương Vũ… cùng nhiều đầu bếp và nghệ nhân nổi tiếng khác. Với đội ngũ giảng viên gạo cội trong làng bếp, học viên trong khi học sẽ được truyền đạt nhiều kinh nghiệm quý báu, nhiều kỹ năng giỏi, từ đó giúp học viên có được nền tảng vững chắc, tự tin làm bếp ngay sau khi ra trường.

Tại trường nghề bếp Món ngon Việt Nam, các học viên sẽ được học tập trong môi trường chuyên nghiệp, chuẩn quốc tế với các trang thiết bị hiện đại nhất được hỗ trợ bởi các hãng thiết bị nhà bếp hàng đầu thế giới như Bosch, Teka, Electrolux, Philips… Chính nhờ được học tập trên cơ sở các thiết bị nhà bếp hiện đại, học viên sẽ tránh được tình trạng bỡ ngỡ sau khi tốt nghiệp ra trường đi làm.

Tại trường nghề bếp Món ngon Việt Nam, việc giới hạn từ 15-20 học viên mỗi lớp sẽ giúp học viên có thể lắng nghe hướng dẫn, thực tập đầy đủ, chi tiết hơn qua đó nâng cao chất lượng đào tạo. Ngoài các tiết học trong chương trình giảng dạy, trường sẽ thường xuyên tổ chức những buổi giao lưu, học hỏi cùng những Bếp trưởng tại các khách sạn lớn trong cả nước để học viên có cơ hội học hỏi kinh nghiệm và tiếp cận rộng rãi với các xu hướng ẩm thực mới.

Bên cạnh những khóa học nghề bếp một cách chuyên nghiệp, trường nghề Món ngon Việt Nam còn tổ chức các lớp học ngắn hạn dạy làm bánh để các bạn yêu thích nấu nướng có thể học cách làm bánh tại nhà một cách bài bản và cho ra lò những mẻ bánh hoàn hảo nhất.

Tạp Chí Điện Tử Môi Trường Và Cuộc Sống

Moitruong.net.vn

– Với vị mằn mặn, ngọt ngọt kết hợp với cái dai giòn của rau củ, dưa món thật sự là món ăn kèm tuyệt vời dành cho mâm cỗ ngày tết.

Dịp tết, vấn đề ẩm thực là yếu tố quan trọng hàng đầu. Ở Việt Nam, các món ăn truyền thống trong ngày tết cổ truyền mang đậm bản sắc riêng của từng vùng miền. Đây vừa là mâm cơm dâng lên cúng tổ tiên vừa mang nhiều ý nghĩa văn hóa gia đình sum vầy đoàn tụ.

Do đặc điểm khí hậu và khẩu vị của ba miền Bắc – Trung – Nam khác nhau nên đặc trưng ẩm thực của từng vùng cũng có những nét rất riêng. Chính vì lẽ đó, ẩm thực ngày tết là nét văn hóa hết sức đa dạng, phong phú và mang đậm dấu ấn Việt Nam.

Hầu hết các món ăn đặc trưng ngày tết đa số là những món được chế biến sẵn, để lâu được. Điều này không chỉ xuất phát từ văn hóa nguồn cội của người Việt là tưởng nhớ đến tổ tiên bằng những món ăn truyền thống lâu đời, mà còn từ tâm lý chung của người phụ nữ nội trợ.

Bởi lẽ ngày tết là ngày gia đình sum họp, là ngày các bà, các mẹ vào bếp trổ tài nấu nướng của mình để thết đãi gia đình, khách khứa đến chơi.

Dưa món giòn giòn, chua chua chống ngán trong ngày Tết

Những món ăn đã được nấu sẵn là lựa chọn lý tưởng nhất để thể hiện sự khéo léo, chỉn chu của người phụ nữ, mặt khác lại tiết kiệm được thời gian nấu nướng để dành cho những giây phút đoàn viên, thăm viếng, quan tâm nhau thêm trọn vẹn.

Miền Bắc thường đón tết trong bầu không khí se lạnh. Các món ăn thường có sự phối hợp hài hòa giữa món nước và món khô, giữa thịt và rau. Trong đó không thể thiếu những chiếc bánh chưng có màu xanh đẹp mắt, ăn kèm với dưa hành. Người miền Nam có món bánh tét với tôm khô củ kiệu, thì với người miền Trung dưa món không thể thiếu khi ăn kèm cùng bánh tét. Dưa món được kết hợp từ nhiều nguyên liệu như cà rốt, đu đủ, dưa leo, củ cải, củ kiệu…. được ngâm chua mặn, khi ăn lại hơi giòn giòn. Nghe qua có vẻ đơn giản nhưng để có được hủ dưa món đầy sắc và vị thì tốn không ít thời gian và sự tỉ mỉ.

Đầu tiên là củ kiệu, mua về cắt bỏ lá và rễ, sau đó ngâm cùng với củ cải trong nước tro hòa tan để bớt đi mùi hăng. Sau một ngày, vớt củ kiệu ra để ráo, tiếp tục ngâm trong nước pha phèn chua để trắng và giòn.

Củ cải vớt ra, gọt vỏ thái sợi hoặc thái lát. Các loại củ khác như cà rốt, su su được gọt vỏ, thái sợi hoặc tỉa thành hình cánh hoa, ngôi sao. Dưa leo được thái lát hoặc sợi, đu đủ gọt bỏ vỏ, thái thành từng sợi hoặc tỉa cánh hoa…. Sau khi đã chuẩn bị xong thì đem phơi nắng cho đến khi vừa héo là được.

Phơi các loại củ đơn giản là thế nhưng đòi hỏi bạn phải biết canh lượng nắng. Nếu phơi chưa đủ nắng, các loại củ này sẽ dễ bị nhũn, không giòn và nhanh hư. Nhưng nếu phơi quá héo, khi ăn sẽ dai, không ngon miệng. Trong thời tiết nắng to, chỉ cần phơi một nắng là được.

Công đoạn phơi nắng sẽ giúp nguyên liệu tiết bớt nước. Có vậy quá trình muối dưa món mới không bị khú (bị hư). Vậy nên cùng mang ý nghĩa là làm héo. Tuy nhiên không được thay đổi thành phơi gió hoặc sấy khô. Vì như vậy vị ngon sẽ không thể so sánh bằng phơi nắng.

Ngoài phần nguyên liệu, nước mắm để làm dưa món cũng rất quan trọng, gồm có nước mắm, đường cát và nước lạnh. Nước mắm phải chọn loại nước mắm ngon, trong và không bị lắng cặn. Các nguyên liệu được hòa tan theo tỷ lệ một bát nước mắm, một bát đường, nửa chén nước lạnh cho lên bếp và nấu sôi. Trong quá trình nấu nhớ khuấy thật đều để các nguyên liệu hòa tan vào nhau, sau đó tắt bếp và để nguội.

Rửa sạch lọ thủy tinh và lau khô, bình chứa dưa món phải tuyệt đối khô ráo trước khi cho rau củ vào ngâm. Bình chứa nếu không khô rất dễ khiến dưa bị váng.

Tiếp theo xếp các nguyên liệu vào trong lọ, nếu muốn ăn cay thì cho thêm vài quả ớt phơi khô vào. Sau đó đổ nước mắm đã để nguội và ngập mặt dưa rồi đậy nắp lại. Trong quá trình ngâm, bạn nhớ để ý khi nào nước mắm trong lọ bị rút xuống, vì thấm vào trong các loại củ thì nhớ đổ thêm nước mắm đã nấu vào. Dưa món để trong khoảng 3 ngày là có thể dùng được.

Làm dưa món hay muối củ kiệu, với củ kiệu không nên chọn loại quá già hoặc quá non. Nên chọn củ vừa, không giập nát. Có như vậy khi hoàn thành dưa mới ngon, giòn. Trong quá trình sơ chế củ kiệu tuyệt đối không được phạm vào phần củ, không được làm trầy. Nếu củ kiệu bị trầy, khi ngâm sẽ trở nên ủng, mềm nhũn, mất đi độ giòn vốn dĩ.

Những miếng “dưa” héo hắt quăn queo kia dần dần nở ra tươi lại thành những đóa hoa xinh xinh nhiều màu sắc của chính nó. Độ năm hôm dưa thấm là ăn được. Lúc này cho ớt vào. Ớt tươi lấy hết hột, giữ phần vỏ, xắt sợi, cốt là tô điểm.

Thường dưa món phải múc trong chén kiểu, loại chén nhỏ, hoặc cái dĩa nhỏ. Men sứ trắng và láng khiến ta nhìn rõ hơn nước dưa món hơi keo, và làm sáng hơn những miếng dưa món màu ngà, màu vàng, màu cam, cùng màu đỏ tươi của vài lát ớt.

Cùng trong một thẩu, múc ra một dĩa, nhưng mỗi món có khác nhau. Đu đủ giòn mà không bở. Cà rốt giòn mà bùi. Củ cải giòn mà dẻo. Củ kiệu đậm đà hơn kiệu chua. Ăn bánh tét, bánh chưng với dưa món.

Dưa món trợ lực cho dĩa gỏi. Trong cuốn bánh tráng có dưa món. Ăn thịt với dưa món. Dưa món là thức nhắm khi nâng cốc rượu khai vị. Cũng là thức gắp để hoãn binh khi trong bữa ăn thịnh soạn cứ bị mời bị ép hết thức này đến thức khác.

Có thể dùng nước dưa món, chỉ nước thôi, để chấm bánh tráng, để chan cơm khi đã ớn hết thịt cá. Ngày tết chẳng cần ăn gì nhiều, một chặp gắp vài miếng dưa món, uống một cốc rượu cũng đủ ngon và đủ no. Hết tết, thẩu dưa món vừa hết, những miếng cuối cùng càng ngon.

Một món “dưa” cách làm không có gì khó, chỉ đòi hỏi phần nào sự tỉ mỉ khi cắt gọt, sự chính xác khi tính toán liều lượng đường mắm, sự tinh tường khi nhận định mức độ keo dẻo… mà rất đắc dụng, cũng hay chứ. Nó được coi trọng là phải.

Thật ra, nói “cách làm không có gì khó” là đối với bàn tay vàng của người nội trợ. Tỉ mỉ, chính xác, tinh tường… mà không có gì khó sao? Dĩa dưa món của họ cho ta đủ hương vị, vừa ngọt, vừa thanh, vừa giòn, nói chung là đậm đà.

Cũng có khi thấy màu tai tái của dĩa dưa ta đã ngại động đũa vào. Khi đưa lên lưỡi thì… ôi chao… mặn đắng và xẳng lè. Đó là khi những đu đủ, cà rốt, củ cải, củ kiệu vô tội kia gặp phải đôi bàn tay sắt. Mâm cơm gia đình của người miền Trung vào những buổi chiều 30 luôn thường trực nét dân dã này. Dưa món có vị chua chua, giòn tan lại thêm cay của ớt, ăn cùng cơm trắng thịt kho tàu thì không còn gì tuyệt hơn. Ngoài ra, dưa món còn hòa quyện và trở nên vô cùng ngon miệng khi ăn kèm với bánh tét, bánh chưng. Vị đậm đà cộng chút giòn mặn hấp dẫn quyện cùng nếp sẽ càng thêm đong đầy trong khoang miệng. Một lần ăn thì chắc chắn sẽ ghiền.

Tuy nói dưa món là đặc sản của miền Trung, thế nhưng mỗi dịp Tết đến xuân về, dù đi vùng nào bạn cũng sẽ thấy món ngon này thường trực.

Linh Ngân

Những Món Ngon Việt Nam Được Báo Chí Nước Ngoài Ca Ngợi

Bún chả

Cùng với phở, bún chả là một trong những món ăn được báo nước ngoài ca ngợi và được nhiều du khách trên thế giới biết đến nhất.

Bún chả nằm trong danh sách 10 món ăn đường phố tuyệt nhất thế giới, gồm thành phần chính là thịt ba chỉ tẩm mắm nướng cháy xém, thịt viên trong hỗn hợp mắm có đu đủ xanh, cà rốt hoặc xu hào… Món này ăn kèm cùng rau và bún.

Đây là món ăn rất đơn giản nhưng lại có hương vị đặc biệt, dễ ăn. Để làm món ăn này, quan trọng nhất là khâu tẩm ướp sao cho những miếng chả khi nướng chín tới, đậm đà, nướng không bị cháy. Bún chả ăn kèm với nước chấm thơm, chua, ngọt vừa tới sẽ mang đến cho du khách vị ngon đúng điệu.

Bánh mì Việt Nam đã tạo nên cơn sốt mới của ẩm thực đường phố trên toàn thế giới, bởi thế chẳng có gì là lạ khi nó lọt vào top 20 món ăn đường phố ngon nhất thế giới theo bình chọn của Huffington Post.

Thứ đầu tiên phải nhắc đến chính là thành phần món ăn rất phong phú, gồm hàng chục thành phần trong mỗi ổ bánh mì kẹp, từ phần nhân giàu đạm như thịt heo quay, heo xá xíu, giăm bông, pate cho đến các loại rau củ kẹp cùng để món ăn hài hòa hơn về hương vị như dưa chuột chẻ, cà rốt, củ cải ngâm, rau mùi và tương ớt.

Một chiếc bánh mì sẽ kích thích vị giác của bạn bởi sự giòn rụm của vỏ bánh kết hợp hài hòa với vị đậm đà của các loại nhân. Tùy vào mỗi miền mà bạn sẽ có các hương vị khác nhau, giá cả của món này cũng siêu rẻ, trung bình chỉ 15.000 đồng.

Phở

Là một món ăn nổi tiếng đến độ bất cứ du khách nào đến Việt Nam cũng đều được giới thiệu về món ăn này. Phở được CNN xếp trong danh sách 50 món ăn ngon nhất thế giới.

Phở tràn ngập trong các tạp chí ẩm thực, được xuất hiện ở cả trong những nhà hàng cao cấp bậc nhất trên thế giới. Tô phở ngon thơm mùi nước dùng, có vị ngọt từ xương ăn với bánh phở mềm thơm mùi gạo khiến rất nhiều vị khách nước ngoài thích thú.

Món bún riêu có thể tìm thấy dễ dàng trong các quán nhỏ là món ăn khá phổ biến vào buổi sáng hay xế ở Hà Nội hay Sài Gòn. Món ăn có màu sắc hấp dẫn với nguyên liệu chính là cua đồng, đậu hủ chiên và cà chua. Bún riêu ăn với lá tía tô, xà lách và bắp chuối. Tùy theo từng vùng, bún riêu có thể được ăn với ốc hay cá, thịt.

Bún bò Huế

Bún bò Huế là món ăn bình dân nổi tiếng của người xứ Huế. Nhiều tờ báo về văn hóa và ẩm thực quốc tế từng bình chọn đây là một trong những món ăn nổi tiếng của thế giới.

Bún bò Huế gồm một khoanh thịt chân giò heo (lợn), một miếng tiết heo luộc, một viên chả cua hoặc chả bò… Và điều thú vị, hấp dẫn nhất ở mỗi tô bún bò Huế lại chính là cái khoanh giò heo được chặt rất khéo nên có đủ cả da, thịt, gân, mỡ, xương… đem hầm vừa chín tới trong nồi nước dùng nên ăn mềm, ngọt, béo mà lại không ngấy.

Ngoài cái khoanh giò heo giòn sựt, béo ngậy và những miếng thịt bò ngọt lừ… thì cách chế biến nồi nước dùng cũng đáng được xem là một sự kì công và nghệ thuật. Nước dùng của bún bò Huế không giống với bất cứ loại nước dùng nào khác. Đó là bí quyết của sự phối hợp tinh tế giữa nước xương, mắm ruốc (loại mắm tép biển đặc trưng của Huế), sả tươi và ớt đỏ…

Cập nhật thông tin chi tiết về Ếch Xào Cà Ri – Tạp Chí Thủy Sản Việt Nam trên website Raffles-hanoi.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!