Bạn đang xem bài viết Gỏi Rắn (Nộm Rắn Trộn) được cập nhật mới nhất tháng 12 năm 2023 trên website Raffles-hanoi.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Nguyên Liệu
500 gr
rắn sống
4 củ
hành tây ,10 gr rau răm
2 muỗng
đường, 2 quả chanh hoặc 4 muỗng giấm.
1 quả
ớt sừng. Vài cọng ngò ( rau thơm).
Rắn để nguyên con trong lồng hoặc túi lưới, nhúng nước sôi rồi vớt ra cạo bỏ lớp vảy.
Mổ bụng theo chiều dọc từ đầu xuống đến chót đuôi, bỏ hết ruột, lấy tim, nếu có trứng thì lấy trứng để riêng luộc chung với thịt rắn, cắt bỏ phần đầu, hậu môn và chặt bỏ phần chót đuôi nhọn. Rửa sạch máu dọc sống lưng trong bụng.
Cho rắn nguyên con và 3 cây sả, 1/3 muỗng muối vào nồi nước lạnh bắc lên bếp luộc 20p cho rắn chín tới.
Vớt rắn ra ngoài dùng dao tách xương ra khỏi thịt.
thịt xé nhỏ, chỗ da thì thái miếng.
Hành tây xắt nhỏ, rau răm thái nhỏ, ít ớt, vắt lấy cốt chanh hoặc nước giấm cho vào.Tất cả cho chung với thịt rắn trộn đều cho thấm.
Bỏ ra đĩa.
Vị ngọt thơm của thịt rắn hòa với vị béo bùi cay ngọt ăn rất đã miệng, món gỏi rắn khi nhậu rất “tốn nước mắt quê hương” các bạn ạ.
Giảm Đau Xương Khớp Bằng Các Món Ăn Thịt Rắn Với Thịt Rắn Mối
1. Các bài thuốc với rắn mối giảm đau xương khớp:
Rắn mối là loài động vật không còn xa lạ gì với các hộ gia đình. Nó hay ăn những loại côn trùng nhỏ như kiến, châu chấu, sâu bọ, cào cào, mối…Loài động vật bò sát này có tên khoa học là Mabuya Multifasciata. Nó có tính bình, vị mặn, có tác dụng thông niệu, bổ thận ích phế, chống viêm cao. Vì vậy nó được dùng làm các bài thuốc chữa hen suyễn, thiếu chất dinh dưỡng, yếu sinh lý, suy nhược cơ thể, da khô kém sắc, đau lưng, xương cốt nhức mỏi.
-Bài thuốc 1: Rắn mối nướng lá lốt
Chuẩn bị: 1 nắm lá lốt, khoảng 5 con rắn mối, rau mùi tàu, lá xương xông, gia vị, sả ớt. Đem ớt với sả băm nhuyễn, rửa sạch rắn mối rồi dùng dao dóc lấy thịt. Tiếp theo lấy rau mùi tàu, sả, ớt đã băm nhỏ trộn với thịt rắn mối rồi lấy lá lốt bọc hỗn hợp trên rồi có thể cho vào chảo đem chiên hoặc đem nướng cũng được.
Bài thuốc này chỉ nên dùng trong trường hợp người bệnh bị tê tay tê chân, đau lưng nhức mỏi do phong thấp. Nó có tác dụng kiện tỳ, ôn thận rất tốt.
-Bài thuốc 2: Rắn mối om nước dừa
Chuẩn bị: Nghệ, 5 con rắn mối, gia vị, nước cốt dừa, đậu phộng rang, ớt.
Đem rắn mối thái thành từng lát mỏng rồi om với nghệ, gia vị, đậu phộng rang, nước cốt dừa.
Bài thuốc này có tác dụng trị đau lưng nhức mỏi vì nó có tác dụng bổ thận, thông kinh lạc.
-Bài thuốc 3: Cháo mối hầm đậu xanh.
Chuẩn bị: 2 nắm gạo vừa lòng bàn tay, khoảng 5 con rắn mối, rau thơm, gia vị, 1 nắm nhỏ đậu xanh. Gỡ thịt rắn mối rồi đem xào với tiêu và mỡ hành. Còn đậu xanh và gạo đem nấu cháo cho chín nhừ. Tiếp theo cho ít gia vị, thịt rắn mối, rau thơm, vào cháo đậu xanh rồi nấu đến khi chín.
Món ăn này rất phù hợp với người bị khí huyết hư, đau nhức, huyết nhiệt vì nó bài trừ phong thấp, bồi bổ khí huyết rất tốt.
Rắn là loài bò sát không chân, ăn thịt, thân hình dài, có khả năng di chuyển linh hoạt trên nhiều địa hình khác nhau. Một số loài không có nọc độc, một số khác thì lại có lượng nọc đủ để giết chết 1 con voi hay nhiều người trưởng thành. Cũng vì hình dáng và sự nguy hiểm của nó mà nhiều người bị ám ảnh và sợ hãi loài bò sát này. Nhưng ít ai biết được rằng thịt rắn ít mỡ, nhiều nạc, có nhiều dinh dưỡng cũng như các chất thiết yếu như: canxi, acid folic, vitamin A, valin, sắt, vitamin nhóm B ( B2, B1, B6 ), magie, arginin, vitamin D, leucin, lysin, kẽm, saponosid…
Những người bị tê mỏi chân tay, đau nhức xương khớp, giang mai, bán thân bất toại, lở loét, giật kinh phong, chân tay tê mỏi….có thể dùng thịt rắn có tác dụng tiêu độc, trừ phong thấp, chống viêm, giảm đau…
Thịt rắn có vị tanh, mùi ngọt, tính ấm, mặn và nó không ” ghê ” như nhiều người nghĩ, ngược lại nó có thể được chế biến thành nhiều món ăn rất ngon, bồi bổ sức khỏe và giảm đau xương khớp rất tốt.
-Món số 1: Rắn tiêm thuốc bắc.
Dùng dao cắt bỏ đầu, lột da rắn sau đó lọc bỏ nội tạng bên trong rồi cho vào nồi hầm với thuốc bắc. Ninh đến khi thịt rắn chín mềm thì cho nhỏ lửa xuống, nêm thêm gia vị, đun thêm khoảng 1-2 phút rồi tắt bếp và bắc ra thưởng thức.
Bài thuốc này cũng giúp giảm đau xương khớp rất tốt.
-Món số 2: Thịt rắn nướng
Đem rắn dóc lấy thịt, lột da rồi băm thịt trộn với lá lốt hoặc để nguyên thịt rồi bọc với lá xương sông đem nướng cũng được. Ăn kèm với rau mùi rất ngon. Món này cũng giảm đau xương khớp rất tốt.
-Món số 3: Thịt rắn xào hoàng kỳ
Chuẩn bị hoàng kỳ 50g, thịt rắn 200g và 1 ít gừng tươi. Đầu tiên lấy gừng tươi thái lát, còn thịt rắn đem đi làm sạch rồi cho lên chảo xào cho chín ăn nóng rất ngon có tác dụng chữa bệnh đau lưng mạn tính rất tốt.
Lưu ý: Một số người vừa bị bệnh xương khớp vừa bị cao huyết áp, suy thận hay bị bệnh tim mạch thì không được ăn thịt rắn. Ngoài ra các món ăn được làm từ rắn mối và rắn kể trên chỉ hỗ trợ việc điều trị giảm đau xương khớp chứ không thể thay thế hoàn toàn các bài thuốc Đông y hay thuốc Tây y có công hiệu cao khác.
Thịt Rắn Tần Thuốc Bắc
Tất cả các bộ phận trên cơ thể rắn (thịt rắn, xương rắn, da rắn, mỡ rắn,..) đều được sử dụng để chữa bệnh hoặc nấu các món ăn ngon, bổ dưỡng cho con người. Các món ăn từ rắn như thịt rắn hầm thuốc bắc, chả rắn chiên trứng, thịt rắn xào hoàng kỳ,…, thì xuất hiện ngày càng nhiều trong các nhà hàng, khách sạn và là món ăn được nhiều người yêu thích
Hôm nay, Mai’Store sẽ giới thiệu cho bạn công thức làm thịt rắn tần thuốc bắc ngon. Món ăn này có công dụng giảm đau, trừ thấp, giải độc, khu phong, kiện tỳ và bồi bổ khí huyết rất hiệu quả
Nguyên liệu
Chuẩn bị những nguyên liệu sau để làm món thịt rắn tần thuốc bắc
500g thịt rắn đã làm sạch
500g thịt gà ác
1g kỷ tử, 2g hoài sơn, 1 chén rươu, 1g sâm quy, 10g long nhãn sấy tự nhiên
50g hành khô, 5 tai nấm hương, 1 cây tỏi tây, 1 lít nước dùng gà
Muối, bột ngọt, rau thơm, mỡ nước (mỡ lợn), bột ngọt
Hình ảnh món thịt rắn tần thuốc bắc
Chế biến
Thịt rắn lột da, dùng tẩy với gừng và rượu rồi chặt khúc, cho vào chao với mỡ đến khi vàng sém
Gà làm sach, chặt miếng vừa ăn, ướp với chút bột ngọt, nước mắm, tiêu
Nấm hương ngâm với chút nước ấm cho nở, cắt bỏ chân
Hành khô bóc vỏ, băm nhỏ
Gừng cạo sạch vỏ, rửa sạch
Tỏi tây bỏ gốc, rửa sạch
Cho thịt gà, thịt rắn, nấm hương, hoài sơn, kỷ tử, long nhãn, tỏi tây, sâm quy vào chiếc liễn tần, đổ nước dùng gà xâm xấp mặt nguyên liệu, nêm bột ngọt, muối, tiêu cho vừa ăn
Cho liễn rắn, gà vào hầm cách thủy khoảng 45 phút thì cho tỏi tây, rau mùi vào, tắt bếp
Ngoài ra, bạn cũng có thể tham khảo cách nấu món chè trứng cút, hỗ trợ chữa vô sinh ở nam giới ở bài viết: https://longnhanbamai.com/trung-cut-nau-long-nhan-chua-vo-sinh-nam/
Thành phẩm
Món thịt rắn tần thuốc bắc thành phẩm
Thịt rắn tần thuốc bắc là món ăn ngon, phù hợp với những người có thể trạng yếu, người già, người mới ốm dậy.
Bạn có thể tìm hiểu thêm một vài bài thuốc chữa bệnh hiệu quả từ long nhãn ở đây
Cách Nấu Rắn Xào Lăn
Cách nấu rắn xào lăn rất dễ nhưng không phải ai cũng biết đến. Rắn từ lâu đã được người Việt dùng để chế biến rất nhiều món ăn độc, lạ và bỗ dưỡng. Rắn xào lăn cũng được nằm trong danh sách các món được săn đuổi rất nhiều ( đặc biệt là được chọn làm đặc sản của món nhậu ). chúng ta cùng xem qua cách làm món này bên dưới.
Cách nấu rắn xào lăn ngon đúng chuẩn !
Nguyên liệu:
_Rắn hổ mang dài 1m
_Bún tàu nhỏ: 100g
_Nấm mèo: 5 cái
_1 muỗng súp rượu Mai Quế Lộ
_Dừa khô: 300g (vắt lấy 1/2 chén nước cốt)
_Cà ri bột: 1 gói, hoặc cà ri dầu: 1 hủ nhỏ
_Ngũ vị hương: 1/2 thìa 1 củ tỏi
_Củ hành tây trắng: 1 củ
_Tiêu, muối, đường, bột ngọt, mỡ chiên
_1 ly rượu loại vừa
Cách làm:
Bước 1 : sơ chế
_Bún tàu: ngâm nước cắt khúc 5cm.
_Nấm mèo ngâm nước, gọt chân, cắt đôi.
_Dừa khô: vắt lấy 1/2 chén nước cốt.
_Rắn: chặt bỏ đầu, hứng huyết vào ly rượu, khuấy lên cho đều, (rượu máu rắn), uống ngay vì để lâu sẽ bị chát.
Bước 2: Tiến hành nấu
_Thân rắn: đem thui lửa than cho hơi vàng (để dễ lột da), lột da rửa sạch cắt khúc dài 10cm.
_Nước sôi cho rắn vào luộc, có chút muối, thịt chín vừa mềm vớt ra để ráo, xé sợi lớn bỏ xương.
_Ướp thịt rắn: tiêu, muối, đường, bột ngọt, tỏi băm, ngũ vị hương, bột cà ri để thịt thấm 30 phút, chút rượu Mai Quế Lộ, tỏi lột vỏ băm nhuyễn.
_Cho 3 thìa súp mỡ, 1 muỗng súp tỏi bằm, đợi vàng cho thịt rắn vào xào cho vàng, nấm mèo, nước cốt dừa nêm lại cho vừa ăn, lúc gần nhắc xuống cho bún tàu, củ hành tây vào.
Trình bày:
_Cho thịt ra đĩa sâu, trên rắc rau mùi, tiêu.
_Món này dùng nóng với bánh mì, nước mắm ngon, ớt cắt khoanh.
Mật Rắn Hổ Mang Có Tác Dụng Gì? Cách Ngâm Rượu Rắn Hổ Mang. Lưu Ý Dùng
Sản phẩm này không bán tại nhà thuốc. Thông tin chỉ mang tính chất tham thảo.
Rắn hổ mang hay còn gọi là kỳ xà, kiềm xà hay rắn hổ mang. Từ xa xưa, loài vật này đã mang lại nhiều lợi ích cho con người với những công dụng chữa bệnh cực kì hiệu quả bằng một loại mật trong cơ thể của nó.
Rắn hổ mang là loài rắn độc này có chiều dài từ 0.7 – 2m, di chuyển rất nhanh, vận động dẻo dai, chúng có hệ cơ săn chắc, khớp lưng linh hoạt. Khi tức giận, loài rắn này thường nâng cao đầu, mang bành ra và phun phì phì. Rắn hổ mang thường sống ở hang chuột, gò đống, bờ ruộng. Chúng kiếm ăn vào ban đêm.
Trong Đông y, nọc độc của rắn hổ mang được gọi là mật rắn, đởm xà hoặc xà đảm có tác dụng chữa bệnh cực kì hiệu quả. Hầu hết các bộ phận của rắn hổ mang đều có thể dùng làm thuốc như thịt, mật, xác lột, xương và nọc độc.
Mật rắn sau khi thu lấy có thể dùng tươi hoặc khô đều được. Để làm thuốc người ta thường dùng mật rắn đã phơi khô. Mật rắn khô là túi mật nhỏ có màu nâu xám hoặc đen xám, hình dạng khác nhau, dẹt, to bằng hạt đậu. Khi bổ ngang, thịt ruột bên trong dẻo, túi mật bao ngoài mỏng, vị ngọt, thơm
Theo sách Cây thuốc của Việt Nam, mật rắn có mật ngọt, cay, đặc biệt không đắng chứa cholesterin, các axit palmitic, stearic, cholic có những tác dụng điều trị các bệnh như:
– Tác dụng giảm ho, giúp giảm đau hiệu quả
– Điều trị đau đầu, đau lưng, chân tay đau nhức
– Điều trị viêm phế quản mãn tính, đờm nhiều vào buổi sáng, đau mỏi các khớp.
– Có tác dụng điều trị phế phong, mũi nghẹt, bạch điến phong, mụn nhọt, ban chẩn.
– Điều trị tê liệt, ga co giật, liệt nửa người, mắt lệch, miệng méo, đau xương khớp, chân yếu.
– Mật rắn tươi có thể chích lấy dịch mật rồi cho vào rượu để sử dụng
– Mật rắn khô có thể ngâm rượu 45 độ ngâm cho tan, sau đó lọc lấy nước rượu để uống. Hoặc có thể cắt nhỏ, cho vào nồi nước khô, nấu tan hoàn toàn, rồi cho thêm đường vào nấu cô đặc làm siro.
– Mật rắn hổ mang thường được dùng từ 4-16 gam. Bên cạnh đó với những người bị huyết hư, âm hư, có dấu hiệu nhiệt tuyệt đối không được dùng.
mật rắn hổ mang có tác dụng chữa trị đau khớp hiệu quả
Trị phong bại, phong cùi, lở toàn thân: rắn hổ mang 160 gam, thiên ma 30 gam, bạc hà, kinh giới mỗi thứ 10 gam đem tán bột, hòa với rượu ngon, 4 lít mật ong rồi nấu thành cao trong nồi sành. Mỗi ngày uống 3 lần, mỗi lần một chén rồi đứng ở chỗ nóng cho đến khi ra mồ hôi.
Trị phong cùi, ngứa: rắn hổ mang 1 con, đem tẩm rượu, bỏ xương da, lấy thịt rồi gói vào túi vải, nấu với xôi nếp, đè kín lại từ 3-7 ngày để lấy rượu rồi lấy rắn hổ mang ra phơi nắng. Khi rắn khô thì đem tán bột uống với nước nóng.
Trị đau lưng, thấp khớp: mật rắn, đem buộc chặt rồi tẩm rượu, phơi mát 1 ngày đêm rồi tẩm rượu, làm liên tục 3 lần thì phơi cho đến khi khô rồi đem ngâm rượu uống.
Trị kinh giật: ngày uống rượu thuốc rắn hổ mang từ 2-3 lần.
Trị đau đầu, đau nửa đầu: rắn hổ mang bỏ da và xương đem ngâm rượu. Sau đó nấu với tương cho mềm rồi xắt lát, sao dòn kết hợp với thạch cao 40 gam, kinh giới 80 gam, địa cốt bì 10 gam đem tán bột rồi uống với trà ngày 3 lần.
Trị phong cùi: rắn hổ mang 8 gam, ô sảo xà 8 gam, chọn lấy thịt rồi sao với rượu, kết hợp với hùng hoàng 8 gam, đại hoàng 20 gam, tán bột. Mỗi lần dùng 8 gam với nước nóng, ngày dùng 3 lần.
Chuẩn bị rắn hổ mang đã được mổ và ngâm rửa sạch, bình ngâm rượu và 8 lít rượu trắng
– Cho rắn hổ mang vào bình ngâm rượu ( nếu bạn ngâm để trang trí nhà cửa thì có thể dùng que để định hình con rắn theo ý của bạn )
– Sau đó, đổ ngập rượu vào bình, lưu ý nên đổ rượu ngập đầu rắn, đảm bảo rằng đầu của nó khô bị hở
– Đậy kín nắp và để ở nơi thoáng mát, tránh ánh nắng trực tiếp, nếu muốn rượu ngon hơn thì mang hạ thổ. Có thể dùng sau 4 – 5 tháng ngâm. Tuy nhiên, rượu càng ngâm lâu càng ngon.
Rượu rắn hổ mang có công dụng điều trị giảm đau xương khớp, đau dây thần kinh, tăng sức đề kháng, giúp trí lực minh mẫn, sáng suốt hơn.
– Mật rắn hổ mang không dành cho phụ nữ mang thai, đang rong kinh, băng huyết
– Mật rắn dùng được cho cả trẻ em và người lớn, với liều lượng theo chỉ định của các bác sĩ, các thầy thuốc đông y
Lưu ý: Sản phẩm chỉ đọc tham khảo. Hiện không bán tại nhà thuốc
Thú Vị Với Khúc Dồi Rắn Trun
Ở miền Tây Nam bộ chắc hẳn không ai lại gì con rắn tròn cả hai phần đầu – đuôi, lưng đen trũi, bụng lại có những khoang đen chen trắng, dân gian gọi đó là rắn trun.
Đây là loại rắn lành, chúng chẳng những không có nọc độc mà cũng lại rất chậm trong di chuyển. Có điều đuôi rắn này thường tiết ra chất dịch màu trắng đục. Chất này tối kỵ với lươn. Nói cách khác, lươn gặp phải dịch tiết ra từ rắn trun thì “thẳng đơ cán cuốc”.
Dồi rắn trun
Có lẽ vì thế mà người bình dân truyền rằng: lươn nạp mình cho rắn trun, cũng phải! Những lão nông biết chỗ nào có lươn ẩn sống, thường bắt con rắn trun rồi trút ngước phần đuôi nó xuống, dùng tay vuốt cho dịch trắng chảy ra. Lát sau, lươn nổi dầu hết, cứ vậy tha hồ lượm về … ăn!
Mùa nước nổi rắn trun sinh sôi rất nhanh. Theo những chỗ có nước xâm xấp nhiều lau, sậy hay cỏ lát mọc hoang ở đìa lạn, lung, bàu, … người ta sẽ không khó để tìm kiếm loại rắn này. Chỉ cần cây móc sắt là có thể bắt được chúng dễ dàng. Rắn trun cũng thường hay chạy lọp, chạy nò, dính lưới, …
Rắn trun được chế biến rất nhiều món ăn ngon, nên thuốc. Rắn trun hầm sả với củ cải trắng vừa giải cảm vừa ngon cơm, mà nều đem mồi nhậu cũng rất bắt. Rắn trun xào với lá cách, lá nhàu là thứ khoái khẩu cho người đau lưng, mỏi gối. Dân lao động tin rằng đây là phương thuốc hữu hiệu “ông uống bà khen”. Nhưng có lẽ độc đáo nhất phải kể đến món rắn trun làm dồi.
Muốn làm món ăn này phải chịu khó tốn công. Rắn trun làm sạch, phải dùng dao bén khéo tay tách lách phần da ra khỏi thịt xương sao cho da còn nguyên vẹn. Theo kinh nghiệm dân gian thì chỉ có da rắn trun dai mới có thể làm được món này. Các loại rắn như hổ hành, ri tượng, hổ ngựa, rắn nước, rắn bông súng, … không ai đem làm dồi cả.
Sau đó, dùng ngay chính phần thịt, xương rắn vừa lóc ra bằm cho thật nhừ. Có khi thêm ít nấm mèo, thịt ba rọi rồi nêm muối, bột ngọt, tiêu hành, … rồi dùng chiếc đũa dồn thịt đã bằm trở lại vào da rắn. Sau đó, người ta dùng chỉ may buộc phần đầu lại rồi đem luộc trong nước dừa xiêm. Khi nước sôi, người ta dùng tăm tre xăm vào những khúc dồi đang luộc cho hơi xì ra ngoài. Nếu không có thao tác này, khúc dồi rắn sẽ bể, món ăn sẽ không ra gì cả.
Sau khi luộc chín vớt dồi rắn ra, bếp than hồng đã chuẩn bị sẵn, bắc vỉ lên nướng lại cho khúc dồi vàng, thơm. Xắt từng miếng vừa ăn dọn ra dĩa kèm với rau sống từ đọt xoài, lá lụa, lá nhàu, lá cách, đọt chùm giuộc, đọt cơm nguội, … hái ngoài vườn nhà.
Cứ mỗi buổi chiều tà, làm vài ba khúc dồi rắn rồi mời anh em hàng xóm sang chung vui vài chung rượu đế, ngâm nga vài ba câu vọng cổ là thú vui tao nhã mà hết sức đậm đà tình nghĩa chốn miền quê sông nước vùng trời nam Tổ quốc.
Tửu Hoàng
Cập nhật thông tin chi tiết về Gỏi Rắn (Nộm Rắn Trộn) trên website Raffles-hanoi.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!