Bạn đang xem bài viết Gợi Ý 5 Món Cháo Cá Thu Cho Bé Ngon Nhất Giúp Phát Triển Trí Não Toàn Diện được cập nhật mới nhất trên website Raffles-hanoi.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Giá trị dinh dưỡng trong cháo cá thu
Cá thu là là một loại cá nước mặn, có giá trị dinh dưỡng cao. Các chuyên gia dinh dưỡng đã chỉ ra, cá thu rất giàu Omega – 3. Đây là một loại dưỡng chất quan trọng giúp cho não bộ của trẻ phát triển toàn diện đồng thời giúp ngăn ngừa và đẩy lùi các bệnh lý tim mạch.
Bên cạnh đó, cá thu cũng cung cấp một số chất dinh dưỡng khác như: Sắt, phốt pho, canxi, kẽm và các vitamin nhóm B như: B12, B2, PP.
Do cá thu rất giàu dưỡng chất nên mẹ nên bổ sung loại thực phẩm này vào thực đơn dinh dưỡng hàng ngày cho bé. Dùng cá thu để nấu cháo ăn dặm tạo thành món ăn bổ dưỡng giúp bé phát triển toàn diện cả trí não lẫn thể chất.
Bé mấy tuổi ăn được cháo cá thu?
Tuy cá thu rất giàu chất dinh dưỡng nhưng lượng đạm lớn trong thực phẩm này lại có nguy cơ gây dị ứng cho cơ thể non yếu của bé. Do vậy, để an toàn cho bé, bố mẹ nên tập cho bé ăn cháo cá thu khi bé bắt đầu bước sang tháng thứ 7. Bố mẹ lưu ý, ban đầu nên cho bé ăn từ từ, từng chút một để cơ thể làm quen dần với thực phẩm này. Sau đó mới tăng lượng cá thu trong khẩu phần ăn của bé.
Các chuyên gia dinh dưỡng cho hay, tùy thuộc vào tháng tuổi và thể trạng của trẻ mà có lượng ăn phù hợp:
Trẻ từ 7 – 12 tháng tuổi: Mỗi bữa có thể ăn từ 20 – 30g thịt cá hoặc tôm nấu với bột hoặc cháo ăn dặm. Mỗi ngày ăn 1 bữa, tối thiểu 3 – 4 bữa/tuần.
Trẻ từ 1-3 tuổi: Mỗi ngày ăn 1 bữa hải sản, mỗi bữa ăn từ 30 – 40g thịt hải sản.
Trẻ 4 tuổi trở lên: Ăn 1 – 2 bữa hải sản/ngày, mỗi bữa 50 – 60g thịt hải sản.
Hướng dẫn cách nấu cháo cá thu cho bé ăn dặm
Cháo cá thu bí đỏ rất phù hợp cho bé 7 tháng tuổi ăn dặm. Để nấu cháo cá thu với bí đỏ, bạn cần chuẩn bị những nguyên liệu sau:
Cách nấu cháo cá thu với bí đỏ như sau:
Mồng tơi rất giàu Carotenoid, Polysaccharide phi tinh bột. Chất nhầy trong mồng tông giúp trẻ tiêu hóa tốt hơn đồng thời giúp giảm việc hấp thu Cholesterol và phòng ngừa các vấn đề đường ruột. Bên cạnh đó, mùng tơi còn chứa lượng lớn các vitamin A, B, C, Sắt, Folate, Riboflavin cùng các enzymes chống oxy hóa, giúp xương phát triển chắc khỏe, phòng ngừa tình trạng thiếu máu. Bởi vậy, mùng tơi kết hợp với cháo cá thu cho bé ăn dặm tạo thành món ăn bổ dưỡng.
Nguyên liệu cần có để nấu cháo cá thu cho bé:
Cách nấu cháo cá thu ngon với rau mùng tơi như sau:
Do giàu chất xơ, rau muống giúp hỗ trợ và điều trị các chứng rối loạn tiêu hóa tự nhiên. Đặc tính nhuận tràng của loại rau này mang nhiều lợi ích cho những trẻ bị chứng khó tiêu và táo bón. Ngoài ra, rau muống còn được sử dụng để điều trị nhiễm giun đường ruột rất hiệu quả.
Nguyên liệu:
Cách nấu:
Bước 1: Làm sạch cá thu rồi băm nhỏ.
Bước 2: Đổ một ít dầu ăn vào chảo, cho hành (đã bóc vỏ và thái nhỏ) vào phi cho có mùi thơm rồi đổ tất cả cá thu đã băm ở trên vào xào lên. Nêm nếm gia vị vừa ăn.
Bước 3: Rau muống nhặt, rửa sạch, dùng máy xay sinh tố xay nhuyễn
Bước 4: Vo gạo, cho gạo vào nấu cháo. Khi cháo chín nhừ thì cho cá thu xào, rau muống xay nhuyễn vào. Ngoáy đều đến khi chín kỹ thì đổ ra bát để nguội rồi cho bé ăn.
Cách nấu cháo cá thu đậu xanh cho bé ăn dặm
Nguyên liệu cần chuẩn bị:
Để nấu cháo cá thu cho bé ăn dặm với đậu xanh, bạn thực hiện như sau:
Bước 1: Gạo và đậu xanh vo sạch, ngâm trong 3 tiếng rồi cho vào nồi ninh nhừ thành cháo
Bước 2: Cá thu làm sạch, lọc xương rồi băm thật nhỏ. Tiến hành ướp cá thu với hành tím, gia vị nếu bé hơn 1 tuổi. Sau đó phi hành mỡ thật thơm rồi đổ cá thu đã ướp vào chảo, xào xơ qua.
Bước 3: Khi cháo đã chín, mẹ cho cá vào đảo đều. Lúc cháo sôi lục đục thì cho thêm rau mùi thái nhỏ vào rồi tắt bếp. Đổ cháo ra bát cho bé thưởng thức.
Để nấu cháo cá thu với rau mùi, mẹ cần chuẩn bị các nguyên liệu:
Cá thu: 30g
Cà rốt: 30g
Gạo tẻ: 25g
Gạo nếp: 10g
Rau mùi: 1 vài nhánh nhỏ
Đầu hành lá, Dầu ăn, gia vị
Cách nấu cháo cá thu cho bé với rau mùi như sau:
Bước 1: Cà rốt mẹ rửa sạch rồi băm nhỏ. Gạo nếp và tẻ đem vo sạch rồi cho vào nồi nấu thành cháo. Sau đó cho cà rốt vào ninh nhừ cùng cháo.
Bước 2: Cá thu làm sạch, cho vào nồi hấp chín rồi lọc xương. Sau đó ướp thịt cá thu với mọt ít đầu hành trắng băm nhỏ và gia vị.
Bước 3: Khi cháo đã chín, bạn cho cá thu trộn đều với cháo, rồi cho rau mùi thái nhỏ vào. Đổ ra bát và cho bé thưởng thức.
Lưu ý khi nấu cháo cá thu cho bé ăn dặm
Mẹ nên kiên trì cho bé ăn cháo cá thu từ 3 – 4 lần để bé quen dần
Các món cháo gợi ý ở trên chỉ phù hợp với các bé trên 1 tuổi. Nếu muốn nấu các món cho bé dưới 1 tuổi, nên chỉ cần chú ý hạn chế nêm gia vị và chú ý trong việc lọc xương thịt cá thu.
7 Món Ngon Cho Bé 4 Tuổi Giúp Trẻ Phát Triển Toàn Diện Nhất
” Trẻ em như búp trên cành”. Câu nói ấy của vị chủ tịch Hồ Chí Minh muốn một phần nhắc nhở những bậc làm cha làm mẹ phải có trách nhiệm với mỗi ” búp măng non” ấy. Vậy để trẻ không bị những bệnh như thiếu chất dinh dưỡng, còi xương, suy dinh dưỡng,… thì các bà mẹ nên cho con mình ăn những gì là tốt nhất? Để trả lời câu hỏi đó, hôm nay tôi sẽ viết về những món ngon cho bé 4 tuổi giúp phát triển cơ thể một cách toàn diện nhất.
Món đầu tiên tôi muốn giới thiệu đến các bạn là cơm. Mỗi ngày con của bạn nên ăn tầm 1 bát cơm vừa ( đừng quá đầy vì trẻ còn dành bụng để ăn những món ăn đi kèm ). Tại sao tôi lại để cơm ở đầu danh sách? Món ngon cho bé 4 tuổi không phải chỉ là những món hấp dẫn, mới lạ mà còn phải bổ dưỡng cho cơ thể của bé.
Không chỉ có cung cấp năng lượng mà cơm còn giúp chúng ta ngăn ngừa được ung thư. Từ nhỏ đã ăn cơm thì có thể ngăn ngừa được một phần ung thư từ đầu.
Món ngon cho bé 4 tuổi tiếp theo mà tôi nghĩ sẽ giúp cải thiện cũng như phát triển cơ thể của con bạn đó là Hàu nướng phô mai. Món này thì đối với người lớn còn nuối nước bọn ầm ầm chứ chưa kể đến con nít.
Hàu là một sinh vật biển cho chứa hàm lượng kẽm khá cao nên các bé nên ăn để cơ thể không bị thiếu chất, gây ra các bệnh như chậm phát triển, khiến con của bạn trở nên chậm tăng trưởng, hay rụng tóc, nếu có bị thương thì vết thương khó lành một cách nhanh chóng như người bình thường.
Phô mai trong món ăn sẽ giúp chúng ta tăng lượng khoáng chất, canxi trong cơ thể giúp trẻ có bộ xương thật vững chắc.
Trẻ mới 4 tuổi nên sức đề kháng cơ thể sẽ khá yếu, chúng ta phải có những món ngon cho trẻ mà bổ sung dưỡng chất, giúp trẻ tăng sức đề kháng. Vậy món đó là gì? Câu trả lời là món súp bí đậu đỏ.
Bên cạnh việc tăng sức đề kháng mà tôi đã nói phía trên, món súp còn giúp trí não của trẻ hoạt động tốt hơn, nhanh nhẹn hơn và thông minh hơn.
Ngoài bí đỏ ra, món súp còn có đậu đỏ. Đậu đỏ trong món ăn sẽ giúp trẻ phát triển hệ tiêu hóa. Không chỉ có vậy, đậu đỏ còn khử độc trong cơ thể và bổ sung nhiều vitamin tốt cho trẻ.
Với món bắp xào thì chắc đã trở nên quá đỗi thân quen với nhiều gia đình rồi phải không nào? Làm món này vừa đơn giản vừa mang lại nhiều dinh dưỡng đến cho trẻ. Với tôi đây là một món ngon cho bé 4 tuổi dễ làm nhất đó!
Bên cạnh đó, ngô còn cung cấp thêm cho trẻ vitamin B12, axít folic và chất sắt. Ăn món này sẽ ngăn ngừa việc thiếu máu, hình thành nhiều hồng cầu.
Khoai môn sẽ giúp trẻ có được sự phòng ngừa bệnh thận từ nhỏ. Trong khoai môn có chứa hàm lượng chất béo rất ít nên thận không phải làm việc nhiều.
Nếu con bạn là một người thích ăn những món nóng, nhiều dầu mỡ thì đây là món ngon cho bé 4 tuổi phù hợp nhất. Phù hợp ở điểm nào? Câu trả lời nằm ở phía sau.
Bí đao ( hay còn gọi là bí xanh) không chứa chất béo, hàm lượng natri thấp. Nhờ vậy mà chúng ta có thể sử dụng nó để phòng ngừa một phần những căn bệnh như xơ vữa động mạch,…
Vào những ngày đông, trẻ lên 4 tuổi có sức khỏe yếu sẽ dễ ho nên ăn món canh bí nấu tôm sẽ là một phương pháp tuyệt vời.
Lưu ý: 1 tuần ăn 1 bữa, không nên cho trẻ ăn bí liên tục.
Vào những ngày chớm lạnh, món ăn này có lẽ là rất phù hợp với trẻ. Ngoài việc ăn những món rau củ quả thì chúng ta cũng nên chú trọng cho trẻ về hàm lượng protein, giúp trẻ năng động hơn.
Cả thịt và khoai tây sẽ cung cấp cho trẻ những chất cần thiết cho trẻ thích hoạt động. Thịt bò sẽ giúp trẻ tăng hàm lượng chất sắt, phát triển cơ bắp, tăng cường hệ miễn dịch.
Chưa hết, khoai tây còn giúp dây thần kinh của trẻ hoạt động tốt. Trong khoai tây có chứa chất cacbonhydrat, giúp não và dây thần kinh hoạt động tốt hơn.
Món Ngon Bổ Dưỡng Cho Bé 2 Tuổi Phát Triển Toàn Diện
Rất nhiều trẻ lứa tuổi này bị suy dinh dưỡng do thói quen ăn uống tùy tiện: dùng quá nhiều bánh kẹo ngọt dẫn đến chán ăn, khẩu phần mất cân đối. Vì vậy, cha mẹ đừng để quá nhiều đồ ăn vặt trong tủ lạnh nếu trẻ có thể mở nó ra.
2 tuổi là mốc quan trọng trong sự phát triển đầu đời của bé. Đây là quãng thời gian não bộ của bé phát triển rất nhanh, bé ham học hỏi và hoàn thiện các kỹ năng.
Song đây cũng là quãng thời gian có nhiều biến động trong cách nuôi dạy bé. Bé cai sữa mẹ và có chế độ dinh dưỡng độc lập. Vậy mẹ cần nuôi bé như thế nào để đảm bảo sự phá triển toàn diện? Đây là câu hỏi không chỉ bạn mà rất nhiều người mẹ khác cũng thắc mắc, đặc biệt đối với những người lần đầu mang thai.
2 tuổi – Bé nên có bao nhiêu bữa ăn trong ngày?
Dưới 2 tuổi, hầu hết các bé được ăn theo nhu cầu, ăn bất cứ khi nào bé đói. Tuy nhiên khi bé đã cai sữa mẹ hoàn toàn, việc rèn cho bé hình thành những bữa ăn chính trong ngày là điều rất cần thiết. Bé nên có năm bữa ăn trong một ngày, bao gồm ba bữa chính ăn cùng thời gian với gia đình và hai bữa phụ vào giữa buổi sáng và giữa buổi chiều. Điều này không những cung cấp đủ dinh dưỡng cho bé hoạt động cả ngày mà còn giúp mẹ tiết kiệm rất nhiều thời gian trong việc chăm sóc bé.
Chế độ dinh dưỡng cho bé 2 tuổi nên có những loại thực phẩm gì?
2 tuổi – hệ tiêu hóa của bé đã trưởng thành. Bé có thể tiêu hóa hầu hết các loại thức ăn, vì vậy bạn nên cho bé ăn theo tháp dinh dưỡng: Tinh bột (gạo, ngũ cốc…), chất xơ, chất đạm, chất béo, vitamin và chất khoáng. Bạn nên chế biến phù hợp khẩu vị của bé, đảm bảo thức ăn dễ tiêu.
Mỗi loại thực phẩm bé nên ăn với hàm lượng bao nhiêu?
Ngũ cốc: Chủ yếu cung cấp năng lượng, có chất xơ hỗ trợ tiêu hóa và là nguồn cung cấp vitamin B cần thiết. Tùy thuộc nhu cầu và sự phát triển của từng bé, bạn nên cho bé ăn một lượng phù hợp. Trung bình mỗi bữa chính, bé cần ăn một chén cơm.
Chất đạm: Đây là chất rất cần thiết cho quá trình đồng hóa tổng hợp chất để xây dựng cơ thể. Bạn nên cho bé ăn đa dạng các loại thịt như thịt lợn, thịt bò, thịt gia cầm và đừng quên cá. Hàm lượng mỗi ngày khoảng 100g.
Rau xanh: Bạn nên cho bé ăn nhiều loại rau, đặc biệt những loại rau có màu xanh đậm. Rau xanh giúp giải quyết đáng kể các vấn đề táo bón thường gặp ở bé.
Chất béo: Khoảng 2 muỗng cà phê một ngày là hàm lượng đủ với bé. Bạn nên cân bằng giữa mỡ động vật và dầu thực vật bởi trong thời kỳ này, chất béo nào cũng cần thiết cho bé.
Nên cho bé uống bao nhiêu sữa một ngày?
Lượng cần thiết đối với bé 2 tuổi là 2 ly sữa/ngày. Bạn nên cho bé ăn sữa vào các bữa phụ và đừng quên các chế phẩm từ sữa như sữa chua. Chúng rất có lợi cho tiêu hóa của bé.
Có loại thực phẩm nào ưu việt cho bé 2 tuổi không?
Cung cấp dinh dưỡng đầy đủ, hợp lý và cân bằng là điều quan trọng nhất đối với bé. Thực phẩm nào cũng rất cần thiết cho bé lớn khôn. Trong giai đoạn này, bé phát triển mạnh các giác quan, đặc biệt là mắt, bạn nên cung cấp cho bé nguồn thực phẩm giàu vitamin A như quả bơ, cà rốt, quả có màu đỏ, gan động vật…
Sau đây là dẫn chứng về một đứa trẻ 2 tuổi con nhà khá giả bị suy dinh dưỡng. Người mẹ cho biết cháu luôn ăn vặt, không thích những thức ăn do mẹ chế biến. Chế độ ăn trong một ngày tương đương với thực đơn sau:
7h30: 130 ml sữa.
9h30: Tự mở tủ lạnh lấy bánh ngọt ăn (2-3 chiếc bánh qui).
11h30: Ăn nửa bát cơm với 3 miếng thịt rán (20 g thịt).
15h: Mở tủ lạnh ăn bánh kẹo ngọt (1 thanh bánh kem xốp, 2 chiếc kẹo sô-cô-la) và 5-6 quả nho.
18h30: Ăn nửa bát cơm với ít tôm rang và thịt kho (15 g tôm và 15 g thịt).
21h: Uống 120 ml sữa.
Cháu bé này thường xuyên chán ăn, ăn không ngon miệng, không chịu ăn rau và cân nặng hàng tháng tăng không đều. Qua phân tích khẩu phần ăn trong ngày của cháu, có thể thấy năng lượng từ chất đạm chỉ đạt khoảng 50% so với nhu cầu của lứa tuổi. Cháu không chịu ăn rau và ít ăn trái cây nên cơ thể thiếu nhiều loại vitamin và các yếu tố vi lượng.
Bữa ăn hợp lý phải bảo đảm đủ các thành phần dinh dưỡng. Đạm, béo, đường, vitamin và muối khoáng phải ở tỷ lệ cân đối. Không nên để sẵn bánh kẹo, nước ngọt trong tủ lạnh, tạo điều kiện cho trẻ sử dụng thoải mái khi thích vì khi dùng các loại thức ăn có lượng đường cao, trẻ sẽ có cảm giác “no giả tạo” nên không muốn ăn các thứ giàu dinh dưỡng khác. Đó là chưa kể đồ ngọt sẽ gây sâu răng. Nên cho trẻ ăn theo bữa và không nuông chiều quá mức.
Thực đơn hợp lý cho trẻ 2 tuổi trong một ngày gồm:
7h: Sữa bột hoặc sữa đậu nành 200 ml.
11h: Cơm nát 1 miệng bát (gạo 60 g). Trứng trộn thịt rán gồm nửa quả trứng vịt và 20 g thịt nạc (2 thìa cà phê đầy), hành, mộc nhĩ, nấm hương, bột canh, mỡ hoặc dầu 5-7 g (1-1,5 thìa cà phê). Canh cua, rau đay, mồng tơi. Chuối tiêu một quả.
14h: Xúp thịt gà, khoai tây gồm thịt gà 25 g, khoai tây một củ 100 g, rau bắp cải 30 g, mỡ 5 g (1 thìa cà phê).
18h: Cơm nát 1 miệng bát. Đậu phụ nhồi thịt (100 g đậu và 25 g thịt nạc, hành tươi hoặc khô, 5-10 g mỡ). Canh rau ngót nấu thịt (rau ngót 30 g, thịt nạc vai 15 g). Dưa hấu 1 miếng.
21 h: Cháo trứng hoặc mì trứng (trứng gà nửa quả, cháo 1 miệng bát).
Thực đơn dinh dưỡng cho trẻ từ 1-3 tuổi
(Mầm non Thăng Long Kidsmart – Long Biên) – 1-3 tuổi là thời kỳ vàng trong quá trình phát triển của trẻ. Đây cũng là thời điểm để chuyển từ các thức ăn dành riêng cho bé sang các thức ăn chung của cả gia đình.
Thực đơn dinh dưỡng cho trẻ 1 – 3 tuổi
Các nhà khoa học đã kết luận, 1-3 tuổi là thời kỳ vàng trong quá trình phát triển của con người vì giai đoạn này, tế bào thần kinh của não bộ phát triển với tốc độ cực nhanh: Lúc 1 tuổi, não bộ của trẻ chỉ bằng 70% người trưởng thành; đến lúc 3 tuổi đã đạt đến 85%. Bên cạnh đó, trong hai năm đầu đời, trẻ có tốc độ tăng trưởng về thể chất với tốc độ rất lớn.
1 – 3 tuổi chính là thời điểm để chuyển từ các thức ăn dành riêng cho bé sang các thức ăn chung của cả gia đình. Sau 1 tuổi, lượng sữa bú mẹ đã giảm. Điều quan trọng lúc này là bé cần có một chế độ ăn đa dạng, cung cấp đầy đủ dinh dưỡng, đáp ứng nhu cầu cơ thể.
Giai đoạn 1-2 tuổi
– Bữa sáng: Chọn cho bé một món cháo giàu dinh dưỡng như: cháo trứng, cháo thịt heo… Thỉnh thoảng bạn nên đổi món cho bé như: bánh mỳ, bún, miến, phở… để bé thêm ngon miệng và thèm ăn. Ngoài ra bạn nên cho bé ăn thêm một loại trái cây nào đó mà bé ưa thích.
– Bữa trưa: Chọn cho bé một món cháo được chế biến với đầy đủ các nhóm dinh dưỡng chính. Hoặc cho bé bắt đầu làm quen với cơm mềm. Khoảng 14 giờ: Bạn chọn một trong những món sau cho bé là bánh quy, sữa (hoặc sữa chua); bánh mỳ, nước hoa quả tươi (hoặc hoa quả); một cốc sữa và bánh bông lan…
– Bữa tối: Bạn chọn một món cháo (hoặc cơm nát) làm thực đơn chính cho bé.
Lưu ý: Bạn có thể cho bé uống sữa hoặc ăn sữa chua thêm sau bữa tối khoảng 1-2 giờ đồng hồ. Nếu bé bú mẹ, bạn có thể duy trì các cữ bú cho bé vào buổi sáng (trước bữa sáng của bé khoảng 1 giờ đồng hồ); buổi trưa (trước bữa trưa của bé khoảng 1 giờ đồng hồ); buổi tối (sau bữa tối của bé khoảng 1-2 giờ đồng hồ và trước giờ bé đi ngủ khoảng 1 giờ đồng hồ). Bé bú mẹ vẫn cần tăng cường sữa ngoài.
Giai đoạn 2-3 tuổi
– Bữa sáng: Bạn có thể chọn một trong những món cho bé như bánh mỳ, sữa (hoặc sữa đậu nành) khoảng 200ml; phở bò (1 bát ăn cơm), một miếng đu đủ nhỏ (khoảng 200g); cháo gà (1 bát ăn cơm), 1 quả quýt ngọt; cháo thịt lợn (thịt heo) 1 bát ăn cơm; 1 quả chuối….
– Bữa trưa: Là bữa ăn có chất dinh dưỡng nhiều nhất, nên cho trẻ ăn cơm nát, bánh bao, thịt băm, rau cải, gan động vật, đậu phụ, canh rau… Lượng chất dinh dưỡng cần thiết của bữa trưa chiếm khoảng 35% số lượng thức ăn cả ngày của trẻ. Các dưỡng chất cho bữa chiều chiếm 10% lượng thức ăn cả ngày của bé. Các bà mẹ có thể cho trẻ uống những loại như sữa bò, sữa đậu nành, hoa quả…
– Bữa tối: Nên cho trẻ ăn hơi nhạt, ví dụ như cơm nát, mì sợi, bánh nhân rau, rau cải, súp…, chất dinh dưỡng trong bữa tối chiếm khoảng 30% tổng số lượng thức ăn cả ngày. Đồng thời cũng cần phải chú ý không nên cho trẻ nhỏ ăn quá no vào buổi tối, vì nó ảnh hưởng đến giấc ngủ của trẻ và làm cho trẻ ngủ không ngon.
Ở giai đoạn từ 2-3 tuổi, trẻ đã biết ăn theo bữa như người lớn và có thể tự đưa ra yêu cầu về các món ăn. Có điều, bạn nên chuẩn bị thức ăn thêm cho bé, ví dụ như thịt vẫn cần ninh nhừ hoặc băm nhỏ, cá cần gỡ sạch xương, rau cần thái nhỏ và nấu mềm hơn. Nên duy trì cho trẻ uống ít nhất 1 bữa sữa trong ngày và 1 bữa ăn phụ vào sau giấc ngủ trưa. Nếu trẻ đi học ở trường, cha mẹ cần lưu ý bữa ăn sáng cho trẻ, nhất là trong thời gian trẻ mới đi học, chưa quen với chế độ ăn uống và sinh hoạt ở trường…
Ăn bổ sung đúng thời gian: Có nghĩa là khi sữa mẹ không đáp ứng đủ nhu cầu dinh dưỡng cho trẻ thường là ở thời điểm khi trẻ tròn 6 tháng tuổi. Sự thiếu hụt dinh dưỡng đặc biệt là thiếu năng lượng, sắt, vitamin A ngày càng nhiều khi trẻ lớn dần. Thức ăn bổ sung bù đắp sự thiếu hụt này để trẻ tăng trưởng và phát triển bình thường, phòng chống suy dinh dưỡng, thiếu máu, thiếu vitamin A hay gặp ở trẻ từ 6-23 tháng tuổi.
Thức ăn bổ sung cần đa dạng hóa, bao gồm các loại lương thực, thực phẩm sẵn có ở từng địa phương.
– Ngũ cốc và khoai củ là thức ăn chủ yếu cung cấp năng lượng trong khẩu phần, thường được chế biến dưới dạng bột sử dụng cho trẻ nhỏ để bù đắp sự thiếu hụt năng lượng.
– Các thực phẩm nguồn động vật và đậu đỗ giàu dinh dưỡng bù đắp cho sự thiếu hụt protein, sắt, vitamin A.
– Các loại rau lá màu xanh thẫm và quả, củ có màu vàng đỏ giúp trẻ phòng tránh thiếu vitamin A và nhiễm khuẩn.
– Các loại thực phẩm này được chế biến hỗn hợp để trẻ nhận được khẩu phần bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết.
Làm thế nào để trẻ nhận được đầy đủ dinh dưỡng khi ăn thức ăn bổ sung?
Như chúng ta biết dạ dày của trẻ chỉ chứa đủ một khối lượng thức ăn nhất định trong từng bữa, nếu cho trẻ ăn bột quá loãng có thể làm đầy dạ dày, trẻ chóng no không ăn hết khẩu phần, nên không cung cấp đủ dinh dưỡng. Do đó cần tăng độ đặc và tăng đậm độ năng lượng thức ăn bằng cách quấy bột ít nước, đặc hơn, có thể thay thế một phần nước dùng để nấu bằng một lượng sữa tươi hoặc cho thêm một thìa sữa bột sau khi nấu và thêm một thìa dầu mỡ vào bát bột sẽ làm cho bột mềm dễ nuốt. Khi quấy bột gạo hỗn hợp với các thức ăn khác có thể cho thêm một ít giá đỗ để làm tăng độ đặc của thức ăn.
Cách cho ăn phù hợp với tuổi của trẻ
– Tiếp tục cho trẻ bú mẹ.
– Số lượng tăng dần theo tháng tuổi.
– Ăn 3 bữa chính và tăng dần các bữa phụ.
Bữa ăn chính có thể là bột, súp, cháo nấu đặc, cần đa dạng thực phẩm, ăn càng nhiều loại thực phẩm càng tốt.
Bữa ăn phụ cần bảo đảm cung cấp năng lượng và các chất dinh dưỡng như sữa và các sản phẩm của sữa, hoa quả.. Thức ăn chứa nhiều đường ít dinh dưỡng như nước ngọt có ga, kẹo, kem… không nên xem như là bữa ăn phụ của trẻ. Các bữa ăn phụ của trẻ cũng không thể thay thế cho các bữa ăn chính.
Sữa mẹ vẫn là nguồn năng lượng và các chất dinh dưỡng quan trọng đối với trẻ. Từ 6-12 tháng sữa mẹ cung cấp cho trẻ hơn 1/2 nhu cầu dinh dưỡng. Từ 13-24 tháng sữa mẹ cung cấp ít nhất 1/3 nhu cầu dinh dưỡng của trẻ. Do đó ngoài các bữa ăn bổ sung cần tiếp tục cho trẻ bú mẹ và duy trì tới 18-24 tháng hoặc lâu hơn.
1 bát ăn cơm tương đương 200ml
Thức ăn phải bảo đảm an toàn cho trẻ để giảm nguy cơ mắc nhiễm khuẩn
– Rửa tay sạch bằng xà phòng khi chế biến thức ăn, cho trẻ ăn, sau khi đi vệ sinh.
– Dụng cụ sạch, để riêng thức ăn sống và chín.
– Thức ăn phải được nấu chín.
– Bảo quản thức ăn ở nhiệt độ an toàn.
– Sử dụng nước sạch và thực phẩm tươi.
Nhu cầu nước của trẻ nhỏ như thế nào?
Nếu trẻ bú mẹ hoàn toàn thì không cần phải uống thêm nước ngay cả khi thời tiết nóng vì sữa mẹ đáp ứng đủ lượng nước cần thiết cho trẻ.
Khi trẻ ăn bổ sung, trẻ cần uống nước. Số lượng nước phụ thuộc vào loại thực phẩm ăn bổ sung, số lượng sữa trẻ bú, hoạt động của trẻ, nhiệt độ thời tiết, hoặc khi trẻ khát. Nước uống có thể là nước canh, nước hoa quả… không nên uống nước ngọt có ga. Trong khi ăn đôi khi trẻ khát, nên cho trẻ uống một ít nước có thể trẻ hết khát và ăn nhiều hơn. Khi trẻ khát cho uống nước đun sôi để nguội là tốt nhất. Ngoài lượng nước có trong ăn nên cho trẻ uống thêm nước 2-3 lần trong ngày để trẻ không bị khát nhất là lúc thời tiết nóng nực.
Ở độ tuổi 2-4, trẻ cần cung cấp một lượng dinh dưỡng đầy đủ cho một ngày họat động, vui chơi . Bạn có thể tham khảo một số thực đơn sau để biết cách dinh dưỡng hợp lý cho bé.
Đa dạng nguồn thực phẩm
Bạn nên cho bé ăn đa dạng và đầy đủ 5 nhóm thực phẩm chính là ngũ cốc; hoa quả; rau xanh; sữa; thịt và các loại đỗ. Không nhất thiết bạn phải cho bé ăn đủ từng ấy loại thực phẩm mỗi ngày, tuy nhiên, bạn nên luân phiên để thay đổi thực đơn cho bé theo các ngày trong tuần.
“Tốt nhất, bạn nên cho bé ăn sáng bằng một bát ngũ cốc, sữa và tráng miệng bằng hoa quả tươi” – Amanda Leonard (một chuyên gia dinh dưỡng tại Trung tâm nghiên cứu dinh dưỡng trẻ em tại Mỹ) đưa ra lời khuyên.
Bạn phải đảm bảo 3 nhóm lương thực cơ bản là ngũ cốc, sữa và hoa quả tươi trong thực đơn hàng ngày cho bé. Bé trong độ tuổi 2-3 cần khoảng 1.000-1.400 kalo một ngày tùy theo tần suất họat động của bé. Bé 4 tuổi, lượng kalo dao động cần thiết từ 1.200-2.000 mỗi ngày.
Thực đơn tham khảo lượng ngũ cốc cần thiết cho bé theo từng độ tuổi mỗi ngày
Ngũ cốc chứa một lượng tinh bột lớn, cung cấp năng lượng và giúp hệ tiêu hóa của bé dễ hấp thu. Bên cạnh đó, các loại ngũ cốc đều rất giàu vitamin nhất là vitamin B và đa dạng các loại chất khoáng khác.
Bé 2-3 tuổi (Có thể lựa chọn 1 trong các nhóm sau): 5 lát bánh mì; 25 chiếc bánh quy; 2 bát cháo ngũ cốc; 2 bát bột yến mạch.
Bé 4 tuổi (Có thể lựa chọn 1 trong các nhóm sau): 6 lát bánh mì; 30 chiếc bánh quy; 3 bát cháo ngũ cốc; 3 bát bột yến mạch.
Thực đơn tham khảo lượng rau xanh cần thiết cho bé mỗi ngày
Rau xanh là loại thực phẩm giàu chất xơ, vitamin C và kali. Bên cạnh đó, rau xanh cũng có tác dụng ngăn ngừa oxi hóa, giúp cơ thể ngăn ngừa các bệnh về tim mạch, ung thư.
Bé 2-3 tuổi (Có thể lựa chọn 1 trong các nhóm sau): 1 bát soup cà chua; 1 bát súp rau cải xanh
Bé 4 tuổi (Có thể lựa chọn 1 trong các nhóm sau): 2 bát soup cà chua; 2 bát súp rau cải xanh
Thực đơn tham khảo lượng hoa quả cần thiết cho bé mỗi ngày theo từng độ tuổi
Hoa quả chứa nhiều chất xơ, vitamin A, C và kali. Cũng giống ra xanh, hoa quả có nhiều chất chống oxi hóa, giúp cơ thể ngăn ngừa các bệnh về tim mạch và ung thư.
Bé 2-3 tuổi (Có thể lựa chọn 1 trong các nhóm sau): 1 quả cam; 1 quả chuối; 1 quả táo.
Bé 4 tuổi (Có thể lựa chọn 1 trong các nhóm sau): 2 quả cam; 2 quả chuối; 2 quả táo.
Thực đơn tham khảo lượng sữa cần thiết cho bé mỗi ngày theo độ tuổi
Sữa và các sản phẩm từ sữa chứa nhiều canxi, rất tốt cho quá trình phát triển răng và xương của bé. Sữa cùng giàu protein, rất thích hợp làm thực phẩm thay thế khi bé không chịu ăn thịt.
Bé 2-3 tuổi (Có thể lựa chọn 1 trong các nhóm sau): 2 cốc sữa; 2 hộp sữa chua; 4 miếng phômai.
Bé 4 tuổi (Có thể lựa chọn 1 trong các nhóm sau): 3 cốc sữa; 3 hộp sữa chua; 6 miếng phômai.
Thực đơn tham khảo lượng thịt và các loại đỗ cần thiết cho bé mỗi ngày theo độ tuổi
Các loại thịt, cá, trứng và các lọai đỗ rất giàu protein, chất sắt, kẽm và vitamin B.
Bé 2-3 tuổi (Có thể lựa chọn 1 trong các nhóm sau): 1 quả trứng; 5 miếng thịt; 1 cốc chè đỗ nhỏ.
Bé 4 tuổi (Có thể lựa chọn 1 trong các nhóm sau): 2 quả trứng; 8 miếng thịt; 1 cốc chè đỗ nhỏ.
Lưu ý: Với các chất ngọt và các chất béo, bạn nên cho bé dùng ở mức độ vừa phải. Bởi vì bé cũng rất dễ bị béo phì nếu ăn uống quá nhiều. Hàm lượng chất béo và chất ngọt cung cấp cho bé mỗi ngày nên chiếm khoảng 30% trong tổng số hàm lượng thực phẩm chung dành cho bé.
(st)
3 Thực Đơn Cho Bé 4 Tuổi Tăng Cân Phát Triển Toàn Diện 2022
Thực đơn cho bé 4 tăng cân cần đảm bảo đủ dưỡng chất gồm tinh bột, đạm, chất béo, chất xơ, vitamin và khoáng chất thiết yếu để trẻ phát triển toàn diện.
Trẻ 4 – 5 tuổi đã có chính kiến riêng của bản thân, thích ăn một số món và cũng ghét một vài thực phẩm. Cha mẹ nên tôn trọng sự lựa chọn của trẻ, nhưng đồng thời cũng cần giải thích cho bé hiểu loại thực phẩm nào là tốt hay không tốt. Cha mẹ không nên ép trẻ ăn uống theo sở thích của bố mẹ, điều này khiến bé cảm thấy chán ăn, sợ ăn và có cảm giác tủi thân vì nghĩ cha mẹ không hiểu mình.
Thực đơn 1:
Bữa sáng (6h30 – 7h30): Một chén mì nấu nước lèo thịt heo băm, cải bó xôi và nửa ly sữa (100-150ml).
Bữa phụ (9h): Một hũ yaourt.
Bữa trưa (11h – 11h30): Cơm ăn cùng thịt bò xào khoai tây, canh bí nấu tôm, dưa hấu.
Bữa phụ (14h – 14h30): Sữa tươi hoặc sữa công thức.
Bữa chiều (17h – 17h 30): Cơm với cá nục kho mềm, rau xào thập cẩm và canh cà chua trứng, chuối chín.
Bữa tối (20h – 20h30): 1 ly sữa.
Thực đơn 2:
Bữa sáng (6h30 – 7h30): Súp thịt bò khoai tây, phô mai.
Bữa phụ (9h): 1 hộp sữa.
Bữa trưa (11h – 11h30): Cơm, thịt viên sốt cà chua, canh cải dún nấu tôm, vú sữa.
Bữa phụ (14h – 14h30): Bánh bông lan.
Bữa chiều (17h – 17h 30): Cơm, trứng chiên thịt nấm rơm, canh bí đỏ nấu thịt, đu đủ chín.
Bữa tối (20h – 20h30): 1 ly sữa.
Thực đơn 3:
Bữa sáng (6h30 – 7h30): Bánh mì sandwich ăn kèm trứng ốp la, cà chua, nửa ly sữa.
Bữa phụ (9h): Một hũ yaourt
Bữa trưa (11h – 11h30): Cơm, cá thu kho thơm, canh cua nấu rau mồng tơi, sa bô chê.
Bữa phụ (14h – 14h30): Sữa, bánh quy.
Bữa chiều (17h – 17h 30): Cơm, mướp giá xào gan gà, canh khoai môn nấu thịt, chuối chín.
Bữa tối (20h – 20h30): 1 ly sữa.
Tham khảo các bài viết:
Cập nhật thông tin chi tiết về Gợi Ý 5 Món Cháo Cá Thu Cho Bé Ngon Nhất Giúp Phát Triển Trí Não Toàn Diện trên website Raffles-hanoi.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!