Bạn đang xem bài viết Hiến Pháp Năm 2013 Về Quyền Con Người, Quyền Cơ Bản Của Công Dân được cập nhật mới nhất trên website Raffles-hanoi.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
1. Quan niệm về quyền con người, quyền cơ bản của công dânTư tưởng về quyền con người (human rights, droits de l’home), cũng có thể gọi là ” quyền của con người” – ” rights of human person” hình thành cùng với sự xuất hiện của những nền văn minh cổ đại, quyền con người xuất phát từ các quyền thiêng liêng, tự nhiên, vốn có của con người, không do chủ thể nào ban phát. Quyền con người là khái niệm rộng hơn quyền công dân. Ví dụ, về tính chất, quyền con người không bị bó hẹp trong mối quan hệ giữa cá nhân với nhà nước như quyền công dân, mà thể hiện mối quan hệ giữa cá nhân với toàn thể cộng đồng nhân loại, về phạm vi áp dụng, do không bị giới hạn bởi chế định quốc tịch, nên chủ thể của quyền con người là tất cả các thành viên của ” gia đình nhân loại “, bất kể vị thế, hoàn cảnh, quốc tịch,… Nói cách khác, quyền con người được áp dụng một cách bình đẳng với tất cả mọi người thuộc mọi dân tộc đang sinh sống trên phạm vi toàn cầu, không phụ thuộc vào biên giới quốc gia, tư cách cá nhân hay môi trường sống của chủ thể quyền.
Quyền con người được diễn đạt dưới nhiều giác độ khác nhau, tùy thuộc vào bối cảnh xã hội, văn hóa tín ngưỡng – tôn giáo; mục tiêu và định hướng của mỗi thể chế chính trị, mỗi kiểu nhà nước, quan điểm của từng giai cấp cầm quyền; hoàn cảnh và nhu cầu của mỗi cá nhân và của từng ngành khoa học như; triết học, chính trị học, luật học, xã hội học…
Trong lịch sử lập hiến của Việt Nam, quyền của con người luôn được cụ thể hóa bằng những quyền cơ bản của công dân (do được ghi nhận trong hiến pháp) và bao giờ cũng được xem là một chế định pháp luật rất quan trọng – đây là một trong những chế định thể hiện bản chất dân chủ, tiến bộ của một nhà nước, thể hiện mối quan hệ giữa Nhà nước với công dân cùng với các cá nhân trong xã hội. Thông qua đó, có thể xác định được mức độ dân chủ của một nhà nước, một xã hội.Vì vậy, những nhà lập pháp Việt Nam luôn hoàn thiện chế định pháp luật về quyền cơ bản của công dân trong đạo luật cơ bản của Nhà nước là Hiến pháp và luôn gắn liền với nghĩa vụ của công dân.
Khái niệm công dân trước hết biểu hiện tính chất đặc biệt của mối quan hệ pháp luật giữa nhà nước với một số cá nhân con người nhất định, khái niệm công dân hẹp hơn khái niệm cá nhân (con người), bởi vì trong một quốc gia không những chỉ có công dân của quốc gia đó mà còn có công dân nước khác và những người khôngquốc tịch. Như vậy, công dân xét về mặt pháp luật thuộc về một nhà nước nhất định, nhờ đó mà con người được hưởng những quyền của nhà nước quy định và đồng thời phải thực hiện một số nghĩa vụ nhất định đối với nhà nước đó. Trong Hiến pháp năm 2013, tại điều 17 cũng ghi nhận ” Công dân nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là người có quốc tịch Việt Nam “, nên khái niệm công dân gắn liền với khái niệm quốc tịch. Theo nghĩa, quốc tịch là mối liên hệ giữa một cá nhân con người với một nhà nước nhất định, nếu là công dân của một nhà nước thì được hưởng đầy đủ các quyền và phải thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ mà pháp luật của nhà nước đó quy định, những người không phải là công dân của nhà nước đó thì quyền lợi và nghĩa vụ đương nhiên sẽ bị hạn chế.
Khái niệm ” công dân” cũng có thể là mối quan hệ pháp lý có tính chất đặc biệt, tồn tại cả trong những trường hợp mà công dân Việt Nam đã sinh sống ở nước ngoài nhưng vẫn còn mang quốc tịch Việt Nam. Hiến pháp năm 2013 tại điều 18 cũng quy định: ” Người Việt Nam định cư ở nước ngoài là bộ phận không tách rời của cộng đồng dân tộc Việt Nam. Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khuyến khích và tạo điều kiện để người Việt Nam định cư ở nước ngoài giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam, giữ quan hệ gắn bó với gia đình và quê hương, góp phần xây dựng quê hương, đất nước “. Như vậy, xuất phát từ mối quan hệ giữa Nhà nước Việt Nam với công dân nước ngoài và người không có quốc tịch, xuất phát từ nguyên tắc tôn trọng quyền con người, nguyên tắc nhân đạo xã hội chủ nghĩa, các nguyên tắc cơ bản của pháp luật quốc tế và căn cứ vào những điều ước đã kí kết giữa Nhà nước Việt Nam với nước ngoài; mối quan hệ pháp luật đặc biệt đó thông thường phát sinh từ lúc những người nước ngoài vào lãnh thổ Việt Nam và chấm dứt khi họ rời khỏi lãnh thổ Việt Nam; mối quan hệ đó thường mang tính chất nhất thời, không có sự gắn bó lâu dài như mối quan hệ giữa công dân với Nhà nước.
Trong hầu hết các nhà nước, địa vị pháp lý của công dân được hình thành bởi tổng thể các quy phạm pháp luật điều chỉnh về mối quan hệ giữa một bên là Nhà nước, bên còn lại là công dân. Nội dung những quy phạm pháp luật tạo nên địa vị pháp lí của công dân, ở những nước khác nhau thì khác nhau, bởi địa vị pháp lý của công dân phụ thuộc vào các điều kiện kinh tế – xã hội, chính trị, văn hóa, truyền thống … của mỗi quốc gia. Tuy nhiên, cần thiết phải thấy rằng; địa vị pháp lý của công dân ở các nước trên thế giới ngày nay cũng có nhiều nét tương đồng. Các quy phạm pháp luật về địa vị pháp lý của công dân bao gồm nhiều chế định: quốc tịch, năng lực chủ thể của công dân, các quyền tự do và nghĩa vụ của công dân, các biện pháp đảm bảo thực hiện quy chế công dân; mỗi chế định điều chỉnh một mặt trong địa vị pháp lý của công dân.
Xét về nguồn gốc lịch sử, khái niệm ” quyền công dân ” (citizen’s rights) xuất hiện cùng với các cuộc cách mạng tư sản, cách mạng tư sản đã biến con người từ địa vị thần dân trong chế độ nhà nước quân chủ thành địa vị công dân trong hình thức nhà nước tư sản. Như vậy, khi đề cập đến quyền công dân là đề cập đến một bộ phận quyền con người theo các quy định của pháp luật với tư cách là một thành viên bình đẳng trong nhà nước, cho nên có thể nói quyền con người và quyền công dân có nội dung rất gần nhau. Tuy nhiên, quyền công dân không phải là hình thức cuối cùng của quyền con người mà nó thể hiện mối quan hệ giữa công dân với Nhà nước và phải được thông qua một chế định pháp luật nhất định, đặc biệt là chế định về quốc tịch.
Theo từ điển tiếng Việt thì ” quyền công dân” được hiểu là ” quyền của người công dân được thừa nhận, bao gồm quyền tự do dân chủ và các quyền kinh tế văn hóa – xã hội“[1]. Như vậy, theo chúng tôi, có thể hiểu “quyền công dân” là quyền con người, được các nhà nước thừa nhận và áp dụng cho công dân của mình, là tập hợp những quyền đượcHiến pháp và pháp luật của mỗi Nhà nước quy định và đảm bảo thực hiện. Theo quan niệm của Mác, quyền công dân là những quyền chính trị, những quyền cá nhân con người, với tư cách là thành viên ” xã hội công dân“. Như vậy, khái niệm ” quyền công dân” xuất hiện sau sự xuất hiện của khái niệm ” quyền con người” và được gắn liền với thời điểm ra đời của nhà nước tư sản và duy trì, phát triển đến xã hội ngày nay. Ở các nước Xã hội chủ nghĩa trước đây, khái niệm về quyền con người, quyền công dân ít khi được đề cập, cho nên có quan niệm quyền con người và quyền công dân là đồng nhất. Việt Nam cũng vậy, hầu hết trong các bản Hiến pháp đều không ghi nhận về quyền con người (trừ Hiến pháp năm 1992 và Hiến pháp năm 2013), chỉ ghi nhận về quyền và nghĩa vụ của công dân. Lần đầu tiên Hiến pháp năm 1992, tại Điều 50 ghi nhận về quyền con người: ” Ở nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, các quyền con người về chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa và xã hội được tôn trọng, thể hiện ở các quyền công dân và được quy định trong Hiến pháp và luật” – ở đây vẫn chưa có sự phân định rạch ròi giữa quyền con người và quyền công dân, quyền công dân như là hình thức pháp lý của quyền con người.
2. Hiến pháp năm 2013 của Việt Nam về quyền con người, quyền công dân
Kế thừa tư tưởng của các hiến pháp trước đó về quyền con người, Hiến pháp năm 2013 ghi nhận tại Chương 2 với tiêu đề: “QUYỀN CON NGƯỜI, QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CƠ BẢN CỦA CÔNG DÂN”. Theo đó,Điều 14 quy định: “Ở nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, các quyền con người, quyền công dân về chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa, xã hội được công nhận, tôn trọng, bảo vệ, bảo đảm theo Hiến pháp và pháp luật. Quyền con người, quyền công dân chỉ có thể bị hạn chế theo quy định của luật trong trường hợp cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, đạo đức xã hội, sức khỏe của cộng đồng.”. Như vậy, quyền con người và quyền công dân đã được hiểu ở hai nghĩa khác nhau: quyền con người và quyền công dân là những quyền độc lập với nhau; và quyền công dân là một bộ phận của quyền con người, quyền công dân là sự biểu hiện của quyền con người, được Hiến pháp và pháp luật thừa nhận. Chẳng những Việt Nam mà cộng đồng quốc tế cũng đều mong muốn hướng tới việc bảo vệ, phát triển quyền công dân cũng như bảo vệ các giá trị về quyền con người dựa trên sự ghi nhận của Hiến pháp và pháp luật của từng quốc gia phù hợp với thông lệ và quy định mang tính quốc tế.
Sự đấu tranh bảo vệ, giải phóng loài người thoát khỏi ách áp bức, bóc lột, đi đến xây dựng xã hội dân sự, thực sự dân chủ, công bằng, văn minh là mục tiêu hàng đầu của hầu hết các dân tộc. Chính vì điều đó, quyền con người, quyền công dân là yếu tố quan trọng trong mục tiêu và động lực của sự phát triển kinh tế – xã hội và quyền con người, quyền công dân là một trong những nội dung cơ bản nhất trong mọi hiến pháp.
Hiến pháp năm 2013 đã tiếp tục sử dụng khái niệm ” quyền con người ” với nội dung chính trị – pháp lý rộng hơn để phản ánh giá trị của cá nhân con người.
Nhìn ở góc độ về khái niệm, ” quyền con người” không loại trừ và không thay thế được khái niệm ” quyền công dân“. Hiến pháp năm 2013 đặc biệt quan tâm đặt vị trí của chương ” Quyền con người và quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân” -Chương II. Có thể nói đây cũng chính là sự kế thừa ” vị trí ” của Hiến pháp năm 1946. Tuy nhiên, do nhiệm vụ chính trị của các thời kỳ là khác nhau nên có điều khác biệt, nếu như Hiến pháp năm 1946 đặt nghĩa vụ của công dân lên trước thì Hiến pháp năm 2013 lại đặt quyền của công dân lên trước. Một mặt điều này cho thấy quan điểm tôn trọng quyền con người, quyền công dân, một mặt cho thấy quyền và nghĩa vụ trong tất cả các thời kỳ là có mối quan hệ mật thiết với nhau, có sự kế thừa và phát triển của Hiến pháp sau so với Hiến pháp trước.
Hiến pháp năm 2013 đã chuyển chương quyền con người và quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân từ ” vị trí” Chương V (Hiến pháp năm 1992) lên ” vị trí ” Chương II (Hiến pháp năm 2014), tăng hai điều, từ ba mươi tư điều (từ Điều 49 đến Điều 82 – Hiến pháp năm 1992) lên ba mươi sáu điều (từ Điều 14 đến điều 49 – Hiến pháp năm 2013), tăng mười tám điều so với Hiến pháp năm 1946, tăng mười lăm điều so với Hiến pháp năm 1959 và tăng bảy điều so với Hiến pháp năm 1980. Trong đó, có năm điều mới (là những điều: Điều 19, Điều 34, Điều 41, Điều 42, Điều 43), sửa đổi, bổ sung 28 điều (là những điều: từ Điều 14 đến Điều 18, Điều 20 đến Điều 33, Điều 35 đến Điều 40, Điều 45, Điều 47, Điều 48), giữ nguyên ba điều (là những điều: Điều 44, Điều 46, Điều 49), trong đó có những nội dung cực kỳ quan trọng cụ thể như sau:
– Điều 14 ghi nhận: ” Ở nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, các quyền con người, quyền công dân về chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa, xã hội được công nhận, tôn trọng, bảo vệ, bảo đảm theo Hiến pháp và pháp luật. Quyền con người, quyền công dân chỉ có thể bị hạn chế theo quy định của luật trong trường hợp cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, đạo đức xã hội, sức khỏe của cộng đồng“. Đây thực chất là sự hiến pháp hóa quan điểm của Đảng về quyền con người ” Nhà nước tôn trọng và bảo đảm quyền con người, quyền công dân; chăm lo hạnh phúc, sự phát triển tự do của mỗi người. Quyền và nghĩa vụ công dân do Hiến pháp và pháp luật quy định“[2] [3]. Như vậy, lần đầu tiên trong Hiến pháp Việt Nam ghi nhận ” Quyền con người“, điều này cho thấy không phải các bản Hiến pháp trước đó chúng ta không ghi nhận về ” quyền con người” (nhân quyền) mà trước đây chúng ta chưa phân biệt rõ hai khái niệm ” quyền con người” và ” quyền công dân“, hay nói cách khách chúng ta đã đồng nhất hai khái niệm trên, cũng chính vì điều này mà chúng ta bị các thế lực thù địch xuyên tạc Nhà nước ta không quan tâm đến ” quyền con người“, vi phạm nhân quyền…lần ghi nhận này có ý nghĩa hết sức quan trọng một mặt chúng ta phân biệt rõ hai khái niệm ” quyền con người” và ” quyền công dân“, ghi nhận ” quyền con người” đứng trước ” quyền công dân” cũng có nghĩa là chúng ta ghi nhận ” quyền con người” có nội hàm rộng hơn ” quyền công dân“, ” quyền công dân ” là một bộ phận của quyền con người, đồng thời cũng ghi nhận từ trước đến nay chúng ta luôn thừa nhận quyền con người đã được cụ thể hóa trong quyền công dân mà các Hiến pháp trước đây đã công nhận, có điều chúng ta chưa tách bạch độc lập về hai khái niệm trên.
– Điều 15 ghi nhậnbốn nguyên tắt hết sức cơ bản: Quyền công dân không tách rời nghĩa vụ công dân; mọi người có nghĩa vụ tôn trọng quyền của người khác; công dân có trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ đối với Nhà nước và xã hội; việc thực hiện quyền con người, quyền công dân không được xâm phạm lợi ích quốc gia, dân tộc, quyền và lợi ích hợp pháp của người khác.
– Điều 16 ghi nhận một vấn đề hết sức cơ bản, bằng việc tiếp thu những giá trị của nhân loại về quyền con người, đã nâng cao thêm tính công bằng công lý cho ” mọi người” (kể cả công dân Việt Nam và người nước ngoài và người không quốc tịch), mở rộng đối tượng được hưởng tính công bằng này là ” mọi người” chứ không chỉ riêng cho ” công dân” như Hiến pháp năm 1992, mặc dù về mặt nhận thức trước đây chúng ta cũng muốn công bằng cho mọi người nhưng việc thể hiện chưa sâu sắc ” Mọi người đều bình đẳng trước pháp luật. Không ai bị phân biệt đối xử trong đời sống chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa, xã hội “.
– Điều 18 (sửa đổi, bổ sung Điều 49) là sự sáng tạo, khẳng định sức mạnh của một quốc gia độc lập ngang tầm, bình đẳng với các quốc gia khác, dân tộc khác trên thế giới “… Công dân Việt Nam không thể bị trục xuất khỏi lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, giao nộp cho Nhà nước khác. Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam bảo hộ công dân Việt Nam ở nước ngoài” cũng nhằm khẳng định cộng đồng người Việt Nam ở khắp nơi trên thế giới là một ” bộ phận không thể tách rời của cộng đồng dân tộc Việt Nam “.
– Điều 19 ghi nhận ” Mọi người có quyền sống… ” đây là một điều mới, ghi nhận một quyền mới, đã thể chế một quyền hết sức cơ bản, quyền tự nhiên của con người vừa phù hợp công ước quốc tế về quyền con người vừa khẳng định tính khởi thủy của quyền con người như là một sinh vật sống và tồn tại trong thế giới khách quan.
– Điều 20 (sửa đổi, bổ sung Điều 72) thể hiện tính phù hợp hơn của tinh thần nhà nước pháp quyền, tiếp tục khẳng định vai trò của cơ quan tòa án nhưng cũng khẳng định một trong những quyền của con người là được tòa án xét xử khi bị buộc tội, như vậy có thể hiểu rằng không một cơ quan nào khác được thực hiện quyền này nhằm đảm bảo tính công bằng công lý cho tất cả những người phạm tội và việc xét xử ấy cũng chỉ được xét xử bằng chính pháp luật và chỉ bằng pháp luật, họ có thể sử dụng sự trợ giúp pháp lý của người bào chữa để có thể ” gỡ” tội cho chính mình: ” Mọi người có quyền bất khả xâm phạm về thân thể, được pháp luật bảo hộ về sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm; không bị tra tấn, bạo lực, truy bức, nhục hình hay bất kỳ hình thức đối xử nào khác xâm phạm thân thể, sức khỏe, xúc phạm danh dự, nhân phẩm. Không ai bị bắt nếu không có quyết định của Toà án nhân dân, quyết định hoặc phê chuẩn của Viện kiểm sát nhân dân, trừ trường hợp phạm tội quả tang. Việc bắt, giam giữ người do luật định. Mọi người có quyền hiến mô, bộ phận cơ thể người và hiến xác theo quy định của luật. Việc thử nghiệm y học, dược học, khoa học hay bất kỳ hình thức thử nghiệm nào khác trên cơ thể người phải có sự đồng ý của người được thử nghiệm “; trong điều này ghi nhận hai quyền cơ bản; quyền bất khả xâm phạm về thân thể; quyền hiến mô, bộ phận cơ thể người và hiến xác.
– Điều 29 ghi nhận: ” Công dân đủ mười tám tuổi trở lên có quyền biểu quyết khi Nhà nước tổ chức trưng cầu ý dân“. Đây là sự phát triển Điều 53 của Hiến pháp năm 1992, tiếp tục khẳng định quyền được trưng cầu ý kiến, cách thể hiện cô đọng hơn và có sự giới hạn về độ tuổi của người dân được trưng cầu, phải là ” công dân đủ mười tám tuổi trở lên “, việc giới hạn độ tuổi như vậy cũng là cần thiết và phù hợi với điều kiện thực tiễn Việt Nam.
– Các Điều 30, Điều 31 tiếp tục kế thừa Hiến pháp năm 1992 tại các Điều 74, Điều 72 và có tiếp thu tinh thần Nghị quyết số 49 về cái cách tư pháp, cải cách hành chính và các vấn đề về quyền khiếu nại, tố cáo.
– Điều 32 (sửa đổi, bổ sung Điều 58) đã ghi nhận hết sức cơ bản về quyền sở hữu tư nhân, việc ghi nhận này đã giúp cho việc nhìn nhận của thế giới về tính công bằng giữa chế độ sở hữu tư nhân và công hữu ” Mọi người có quyền sở hữu về thu nhập hợp pháp, của cải để dành, nhà ở, tư liệu sinh hoạt, tư liệu sản xuất, phần vốn góp trong doanh nghiệp hoặc trong các tổ chức kinh tế khác. Quyền sở hữu tư nhân và quyền thừa kế được pháp luật bảo hộ. Trường hợp thật cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh hoặc vì lợi ích quốc gia, tình trạng khẩn cấp, phòng chống thiên tai, Nhà nước trưng mua hoặc trưng dụng có bồi thường tài sản của tổ chức, cá nhân theo giá thị trường “. Việc ghi nhận này giúp cho các nhà đầu tư nước ngoài hiểu thêm về chế độ tư hữu ở Việt Nam là hiện hữu, không thể hiểu nhầm khi họ đầu tư là sợ quốc hữu hóa về tài sản như trước đây, tránh việc các thế lực thù địch lợi dụng công kích và theo đó, cũng giúp việc ghi nhận tại Chương III quy định về chế độ kinh tế là không cần liệt kê các thành phần kinh tế như các bản Hiến pháp trước nữa mà chỉ cần ghi nhận nhà nước ta thừa nhận nền kinh tế có nhiều thành phần, cũng có thể hiểu rằng Hiến pháp năm 2013 đã mở rộng quyền về tự do kinh doanh của mọi người, mở rộng hơn nữa quyền con người trong lĩnh vực kinh tế.
– Các Điều 41, Điều 42, Điều 43 là các điều mới ghi nhận những quyền thuộc về lĩnh vực đời sống tinh thần mà trước đây trong Hiến pháp năm 1992 chưa thể hiện, đó cũng do những điều kiện khách quan đang cho phép, đồng thời cũng buộc chúng ta phải ghi nhận, đặc biệt cần quan tâm ” Mọi người có quyền hưởng thụ và tiếp cận các giá trị văn hoá, tham gia vào đời sống văn hóa, sử dụng các cơ sở văn hóa” (Điều 41); ” công dân có quyền xác định dân tộc của mình, sử dụng ngôn ngữ mẹ đẻ, lựa chọn ngôn ngữ giao tiếp” (Điều 42); ” mọi người có quyền được sống trong môi trường trong lành và có nghĩa vụ bảo vệ môi trường” (Điều 43), sự thừa nhận này có thể hiểu giá trị con người cần được đề cao, đáng được đề cao và xem trọng. Đặc biệt là ghi nhận một quyền mới ” quyền được sống trong môi trường trong lành ” là điều hiển nhiên trong một xã hội văn minh, việc ghi nhận này có thể nói là khá muộn. Tuy nhiên, đã thể hiện sự cầu thị, tiếp thu, kế thừa những giá trị của nhân loại, làm điều kiện thúc đẩy môi trường xã hội văn minh, tiến bộ.
Tiếp thu những tinh hoa văn hóa nhân loại, xây dựng một xã hội dân chủ, công bằng văn minh, vì lợi ích chân chính và phẩm giá con người, hơn suốt hai mươi năm qua các quyền con người được tôn trọng, bảo vệ và thực thi thông qua việc ghi nhận nội dung quyền con người và quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân trong các bản Hiến pháp Việt Nam qua các thời kỳ, đã thể hiện rõ quan điểm của Đảng và nhân dân Việt Nam về sự quan tâm có tiếp thu, kế thừa những quan điểm, giá trị tiến bộ của truyền thống dân tộc, của thế giới, cùng những kinh nghiệm lập hiến, lập pháp của các nước tiến bộ, phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế – xã hội nước nhà.
Để bảo đảm, bảo vệ quyền con người, quyền công dân ở Việt Nam bên cạnh việc nghiên cứu góp phần làm rõ những quy định của Hiến pháp về quyền con người, quyền công dân, thiết nghĩ chúng ta phải hoàn thiện tất cả các văn bản quy phạm pháp luật từ Luật, pháp lệnh đến các văn bản dưới luật theo tinh thần về quyền con người, quyền công dân đã được ghi nhận trong Hiến pháp, đồng thời mọi cơ quan nhà nước, tổ chức khi thực hiện mọi hoạt động cần phải tôn trọng, bảo đảm quyền con người, quyền công dân.
Làm Thủ Tục Đăng Ký Bản Quyền Logo Công Ty Ở Đâu?
Logo được xem là hình ảnh, là bộ mặt đại diện của mỗi công ty. Trước khi tiến hành đăng ký nhãn hiệu để có cơ chế bảo hộ logo công ty, quý khách hàng muốn thực hiện đăng ký quyền tác giả để phòng ngừa rủi ro trong trong quá định xét nghiệm đơn đăng ký nhãn hiệu.
Tuy nhiên quý khách lại đang băn khoăn không biết làm thủ tục đăng ký bản quyền logo công ty ở đâu? Đừng lo lắng, bài viết sau đây Phan Law sẽ giúp bạn giải đáp những thắc mắc này nhé.
Làm thủ tục đăng ký bản quyền logo công ty ở đâu?
Hiện nay, các quy định pháp luật cũng quy định rất cụ thể về cơ quan làm thủ tục đăng ký bản quyền logo công ty ở đâu. Những cơ quan này có nghĩa vụ và thẩm quyền tiếp nhận cũng như tiến hành cấp Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả cho logo công ty.
Cụ thể địa chỉ và cách thức liên lạc với các cơ quan này khi quý khách hàng làm thủ tục hoặc có thắc mắc cần giải đáp như sau:
Phòng Đăng ký quyền tác giả, quyền liên quan, Cục Bản quyền tác giả: Số 33 Ngõ 294/2 Kim Mã, Ba Đình, Hà Nội, TP. Hà Nội. ĐT: 04.38 234 304.
Văn phòng Đại diện Cục Bản quyền tác giả tại TP. Hồ Chí Minh: Số 170 Nguyễn Đình Chiểu, P. 6, Q. 3, TP. Hồ Chí Minh. ĐT: 08.39 308 086
Văn phòng Đại diện Cục Bản quyền tác giả tại TP. Đà Nẵng: Số 01 Đường An Nhơn 7, Phường An Hải Bắc, Quận Sơn Trà, TP. Đà Nẵng. ĐT: 0511.3 606 967
Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, nơi tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả cư trú hoặc có trụ sở là nơi tiếp nhận đơn và chuyển về Cục Bản quyền tác giả xem xét, giải quyết theo thẩm quyền.
Thời gian cấp Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả cho logo công ty
Sau khi xác định được nơi làm thủ tục đăng ký bản quyền logo công ty ở đâu, bạn sẽ phải tiến hành chuẩn bị một bộ hồ sơ đầy đủ đáp ứng các điều kiện quy định của pháp luật.
Khác với khi đăng ký nhãn bạn sẽ mất rất nhiều thời gian chờ cơ quan có thẩm quyền xét nghiệm đơn. Nhưng đối với đăng ký bản quyền tác giả thì thời gian này ngắn hơn rất nhiều.
Trong thời hạn 15 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ hợp lệ, Cục Bản quyền tác giả sẽ cấp Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả cho người nộp hồ sơ. Trong trường hợp từ chối thì Cục Bản quyền tác giả sẽ thông báo bằng văn bản cho người nộp hồ sơ.
Bạn cũng lưu ý rằng việc nộp đơn để được cấp Giấy chứng nhận đăng ký không phải là thủ tục bắt buộc để được hưởng quyền tác giả. Bản thân quyền tác giả của logo hiển nhiên phát sinh và xác lập kể từ khi mẫu thiết kế logo được sáng tạo và thể hiện dưới hình thức nhất định.
Tuy nhiên, việc đăng ký quyền tác giả mang lại quyền lợi khi có tranh chấp thì tổ chức, cá nhân nào đã được cấp Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả không có nghĩa vụ chứng minh quyền tác giả của mình nữa. Do đó, thủ tục đăng ký bản quyền mới được khuyến khích thực hiện.
Mong rằng với những thông tin về nơi làm thủ tục đăng ký bản quyền logo công ty ở đâu cùng một số dữ liệu lưu ý cần thiết khác sẽ hữu ích đối với quý khách hàng. Việc được cấp văn bằng bảo hộ càng sớm sẽ giúp bạn hạn chế được rủi ro hiệu quả hơn.
Nếu có nhu cầu thực hiện thủ tục đăng ký hoặc cần tư vấn chuyên sâu hơn về lĩnh vực sở hữu trí tuệ vui lòng liên hệ ngay Phan Law để được hỗ trợ tốt nhất nhé.
Đăng Ký Bản Quyền Logo Nhãn Hiệu Nhanh Chóng Hiệu Quả
Đăng ký bản quyền logo nhãn hiệu đã quá quen thuộc trong đối với giới kinh doanh của trong và ngoài nước. Nhưng phải tiến hành thủ tục này như thế nào để có thể vừa đảm bảo được hiệu quả, vừa nhanh chóng và tiết kiệm lại là vấn đề mà không phải bất cứ doanh nghiệp nào cũng có thể làm được.
Tuy nhiên, Phan Law cùng đội ngũ luật sư với kinh nghiệm hơn 10 tự tin có thể giúp bạn trong vấn đề này. Cùng tham khảo một số chia sẻ của chúng tôi trong bài viết dưới đây nhé!
3 bước tiến hành đăng ký bản quyền logo thương hiệu hiệu quả!
Phan Law, với đúc kết sau hơn 10 năm hoạt động riêng về lĩnh vực đăng ký bản quyền logo thương hiệu, chúng tôi khuyên bạn hãy thực hiện theo ba bước sau.
Bước 1: Kiểm tra logo nhãn hiệu
Đây chính là bước đầu tiên và quan trọng nhất trong quá trình đăng ký bản quyền logo thương hiệu của bạn. Bỏ qua bước này chính là con dao hai lưỡi, làm hiệu quả của thủ tục giảm xuống 50%!
Kiểm tra logo nhãn hiệu, là thực hiện thẩm định trước xem nhãn hiệu của bạn có đủ điều kiện được bảo hộ theo pháp luật hay không. Đồng thời, thông qua việc này bạn có thể chỉnh sửa lại nhãn hiệu của mình một cách hợp lý nhất để tăng khả năng bảo hộ khi nộp hồ sơ đến Cục Bản quyền.
Bạn có thể tiến hành kiểm tra thông qua trang thông tin trực tuyến về quyền tác giả của Cục bản quyền, hoặc nhờ một đơn vị Sở hữu trí tuệ để có thể đảm bảo kết quả kiểm tra được chính xác nhất nhé!
Bước 2: Chuẩn bị hồ sơ
Sau khi kiểm tra và chỉnh sửa logo nhãn hiệu, tiếp theo bạn chuẩn bị các giấy tờ sau để tiến hành đăng ký bản quyền logo nhãn hiệu của mình nhé.
Đơn đăng ký quyền tác giả theo mẫu của Cục Bản quyền
Mẫu logo nhãn hiệu cần bảo hộ theo đúng loại hình thể hiện
Giấy tờ pháp lý của chủ sở hữu; tác giả;…
Giấy tờ chứng minh việc sử dụng logo trước đó (nếu có)
Chứng từ nộp phí và lệ phí
Bước 3: Nộp hồ sơ
Sau khi thực hiện xong hai bước trên, bạn tiến hành nộp hồ sơ Đăng ký bản quyền logo nhãn hiệu của mình đến Cục Bản quyền tại Hà Nội. Hoặc cũng có thể nộp đến hai văn phòng đại diện của Cục, cũng như nộp thông qua các đơn vị đại diện sở hữu trí tuệ hợp pháp. Bạn có thể tiến hành nộp bằng nhiều cách: Nộp trực tiếp, Nộp qua bưu điện, ủy quyền..
Xét duyệt hồ sơ đăng ký bản quyền logo nhãn hiệu
Cục Bản quyền sau khi tiếp nhận hồ sơ đầy đủ sẽ tiến hành thẩm định hình thức cũng như nội dung bộ hồ sơ đăng ký của bạn. Nếu Cục có bất kỳ nghi vấn nào, lập tức sẽ có công văn gửi về theo địa chỉ bạn cung cấp để xác mình lại thông tin.
Bạn cần phản hồi Cục nhanh chóng và đầy đủ để quy trình thẩm định logo nhãn hiệu của bạn không bị gián đoạn hoặc thậm chí bị loại bỏ.
Nếu tất cả đều suôn sẻ, bạn sẽ nhận được văn bằng bảo hộ quyền tác giả cho logo nhãn hiệu của mình chỉ sau 15 ngày, và hiệu lực văn bằng này lên tới 75 năm!
Để có thể tiến hành đăng ký bản quyền logo nhãn hiệu của mình nhanh chóng, hiệu quả và tiết kiệm nhất; bạn có thể thực hiện theo hướng dẫn trên của Phan Law
Các Phương Pháp Dạy Nấu Ăn Cơ Bản
Phương Pháp Dạy Nấu Ăn Cơ Bản:
Phương Pháp Dạy Nấu Ăn Cơ Bản Nguồn : http://hocnauancanban.simplesite.com/
Phương pháp dạy nấu ăn cơ bản::
Phương pháp dạy nấu ăn cơ bản: P hương pháp dạy nấu ăn căn bản thứ 1: Làm những các món ăn dễ làm Làm các món dễ dàng, đừng nỗ lực làm món phức tạp khi đang người chưa bước đầu từ các món căn bản nhất. Khi đã nhuần nhuyễn một món ăn căn bản, fan sẽ dần cảm nhận đc mùi vị của thực phẩm cũng như thâu tóm nhanh hơn những kiến thức mới. P hương pháp dạy nấu ăn căn bản thứ 2: đọc phương pháp dạy nấu ăn L uôn đọc phương pháp dạy nấu ăn trước. điều này không tồn tại nghĩa người chỉ đọc lướt qua nó mà phải hiểu rõ nguyên lý nấu món đó là ra sao. bạn phải đọc kĩ từ trên đầu đến cuối, một trong những lần đến lúc người hiểu thành phần chính gồm những thứ gì và sử dụng đúng đồ dùng để bếp như nồi, chảo, đĩa….
Phương pháp dạy nấu ăn cơ bản::
Phương pháp dạy nấu ăn cơ bản: P hương pháp dạy nấu ăn cơ bản thứ 3: tận dụng đúng lượng nguyên vật liệu Đừng suy đoán lượng vật liệu đc nhu cầu trong phương pháp dạy nấu ăn mà hãy chắc chắn bạn đã cho chính xác lượng thực phẩm hoặc hương liệu gia vị nêm nếm. nếu như chỉ mới bước đầu và chưa thuần thục, tín đồ cần làm theo bí quyết có sẵn . C ông bằng mà nói các phương pháp nấu luôn phải linh hoạt. Tuỳ dạng món ăn & tùy hương vị của mọi cá nhân mà những thành phần vật liệu hoặc lượng gia vị có sự biến đổi không giống nhau. sau khoản thời gian đã thành công với các món ăn từ cách làm đã có sẵn, chúng ta có thể tạo ra, biến hóa nguyên vật liệu tùy theo sở thích. fan chú ý đừng chuyển đổi rất nhiều mà chỉ từng chút một. Sự đổi khác này sẽ đem lại cho bạn xúc cảm ngon cơm hơn khi đc thưởng thức các gì mình phát minh ra. P hương pháp dạy nấu ăn cơ bản thứ 4: Đừng nỗ lực trở nên hoàn hảo Đùng cố gắng tạo ra áp lực cho bản thân bằng phương pháp đi theo những phương pháp dạy nấu ăn phức tạp. Vì ở giai đoạn bước đầu, tín đồ chỉ cần đi từng bước & làm cái gi cực tốt. Bởi lẽ chẳng ai tuyệt vời trong cả đối với 1 đầu bếp nổi danh bên trên tivi. bọn họ cũng đã thông qua những lúc vụng về thưở bước đầu như chúng ta khi mới ban đầu bước đi vào nghành bếp núc.
Phương pháp dạy nấu ăn cơ bản::
Phương pháp dạy nấu ăn cơ bản: P hương pháp dạy nấu ăn cơ bản thứ 5: làm cho nóng xoong, chảo Tôi luôn được lưu ý là trước khi đi vào chu trình nấu bất cứ món thức ăn nào thì cũng phải trụng nóng các dụng cụ nấu nướng như xoong, chảo. điều này sẽ giúp đỡ bạn tiết kiệm thời hạn & chống được luận điểm vết bẩn bám phụ thuộc vào lòng chảo khó chùi rửa. có khá nhiều luồng ý kiến cho luận điểm này tuy nhiên sự thật là sai lạc khi bạn cho cá vào chiên bên trên một chiếc chảo chưa đủ nóng. P hương pháp dạy nấu ăn cơ bản thứ 6: sử dụng đúng size nồi & chảo Hãy chắc chắn là người tận dụng đúng size nồi, chảo khi triển khai tạo ra nhiều loại thực phẩm. một cái chảo quá lớn cho lượng ăn uống ít ỏi sẽ khiến tiêu hao tích điện không đáng, còn cái quá nhỏ dại lại không đủ để làm nên nhiều ăn uống. những khối thịt lớn hoặc món hầm cần nấu trong hơi lâu, nước hoàn toàn có thể bị tràn ra ngoài khi chúng ta không sử dụng loại nồi thích hợp.
Phương pháp dạy nấu ăn cơ bản::
Phương pháp dạy nấu ăn cơ bản: P hương pháp dạy nấu ăn căn bản thứ 7: sử dụng đồng hồ đeo tay trong nhà bếp L uôn tận dụng đồng hồ thời trang bấm giờ trong nhà bếp để có thẻ ước lượng được thời gian thiết yếu. Sự phỏng đoán thời gian theo cảm tính hoàn toàn có thể làm hỏng mùi vị của ăn uống hàng ngày. bạn cũng có thể check trên đồng hồ thời trang treo tường trong nhà bếp hay đồng hồ thời trang của người sử dụng, tuy nhiên thông thường tận dụng đồng hồ bấm giờ trên lò vi sóng là tốt nhất. P hương pháp dạy nấu ăn căn bản thứ 8: Trang bị ăn uống ướp lạnh N hiều người cho rằng nguyên liệu ướp đông lạnh không tốt đủ dinh dưỡng bằng thức phẩm tươi sống. điều ấy không phải chính xác, một số loại nguyên liệu như rau củ hay thịt vẫn giữ vị hàm lượng vitamin nếu chúng ta biết bảo quản. bạn nên dành ra một phần không bao lâu sau khi mua thực phẩm để sẵn sàng, chế biến sơ qua và để sẵn chúng phía trong gầm tủ lạnh để lúc nào cần là có thể lấy ra sử dụng. điều đó có thể giúp ta tiết kiệm đươc tiền bạc và khối thời hạn.
Phương pháp dạy nấu ăn cơ bản::
Phương pháp dạy nấu ăn cơ bản: P hương pháp dạy nấu ăn căn bản thứ 9: sử dụng các con dao bén L uôn sử dụng những con dao bén nhọn khi đang chế tạo ăn uống hàng ngày. Một con dao cùn rất dễ trượt and rất có thể cắt vào tay fan nếu khách hàng ấn chúng quá mạnh. Một con dao bén sẽ giúp bạn bước đầu chế biến nguyên liệu nhanh and tiết kiệm thời gian. tuyệt nhất bạn nên có sự cho mình một bộ dao bén dùng cho các mục đích khác nhau như thái thịt, cắt rau, chặt xương…và phải khỏe mạnh nhưng con dao cầm vừa tay tín đồ để chu trình tạo ra trở nên đơn giản hơn.
Cập nhật thông tin chi tiết về Hiến Pháp Năm 2013 Về Quyền Con Người, Quyền Cơ Bản Của Công Dân trên website Raffles-hanoi.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!