Xu Hướng 3/2023 # Hưng Yên Và 11 Đặc Sản Ngon Vang Tiếng Gần Xa # Top 8 View | Raffles-hanoi.edu.vn

Xu Hướng 3/2023 # Hưng Yên Và 11 Đặc Sản Ngon Vang Tiếng Gần Xa # Top 8 View

Bạn đang xem bài viết Hưng Yên Và 11 Đặc Sản Ngon Vang Tiếng Gần Xa được cập nhật mới nhất trên website Raffles-hanoi.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

1. Tương Bần

Từ xa xưa tương Bần Hưng Yên là thứ sản vật ngon dùng để tiến vua. Ngày nay, tương Bần vẫn nổi tiếng khắp nơi và trở thành một loại nước chấm đặc sản khiến nhiều người “mê mẩn”. Chỉ cần gạo nếp cái hoa vàng, đỗ tương và muối là đã có thể làm tương. Ba công đoạn chính là lên mốc xôi nếp, ngả đỗ và phơi tương (ủ tương). Tương Bần Hưng Yên có hương vị khó diễn giải. Cái vị ấy ẩn dưới độ sánh rất đậm đà, chìm trong vị ngọt ngon đặc trưng.

2. Nhãn lồng

Cùng với tương Bần, nhãn lồng trở thành niềm kiêu hãnh của mảnh đất Hưng Yên. Mùa tháng 7, tháng 8 đang là mùa nhãn lồng Hưng Yên chín rộ. Nhãn lồng Hưng Yên quả to tròn, vỏ có màu vàng nâu nhạt, cùi dày, ráo nước, bóc một lớp vỏ mỏng láng để lộ lớp cùi nhãn dày trắng ngà, bên trong là hạt nhỏ màu đen nháy, đưa vào miệng nếm thử có vị ngọt thơm, giòn dai.

Nhãn lồng Hưng Yên

3. Bún thang lươn

Nhắc đến đặc sản Phố Hiến, phải nói đến bún thang lươn. Bát bún như một thang thuốc quý bồi bổ cho sức khỏe và như bức tranh nghệ thuật sống động với đủ màu sắc của bún, lươn, trứng, giò, hành, răm… Người thưởng thức ẩm thực sành điệu sẽ tấm tắc khi cảm nhận vị ngọt đậm đà của nước dùng.

Bún thang lươn

4. Giò bì phố Xôi

Nhắc đến đặc sản Hưng Yên, người ta sẽ nghĩ ngay đến món giò nổi tiếng – giò bì phố Xuôi. Giò bì có độ giòn và dai đặc trưng nên rất thích hợp để nhâm nhi trên bàn tiệc.

Giò bì phố Xôi

5. Chè sen long nhãn

Chè sen long nhãn là sự kết hợp tinh túy giữa hương vị trời và đất, vị ngọt thơm của long nhãn quyện lẫn vị bùi của hạt sen, tạo thành hương vị riêng biệt.

Chè sen long nhãn

6. Chả gà Tiểu Quan

Sẽ thật thiếu sót khi không nhắc đến một món ăn đậm đà hương quê – chả gà Tiểu Quan. Gắp miếng chả gà giòn thơm, nhấp thêm chút rượu cay thực khách sẽ không quên món ăn dân dã này.

Chả gà Tiểu Quan

7. Gà Đông Tảo

Là giống gà quý chỉ có ở huyện Khoái Châu, gà Đông Tảo còn được gọi là gà chân voi đôi chân to sần sùi như chân voi, thân hình chắc nịch. Giống gà này rất khó nuôi, đòi hỏi phải kỳ công chăm sóc và gà càng già càng quý, thịt ăn thường có mùi vị thơm ngon đặc trưng không lẫn với bất kỳ loại gà nào. Gà Đông Tảo có thể được nấu thành nhiều món, nhưng độc đáo nhất là món “vảy rồng hầm thuốc bắc” làm từ đôi chân to quá khổ của chúng.

8. Bánh cuốn Phú Thị

Không nổi tiếng bằng bánh cuốn Thanh Trì, không ồn ào như bánh cuốn trứng Cao Bằng, bánh cuốn Phú Thị lặng lẽ hơn nhưng đã nếm thử thì không thể quên. Lớp vỏ bánh không bóng bằng nơi khác vì nó không được bôi một lớp mỡ mỏng. Lớp nhân cuộn bên trong lá bánh cũng đặc biệt với thịt lợn nạc băm nhỏ xào với hành khô. Bát nước chấm thêm một chút nhân thịt băm trở nên đậm đà và đẹp mắt hơn. Ăn một lần sẽ nhớ mãi miếng bánh mềm mịn cùng với vị bùi thơm.

Bánh cuốn Phú Thị

9. Bánh dày làng Gàu

Từ bao đời nay, bánh dày làng Gàu đã được xếp ngang với tương Bần. Bánh được làm từ gạo nếp cái hoa vàng, gạo vo kỹ, ngâm với nước sạch và đồ chín. Nhân bánh là đỗ xanh đãi sạch vỏ, thổi chín, giã nhuyễn, nắm thành từng nắm nhỏ. Nếu làm bánh mặn thì dùng nhân thịt nạc, làm bánh ngọt, trộn đỗ xanh với đường cát.

Bánh dày làng Gàu

10. Cá mòi

Người Hưng Yên rất tự hào với đặc sản cá mòi. Dù đi làm xa hay khách ẩm thực ở các tỉnh, thành lân cận cứ tháng Hai, tháng Ba âm lịch hàng năm lại tìm về Hưng Yên để được thưởng thức món đặc sản hấp dẫn này.

11. Ếch om Phượng Tường

“Đi thì nhớ vợ cùng con/ Về nhà lại nhớ ếch om Phượng Tường”. Những chú “gà đồng” này có thể dùng để chế biến thành hai món là ếch om và ếch mọc. Nhưng món ếch om mới ngon và làm được nên thương hiệu ở Hưng Yên.

Ếch om Phượng Tường

10 Đặc Sản Nam Định Làm Quà Xa Gần Đều Nức Tiếng

Tiếc gì 1 like cho thông tin hữu ích!

Nam Định – một vùng đất yên bình với nhiều địa điểm du lịch nổi tiếng gắn với tích lịch sử như: Vườn quốc gia Xuân Thủy, đền Trần, tháp Phổ Minh. Nơi đây còn nổi tiếng với kho ẩm thực dân giã của vùng đồng bằng Bắc Bộ. DulichToday đã tổng hợp lại các đặc sản Nam Định làm quà không thể thiếu trong túi quà của du khách trước khi rời mảnh đất này, trong bài viết sau đây!

1. Gạo tám Hải Hậu nổi tiếng ngon nhất nhì cả nước

Gạo tám ở nước ta có ở rất nhiều nơi nhưng gạo tám Hải Hậu của Nam Định là nổi tiếng ngon nhất nhì. Gạo tám Hải Hậu được nhiều gia đình lựa chọn cho bữa ăn hằng ngày. Gạo tám có hạt nhỏ, thon dài. Gạo khi nấu chín có hương vị tự nhiên, gạo dẻo mềm, săn hạt, vị ngọt đậm, ngon cơm. Đặc biệt, khi cơm nguội bớt, hạt cơm vẫn rất mềm dẻo.

Chỉ cần một vốc gạo nhỏ tám Hải Hậu là đã đủ để toả mùi hương thơm ngát. Nồi cơm vừa chín tới, hé mở nắp vung là đã ngửi thấy mùi thơm lừng. Cơm tám nếu ăn cùng thức ăn xào hay chan canh sẽ mất hết vị ngon, dẻo của gạo; hợp nhất là ăn với giò lụa, chả quế, rưới thêm ít nước mắm nhĩ, rắc chút hạt tiêu thì ngon hết sảy. Gạo tám Hải Hậu chứa nhiều tinh bột, cung cấp nhiều năng lượng, bổ sung một lượng protein, nước, vitamin và các chất khoáng rất cần thiết cho cơ thể.

Người mua có thể yên tâm vì gạo tám Hải Hậu không dùng thuốc chống mối mọt. Gạo được đóng gói dày dặn, kín hơi, đảm bảo không ẩm mốc làm ảnh hưởng đến chất lượng của gạo và rất tiện lợi để du khách mang về, hoặc đem biếu người thân, bạn bè.

Gợi ý địa điểm mua: Các cửa hàng gạo ở Nam Định

Giá tham khảo: 40.000đ/kg

2. Nem nắm Giao Thủy – Đặc sản Nam Định dành cho dân nhậu

Nem nắm Giao Thủy là món ăn tuyệt vời đã vượt ra khỏi cổng làng để đi khắp mọi miền đất nước và được cả khách quốc tế tấm tắc khen. Món ăn ngon, bổ dưỡng được ưa chuộng trong các buổi tiệc đám cưới, liên hoan…

Nem năm được làm từ bì, thịt lợn trộn thính và gia vị, rồi được nắm lại trong lá sung. Điều đặc biệt nhất làm nên mùi thơm của nem nắm Giao Thủy chính là thính. Thính phải làm từ gạo tám thơm Nam Định. Gạo đem ngâm trong nước qua một đêm, sau đó đem rang lên rồi xay thành bột, có màu vàng ngà ngà, thơm phức, vị ngậy là đạt chuẩn. Thực khách thưởng thức món nem này sẽ cảm thấy vị hơi chua của thịt lên men, vị ngọt của thịt kèm vị thơm của thính rang, nhưng cũng ko hề bị hôi vì có: tỏi, lá sung, lá đinh lăng.

Để thưởng thức món nem nắm Giao Thủy, thực khách nhất định phải có thêm bát nước mắm Sa Châu, loại mắm ngon của làng Giao Thủy.

Nem nắm là một trong những món khoái khẩu của các anh chị làm văn phòng. Họ thường nhâm nhi cùng nhau trong giờ ăn trưa thật sự là rất thú vị! Trong những buổi tụ tập tại nhà cùng các anh em, bạn bè thì nem nắm nam định là món mồi khoái khẩu.

3. Bánh gai bà Thi – Hương vị quê hương Bắc Bộ

Bánh gai là món ăn có từ lâu đời của làng quê Bắc Bộ. Khi xưa, bánh được dùng trong dịp lễ tết, dùng thắp hương gia tiên. Một số nơi như ở Thái Bình, Nam Định, Hải Phòng… bánh gai còn được dùng vào các lễ ăn hỏi.

Bánh gai Nam Định nổi tiếng nhất là Bánh gai Bà Thi. Chiếc bánh có dạng hình vuông, màu đen là màu của lá gai, hương vị thơm, ngậy, dẻo mịn của bột nếp, ngọt ngào của đậu xanh nhuyễn, thịt mỡ, lạc, sen, dừa… hòa quyện vào nhau và tôn lên một mùi vị khác biệt, thơm ngậy và ngọt bùi.

Nguyên liệu chủ đạo của chiếc bánh gai là lá gai, gạo nếp được làm sạch, để khô rồi nghiền thành bột mịn, sau đó trộn với mật mía, lá gai rồi đem vào cối đá giã cho mịn, có màu đen bóng của lá gai là được. Nhân bánh được làm từ đậu xanh, dầu chuối, đường, dừa khô nạo nhỏ. Bánh được viên thành hình tròn rồi cho nhân vào giữa lớp bột, gói vào lá chuối khô đem hấp. Bánh gai ngon khi thưởng thức lúc nguội, vì nóng khiến bột nếp chưa cô lại, ăn sẽ nhão.

Con cái Nam Định về thăm quê rồi ra đi, đều gói gém những xấp bánh gai nằm lặng lẽ trong vali như gói gém tâm tình của kẻ ở người đi. Người có tuổi thường thưởng thức bánh gai cùng ly trà mạn tạo cảm giác bánh không bị ngấy.

4. Bánh nhãn thơm ngậy vị trứng

Bánh nhãn nhưng không phải được làm từ quả nhãn. Đặc sản Nam Định nổi tiếng này vẫn khiến du khách thích thú bởi sự ngọt ngào, ngậy béo của trứng. Bánh nhãn có màu vàng óng, tròn như long nhãn, hấp dẫn từ cái nhìn bề ngoài.

Bánh chỉ được làm từ bột nếp quyện với trứng rồi chiên lên, thế mà giòn tan, hơi ngòn ngọt và bùi bùi. Ngồi nhấm nháp vui miệng, hoặc thưởng thức cùng tách trà mạn để làm dịu đi cái vị ngọt của bánh đều rất hợp.

Người Hải Hậu vẫn tự hào về món đặc sản quê hương trong những tứ thơ xưa:

Quê tôi bánh Nhãn thơm giòn Kém gì vật lạ của ngon quê người Nõn nà chỉ nếp trắng thôi Trứng gà đường kính tay người làm ra Người quê chân chất thật thà Bánh ngon đặc sản gần xa tiếng đồn Ai qua mảnh đất Hải Hậu Hẳn không quên vị thơm giòn quê hương

5. Kẹo sìu châu – Đặc sản Nam Định đã có thương hiệu gần 2 thế kỉ

Gần hai thế kỷ nay, thương hiệu Sìu Châu – đặc sản Nam Định đã trở nên nổi tiếng mọi miền đất nước. Những người xa quê hương, mỗi lần nhớ về Nam Định đều nhớ đến hương vị mộc mạc của thức quà giản đơn này.

Nguyên liệu làm kẹo Sìu châu đơn giản chỉ gồm: lạc, vừng, đường, mạch nha. Sau khi ra lò, kẹo có sắc nâu hồng và trong như hổ phách, ăn giòn tan, thơm bùi vị lạc, ngọt đậm để lại dư vị khó quên. Đặc biệt, kẹo không hề có mùi hôi của dầu lạc, để lâu không ỉu. Mỗi thanh kẹo xù xì được bao trong vỏ bột nếp có tác dụng vừa chống ẩm vừa để ủ cho kẹo lên hương.

Kẹo Sìu Châu ngon nhất là thưởng thức cùng tách trà mạn nóng. Vị ngọt của kẹo, vị hơi đăng đắng của trà sẽ khiến bạn không còn cảm thấy ngọt sắc ở cuống họng. Ở Nam Định, vào dịp Tết, đặc sản kẹo Nam Định này vẫn thường xuất hiện dùng để tiếp khách.

6. Kẹo dồi – Đặc sản Nam Định ngọt ngào hương vị tuổi thơ

Nam Trực là vùng quê nổi tiếng với món kẹo dồi ngọt ngào. Sở dĩ, kẹo có tên như vậy bởi nó mang hình dạng giống như món dồi rất được ưa chuộng tại khu vực miền Bắc – Việt Nam. Từ lâu đời, trong huyện có nhiều gia đình sản xuất kẹo nhỏ lẻ, tiêu thụ ở các chợ quê, các thị trấn, dần dần lên đến thành phố và toả đi nhiều nơi.

Kẹo dồi có lớp vỏ màu trắng đục khoác bên ngoài được làm mía đường đun thành mạch nha, rất giòn và ngọt nhưng không quá gắt. Bên trong lớp áo trắng là phần nhân gồm: lạc rang nên rất thơm.

Bạn có thể thưởng thức món kẹo đặc sản Nam Định này bất cứ khi nào bạn thích. Kẹo sẽ ngon hơn khi uống cùng 1 tách trà nóng, vị ngọt ngào của mạch nha hòa quyện với vị béo béo của đậu phộng, vị đăng đắng của trà đều rất hợp vị.

7. Đặc sản Nam Định chè kho

Không cầu kỳ như chè cung đình Huế, không đòi hỏi nhiều loại nguyên liệu như chè miền Nam mà món chè kho – đặc san Nam Định lại khiến du khách khó quên. Đó là thứ chè ăn ngọt, dạng khô dẻo, nấu bằng đậu xanh. Món chè dân dã ấy được người dân Nam Định đãi khách trong những ngày lễ tết, hay cúng rằm. Món ăn này đã trở nên phổ biến trên đất Bắc ngay cả trong những ngày thường nhật.

Ăn miếng chè kho, nhấp một ngụm trà sen, cảm nhận cái dư vị thơm dẻo, ngọt ngào đan quyện trong vị thanh mát, mới thấy được cái tinh túy của đất trời giao hòa trong buổi đầu xuân và tấm chân tình của người Nam Định mến khách. Chỉ từng ấy dư vị thôi nhưng cũng đủ làm khắc khoải trong ký ức của biết bao người con xa quê. Dân dã mà ấm áp đến lạ thường.

Chè kho được làm bằng những hạt đỗ xanh nhỏ, lòng vàng, tơi bở và lượng đường vừa đủ. Qua bàn tay khéo léo của người nấu, người ta đã cho ra những đĩa chè ngon.

Ngay trong những ngày bình thường ta cũng có thể bắt gặp những đĩa chè kho thơm thảo. Nhưng dư vị của đĩa chè ấy chỉ thực sự đọng lại trong không khí ấm áp của ngày lễ, ngày tết, khi cả gia đình ngồi quây quần bên nhau, nhâm nhi chén trà nóng, cùng sẻ chia dự định tương lai.

8. Bánh dày Vị Dương dẻo thơm mùi nếp đậu

Khi nhắc đến bánh dày, hẳn ai cũng sẽ nhớ đến sự tích “Bánh chưng bánh dày” đã quá nổi tiếng trong dân gian Việt Nam. Ở vùng đất cổ thôn Vị Dương, xã Mỹ Xá (TP Nam Định), người ta vẫn truyền nhau cách thức làm bánh dày truyền thống đã làm nên thương hiệu. Bánh dày Vị Dương đã trở thành vật phẩm để thờ cúng trong các lễ hội truyền thống, trong ngày giỗ chạp, thờ cúng tổ tiên và trong việc họ, việc làng.

Thưởng thức bánh dày Vị Dương, thực khách sẽ cảm nhận được độ dẻo dai của phần vỏ bánh được làm từ bột nếp, phần nhân ngọt được làm từ đậu xanh, đường, dừa bào. Nếu thưởng thức bánh dày mặn sẽ cảm nhận được vị bùi của đậu xanh, một ít mỡ phần, tiêu xay. Bánh dày nhân chay chỉ có bột nếp xoa mỡ bên ngoài.

Bánh sẽ có màu trắng tinh, tròn trịa, dẻo dai và mùi thơm ngon đến khó cưỡng, nằm gọn trong những chiếc lá chuối màu xanh đã được cắt theo hình tròn vừa với chiếc bánh.

Bánh dày Vị Dương được khách xa gần đến đặt mua với số lượng phục vụ cho các cửa hàng ăn uống khắp các nơi, hội nghị, tiệc cưới. Cái vị bánh dẻo quẹo, đỗ xanh mềm mịn thơm nồng, cùng với những kì công người làm bánh gửi gắm trong đó mới thấy được người Vị Dương tự hào về món bánh đặc sản truyền thống nhiều ra sao. Tết đến xuân về, bánh dày được đặt trang trọng trên ban thờ nghi ngút khói hương cũng là một nét đẹp văn hoá của quê ta…

9. Chuối Ngự chợ Rồng

Nam Định có tới 17 khu chợ, chợ Rồng là khu chợ nhộn nhịp và lớn nhất Nam Định. Chợ Rồng xưa nổi tiếng bởi có lụa tơ tằm và chuối ngự, cho đến ngày nay vẫn vậy.

Chuối ngự quả nhỏ, thuôn dài, vỏ mỏng, ăn thơm và ngon ngọt tự nhiên hơn nhiều so với các loại chuối thông thường. Mùa chuối ngự, ở chợ Rồng ánh vàng sáng lên rực chợ. Màu vàng ấy đã đi vào những câu văn Nguyễn Tuân khi thăm chợ Rồng: “Tơ chín vàng, chuối chín vàng. Mầu hoa hòe nở rộ vào mỗi mùa nhập trường thi chữ Hán ngày xưa, cũng khó mà đọ được với vàng chuối, vàng tơ của chợ Rồng chói lọi. Cái mầu vàng giãy nãy lên ấy, tưởng chỉ có được trong nghệ thuật và tranh mầu”.

Chuối ngự bày bán theo buồng, buồng to chỉ dăm bảy nải. Người mang đi xa thì chọn phần quả còn xanh, người nhà gần thì chọn buồng chuối chín.. Nải chuối Ngự được coi là ngon phải hội tụ đủ cả các yêu cầu về hình, về hương, về sắc. Hình quả nhỏ, thon đều, vỏ chuối mỏng, mỡ màng, sắc vàng rộm tự nhiên, hương thơm dịu nhẹ và nhất thiết mỗi đầu núm chuối vẫn giữ nguyên được cọng râu dài.

Người xưa lấy chuối ngự để tiến vua, ngày nay, du khách mua để thưởng thức. Mỗi nải chuối như một bông hoa xòe cánh bày biện đẹp mắt trên mâm ngũ quả dâng lên bàn thờ tổ tiên trong những ngày giỗ, Tết.

10. Bánh chưng bà Thìn niềm tự hào của dân Hải Hậu

“Ai qua Yên Định hãy dừng Hương quê xin nếm bánh chưng bà Thìn”

Bánh chưng bà Thìn là đặc sản Nam Định trứ danh, là niềm tự hào của người dân vùng quê Hải Hậu. Bánh chưng của bà Thìn có từ năm 1948. Hồi ấy, bánh chưng của bà nổi tiếng phố huyện. Bánh vớt ra đến đâu là hết vèo đến đó. Bánh ngon bởi cái tâm của bà chứa đựng trong từng lớp bánh. Dù gạo, thịt đậu tăng giá, bánh bà Thìn gói vẫn không hề lỏng tay, bớt nhân hay rút gạo. Bánh chưng bà Thìn theo xe lên Hà Nội, theo ba lô anh bộ đội bánh ngược Lạng Sơn, xuôi con tầu rập rờn bánh ra tận đảo.

Sau lớp lá dong xanh mướt là lớp gạo xanh mượt như ngọc bao bọc lớp nhân đậu thịt…Khi xưa, bánh chưng bà Thìn vẫn không thể thiếu trên bàn thờ tổ tiên vào những dịp lễ Tết. Ngày nay, du khách tìm mua bánh chưng bà Thìn còn là để thưởng thức. Bánh chưng ngon hơn cần có thêm bát dưa hành, thịt nấu đông ăn kèm, cũng đủ khiến dạ dày của bạn réo rắt.

15 Món Đặc Sản Mũi Né Làm Nức Lòng Du Khách Gần Xa

Gọi Tên 15 Món Đặc Sản Mũi Né Làm “Nức Lòng” Du Khách Gần Xa

1. Chả Cá

Phan Thiết nói chung và Mũi Né nói riêng đều rất nổi tiếng với món chả cá được chế biến từ nguồn hải sản tươi sống vừa đánh bắt được. Có rất nhiều loại cá ngon được dùng làm chả cá, ví dụ như: cá thu, cá chai, cá mối v.v… Chả cá được chiên hoặc hấp để du khách có dễ dàng chọn lựa. Nếu muốn mua món ngon Chả Cá naỳ về làm quà tặng, bạn nên chọn loại hấp để bảo quản được lâu hơn.

2. Bánh Rế

Nếu có bạn bè từng du lịch Mũi Né, ắt hẳn bạn được gửi tặng ít nhất một gói bánh rế – món đặc sản trứ danh của vùng đất này. Bánh rế được làm từ nguyên liệu đơn giản như khoai lang, khoai mì, đường phèn. Khi cắn vào giòn rụm và ngọt lịm, rất phù hợp để dùng chung với trà nóng để cân bằng vị ngọt. Món bánh dễ ăn, giá cả lại mềm là món quà tặng không thể thiếu trong những chuyến du lịch Mũi Né tự túc.

Các gánh hàng rong tại Đồi Cát Bay, Bàu Trắng – Bàu Sen và chợ truyền thống.

3. Bánh Cốm Sữa

Thêm một món ngon Mũi Né thường được mua làm quà chính là bánh cốm sữa. Bánh có vị bùi thơm của sữa, giòn tan của cốm. Đặc biệt, người dân nơi đây thường chuẩn bị món bánh cốm sữa để đãi khách vào dịp Tết. Giá một gói bánh cốm sữa không quá đắt, dao động từ 20 đến 25 nghìn một gói.

Nơi mua bánh cốm sữa ngon:

4. Bánh Quai Vạc

Đây là món ăn Mũi Né bình dân, dễ dàng tìm thấy trong chợ hoặc các gánh vỉa hè ở biển Đồi Dương. Khác với bánh quai vạc chiên miền Bắc, món bánh quai vạc ở Mũi Né được hấp. Da bánh trong suốt có thể thấy rõ nhân tôm thịt, đậu xanh bên trong. Bánh được ăn kèm nước mắm pha nhạt kèm mỡ hành khá ngon. Một lần ăn khoảng 5-7 chiếc là đủ để bạn no nê cho buổi xế chiều.

Đi đâu ăn bánh quai vạc?

5. Răng Mực Nướng

Răng mực nướng là món ăn khoái khẩu của các “thánh nhậu” khi đi Mũi Né tự túc. Răng mực thực chất là phần thịt tròn nhỏ, nằm ngay miệng mực. Khi ăn có cảm giác dai dai, sần sựt khá vui miệng, và rất hao… bia. Răng mực thường được chọn làm món khai vị khi bạn đi ăn tại các quán ăn đặc sản Mũi Né.

Địa điểm ăn răng mực nướng ngon:

6. Chả Lụi Hàm Tân

Đã là tín đồ ẩm thực thì không thể bỏ qua món chả lụi Hàm Tân ngon nức tiếng, nằm trong danh sách các món ngon Mũi Né nhất định phải thử khi đi du lịch. Tên gọi “chả lụi” xuất phát từ cách làm chả. “Lụi” đồng nghĩa với “xiên”. Các miếng chả được xiên với nhau thành chuỗi rồi nướng trên bếp than. Chả được ăn kèm bánh tráng cuốn với rau, chấm với nước mắm pha đặc với đậu phộng. Món ăn Mũi Né này cầu kỳ từ cách chế biến đến cách ăn đã khiến thực khách gần xa không thể không trải nghiệm một lần.

Nơi ăn chả lụi Hàm Tân ngon:

7. Bánh Bèo Chén

Bánh bèo chén là món ăn sáng bình dị của người dân địa phương. Hương vị bánh bèo ở đây rất khác với bánh bèo Huế bởi vị ngọt nhiều hơn. Bánh được dùng chung với đậu xanh, tôm thịt, tóp mỡ cùng nước mắm sốt cà chua, đậu phộng giã nhuyễn tạo nên màu đỏ đậm đà, bắt mắt. Chẳng cần phải vào hàng quán sang trọng, một dĩa bánh bèo vỉa hè cũng ngon vô cùng, khiến bạn ăn rồi là nhớ mãi.

Địa điểm ăn bánh bèo chén:

Chợ hoặc các gánh hàng rong, nói chung là dễ tìm vô cùng.

8. Cơm Tấm Mỹ Hồng

9. Bánh Canh Chả Cá

Bánh canh chả cá là đặc sản không chỉ của riêng Phan Thiết; tuy vậy, đến với thành phố biển này, du khách nhất định không nên bỏ qua món ăn bình dân mà đậm đà hương sắc ẩm thực Việt này. Tương đối giống với người Sài Gòn thích ăn ngọt, bánh canh Mũi Né có vị ngọt đậm hơn so với bánh canh chả cá ở những nơi khác như Nha Trang, Đà Nẵng,…. Du khách khi thưởng thức còn có thể dùng chung với bánh mì để chấm ăn với nước lèo cũng rất lạ miệng.

Địa chỉ bán bánh canh chả cá ngon:

10. Khoai Lang Hầm

Mua khoai lang hầm ở đâu?

11. Bánh Hỏi Lòng Heo

Nếu Đà Lạt có bánh ướt lòng gà, thì Mũi Né có bánh hỏi lòng heo được nhiều du khách tìm đến thưởng thức bởi hương vị thơm ngon của nó. Lòng heo sẽ được xếp riêng kèm đĩa bánh hỏi và rau sống để làm món ăn chính, đi cùng là chén cháo loãng nóng hổi ấm bụng. Chính cách ăn đặc biệt cùng hương vị tuyệt vời đã khiến biết bao du khách lẫn người bản xứ “nghiện” món ngon Mũi Né dân dã này.

Địa điểm ăn bánh hỏi lòng heo:

12. Gỏi Cua Thanh Long

Phan Thiết được mệnh danh là “vương quốc thanh long” nhờ vào thanh long chất lượng cao, ngọt lịm. Có lẽ vì thế, món gỏi cua thanh long trứ danh cũng xuất phát từ đây. Món ăn khiến thực khách phải xuýt xoa vì sự kết hợp sáng tạo giữa thứ hải sản mằn mặn vị biển đi kèm với vị mát ngọt đến từ trái thanh long. Hơn nữa, vị chua chua không quá gắt của thanh long còn làm cho món ăn bớt ngấy và thêm phần lạ miệng.

Nhà hàng Việt Nam Home Restaurant: 125A Nguyễn Đình Chiểu.

13. Bánh Tráng Cuốn Dẻo

Nếu vẫn còn băn khoăn “ăn gì ở Mũi Né?”, bạn nên thử ngay món bánh tráng cuốn dẻo làm “mủi lòng” vô số tín đồ thích ăn vặt. Thành phần đơn giản chỉ gồm bánh tráng dẻo, mắm ruốc, tóp mỡ, trứng cút. Tất cả cuộn lại và ăn thôi nhưng lại thơm ngon đến lạ lùng.

Chỗ ăn bánh tráng cuốn dẻo ngon:

14. Hải Sản

Mách nhỏ cho hội thực thần: tầm tháng 3 đến đến hết tháng 4 là mùa cua huỳnh đế. Lúc này, bạn có thể ăn cua tươi ngon với giá rẻ hơn rất nhiều.

15. Dông

Dông là đặc sản Mũi Né trứ danh, thường được chế biến ra thành nhiều món ăn khoái khẩu khác nhau và được rất nhiều du khách sành ăn biết đến. Bạn có thể thưởng thức món ăn này tại Việt Nam Home Restaurant . Đây là 1 quán ăn rất nổi tiếng tại khu Phố Tây Nguyễn Đình Chiểu và được rất nhiều thực khách trong nước lẫn nước ngoài biết đến.

“Ăn Sạch” Món Ngon Mũi Né Cùng Klook

Đặc sản Mũi Né tuy rất bình dị nhưng lại cuốn hút và níu chân du khách bằng hương vị rất riêng của mình. Nếu bạn đang có kế hoạch du lịch Mũi Né tự túc và trải nghiệm thì nhanh tay bổ sung những món ăn này vào cẩm nang món ngon Mũi Né ngay thôi.

15 Quán Ăn Chay Quận 1 Ngon Nổi Tiếng Ngon Nức Tiếng Gần Xa

Nhà hàng chay Hoa Đăng tại Huỳnh Khương Ninh

Hoa Đăng là một trong số những nhà hàng chay nổi tiếng nhất nhì ở quận 1 Sài Gòn. Đây cũng là một trong số những nhà hàng chay nằm trong hệ thống Loving Hut nổi tiếng ở nhiều quốc gia Châu Âu, Châu Á, Nam Mỹ….vv. Chính vì vậy, nhà hàng có các món chay vô cùng ngon với phong cách khác nhau đạt tiêu chuẩn quốc tế về độ an toàn thực phẩm cũng như cơ sở quốc tế và quy trình chế biến thực phẩm.

Địa chỉ: Số 36 Huỳnh Khương Ninh, Q.1.

Nhà hàng chay Sen tại Nguyễn Thái Học

Địa chỉ: Số 171 Nguyễn Thái Học, Q.1.

Nhà hàng chay Cỏ Nội tại Hai Bà Trưng

Địa chỉ: Số 61 – 63 Hai Bà Trưng, Q,1,

Nhà hàng chay Hoa Khai tại Nguyễn Cư Trinh

Hoa Khai là quán ăn chay Quận 1 vô cùng nổi tiếng nằm rất gần trung tâm thành phố. Với không gian vô cùng thanh tịnh, khi đến đây, các bạn không chỉ được thưởng thức các món chay mà các bạn còn được thả mình vào bầu không khí bình yên, bỏ mặc những bộn bề của thế giới bên ngoài. Có thể nói, đây là địa chỉ rất thích hợp dành cho những ai muốn tu tâm.

Địa chỉ: Số 124 Nguyễn Cư Trinh, Q.1

Nhà hàng chay Việt An tại Trần Nhật Duật

Địa chỉ: Số11 Trần Nhật Duật, Q.1.

Nhà hàng chay Bông Súng tại Nguyễn Du

Nhà hàng chay Bông Súng là một trong những nhà hàng chay độc đáo với thiết kế kiểu cafe nghỉ ngơi và các món chay. Theo đánh giá của nhiều web uy tín, Bông Súng là nhà hàng chay được nhiều khách hàng đánh giá cao, đặc biệt là các du khách người nước ngoài.

Nhà hàng rất dễ tìm, không gian trang trí sang trọng khá đẹp mắt,yên tĩnh. Các món ăn ở đây đều khá ngon,hợp khẩu vị,chất lượng đồ ăn rất tốt-luôn tươi mới. Nhân viên phục vụ rất nhiệt tình và chu đáo,giá cả so với vị trí trung tâm thì rất vừa phải.Thực đơn quán rất đa dạng và phần ăn cũng rất nhiều.Bạn cũng có thể order đồ ăn online qua các kênh mua đồ ăn như now,beamin….

Địa chỉ: Số 86 Nguyễn Du, Q.1

Nhà hàng chay The Organic tại Lý Văn Phức

Nhà hàng chay The Organic là nhà hàng chay được thiết kế theo kiểu biệt thự Pháp. Khi đến đây, bạn sẽ cảm nhận được phong cách phục vụ kiểu Châu Âu với những món chay mang hương vị Việt vô cùng tinh tế.

Địa chỉ: Số 54 Lý Văn Phức, Q.1

Địa chỉ: 10D Trần Nhật Duật, P. Tân Định, Quận 1, TP. HCM

Nhà hàng chay Bồ Đề Ngọc Xanh tại Nguyễn Thái Bình

Nhà hàng chay Bồ Đề có không gian khá nhỏ với không gian vô cùng xinh xắn rất phù hợp với các bạn tuổi teen. Nhà hàng chuyên phục vụ buffet chay với giá khả rẻ. Chỉ từ 50k – 90k, các bạn có thể thưởng thức các món chay từ sáng cho đến tối.

Địa chỉ: Số 181 Nguyễn Thái Bình, Q.1.

Nhà hàng 3 Lá tại Cao Bá Nhạ

Mặc dù nhà hàng 3 lá là nhà hàng chay nhưng nhà hàng thu hút rất nhiều thực khách là các bạn giởi trẻ. Có lẽ vì phong cách phục vụ kiểu Châu Âu với không gian rộng rãi, thanh tịnh và thục đơn vô cùng phong phú, mặc dù mới mở nhưng nhà hàng đã nhanh chóng là cái tên được nhiều người nhắc đến khi nói đến các món chay.

Địa chỉ: Số 32A Cao Bá Nhạ, Q.1.

Nhà hàng chay Mandala tại Sương Nguyệt Ánh

Địa chỉ: Số 110 Sương Nguyệt Ánh, Q.1.

Nhà hàng chay Rou tại đường Cô Bắc

Nằm trên đường Cô Bắc, Rou là quán ăn chay Quận 1 vô cùng nổi tiếng. Mặc dù không nằm trong khu đông dân cư nhưng Rou luôn tấp lập khách ra vào.

Địa chỉ: Đường Cô Bắc, Q1.

Nhà hàng chay Veggie Saigon tại Lê Lai

Địa chỉ: Số 92B Lê Lai, Q.1.

Nhà hàng chay Phương Mai tại Võ Thị Sáu

Nhà hàng chay Phương Mai có không gian khá nhỏ nhưng vô cùng ấm cúng. Nhà hàng là sự kết hợp giữa phong cách phụ vụ cafe, tranh và các món chay. Khi đến đây, các bạn vừa có thể thưởng thức các món chay, vừa có thể ngồi xem vẽ tranh cũng như thư giãn với những ly cafe.

Địa chỉ: Số 86F Võ Thị Sáu, Q.1.

Nhà hàng chay An Lạc tại Phạm Ngũ Lão

Địa chỉ: Số 175/1 Phạm Ngũ Lão, Q.1.

Comments

Cập nhật thông tin chi tiết về Hưng Yên Và 11 Đặc Sản Ngon Vang Tiếng Gần Xa trên website Raffles-hanoi.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!